ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 23
ĐỊNH HƯỚNG XHCN
-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa quan tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản. Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế? Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, thấm đẫm trong phủ dụ, lý tưởng của chúng lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ" bằng lý thuyết, đi đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá đắt, thậm chí bằng xương máu, sinh mạng!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu được cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải thay đổi tư duy một chút.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy.
-Cuối cùng, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường cộng sản chủ nghĩa", tức là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh". Ngày nay, hầu như tất cả các nước phát triển hay không phát triển, cộng sản hay không cộng sản, nhiều hay ít, nhất là các nước bắc Âu như Đan Mạch, Bỉ, Phần Lan... đều xây dựng xã hội thỏa mãn mục đích ấy.
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân. Do đó, mục tiêu trước hết và trên hết tạo dựng các công trình công cộng là phục vụ xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn dân chứ không ưu tiên xây "nhà cao cửa rộng" cho tầng lớp có của.
-Giãn cách giàu - nghèo càng xa, càng khuếch trương tính không tốt của tư bản chủ nghĩa!
-Vì "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN" thực chất là nền kinh tế hàng hóa - thị trường vì dân giàu nước mạnh, nên không phải thấy nó phát triển bành trướng mù quáng, "cung điện lộng lẫy, nguy nga" là tưởng tốt!
-Định hướng XHCN là vì hạnh phúc tương lai nhưng không phải chỉ vì tương lai mà chủ yếu là phải ưu tiên vì hạnh phúc hiện tại!
-Muốn xây dựng thành công "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng vì dân giàu nước mạnh" tiên quyết phải có đội ngũ lãnh đạo đủ tài - đức, không màng danh lợi, hoạt động trung thành với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh".
-Không phải chỉ bằng tuyên truyền suông mà có được đội ngũ lãnh đạo hoạt động trung thành và tận tâm với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh"!
-YÊU TỔ QUỐC NGHĨA LÀ YÊU DÂN VÌ DÂN LÀ GỐC CỦA TỔ QUỐC!
-TRONG MỌI THỜI ĐẠI, CHƯA CÓ NGƯỜI DÂN NÀO ĐIÊN RỒ ĐẾN NỖI BỖNG NHIÊN ĐỨNG LÊN CHỐNG CHÍNH QUYỀN!
-TRONG LỊCH SỬ CHƯA CÓ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH DẬT NÀO KHÔNG CẦU ĐẾN SỨC DÂN, KHÔNG CÓ SỰ HY SINH XƯƠNG MÁU CỦA DÂN MÀ THẮNG LỢI.
-KHÔNG CÓ CÁI NGU NÀO TỆ HƠN CÁI NGU LÃNH ĐẠO "ĐẦU ĐẤT"!
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020.
Từ một tranh chấp dân sự chuyển thành một vụ án hình sự, tranh chấp tại Đồng Tâm giờ đây đã biến thành một xung đột thảm khốc. Theo thông báo chính thức từ phía công an, ba nhân viên an ninh thiệt mạng cùng một dân làng. Hiện không thể biết chính xác về những gì diễn ra vào lúc tảng sáng ngày 09/01 tại làng Hoành (xã Đồng Tâm), do truyền thông và điều tra độc lập không được phép tiếp cận hiện trường. Chính quyền, một mặt khởi tố vụ án giết người thi hành công vụ, mặt khác phong tỏa hiện trường. Báo chí chính thức trong nước về cơ bản không có cơ hội tiếp cận địa phương, chủ yếu đăng tải các thông tin từ cơ quan công an, hoan nghênh cuộc can thiệp.
Đối với nhiều người, vụ Đồng Tâm chắc chắn rồi đây sẽ trở thành một sự kiện lịch sử, một bước ngoặt trong cách thức chính quyền xử lý tranh chấp với người dân tại Việt Nam.
Trả lời RFI tiếng Việt, Giáo sư - nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng (từ Sài Gòn) nhận xét : cách hành xử của chính quyền, trong vụ can thiệp thảm khốc tại Đồng Tâm và sau đó, cho thấy chính quyền đang trên con đường khuyến khích bạo lực, ''ca ngợi'' việc sử dụng bạo lực chống lại người dân. Quyền lực không được kiểm soát thường đi đôi với độc quyền chân lý - sử dụng bạo lực mù quáng. Có một điều đầy nghịch lý đáng lưu ý là phương cách hành xử chưa từng có với dân này, như kiểu ''thời chiến'' của chính quyền, lại diễn ra đúng vào lúc mà xã hội Việt Nam đang trong cơ hội hội nhập mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế.
***
RFI: Xin Giáo sư biết cảm nhận chung của ông về vụ bạo lực thảm khốc tại Đồng Tâm vừa xảy ra.
GS Hoàng Dũng: Tôi nghĩ là tôi cũng như mọi người đều sốc. Chỉ còn chừng hai tuần nữa là Tết. Mà Tết của người Việt Nam, khỏi phải nói là nó thiêng liêng như thế nào. Nhà nước, dù giả sử là lẽ phải về phía mình, cũng nên dời lại việc đem lính về Đồng Tâm, sau Tết chừng một tháng chẳng hạn. Tôi không hiểu người nào đưa ra quyết định bất chấp truyền thống của đất nước như vậy. Năm ngoái đây, ở Sài Gòn, (vụ cưỡng chế) Vườn rau Lộc Hưng cũng diễn ra trước Tết như thế. Dường như người ta không biết rút kinh nghiệm gì cả, dường như người ta bất chấp. Cái đau khổ dường như là của người khác, chứ không phải của đồng bào mình.
Điểm thứ hai là cái giá trả đắt quá! Cả các chiến sĩ công an, lẫn người dân. Tôi thấy đoạn video quay cụ Kình mà tôi không cầm được nước mắt. Ở trên ngực, ở vị trí của trái tim, có một vết đạn. Và từ trên xuống dưới là một đường mổ chạy dài. Từ trên ngực xuống bụng. Mà nghe đâu cụ còn bị đánh gãy hẳn một cái chân. Tôi nghe lời chị Nhung con của cụ nói, thì cuộc tấn công ngay vào nhà vào ban đêm. Thì tất cả những cái đó vượt quá sức tưởng tượng của người dân, cho dù trước đây không phải là không có những việc tương tự, dầu ở một tầm mức thấp hơn.
Điều mà tôi muốn nói là Nhà nước dường như không biết rút kinh nghiệm gì cả. Sau vụ tấn công vào nhà Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng - Hải Phòng năm 2012), thì ông Giám đốc sở Công An Đỗ Hữu Ca ca ngợi là ''một trận đánh đẹp'', không những không bị kỷ luật mà còn được phong lên tướng (vụ Đoàn Văn Vươn là một vụ được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai, tại Việt Nam, với kết quả là 4 công an và 2 người thuộc quân đội bị thương. Sau này, việc thu hồi đất bị hủy bỏ, một số cán bộ địa phương liên quan bị đình chỉ công tác và bị cách chức).
Việc đó nó khuyến khích những người có công cụ chuyên chính trong tay, súng ống trong tay, khiến cho họ không suy nghĩ gì nhiều khi muốn dùng vũ lực, nhất là dùng vũ lực với người dân. Trong một xã hội tử tế hơn, nghĩa là trong một xã hội mà người dân thực sự có quyền lực, thì những lạm dụng quyền lực như vậy, không phải tuyệt nhiên không thể xẩy ra, nhưng những người nào lạm dụng quyền lực, ngay sau đó chắc chắn sẽ nhận lại hậu quả. Chính điều đó khiến cho ở một xã hội tử tế, những lạm dụng bạo lực theo kiểu này rất hiếm, xảy ra ít hơn rất nhiều, và mức độ ít gay gắt hơn.
Đó là điều tôi muốn nói. Vì chuyện thương vong, dù đau đớn, nhưng đã xảy ra. Vấn đề là làm sao trong tương lai phải tránh những vụ tương tự. Tôi sợ rằng trong tương lai cũng sẽ không tránh được. Bởi vì ngay cách xử lý của vụ Đồng Tâm, ta thấy là người ta không biết rút kinh nghiệm.
Một ngày sau khi vụ Đồng Tâm xảy ra, đã thấy Quyết định phong huân huy chương cho những chiến sĩ hy sinh. Và điều kỳ quái là trong Quyết định đó ghi rõ những người này đã có đóng góp trong ''sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc''. Lẽ nào 4 giờ sáng tấn công vào làng, rồi để cho xảy ra chuyện người dân chết, mà cái đó lại góp phần vào ''sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc''? Người ký, ông chủ tịch Nước, khi đọc vào đó, ông có đọc cái văn bản ông ký không? Hay là cấp dưới đưa lên rồi ông ký thế?
Nhưng dù có đọc hay không đọc, khách quan mà nói họ đã ca ngợi ứng xử bạo lực như vậy. Mà điều này cực kỳ nguy hiểm.
Trong những trường hợp khác, tôi thấy người ta làm chậm hơn rất nhiều. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 (chống Trung Quốc xâm lược), bao nhiêu người hy sinh. Mà cho đến nay, đã có bao nhiêu người được huân huy chương? 40 năm qua, thậm chí có người chiến công của họ còn bị quên lãng. Tên tuổi họ không được nhắc nhở đến. Thế mà chỉ một ngày, sau khi xảy ra vụ Đồng Tâm, có ngay huân huy chương?!
Vấn đề không phải là đối xử với người đã hy sinh, tôi không nói chuyện đó. Tôi nói việc nhanh nhẩu quá như thế, về mặt khách quan, là ca ngợi một hành động bạo lực đối với người dân. Mà đó là một chuyện hết sức nguy hiểm.
RFI: Ông nghĩ sao về vấn đề đất đai đằng sau xung đột này?
GS Hoàng Dũng: Đất đai là điểm nóng. Điểm nóng này bắt nguồn từ Hiến pháp, khi cho rằng đất đai thuộc về toàn dân. Trên thực tế, thuộc về toàn dân cũng có nghĩa là không thuộc về ai cả, hay nói một cách khác, thuộc về một ai đó nắm quyền lực, trong điều kiện quyền lực quá tập trung như ở Việt Nam. Thành thử không phải ngẫu nhiên mà với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cái chuyện đất đai đều là điểm nóng.
Việc giầu lên của các cán bộ cao cấp cho đến cấp thấp, chỉ cần nhắc lại vụ mấy quan chức ở Đà Nẵng vừa bị kỷ luật, rồi những quan chức ở Sài Gòn, trong vụ Thủ Thiêm bị kỷ luật. Tất cả đều liên quan đến đất đai. Cho nên ngày nào còn duy trì điều ''đất đai thuộc về toàn dân'', thì ngày đó còn cho những người cầm quyền cái công cụ để mà tước đoạt đất đai… Phải đặt chuyện Đồng Tâm trong bối cảnh những chuyện tương tự. Ta biết rằng, theo thừa nhận của chính Nhà nước Việt Nam, một số lượng rất lớn, khoảng 70 – 80% các vụ kiện liên quan đến đất đai. Thành ra xử lý đất đai cho tử tế, bắt nguồn ngay từ trong luật, thì sẽ giải quyết được các vụ tương tự như Đồng Tâm.
Nhưng, như tôi đã nói, đó là bí mật mà ai cũng biết: Đây là nguồn gốc của sự giàu có bất thường của nhiều quan chức. Sửa rất khó. Mà họ lại giương cao ngọn cờ là như thế mới là chủ nghĩa xã hội… Chừng nào họ không sửa được Hiến pháp như thế, không vụ ''Đồng Tâm này'' sẽ có vụ ''Đồng Tâm khác''. Việc xử lý khéo hay không khéo chẳng qua thực ra chỉ là cái ngọn. Cái gốc, cái để nẩy sinh ra chuyện cướp đất, mà nhân danh là chuyện thu hồi là bắt nguồn từ trong luật pháp, từ trong thể chế.
RFI: Chuyện đất đai là gốc rễ, còn cách hành xử của chính quyền trong vụ này như ông cho biết tạo thêm một tiền lệ ''rất nguy hiểm'' trong quan hệ chính quyền - người dân. Về cách truyền thông của chính quyền trong vụ này, ông có nhận xét gì ?
GS Hoàng Dũng: Tôi thấy mặc dù hiện nay, ''lực lượng 47'' (tức các ''dư luận viên'' của chính quyền) – mà theo lời thừa nhận của những người có trách nhiệm, riêng trong quân đội là 10.000 người - lên trên mạng thì biết là họ chửi bới rất nặng nề, thì càng thấy tính chất phi nghĩa của cái hành động tấn công vào Đồng Tâm.
Và việc xử lý không tốt giai đoạn ''hậu Đồng Tâm'', như việc ngay tức khắc phong cấp tốc huân huy chương, thì tôi sợ rằng sẽ kéo nhà cầm quyền đi đến một xu hướng khẳng định làm với Đồng Tâm như thế là đúng. Kéo đi quá xa, đến mức sau này muốn xin lỗi người dân cũng đã khó. Họ không thấy cái đó.
Tôi dùng chữ ''xu hướng'' là vì ở các nước khác, tôi không biết thế nào, nhưng ở Việt Nam cần đọc dưới những con chữ. Những cái mà truyền thông Nhà nước nói đôi khi rất mạnh bạo, rất là quyết liệt thì vài hôm sau có thể thay đổi hết. Bởi vì, cái thể chế Việt Nam có dân chủ gì đâu, tất cả truyền thông trên báo chí họ được chỉ đạo, mà được chỉ đạo, thì hôm nay chỉ đạo kiểu này, thì hôm khác chỉ đạo kiểu khác. Cho nên nó sẽ thay đổi nhanh.
Chỗ riêng tư, tôi đã tiếp xúc khá nhiều người, trước đây có những chức vụ khá lớn, họ đau xót, thậm chí có người phẫn nộ. Tôi tin rằng với lương tri của con người bình thường, họ sẽ tác động đến những người có trách nhiệm. Vấn đề là họ càng tỉnh ngộ sớm, họ càng thấy cách làm đó là không đúng đắn, họ đi tìm cách làm như thế nào để hợp lòng dân hơn. Thì cái vụ Đồng Tâm sẽ thúc đẩy theo cái hướng ít đau xót hơn, theo hướng tốt đẹp cho tương lai hơn.
Còn nếu không thì vụ Đồng Tâm này không có ích gì cả, vì không rút được kinh nghiệm gì cả cho chuyện tương lai. Vụ ông Đoàn Văn Vươn đã như vậy, sau đó xảy ra vụ Đồng Tâm. Như vậy họ không rút ra kinh nghiệm gì cả.
Tôi thấy xu hướng hiện nay rất xấu: tràn ngập trên các trang mạng lời của các dư luận viên, chửi bới nặng nề. Trên báo chí chính thức, toàn đưa theo nguồn tin của bộ Công An. Không có một tờ báo nào có điều tra riêng. Nhiều người nói với tôi rằng hiện nay báo chí không được tiếp cận. Ít nhất là đến thời điểm này. Một khi mà báo chí tất cả phải đưa nguồn tin từ Công An, thì khó lòng mà việc Đồng Tâm được xử lý để người ta tâm phục, khẩu phục. Ở Việt Nam, ngay cả khi báo chí được điều tra, người ta còn sợ truyền thông bị chỉ đạo, huống gì bây giờ tất cả nguồn tin đều ở bên ngành Công An.
Tóm lại, tôi muốn nói là tình hình hiện nay, đấy là kiểu xử lý thông tin theo kiểu thời chiến. (Xử lý thông tin theo kiểu thời chiến, đi kèm với với hành xử như kiểu thời chiến). Bốn giờ sáng tập trung hàng ngàn quân, trước đó cắt sóng, cấm học trò đi học, rồi nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tức là ngay từ đầu người ta từ chối con đường thương lượng, từ chối con đường phi bạo lực.
Ngay cả chuyện cụ Kình thì bây giờ đã rõ rồi: Chết trong nhà cụ (chứ không phải trong khi chống lại người thi hành công vụ tại khu vực xây tường rào sân bay ở Cánh đồng Sênh, như phía chính quyền từng thông báo). Trong lúc đó việc xây tường, theo truyền thông Nhà nước ở cánh đồng Sênh, cách đó xa đến mấy cây số. Người ta không hiểu nổi tại sao việc xây tường ngăn lại ở xa như vậy, còn việc bắn giết lại xảy ra ở trong làng. Thông tin trái ngược như thế, thì một người đọc có suy luận bình thường thôi họ không tin được.
RFI : Ông có thêm chia sẻ nào với công chúng ?
GS Hoàng Dũng : Tôi nghĩ là trong tình hình hiện nay, Nhà nước tốt nhất là công khai. Càng minh bạch thông tin càng tốt. Tờ Luật Khoa - một trang mạng - đã đưa ra mấy chục câu hỏi, đòi ông Tô Lâm (bộ trưởng Công An) phải trả lời. Tôi nghĩ rằng hỏi ông Tô Lâm là đúng, bởi vì Trung đoàn Cảnh sát cơ động (đơn vị tham gia vào cuộc can thiệp tại Đồng Tâm) thuộc bộ Công An. Nhưng mà người chịu trách nhiệm trả lời cuối cùng cũng không chỉ là ông Tô Lâm.
Và trong toàn bộ các câu trả lời, ít nhất phải cho thấy là : cuối cùng thì Ai ra lệnh ? Người dân cần biết cái đó ! Mà nếu mà họ ra lệnh, họ cảm thấy đúng đắn, họ cho rằng việc như thế là góp phần ''xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần vào bảo vệ Tổ quốc'', tại sao họ không ra mặt ?
Nên công khai danh tính những người nào đã ra cái lệnh tiến hành trận chiến ở Đồng Tâm như vậy !
RFI : Xin cảm ơn Giáo sư Hoàng Dũng.
(RFI)
-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa quan tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản. Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế? Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, thấm đẫm trong phủ dụ, lý tưởng của chúng lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ" bằng lý thuyết, đi đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá đắt, thậm chí bằng xương máu, sinh mạng!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu được cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải thay đổi tư duy một chút.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy.
-Cuối cùng, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường cộng sản chủ nghĩa", tức là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh". Ngày nay, hầu như tất cả các nước phát triển hay không phát triển, cộng sản hay không cộng sản, nhiều hay ít, nhất là các nước bắc Âu như Đan Mạch, Bỉ, Phần Lan... đều xây dựng xã hội thỏa mãn mục đích ấy.
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân. Do đó, mục tiêu trước hết và trên hết tạo dựng các công trình công cộng là phục vụ xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn dân chứ không ưu tiên xây "nhà cao cửa rộng" cho tầng lớp có của.
-Giãn cách giàu - nghèo càng xa, càng khuếch trương tính không tốt của tư bản chủ nghĩa!
-Vì "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN" thực chất là nền kinh tế hàng hóa - thị trường vì dân giàu nước mạnh, nên không phải thấy nó phát triển bành trướng mù quáng, "cung điện lộng lẫy, nguy nga" là tưởng tốt!
-Định hướng XHCN là vì hạnh phúc tương lai nhưng không phải chỉ vì tương lai mà chủ yếu là phải ưu tiên vì hạnh phúc hiện tại!
-Muốn xây dựng thành công "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng vì dân giàu nước mạnh" tiên quyết phải có đội ngũ lãnh đạo đủ tài - đức, không màng danh lợi, hoạt động trung thành với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh".
-Không phải chỉ bằng tuyên truyền suông mà có được đội ngũ lãnh đạo hoạt động trung thành và tận tâm với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh"!
-YÊU TỔ QUỐC NGHĨA LÀ YÊU DÂN VÌ DÂN LÀ GỐC CỦA TỔ QUỐC!
-TRONG MỌI THỜI ĐẠI, CHƯA CÓ NGƯỜI DÂN NÀO ĐIÊN RỒ ĐẾN NỖI BỖNG NHIÊN ĐỨNG LÊN CHỐNG CHÍNH QUYỀN!
-TRONG LỊCH SỬ CHƯA CÓ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH DẬT NÀO KHÔNG CẦU ĐẾN SỨC DÂN, KHÔNG CÓ SỰ HY SINH XƯƠNG MÁU CỦA DÂN MÀ THẮNG LỢI.
-TUÂN THEO PHÁP LUẬT MÁY MÓC LÀ PHẢN DÂN, HẠI NƯỚC, VÌ PHÁP LUẬT LUÔN PHIẾN DIỆN TRƯỚC CUỘC SỐNG VÀ ẨN CHỨA SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC CỦA TẦNG LỚP THỐNG TRỊ, HAY "Chỗ kết thúc của pháp luật là nơi bắt đầu của chuyên chế" - Peter (Anh) VÀ "Pháp luật không sinh ra những nhân vật vĩ đại, chỉ có tự do mới có thể tạo nên vĩ nhân và anh hùng" - Cicero (La Mã)!
-CUỘC SỐNG CON NGƯỜI, DÙ BÊN "TA" HAY BÊN "NÓ", ĐỀU LÀ TỐI THƯỢNG! MỘT CHÍNH QUYỀN XA RỜI LÒNG DÂN SẼ TRỞ NÊN ÁC ĐỘC, COI RẺ CÁI CHẾT, DỄ DẪN ĐẾN ĐÀN ÁP,
CHỌN ĐÀN ÁP LÀ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN SỐ MỘT, ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ
HỘI.-KHÔNG CÓ CÁI NGU NÀO TỆ HƠN CÁI NGU LÃNH ĐẠO "ĐẦU ĐẤT"!
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
''Vụ Đồng Tâm'': Một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'' cho Việt Nam
Bạo lực bùng nổ tại xã Đồng Tâm, ngoại thành
Hà Nội, sớm 09/01/2020 - liên quan đến tranh chấp đất đai – khiến nhiều
người tử vong, cả về phía người dân, cũng như về phía công an. Nhiều
người hết sức bất ngờ trước kết cục bi thương này. Giáo sư Hoàng Dũng,
một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, cho biết vụ Đồng Tâm là một ''cú
sốc'', tạo một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'', trong hành xử của chính
quyền với người dân.Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020.
Từ một tranh chấp dân sự chuyển thành một vụ án hình sự, tranh chấp tại Đồng Tâm giờ đây đã biến thành một xung đột thảm khốc. Theo thông báo chính thức từ phía công an, ba nhân viên an ninh thiệt mạng cùng một dân làng. Hiện không thể biết chính xác về những gì diễn ra vào lúc tảng sáng ngày 09/01 tại làng Hoành (xã Đồng Tâm), do truyền thông và điều tra độc lập không được phép tiếp cận hiện trường. Chính quyền, một mặt khởi tố vụ án giết người thi hành công vụ, mặt khác phong tỏa hiện trường. Báo chí chính thức trong nước về cơ bản không có cơ hội tiếp cận địa phương, chủ yếu đăng tải các thông tin từ cơ quan công an, hoan nghênh cuộc can thiệp.
Đối với nhiều người, vụ Đồng Tâm chắc chắn rồi đây sẽ trở thành một sự kiện lịch sử, một bước ngoặt trong cách thức chính quyền xử lý tranh chấp với người dân tại Việt Nam.
Trả lời RFI tiếng Việt, Giáo sư - nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng (từ Sài Gòn) nhận xét : cách hành xử của chính quyền, trong vụ can thiệp thảm khốc tại Đồng Tâm và sau đó, cho thấy chính quyền đang trên con đường khuyến khích bạo lực, ''ca ngợi'' việc sử dụng bạo lực chống lại người dân. Quyền lực không được kiểm soát thường đi đôi với độc quyền chân lý - sử dụng bạo lực mù quáng. Có một điều đầy nghịch lý đáng lưu ý là phương cách hành xử chưa từng có với dân này, như kiểu ''thời chiến'' của chính quyền, lại diễn ra đúng vào lúc mà xã hội Việt Nam đang trong cơ hội hội nhập mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế.
***
RFI: Xin Giáo sư biết cảm nhận chung của ông về vụ bạo lực thảm khốc tại Đồng Tâm vừa xảy ra.
GS Hoàng Dũng: Tôi nghĩ là tôi cũng như mọi người đều sốc. Chỉ còn chừng hai tuần nữa là Tết. Mà Tết của người Việt Nam, khỏi phải nói là nó thiêng liêng như thế nào. Nhà nước, dù giả sử là lẽ phải về phía mình, cũng nên dời lại việc đem lính về Đồng Tâm, sau Tết chừng một tháng chẳng hạn. Tôi không hiểu người nào đưa ra quyết định bất chấp truyền thống của đất nước như vậy. Năm ngoái đây, ở Sài Gòn, (vụ cưỡng chế) Vườn rau Lộc Hưng cũng diễn ra trước Tết như thế. Dường như người ta không biết rút kinh nghiệm gì cả, dường như người ta bất chấp. Cái đau khổ dường như là của người khác, chứ không phải của đồng bào mình.
Điểm thứ hai là cái giá trả đắt quá! Cả các chiến sĩ công an, lẫn người dân. Tôi thấy đoạn video quay cụ Kình mà tôi không cầm được nước mắt. Ở trên ngực, ở vị trí của trái tim, có một vết đạn. Và từ trên xuống dưới là một đường mổ chạy dài. Từ trên ngực xuống bụng. Mà nghe đâu cụ còn bị đánh gãy hẳn một cái chân. Tôi nghe lời chị Nhung con của cụ nói, thì cuộc tấn công ngay vào nhà vào ban đêm. Thì tất cả những cái đó vượt quá sức tưởng tượng của người dân, cho dù trước đây không phải là không có những việc tương tự, dầu ở một tầm mức thấp hơn.
Điều mà tôi muốn nói là Nhà nước dường như không biết rút kinh nghiệm gì cả. Sau vụ tấn công vào nhà Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng - Hải Phòng năm 2012), thì ông Giám đốc sở Công An Đỗ Hữu Ca ca ngợi là ''một trận đánh đẹp'', không những không bị kỷ luật mà còn được phong lên tướng (vụ Đoàn Văn Vươn là một vụ được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai, tại Việt Nam, với kết quả là 4 công an và 2 người thuộc quân đội bị thương. Sau này, việc thu hồi đất bị hủy bỏ, một số cán bộ địa phương liên quan bị đình chỉ công tác và bị cách chức).
Việc đó nó khuyến khích những người có công cụ chuyên chính trong tay, súng ống trong tay, khiến cho họ không suy nghĩ gì nhiều khi muốn dùng vũ lực, nhất là dùng vũ lực với người dân. Trong một xã hội tử tế hơn, nghĩa là trong một xã hội mà người dân thực sự có quyền lực, thì những lạm dụng quyền lực như vậy, không phải tuyệt nhiên không thể xẩy ra, nhưng những người nào lạm dụng quyền lực, ngay sau đó chắc chắn sẽ nhận lại hậu quả. Chính điều đó khiến cho ở một xã hội tử tế, những lạm dụng bạo lực theo kiểu này rất hiếm, xảy ra ít hơn rất nhiều, và mức độ ít gay gắt hơn.
Đó là điều tôi muốn nói. Vì chuyện thương vong, dù đau đớn, nhưng đã xảy ra. Vấn đề là làm sao trong tương lai phải tránh những vụ tương tự. Tôi sợ rằng trong tương lai cũng sẽ không tránh được. Bởi vì ngay cách xử lý của vụ Đồng Tâm, ta thấy là người ta không biết rút kinh nghiệm.
Một ngày sau khi vụ Đồng Tâm xảy ra, đã thấy Quyết định phong huân huy chương cho những chiến sĩ hy sinh. Và điều kỳ quái là trong Quyết định đó ghi rõ những người này đã có đóng góp trong ''sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc''. Lẽ nào 4 giờ sáng tấn công vào làng, rồi để cho xảy ra chuyện người dân chết, mà cái đó lại góp phần vào ''sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc''? Người ký, ông chủ tịch Nước, khi đọc vào đó, ông có đọc cái văn bản ông ký không? Hay là cấp dưới đưa lên rồi ông ký thế?
