HIỆN THỰC KỲ ẢO 138
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cẩm Mai/ Báo Soha
Hồ nước Abraham ở Alberta, Canada cũng giống như mọi hồ nước khác. Nhưng đến mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau đó, vi khuẩn dưới đáy hồ trong suốt nhả khí mê tan làm nước đóng băng thành từng cục hình oval, tạo nên cảnh tượng thật ngoạn mục.
Tháng 2: Thác nước Horsetail rực lửa
Cảnh tượng thác nước rất đỗi quen thuộc nhưng thác nước rực lửa thì thật hiếm có. Vào cuối tháng 2, nhìn từ góc độ nào đó, ánh hoàng hôn làm cho thác nước Horsetail ở thung lũng Yosemite, Công viên Quốc gia Yosemite, bang California, Mỹ, như rực cháy đổ lửa xuống núi thay cho nước.
Tháng 3: Chim sáo tập hợp thành đàn lớn kỳ dị
Chim sáo tập hợp thành từng đàn lớn đáng kinh ngạc bay rợp trời. Chúng sà xuống và bay lên đồng loạt như thể là một sinh vật khổng lồ, chứ không phải là hàng ngàn cá thể chim.
Theo các chuyên gia, chim sáo tập hợp thành hình thù đáng kinh ngạc như thế để trao đổi thông tin và đánh lừa kẻ săn mồi. Chúng bay đen kịt trời khắp nước Anh từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.
Tháng 4: Cây đậu tía nở hoa rực rỡ
Vào mùa xuân ở Nhật Bản, không chỉ có hoa anh đào nở rực rỡ, mà còn có cây đậu tía nở hoa rợp trời. Đến Nhật Bản vào giữa tháng 4 đến giữa tháng 5, bạn có thể đi trong những con đường mái vòm phủ kín bằng hàng trăm cây đậu tía nở hoa từ màu đỏ màu tím đến màu vàng màu trắng, đẹp như trong truyện cổ tích.
Tháng 5: Đom đóm bay lập lòe
Đom đóm chỉ có ở một vài nơi trên hành tinh. Đến mùa giao phối vào tháng 5 – 6, hàng ngàn con đom đóm tụ lại cùng nhau phát sáng lấp lánh trong Công viên Quốc gia núi Great Smoky, Mỹ.
Tháng 6: Dê leo cây
Dê trèo cây là hiện tượng tự nhiên kỳ quái nhưng có lời giải thích hợp lý. Không phải cây nào dê cũng leo, chúng chỉ leo cây argan ở Morocco, có quả chín vào khoảng tháng 6. Dê đói thèm ăn quả cây này nên cả chục con leo lên cây.
Tháng 7: Trời nắng lúc nửa đêm
Trời nắng lúc nửa đêm là hiện tượng tự nhiên trong mùa hè ở phía nam Nam Cực và phía bắc Bắc Cực, Na Uy.
Do trục vòng quay Trái Đất bị nghiêng, khiến cho Bắc Cực bị nghiêng về phía mặt trời vào mùa hè, nên thấy mặt trời không lặn từ tháng 6 đến tháng 8.
Tháng 8: Hồ da báo
Trong mùa hè trời nóng, hồ Osoyoos ở British Columbia, Canada, thay đổi màu sắc và thậm chí cả hình dạng. Khi nước bay hơi, chúng ta có thể thấy các hình vòng tròn nhiều màu do muối và các khoáng chất khác dưới đáy hồ tạo thành trông như da báo. Trời nóng, hồ thành màu trắng hoàn toàn.
Tháng 9: Hồ nước nở hoa rực rỡ
Màu nước hồ ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc biến thành dải màu từ xanh lá cây và vàng đến đỏ tươi do loạt các loài tảo nở hoa trong hồ. Trông hồ nước đẹp ngoạn mục. Vào mùa thu, màu sắc nước hồ rực rỡ nhất.
Tháng 10: Sông bảy sắc cầu vồng
Do tảo nở hoa mà nước sông Cano Cristales ở Colombia mang bảy sắc cầu vồng, kể cả màu đen. Dòng sông rực rỡ nhất vào mùa thu, tháng 10 và 11.
Tháng 11: Sa mạc nở hoa
Sa mạc thường toàn cát, nhưng sa mạc Atacama ở Chile lại rực rỡ hoa nở sau đêm mưa to. Nhưng 4 – 5 năm, sa mạc mới nở hoa một lần vào tháng 9 – 11.
Tháng 12: Đá tự lăn
Dường như đá trong thung lũng Chết ở bang California (Mỹ), tự lăn đi trong khu vực vắng vẻ, không có điện và không có dây kéo.
Từ năm 1900, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng đá chuyển động kỳ lạ do sự cân bằng hoàn hảo của nước, băng và gió xảy ra trong mùa đông. Những tảng băng mỏng hình thành dưới viên đá đã đẩy chúng về phía trước nhờ gió nhẹ.
NGUỒN: Theo Báo Soha.vn
Link bài: 12 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo…
(https://soha.vn/12-hien-tuong- thien-nhien-ky-ao-thac-nuoc- do-lua-troi-nang-chang-chang- vao-ban-dem-2019111516354614. htm)
Những Phát Hiện Khảo Cổ Bí Ẩn Và Kỳ Lạ Nhất Từng Được Các Nhà Khoa Học Tìm Thấy
12 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo: Thác nước đổ lửa, trời nắng chang chang vào ban đêm
—–
Thác
nước đổ lửa tự nhiên, dê leo cây… nghe có vẻ phi tự nhiên nhưng đó là
hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có thực trên hành tinh xảy ra vào khoảng
thời gian nhất định trong năm.
Chúng
ta chả thể nào biết hết sự kỳ điệu của thiên nhiên mọi nơi. Bài viết
này sẽ liệt kê 12 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và ảo diệu tương ứng với
12 tháng trong năm ở khắp nơi trên thế giới.
Tháng 1: Hồ nước bong bóng đóng băng
Tháng 1: Hồ nước bong bóng đóng băng
Hồ nước Abraham ở Alberta, Canada cũng giống như mọi hồ nước khác. Nhưng đến mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau đó, vi khuẩn dưới đáy hồ trong suốt nhả khí mê tan làm nước đóng băng thành từng cục hình oval, tạo nên cảnh tượng thật ngoạn mục.
Tháng 2: Thác nước Horsetail rực lửa
Cảnh tượng thác nước rất đỗi quen thuộc nhưng thác nước rực lửa thì thật hiếm có. Vào cuối tháng 2, nhìn từ góc độ nào đó, ánh hoàng hôn làm cho thác nước Horsetail ở thung lũng Yosemite, Công viên Quốc gia Yosemite, bang California, Mỹ, như rực cháy đổ lửa xuống núi thay cho nước.
Tháng 3: Chim sáo tập hợp thành đàn lớn kỳ dị
Chim sáo tập hợp thành từng đàn lớn đáng kinh ngạc bay rợp trời. Chúng sà xuống và bay lên đồng loạt như thể là một sinh vật khổng lồ, chứ không phải là hàng ngàn cá thể chim.
Theo các chuyên gia, chim sáo tập hợp thành hình thù đáng kinh ngạc như thế để trao đổi thông tin và đánh lừa kẻ săn mồi. Chúng bay đen kịt trời khắp nước Anh từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.
Tháng 4: Cây đậu tía nở hoa rực rỡ
Vào mùa xuân ở Nhật Bản, không chỉ có hoa anh đào nở rực rỡ, mà còn có cây đậu tía nở hoa rợp trời. Đến Nhật Bản vào giữa tháng 4 đến giữa tháng 5, bạn có thể đi trong những con đường mái vòm phủ kín bằng hàng trăm cây đậu tía nở hoa từ màu đỏ màu tím đến màu vàng màu trắng, đẹp như trong truyện cổ tích.
Tháng 5: Đom đóm bay lập lòe
Đom đóm chỉ có ở một vài nơi trên hành tinh. Đến mùa giao phối vào tháng 5 – 6, hàng ngàn con đom đóm tụ lại cùng nhau phát sáng lấp lánh trong Công viên Quốc gia núi Great Smoky, Mỹ.
Tháng 6: Dê leo cây
Dê trèo cây là hiện tượng tự nhiên kỳ quái nhưng có lời giải thích hợp lý. Không phải cây nào dê cũng leo, chúng chỉ leo cây argan ở Morocco, có quả chín vào khoảng tháng 6. Dê đói thèm ăn quả cây này nên cả chục con leo lên cây.
Tháng 7: Trời nắng lúc nửa đêm
Trời nắng lúc nửa đêm là hiện tượng tự nhiên trong mùa hè ở phía nam Nam Cực và phía bắc Bắc Cực, Na Uy.
Do trục vòng quay Trái Đất bị nghiêng, khiến cho Bắc Cực bị nghiêng về phía mặt trời vào mùa hè, nên thấy mặt trời không lặn từ tháng 6 đến tháng 8.
Tháng 8: Hồ da báo
Trong mùa hè trời nóng, hồ Osoyoos ở British Columbia, Canada, thay đổi màu sắc và thậm chí cả hình dạng. Khi nước bay hơi, chúng ta có thể thấy các hình vòng tròn nhiều màu do muối và các khoáng chất khác dưới đáy hồ tạo thành trông như da báo. Trời nóng, hồ thành màu trắng hoàn toàn.
Tháng 9: Hồ nước nở hoa rực rỡ
Màu nước hồ ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc biến thành dải màu từ xanh lá cây và vàng đến đỏ tươi do loạt các loài tảo nở hoa trong hồ. Trông hồ nước đẹp ngoạn mục. Vào mùa thu, màu sắc nước hồ rực rỡ nhất.
Tháng 10: Sông bảy sắc cầu vồng
Do tảo nở hoa mà nước sông Cano Cristales ở Colombia mang bảy sắc cầu vồng, kể cả màu đen. Dòng sông rực rỡ nhất vào mùa thu, tháng 10 và 11.
Tháng 11: Sa mạc nở hoa
Sa mạc thường toàn cát, nhưng sa mạc Atacama ở Chile lại rực rỡ hoa nở sau đêm mưa to. Nhưng 4 – 5 năm, sa mạc mới nở hoa một lần vào tháng 9 – 11.
Tháng 12: Đá tự lăn
Dường như đá trong thung lũng Chết ở bang California (Mỹ), tự lăn đi trong khu vực vắng vẻ, không có điện và không có dây kéo.
Từ năm 1900, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng đá chuyển động kỳ lạ do sự cân bằng hoàn hảo của nước, băng và gió xảy ra trong mùa đông. Những tảng băng mỏng hình thành dưới viên đá đã đẩy chúng về phía trước nhờ gió nhẹ.
NGUỒN: Theo Báo Soha.vn
Link bài: 12 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo…
(https://soha.vn/12-hien-tuong-
Giải mã bí ẩn hiện tượng "con tàu ma" kỳ bí nhất thế giới
Thứ 4, 25/12/2019 | 21:00
Hiện tượng ảo ảnh mang tên Fata Morgana được coi là hiện tượng ảo ảnh kì bí nhất trên thế giới. Nó hư vô, huyền ảo và biến hóa khôn lường. Cho tới nay vẫn còn là một bí ẩn tự nhiên khoa học chưa thể giải thích nổi.
Fata
Morgana là một loại ảo ảnh, thường được liên kết với đại dương nhưng
cũng có thể được nhìn thấy ở những thời điểm trên đất liền. Nó lấy tên
từ truyền thuyết Arthurian, được đặt theo tên của nữ phù thủy Morgan le
Fay, người được cho là sử dụng những hình ảnh này để dụ các thủy thủ vô
tình vào bẫy của mình.
Loại ảo
ảnh này chịu trách nhiệm cho tất cả các loại cảnh tượng khác thường, từ
những ngọn núi ở giữa đại dương đến những con tàu xuất hiện bằng cách
bay.
Tháng
4/1900, trong thời gian đang diễn ra cuộc chiến tranh giữa quân viễn
chinh Anh Quốc và tộc người Boer tại Nam Phi, các dũng sĩ người Boer
trong khi đang bảo vệ cứ điểm bỗng tá hỏa khi nhìn thấy trên không trung
xuất hiện toán quân Anh đang hành quân thành mấy hàng chỉnh tề, rõ tới
mức nhìn thấy cả hàng cúc đồng trên tấm áo màu đỏ của sĩ quan. Đây được
họ coi như một điềm gở báo trước. Quả nhiên, sau đó hai ngày, thủ đô của
họ đã bị quân Anh đánh tan tác và thất thủ.
Năm
1902, Robert Birt, học giả người Mỹ được mệnh danh là “Thầy phù thủy của
vật lí thực nghiệm” đã chụp được một bức ảnh hai bé trai đang ghé tai
thì thầm với nhau điều gì đó ngay trên… mặt nước biển, giữa hai chiếc
thuyền đang chạy trong vịnh Cesapick (Mỹ). Ngạc nhiên hơn, chúng cao tới
tận 3 mét.
Để một
Fata Morgana xuất hiện, các điều kiện khí quyển phải hòa hợp. Nó bắt đầu
với một khối không khí lạnh gần mặt đất hoặc bề mặt nước được phủ bởi
một lớp không khí ấm cao hơn trong bầu khí quyển. Mặc dù Fata Morgana có
thể xảy ra trên đất liền, nhưng chúng phổ biến hơn trên biển vì nước
giúp hình thành lớp không khí mát mẻ cần thiết.
Trong
một lần nhìn thấy Fata Morgana, những tia sáng xuyên qua khối không khí
ấm áp và mát mẻ bị uốn cong một cách kỳ lạ và đó là điều khiến ảo ảnh
xuất hiện. Thông thường, hình ảnh được dựa trên một vật thể thật, chẳng
hạn như một con tàu ở xa, chỉ bị bóp méo để có vẻ siêu thực.
Mọi
người báo cáo đã nhìn thấy những con tàu nổi, những con tàu dường như
đang bay lộn ngược, hoặc thậm chí là những con tàu không thực sự ở đó.
Đôi khi mọi người thậm chí báo cáo các thành phố bay, mặc dù có một số
câu hỏi là liệu các thành phố trên bầu trời là một loại Fata Morgana hay
một số hiện tượng thời tiết bất thường khác. Thật thú vị, bạn càng ở xa
Fata Morgana, ảo ảnh càng cao.
Fata Morgana thường xảy ra trên biển và có một số nơi trên thế giới
dường như dễ bị những ảo ảnh này hơn những nơi khác. Chẳng hạn, Fata
Morgana thường xuất hiện ở Nam Cực, có thể xem được từ Trạm McMurdo. Vào
đầu những năm 1800, một số trường hợp nhìn thấy Fata Morgana ở phía bắc
Bắc Cực đã dẫn đến sự khám phá ra những khối đất không thực sự tồn tại,
bao gồm cả dãy núi Crocker huyền thoại và Thánh lễ Crocker Land.
Fata
Morgana khá phổ biến giữa các hồ lớn. Trên hồ Ontario, đã có nhiều cảnh
tàu và đảo. Một trong những cảnh tượng đáng chú ý nhất là vào tháng
7/1866, các thủy thủ báo cáo đã nhìn thấy một hòn đảo cao 300 feet cùng
với một con tàu dường như đang lộn ngược trong không trung.
Vùng
nước ven biển California đôi khi cũng tạo ra cảnh tượng Fata Morgana,
thường là tàu và đảo nhưng cũng có những vũng nước dường như là những
bức tường nước khổng lồ.
Phong Linh
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải
mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h
hằng ngày.
Đám mây hình ống hiếm thấy phát hiện ở vùng bờ biển thuộc New Orleans được xác định là dải mây thường xuất hiện cùng mây bão.
Ngày 16/3/2018, tổ chức Khí Tượng Thế Giới chính thức ghi tên vào Bản đồ mây cảnh tượng ngoạn mục đám mây hình ống.
Hình ảnh
này do nhiếp ảnh gia 52 tuổi Curtis Christensen chụp lại được ở New
Orleans khi đang đi làm. Ông đã đăng tải tấm hình lên mạng và ngỡ ngàng
khi nhận được rất nhiều bình luận.
"Đây là
phần đuôi của một khối không khí lạnh vừa tràn qua nước Mỹ tuần trước.
Biên khí lạnh thường tràn về vào thời điểm này và tôi luôn chuẩn bị sẵn
sàng xem chúng phát triển thế nào. Thế nhưng tôi chưa bao giờ thấy hiện
tượng này: Đám mây như kéo dài hết cả đường chân trời", ông cho biết.
Video: Cảnh mây cuộn xuất hiện trên bầu trời Australia hôm 20/10/2019
Theo
Telegraph, mây hình ống thường xuất hiện trước những cơn bão. Sự di
chuyển của bão khiến không khí ẩm chứa nhiều hơi nước bay lên cao. Càng
lên cao nhiệt độ càng giảm nên hơi nước lạnh dần rồi ngưng tụ thành
những hạt nhỏ li ti.
Nếu quá
trình trên diễn ra gần một khối khí nóng, bề mặt của khối khí lạnh sẽ bị
khối khí nóng đè lên và mây hình ống có thể hình thành. Do tác động của
khối khí nóng, độ ẩm và nhiệt độ của vùng không khí xung quanh tăng lên
nhanh chóng khiến gió mạnh lên. Gió vừa tiến vừa xoay tròn dọc theo
trục ngang của đám mây. Từ xa chúng ta có thể nhầm tưởng đám mây hình
ống là vòi rồng nằm ngang.
Phong Linh
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài
viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin
vào 21h hằng ngày.
Nhận xét
Đăng nhận xét