XÃ HỘI SUY ĐỒI 33
-Không thể có Chúa vì nếu có đã làm cho mắt người sáng ra!
-Nếu những hiện tượng tâm linh,những sự kiện phi thường là có thật, thì cần giải thích theo hướng khác mà hướng ưu tiên có thể là hoạt động cảm ứng thần kinh.
-Tôi hút thuốc lá 3 gói/ngày tưởng không bỏ được. Thế mà sau một lần bạo bệnh, tôi bỗng cai thuốc được mà không cần đến Chúa!
-Tôi có người bạn bị xoang mãn tính, lúc nào cũng "xụt xịt", nhưng cứ ngồi gần tôi là hết.
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trên thế giới có nhiều tôn giáo. Tôn giáo nào cũng quả quyết mình là đúng. Tôn giáo nào cũng nói mình thờ Trời. Nhưng quan niệm về Trời của nhiều người và của nhiều tôn giáo rất khác nhau. Nếu nói, “Quan điểm của tôi về Đức Chúa Trời là…” thì chúng ta có thể nói trên thế giới mỗi người có một quan niệm khác nhau về Đức Chúa Trời. Hiện nay thế giới có hơn 7 tỉ người rồi. Nhưng đa số đều có thể đồng ý chỉ có một Chúa Trời. Thật là lạ. Vì thế vấn đề chính ở đây không phải là quan niệm của con người về Chúa Trời nữa nhưng là quan niệm của Chúa Trời về chính mình Ngài. Ngài thực sự là Đấng thể nào? Ngài nói với chúng ta như thế nào về chính mình Ngài? Làm sao để kiếm được Ngài?
Dĩ nhiên, trên thế giới cũng có những người không tin có Chúa Trời. Họ ra sức bào chữa cho niềm tin vô vọng của mình. Cũng có nhiều người đang sống như là không có Chúa Trời, tin rằng không ai phán xét mình cả. Nhưng sự hiểu biết về sự có thật của Chúa Trời là điều tự nhiên trong lòng của mỗi một con người. Kinh Thánh dạy chúng ta không nên dối lòng. Hãy tôn trọng sự thực và tìm kiếm lẽ thật. Chúng ta phải chấp nhận sự thật dù nhiều khi sự thật mất lòng.
Tại sao lòng bạn cảm thấy cô đơn, trống rỗng, lo lắng, băn khoăn, bất an? Tại vì lòng bạn không có Chúa Trời, là Chúa bình an. “Lòng người sẽ không yên cho đến khi người đó yên nghỉ trong Ngài” (Augustine). Mỗi người chúng ta gặp thấy trên đời (dù ở dưới biển hay ở chốn rừng sâu, dầu ở nam hay ở bắc) đều có ý thức về mục đích của cuộc đời. Ý thức nầy sẽ được củng cố thêm khi chúng ta thấy một em bé chào đời. Hoặc khi chúng ta tham dự một tang lễ của một người qua đời. Chúng ta kính trọng thân xác con người vì người đó có linh hồn. Trong mỗi con người đều có ý thức về tình yêu, vẻ đẹp, ý nghĩa, hy vọng, mục đích, đúng, sai. Con người là sinh vật duy nhất ý thức về yếu tố thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người là sinh vật duy nhất biết tôn thờ, biết hiếu kính. Biết có đời nầy, sẽ có đời sau. Ở đâu và thời nào người ta cũng thích chân, thiện, mỹ. Ai cũng thích sự thật, công bình, tự do, bình an, phần thưởng. Ai cũng ghét giả dối, thù hận, phản bội, thất hứa… Phải chăng từ nơi sâu thẳm con người biết mình đang mang hình ảnh của Đức Chúa Trời, một Đấng toàn thiện toàn mỹ, công bình, chính trực, yêu thương.
Do con người tự tìm cách hiểu biết về Đức Chúa Trời và không chịu chấp nhận sự tự bày tỏ của chính mình Ngài nên chúng ta thấy trên thế giới có nhiều triết lý và tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều mô tả Ông Trời khác nhau. Chúng ta không thể nể nang để nói rằng quan niệm nào về Trời cũng giống như nhau, hay cũng đúng như nhau. Bởi vì các quan niệm về Trời rất khác nhau. Chẳng hạn, người Cơ-đốc Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo tin chỉ có một Ông Trời, trong khi người Ấn Giáo tin có hàng triệu Ông Trời, còn Phật giáo thì không tin có Ông Trời nào cả. Rõ ràng không thể chấp nhận tất cả tôn giáo đều đúng. Chúng ta không thể nhờ tôn giáo mà biết về Đức Chúa Trời. Tôn giáo là sản phẩm của loài người. Loài người hữu hạn làm sao biết được về Chúa Trời vô hạn?
Có câu chuyện kể về thánh Augustine gặp một cậu bé đang ngồi bên bờ biển Địa Trung Hải và cậu đang đổ nước biển vào cái hố cát. Augustine hỏi cậu bé đang làm gì. Cậu bé trả lời, “Tôi đang múc cạn nước biển đổ vào hố cát nầy!” Augustine cười và nói, “Cậu không bao giờ có thể đặt biển vào khít hố nhỏ nầy. Cậu chỉ phí thời giờ.” Cậu bé ngước mắt lên và nói, “Và ông cũng đang phí thời giờ viết một quyển sách về Đức Chúa Trời. Ông không bao giờ có thể đặt Chúa Trời khít vào một quyển sách được.” Trích John Schwarz, A Handbook of the Christian Faith, Minesota: Bethany House, 2004, p. 185.
Bây giờ tôi muốn bạn cùng tôi suy nghĩ. Nếu không phải tất cả các tôn giáo đều đúng thì chúng ta phải suy nghĩ và chọn lựa một đức tin chân chính và đúng nhất. Nếu chỉ có một thế giới, chỉ có một dòng giống loài người, “chỉ có một con đường đưa ta về thiên quốc”, thì chắc chắn chỉ có một Ông Trời và nếu chỉ có một Ông Trời thì chỉ có một đức tin đúng nhất mà Ông Trời muốn bày tỏ cho chúng ta và trông đợi chúng ta tin theo. Người Việt Nam phải đi tìm và tôn thờ một Đức Chúa Trời là Đấng có một và có thật.
Ngày nay chúng ta có rất nhiều phương tiện để tìm kiếm, tìm hiểu và lựa chọn. Vì tự do, hạnh phúc và số phận tương lai của bản thân, gia đình và dân tộc mình, chúng ta không thể quyết định sai và lựa chọn sai về Đức Chúa Trời được. Sống nhiều năm ở Mỹ tôi thấy người Mỹ đã có một chọn lựa dễ dàng đó là tin cậy một Ông Trời. Điều nầy thể hiện trên mỗi đồng dollar với dòng chữ IN GOD WE TRUST (Chúng tôi tin cậy Chúa Trời). Tôi ước gì mỗi người Việt Nam đểu đồng thanh nói rằng IN GOD WE TRUST một cách thật lòng.
Giữa các tôn giáo chính mà nhiều người Việt đang theo, bạn nên chọn theo ai? Nếu không có Chúa Trời thì bạn không cần đi theo một tôn giáo nào. Nhưng nếu có Ngài thì bạn phải biết lựa chọn để tin. Xin hãy lựa chọn cách khách quan. Sự lựa chọn của chúng ta quyết định số phận của chúng ta. Hôm nay và ngày mai. Trong cả đời nầy lẫn cả đời sau.
Chúng ta hãy suy nghĩ đến sự khác nhau giữa các tôn giáo và Cơ-đốc Giáo. Có vô số các tôn giáo và các tôn giáo đều rất khác nhau. Nhiều người đang theo tôn giáo cách mù quáng, (nên người ta gọi đó là mê tín), họ bị nô lệ cho tôn giáo, không yên tâm, mà không thoát ra được. Có một lực vô hình của Ác quỷ đang lôi kéo họ. Điều đó cho thấy nhu cầu tâm linh của con người là to lớn và rộng khắp là dường nào. Tôn giáo thường là chỗ dựa ru ngủ linh hồn. Đây chính là sự khác nhau giữa Đạo Người và Đạo Trời. Hãy biết phân biệt một cách sáng suốt. Trong khi các tôn giáo dạy chúng ta phải làm một số giáo điều, trở nên một hạng người có đạo, và cố vâng giữ một số giới răn, thì Đạo Chúa lại dạy con người hãy xây dựng mối liên hệ với Chúa Trời và nhận lãnh lấy những gì mà Chúa đã làm cho chúng ta. Thay vì phải làm, phải giữ, chúng ta được Chúa Trời dạy hãy tin cậy Ngài. Đạo Người dạy bạn hãy làm, Đạo Trời dạy bạn hãy nhận. Đạo Người dạy bạn hãy tự tu, Đạo Trời dạy bạn hãy yên nghỉ. Hãy yên nghỉ trên những gì Chúa Trời đã làm và đã ban cho chúng ta.
Bạn muốn chọn con đường nào? Việc làm hay đức tin? Việc bạn làm hay việc Chúa làm?
Bây giờ tôi muốn bạn và tôi tìm hiểu về Đức Chúa Trời. Mục tiêu tìm hiểu của chúng ta phải là một Chúa Trời thật, một Đấng sáng tạo, Đấng tối thượng chí cao. Đức Chúa Trời chúng ta tôn thờ phải là Đấng có một và thật. Có lẽ bạn và tôi đều đồng ý rằng nếu một Đức Chúa Trời tối thượng, chí cao như thế không tự bày tỏ chính mình Ngài cho chúng ta thì không ai trong chúng ta có thể biết về Ngài. Các tôn giáo hầu hết đều là những triết lý suy luận về Chúa Trời. Vì thế các tôn giáo không biến đổi được ai, không nhậm lời ai. May thay, chúng ta có sự hướng dẫn rõ ràng để tìm biết Chúa Trời bằng cách đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh là quyển sách kỳ diệu nhất thế giới. Kinh Thánh mô tả chính xác và đáng tin về Đức Chúa Trời. Kinh Thánh là thước đo để chúng ta có thể tìm được Đức Chúa Trời thật. Đức Chúa Trời theo Kinh Thánh chính là Đức Chúa Trời có một và thật.
Làm sao chứng minh được điều nầy? Hãy bắt đầu đọc Kinh Thánh thì bạn sẽ biết.
Kinh Thánh mô tả Đức Chúa Trời như thế nào?
Trước hết, Chúa Trời là Đấng đời đời. Chúa Trời là Đấng không có khởi đầu và không có chấm dứt. Ngài là Đấng phi thời gian, lớn hơn thời gian và vượt khỏi thời gian. Ngài là Đấng vô hạn. Dĩ nhiên trí óc hữu hạn của loài người không thể hiểu được khả năng vượt thời gian của Chúa Trời bởi vì mọi sự chúng ta biết đều có bắt đầu và có kết thúc. Kinh Thánh mô tả trước mắt Chúa “một ngày như ngàn năm và ngàn năm như một ngày.” Chúa là Đấng tự hữu và hằng hữu.
Thi Thiên 90:2 “Trước khi núi non chưa sanh ra,
Đất và thế gian chưa dựng nên,
Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời.”
Chúa Trời là thần linh. Không một ai thấy mặt hay rờ đụng được Chúa Trời vì Ngài là Đấng thần linh. “Thần thì không có thịt, không có xương.” Dầu không ai thấy được Chúa Trời nhưng Ngài có thật, Ngài rất gần với sự hiểu biết của con người. Ngài như người cha, người bạn, người thầy, người thân của mỗi chúng ta. Ngài có nhân cách như chúng ta, Ngài vui, Ngài buồn, Ngài nói, Ngài nghe, Ngài thưởng, Ngài phạt. Chúng ta có thể liên hệ với Ngài như con với Cha. Mỗi ngày chúng ta có thể trò chuyện, “Lạy Cha chúng con ở trên trời.”
Tôi thích những lời ca ngợi Chúa của sứ đồ Phao-lô, “Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa, một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng không thể đến gần được, chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được, danh vọng quyền năng thuộc về Ngài đời đời! A-men” (1 Ti-mô-thê 6:15-16).
Chúa Trời chỉ có một. Tổ phụ dân Do Thái là người đầu tiên đã khám phá chỉ có một Chúa Trời. Lịch sử thành hình dân Do Thái với luật pháp ngàn đời giữ họ xoay quanh một chân lý quan trọng là chỉ có một Đức Chúa Trời và Ngài dạy mọi người chỉ thờ phượng một mình Chúa mà thôi: “Trước mắt ta ngươi chớ có thần khác.” “Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phục Truyền 6:4-5). Đây là điều răn quan trọng nhất. Lẽ thật chỉ có một Chúa Trời, một Đấng Tạo Hóa, sẽ giới hạn sự lựa chọn của mỗi người chúng ta. Điều nầy có nghĩa chúng ta hoặc thờ Ngài hay không thờ Ngài, nhận Ngài hay chối Ngài, vâng lời Ngài hay khước từ Ngài. Chúa Giê-su xác nhận, “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3). Chúng ta không tìm thấy Chúa Trời ở đâu khác hơn là ở chính Con Một Ngài là Chúa Giê-su.
Chúa Trời là Đấng toàn năng. Chúa Trời dùng lời phán của Ngài dựng nên vũ trụ. Từ chỗ hư không đến chỗ hiện hữu. Chúa có quyền năng lạ lùng đến nỗi Ngài đã dựng nên cả vũ trụ mênh mông dường như vô tận nầy. Cho đến ngày nay, không trí óc nào có thể tưởng tượng được sự bao la kích thước của vũ trụ. Chúa có thể làm bất cứ điều chi Chúa muốn làm. Chúa làm điều chi hợp với bản tánh của Ngài. Chúa dựng nên vũ trụ và muôn loài vạn vật, muôn hình vạn trạng từ con số không. Có câu chuyện ký thú là trong quyển tự truyện viết bằng chính ngòi bút của mình, ông Charles Darwin (cha đẻ của thuyết tiến hóa) lúc bấy giờ đã già rồi và ông cứ lặp đi lặp lại, “ Tôi không thể tin bằng tâm trí tôi rằng tất cả vũ trụ nầy lại được tạo ra bởi sự tình cờ” (I cannot believe with my mind that all this was produced by chance). Xem Roger Carswell, Things God Wants Us To Know, Great Britain: Christian Focus, 2007, p. 22.
Chúa Trời tạo nên loài người và muôn vật. Kinh Thánh tuyên bố, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế 1:1). “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất “ (Sáng thế 2:27-28). Sứ đồ Giăng chép, “Muôn vật bởi Ngài dựng nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài” (Giăng 1:2). Bạn và tôi do đều Chúa dựng nên, vì thế mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm theo mục đích của Ngài.
Chúa Trời biết mọi sự. Chúa biết chúng ta hơn chúng ta biết mình. Chúa không bao giờ ngạc nhiên, vì cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều được Chúa biết hết cả. Chúa biết mọi chi tiết của đời sống bạn và tôi. Ngài biết cả những tư tưởng thầm kín của chúng ta. Chúa chỉ cười khi nghe một người ra sức chống lại Ngài. Chúa ban thưởng cho người tin Ngài. Sự hiểu biết của Chúa có thể minh oan cho chúng ta khi chúng ta bị hiểu lầm hoặc bị ghen ghét vô cớ. Tin Chúa biết mọi sự giúp chúng ta biết chờ đợi Chúa.
Vua Đa-vít đã thú nhận: “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi.
Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy;
Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi.
Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi,
Quen biết các đường lối tôi.
Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi,
Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi.
Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước,
Đặt tay Chúa trên mình tôi
Sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi,
Cao đến đỗi tôi không với kịp!
Thi Thiên 139.
Chúa Trời ở khắp mọi nơi. Không ai trốn tránh khỏi sự hiện diện của Ngài. Chúa không hề bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Cuộc đời Tiên Tri Giô-na trong Kinh Thánh là một minh họa đẹp đẽ cho chân lý nầy. Không điều gì dấu mà không lộ. Tin Chúa ở khắp mọi nơi có thể an ủi chúng ta. Chúng ta có thể yên tâm ở tù hoặc bị bắt bớ ức hiếp vì tin Chúa.
Chúa Trời không hề thay đổi. Chúa đáng tin. Chúa giữ lời. Chúa không hề chết. Chúng ta an tâm khi tin cậy vâng lời Chúa và ở mãi trong Ngài.
Chúa Trời hoàn toàn thanh khiết và vô tội. Các thiên sứ đều kinh ngạc ngưỡng mộ Chúa. Không ai giống Chúa. Không ai trách móc Chúa được. Chúa không bao giờ làm sai, Chúa không hối tiếc vì việc làm hay suy nghĩ nào. Chúa là Đấng đáng kính sợ. Các thiên sứ ca tụng Chúa: Thánh thay, thánh thay, thánh thay.
Chúa Trời là Đấng công bình. Chúa sẽ phán xét thế gian. Chúa biết hết các động cơ và hậu quả. Chúa tuyệt đối công bình. Phán quyết của Ngài là chung cuộc. Kinh Thánh tiết lộ về tương lai chung cuộc của loài người: “Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. Đoạn, Sự chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa” (Khải Huyền 20:11-15).
Và Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa là vô hạn và vĩnh cửu nhưng Chúa muốn tỏ tình của Ngài với từng cá nhân trong thế giới loài người. Khi Chúa yêu, Chúa yêu cả thế gian. Khi Chúa cho, Ngài cho chúng ta Con Một của Ngài. Và khi Chúa cứu Ngài cứu chúng ta vĩnh viễn. Kinh Thánh chép, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Vì Chúa là tình yêu nên Ngài tha thứ, thương xót, đón nhận mọi người ăn năn quay lại với Ngài. Chỉ bởi đức tin nhờ cậy Chúa chúng ta nhận được sự cứu rỗi trọn vẹn. Chúng ta yêu vì Chúa yêu chúng ta trước. Tác giả Thi Thiên đã kinh ngạc thốt lên tự đáy lòng, “Nhưng, Chúa ơi, Chúa là Đức Chúa Trời hay thương xót và làm ơn, Chậm nóng giận, có sự nhân từ và sự chân thật dư dật” (Thi Thiên 86:15).
Bạn có đang thờ phượng một Đấng Tạo Hóa tối thượng có một và thật hay chưa?
Cách dễ dàng nhất là bạn hãy hạ mình kêu cầu Chúa cứu. Hãy xây dựng mối liên hệ phụ từ với Chúa mỗi ngày. Có Chúa Trời bạn sẽ có tất cả. Vì Chúa là Đức Chúa Trời có một và thật.
Bạn thân mến, dù muốn hay không, bạn và tôi cũng được lệnh phải thờ Trời vì mỗi người chúng ta đều đang sống nhờ Trời. Không hơi thở con người sẽ chết, không Chúa Trời chúng ta cũng sẽ chết. Ngoài Chúa Trời, chúng ta chẳng làm chi được, thậm chí chúng ta không thể sống còn để có thể lý luận về Ngài. Tin Trời, thờ Trời là chọn lựa hợp tình hợp lý nhất.
Mục Sư Nguyễn Văn Huệ
Vì Sao Chúng Ta Tin
-Nếu những hiện tượng tâm linh,những sự kiện phi thường là có thật, thì cần giải thích theo hướng khác mà hướng ưu tiên có thể là hoạt động cảm ứng thần kinh.
-Tôi hút thuốc lá 3 gói/ngày tưởng không bỏ được. Thế mà sau một lần bạo bệnh, tôi bỗng cai thuốc được mà không cần đến Chúa!
-Tôi có người bạn bị xoang mãn tính, lúc nào cũng "xụt xịt", nhưng cứ ngồi gần tôi là hết.
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đức Chúa Trời Có Thật!
ĐỨC CHÚA TRỜI: ĐẤNG CÓ MỘT VÀ THẬT
Trên thế giới có nhiều tôn giáo. Tôn giáo nào cũng quả quyết mình là đúng. Tôn giáo nào cũng nói mình thờ Trời. Nhưng quan niệm về Trời của nhiều người và của nhiều tôn giáo rất khác nhau. Nếu nói, “Quan điểm của tôi về Đức Chúa Trời là…” thì chúng ta có thể nói trên thế giới mỗi người có một quan niệm khác nhau về Đức Chúa Trời. Hiện nay thế giới có hơn 7 tỉ người rồi. Nhưng đa số đều có thể đồng ý chỉ có một Chúa Trời. Thật là lạ. Vì thế vấn đề chính ở đây không phải là quan niệm của con người về Chúa Trời nữa nhưng là quan niệm của Chúa Trời về chính mình Ngài. Ngài thực sự là Đấng thể nào? Ngài nói với chúng ta như thế nào về chính mình Ngài? Làm sao để kiếm được Ngài?
Dĩ nhiên, trên thế giới cũng có những người không tin có Chúa Trời. Họ ra sức bào chữa cho niềm tin vô vọng của mình. Cũng có nhiều người đang sống như là không có Chúa Trời, tin rằng không ai phán xét mình cả. Nhưng sự hiểu biết về sự có thật của Chúa Trời là điều tự nhiên trong lòng của mỗi một con người. Kinh Thánh dạy chúng ta không nên dối lòng. Hãy tôn trọng sự thực và tìm kiếm lẽ thật. Chúng ta phải chấp nhận sự thật dù nhiều khi sự thật mất lòng.
Tại sao lòng bạn cảm thấy cô đơn, trống rỗng, lo lắng, băn khoăn, bất an? Tại vì lòng bạn không có Chúa Trời, là Chúa bình an. “Lòng người sẽ không yên cho đến khi người đó yên nghỉ trong Ngài” (Augustine). Mỗi người chúng ta gặp thấy trên đời (dù ở dưới biển hay ở chốn rừng sâu, dầu ở nam hay ở bắc) đều có ý thức về mục đích của cuộc đời. Ý thức nầy sẽ được củng cố thêm khi chúng ta thấy một em bé chào đời. Hoặc khi chúng ta tham dự một tang lễ của một người qua đời. Chúng ta kính trọng thân xác con người vì người đó có linh hồn. Trong mỗi con người đều có ý thức về tình yêu, vẻ đẹp, ý nghĩa, hy vọng, mục đích, đúng, sai. Con người là sinh vật duy nhất ý thức về yếu tố thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người là sinh vật duy nhất biết tôn thờ, biết hiếu kính. Biết có đời nầy, sẽ có đời sau. Ở đâu và thời nào người ta cũng thích chân, thiện, mỹ. Ai cũng thích sự thật, công bình, tự do, bình an, phần thưởng. Ai cũng ghét giả dối, thù hận, phản bội, thất hứa… Phải chăng từ nơi sâu thẳm con người biết mình đang mang hình ảnh của Đức Chúa Trời, một Đấng toàn thiện toàn mỹ, công bình, chính trực, yêu thương.
Do con người tự tìm cách hiểu biết về Đức Chúa Trời và không chịu chấp nhận sự tự bày tỏ của chính mình Ngài nên chúng ta thấy trên thế giới có nhiều triết lý và tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều mô tả Ông Trời khác nhau. Chúng ta không thể nể nang để nói rằng quan niệm nào về Trời cũng giống như nhau, hay cũng đúng như nhau. Bởi vì các quan niệm về Trời rất khác nhau. Chẳng hạn, người Cơ-đốc Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo tin chỉ có một Ông Trời, trong khi người Ấn Giáo tin có hàng triệu Ông Trời, còn Phật giáo thì không tin có Ông Trời nào cả. Rõ ràng không thể chấp nhận tất cả tôn giáo đều đúng. Chúng ta không thể nhờ tôn giáo mà biết về Đức Chúa Trời. Tôn giáo là sản phẩm của loài người. Loài người hữu hạn làm sao biết được về Chúa Trời vô hạn?
Có câu chuyện kể về thánh Augustine gặp một cậu bé đang ngồi bên bờ biển Địa Trung Hải và cậu đang đổ nước biển vào cái hố cát. Augustine hỏi cậu bé đang làm gì. Cậu bé trả lời, “Tôi đang múc cạn nước biển đổ vào hố cát nầy!” Augustine cười và nói, “Cậu không bao giờ có thể đặt biển vào khít hố nhỏ nầy. Cậu chỉ phí thời giờ.” Cậu bé ngước mắt lên và nói, “Và ông cũng đang phí thời giờ viết một quyển sách về Đức Chúa Trời. Ông không bao giờ có thể đặt Chúa Trời khít vào một quyển sách được.” Trích John Schwarz, A Handbook of the Christian Faith, Minesota: Bethany House, 2004, p. 185.
Bây giờ tôi muốn bạn cùng tôi suy nghĩ. Nếu không phải tất cả các tôn giáo đều đúng thì chúng ta phải suy nghĩ và chọn lựa một đức tin chân chính và đúng nhất. Nếu chỉ có một thế giới, chỉ có một dòng giống loài người, “chỉ có một con đường đưa ta về thiên quốc”, thì chắc chắn chỉ có một Ông Trời và nếu chỉ có một Ông Trời thì chỉ có một đức tin đúng nhất mà Ông Trời muốn bày tỏ cho chúng ta và trông đợi chúng ta tin theo. Người Việt Nam phải đi tìm và tôn thờ một Đức Chúa Trời là Đấng có một và có thật.
Ngày nay chúng ta có rất nhiều phương tiện để tìm kiếm, tìm hiểu và lựa chọn. Vì tự do, hạnh phúc và số phận tương lai của bản thân, gia đình và dân tộc mình, chúng ta không thể quyết định sai và lựa chọn sai về Đức Chúa Trời được. Sống nhiều năm ở Mỹ tôi thấy người Mỹ đã có một chọn lựa dễ dàng đó là tin cậy một Ông Trời. Điều nầy thể hiện trên mỗi đồng dollar với dòng chữ IN GOD WE TRUST (Chúng tôi tin cậy Chúa Trời). Tôi ước gì mỗi người Việt Nam đểu đồng thanh nói rằng IN GOD WE TRUST một cách thật lòng.
Giữa các tôn giáo chính mà nhiều người Việt đang theo, bạn nên chọn theo ai? Nếu không có Chúa Trời thì bạn không cần đi theo một tôn giáo nào. Nhưng nếu có Ngài thì bạn phải biết lựa chọn để tin. Xin hãy lựa chọn cách khách quan. Sự lựa chọn của chúng ta quyết định số phận của chúng ta. Hôm nay và ngày mai. Trong cả đời nầy lẫn cả đời sau.
Chúng ta hãy suy nghĩ đến sự khác nhau giữa các tôn giáo và Cơ-đốc Giáo. Có vô số các tôn giáo và các tôn giáo đều rất khác nhau. Nhiều người đang theo tôn giáo cách mù quáng, (nên người ta gọi đó là mê tín), họ bị nô lệ cho tôn giáo, không yên tâm, mà không thoát ra được. Có một lực vô hình của Ác quỷ đang lôi kéo họ. Điều đó cho thấy nhu cầu tâm linh của con người là to lớn và rộng khắp là dường nào. Tôn giáo thường là chỗ dựa ru ngủ linh hồn. Đây chính là sự khác nhau giữa Đạo Người và Đạo Trời. Hãy biết phân biệt một cách sáng suốt. Trong khi các tôn giáo dạy chúng ta phải làm một số giáo điều, trở nên một hạng người có đạo, và cố vâng giữ một số giới răn, thì Đạo Chúa lại dạy con người hãy xây dựng mối liên hệ với Chúa Trời và nhận lãnh lấy những gì mà Chúa đã làm cho chúng ta. Thay vì phải làm, phải giữ, chúng ta được Chúa Trời dạy hãy tin cậy Ngài. Đạo Người dạy bạn hãy làm, Đạo Trời dạy bạn hãy nhận. Đạo Người dạy bạn hãy tự tu, Đạo Trời dạy bạn hãy yên nghỉ. Hãy yên nghỉ trên những gì Chúa Trời đã làm và đã ban cho chúng ta.
Bạn muốn chọn con đường nào? Việc làm hay đức tin? Việc bạn làm hay việc Chúa làm?
Bây giờ tôi muốn bạn và tôi tìm hiểu về Đức Chúa Trời. Mục tiêu tìm hiểu của chúng ta phải là một Chúa Trời thật, một Đấng sáng tạo, Đấng tối thượng chí cao. Đức Chúa Trời chúng ta tôn thờ phải là Đấng có một và thật. Có lẽ bạn và tôi đều đồng ý rằng nếu một Đức Chúa Trời tối thượng, chí cao như thế không tự bày tỏ chính mình Ngài cho chúng ta thì không ai trong chúng ta có thể biết về Ngài. Các tôn giáo hầu hết đều là những triết lý suy luận về Chúa Trời. Vì thế các tôn giáo không biến đổi được ai, không nhậm lời ai. May thay, chúng ta có sự hướng dẫn rõ ràng để tìm biết Chúa Trời bằng cách đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh là quyển sách kỳ diệu nhất thế giới. Kinh Thánh mô tả chính xác và đáng tin về Đức Chúa Trời. Kinh Thánh là thước đo để chúng ta có thể tìm được Đức Chúa Trời thật. Đức Chúa Trời theo Kinh Thánh chính là Đức Chúa Trời có một và thật.
Làm sao chứng minh được điều nầy? Hãy bắt đầu đọc Kinh Thánh thì bạn sẽ biết.
Kinh Thánh mô tả Đức Chúa Trời như thế nào?
Trước hết, Chúa Trời là Đấng đời đời. Chúa Trời là Đấng không có khởi đầu và không có chấm dứt. Ngài là Đấng phi thời gian, lớn hơn thời gian và vượt khỏi thời gian. Ngài là Đấng vô hạn. Dĩ nhiên trí óc hữu hạn của loài người không thể hiểu được khả năng vượt thời gian của Chúa Trời bởi vì mọi sự chúng ta biết đều có bắt đầu và có kết thúc. Kinh Thánh mô tả trước mắt Chúa “một ngày như ngàn năm và ngàn năm như một ngày.” Chúa là Đấng tự hữu và hằng hữu.
Thi Thiên 90:2 “Trước khi núi non chưa sanh ra,
Đất và thế gian chưa dựng nên,
Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời.”
Chúa Trời là thần linh. Không một ai thấy mặt hay rờ đụng được Chúa Trời vì Ngài là Đấng thần linh. “Thần thì không có thịt, không có xương.” Dầu không ai thấy được Chúa Trời nhưng Ngài có thật, Ngài rất gần với sự hiểu biết của con người. Ngài như người cha, người bạn, người thầy, người thân của mỗi chúng ta. Ngài có nhân cách như chúng ta, Ngài vui, Ngài buồn, Ngài nói, Ngài nghe, Ngài thưởng, Ngài phạt. Chúng ta có thể liên hệ với Ngài như con với Cha. Mỗi ngày chúng ta có thể trò chuyện, “Lạy Cha chúng con ở trên trời.”
Tôi thích những lời ca ngợi Chúa của sứ đồ Phao-lô, “Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa, một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng không thể đến gần được, chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được, danh vọng quyền năng thuộc về Ngài đời đời! A-men” (1 Ti-mô-thê 6:15-16).
Chúa Trời chỉ có một. Tổ phụ dân Do Thái là người đầu tiên đã khám phá chỉ có một Chúa Trời. Lịch sử thành hình dân Do Thái với luật pháp ngàn đời giữ họ xoay quanh một chân lý quan trọng là chỉ có một Đức Chúa Trời và Ngài dạy mọi người chỉ thờ phượng một mình Chúa mà thôi: “Trước mắt ta ngươi chớ có thần khác.” “Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phục Truyền 6:4-5). Đây là điều răn quan trọng nhất. Lẽ thật chỉ có một Chúa Trời, một Đấng Tạo Hóa, sẽ giới hạn sự lựa chọn của mỗi người chúng ta. Điều nầy có nghĩa chúng ta hoặc thờ Ngài hay không thờ Ngài, nhận Ngài hay chối Ngài, vâng lời Ngài hay khước từ Ngài. Chúa Giê-su xác nhận, “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3). Chúng ta không tìm thấy Chúa Trời ở đâu khác hơn là ở chính Con Một Ngài là Chúa Giê-su.
Chúa Trời là Đấng toàn năng. Chúa Trời dùng lời phán của Ngài dựng nên vũ trụ. Từ chỗ hư không đến chỗ hiện hữu. Chúa có quyền năng lạ lùng đến nỗi Ngài đã dựng nên cả vũ trụ mênh mông dường như vô tận nầy. Cho đến ngày nay, không trí óc nào có thể tưởng tượng được sự bao la kích thước của vũ trụ. Chúa có thể làm bất cứ điều chi Chúa muốn làm. Chúa làm điều chi hợp với bản tánh của Ngài. Chúa dựng nên vũ trụ và muôn loài vạn vật, muôn hình vạn trạng từ con số không. Có câu chuyện ký thú là trong quyển tự truyện viết bằng chính ngòi bút của mình, ông Charles Darwin (cha đẻ của thuyết tiến hóa) lúc bấy giờ đã già rồi và ông cứ lặp đi lặp lại, “ Tôi không thể tin bằng tâm trí tôi rằng tất cả vũ trụ nầy lại được tạo ra bởi sự tình cờ” (I cannot believe with my mind that all this was produced by chance). Xem Roger Carswell, Things God Wants Us To Know, Great Britain: Christian Focus, 2007, p. 22.
Chúa Trời tạo nên loài người và muôn vật. Kinh Thánh tuyên bố, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế 1:1). “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất “ (Sáng thế 2:27-28). Sứ đồ Giăng chép, “Muôn vật bởi Ngài dựng nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài” (Giăng 1:2). Bạn và tôi do đều Chúa dựng nên, vì thế mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm theo mục đích của Ngài.
Chúa Trời biết mọi sự. Chúa biết chúng ta hơn chúng ta biết mình. Chúa không bao giờ ngạc nhiên, vì cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều được Chúa biết hết cả. Chúa biết mọi chi tiết của đời sống bạn và tôi. Ngài biết cả những tư tưởng thầm kín của chúng ta. Chúa chỉ cười khi nghe một người ra sức chống lại Ngài. Chúa ban thưởng cho người tin Ngài. Sự hiểu biết của Chúa có thể minh oan cho chúng ta khi chúng ta bị hiểu lầm hoặc bị ghen ghét vô cớ. Tin Chúa biết mọi sự giúp chúng ta biết chờ đợi Chúa.
Vua Đa-vít đã thú nhận: “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi.
Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy;
Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi.
Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi,
Quen biết các đường lối tôi.
Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi,
Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi.
Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước,
Đặt tay Chúa trên mình tôi
Sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi,
Cao đến đỗi tôi không với kịp!
Thi Thiên 139.
Chúa Trời ở khắp mọi nơi. Không ai trốn tránh khỏi sự hiện diện của Ngài. Chúa không hề bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Cuộc đời Tiên Tri Giô-na trong Kinh Thánh là một minh họa đẹp đẽ cho chân lý nầy. Không điều gì dấu mà không lộ. Tin Chúa ở khắp mọi nơi có thể an ủi chúng ta. Chúng ta có thể yên tâm ở tù hoặc bị bắt bớ ức hiếp vì tin Chúa.
Chúa Trời không hề thay đổi. Chúa đáng tin. Chúa giữ lời. Chúa không hề chết. Chúng ta an tâm khi tin cậy vâng lời Chúa và ở mãi trong Ngài.
Chúa Trời hoàn toàn thanh khiết và vô tội. Các thiên sứ đều kinh ngạc ngưỡng mộ Chúa. Không ai giống Chúa. Không ai trách móc Chúa được. Chúa không bao giờ làm sai, Chúa không hối tiếc vì việc làm hay suy nghĩ nào. Chúa là Đấng đáng kính sợ. Các thiên sứ ca tụng Chúa: Thánh thay, thánh thay, thánh thay.
Chúa Trời là Đấng công bình. Chúa sẽ phán xét thế gian. Chúa biết hết các động cơ và hậu quả. Chúa tuyệt đối công bình. Phán quyết của Ngài là chung cuộc. Kinh Thánh tiết lộ về tương lai chung cuộc của loài người: “Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. Đoạn, Sự chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa” (Khải Huyền 20:11-15).
Và Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa là vô hạn và vĩnh cửu nhưng Chúa muốn tỏ tình của Ngài với từng cá nhân trong thế giới loài người. Khi Chúa yêu, Chúa yêu cả thế gian. Khi Chúa cho, Ngài cho chúng ta Con Một của Ngài. Và khi Chúa cứu Ngài cứu chúng ta vĩnh viễn. Kinh Thánh chép, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Vì Chúa là tình yêu nên Ngài tha thứ, thương xót, đón nhận mọi người ăn năn quay lại với Ngài. Chỉ bởi đức tin nhờ cậy Chúa chúng ta nhận được sự cứu rỗi trọn vẹn. Chúng ta yêu vì Chúa yêu chúng ta trước. Tác giả Thi Thiên đã kinh ngạc thốt lên tự đáy lòng, “Nhưng, Chúa ơi, Chúa là Đức Chúa Trời hay thương xót và làm ơn, Chậm nóng giận, có sự nhân từ và sự chân thật dư dật” (Thi Thiên 86:15).
Bạn có đang thờ phượng một Đấng Tạo Hóa tối thượng có một và thật hay chưa?
Cách dễ dàng nhất là bạn hãy hạ mình kêu cầu Chúa cứu. Hãy xây dựng mối liên hệ phụ từ với Chúa mỗi ngày. Có Chúa Trời bạn sẽ có tất cả. Vì Chúa là Đức Chúa Trời có một và thật.
Bạn thân mến, dù muốn hay không, bạn và tôi cũng được lệnh phải thờ Trời vì mỗi người chúng ta đều đang sống nhờ Trời. Không hơi thở con người sẽ chết, không Chúa Trời chúng ta cũng sẽ chết. Ngoài Chúa Trời, chúng ta chẳng làm chi được, thậm chí chúng ta không thể sống còn để có thể lý luận về Ngài. Tin Trời, thờ Trời là chọn lựa hợp tình hợp lý nhất.
Mục Sư Nguyễn Văn Huệ
Nhà Khoa Học Tìm Ra Bằng Chứng Cho Thấy Đức Chúa Trời Tồn Tại
Một trong những nhà khoa học được tôn trọng nhất trên thế giới cho biết
ông đã tìm thấy bằng chứng khoa học chỉ ra sự tồn tại của Đức Chúa
Trời.
Theo Hiệp hội Nghiên cứu Nhân học và Văn hóa học, nhà khoa học Michio
Kaku, được biết đến là một trong những người phát triển cuộc cách mạng
Lý Thuyết Dây, khẳng định, “Tôi đã kết luận được rằng chúng ta đang ở
trong một thế giới được tạo ra bởi những quy luật do một Đấng khôn ngoan
đặt ra”.
Trong video, Kaku giải thích rằng với việc sử dụng vật lý, toán học và
tham khảo Lý Thuyết Dây, khoa học đã thật sự chỉ ra sự tồn tại của Đức
Chúa Trời.
Kaku cho biết, “Mục đích của vật lý là tìm ra sự cân bằng… cho phép
chúng ta thống nhất tất cả sức mạnh của tự nhiên và cho phép chúng ta
hiểu được tâm trí của Đức Chúa Trời.”
Ông giới thiệu một thuyết sử dụng “primitive semi-radius tachyons” (Hạt siêu ánh sáng nguyên thủy nửa bán kính)
“Với tôi, rõ ràng là chúng ta đang tồn tại theo một kế hoạch được kiểm
soát bởi những quy luật được tạo ra và định hình bởi một Đấng khôn ngoan
khắp vũ trụ, và không có sự tình cờ nào cả.” Ông khẳng định.
Khi những khám phá khoa học mới này trở nên phổ biến, thì khái niệm tình cờ cũng sẽ mãi mãi thay đổi.
“Hãy tin tôi,” Kaku nói, “mọi thứ mà ngày nay chúng ta gọi là sự tình cờ không còn có lý nữa.”
Một số người đặt câu hỏi rằng toán học có ích gì? Mối liên hệ giữa toán
và vật lý là gì? Có khi toán học dẫn đầu. Có khi vật lý dẫn đầu. Có khi
chúng đi với nhau, vì rõ ràng là toán học có ích lợi. Ví dụ, vào năm
1600s, Isaac Newton đã hỏi một câu đơn giản: Nếu một quả táo rơi, thì
mặt trăng có rơi không? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi hay nhất
từng được con người đặt ra. Nếu quả táo rơi, thì mặt trăng có rơi không?
Isaac Newton nói có, mặt trăng rơi do luật bình phương nghịch đảo, quả
táo cũng vậy. Ông có thuyết thống nhất về bầu trời, nhưng lại không có
toán học để lý giải chuyện mặt trăng rơi. Vậy ông đã làm gì? Ông tạo ra
phép tính. Vậy, phép tính là hệ quả trực tiếp trong việc lý giải vấn đề
mặt trăng rơi.
Khi bạn học tính toán lần đầu, bạn làm điều gì trước nhất? Bạn tính toán
sự chuyển động của các vật thể rơi, Newton đã tính chuyển động của mặt
trăng rơi như vậy, và nó giúp chúng ta thấy được các máy móc vũ trụ. Đây
là vấn đề khi toán học và vật lý kết hợp với nhau như cặp sinh đôi dính
liền, sinh ra cùng nhau để giải thích một câu hỏi thiết thực, bạn tính
toán chuyển động của các vật thể ngoài vũ trụ như thế nào?
Sau đó Einstein đặt một câu hỏi khác, bản chất hay nguồn gốc của trọng
lực là gì? Einstein nói rằng trọng lực không là gì cả ngoài sản phẩm phụ
của bề mặt cong. Vậy, vì sao tôi có thể ngồi được trên ghế? Một người
bình thường sẽ trả lời “Tôi ngồi được trên ghế là vì trọng lực kéo tôi
về phía mặt đất,” nhưng Einstein nói, “Không, không, không, không. Không
có cái gì gọi là sức kéo trọng lực cả; mà đó là do trái đất đã làm cong
không gian phía trên đầu tôi và quanh người tôi, nên không gian đó đẩy
tôi và khiến tôi có thể ngồi xuống ghế. Vậy, tóm tắt lý thuyết của
Einstein, trọng lực không có sức kéo, mà chính là không gian có sức đẩy.
Nhưng bạn thấy đấy, sức đẩy của kết cấu không gian và thời gian đòi
hỏi tính toán vi phân, đó là ngôn ngữ của những bề mặt bị bẻ cong, phép
tính vi phân mà bạn đã học trong năm tư ở trường Đại Học.
Một lần nữa, đây là lúc toán học và vật lý kết hợp chặt chẽ với nhau,
nhưng lúc này toán học đến trước. Lý thuyết bề mặt cong đến trước.
Einstein lấy thuyết đó và áp dụng vào vật lý.
Bây giờ chúng ta có lý thuyết dây, nên chúng ta biết 100 năm trước, toán
học và vật lý bị chia thành hai. Thực ra, khi Einstein giới thiệu
thuyết tương đối vào năm 1905, đó cũng là lúc hình học topo ra đời, các
vật thể hình học đa chiều, hình cầu ở chiều 10, 11, 12, 26, bất kì chiều
nào bạn muốn. Vậy, vật lý và toán học bị chia làm hai. Toán học bước
vào siêu không gian và các nhà toán học nói, “Aha, cuối cùng chúng ta đã
tìm thấy một lĩnh vực toán học mà không có ứng dụng vật lý nào. Các nhà
toán học tự hào vì họ vô dụng. Họ muốn mình vô dụng như vậy. Đó là một
huy chương cho nỗ lực vô ích,” và họ nói “điều vô ích nhất đó là lý
thuyết về hình học vi phân và các chiều cao hơn.”
Vật lý có ứng dụng trong nhiều thập kỷ. Chúng ta làm ra bom nguyên tử.
Chúng ta phát hiện ra các vì sao. Chúng ta tạo ra tia laser, nhưng gần
đây chúng tôi đã phát hiện ra lý thuyết dây, và lý thuyết dây tồn tại
trong chiều siêu không gian 10 và 11. Không chỉ vậy, các chiều này là
siêu đẳng. Chúng siêu đối xứng. Một loại số mới mà các nhà toán học chưa
bao giờ nói đến được suy ra từ lý thuyết dây; nên chúng tôi gọi nó là
“siêu lý thuyết dây.” Các nhà toán học đã rối trí. Họ đã bị sốc vì đột
nhiên từ vật lý sinh ra toán học mới, siêu số, siêu hình học topo, siêu
hình học vi phân.
Đột nhiên chúng ta có các lý thuyết siêu đối xứng ra từ vật lý mà sau đó
đã cách mạng hóa ngành toán học. Vậy, chúng tôi tin rằng mục tiêu của
vật lý đó là tìm ra phương trình mà sẽ cho phép chúng tôi thống nhất tất
cả sức mạnh của tự nhiên và cho phép chúng tôi đọc được trí tuệ của Đức
Chúa Trời. Và chìa khóa của phương trình đó là gì? Đó là siêu đối xứng
do vật lý tạo ra chứ không phải toán học, và đã gây sốc cho cả thế giới
toán học. Nhưng bạn thấy đấy, tất cả đều là toán học thuần túy, vậy, kết
luận cuối cùng đó là Đức Chúa Trời là một nhà toán học. Chúng tôi tin
rằng trí tuệ của Chúa là khúc nhạc khổng lồ, khúc nhạc của chuỗi tiếng
vang qua chiều siêu không gian 11. Đó là trí tuệ của Đức Chúa Trời.
Dịch: CTV.
Nguồn: Christian Headlines.
Có ai từng nhìn thấy Đức Chúa Trời không?
Kinh Thánh giải đáp
Chưa từng có người nào thấy Đức Chúa Trời theo nghĩa đen (Xuất Ê-díp-tô Ký 33:20; Giăng 1:18; 1 Giăng 4:12). Kinh Thánh cho biết “Đức Chúa Trời là thần linh”, một thể vô hình trước mắt loài người. —Giăng 4:24; 1 Ti-mô-thê 1:17.
Tuy nhiên, các thiên sứ có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời trực tiếp bởi vì họ là những tạo vật thần linh (Ma-thi-ơ 18:10). Hơn nữa, một số người chết sẽ được sống lại ở trên trời với thể thần linh, và khi đó có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời. —Phi-líp 3:20, 21; 1 Giăng 3:2.
Làm thế nào để “nhìn thấy” Đức Chúa Trời ngay từ bây giờ?
Kinh Thánh thường dùng ý tưởng nhìn thấy theo nghĩa bóng để biểu trưng cho sự khai sáng (Ê-sai 6:10; Giê-rê-mi 5:21; Giăng 9:39-41).
Theo nghĩa này thì ngay bây giờ, một người có thể nhìn thấy Đức Chúa
Trời bằng đức tin, nhờ thế người ấy nhận biết ngài và quý trọng các đức
tính của ngài (Ê-phê-sô 1:18). Kinh Thánh cho biết các bước để vun trồng loại đức tin này.
- Tìm hiểu về các đức tính của Đức Chúa Trời, chẳng hạn tình yêu thương, tính rộng rãi, sự khôn ngoan và quyền năng của ngài qua sự sáng tạo (Rô-ma 1:20). Sau khi Đức Chúa Trời nhắc Gióp nhớ lại những công trình sáng tạo của ngài, người đàn ông trung thành này cảm thấy như thể Đức Chúa Trời ở ngay trước mắt ông.
—Gióp 42:5. - Học biết về Đức Chúa Trời qua việc tìm hiểu Kinh Thánh. Chúng ta được Kinh Thánh đảm bảo: “Nếu con tìm-kiếm [Đức Chúa Trời], Ngài sẽ cho con gặp”.
—1 Sử-ký 28:9; Thi-thiên 119:2; Giăng 17:3. - Tìm hiểu về Đức Chúa Trời qua đời sống của Chúa Giê-su. Vì Chúa Giê-su phản ánh hoàn hảo các đức tính của Cha ngài, Đức Giê-hô-va, nên ngài có thể nói: “Ai đã thấy tôi là đã thấy Cha”.
—Giăng 14:9. - Sống để làm vui lòng Đức Chúa Trời và xem cách ngài hành động vì lợi ích của bạn. Chúa Giê-su phán: “Hạnh phúc thay những ai có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời”. Như đã được nói ở trên, một số người làm hài lòng Đức Chúa Trời sẽ được sống lại ở trên trời và khi đó sẽ “thấy Đức Chúa Trời”.
—Ma-thi-ơ 5:8; Thi-thiên 11:7.
Môi-se, Áp-ra-ham và những người khác có thật sự nhìn thấy Đức Chúa Trời không?
Trong
những lời tường thuật mà dường như Kinh Thánh nói rằng con người đã
nhìn thấy Đức Chúa Trời theo nghĩa đen, thì văn cảnh cho thấy Đức Chúa
Trời hiện ra qua một thiên sứ đại diện hoặc trong khải tượng.
Thiên sứ.
Vào thời xưa, Đức Chúa Trời phái các thiên sứ làm đại diện cho ngài để hiện ra với con người và phán truyền nhân danh ngài (Thi-thiên 103:20).
Chẳng hạn, có lần Đức Chúa Trời nói với Môi-se từ một bụi gai cháy, và
Kinh Thánh cho biết: “Môi-se liền che mặt, vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời”
(Xuất Ê-díp-tô Ký 3:4, 6).
Tuy nhiên, Môi-se không nhìn thấy Đức Chúa Trời theo nghĩa đen, vì văn
cảnh cho thấy thực ra ông nhìn thấy “thiên-sứ của Đức Giê-hô-va”. —Xuất Ê-díp-tô Ký 3:2.
Tương
tự thế, khi Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời “đối-diện phán cùng
Môi-se”, điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời nói chuyện với Môi-se một
cách thân mật (Xuất Ê-díp-tô Ký 4:10, 11; 33:11). Thật ra, Môi-se không nhìn thấy mặt của Đức Chúa Trời, vì chỉ thị ông nhận từ Đức Chúa Trời là do “các thiên sứ truyền lại” (Ga-la-ti 3:19; Công vụ 7:53).
Tuy nhiên, đức tin của Môi-se đối với Đức Chúa Trời vững chắc đến mức
Kinh Thánh miêu tả ông như thể “nhìn thấy đấng vô hình”. —Hê-bơ-rơ 11:27.
Cũng
như cách ngài nói với Môi-se, Đức Chúa Trời nói chuyện với Áp-ra-ham
qua các thiên sứ. Đành rằng, khi đọc Kinh Thánh lướt qua, có thể chúng
ta cảm tưởng như Áp-ra-ham nhìn thấy Đức Chúa Trời theo nghĩa đen (Sáng-thế Ký 18:1, 33).
Tuy nhiên, văn cảnh cho biết “ba người” đến với Áp-ra-ham thực ra là
thiên sứ do Đức Chúa Trời phái đến. Áp-ra-ham nhận ra họ đại diện cho
Đức Chúa Trời và xưng hô với họ như thể đang nói chuyện trực tiếp với
Đức Giê-hô-va. —Sáng-thế Ký 18:2, 3, 22, 32; 19:1.
Khải tượng.
Đức Chúa Trời cũng hiện ra với con người qua những khải tượng, tức cảnh
tượng hiện ra trong trí một người. Chẳng hạn, khi Kinh Thánh tường thuật
rằng Môi-se và những người Y-sơ-ra-ên khác “nhìn thấy Đức Chúa Trời”
thì thực ra họ “thấy một khải tượng của Đức Chúa Trời” (Xuất Ê-díp-tô Ký 24:9-11, NW). Tương tự, đôi khi Kinh Thánh nói rằng những nhà tiên tri “thấy Chúa” (Ê-sai 6:1; Đa-ni-ên 7:9; A-mốt 9:1).
Trong mỗi trường hợp, văn cảnh giúp chúng ta hiểu rằng họ thấy khải
tượng của Đức Chúa Trời chứ không phải nhìn thấy ngài trực tiếp. —Ê-sai 1:1; Đa-ni-ên 7:2; A-mốt 1:1.
Chương 2: Có Đức Chúa Trời Không?
Trong đời sống con
người, không có một câu hỏi nào sâu sắc đòi hỏi một câu trả lời hơn là
câu hỏi: Có Đức Chúa Trời không? Đây là một câu hỏi thách thức mỗi con
người biết suy nghĩ, và câu trả lời liên hệ với mỗi chúng ta cho dù
chúng ta đang ở đâu trong cuộc đời này.
Khi chúng tôi sống ở Dallas, một người
quảng cáo cho quyển Những Tác Phẩm Lớn Của Thế Giới Phương Tây (Great
Books of the Western World) thuyết phục chúng tôi mua trọn bộ 54 chương.
Trong số 102 tư tưởng vĩ đại nhất, tôi bắt đầu với số 29, Đức Chúa
Trời. Biên tập viên, Mortimer Adler, bắt đầu bằng lời giải thích: “Về
phương diện tham khảo trọn vẹn, cũng như trong sự đa dạng, đây là chương
sách dày nhất (của bộ giới thiệu đề tài tổng hợp). Lý do thật rõ ràng.
Hậu quả của tư tưởng và hành động theo sau việc chấp nhận hay chối bỏ
Đức Chúa Trời vốn được dành nhiều chỗ hơn là để giải đáp bất luận một
câu hỏi căn bản nào khác.”
Adler tiếp tục liệt kê ra những ứng dụng
thực tiễn: toàn bộ phương hướng của cuộc sống con người đều chịu ảnh
hưởng của việc con người có tự xem mình như những hữu thể ưu việt trong
vũ trụ hay nhận biết rằng có một hữu thể siêu việt hơn mà họ nhận thức
đó là đối tượng của sự kính sợ hay yêu mến, một sức mạnh đang bị thách
đố hay một Cứu Chúa phải thuận phục. Trong số những người chấp nhận có
thần thánh, điều tối quan trọng là vị thần đó được hình dung như một ý
niệm về Đức Chúa Trời đối tượng của suy lý triết học- hay là một Đức
Chúa Trời hằng sống mà con người thờ phượng trong mọi hành động sùng
kính bao gồm cả những nghi lễ tôn giáo.
Có Đức Chúa Trời trong ống nghiệm chăng?
Rõ ràng là chúng ta không thể xét nghiệm
Đức Chúa Trời trong một ống nghiệm hay chứng minh về Ngài bằng phương
pháp khoa học (scientific methodology) thông thường. Hơn nữa, chúng ta
có thể nhấn mạnh tương tự rằng chúng ta cũng không thể chứng minh về
Napoleon bằng những phương pháp khoa học được. Lý do nằm ở chính bản
chất của lịch sử và trong sự giới hạn của những phương pháp khoa học.
Muốn cho một việc gì có thể được chứng nghiệm bằng phương pháp khoa học,
việc ấy phải được lặp đi lặp lại. Một nhà khoa học không tuyên bố cho
cả thế giới biết về một khám phá mới chỉ dựa trên một thí nghiệm duy
nhất mà thôi. Lịch sử trong chính bản chất của nó là không thể được lặp
lại. Không ai có thể quay lại thời ban đầu của vũ trụ hay đem Napoleon
sống lại hay lặp lại cuộc ám sát cố tổng thống Lincoln hay sự đóng đinh
của Chúa Giê-xu. Việc các biến cố không thể được chứng minh bằng sự lặp
lại không bác bỏ tính có thực của những biến cố đó.
Có rất nhiều sự thật nằm bên ngoài phạm
vi của những phương pháp khoa học. Phương pháp khoa học chỉ hữu dụng với
những vật thể có thể đo lường được mà thôi. Chưa có ai từng thấy một
mét tình yêu hay hai ký lô công lý, nhưng nếu phủ nhận thực tại của
chúng, thì người ấy phải là một tên điên. Cứ khăng khăng đòi phải chứng
minh Đức Chúa Trời bằng phương pháp khoa học thì chẳng khác gì đòi dùng
máy điện thoại để đo chất phóng xạ.
Sự vĩnh hằng trong tấm lòng của chúng ta
Có bằng chứng hiển nhiên nào về sự hiện
hữu của Đức Chúa Trời không? Những nghiên cứu của những nhà nhân chủng
học đã chỉ ra rằng có một niềm tin phổ quát nơi Đức Chúa Trời trong hầu
hết những dân tộc sơ khai nhất ngày nay. Trong những chuyện huyền thoại
và những chuyện lịch sử xa xưa của mọi dân tộc khắp trên thế giới đều có
một ý niệm nguyên thủy về một Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Dường như
cả trong ý thức của những dân tộc ngày nay theo chủ nghĩa đa thần đều đã
ý thức về sự hiện hữu một Đức Chúa Trời tối cao nguyên thủy. Dù có
những sự thêm thắt khác vào một vị chúa không biết này, nhưng ý niệm về
một Đức Chúa Trời vẫn còn đó.
Những nghiên cứu trong năm mươi năm trở
lại đây đã thách thức quan niệm tiến hóa về sự phát triển của tôn giáo.
Thuyết độc thần – quan niệm rằng có một Đức Chúa Trời – trở nên đỉnh cao
của sự phát triển tiệm tiến bắt đầu bằng những quan niệm về thuyết đa
thần. Càng ngày chúng ta càng thấy rõ rằng tín ngưỡng truyền thống ở
khắp mọi nơi là niềm tin vào một Thượng Đế tối cao. 2 Tác giả của sách
Truyền Đạo nói về Đức Chúa Trời là Đấng “khiến cho sự đời đời ở nơi lòng
loài người” (TrGv 3:11).
Blaise Pascal, nhà toán học lỗi lạc của
thế kỷ 17, viết về “khoảng trống có hình dạng của Đức Chúa Trời” (the
God-shaped vacuum) trong mỗi con người. Augustine kết luận rằng: “Lòng
của chúng ta không bao giờ yên nghỉ cho tới khi tìm được yên nghỉ trong
Ngài.”
Có nhiều bằng cớ chứng tỏ rằng đa số con
người trong mọi thời đại và ở mọi nơi luôn tin vào một loại thần hay
các thần nào đó. Mặc dù việc này theo nghĩa nào đi nữa không phải là một
bằng chứng mang tính kết luận, nhưng đây là một điểm liên hệ mở đầu
đáng ghi nhớ khi chúng ta cố gắng giải đáp câu hỏi lớn.
Luật Nhân Quả
Để bắt đầu, chúng ta hãy xem xét về luật
nhân quả. Không có nguyên nhân thì không bao giờ có hậu quả. Có một
giấy nhắn trên cửa của bạn. Phải có ai đó để nó ở đó. Bức họa ở trên
tường, ai đó đã vẽ nó. Không có cái gì bắt nguồn từ cái không có! Chúng
ta là những con người và bản thân cả vũ trụ này là kết quả cần có của
một căn nguyên. Chúng ta tiến đến một nguyên nhân không hề có căn
nguyên, đó là Đức Chúa Trời.
Betrand Russell, người theo chủ nghĩa
hoài nghi, đã nói một câu đáng kinh ngạc trong quyển Tại Sao Tôi Không
Phải Là Một Cơ Đốc Nhân (Why I am Not Christian). Ông nói rằng khi ông
còn nhỏ “Đức Chúa Trời” là câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi mà ông nêu
lên để chất vấn về sự hiện hữu. Thất vọng quá, ông hỏi rằng: “Vậy thì ai
tạo ra Đức Chúa Trời?” Khi không có câu trả lời nào thỏa mãn, ông nói
rằng: “Toàn bộ đức tin của tôi bị sụp đổ.” Tiếc thay câu hỏi của ông là
một kinh nghiệm rất thông thường nhưng nó lại không đáp ứng được câu hỏi
đang bùng cháy.
Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Đầu
Tiên, theo định nghĩa là đời đời. Không ai tạo ra Ngài hết. Ngài tự hiện
hữu. Nếu Đức Chúa Trời cũng là một tạo vật được sáng tạo, Ngài không
thể là căn nguyên được, Ngài cũng chỉ là kết quả mà thôi. Ngài sẽ không
là và cũng không thể là Đức Chúa Trời được.
R. C. Sproul, nhà văn và là một nhà diễn thuyết, giải thích rằng:
Là một Đấng đời đời, Đức Chúa Trời không
phải là kết quả và vì Ngài không phải là kết quả, Ngài không đòi hỏi
căn nguyên. Ngài không có căn nguyên. Điều quan trọng phải lưu ý phân
biệt giữa một hữu thể không căn nguyên, tự hiện hữu đời đời với một kết
quả tự tạo ra nó trong quá trình tự sáng tạo. 3
Thời gian vô định cộng với sự ngẫu nhiên chăng?
Không ai lại có thể nghĩ rằng một máy vi
tính có thể được hình thành mà không có một người vô cùng thông minh
làm ra. Không thể nào một con khỉ được nuôi ở nhà in lại có thể sắp chữ
rồi in bài diễn văn tại Gettysburg của Lincoln. Nếu chúng ta gặp một tập
diễn văn như thế chắc chúng ta có thể kết luận rằng phải có một đầu óc
vô cùng thông minh mới có thể in nó ra. Làm thế nào để chúng ta tin rằng
cả vũ trụ này với tất cả sự phức tạp vô tận của nó có thể xảy ra bằng
sự ngẫu nhiên?
Chẳng hạn, mọi người đều nhìn nhận rằng
thân thể người ta là cơ thể vô cùng tuyệt diệu và phức tạp, một hệ thống
tổ chức, một bản thiết kế và một hiệu quả mà ai cũng phải lấy làm ngạc
nhiên. Cho nên chúng ta rất xúc động khi nghe lời tuyên bố sau đây của
Albert Einstein: “Tôn giáo của tôi bao gồm việc hạ mình chiêm ngưỡng
Đấng vốn là Thần Linh tối cao vô hạn đã tự bày tỏ chính Ngài trong những
chi tiết nhỏ nhặt để chúng ta có thể hiểu được bằng tâm trí mong manh
yếu ớt của mình. Niềm tin sâu xa do xúc động cho tôi biết về sự hiện
diện của một năng lực tối thượng hữu lý, bộc lộ trong một vũ trụ không
thể lấy lý trí lãnh hội được, đã tạo thành ý niệm của tôi về Đức Chúa
Trời.” 4 Tuy vậy theo điều chúng ta biết, ông không bao giờ đạt đến việc
tin nhận Đức Chúa Trời có thân vị.
Có hai sự lựa chọn mà Cơ Đốc nhân và
những người chưa tin giống nhau là: Vũ trụ và toàn bộ con người khởi
nguồn bởi sự tình cờ hay bởi mục đích và theo sự thiết kế?
Những nhà khoa học từ lâu đã dựa vào
thời gian vô hạn cộng với sự ngẫu nhiên để giải thích về nguồn cội của
cuộc sống. Từ quan niệm này họ tránh được những kết luận không thể chấp
nhận được về một căn nguyên mang tính thần thánh. Tiến trình nầy đòi hỏi
một sự giả định trước và những điều kiện nào đó, hoặc giả định rằng
không có sự sống nào có thể sinh ra nó. Vì lý do nầy, muốn có sự việc
xảy ra chắc chắn phải có:
Một món súp cơ bản được chuẩn bị một cách lý tưởng
Bình điện phải được xạc thường xuyên
Một khoảng thời gian vô hạn – hàng hàng niên kỷ
Phải có một công thức cuộc sống như thế
thì có thể mới tiến hóa được. Tuy nhiên, những khó khăn mà lý thuyết này
đưa ra quá lớn đến nỗi ngày nay những nhà khoa học đó đang thẳng thừng
chỉ ra những nhược điểm của nó.
Phi hành gia lỗi lạc Sir Fred Hoyle đã
đề xuất một bảng tương đồng để mô tả những khó khăn này. Ông hỏi: “Phải
mất bao lâu một người bị bịt mắt mới giải được trò chơi quay khối
rubic?” Nếu một người mỗi phút xoay chuyển một lần mà không ngừng nghỉ,
Hoyle ước chừng rằng sẽ mất khoảng 3.5 nghìn tỉ năm! Do đó, ông kết luận
rằng, khi xét tuổi thọ của một đời người thì một người bị bịt mắt không
bao giờ có thể giải nổi trò chơi quay khối rubic.
Holye tiếp tục giải thích rằng khó khăn
cũng xảy ra tương tự cho sự hình thành ngẫu nhiên của chỉ một cái trong
số hàng chuỗi amino acid của một tế bào với khoảng 200.000 amino acid
như vậy. Bây giờ nếu bạn tính toán thời gian cần thiết để tất cả 100.000
amino acid của một tế bào trong cơ thể con người liên kết lại với nhau
bằng sự ngẫu nhiên, sẽ mất khoảng 293,5 lần số tuổi ước chừng của trái
đất (lấy tiêu chuẩn 4,6 tỉ năm). Sự kỳ quặc cho phép việc này xảy ra còn
lớn hơn việc một người bị bịt mắt giải được trò chơi Rubic.
Trong một bảng so sánh tương đồng khác
Hoyle bênh vực sự tranh luận của mình. Ông ví nó với “kho chứa sắt, đồng
vụn” (junkyard mentality) và hỏi: “Có sự ngẫu nhiên nào một cơn lốc
xoáy thổi qua một kho đồng, sắt vụn, chứa các phần của chiếc 747 , ngẫu
nhiên lắp chúng lại thành một chiếc máy bay sẵn sàng cất cánh?” Hoyle
trả lời rằng: “Khả năng cho việc đó xảy ra quá nhỏ không đáng kể ngay cả
khi cơn lốc xoáy đó có khả năng thổi qua đủ các kho đồng nát để lấp đầy
cả vũ trụ này!”
Trong quyển sách rất ấn tượng của ông Vũ
Trụ Tài Tình (The Intelligient Universe), Hoyle kết luận rằng: “Khi các
nhà hóa sinh khám phá ra ngày càng nhiều sự phức tạp đáng kinh sợ của
cuộc sống, họ nhìn nhận rõ ràng là sự sắp xếp tình cờ bởi ngẫu nhiên quá
nhỏ đến nỗi có thể được loại bỏ hoàn toàn. Cuộc sống này không thể được
nảy sinh từ sự ngẫu nhiên.” 5
Trật tự và đồ án của vũ trụ
Khi chúng ta nói đến kiểu mẫu, chống lại
với ý kiến về sự ngẫu nhiên, chúng ta đang liên hệ với những phần có
thể quan sát được của thế giới chúng ta, từ những cái nhỏ nhất của
nơtron và prôton đến sự rộng lớn bao la của dải thiên hà. Ai hay cái gì
đưa ra sự xác định hay những thông tin nguyên thủy để tất cả chúng có
thể liên kết lại với nhau? Thông tin này là cái chúng ta muốn nói về đồ
án. Tương tự khi so sánh với việc tìm kiếm một kế hoạch toàn hảo lấy
thủy tinh, kim loại và phốt-pho để tạo nên những vật chất như cái ti -vi
đầy chức năng. Không bao giờ có ai lại nghĩ tới việc đề xuất một sự
“lựa chọn tự nhiên” như vậy hay một quá trình tự lắp ráp tạo ra một sản
phẩm như vậy được. Thật sự thì ngay đến thuật ngữ “chọn lựa tự nhiên”
cũng không phải là một lời giải thích, nó chỉ là một cái tên thôi. Nó
không thể nào nói cho chúng ta biết làm thế nào những phần này đủ sự
hiểu biết để tự hợp lại với nhau dẫn đến kết quả cuối cùng thật hữu ích.
Phải có một người nào đó có đủ những thông tin để lắp ráp những phần đó
vào ti-vi.
Cũng vậy, hệ thống vật chất của vũ trụ
chúng ta cũng lớn tiếng tuyên bố rằng có một người nào đó đã lập trình
những lời hướng dẫn vào từng phần riêng lẻ để sáng tạo nên thế giới mà
chúng ta thấy. Tiến sĩ Robert Gangue gợi ý rằng chúng ta có thể nói rằng
nó được thiết kế một cách có chủ đích. Nếu ai đó nói rằng cấu trúc cuộc
sống có thể truy ra từ những tính chất vật chất của những phần tử nhân
nhỏ nhất, thì có những câu hỏi cần được giải đáp:
Những phần tử này nảy sinh từ đâu?
Tại sao mà các hạt electron lại có điện tích và khối lượng như vậy?
Ai hay cái gì đã tạo ra giá trị của hằng số hấp dẫn?
Tại sao ánh sáng lại di chuyển với tốc độ chính xác của nó như vậy?
Từ vô số những ví dụ chúng ta có thể
chứng tỏ về một sự thiết kế có chủ định trước. Xem xét những tính chất
đáng chú ý của nước, Tiến Sĩ I. J. Henderson liệt kê một số những đặc
tính mà chúng ta có thể ứng dụng vào sự chủ định trước.
Nước có nhiệt độ riêng cao. Điều đó có
nghĩa là những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể con người được giữ
khá ổn định. Nếu nước có nhiệt độ riêng thấp, tất cả chúng ta sẽ bị “sôi
lên” chỉ với một cử động nhỏ. Khi chúng ta nung một dung dịch lên thêm
10 độ bách phân, chúng ta đã làm tăng tốc độ của phản ứng lên gấp đôi.
Nếu nước không có đặc tính đó thì khó mà có sự sống được.
Đại dương là máy điều nhiệt của thế
giới. Nước phải mất khá nhiều nhiệt để có thể chuyển từ trạng thái lỏng
sang nước đá, và khi nước biến thành hơi, nó đòi hỏi một lượng nhiệt thu
vào cũng tương đương như vậy. Thế nên, đại dương là một “trái độn)
(cushion) chống lại sức nóng của mặt trời và những luồng gió lạnh mùa
đông. Nếu nhiệt độ của trái đất không được biển điều chỉnh và duy trì ở
một phạm vi nhất định thì sự sống hoặc là bị nấu chín hoặc là bị đông
lạnh đến chết.
Nước là chất dung môi tổng quát. Nó hòa
tan các chất acid, các chất diêm cơ và chất muối. Về phương diện hóa
học, nó tương đối thụ động, cung ứng một môi trường trung gian cho các
phản ứng mà không dự phần vào. Trong sự tuần hoàn huyết, nó là một dung
dịch chứa ít nhất là sáu mươi bốn chất khác nhau… Tất cả các dung môi
khác chỉ là một thứ cáu cặn không hơn kém. Nếu như nước không có những
đặc tính độc đáo ấy, sự sống mà chúng ta biết không thể nào hiện hữu
được.
Bản thân trái đất cũng là một bằng chứng
về một bảng thiết kế rất chi tiết. “Nếu trái đất nhỏ hơn, thì sẽ không
có tầng khí quyển (như trên thủy tinh và mặt trăng); nhưng nếu nó lớn
hơn, bầu khí quyển sẽ chứa đầy khí hidro ở dạng tự do (như trên thổ tinh
và mộc tinh). Khoảng cách từ mặt đất đến mặt trời cũng rất chính xác –
một thay đổi nhỏ xíu cũng làm cho trái đất quá nóng hay quá lạnh. Mặt
trăng của chúng ta, có lẽ là hành tinh duy nhất chịu trách nhiệm về sự
phân chia các châu lục và đại dương, là hành tinh rất đặc biệt trong
thái dương hệ và dường như được ra đời theo một cách khác với các mặt
trăng khác tương đối nhỏ hơn. Độ nghiêng của trục điạ cầu bảo đảm cho sự
xoay chuyển bốn mùa.”
Những ví dụ đáng kinh ngạc tương tự như
vậy có thể được nhìn thấy trong các sinh vật sống, bao gồm cả con người
của chúng ta. Có khoảng gần mười một triệu sinh vật sống trên trái đất,
và mỗi sinh vật là một phép lạ sống. Chúng là kết quả của một sự phức
tạp có tổ chức đầy khác thường ở cấp độ phân tử mà chúng ta chỉ có thể
chiêm ngưỡng trong kinh ngạc. Hãy xem xét đôi mắt của con người. Nhà
thần học người Anh William Paley chỉ ra sự “phối hợp hiệu quả và hài hòa
giữa thủy tinh thể, võng mạc và não bộ; cho phép con người nhìn thấy
được; như là một bằng chứng mang tính kết luận cho sự thiết kế của một
Đấng Sáng Tạo đầy khôn ngoan. Do đó, bản thiết kế đầy chức năng của các
tế bào và những nét đặc trưng của nó được xem như những bằng chứng về sự
hiện hữu của một Đấng Thiết Kế.” 9 Chính Darwin trong chương sách mang
tực đề “Những điều vật lộn với lý thuyết” trong quyển Nguồn Gốc Của Các
Loài (The Origins of Species) có nói: “Giả sử con mắt, với rất nhiều bộ
phận làm việc chung với nhau… được cấu thành bởi một sự lựa chọn tự
nhiên, tôi phải thú nhận rằng, nó có vẻ như là một điều vô lý vô cùng.”
Richard Lewontin, một sinh viên của Đại
Học Harvard theo thuyết tiến hóa, nói rằng những tế bào được “thiết kế
rất cẩn thận và khéo léo” và gọi sự toàn hảo của các tế bào là “bằng
chứng chủ yếu nhất về một Đấng Thiết Kế Tối Cao.”
Vũ trụ có sự khởi đầu
Vũ trụ được thiết kế cũng hàm ý rằng vũ
trụ đã có một khởi đầu – có một thời điểm mà thế giới được hình thành.
Kinh Thánh mô tả theo cách này: “Thuở xưa Chúa lập nền trái đất, các
từng trời là công việc của tay Chúa” (Thi Tv 102:25).
Các nhà khoa học cố tránh quan niệm cho
rằng thời gian có khởi đầu hay kết thúc vì như vậy là nó có sự can thiệp
của thần thánh. Trải qua nhiều năm có vô số học thuyết thay phiên nhau
nảy nở.
Quan điểm thứ nhất cho rằng vũ trụ là
một “quá trình sáng tạo liên tục/tình trạng vững bền” (continuos
creation/steady-state) được đề xuất bởi Hermenn Bondi, Fred Hoyle và Tom
Gold. Quan điểm này được Tiến Sĩ James Brooks mô tả: “Quan điểm này cho
rằng khi các dải thiên hà di chuyển xa ra khỏi nhau, thì có những dải
thiên hà mới được thành lập ở giữa những khoảng trống, theo kiểu được
“liên tục sáng tạo”. Vũ trụ lúc đó sẽ gần như không thay đổi trong mọi
thời điểm và mật độ của nó cũng sẽ khá đều đặn. Kiểu mẫu được đưa ra này
cho thấy rằng vật chất (trong dạng của hidro) luôn luôn được tạo ra từ
cái không có gì, và di chuyển xung quanh để trung hòa sự pha loãng của
vật chất xuất hiện khi các dải ngân hà di chuyển cách xa nhau ra.” 11 Từ
điều này và những yếu tố khác ông kết luận là vũ trụ không có sự bắt
đầu và nó là vô tận.
Tiến sĩ Robert Jastrow, người sáng lập
Viện Nghiên Cứu Không Gian của cơ quan NASA, giải thích điều ngược lại
mới là đúng. Ngay giây phút một ngôi sao được sinh ra, nó bắt đầu đốt
cháy một phần hidro trong vũ trụ, và có một sự pha loãng liên tục của
hidro và những kim loại nạng hơn trong vũ trụ ngày hôm nay. Ông kết luận
rằng học thuyết về một vũ trụ không có bắt đầu và kết thúc không thể
đứng vững được.
Quan điểm thứ hai về sự bắt đầu của vũ
trụ được các nhà khoa học đưa ra được gọi là “kiểu mẫu giao động”
(oscillating model). Quan điểm này cho rằng vũ trụ giống như một cái lò
xo, giãn ra và co lại, lặp lại chu trình một cách vô hạn định. Cơ sở của
học thuyết này cho rằng vũ trụ đã “đóng”, nghĩa là, không có một năng
lượng nào được đặt thêm vào. Sự giãn nở của vật chất sẽ đạt đến một điểm
nhất định nào đó và trọng lực kéo mọi vật lại với nhau trước khi nó
giãn nở nữa. Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng đều bác bỏ điểm này; vũ
trụ rõ ràng là mất tỷ trọng của nó mà không có một dấu hiệu nào nên sự
giãn nở liên tục chưa bao giờ hay sẽ không bao giờ đảo ngược lại, cho
nên cũng không đóng lại.
Tiến Sĩ William L. Craig đưa ra kết luận
của ông về hai kiểu mẫu trên rằng: “Cả hai trạng thái vững bền và kiểu
mẫu dao động của vũ trụ đều không trùng khớp với các sự kiện mà ngành vũ
trụ học quan sát. Do đó chúng ta có thể kết luận một lần nữa rằng vũ
trụ đã bắt đầu hiện hữu.”
Quan điểm thứ ba về sự khởi nguyên của
vũ trụ được mọi người biết đến như là thuyết “Big Bang.” Tiến Sĩ Edwin
Hubble vẽ biểu đồ tốc độ của dải thiên hà và khẳng định rằng tất cả các
dải thiên hà đều di chuyển ra xa chúng ta và cách xa nhau ra với một tốc
độ khủng khiếp. Định luật mang tên ông nói rằng: Các dải thiên hà càng
cách xa nhau thì càng di chuyển nhanh hơn.
Sự ứng dụng gây sửng sốt của điều này là
cùng một lúc tất cả các vật chất được gói trong một khối dày đặc ở
nhiệt độ hàng tỉ độ. Những nhà khoa học quan sát hiện tượng này phát
triển lý thuyết về vũ trụ nguyên thuỷ có lẽ giống như một trái banh lửa
được nung lửa trắng ngay từ giây phút đầu tiên sau khi vụ nổ Big Bang
xảy ra.
Lý thuyết nầy đã được xác nhận vào năm
1965 khi hai nhà vật lý học tìm ra một khám phá bất ngờ rằng toàn bộ
trái đất đã tắm trong lớp sáng yếu ớt của phóng xa. Những bước sóng này
theo y khuôn những mẫu của bước sóng trong vụ nổ lớn. Từ đó, những nhà
khoa học một lần nữa xác nhận rằng không có một sự giải thích rõ ràng
nào khác hơn là giải thích những bước sóng phóng xạ này là hậu quả của
vụ nổ Big Bang.
Trước vụ nổ Big Bang
Tiến sĩ Robert Jastrow, là người theo thuyết bất khả tri về vấn đề tôn giáo, nhận xét về lý thuyết của vụ nổ Big Bang:
Bây giờ chúng ta thấy rằng những bằng
chứng thiên văn học đều dẫn tới quan niệm của Kinh Thánh về nguồn gốc
của thế giới. Chi tiết khác nhau, nhưng những yếu tố căn bản trong thiên
văn học và Kinh Thánh trong sách Sáng Thế Ký thì giống nhau. Chuỗi sự
kiện dẫn đến một sự khởi đầu thình lình và đột ngột vào một thời điểm
nhất định trong thời gian, trong một chớp ánh sáng và năng lượng.
Một cách cổ điển, những nhà khoa học đã
phủ nhận ý tưởng về một hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được,
thậm chí với thời gian và tiền bạc không giới hạn của họ. Có một loại
tôn giáo trong khoa học, ấy là mỗi sự kiện có thể được giải thích theo
cách hợp lý như là kết quả của một sự kiện trước đó; mỗi hậu quả phải có
nguyên nhân của nó. Bây giờ khoa học chứng minh rằng vũ trụ đã nổ để
tồn tại trong một thời điểm nhất định. Khi hỏi: “Nguyên nhân nào dẫn đến
kết quả này? Ai hay cái gì đã đặt những vật chất và năng lượng vào
trong vũ trụ?” thì khoa học không thể trả lời những câu hỏi này được.
Jastrow kết luận bằng câu nói bất hủ này:
Đối với nhà khoa học đã sống bằng niềm
tin dựa vào sức mạnh của lý lẽ, thì câu chuyện kết thúc như một cơn ác
mộng. Ông ta đã leo lên những ngọn núi của sự tự mãn; ông đang chuẩn bị
chinh phục đỉnh cao nhất; ông bò qua tảng đá cuối cùng và thấy một nhóm
các nhà thần học đã ngồi đó hàng bao thế kỷ đang chào đón mình. 14
Đối với nhiều người, đây là một sự phát
triển đầy lạ lùng và đáng kinh ngạc ngoại trừ những nhà thần học. Họ đã
luôn luôn chấp nhận những lời được chép trong Kinh Thánh. Ban đầu Đức
Chúa Trời dựng nên trời và đất.
Đa-vít, một trong những nhà thần học,
nói cách khôn ngoan: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa
Trời, bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm” (19:1). Và sứ đồ Phao-lô
viết: “Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày
ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ đều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành
của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh
Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem
xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (RoRm
1:19-20). Điều mà Augustine thêm vào là: “Ai có thể hiểu được sự huyền
nhiệm này hay giải thích nó cho người khác được?”
Cuộc tranh luận về đạo đức
Nhưng vẫn còn một bằng chứng khác về sự
hiện hữu của Đức Chúa Trời mà C. S. Lewis gọi là “đúng và sai được xem
như là bằng chứng về ý nghĩa của vũ trụ.” Có một ảnh hưởng hay mạng lịnh
bên trong mỗi người chúng ta buộc chúng ta phải cư xử theo cách nhất
định nào đó. Lewis giải thích rằng tự nhiên chúng ta thấy con người
thường phản ứng về nhận thức đúng và sai. Người nọ cãi với người kia:
“Đây là chỗ của tôi. Tôi chiếm được nó trước! Giả sử tôi hành động tương
tự như bạn! Bạn có thích không? Thôi nào, bạn đã hứa rồi mà.” Những
người có học lẫn không học vẫn nói với nhau như vậy hằng ngày, con nít
và cả người lớn nữa.
Trong những cuộc tranh luận như vậy, có
những yêu cầu đối với một số tiêu chuẩn cư xử mà người kia phải chấp
nhận. Người có lý do chính đáng để làm việc đó; thì có thể làm việc đó.
Người ta kêu gọi sự đáp ứng đối với một số luật pháp, luật lệ, công bằng
hay đạo đức vốn đã có sẵn trong họ. Hiếm khi nào một người khác nói:
“Ai thèm quan tâm đến tiêu chuẩn của bạn?” Tiêu chuẩn đó đã có giữa họ
rồi. Họ không thắc mắc về nó nữa. Lewis nói: “Cãi lộn có nghĩa là cố
gắng chỉ cho người kia thấy là họ đang sai.”
Luật pháp này liên hệ với cái phải xảy
ra. Dù sao, chúng ta biết nó vẫn ở trong chúng ta. Nó không chỉ là một
bộ quy tắc văn hóa hay tiêu chuẩn văn hóa. Nó còn là một sự nhất trí
đáng ngạc nhiên từ nền văn minh này đến nền văn minh khác về cái gọi là
khuôn phép đạo đức. Và tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có một vài tiêu
chuẩn đạo đức tốt hơn những tiêu chuẩn đạo đức khác. “Nếu không thì
không ý tưởng đạo đức nào thật hơn hay đúng hơn cái khác, sẽ chẳng có
nghĩa lý gì trong việc ưa chuộng đạo đức văn minh hơn là đạo đức sơ
khai, hay đạo đức Cơ Đốc giáo hơn là đạo đức Đức quốc xã.” 15
Lewis nói rằng luật đạo đức không thể
chỉ là một qui ước mang tính xã hội. Ông nói với chúng ta rằng nó phải
hơn một bảng toán học. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nói rằng bảng cửu
chương là một qui ước xã hội để giúp chúng ta và chúng ta có thể làm một
bảng khác nếu chúng ta muốn. 2 cộng 2 luôn luôn là 4 bất luận nền văn
hóa của nó là gì đi nữa. Vì vậy, nếu có một bộ luật đạo đức, thì phải có
một người đạo đức ban đạo luật đó. Kinh Thánh mô tả con người được “tạo
dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời,” phân biệt con người với tất cả
các loài thọ tạo khác. Ảnh tượng đạo đức này có trong chúng ta từ khi
mới sanh ra bất kể nguồn gốc hay quốc tịch của chúng ta là gì. Một người
chưa bao giờ nghe con vật cưng (chó hay mèo) hỏi: “Điều này đúng hay
sai?” hay là “Điều này tốt hay xấu?” Những ý tưởng như vậy chỉ có đặc
biệt ở con người mà thôi, và đối với con người, ảnh tượng đạo đức không
phải là một phần mềm tùy ý chọn lựa. Vâng, có một người đứng đằng sau
toàn bộ vũ trụ. Người đó chính là Đức Chúa Trời, Đấng có trí óc, tình
cảm, sự nhận thức, ý chí và một nhân cách trọn vẹn. Những điều này được
ban cho chúng ta khi Ngài tạo dựng chúng ta, và điều đó bao gồm luôn
luật pháp đạo đức. Ngài quan tâm đến một sản phẩm hoàn chỉnh – trong sự
công chính, không ích kỷ, can đảm, đức tin tốt, lương thiện và trung
thành.
Luật pháp của Đức Chúa Trời không phải
là cái gì đó xa lạ, phủ lên bên ngoài chúng ta nhưng đan dệt vào bản
chất chúng ta từ ngày sáng tạo. Có cái gì đó sâu thẳm bên trong chúng ta
vang dội điều có hay không, đúng hay sai của Đức Chúa Trời. (Sứ điệp
trong RoRm 2:15).
Phải chăng Thượng Đế không muốn con người hạnh phúc?
Có một điều quan trọng cần quan sát ở
đây mặc dù có nhiều dấu hiệu của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên, chúng
ta cũng chẳng bao giờ có thể biết được một cách chắc chắn từ thiên nhiên
rằng Ngài hiện hữu hay Ngài trông như thế nào. Câu hỏi được đặt ra từ
hàng thế kỷ trước: “Há có thể hiểu biết được sự sâu nhiệm của Đức Chúa
Trời, và thấu rõ Đấng Toàn Năng sao?”( Giop G 11:7). Câu trả lời là
không! Nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ chính Ngài, chúng ta cũng quờ
quạng trong sự mập mờ và phỏng đoán mà thôi.
Rõ ràng ngày hôm nay trong vòng những người tin vào Đức Chúa Trời có rất nhiều ý tưởng xa lạ về Đức Chúa Trời.
Chẳng hạn như một vài người tin rằng
Thượng Đế không muốn con người được hạnh phúc. Người ta xem Ngài như
người trên ban công thiên đàng tìm kiếm bất cứ ai có vẻ như đang tận
hưởng cuộc đời thì truyền lệnh phải chấm dứt.
Một số người khác nghĩ về Thượng Đế như
một người cha rất giàu tình cảm ở trên trời, vừa vuốt râu vừa nói: “Con
cái bao giờ cũng là con cái!” Bất kể bạn đã làm gì đi nữa thì cuối cùng
cũng chẳng sao. Thượng Đế đối với tất cả mọi người như nhau.
Nhiều người khác lại nghĩ về Ngài như
một trái banh lửa khổng lồ và chúng ta như những tia lửa nhỏ dần dần
cũng sẽ bị hút trở lại phía trái banh khổng lồ đó. Còn có những người,
như Einstein, nghĩ Đức Chúa Trời như một sức mạnh hay trí lực vô ngã
(impersonal mind).
Đối với các nhà duy thần (deist), Đức
Chúa Trời tạo dựng nên thế giới nhưng chưa bao giờ xâm nhập vào nó. Ngài
lên dây cót cho đồng hồ rồi để nó chết mà không lên dây lại.
Tuy nhiên, đối với những người hữu thần
(theist), Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo và Đấng điều hành; Ngài có liên
hệ cách cá nhân với công trình sáng tạo của Ngài trong khi bày tỏ chính
Ngài.
Herbert Spencer, một trong những người
truyền bá thuyết bất khả tri một thế kỷ trước đây, đã nhận xét rất chính
xác rằng chẳng bao giờ có ai thấy một con chim bay ra được ngoài từng
không gian. Do đó, ông dùng loại suy để kết luận rằng con người hữu hạn
cũng không thế nào xâm nhập vào cõi vô hạn được. Ngay khi Đức Chúa Trời
có hiện diện đi nữa thì chúng ta cũng không bao giờ biết Ngài một cách
cá nhân hay biết bất cứ điều gì về sự hiện hữu của Ngài.
Spencer đã đúng khi quan sát loài chim
không bao giờ bay ra khỏi không gian. Sự quan sát của ông đúng nhưng kết
luận của ông bỏ sót một khả năng lựa chọn quan trọng: Đức Chúa Trời,
Đấng Tạo Hóa vô hạn, có thể xâm nhập vào sự hữu hạn của chúng ta – Đấng
vô hạn đã bước vào cõi hữu hạn, do đó việc liên hệ với chúng ta là điều
Ngài rất thích làm. Dĩ nhiên, đây là điều Chúa đã làm.
Đức Chúa Trời đã bước vào cõi hữu hạn
Như tác giả sách Hê-bơ-rơ đã viết: “Đời
xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta
nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy
chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập nên kế tự muôn vật, lại bởi
Con mà Ngài đã dựng nên thế gian” (HeDt 1:1-2).
Qua suốt lịch sử, Đức Chúa Trời đã chủ
động trong việc tương giao với loài người. Sự mạc khải trọn vẹn nhất của
Ngài là việc Ngài bước vào lịch sử nhân loại qua con người của Đức Chúa
Giê-xu Christ. Ngay điểm này, về khía cạnh nhân cách của con người,
chúng ta có thể hiểu được Ngài vì Ngài đã từng sống với chúng ta.
Nếu bạn muốn biểu lộ tình thương của bạn
cho một bầy kiến thì làm sao bạn có thể làm điều đó một cách hữu hiệu
nhất? Cách rõ ràng tốt nhất là bạn trở thành một con kiến. Chỉ với cách
này sự hiện hữu và hình dáng của bạn mới có thể tương giao một cách đầy
đủ và hữu hiệu. Đây chính là điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta để
chúng ta có thể nhận biết Ngài một cách rõ ràng. J. B. Philips đã nói
rất thích hợp: “Chúng ta là một hành tinh được viếng thăm.” Câu trả lời
hay nhất và rõ ràng nhất để chúng ta biết tại sao có một Đức Chúa Trời,
ấy là Ngài đã viếng thăm chúng ta. Những dấu hiệu khác chúng ta bàn đến
chỉ là những đầu mối và gợi ý mà thôi. Điều xác nhận cách thuyết phục là
sự giáng sinh, sự chết và phục sinh của Chúa Giê-xu Christ.
Những đời sống được thay đổi
Những bằng chứng khác về sự hiện hữu
hiển nhiên của Đức Chúa Trời là sự hiện hữu rõ ràng của Ngài trong cuộc
sống của những người đàn ông và đàn bà ngày hôm nay. Nơi nào người ta
chịu tin nhận và nhờ cậy Đức Chúa Giê-xu Christ, thì con người được biến
cải sâu xa và cuối cùng cả cộng đồng xã hội ấy cũng được thay đổi. Một
trong những ví dụ rất cảm động về sự kiện đó đã do Ernest Gordon, một tù
binh trong chiến tranh sau trở nên giáo sĩ của trường đại học
Princeton, kể lại. Trong cuốn sách Ngang Qua Thung Lũng Sông Kwai
(Through the Valley of Kwai) ông đã thuật lại các tù binh trong thế
chiến thứ hai bị người Nhật Bản giam tại Mã Lai hầu như bị biến thành
thú vật như thế nào. Họ lấy cắp thức ăn của những người khác cũng đang
chết đói như họ. Nhưng rồi trong cơn tuyệt vọng của mình, các tù nhân
quyết định rằng đọc Tân Ước sẽ là điều tốt cho họ.
Vì Gordon đã tốt nghiệp đại học, nên họ
nhờ ông hướng dẫn việc đó. Ông vốn là người theo chủ nghĩa hoài nghi, và
những người yêu cầu ông hướng dẫn cũng là những người chưa tin Chúa.
Nhờ nhận lời mời, ông và nhiều người khác đã tiếp nhận Đấng Christ, và
làm quen với Ngài trong toàn thể vẻ đẹp và quyền năng của Ngài từ những
lời lẽ rõ ràng đơn sơ của Tân Ước. Làm thế nào một nhóm người ăn cắp và
cấu xé nhau như thế lại được biến đổi thành một cộng đồng đầy yêu thương
là câu chuyên đầy cảm động và quyền năng, chứng tỏ rõ ràng sự thực hữu
của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu Christ. Nhiều người khác trong xã
hội hiện nay, trong những điều kiện ít bi thảm hơn cũng đã kinh nghiệm
những thực tế như vậy.
Do đó, cả trong công trình sáng tạo,
lịch sử, và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đều chứng tỏ rằng có một Đức
Chúa Trời, và người ta có thể căn cứ vào kinh nghiệm bản thân để biết
được Ngài.
Đọc thêm
Lewis, C. S Mere Christianity. New York: Macmillan, 1986.
Packer, J. I Knowing God. Twentieth anniv. ed. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1993.
Nhận xét
Đăng nhận xét