Nhưng dù có đọc hay không đọc, khách quan mà nói họ đã ca ngợi ứng xử bạo lực như vậy. Mà điều này cực kỳ nguy hiểm.
Trong những trường hợp khác, tôi thấy người ta làm chậm hơn rất nhiều. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 (chống Trung Quốc xâm lược), bao nhiêu người hy sinh. Mà cho đến nay, đã có bao nhiêu người được huân huy chương? 40 năm qua, thậm chí có người chiến công của họ còn bị quên lãng. Tên tuổi họ không được nhắc nhở đến. Thế mà chỉ một ngày, sau khi xảy ra vụ Đồng Tâm, có ngay huân huy chương?!
Vấn đề không phải là đối xử với người đã hy sinh, tôi không nói chuyện đó. Tôi nói việc nhanh nhẩu quá như thế, về mặt khách quan, là ca ngợi một hành động bạo lực đối với người dân. Mà đó là một chuyện hết sức nguy hiểm.
RFI: Ông nghĩ sao về vấn đề đất đai đằng sau xung đột này?
GS Hoàng Dũng: Đất đai là điểm nóng. Điểm nóng này bắt nguồn từ Hiến pháp, khi cho rằng đất đai thuộc về toàn dân. Trên thực tế, thuộc về toàn dân cũng có nghĩa là không thuộc về ai cả, hay nói một cách khác, thuộc về một ai đó nắm quyền lực, trong điều kiện quyền lực quá tập trung như ở Việt Nam. Thành thử không phải ngẫu nhiên mà với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cái chuyện đất đai đều là điểm nóng.
Việc giầu lên của các cán bộ cao cấp cho đến cấp thấp, chỉ cần nhắc lại vụ mấy quan chức ở Đà Nẵng vừa bị kỷ luật, rồi những quan chức ở Sài Gòn, trong vụ Thủ Thiêm bị kỷ luật. Tất cả đều liên quan đến đất đai. Cho nên ngày nào còn duy trì điều ''đất đai thuộc về toàn dân'', thì ngày đó còn cho những người cầm quyền cái công cụ để mà tước đoạt đất đai… Phải đặt chuyện Đồng Tâm trong bối cảnh những chuyện tương tự. Ta biết rằng, theo thừa nhận của chính Nhà nước Việt Nam, một số lượng rất lớn, khoảng 70 – 80% các vụ kiện liên quan đến đất đai. Thành ra xử lý đất đai cho tử tế, bắt nguồn ngay từ trong luật, thì sẽ giải quyết được các vụ tương tự như Đồng Tâm.
Nhưng, như tôi đã nói, đó là bí mật mà ai cũng biết: Đây là nguồn gốc của sự giàu có bất thường của nhiều quan chức. Sửa rất khó. Mà họ lại giương cao ngọn cờ là như thế mới là chủ nghĩa xã hội… Chừng nào họ không sửa được Hiến pháp như thế, không vụ ''Đồng Tâm này'' sẽ có vụ ''Đồng Tâm khác''. Việc xử lý khéo hay không khéo chẳng qua thực ra chỉ là cái ngọn. Cái gốc, cái để nẩy sinh ra chuyện cướp đất, mà nhân danh là chuyện thu hồi là bắt nguồn từ trong luật pháp, từ trong thể chế.
RFI: Chuyện đất đai là gốc rễ, còn cách hành xử của chính quyền trong vụ này như ông cho biết tạo thêm một tiền lệ ''rất nguy hiểm'' trong quan hệ chính quyền - người dân. Về cách truyền thông của chính quyền trong vụ này, ông có nhận xét gì ?
GS Hoàng Dũng: Tôi thấy mặc dù hiện nay, ''lực lượng 47'' (tức các ''dư luận viên'' của chính quyền) – mà theo lời thừa nhận của những người có trách nhiệm, riêng trong quân đội là 10.000 người - lên trên mạng thì biết là họ chửi bới rất nặng nề, thì càng thấy tính chất phi nghĩa của cái hành động tấn công vào Đồng Tâm.
Và việc xử lý không tốt giai đoạn ''hậu Đồng Tâm'', như việc ngay tức khắc phong cấp tốc huân huy chương, thì tôi sợ rằng sẽ kéo nhà cầm quyền đi đến một xu hướng khẳng định làm với Đồng Tâm như thế là đúng. Kéo đi quá xa, đến mức sau này muốn xin lỗi người dân cũng đã khó. Họ không thấy cái đó.
Tôi dùng chữ ''xu hướng'' là vì ở các nước khác, tôi không biết thế nào, nhưng ở Việt Nam cần đọc dưới những con chữ. Những cái mà truyền thông Nhà nước nói đôi khi rất mạnh bạo, rất là quyết liệt thì vài hôm sau có thể thay đổi hết. Bởi vì, cái thể chế Việt Nam có dân chủ gì đâu, tất cả truyền thông trên báo chí họ được chỉ đạo, mà được chỉ đạo, thì hôm nay chỉ đạo kiểu này, thì hôm khác chỉ đạo kiểu khác. Cho nên nó sẽ thay đổi nhanh.
Chỗ riêng tư, tôi đã tiếp xúc khá nhiều người, trước đây có những chức vụ khá lớn, họ đau xót, thậm chí có người phẫn nộ. Tôi tin rằng với lương tri của con người bình thường, họ sẽ tác động đến những người có trách nhiệm. Vấn đề là họ càng tỉnh ngộ sớm, họ càng thấy cách làm đó là không đúng đắn, họ đi tìm cách làm như thế nào để hợp lòng dân hơn. Thì cái vụ Đồng Tâm sẽ thúc đẩy theo cái hướng ít đau xót hơn, theo hướng tốt đẹp cho tương lai hơn.
Còn nếu không thì vụ Đồng Tâm này không có ích gì cả, vì không rút được kinh nghiệm gì cả cho chuyện tương lai. Vụ ông Đoàn Văn Vươn đã như vậy, sau đó xảy ra vụ Đồng Tâm. Như vậy họ không rút ra kinh nghiệm gì cả.
Tôi thấy xu hướng hiện nay rất xấu: tràn ngập trên các trang mạng lời của các dư luận viên, chửi bới nặng nề. Trên báo chí chính thức, toàn đưa theo nguồn tin của bộ Công An. Không có một tờ báo nào có điều tra riêng. Nhiều người nói với tôi rằng hiện nay báo chí không được tiếp cận. Ít nhất là đến thời điểm này. Một khi mà báo chí tất cả phải đưa nguồn tin từ Công An, thì khó lòng mà việc Đồng Tâm được xử lý để người ta tâm phục, khẩu phục. Ở Việt Nam, ngay cả khi báo chí được điều tra, người ta còn sợ truyền thông bị chỉ đạo, huống gì bây giờ tất cả nguồn tin đều ở bên ngành Công An.
Tóm lại, tôi muốn nói là tình hình hiện nay, đấy là kiểu xử lý thông tin theo kiểu thời chiến. (Xử lý thông tin theo kiểu thời chiến, đi kèm với với hành xử như kiểu thời chiến). Bốn giờ sáng tập trung hàng ngàn quân, trước đó cắt sóng, cấm học trò đi học, rồi nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tức là ngay từ đầu người ta từ chối con đường thương lượng, từ chối con đường phi bạo lực.
Ngay cả chuyện cụ Kình thì bây giờ đã rõ rồi: Chết trong nhà cụ (chứ không phải trong khi chống lại người thi hành công vụ tại khu vực xây tường rào sân bay ở Cánh đồng Sênh, như phía chính quyền từng thông báo). Trong lúc đó việc xây tường, theo truyền thông Nhà nước ở cánh đồng Sênh, cách đó xa đến mấy cây số. Người ta không hiểu nổi tại sao việc xây tường ngăn lại ở xa như vậy, còn việc bắn giết lại xảy ra ở trong làng. Thông tin trái ngược như thế, thì một người đọc có suy luận bình thường thôi họ không tin được.
RFI : Ông có thêm chia sẻ nào với công chúng ?
GS Hoàng Dũng : Tôi nghĩ là trong tình hình hiện nay, Nhà nước tốt nhất là công khai. Càng minh bạch thông tin càng tốt. Tờ Luật Khoa - một trang mạng - đã đưa ra mấy chục câu hỏi, đòi ông Tô Lâm (bộ trưởng Công An) phải trả lời. Tôi nghĩ rằng hỏi ông Tô Lâm là đúng, bởi vì Trung đoàn Cảnh sát cơ động (đơn vị tham gia vào cuộc can thiệp tại Đồng Tâm) thuộc bộ Công An. Nhưng mà người chịu trách nhiệm trả lời cuối cùng cũng không chỉ là ông Tô Lâm.
Và trong toàn bộ các câu trả lời, ít nhất phải cho thấy là : cuối cùng thì Ai ra lệnh ? Người dân cần biết cái đó ! Mà nếu mà họ ra lệnh, họ cảm thấy đúng đắn, họ cho rằng việc như thế là góp phần ''xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần vào bảo vệ Tổ quốc'', tại sao họ không ra mặt ?
Nên công khai danh tính những người nào đã ra cái lệnh tiến hành trận chiến ở Đồng Tâm như vậy !
RFI : Xin cảm ơn Giáo sư Hoàng Dũng.
(RFI)
Nhận xét
Đăng nhận xét