Chuyển đến nội dung chính

HÒN ĐẤT MÀ BIẾT NÓI NĂNG...

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NÓNG: Thủ Thiêm THẤT THẾ, trả lại đất đã cươ'p - Lê Thanh Hải bi Bă't I Hiệu ứng ĐT?
  
Vụ Thủ Thiêm Lê Thanh Hải nói gì?

Ông Lê Thanh Hải từng chỉ đạo gì ở Thủ Thiêm?

Theo VnExpress Thứ sáu, 10/1/2020, 13:32 (GMT+7)
Trong 15 năm vừa là Chủ tịch UBND vừa là Bí thư Thành ủy, ông Lê Thanh Hải có hàng loạt chỉ đạo làm Khu đô thị mới Thủ Thiêm "biến dạng".
Ông Lê Thanh Hải hiện 70 tuổi, giữ chức Chủ tịch UBND TP HCM từ năm 2001 đến năm 2006. Sau khi được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, ông được phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM trong suốt 10 năm, từ 2006 đến 2015.
Thời kỳ ông Hải là lãnh đạo cao nhất của UBND thành phố và Thành ủy TP HCM cũng là lúc dự án Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, quận 2, bắt đầu được triển khai. Ông Hải đã ký nhiều công văn chỉ đạo liên quan việc quy hoạch, xây dựng khu đô thị được kỳ vọng hiện đại nhất Đông Nam Á.
Sau hàng chục năm, hôm 8/1, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Lê Thanh Hải và hàng loạt cán bộ chủ chốt của Ban thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015, Ban cán sự đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2011-2016, có sai phạm trong quá trình thực hiện dự án KĐTM Thủ Thiêm.
ong-le-thanh-hai-tai-hoi-thao-8251-9190-
Ông Lê Thanh Hải tại Hội thảo khoa học lực lượng Biệt Động Sài Gòn - Gia Định 2018.
Trong Quyết định 367 năm 1996, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐTM Thủ Thiêm quy mô 930 ha, gồm: Khu đô thị mới 770 ha và Khu tái định cư 160 ha nằm giáp ranh, thuộc địa bàn phường An Khánh, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh và Thủ Thiêm.
Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và tài liệu của VnExpress, trước khi quyết định của Thủ tướng ban hành, TP HCM đã giao 23,3 ha đất ở phường Bình An cho 5 doanh nghiệp đầu tư dự án kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, giải trí, thương mại. So với quy hoạch được phê duyệt, diện tích KĐTM Thủ Thiêm đã giảm 26,3 ha (bao gồm 3 ha mặt nước).Để bù vào phần hụt này, ngày 16/9/1998, theo yêu cầu của UBND TP HCM, Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt quy hoạch 1/2000 có nội dung bổ sung ranh quy hoạch khoảng 4,3 ha đất phía Bắc - thuộc một phần Khu phố 1, phường Bình An.
Thị trường đất quận 2 bắt đầu "bát nháo". Theo đề nghị của UBND thành phố, ngày 22/2/2002, Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn có công văn 190 cho thu hồi 930 ha thuộc các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm (lúc này đã đổi thành quận 2) để chuẩn bị cho việc xây dựng KĐTM Thủ Thiêm. Công văn nêu rõ "việc triển khai phải phù hợp với Quyết định 367 Thủ tướng phê duyệt".
Ngày 6/3/2002, Phó chủ tịch UBND TP HCM Vũ Hùng Việt ký công văn yêu cầu các sở ngành xác định địa điểm, diện tích và ranh giao đất của 930 ha (bao gồm 770 ha xây dựng KĐTM và 160 ha xây dựng Khu tái định cư). Trong đó nêu "nếu thiếu đất cho phép điều chỉnh diện tích các dự án trên địa bàn quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo phê duyệt của Chính phủ".
Nửa tháng sau, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Hải yêu cầu điều chỉnh diện tích KĐTM, giao kiến trúc sư trưởng thành phố, Giám đốc Sở Địa chính Nhà đất cắm mốc đủ 770 ha đất, theo giải pháp bổ sung hơn 40 ha của Khu tái định cư Bình Khánh; rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha tái định cư.
Sau đó, để có đủ đất bù vào Khu tái định cư, ông Hải tiếp tục yêu cầu rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2, thu hồi đất của các dự án chậm triển khai, không nhất thiết tại một địa điểm. Thực tế, chỉ có khoảng 10-20 ha giáp ranh KĐTM.
Từ chỉ đạo này của ông Hải, khu tái định cư Thủ Thiêm đã được chuyển ra xa và chia thành 6 địa điểm tại các phường Bình Khánh, An Phú, An Khánh, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái. Trong đó, khoảng 50 ha ở phường Cát Lái, giáp tỉnh Đồng Nai, cách KĐTM đến 15 km.
khu-do-thi-moi-thu-thiem-nhin-9122-9659-
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao.
Hơn 3 năm sau, tháng 12/2005, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Đua ký quyết định 6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung KĐTM Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 với các nội dung: diện tích quy mô khu trung tâm là 737 ha, trong đó KĐTM là 657 ha, Khu đô thị chỉnh trang là 80 ha, tổng số dân định cư là 130.000 người... Tại Điều 2 của quyết định có nội dung "thay thế Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng".
Quyết định 6565 đã "đẻ ra" Khu đô thị chỉnh trang, mà thực tế 80 ha đất (thuộc 160 ha đất tái định cư) đã được thành phố giao cho doanh nghiệp làm dự án. Từ quyết định này, trung tâm KĐTM mới Thủ Thiêm được chia làm 5 khu vực chính, gồm: Khu lõi trung tâm hành chính, Khu đa chức năng Đại lộ Đông Tây, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư phía Đông và Khu lâm viên sinh thái phía Nam.
Trong kết luận 1483 ban hành ngày 4/9/2018, Thanh tra Chính phủ xác định có 51 dự án nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng (với tổng diện tích khoảng 144,6 ha) trên đất tái định cư. Chủ trương này của thành phố còn có nhiều vi phạm như: giao đất không qua đấu giá, giao đất không đúng với giấy phép kinh doanh; không đúng thẩm quyền; không có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt; chưa ký hợp đồng thuê đất vẫn cho phép sử dụng. Chưa kể, các dự án này khi triển khai đã lấn sông, xây dựng công trình sai quy hoạch, vượt số tầng, tính toán tiền sử dụng đất sai...
Thanh tra Chính phủ cho rằng, các sai phạm của TP HCM đã phá vỡ quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt; thể hiện sự buông lỏng quản lý, sử dụng đất. Đây là nguyên nhân khiến cuộc sống nhiều người dân bị ảnh hưởng, khiếu nại kéo dài, việc xây dựng KĐTM Thủ Thiêm bị đình trệ.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Lê Thanh Hải là người chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy. Ông Lê Hoàng Quân (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND TP HCM
Ông Nguyễn Văn Đua (nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố); bà Nguyễn Thị Hồng, ông Lê Văn Khoa (nguyên Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố); Vũ Hùng Việt (nguyên Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND thành phố) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy, của Ban cán sự đảng UBND thành phố và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Hành vi của ông Hải và những cựu lãnh đạo thành phố được cho là gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội.
Sau kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, TP HCM cũng kiểm điểm các cá nhân này, gửi báo cáo ra Trung ương vì có nhân sự thuộc Bộ Chính trị quản lý. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sẽ họp và báo cáo Bộ Chính trị để có hay không hình thức kỷ luật, sau đó Ban chấp hành Trung ương bỏ phiếu quyết định.
Sau khi Bộ Chính trị có quyết định chính thức, TP HCM sẽ xử lý cụ thể về mặt Đảng, chính quyền. Vừa qua, UBND thành phố đã tổ chức kiểm điểm cán bộ do UBND quản lý sau kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Cách trung tâm quận 1 chừng 300 m đường chim bay, tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, KĐTM Thủ Thiêm được quy hoạch với dân số khoảng 200.000 người, khu tái định cư khoảng 45.000 người.
TP HCM khẳng định thực hiện dự án này không nhằm kinh doanh bất động sản. Phần lớn diện tích được ưu tiên làm các công trình công cộng, dịch vụ mà trung tâm thành phố hiện hữu chưa có. Tuy nhiên, hơn 20 năm sau quy hoạch dự án vẫn còn dở dang, hàng trăm hộ dân khiếu nại từ thành phố đến Trung ương vì cho rằng bị thu hồi đất trái quy định.
Thanh tra Chính phủ hai lần kết luận hàng loạt sai phạm của UBND TP HCM và các bộ ngành liên quan. Thành phố cũng bị yêu cầu thu hồi hàng chục nghìn tỷ đồng. 

Ông Lê Thanh Hải sai phạm như thế nào trong vụ Thủ Thiêm?

TPO - Cựu Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải nhiệm kỳ 2001- 2006, được xem là người “khởi nguồn” cho những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án khu ĐTM Thủ Thiêm, đặc biệt là đã chỉ đạo “xé nát” 160 ha đất tại định cư của người dân bị giải tỏa.
Ông Lê Thanh Hải sai phạm như thế nào trong vụ Thủ Thiêm?
Các sai phạm tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm trải qua 5 nhiệm kỳ nhưng trong nhiều lần tiếp xúc với các đại biểu cũng như trong các cuộc đối thoại để “sửa sai”, người dân vẫn nhắc nhiều nhất đến ông Lê Thanh Hải, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM và một mực cho rằng chính các chỉ đạo và quyết định của ông này, đặc biệt việc là “hô biến” 160 ha tái định cư đã làm hàng nghìn người dân sống tha hương trên chính quê hương mình…
Cựu chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải nhiệm kỳ 2001- 2006, được xem là người “khởi nguồn” cho những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án khu ĐTM Thủ Thiêm, đặc biệt là đã chỉ đạo “xé nát” 160 ha đất tại định cư của người dân bị giải tỏa.
Theo điều tra của Tiền Phong, ngày 22/2/2002, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã ký công văn hỏa tốc số 190/CP-NN cho phép UBND TPHCM thu hồi 160 ha tái định cư thuộc 5 phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm (quận 2)... nhằm ngăn chặn việc lấn chiếm, mua bán đất trái pháp luật đang diễn ra.
Công văn này nêu rõ “Việc triển khai phải phù hợp với Quyết định 367/TTg của Thủ tướng phê duyệt”.
Ông Lê Thanh Hải sai phạm như thế nào trong vụ Thủ Thiêm? - ảnh 1 Nước mắt của người dân Thủ Thiêm trong buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Thay vì phải thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tinh thần của công văn 190 thì ngày 6/3/2002, UBND TPHCM có Công văn số 718/UB-ĐT giao Sở Địa chính-Nhà đất, Kiến trúc sư trưởng, UBND quận 2, TPHCM… xác định rõ địa điểm, diện tích và ranh giao đất của 930ha (bao gồm 770ha xây dựng Khu ĐTM Thủ Thiêm và 160ha xây dựng tái định cư).
Điều đáng nói, công văn số 718 gợi ý: “Nếu thiếu, cho phép điều chỉnh diện tích đất các dự án trên địa bàn quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo phê duyệt của Chính phủ”.
Hơn nửa tháng sau, vào ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND TPHCM có văn bản số 77/TB-VP truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải về điều chỉnh diện tích khu trung tâm Thủ Thiêm.
Theo đó, ông Lê Thanh Hải giao “Kiến trúc sư trưởng thành phố, Giám đốc Sở địa chính-nhà đất có trách nhiệm cắm mốc giao đủ 770 ha đất của khu trung tâm, theo giải pháp bổ sung diện tích khu tái định cư Bình Khánh vào khu trung tâm ĐTM Thủ Thiêm (hơn 40ha), đồng thời, rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha tái định cư”.
Ông Lê Thanh Hải sai phạm như thế nào trong vụ Thủ Thiêm? - ảnh 2 Người dân cho rằng nhà đất nằm ngoài ranh quy hoạch dự án và bị giải tỏa là do chỉ đạo "cắm mốc giao đủ đất cho các nhà đầu tư", bỏ ra hơn 100 ha đất trong quy hoạch là kênh rạch.   
Ngạc nhiên là, cũng trong ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND TPHCM tiếp tục có công văn hỏa tốc số 78/TB-VP thông báo kết luận của Chủ tịch TPHCM Lê Thanh Hải, nêu rõ: “Diện tích đất dành cho khu tái định cư (160ha) … không nhất thiết nằm tại một địa điểm, có thể bố trí từ 3, 4 địa điểm trên địa bàn quận 2”, chỉ dành một khu vực khoảng 10-20 ha tái định cư gần Khu đô thị Thủ Thiêm.
Như vậy, từ một khu tái định cư 160 ha tập trung ở cạnh khu trung tâm ĐTM Thủ Thiêm mà Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt, UBND TPHCM đã “hô biến” thành 6 địa điểm, đẩy người dân bị giải tỏa đi xa, trong đó có những nơi cách trung tâm Khu ĐTM Thủ Thiêm gần 15 km như phường Thạnh Mỹ Lợi, phường Cát Lái.
Tại ba phường Bình Khánh, An Phú, An Khánh gần trung tâm ĐTM Thủ Thiêm, UBND TPHCM không giải quyết tái định cư bằng nền đất mà cho xây hàng loạt chung cư cao tầng với quy mô 12.500 căn hộ.
160 ha đất tiếp giáp khu trung tâm ĐTM Thủ Thiêm lẽ ra bố trí tái định cư cho người dân, UBND TPHCM giao cho các đại gia làm dự án thương mại.   
Thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra: UBND TPHCM đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình, phê duyệt quy hoạch và thu hồi đất trong phạm vi khu tái định cư 160 ha thuộc 5 phường đã được Thủ tướng phê duyệt.
Ông Lê Thanh Hải sai phạm như thế nào trong vụ Thủ Thiêm? - ảnh 3 Một căn nhà hiếm hoi còn sót lại sau khi cơn lốc đập phá cưỡng chế tràn qua khu đô thị mới Thủ Thiêm
Cụ thể: TPHCM đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6 ha để đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng… sau khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch khu tái định cư. Hậu quả là Thủ Thiêm không đủ đất để bố trí tái định cư theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dẫn đến, làm phá vỡ quy hoạch được duyệt.
Việc cựu Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải tùy tiện “xé nát” 160 ha đất tái định cư, không thực hiện đúng chỉ đạo “tái định cư phải sát hoặc liền kề khu trung tâm” của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 367 đã gây bức xúc và phẫn nộ cho người dân bị giải tỏa vì phải hy sinh nhà đất để làm dự án mà không được hưởng bất kỳ lợi ích gì dự án mang lại như chủ trương nhân văn ban đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại quyết định 367.
Nghiêm trọng hơn, chủ trương của ông Lê Thanh Hải còn dẫn đến việc thu hồi đất tràn lan của người dân ở các nơi khác như khu Nam Rạch Chiếc, khu Thạnh Mỹ Lợi để phục vụ tái định cư cho dự án khu ĐTM Thủ Thiêm dù chẳng có quy định nào từ Chính phủ cho phép TPHCM làm việc này.

Dự án ĐTM Thủ Thiêm: Người dân chờ đến bao giờ?

Ngày 7/1, tiếp xúc với Tổ đại biểu HĐND TPHCM khóa IX, nhiều người dân bị giải tỏa nhà đất tại khu đô thị mới (ĐTM) Thủ Thiêm cho biết đã khiếu kiện mỏi mòn và mong muốn sớm ổn định cuộc sống khi Tết cổ truyền đang đến gần, song lãnh đạo địa phương vẫn yêu cầu người dân chờ đợi…

Người dân Thủ Thiêm muốn trở về cất nhà đón Tết

Tiếp xúc với Tổ đại biểu HĐND TPHCM, nhiều người dân bị giải tỏa trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) bày tỏ nguyện vọng muốn quay về nơi cũ để cất nhà đón Tết vì bà con có đủ giấy chứng nhận nhà đất trong khi chính quyền địa phương không có quyết định thu hồi và đến nay vẫn chưa chứng minh được nhà đất của dân nằm trong ranh quy hoạch.

Cử tri Thủ Thiêm: Tại sao có đất có nhà mà không được ở?

Nhiều cử tri Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TPHCM) tiếp tục phản ánh bức xúc với các đại biểu Quốc hội về những sai phạm trong công tác bồi thường, giải toả mặt bằng.

Dân Thủ Thiêm 'truy' khu tái định cư 160 ha ở đâu, bao giờ trả lại cho dân?

Cử tri thắc mắc về khu 160ha tái định cư vì sao không thanh tra làm rõ. Nó đang ở đâu, bao giờ trả lại cho dân? Nhiều người mất nhà, hơn 20 năm nay không nhà, cả chục người sống trong nhà tạm cư…

Dân mong đưa vụ Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội để giám sát

Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng nay 7/10 tại quận 2, TPHCM, cử tri đề nghị đưa vấn đề khiếu nại Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội để Quốc hội có nghị quyết giám sát, theo dõi vụ việc vì đã kéo dài quá lâu.

Chính sách đền bù mới khu Thủ Thiêm: Tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn

Bên lề kỳ họp HĐND TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan chia sẻ, TPHCM đang tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn liên quan Khu ĐTM Thủ Thiêm. Đó là những vấn đề liên quan khu đất 4,3 ha; 5 khu phố ở 3 phường và giải quyết các khiếu nại của một số hộ dân về chính sách bồi thường.

Ông Lê Thanh Hải từ chối nói về dự án Thủ Thiêm: 'Giờ tôi hưu rồi...'

73 Thanh Niên Online

Sáng 27.6, khi PV Thanh Niên đặt câu hỏi về dự án Thủ Thiêm, ông Lê Thanh Hải nói “giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời..?”.
Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải
Ảnh: Độc Lập
Sáng 27.6, bên lề Đại hội đại biểu MTTQ VN TP.HCM lần thứ XI, các đại biểu, khách mời đã có những trao đổi với báo chí liên quan đến nội dung kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về Khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa được công bố ngày 26.6.

Ông Lê Thanh Hải: "Giờ tôi hưu rồi..."

Trong sáng 27.6, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho biết ông đã nghe thông tin về kết luận Thanh tra Chính phủ. Khi PV Thanh Niên đặt câu hỏi về dự án Thủ Thiêm, ông Lê Thanh Hải nói “giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời..?”.
PV Thanh Niên tiếp tục hỏi về các nội dung sai phạm được Thanh tra Chính phủ đề cập, xảy ra tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong thời kỳ ông Lê Thanh Hải làm lãnh đạo TP.HCM, nhưng ông Hải đều từ chối trả lời.
Trước đó, ngày 26.6, Thanh tra Chính phủ đã ra thông báo về "Kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM".
Kết luận thanh tra đề cập đến nhiều sai phạm tại dự án Thủ Thiêm trong thời kỳ ông Lê Thanh Hải làm Chủ tịch UBND TP.HCM và sau đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Ông Nguyễn Thành Phong: "Sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy"

Cũng trong sáng 27.6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí liên quan đến việc giải quyết dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Ông Nguyễn Thành Phong cho hay UBND TP.HCM sẽ chủ động tìm hiểu, thực hiện trên cơ sở kết luận thanh tra. Hiện tại, UBND TP.HCM chưa nhận được văn bản kết luận chính thức, mới chỉ tiếp cận nội dung kết luận thanh tra thông qua trang web của Chính phủ và Thanh tra Chính phủ
“Thứ 2 tuần tới (1.7), tôi sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy, sau đó sẽ tổ chức họp báo về nội dung liên quan. Trong họp báo tôi sẽ nói rõ những vấn đề liên quan. Tinh thần là phải khẩn trương giải quyết”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
Ông Phong cho biết thêm UBND TP.HCM sẽ tiến hành khẩn trương liên quan đến yêu cầu thu hồi số tiền hơn 26.000 tỉ đồng mà kết luận Thanh tra Chính phủ đề cập.
Đối với việc giải quyết quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thủ Thiêm hơn 20 năm qua, ông Phong cho hay UBND TP.HCM đã có hướng giải quyết theo kết luận số 1483 đề cập đến 4,3 ha ngoài ranh. Song song đó UBND TP.HCM cũng chủ động thực hiện 10 chính sách liên quan đến việc giải quyết những vấn đề ở Thủ Thiêm.
Ông Lê Thanh Hải từ chối nói về dự án Thủ Thiêm: 'Giờ tôi hưu rồi...' - ảnh 2
Một góc dự án khu đô thị Thủ Thiêm
Ảnh: Độc Lập

Bà Quyết Tâm: "Sẽ nghiên cứu kỹ kết luận thanh tra"

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM và đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri Q.2, cho hay bà cũng đã lưu lại bản kết luận thanh tra để nghiên cứu kỹ hơn. “Tôi sẽ nghiên cứu kỹ kết luận thanh tra và sẽ trao đổi với mọi người sau”, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.
Trước đó, trong buổi tiếp xúc cử tri Q.2, khi nói về dự án Thủ Thiêm, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã báo cáo Thường vụ Quốc hội về 4 vấn đề lớn ở Thủ Thiêm mà cử tri đặt ra: xác định ranh quy hoạch; tính chính xác trong việc lập hồ sơ dự án; sử dụng 160 ha như thế nào vấn đề tái định cư cho người dân; lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn bộ dự án. Sau đó Ban Dân nguyện Quốc hội đã có công văn gửi cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề đặt ra.
“Một ngày còn làm đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội tôi còn đeo đuổi tận cùng vấn đề Thủ Thiêm”, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định.

Vi phạm của ông Lê Thanh Hải gây bức xúc trong xã hội

Thứ Tư, 08/01/2020 16:40
|
(CAO) Tại phiên họp thứ 42 diễn ra từ 3 - 8/1/2020, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.
Trong thông cáo phát đi chiều nay (8-1), Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho biết, tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan này phát hiện Ban Thường vụ Thành ủy và BCSĐ UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vi phạm này, theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân Thành phố, gây bức xúc trong xã hội.
Cơ quan Kiểm tra của Đảng xác định ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.
Ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ UBND Thành phố.
Ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố và các ông, bà Nguyễn Thị Hồng, Lê Văn Khoa, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố; Vũ Hùng Việt, nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, của BCSĐ UBND Thành phố và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, của BCSĐ UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016 và các cá nhân trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH