CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 307

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tổ điệp báo huyền thoại Việt Nam – Bản Full KHÔNG CẮT | HỒ SƠ VỤ ÁN | ANTG

Mánh khóe của điệp viên CIA hoạt động ở Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh

Liên lạc bằng hộp thư chết và cải trang liên tục là những biện pháp điệp viên CIA thường dùng khi hoạt động ở Moskva.


Vợ chồng cựu điệp viên Mendez hồi năm 2018. Ảnh: CIA.
Vợ chồng cựu điệp viên Mendez hồi năm 2018. Ảnh: CIA.
Năm 1975, Marti Peterson, nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) được điều đến đại sứ quán Mỹ ở Moskva dưới vỏ bọc là một nhân viên văn thư vui tính để qua mặt an ninh Liên Xô. Nhiệm vụ của Perterson là bắt liên lạc với một nhân viên Bộ Ngoại giao Liên Xô chuyên theo dõi các bức điện gửi về từ đại sứ quán Liên Xô ở khắp thế giới.
"Chúng tôi nắm được lượng lớn thông tin về kế hoạch, ý định và lập trường đàm phán của Liên Xô trước khi ngồi vào bàn đối thoại với họ", Peterson nói, cho biết đây là một trong những nguồn tin giá trị nhất mà CIA từng móc nối.
Peterson và nguồn tin mang mật danh TRIGON thường liên lạc với nhau bằng hộp thư chết. Bà sẽ đặt một khúc gỗ giả chứa tin nhắn ở công viên Moskva vào nửa đêm. Một giờ sau, TRIGON xuất hiện và vứt một cái lon rỉ sét hoặc chiếc găng tay cũ đầy dầu mỡ gần đó, bên trong là cuộn vi phim chứa những tài liệu tối mật được anh ta chụp bằng máy ảnh siêu nhỏ.
Peterson chưa bao giờ gặp mặt TRIGON hay nhìn thấy nội dung trong vi phim. Chúng được gửi thẳng tới tổng thống Mỹ và đội ngũ cố vấn. "Chúng tôi hiểu rằng công việc đó giống như nhặt vàng trên đường phố", Peterson nói.
Đây chỉ là một trong nhiều câu chuyện được tiết lộ trong cuốn sách mới xuất bản của vợ chồng điệp viên CIA Tony và Jonna Mendez. Các tác giả đã đề cập đến một số quy tắc giúp điệp viên CIA qua mặt sự theo dõi chặt chẽ của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB).
CIA cho rằng việc tuyển mộ công dân Liên Xô ngay trong đất nước họ là quá mạo hiểm. Các nguồn tin chỉ được tiếp cận khi ra nước ngoài và điệp viên Mỹ sẽ không liên lạc trực tiếp sau khi họ về nước.  "Bạn không bao giờ thực sự ở một mình ở Moskva. Chúng tôi không bao giờ gặp mặt nguồn tin vì việc này quá nguy hiểm", Jonna Mendez khẳng định.
Tony và Jonna Mendez làm trong Văn Phòng Kỹ thuật Tình báo trực thuộc CIA và được coi là những bậc thầy cải trang của cơ quan này. Để thoát khỏi sự đeo bám của KGB, Tony Mendez phát triển kỹ thuật mang tên "cải trang khi hành tẩu".
Peterson (giữa) sau khi bị KGB bắt tại Moskva. Ảnh: NPR.
Peterson (giữa) sau khi bị KGB bắt tại Moskva. Ảnh: NPR.
"Ban đầu anh ấy xuất hiện như một doanh nhân mặc áo mưa và mang một chiếc cặp. Chiếc áo mưa được lộn trái sẽ trở thành áo khoác ngoài của phụ nữ. Sau khi kéo ống quần để lộ ra đôi tất đen, đeo mặt nạ và đội tóc giả, anh ấy trở thành một bà lão. Chiếc cặp cũng bung thêm nhiều bánh xe", Jonna Mendez nói.
Chỉ trong 45 giây, Tony Mendez đã trở thành bà lão mặc áo choàng màu hồng với mái tóc hoa râm đang đẩy xe tạp hóa.
Tony Mendez đã cộng tác với các nhân viên hóa trang hàng đầu của Hollywood để hoàn thiện phương pháp ngụy trang. Trong khi đó, Jonna Mendez nhận công việc rửa ảnh từ các cuộc vi phim do điệp viên CIA ở Liên Xô cung cấp sau khi lấy chúng từ bút hoặc hộp đựng son môi.
Một buổi tối mùa hè năm 1977, Peterson đến một cây cầu và giấu gói đồ chứa tiền, trang sức và một chiếc máy ảnh mới cho nguồn tin của mình. Sau khi rời đi, bà bị ba người đàn ông bắt. "Họ biết chính xác nơi tôi giấu đồ và có một xe tải chở nhiều người mặc đồng phục", Peterson nhớ lại.
Peterson sau đó được đưa đến trung tâm thủ đô Moskva và hiểu rằng mình đã bị KGB phát hiện. Bà cũng biết được rằng TRIGON, tên thật là Alexandar Ogorodnik, đã lộ thân phận từ trước đó ba tuần.
Khi bị bắt, Ogorodnik xin được viết đơn tự thú bằng chiếc bút của mình. "Nó chứa một chất độc tự nhiên được CIA cung cấp theo yêu cầu của anh ta. Ogorodnik đã tự sát bằng chất độc này", Peterson nhớ lại. Bà bị trục xuất khỏi Liên Xô ngay ngày hôm sau.
Duy Sơn (Theo NPR)

Điệp viên Ba Lan lĩnh án 14 năm tù do đánh cắp thiết bị S-300

Tòa án Moskva buộc tội một công dân Ba Lan hoạt động gián điệp sau khi bắt quả tang người này mua bán thiết bị S-300 bất hợp pháp.


Tổ hợp phòng không S-300 của Nga. Ảnh: TASS.
Tổ hợp phòng không S-300 của Nga. Ảnh: TASS.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 25/6 cho biết tòa án thành phố Moskva đã tiến hành một phiên tòa xét xử kín đối với công dân Ba Lan Marian Radzajewski với tội danh gián điệp.
Theo FSB, Radzajewski đã tìm cách đánh cắp các bộ phận bí mật của hệ thống tên lửa phòng không S-300 và bị bắt quả tang trong khi thực hiện một giao dịch bất hợp pháp.
"Tòa án Moskva đã tuyên Marian Radzajewski phạm tội làm gián điệp theo điều 276 của Bộ luật hình sự Nga. Người này bị kết án 14 năm tù với chế độ quản thúc nghiêm ngặt", FSB nhấn mạnh.
Radzajewski bị cáo buộc hoạt động dưới sự chỉ đạo của một tổ chức Ba Lan, được cho nhà cung cấp hàng đầu của quân đội các cơ quan mật vụ nước này.
Hệ thống phòng không S-300 được tập đoàn Almaz-Antey phát triển, sử dụng tên lửa do Cục thiết kế MKB Fakel và NPO Novator chế tạo. S-300 có tầm bắn 200 km, hệ thống radar có thể theo dõi được hơn 20 mục tiêu cùng lúc. Liên Xô bắt đầu đưa S-300 vào biên chế từ năm 1978, hiện có gần 20 quốc gia trên thế giới sở hữu tổ hợp phòng không này. Nga sở hữu tất cả các phiên bản S-300 với khoảng 2.000 bệ phóng.
Nguyễn Hoàng (Theo Sputnik)

Cựu sĩ quan Nga lĩnh án 10 năm tù vì làm gián điệp cho Ukraine

Cựu thiếu tá cùng vợ bị cáo buộc chuyển nhiều thông tin về Hạm đội Biển Đen của Nga cho Ukraine.


Dmitry Dolgopolov. Ảnh: FSB.
Cựu thiếu tá hải quân Nga Dmitry Dolgopolov. Ảnh: FSB.
Tòa án Nga ngày 28/2 kết án cựu thiếu tá hải quân Dmitry Dolgopolov 10 năm tù và vợ của sĩ quan này lĩnh án 9 năm tù, sau khi hai vợ chồng này bị Tổng cục An ninh Liên bang (FSB) Nga bắt quả tang có hành vi làm gián điệp cho Ukraine vào tháng 9/2017 tại thành phố Simferopol, TASS đưa tin.
"Cơ quan điều tra phát hiện ra Sukhonosova, vợ của Dmitry Dolgopolov, được tuyển mộ bởi đại tá Igor Klimenk từ Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine. Sukhonosova lôi kéo Dolgopolov hợp tác với tình báo Ukraine để bán thông tin lấy tiền", theo thông tin của FSB.
Dolgopolov và vợ thừa nhận đã thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động và đội hình của Hạm đội Biển Đen Nga, sau đó chuyển cho tình báo Ukraine. "Các thông tin bị lộ này có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của Nga", đại diện FSB cho biết.
Cựu thiếu tá Dolgopolov từng phục vụ trong đơn vị hải quân A-1743 của Ukraine đóng quân tại thành phố Simferopol, bán đảo Crimea. Khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Dolgopolov không trở về Ukraine mà gia nhập quân đội Nga, phục vụ trong Hạm đội Biển Đen và bị Ukraine truy tố vì tội phản bội.
Nguyễn Tiến

Quân nhân Đức gốc Afghanistan bị cáo buộc làm gián điệp cho Iran

Người đàn ông 50 tuổi được cho là lợi dụng vị trí trong quân đội Đức để bí mật cung cấp thông tin cho Iran trong nhiều năm.


Các sĩ quan bước vào trụ sở Bộ Quốc phòng Đức ở Berlin. Ảnh: AP.
Các sĩ quan bước vào trụ sở Bộ Quốc phòng Đức ở Berlin. Ảnh: AP.
"Nghi phạm là một nhà bình luận ngôn ngữ và cố vấn các vấn đề văn hóa cho lực lượng vũ trang Đức. Ông ta được cho là đã gửi thông tin cho một cơ quan tình báo Iran", AFP dẫn lời các công tố viên liên bang Đức hôm nay cho biết, đề cập tới Abdul Hamid S., một cố vấn quân sự Đức gốc Afghanistan.
Quân nhân 50 tuổi bị bắt tại miền tây nước Đức với cáo buộc làm gián điệp cho Iran trong lúc phục vụ quân đội Đức. Theo Spiegel, người này bị nghi ngờ đã làm việc cho các tổ chức bí mật của Iran trong nhiều năm. Nhờ hoạt động trong quân đội Đức, Hamid S. có quyền tiếp cận những thông tin nhạy cảm, bao gồm việc triển khai quân đội tại Afghanistan. 
Việc các cơ quan nước ngoài xâm nhập vào thông tin nội bộ từng nhiều lần xảy ra tại Đức. Năm 2016, cựu nhân viên tình báo Đức Markus Reichel bị kết tội làm gián điệp cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và cơ quan mật vụ Nga. Trước đó vào năm 2011, một cặp vợ chồng cũng lĩnh án tù vì làm gián điệp cho Nga hơn 20 năm.
Ánh Ngọc

Cựu bộ trưởng Israel nhận tội làm gián điệp cho Iran

Segev sẽ lĩnh án 11 năm tù sau khi thừa nhận có hành vi gián điệp nghiêm trọng và chuyển thông tin cho "kẻ thù" Iran.


Cựu bộ trưởng Israel Gonen Segev (giữa). Ảnh: AFP.
Cựu bộ trưởng Israel Gonen Segev (giữa). Ảnh: AFP.
Bộ Tư pháp Israel hôm nay cho biết Gonen Segev, cựu bộ trưởng năng lượng và cơ sở hạ tầng, đã đạt thỏa thuận nhận tội với công tố viên và sẽ lĩnh án 11 năm tù, AFP đưa tin. Tòa sẽ tuyên án với ông Segev vào ngày 11/2.
Theo thỏa thuận, Segev thừa nhận tội danh hoạt động gián điệp và chuyển thông tin cho "kẻ thù" Iran. Segev bị bắt vào tháng 5/2018 và bị đưa ra xét xử hai tháng sau đó trong phiên xử kín, với chỉ vài chi tiết về cáo buộc được công bố.
Segev giữ chức bộ trưởng năng lượng và cơ sở hạ tầng Israel từ năm 1995 đến 1996. Năm 2004, ông bị cáo buộc âm mưu buôn lậu 30.000 viên thuốc lắc từ Hà Lan vào Israel bằng hộ chiếu ngoại giao giả và nhận tội một năm sau đó. Ông cũng từng bị kết án vì gian lận thẻ tín dụng.
Sau khi được ân xá, Segev chuyển sang Nigeria sinh sống và hành nghề dược sĩ từ năm 2007. Các điều tra viên đã thu thập được nhiều chứng cứ cho thấy cựu bộ trưởng này bí mật liên lạc với các quan chức đại sứ quán Iran tại Nigeria từ năm 2012 và tới Iran hai lần để gặp gỡ, nhận lệnh từ các quan chức tình báo nước này.
Theo cáo trạng, Segev được các đặc vụ Iran cung cấp một hệ thống liên lạc mã hóa để truyền tin và cung cấp các thông tin mật liên quan đến ngành năng lượng, vị trí các cơ sở an ninh, hồ sơ quan chức trong các cơ quan chính trị và an ninh mật của Israel cho Iran. Segev còn tổ chức các cuộc gặp để điệp viên Iran tiếp xúc với một số viên chức an ninh Israel trên danh nghĩa thương gia.
Huyền Lê

Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ

Điệp viên phương Tây mang theo nhiều thiết bị tinh vi, dễ che giấu trong quá trình hoạt động tại Liên Xô.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), cơ quan tình báo nổi tiếng thời Liên Xô, từng bắt được nhiều điệp viên phương Tây và tịch thu trang thiết bị của họ. Nhiều công cụ trong số này đang được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB), theo RBTH.
Trong ảnh là camera siêu nhỏ được giấu trong đồng hồ đeo tay và bật lửa. Đây là những trang bị thường gặp nhất của điệp viên phương Tây hoạt động ở Liên Xô.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Đài cassette thường được chọn để cất giấu bộ phát vô tuyến, dùng để liên lạc giữa các điệp viên với nhau.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Điệp viên phương Tây thường giấu chìa khóa giải mã tài liệu trong những cuốn sách tiếng nước ngoài với nội dung bất kỳ, từ truyện cổ tích tới tiểu thuyết và sách hướng dẫn kỹ thuật.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Bộ đàm dùng để liên lạc giữa điệp viên với trung tâm chỉ huy có kích thước tương đối nhỏ, nhét vừa trong một chiếc valy.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Đèn pin kết hợp súng điện là vũ khí thường được gián điệp phương Tây mang theo người. Đèn pin có thể dùng chiếu sáng hoặc gây chói mắt, trong khi súng điện sẽ làm đối phương bất tỉnh, tạo điều kiện để điệp viên trốn thoát.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Khẩu súng ổ xoay "Le protector" của Pháp có thể chứa tối đa 10 viên đạn với sức sát thương cao ở cự ly gần. Kích thước nhỏ giúp chúng dễ dàng được giấu trong túi áo hoặc cầm tay. Trong khi đó, súng bút (trên) chỉ có thể bắn một phát.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Máy quay siêu nhỏ được điệp viên Adolf Tolkachev sử dụng. Bên phải là tài liệu hướng dẫn cách sử dụng máy quay này.
Vào năm 1985, lực lượng phản gián của KGB bắt Tolkachev, khi đó là kỹ sư thiết kế thuộc Viện Phazotron, cơ sở phát triển radar quân sự lớn nhất của Liên Xô. Trong nhiều năm liền, Tolkachev đã chuyển dữ liệu tuyệt mật về thiết bị điện tử, gồm cả radar mảng pha quét điện tử thụ động Zaslon của tiêm kích MiG-31 và radar trong tổ hợp phòng không S-300, cho Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA). Điệp viên này bị xử tử vào năm 1986.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Tóc và râu giả có thể giúp điệp viên thay đổi diện mạo, cắt đuôi lực lượng phản gián.
Trong ảnh, bộ kính cùng râu tóc giả của Michael Sellers, điệp viên CIA dưới vỏ bọc phó thư ký Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô. Người này bị bắt vào tháng 3/1986 khi tìm cách liên lạc với một sĩ quan phản gián KGB. Sellers bị trục xuất sau đó không lâu.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Thiết bị phát thông tin được giấu trong cành cây giả, bị tình báo Liên Xô phát hiện gần một căn cứ không quân ở Đông Đức. Dữ liệu phát đi từ "cành cây" này sẽ được một trạm vô tuyến ở Tây Đức thu lại.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Đại tá Gennady Smetanin thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Liên Xô (GRU) bị phát hiện là gián điệp hai mang và bị bắt giữ vào năm 1985. Ông này mang theo chiếc kính có chứa một liều thuốc độc, cùng tài liệu hướng dẫn cách liên hệ với điệp viên CIA. Smetanin không kịp sử dụng liều thuốc độc và bị xử bắn sau đó.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Một khẩu súng ngắn Liliput Kal 1925 cỡ nòng 6,35 mm được giấu trong sách kinh tế chính trị của một điệp viên Đức. Người này bị bắt ngay trước khi nổ ra Thế chiến II.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Phi công CIA Francis Gary Powers bị tên lửa phòng không Liên Xô bắn rơi ngày 1/5/1960 khi đang  thực hiện chuyến bay do thám trên trinh sát cơ U-2 ở khu vực Sverdlovsk. Trên người phi công này, quân đội Liên Xô đã thu được một súng ngắn HDM  lắp ống giảm thanh, đèn pin và mũi kim chứa chất độc để tự sát nếu bị bắt. Tuy nhiên, Powers đã không sử dụng thuốc độc và bị bắt sống.
Powers ngồi tù đến ngày 10/2/1962 thì được trả tự do để đổi lấy Rudolf Abel, điệp viên Liên Xô bị Mỹ bắt trước đó.
Ảnh: RBTH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH