Chuyển đến nội dung chính

TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 21

-Mục đích cơ bản của cách mạng vô sản là xóa bóc lột. Một trong các hướng chủ yếu để thực hiện mục đích ấy là giải quyết nạn sưu cao, thuế nặng.
-Sưu thuế và các loại phí mà người dân phải đóng hàng năm hiện nay so với thời xưa đã nặng hay chưa?
-Nếu đã nặng thì định hướng XHCN như hiện nay là sai rồi. Định hướng lại đi!
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nóng; Người Dân và Chuyên Gia Bức Xúc việc Thu thuế NHÀ 700 triệu đồng của Bộ Tài Chính
  
Có nên đánh thuế nhà ở trên 700 triệu? | VTC Now

Đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng: Định mức quá áp đặt, lỗi thời

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, cần cân nhắc thận trọng với thuế tài sản, đặc biệt là về mức thuế suất và ngưỡng chịu thuế.
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Luật thuế tài sản. Theo đó, đề xuất một số phương án đánh thuế đối với việc sở hữu nhà, đất. Luật thuế này nếu được thông qua sẽ có những tác động rất lớn tới hàng triệu người dân bởi đối tượng chịu thuế rất rộng.
Cụ thể, với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án đánh thuế: một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên. Điều này có nghĩa, phần bị đánh thuế tài sản là phần có giá trị trên 700 triệu đồng hoặc trên 1 tỷ đồng.
danh thue nha 700 trieu dong tro len la cach ap dat rat loi thoi hinh 1
Đề xuất thu thuế tài sản: hàng triệu gia đình phải nộp thuế (Ảnh minh họa: KT)
Hai phương án thuế suất thuế tài sản được tính đến là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3% hoặc 0,4%.
Theo Bộ Tài chính, với thuế suất 0,3%, dự kiến số thu thuế tài sản khoảng 22.700 tỷ đồng nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng. Còn nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng thì số thu thuế tài sản sẽ khoảng 23.300 tỷ đồng.
Với phương án thuế suất 0,4%, số thu thuế tài sản khoảng 30.300 tỷ đồng nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng).
Tuy nhiên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án thuế suất 0,4% và áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng.
Hàng triệu gia đình phải nộp thuế tài sản
Ngay sau khi dự thảo của Bộ Tài chính được công bố đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, trong đó, phần đông là không ủng hộ.
Chị Nguyễn Mai Hồng (ở Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, gia đình chị tích góp gần 10 năm, cộng thêm vay của ngân hàng để mua một căn hộ chung cư 1,8 tỷ đồng. Nếu áp dụng việc 0,4% với phần chênh lệch ngoài 700 triệu, mỗi năm gia đình chị sẽ phải mất thêm 4.400.000 đồng tiền thuế tài sản. Chưa kể tiền thuế đất hàng năm theo quy định. Đây là một áp lực lớn cho gia đình chị.
“Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, nhà có giá dưới 700 triệu rất hiếm, chủ yếu là nhà ở xã hội hoặc xa trung tâm. Nên nếu tính giá nhà từ 700 triệu đồng trở lên phải nộp thuế thì không có mấy nhà không phải nộp thuế”, chị Hồng nói.
Còn theo anh Phạm Anh Dương (ở Ngô Sỹ Liên, quận Đống Đa, Hà Nội), thuế tài sản nếu áp dụng, nên tính từ ngôi nhà thứ 2, hoặc như ô tô trên 1,5 tỷ đồng có thể chấp nhận được. Vì đánh vào ngôi nhà thứ 2 để tránh đầu cơ hoặc đánh vào ô tô đắt tiền là thu thêm của người giàu, hạn chế phương tiện cá nhân.
“Khi mua nhà, đã chịu thuế trước bạ, chuyển quyền sử dụng đất và rất nhiều loại phí. Giờ lại thêm thuế tài sản, thu hằng năm cho ngôi nhà đầu tiên là cực kỳ vô lý”, anh Phạm Anh Dương bức xúc.
Thu thuế phải vừa với sức dân
Theo TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, về nguyên tắc, thu thuế về tài sản, bất động sản là phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh thuế bất động sản của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, phải tính toán thật kỹ sao cho vừa sức dân.
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng, việc áp đặt ngưỡng 700 triệu đồng để đánh thuế là một cách vận dụng định mức rất lỗi thời. Người dân đã phải bỏ tiền ra, thậm chí vay ngân hàng để mua nhà, giờ lại bị đánh thuế nữa thì sẽ rất khó khăn nên họ phản ứng tiêu cực là điều dễ hiểu. Cộng thêm với đề xuất đánh thuế ôtô và tăng các loại thuế khác như thuế môi trường trong xăng dầu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân... làm cho người dân cảm thấy bị sốc.
Theo ông Doanh, Bộ Tài chính đang đứng trước sức ép rất lớn là phải bù đắp cho nguồn thu thuế nhập khẩu bị giảm sút do Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do. Theo đó, các mặt hàng nhập khẩu sẽ có thuế suất 0% hoặc tối đa 5%, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước cho nên động cơ đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính là có thể hiểu được.
Tuy nhiên, với một quốc gia có thu nhập trung bình thấp như ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP, không nên thu thuế cao hơn để khoan sức dân, để người dân có lợi nhuận tái đầu tư.
"Hiện nay chúng ta đã thu thuế lên đến khoảng 32% GDP, tức là rất cao so với khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới và đây là điều chúng ta phải suy xét. Cách tốt nhất hiện nay là giảm chi, cắt bỏ những bộ máy chi tiêu lãng phí chứ không phải là tăng thu thuế như hiện nay", TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh./.
Cẩm Tú/VOV.VN

Đánh đồng thuế nhà trên 700 triệu: Dân nào chịu thấu?

Thuế tài sản vẫn là phép tính chưa rõ ràng với tình hình kinh tế hiện tại. Tổng thuế phải đóng của người Việt đã gấp đôi khuyến cáo của World Bank, nếu thu thêm dân sẽ rất sốc.
 Không phản đối Thuế tài sản, nhưng các chuyên gia tỏ ra phản ứng với đề xuất Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính. Đa phần ý kiến cho rằng mức thuế chưa thực sự thuyết phục, nếu thực hiện rất dễ dẫn đến tình trạng “thuế chồng thuế” mà đối tượng gánh chịu vẫn là người dân.

Thu ra sao với người có 3 căn hộ dưới 700 triệu/căn và người sở hữu 1 nhà giá 2 tỷ?

Các chuyên gia cho rằng trong trường hợp đề xuất này được thông qua, cơ quan soạn thảo cần tính toán kỹ và áp thuế phù hợp với từng đối tượng dân cư. Chẳng hạn một người có ba căn hộ, giá trị mỗi căn dưới 700 triệu đồng và một người có căn hộ trị giá 2 tỷ đồng sẽ được tính thuế ra sao?
Tiến sĩ Ngô Trí Long cho hay: “Người dân mua được căn nhà đã có hàng loạt loại thuế. Nếu gia tăng sắc thuế có lẽ vượt ngưỡng chịu đựng của người thu nhập thấp. Làm luật cần phải phân loại đối tượng chịu thuế, còn không sẽ khó tạo ra công bằng".
Danh dong thue nha tren 700 trieu: Dan nao chiu thau? hinh anh 1
Gia tăng sắc thuế có thể vượt giới hạn chịu đựng của người thu nhập thấp. Ảnh: Tiến Tuấn
Thực tế thế giới đã áp dụng hình thức đánh thuế tài sản, và có thể trong dài hạn Việt Nam cũng cần phải thực hiện, để đảm bảo công bằng. Nhưng việc đánh thuế tài sản ở Việt Nam nếu áp dụng đánh đồng cho mọi đối tượng là điều bất cập.
Cũng theo các chuyên gia, có nhiều ý kiến cho rằng người dân đang phải gánh quá nhiều loại thuế, nhưng mỗi loại thuế có tính chất, mục đích khác nhau. Nên việc xây dựng khung thuế cần phải căn cứ trên tình hình thực tế của nền kinh tế, không phải thế giới sao thì chúng ta như vậy. Có thể nếu đánh thuế tài sản, chúng ta cần tập trung ở một giá trị hợp lý, đánh thuế những tài sản xa xỉ.
Danh dong thue nha tren 700 trieu: Dan nao chiu thau? hinh anh 2

Bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên Phó tổng Cục trưởng - Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, nêu ý kiến: “Tỷ lệ đánh thuế nhà ở áp dụng 0,3% là mức khởi đầu có thể chấp nhận, nhưng cần xem lại đối tượng sử dụng đất phi nông nghiệp. Vì khi đã đóng thuế đất phi nông nghiệp mà lại đóng thêm thuế tài sản sẽ dẫn đến trùng thuế”.
Cũng theo bà Cúc, ngưỡng chịu thuế sẽ là một vấn đề lớn cần giải thích rõ ràng cho dân, nếu không sẽ dẫn đến việc phản ứng rất mạnh. Nếu chung cư ở mức 1,1 tỷ đồng (mức phổ biến), sau khi trừ đi 700 triệu đồng ngưỡng không chịu thuế, hàng năm người sở hữu phải nộp thuế tài sản cho phần dư ra 400 triệu đồng.
Thêm vào đó, phần đất để xây chung cư cũng phải tính thuế tài sản hàng năm. Khoản thuế này sẽ được tính cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhân với hệ số cụ thể. Đó là một gánh nặng, nhưng vẫn chưa có sự lý giải hợp lý cho ngưỡng phải đóng này.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong chỉ ra rằng dự thảo luật này chưa rõ ràng, gây ra một nghịch lý khiến ngay cả người nghèo cũng có nguy cơ bị thu thuế. Hiện ở các thành phố lớn, nhà ở xã hội rẻ cũng phải tiền tỷ chứ không có giá dưới 700 triệu đồng. Nếu thu ở mức 700 triệu đồng thì coi như nhà ở xã hội cũng bị đánh thuế.
"Trong khi Chính phủ tung ra gói hỗ trợ người nghèo mua nhà ở xã hội thì lại đi đánh thuế nhà. Như vậy, người nghèo vừa vay được tiền mua nhà đã phải chịu thuế, rất mâu thuẫn vì đầu này hỗ trợ đầu kia lại tận thu. Như thế dân sẽ rất sốc vì gánh nặng thuế má như hiện nay”, ông Phong phân tích.

Nộp thuế không để nuôi bộ máy Nhà nước cồng kềnh

Bộ Tài chính lý giải ngoài việc tăng thu ngân sách, việc áp dụng thuế tài sản còn mục đích kiểm soát thu nhập ở các tầng lớp dân cư, kiểm soát tham nhũng... Nhưng theo các chuyên gia, Bộ Tài chính cần chứng minh việc đánh thuế tài sản sẽ nhằm mục tiêu gì, tính khả thi ra sao? Thuế phải đảm bảo sự công bằng.
Chính sách thuế nhà, đất phải tuân thủ nguyên tắc thứ nhất là hỗ trợ chính sách của Chính phủ, giúp người dân có nhà ở. Còn nếu việc đánh thuế đi ngược lại với chủ trương trên là không hợp lý.
Nguyên tắc thứ hai là phải có tính công bằng, người thu nhập thấp mua nhà để ở phải đóng thuế thấp hơn những người nhiều nhà, người kinh doanh bất động sản.
Danh dong thue nha tren 700 trieu: Dan nao chiu thau? hinh anh 3

Tiến sĩ Lưu Bích Hồ chia sẻ: “Việt Nam là nước có thu nhập trung bình. Chúng ta có nên đánh thuế tài sản hay không là điều mà cơ quan quản lý nên cân nhắc thận trọng. Cần tính toán xem mục đích nộp thuế là để làm gì? Thuế đất, nhà sinh ra chủ yếu là để góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân, thực hiện công bằng xã hội tốt hơn, chứ không phải để nuôi bộ máy Nhà nước đã phình quá to nhưng chưa cải cách hợp lý”.
Trong khi đó, tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra phân tích với mức thu nhập bình quân đầu người đang ở mức 2.200 USD/năm, chúng ta đang gánh thuế vượt ngưỡng thu nhập. Gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã khuyến cáo chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP để khoan sức dân, tái đầu tư, nhưng hiện chúng ta đã thu thuế lên đến khoảng 32% GDP.
Ngoài ra trong cơ cấu đối tượng chịu thuế vẫn chưa thực sự minh bạch và dòng tiền nộp thuế chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Cụ thể, hiện nay kinh tế hộ gia đình đang chiếm 31%-33% GDP, trong khi kinh tế tư nhân có đăng ký theo Luật Doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 10%-11%. Như vậy ngân sách thực sự hưởng được bao nhiêu trong 33% GDP kia?
“Vẫn có những khảo sát cho thấy 33% GDP nhận được từ kinh doanh hộ cá thể chỉ nộp 0,8%, rõ ràng đây một tỷ lệ quá thấp. Kinh tế hộ gia đình là kinh tế phi chính thức, cho đến nay vẫn nộp thuế khoán, không có biên lai, chứng từ, trong khi lại phải nộp rất nhiều chi phí cho các cấp cơ sở ở địa phương. Vì vậy, những khoản thu này đang là một vấn đề cần giải mã”, ông Doanh cho biết.
Nêu kiến nghị của mình, các chuyên gia cho rằng trước mắt Chính phủ, Bộ Tài chính cần tái cơ cấu ngân sách theo hướng tiết giảm chi thường xuyên. Còn việc mở rộng đối tượng chịu thuế thì cân nhắc cho phù hợp, tránh việc thu chỉ để bù đắp cho phần thiếu hụt ngân sách. Đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người còn thấp thì việc khoan sức dân là cần thiết, nếu không sẽ gây tác dụng ngược.

Bộ Tài chính xác định giá trị nhà, đất để tính thuế tài sản thế nào?

Nếu đề xuất Thuế tài sản của Bộ Tài chính được thông qua, chủ sở hữu nhà, chung cư không những phải đóng thuế tài sản với căn hộ sở hữu mà sẽ đóng cả thuế đất xây dựng căn hộ đó.
Bình Nguyên

Đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng: Người dân phải chịu thuế kép

Đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng: Người dân phải chịu thuế kép

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, việc Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng là không hợp lý, khiến người dân phải đóng 2 lần thuế, tạo gánh nặng cho nhiều người.

TS. Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia tài chính
155 bài viết
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này đề xuất đánh thuế đối với đất ở và nhà. Cụ thể, với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án đánh thuế: Một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên.
Cụ thể, với ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng thì một căn nhà có giá trị 800 triệu đồng sẽ bị đánh thuế với phần giá trị 100 triệu đồng, tức 0,3-0,4% của 100 triệu đồng.
Trao đổi với báo Lao Động, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đề xuất đánh thuế đối với nhà ở của Bộ Tài chính là không hợp lý. Một chính sách thuế khi được ban hành phải dựa trên 2 nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là đánh thuế trên bất động sản nhưng không làm ảnh hưởng tới việc người dân mua nhà ở.
Hiện tại, nhà nước đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân mua nhà và nhiều người có thu nhập thấp đang cần chỗ ở. Nên khi nghĩ đến việc đánh thuế nhà ở thì cần phải xem việc này có ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách hỗ trợ người dân mua nhà hay không. Nguyên tắc thứ hai, việc đánh thuế phải theo lẽ công bằng. Có nghĩa những người giàu thì phải chịu một mức thuế cao hơn những người thu nhập thấp.
Dựa trên 2 nguyên tắc này, TS Trí Hiếu cho rằng đánh thuế đối với nhà ở ngay từ căn nhà đầu tiên là không hợp lý.
“Tôi đề nghị, căn nhà đầu tiên chúng ta không đánh thuế mà bắt đầu đánh thuế từ căn nhà thứ hai trở đi. Bởi lẽ những người có thu nhập cao và kinh doanh bất động sản thì họ sẽ có từ căn nhà thứ hai. Từ đó chúng ta đánh thuế sẽ công bằng hơn và không ảnh hưởng đến chủ trương và chính sách của nhà nước là giúp người nghèo mua nhà”, TS Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.
TS Hiếu cũng cho rằng, chúng ta chỉ nên đánh thuế với quyền sử dụng đất, chứ không nên đánh thuế trên giá trị của căn nhà xây dựng trên đó. Bởi lẽ, căn nhà xây dựng trên đó được làm nên bởi nguồn thu nhập mà người dân đã trả thuế.
“Nếu chúng ta đánh thuế nhà ở đồng nghĩa với việc đánh thuế kép trên thu nhập của người dân. Nếu có đánh thuế thì chúng ta chỉ nên đánh thuế trên giá trị gia tăng (nếu có) của căn nhà mà thôi” – TS Hiếu phân tích.
Đánh thuế trên quyền sử dụng đất là một thông lệ quốc tế mà hầu như nhiều quốc gia áp dụng. Lấy ví dụ, ông Hiếu cho biết, Mỹ không hề có thuế bất động sản mà chỉ có thuế đất. Thuế đất đó sẽ được định phần trăm giá trị của đất và người dân phải trả thuế đất hàng năm. TS Hiếu cho rằng, thay vì đánh thuế nhà ở, chúng ta nên đánh thuế đất từ 1-5% giá trị của đất là phù hợp với thu nhập cũng như điều kiện của người dân hiện nay.
Theo Thiên Bình
Lao động

Nước ngoài đánh thuế tài sản người giàu, ta đề xuất từ người nghèo trở đi

17/04/2018

Người dân bỏ tiền để làm, mua nhà đã phải “cõng” bao nhiêu thuế phí, bây giờ lại đánh thêm thuế tài sản nữa thì rõ ràng tạo ra sự bức xúc thuế chồng thuế – bà Phạm Chi Lan nói.

Bà Phạm Chi Lan.
Đề xuất đánh thuế tài sản đối với đất và nhà có giá trị trên 700 triệu đồng của Bộ Tài chính mới đưa ra đã nhận được nhiều quan điểm trái chiều từ phía các chuyên gia và người dân.
Đánh thuế từ 5-7 tỷ phù hợp hơn 700 triệu đồng
Trao đổi với PV, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1996 – 2006 cho rằng, ý tưởng đánh thuế tài sản không sai, kể cả ở thời điểm này. Nhiều nước đã đánh thuế tài sản, đặc biệt đánh thuế những người có mật độ tích lũy tài sản lớn so với cả xã hội.
Bà cho rằng những người giàu có, nhiều tài sản rất lớn mà chỉ nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ không thể hiện được đầy đủ đóng góp cho xã hội.
Việc đánh thuế tài sản sẽ tạo sự công bằng về khả năng lưu giữ tài sản giữa những người dân khác nhau. Đánh thuế nhằm điều chỉnh thu nhập giữa người có tài sản rất lớn với người không có hoặc chỉ có ít tài sản trong xã hội.
Theo bà Lan, đề xuất đánh thuế tài sản của Bộ Tài chính đưa ra bị phản ứng nhiều ở mốc đánh thuế với nhà, đất có giá trị từ trên 700 triệu đồng.
Thời gian qua Nhà nước thực hiện chính sách cho vay để người dân mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp, trả trong 15-20 năm – ngôi nhà đó sẽ trở thành tài sản của họ. Nhưng thực tế những ngôi nhà thu nhập thấp hiện có mức giá 700 – 800 triệu đồng, thậm chí trên 1 tỷ.
“Như thế, việc đánh thuế từ mốc trên 700 triệu đồng trở lên chính là đánh ngay vào đối tượng thuộc diện thu nhập thấp, Nhà nước phải hỗ trợ, chứ không phải đánh vào người có tài sản lớn.
Câu chuyện phải dành dụm, vay mượn tiền mới mua được căn nhà và nay phải tiếp tục chật vật đóng thuế là điều dễ nhìn thấy”, bà Lan phân tích.
Phải chăng mốc 700 triệu đồng trở lên là phép tính để làm sao thu được nhiều cho ngân sách? Tôi nghĩ đó là điều bất cập – chuyên gia kinh tế bày tỏ.
Bà cho rằng bất động sản ở Việt Nam đắt đỏ so với các nước trên thế giới. Nhiều tổ chức nước ngoài khi nhận xét nhà đất ở Hà Nội, TP HCM cũng thừa nhận đắt ngang ngửa so với Hồng Kông, Tokyo, trong khi thu nhập đầu người của chúng ta lại thấp. Với giá nhà ở được hình thành trên nền tảng quá cao trong khi đánh thuế ở mức rất thấp cho thấy thêm sự chưa hợp lý.

“Nếu có đánh thuế, tôi nghĩ phải nâng cao hơn rất nhiều, 5-7 tỷ đồng trở lên. Ngay cả mức 5-7 tỷ đồng cũng phải cân nhắc, tính đến nhà đó bao nhiêu người ở. Với giá nhà như vậy mà tính thuế suất 0,3 – 0,4%/năm là rất cao”, bà Lan nói.
Thuế chồng lên thuế
Vị chuyên gia kinh tế cho rằng để làm được ngôi nhà ở, hay mua một căn nhà, căn hộ chung cư người dân đã chịu rất nhiều các khoản như thuế trước bạ, thuế đất, thuế giá trị gia tăng, thậm chí thuế tiêu thụ đặc biệt, các loại phí…
“Người dân bỏ ra 700-800 triệu để làm hay mua một ngôi nhà đã phải “cõng” bao nhiêu thuế phí rồi, bây giờ lại thêm thuế tài sản nữa thì rõ ràng tạo ra “thuế chồng lên thuế”.
Và câu chuyện mua nhà chịu thuế, xây nhà nộp thuế, ở nhà phải đóng thuế sẽ là điều hiển nhiên tạo sự bức xúc…”, bà Lan chia sẻ.
Chuyên gia kinh tế này cho rằng, hiện có việc các cơ quan chức năng suy nghĩ, quốc tế đang làm vậy nên chúng ta cũng làm như vậy.
Ví dụ như khi muốn tăng giá điện, xăng dầu thì nói các nước giá cao hơn Việt Nam nên chúng ta phải tăng lên. Nhưng thực tế hoàn cảnh nước ta so với các nước khác nhau, thu nhập dân ta so với họ còn rất thấp.
Bà Lan mong muốn Bộ Tài chính xem xét lại đề xuất này. Nhà nước cân nhắc thuê các tổ chức quốc tế để có nghiên cứu, đánh giá về tác động của sắc thuế đối với người dân.
Niềm tin của người dân sẽ lớn hơn nhiều lần so với tác động “tích cực” khi thu được một phần thuế của người dân – bà Lan nêu quan điểm.
Hoàng Đan (Theo SoHa)

Nạn sưu cao thuế nặng ở Thanh Hóa

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-24
Trẻ em đi thồ hàng trên đường Trường Sơn, Thanh Hóa.
Trẻ em đi thồ hàng trên đường Trường Sơn, Thanh Hóa.
RFA photo
Thời gian gần đây, sự vụ dân nghèo các tỉnh Bắc miền Trung bị bóc lột bằng kiểu thu thuế của nhà cầm quyền địa phương là thông tin nổi cộm trên các trang mạng xã hội và các báo.
Riêng Thanh Hóa là tỉnh có nhiều gia đình thuộc diện nghèo nhất nước và là một trong những tỉnh nhận lượng gạo cứu đói từ chính phủ cao nhất nước.
Thế nhưng, người dân nơi đây phải gồng lưng để đóng các khoản phí do cán bộ làng, cán bộ xã và cán bộ huyện đặt ra. Số tiền phải đóng mỗi năm nhiều đến nỗi người già thì trông được mau chết còn người trẻ thì không dám đẻ con.
Nhiều khoản thuế vô lý
Ông Lại, một nông dân ở xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, chia sẻ: “Ngoài đây thì nhiều thứ thu lắm. Cũng nhiều người phản đối rồi nhưng không được gì. Nó thu nhiều khoản thế nhưng không biết có làm được trò trống gì từ mấy khoản thu đó không.”
Ông Lại cho biết thêm là đời sống của gia đình ông hiện tại rất khó khăn bởi thu nhập hằng tháng không có gì ngoài một sào ruộng 460 mét vuông và một cái chuồng với lợi tức mỗi tháng chưa đến hai trăm ngàn đồng sau khi khấu trừ mọi thứ chi phí bỏ ra. Và số tiền chưa tới hai trăm ngàn đồng này không bao giờ đủ để đóng các khoản phí do làng, xã và huyện đặt ra.
Ngoài đây thì nhiều thứ thu lắm. Cũng nhiều người phản đối rồi nhưng không được gì. Nó thu nhiều khoản thế nhưng không biết có làm được trò trống gì từ mấy khoản thu đó không.
- Ông Lại
Ông cho biết thêm là không riêng gì ông, tình trạng của chị Toàn, em họ của ông ở làng bên cạnh mới đáng sợ, chị này làm nghề đan nón lá, quanh năm ôm mảnh ruộng vài trăm mét vuông, chồng đi phụ hồ, bữa được bữa mất vì công việc không ổn định. Mỗi kì đóng thuế cho làng, xã, gia đình chị Toàn phải chạy vay chạy mướn để đóng. Nợ nần chồng chất mà vay cũng chẳng được để mà trả gối đầu bởi trong làng ai cũng nghèo giống ai, chẳng có dư giả để cho mượn.
Không có tiền để đóng các khoản phí, khất nợ cũng không xong, cuối cùng, nhà chỉ còn chiếc giường để ngủ, làng lập biên bản tịch thu nốt chiếc giường để trừ thuế. Mặc cho gia đình chị Toàn khóc lóc van xin, làng vẫn cứ thu chiếc giường về trên nhà văn hóa làng, bỏ mặc mưa nắng. Đến khi nào đóng đủ thuế thì mới được nhận chiếc giường về ngủ.
Ông Lại nói rằng có một chuyện hết sức vô lý ở đây là các khoản thuế này không được công khai, không được niêm yết để người đóng đọc và hiểu được ý nghĩa của việc mình đóng thuế. Hơn nữa, trong một cái xã nhỏ xíu như xã Trường Sơn mà bộ máy cán bộ quá cồng kềnh, từ bộ máy cán bộ làng đã lên vài chục người, đến thôn thì cả trăm người và lên đến xã, cộng tất cả cán bộ lại có thể lên tới cả ngàn người gồm cán bộ có biên chế và cán bộ cộng tác. Trong đó, cán bộ cộng tác chiếm từ 70% đến 80%, họ là những người hăng hái, sẵn sàng làm mọi chuyện theo lệnh của cấp trên.
Mà lệnh của cấp trên ở đây là gì? Ông Lại nói rằng đây là lệnh bóc lột, bởi chỉ có bóc lột mới đủ nuôi số lượng cán bộ nhiều đến mức lúc nhúc trong xã như vậy. Ông nói rằng chọn làm cán bộ cộng tác giống như một kiểu giải quyết thất nghiệp ở đây. Và sau khi thoát được nạn thất nghiệp, người ta lại nghĩ đến chuyện làm giàu. Chính vì ham muốn làm giàu nhanh của đám cán bộ này mà người dân phải khổ chứ chẳng có luật hay chính sách nhà nước cấp tỉnh, cấp trung ương nào lại cho thu thuế vô tội vạ, cho cán bộ bóc lột dân như đang thấy!
Không đóng thì không yên
400.jpg
Nuôi vịt ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa. RFA photo Nuôi vịt ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa. RFA photo
Anh Hội, một nông dân khác ởi xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, chia sẻ: “Ở chỗ em thì đóng nhiều khoản lắm, theo đầu người khoảng 7 đến 8 triệu, vậy nhưng mọi nơi có một triệu mỗi người thôi, vụ làm đường bê tông thôi đó. Ở đây nhiều khoản đóng vô lý lắm! Biết là nhà nước không bắt đóng đó, nhưng ở đây họ cứ bắt đóng. Nhưng mình không dám nói, như nhà em làm có 4 sào ruộng nhưng đến cuối mùa thì đóng hơn 1 triệu thuế nước, thuế ruộng. Vậy thì người dân làm sao làm được gì. Nhiều khoản khác nữa, thu phí trẻ em, thanh niên. Không đóng thì nó ghi nợ cuối mùa thu, lên xã làm giấy tờ gì nó làm khó lắm, không được với nó đâu. Xã em nhiều cán bộ lắm. Nói thật là bây giờ thằng quan nào chẳng tham, mình làm dân đen đâu có làm được gì.”
Anh Hội cũng cho chúng tôi biết một số thống kê chi tiết về các khoản nộp từ thông báo của các thôn ở xã Minh Lộc thông báo công khai về việc thu tiền nhân dân đóng góp phục vụ phong trào văn hóa xã hội, thanh thiếu niên, vui trại hè bóng đá hằng năm. Các mục thu gồm: Thu quỹ thiếu niên, bóng đá: 30.000đ/người/năm; Phúc lợi xã hội 20.000đ/người/năm, quỹ thôn làng văn hóa 20.000đ/người/năm, quỹ khuyến học 10.000đ/người/năm, quỹ họp dân là 50.000đ/gia đình/năm.
Không đóng thì nó ghi nợ cuối mùa thu, lên xã làm giấy tờ gì nó làm khó lắm, không được với nó đâu. Xã em nhiều cán bộ lắm.
- Anh Hội
Vị chi một gia đình có sáu người phải nộp 540 ngàn đồng cho những khoản chi phí mà người ta không biết nó sẽ được dùng làm gì, số tiền đó đi về đâu. Bức xúc hơn, trẻ em vừa mới lọt lòng, cứ đi đăng ký khai sinh, có tên trong hộ khẩu là phải nộp phí như người lớn. Tất cả các cháu nhỏ trong xã đều như vậy.
Nhiều người không biết thôn thu như thế nhưng chi như thế nào. Từ quỹ thiếu niên, bóng đá 30.000đ/người/năm nhưng mỗi khi có tổ chức lễ hội, có bóng đá hay hội hè thì cán bộ thôn lại mang sổ đi vận động từng nhà kêu gọi đóng góp. Và một khi họ đã đi kêu gọi thì không đóng góp cũng không được bởi ai không đóng góp thì bị làm khó dễ về sau này.
Về khoản thu có tên “phúc lợi xã hội” 20.000đ/người/năm, nhiều người không hiểu là chi vào cái gì. Một bí thư chi bộ thôn trong xã Minh Lộc cho hay việc thu này đã được thông qua từ trung ương tới địa phương và những người nào không đóng là do không hiểu chính sách, do không biết pháp luật.
Một người dân ở xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc không muốn nêu tên, bức xúc: “Có nhiều khoản vô lý lắm, người dân rất thắc mắc. Ở xã khác thì không biết nhưng ở đây sẽ ghi nợ tồn đọng để khi có tiền hoặc đến mùa sau thì đóng, khó sống. Một năm đóng mấy triệu đồng!”
Người này cho rằng cách thu thuế, thu phí của chính quyền đại phương hiện tại chẳng khác nào kiểu bóc lột tàn bạo nhất thời phong kiến. Nghĩa là trong thời phong kiến, cũng có nơi thu sưu tô vừa phải, dân có cái để sống, cũng có nơi bóc lột tận xương tủy bởi các quan tham. Rất tiếc, hiện tại đang là thế kỉ 21, khoảng cách để trở về thời phong kiến nghe ra xa lắc xa lơ nhưng cách bóc lột thì thiếu điều còn cái quần cũng phải nộp.
Người này đưa ra kết luận, nếu như những năm trước 1975, người Thanh Hóa đã góp công vào công cuộc tiến vào miền Nam, chiếm Sài Gòn. Thì hiện tại, dân Thanh Hóa, đặc biệt là dân ở xã Minh Lộc lại một lần nữa phải ăn rau má phá đường tàu để mà nộp sưu thuế. Suy cho cùng, trước hay sau 1975 thì người Thanh Hóa vẫn đón nhận những tai ương do chính quyền mang lại. Và làm quan bao giờ cũng ăn trên ngồi trốc, bóc lột ngang nhiên, làm dân bao giờ cũng chịu bóp nghẹt trong vòng kim cô của giới quan lại tham lam, tùy tiện. Đó là một sự thật!
Nghe người này nói xong, chúng tôi chỉ biết im lặng chào tạm biệt ông, tạm biệt những ngôi nhà trống huơ trống hoác vì sưu tô thời hiện đại, tạm biệt những trụ sở làng, thôn, xã lúc nhúc quan lại đang sẵn sàng đến từng nhà để bóc lột theo đúng nghĩa của chữ này!

Nghệ An: Dân choáng váng bởi... "sưu cao thuế nặng"?

Dân trí Đến hẹn lại lên - khi vụ mùa kết thúc cũng là lúc hàng ngàn hộ dân được nhận về cho mình một tờ giấy gọi là: “Phương án hộ gia đình…”. Cầm tờ giấy trên tay, hàng ngàn hộ dân như choáng váng với những khoản thu từ trên trời rơi xuống như một dạng "sưu cao thuế nặng".
 >> Nghệ An: Chính quyền có “tiếp tay” cho doanh nghiệp xẻ thịt đất tràn lan
 >> Nghệ An: Lợi dụng trang trại nuôi vịt đào đất bán cho... doanh nghiệp?
 >> Nghệ An: Bác sĩ, y sĩ, nhân viên… bãi công vì bệnh viện nợ lương 8 tháng

Video tạm dừng
Sưu cao thuế nặng, dân choáng váng.
 Nhập nhằng hơn 20 khoản phí, quỹ xóm và xã
Mấy năm trở lại đây, nhà nước đã có nhiều văn bản chấn chỉnh, xóa bỏ nhiều khoản phí, quỹ vô lý để giảm bớt sức đóng góp của người dân. Với Nghệ An cũng đã có nhiều văn bản chấn chỉnh tình trạng này, tuy nhiên tại nhiều xã nông thôn mới của tỉnh này đang diễn ra thực trạng nợ tiền sau khi đạt chuẩn là khá cao.
Tình trạng các xã thu quỹ, phí nhiều và cao diễn ra phổ biến ở rất nhiều xã. Ở mỗi nơi, các xã, xóm đều có những khoản thu riêng. Nhưng có một điểm chung thì ở các xã này, khi người dân cầm tờ giấy cái gọi là “Phương án hộ gia đình” phải choáng váng với những khoản thu từ trên trời rơi xuống.
Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 2.
Giấy phương án hộ gia đình bà Lâm có tới 24 khoản thu. Trong đó bà phải đóng 13 khoản.

Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 3.
Bà Lâm (trú xóm Thái Học) năm nay đã ngoài 80 tuổi. Do tuổi cao sức yếu nên bà chỉ ở nhà và nhờ vào sự chăm sóc của con cái sống cạnh nhà. Dù không còn làm lụng gì được nữa nhưng đều đều hàng năm, cụ Lâm vẫn phải đóng nhiều khoản phí quỹ của xã và xóm. Trong tờ thu các khoản đóng góp năm 2016 gửi về cho cụ Lâm, chúng tôi thấy cụ phải đóng đến 12 khoản phí các loại với tổng số tiền là 563 nghìn đồng.

Nằm trong số đó, chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu, điều tra sự việc đang xảy ra và được cho là “nóng” nhất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An - xã Nghi Thái.
Nghi Thái là xã thuần nông, ven biển người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nghi Thái có toàn bộ 11 xóm với tổng cộng gần 2.000 hộ, khoảng 9.000 nhân khẩu, trong đó có 84 hộ nghèo.
Xã Nghi Thái về đích nông thôn mới vào năm 2014.Tuy nhiên đến nay, tiền nợ công cho việc xây dựng nông thôn mới còn khoảng 10 tỷ đồng.
Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 4.
Bà vợ ông Sửu buồn vì phải đóng góp quá nhiều.

Thế nhưng, nhiều năm qua người dân nơi đây được chính quyền xã phát cho 1 cuốn sổ "theo dõi công dân" và một tờ giấy “Phương án hộ gia đình”. Điều đáng nói, trong cuốn sổ và tờ giấy này này ghi danh sách nhân khẩu từng hộ để theo dõi việc đóng các loại quỹ, phí của xã và xóm.
Nếu hộ nào đóng đầy đủ các khoản sẽ được "phê" vào sổ là "Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm". Và ngược lại hộ nào chưa hoàn thành sẽ bị ghi không hoàn thành và muốn lên xã giao dịch một số giấy tờ sẽ gặp rất khó khăn.
Và để trả bớt được số nợ "nông thôn mới" này thì chính quyền đã vận động sự đóng góp của dân với mục đích tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và trong đó có "trả nợ".
Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 5.
Cuốn sổ theo dõi nghĩa vụ công dân của xã Nghi Thái.

Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 6.
Bà Nguyễn Thị Linh dù ở một mình trong căn nhà hư hỏng, giột tứ bề nhưng cũng phải đóng tới 11 khoảng.

Theo tìm hiểu của PV, hàng năm mỗi hộ dân xã Nghi Thái phải đóng lên đến hơn 20 khoản phí, quỹ các loại cho cả xã và xóm. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, người dân ở đây phải đóng lên đến 23-24 loại quỹ như nói ở trên.
Quá trình thu các loại quỹ, phí này đều được chính quyền kiểm tra qua cuốn sổ theo dõi công dân và tờ giấy “phương án hộ gia đình” của từng hộ.
Tâm sự với chúng tôi về cuốn "sổ đỏ" theo dõi này, người dân ở xóm Thái Học, Thái Thịnh… chỉ biết lắc đầu ngao ngán vì họ cho rằng nhiều khoản quá cao và có phần bất hợp lý.
Hộ anh H.V.L (SN 1975) có 5 nhân khẩu. Ngoài anh và vợ là trong độ tuổi lao động thì 3 đứa con còn rất nhỏ. Thế nhưng, hàng năm các thành viên trong gia đình anh vẫn phải đóng không trừ khoản phí, quỹ nào.
Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 7.
Anh Vương Đình Hiền - cán bộ mặt trận xóm Thái Học chia sẻ cùng anh em PV: "Tôi cũng không biết thu tiền gián tiếp cán bộ là gì. Tại nhiều cuộc họp tôi cũng đã đề xuất loại bỏ trẻ em, người già thì không nên đóng loại quỹ này...".

"Năm nào cũng như nhau, gia đình tôi đóng gần 2 triệu đồng. Các khoản phí thì cứ na ná nhau, nhìn vào là hoa hết mắt", anh L. chia sẻ.
Trong tờ thông báo các khoản đóng góp năm 2016 của hộ anh L. chúng tôi đếm sơ sơ cũng đến 24 khoản phí. Năm nay, gia đình anh L. với 5 khẩu thì phải đóng tổng cộng 1.597.000 đồng.
Trong các khoản thu, anh H.V.L. cho biết khoản thu nặng nhất là đóng góp cơ sở hạ tầng của xã với 200 nghìn đồng/1 khẩu và khoản đóng góp xây dựng xóm 300 nghìn đồng/1 hộ.
"Đã đóng góp xây dựng xã rồi lại còn đóng góp xây dựng xóm. Nhà tôi trừ đứa bé chưa đủ 3 tuổi thì 4 khẩu phải đóng 800 nghìn tiền xây dựng cơ sở hạ tầng xã. Rồi thêm 300 nghìn xây dựng xóm nữa", anh L. buồn buồn nói.
Dân làng còng lưng đóng quỹ “gián tiếp cán bộ”
Ở xóm Thái Học, người dân chủ yếu làm nông nghiệp nên cuộc sống thường ngày khá khó khăn. Ngoài việc xoay xở với tiền sinh hoạt thì người dân lại lo lắng làm sao để trả hết những khoản "nợ" chính quyền.
Cũng vì thế, mà nhiều gia đình dù cạn kiện, nhiều lúc không có tiền để đóng cũng phải lo lắng bởi suốt ngày bị xã, xóm “bêu” trên loa phóng thanh của xóm.
Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 8.
"Sưu cao thuế nặng" gia đình ông Sửu gánh 18/24 khoản thu.

Ngoài chuyện bị nhắc tên trên loa mỗi ngày, người dân nơi đây cũng lo lắng mỗi khi con cháu, gia đình có việc gì khi lên giao dịch với xã nếu như trong cuốn sổ theo dõi chưa được “đóng lệnh”: "Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm", thì xã sẽ không xác nhận cho?.
Ngoài việc bức xúc vì những khoản quỹ, phí cao thì người dân Thái Học, Thái Thịnh… còn bất bình vì nhiều khoản thu bất hợp lý. Bởi không chỉ thu những người ở độ tuổi lao động mà những đứa trẻ mới sinh và cụ già ốm yếu cũng phải đóng nhiều khoản quỹ, phí..
Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 9.
Ông Sửu - gia đình đã gánh nợ xã 3 năm lên đến gần 10 triệu đồng.

Như khoản thu "gián tiếp cán bộ" với mức thu 20 nghìn đồng/1 khẩu; “Quỹ dân sinh kinh tế” 20 ngàn đồng/khẩu.. . Theo người dân hiểu, khoản thu này là để "nuôi" cán bộ xóm. Còn về quỹ dân sinh kinh tế thì chẳng ai hiểu quỹ gì.
Thế nhưng dù là trẻ mới sinh ra hay cụ già thì đều không được bỏ sót. “Có nhiều khoản thu ở xã, xóm cũng thu, rồi nhiều khoản khác chúng tôi chẳng biết là quỹ gì… Buồn lắm”, một người dân xóm Thái Thịnh nói.
Được biết, tại xóm Thái Học vẫn còn nhiều hộ nghèo, nhiều hộ khó khăn và khó có khả năng đóng đầy đủ các khoản thu quỹ mà xã, xóm “lập ra”. Nhiều hộ gia đình cũng do nghèo đói, không có khả năng trả nợ, thì bị xã, xóm “khoanh vùng” nợ cũ cộng nợ mới lên đến gần cả chục triệu đồng.
Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 10.
Một giấy phương án hộ gia đình bà Linh cũng có tới 24 khoản phí.

Người được nhắc nhiều nhất là hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sửu (xóm Thái Học) đã nợ xã, xóm lên đến gần 10 triệu đồng 3 năm nay. Ông Sửu cũng được mệnh danh là người nợ nhiều nhất ở xã Nghi Thái này.
Trong bản danh sách mà ông Sửu cho chúng tôi xem bao gồm nợ cũ của 2 năm 2014 và 2015 chưa trả xong, thì nay tiếp tục gánh nợ mới 2016.
Ông Sửu bảo: “Đã 3 năm nay gia đình tôi không đóng các khoản phí nào. Một phần vì tôi thấy có nhiều khoản thu cao, bất hợp lý. Phần nữa tôi có bức xúc chuyện cá nhân gia đình với chính quyền địa phương. Đến nay số nợ của tôi gần 10 triệu đồng”.
Nghệ An: Dân choáng váng bởi... sưu cao thuế nặng? - Ảnh 11.
Ngoài việc phải đóng Quỹ thú y, người dân khi được cán bộ thú y đến tiêm còn phải trả thêm tiền.
 Ông Sử kể chuyện mình bức xúc cá nhân với xã là chuyện xảy ra vào năm 2013. Năm đó, ông bị một số người và cán bộ xóm đập phá mất dãy hàng rào xây gạch sau nhà. Sau khi làm đơn, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và thẩm định giá trị số tiền bị thiệt hại là hơn 3 triệu đồng.
Dù được cơ quan chức năng giao trọng trách xã phải đền cho ông Sửu. Thế nhưng kể từ đó đến nay ông Sửu vẫn không được giải quyết và trả tiền thiệt hại.
"Chừng nào cơ quan chức năng chưa giải quyết chuyện của gia đình tôi thì tôi sẽ không đóng khoản nào cả”, ông Sửu cho biết thêm.
Được biết, gia đình ông Sửu có 5 nhân khẩu. Gia đình ông là gia đình liệt sỹ, có công với cách mạng. Hiện tại, các con của ông đều đi làm ăn xa. Ở nhà chỉ còn ông Sửu và vợ sống nhờ vào nông nghiệp.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Nguyễn Duy

Người Việt đóng thuế cao nhất khu vực

(Kiến Thức) - "Doanh nghiệp và người dân Việt Nam phải đóng thuế và phí thuộc loại cao nhất so với các nước trong khu vực. Tổng thu ngân sách từ thuế và phí của Việt Nam chiếm đến gần 30% GDP.

"Thu nhiều mà chi không hiệu quả thì nền kinh tế sẽ khó mà bền vững", PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ với Kiến Thức.

“Sưu cao thuế nặng” thì không ai sản xuất

Thưa ông, trước tình hình kinh tế khó khăn, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát ngôn trước báo giới rằng, sắp tới sẽ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, thắt chặt chi tiêu. Ông đánh giá về giải pháp này như thế nào?

Thắt chặt chi tiêu là điều bắt buộc phải làm trong bối cảnh thâm hụt ngân sách nhà nước triền miên, thu lại đang có xu hướng khó thu và giảm thu. Để những mất cân đối này xảy ra sẽ làm nền kinh tế bất ổn định và không tốt cho môi trường kinh doanh, đầu tư. Do vậy, thắt chặt chi tiêu là cần thiết.

Vậy sao ta không tính đến tăng thu? Giảm chi liệu có ảnh hưởng đến tăng trưởng? 

Vấn đề ở Việt Nam là dư địa để tăng thu ngân sách là không còn nữa. Thu của Việt Nam đang quá lớn so với các nước trong khu vực, chiếm gần 30% GDP. Con số đó nếu mà so với các nước trong khu vực thì thuộc loại cao nhất. Các nước khác đa số đều vào khoảng hoặc dưới 20% GDP. Tình hình kinh tế của ta đang khó khăn, thu khó, đã thế, giờ lại tiếp tục tăng thu thì không ổn.

Tôi tưởng thu nhiều thì sẽ chi nhiều?

Vì thu đồng nghĩa với việc tăng thuế. Tăng thuế thì khu vực doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất. Sưu cao thuế nặng thì không ai muốn mở rộng sản xuất, tăng trưởng vì thế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Còn giảm chi thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.

Phải chăng một phần lý do khiến doanh nghiệp phá sản thời gian qua là do "sưu cao thuế nặng"?

Không hẳn thế. Nó có rất nhiều nguyên nhân, thuế chỉ là một trong những yếu tố.

Vậy sao thu thuế nhiều mà kinh tế vẫn khó khăn?

Bội chi của ta hiện khoảng 4,8 - 5% GDP. Mấy năm gần đây thì thu của ta khoảng 27 - 29% GDP nhưng chi khoảng 32 - 33% GDP. Như thế là chi của ta lớn quá. Mà chi thì thường là do sức ép phải chi như chi thường xuyên để nuôi bộ máy, chi cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội như y tế, giáo dục, an sinh xã hội, thể thao, khoa học...

PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. 

Cắt của ông nào ông ấy kêu oai oái ngay!

Một trong những giải pháp đưa ra để thắt chặt chi là sẽ phải giảm bớt hội hè đình đám, mua sắm công. Ông đánh giá giải pháp này thế nào?

Thắt chặt chi tiêu, đó là làm sao để tăng tiết kiệm, cắt giảm chi đầu tư công của những dự án chưa cần vội hoặc không có hiệu quả. Tiết kiệm cụ thể là cái gì nữa thì phải rà soát từng danh mục để cắt. Cắt giảm chi là khó lắm vì chi có rất nhiều mảng. Ai cũng kêu mảng của mình quan trọng, cắt của ông nào là ông ấy kêu oai oái ngay!

Vậy phải làm thế nào?

Có thể cân nhắc cắt đồng bộ. Mỗi người chịu hy sinh một tí thì mới không tị nạnh nhau. Ví dụ như đồng loạt cắt giảm chi 5 - 10% ở tất cả các lĩnh vực thì sẽ đồng loạt thực hiện như thế. Chứ nếu cắt xong lại thấy thủng, thấy phồng rồi đi chữa lại thì cũng không được. Rồi rà soát để tiết kiệm, cái gì không cần thì cắt. Đi nước ngoài, hội họp, mua sắm xa xỉ không cần thiết... thì phải cắt giảm. Các công trình dự án không hiệu quả, chưa cần thiết cũng phải cắt giảm.

Vì sao thời gian qua chúng ta lại thu nhiều như vậy ạ? 

Phải giảm chi để tạo sức ép cho giảm thu. Tư duy của chúng ta qua một giai đoạn dài là ta chi thoải mái được vì ta thu được. Ta thu dễ, tận thu nhiều, thu cao quen rồi. Thu ở các nước khác đến 20% GDP đã là cao rồi, mình cứ thu tới 28 - 30% như không ấy. Thu dễ thế thì tội gì mà không chi. Tư duy mà cứ chi đi, thế nào cũng thu được để bù đắp là không hợp lý, cần phải sửa.

Nhưng giảm thu thì có đồng nghĩa với việc cái bánh ngân sách cũng bé đi?

Giảm thu ngân sách hàm ý là phải giảm thuế. Có thể trước mắt điều đó sẽ làm cho cái bánh ngân sách bé đi. Tuy nhiên, về lâu dài, giảm thuế là tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Nếu thuế thật thấp thì các nhà đầu tư nhảy vào ngay. Doanh nghiệp có động cơ để mở rộng sản xuất. Mở rộng sản xuất thì đồng nghĩa với tăng trưởng, đồng thời cơ sở đánh thuế cũng rộng ra. Như thế thì thậm chí cái bánh còn to ra.

Dân muốn đóng ít, Nhà nước muốn thu nhiều

Liệu có phải người dân đóng thuế càng cao thì phúc lợi xã hội nhận được càng nhiều?

Thoạt nhìn thì đúng vì thu được càng nhiều thì có điều kiện chi càng nhiều, chi an sinh xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, khi thuế suất tăng vượt qua một điểm tối ưu nào đó thì thu ngân sách bắt đầu giảm. Ví dụ, thuế suất gần 90 - 100% thì không ai sản xuất và như vậy Nhà nước chẳng thu được thuế của ai cả.

Nhưng người dân thì luôn muốn đóng thuế thấp và hưởng phúc lợi xã hội cao. Trong khi hiện nay thì thuế phải đóng cao mà phúc lợi xã hội lại chưa nhiều. Điều này có thể sẽ dẫn đến những bức xúc?

Tôi là doanh nghiệp thì tôi cũng chỉ muốn đóng thuế thấp thôi. Thuế ít thì giá thành sản phẩm thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm cao, doanh thu và lợi nhuận sẽ nhiều. Còn nếu tôi là người dân thì cũng chỉ muốn đóng thuế thu nhập thấp để có nhiều tiền hơn cho tiết kiệm hay chi tiêu của mình. Đấy là động cơ tự nhiên của con người. Nhưng như thế thì lấy đâu tiền cho việc cung cấp các dịch vụ xã hội và các chương trình an sinh và phúc lợi xã hội.

Bởi thế mà người điều hành chính sách lại muốn phải thu được nhiều thuế?

Đương nhiên, thu được nhiều bao giờ chả tốt. Nhưng phải xem tác động thế nào mới là quan trọng chứ. Mình thích thu từ thuế cao, nhưng phần mà mình nâng thuế lên liệu có đủ bủ đắp cho thiệt thòi sau này vì doanh nghiệp chết, rút ra khỏi thị trường không. Ta tăng thuế thì chỉ thu được một vài năm, sau đó doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường thì thu của ai nữa? Chính phủ phải cân nhắc có tính dài hạn xem thế nào thì có lợi hơn chứ. Bởi vậy, ra chính sách và điều hành là một nghệ thuật chứ không thể một chiều và nhìn ngắn hạn được.

Vậy là ở góc độ điều hành, không nên "tham" bằng cách thu được thật nhiều?

Đúng thế! Tóm lại là không nên tăng thu qua thuế suất cao nữa mà nên chú ý tới hiệu quả của thu, đừng để thất thoát khi thu thuế, đừng để yếu tố cá nhân trục lợi tồn tại. Làm tốt cái này cũng có thể tăng thu.

Xin cảm ơn ông!
- Thu thì đã quá cao rồi, không thể tăng thu được nữa. Nhất là khi tình hình kinh tế đang khó khăn, thu ngân sách càng ngày càng khó, 5 tháng đầu năm nay, thu ngân sách mới đạt 36% kế hoạch năm, giảm nhiều hơn so với nhiều năm giai đoạn trước. Vậy chỉ còn cách giảm chi. 
- Phải thay đổi mô hình tăng trưởng, tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Thực ra chúng ta đã có đề án tái cơ cấu tổng thể rồi trong đó đặc biệt có tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhưng chưa có kết quả gì nhiều. Vấn đề là làm thế nào thôi. Ta bây giờ có nhiều chính sách lắm. Ta đang "tồn kho" chính sách, "tồn kho" chiến lược khá nhiều. Vấn đề là chính sách có trúng và có thực hiện được chính sách hay không mà thôi. Còn đưa ra nhiều chính sách quá mà chính sách không đi vào cuộc sống thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. 

Tô Hội (Thực hiện)

Về nơi xôn xao vì 'sưu cao thuế nặng'

TP - Đường về xã Thường Nga, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh mùa này lúa đang thì con gái cứ xanh mướt mát, nhưng nơi đây lại xôn xao trên mạng vì “sưu cao thuế nặng”. Xã Thường Nga bỗng dưng được biết đến như một địa phương lạm thu nhiều loại phí khiến người dân “sức tàn lực kiệt”.
Một nhà văn hóa xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới ở xã Thường Nga bị tạm dừng vì ảnh hưởng của dư luận “sưu cao thuế nặng”
Một nhà văn hóa xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới ở xã Thường Nga bị tạm dừng vì ảnh hưởng của dư luận “sưu cao thuế nặng”
Nhưng thật bất ngờ, về tận các thôn xóm, hỏi chuyện nhiều người dân lại thấy họ không khóc vì “sưu cao thuế nặng” mà cười tươi trước những con đường bê tông của nông thôn mới...
Dân tình nguyện hiến đất đóng phí làm đường
Xóm Đông Nam của xã Thường Nga đang hối hả hoàn tất con đường bằng bê tông rộng rãi chạy từ đầu đến cuối xóm. Con đường này như một nét vẽ làm cho quang cảnh của cả xóm trở nên thoáng đãng. Từng ngôi nhà như thoát khỏi cái chật hẹp của không gian sống vốn tù bức.
Cụ bà Trần Thị Tam ngồi trong sân nhìn ra con đường bê tông mới,  thủng thẳng nói: “Cố hiến đất, hiến cả bờ rào, khoảng 30 mét đất để làm đường. Cố tự bỏ tiền ra mua cống hết 3,6 triệu đồng, mua 1.400 gạch, rồi trù nác (trầu nước) cho thợ khi mô cũng có, hai mẹ con  tự nguyện làm ba bữa cơm mời thợ. Nỏ (không) tiếc chi, chỉ muốn cùng bà con làm con đường bê tông”.
“Cố có phải đóng góp nhiều tiền để làm đường không”. Cụ Tam cười móm mém, bảo: “Cố phải đóng chứ, nhưng không nhiều, mà có thu mới làm được đường, nhà nước chỉ cho xi măng. Đóng hai trăm nghìn mà có con đường đẹp thì tiếc chi”.
“Chúng tôi chỉ nhắc nhở vận động dân. Lúa thu hoạch xong cuối tháng 4, đến 10/6, sau hoàn thành sản xuất lúa hè thu, xã mới thu. Không có chuyện thu thóc tươi hay an ninh đến nhà dân ép như trên mạng nói”.

Ông Đường Trọng Hữu
Không chỉ riêng cụ Tam, nhiều người dân xóm Đông Nam đều tình nguyện hiến đất để làm đường. Vợ chồng chị Đậu Thị Lan đang làm lại chiếc cổng để “đón” con đường bê tông mới. Vừa hiến hơn 30 mét đất để làm con đường này, nhưng giọng chị Lan không giấu được niềm vui: “Trước đây, con đường này nhỏ lắm, gọi là đường chuột chạy. Đường như ngõ hẻm,  nhìn không thấy nhà. Trước kêu mãi không được, đổ đất lên làm  đường thì đường trôi vì không có bê tông. Nay nhờ làm nông thôn mới mới có đường mới”. “Chị nghĩ gì khi  nghe dư luận nói về việc dân ở xã Thường Nga phải đóng quá nhiều loại phí?”
Chị Lan trả lời: “Với ai chứ với gia đình tôi thì không thấy phải đóng nhiều và đều tự nguyện. Xã họ thu làm cho dân chứ, phải đóng mới có kinh phí để làm, không thì lấy mô ra? Làm ruộng thì phải nộp sản lượng. Nhiều nhất chỉ có tiền đóng để làm đường bê tông, mỗi khẩu 200 nghìn đồng, ăn thua chi. Giờ làm con đường bê tông này, xóm tươi mới hẳn, ô tô vào tận nhà, nên hiến đất đóng tiền cũng không tiếc”.
Nhà ông Phạm Viết Lộc hai mặt tiền, hai con đường của xóm nên số đất phải hiến nhiều gấp đôi các hộ dân khác. Hai lần nhà ông Lộc phải đập tường gạch để hiến đất cho hai con đường chạy ngang qua. Đất mặt tiền ấy dù ở trong xóm vẫn đáng giá trong thời buổi này, nhưng vợ chồng ông Phạm Viết Lộc vẫn quyết hiến cho xã mà không chút băn khoăn.
Về nơi xôn xao vì 'sưu cao thuế nặng' - ảnh 1 Chị Đậu Thị Lan, xóm Đông Nam xã Thường Nga: “Có con đường bê tông này, hiến đất đóng tiền không tiếc”
Ngồi ngoài sân nhai trầu, nhìn ra hai con đường trước nhà đã phẳng lì và thông thoáng, ông Lộc bảo: “Tôi góp đất cho xã không tiếc, vì góp để làm đẹp cho nhà mình, đẹp cho xã hội chứ có phải làm xấu mô. Tôi sợ nhất là làm gì không đúng đường lối chủ trương của Nhà nước, không có tập thể, tiện đâu thu đấy.  Tôi không bênh vực ai cả,  ở đây các khoản thu được người dân biểu quyết đồng tình. 

Nhưng tại sao nông dân trong xã đóng góp cao mà vẫn đồng tình, Hội đồng nhân dân xã thông qua?  Vì bà con thấy có lợi cho mình. Nhiều người nghèo hơn tôi vẫn giơ tay đồng ý, làm đường bê tông đẹp thì phải góp tiền. Theo tôi, các loại phí không nhiều nhưng trong lúc này người dân vẫn còn nghèo, thu nhập không đồng đều, nên có thể có người phản ứng. Đó chỉ là số rất ít.  Nếu thu chính đáng đầu tư đúng mục đích, có chứng từ đầy đủ thì không sợ”.
    Nhiều đường làng ngõ xóm của xã Thường Nga trở nên sạch đẹp rộng rãi nhờ người dân tự nguyện hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới. Kênh mương nội đồng đang được xây dựng. Những con đường lớn vươn ra để rồi tới đây xe cơ giới, máy cày có thể ra đến tận chân ruộng. Nhưng có  nhà văn hóa trong xã đang xây dở phải tạm dừng vì dư luận về “sưu cao thuế nặng” ở xã Thường Nga làm cho khí thế hoàn thành xây dựng nông thôn mới chùng xuống.
Không có chuyện dân “khóc”
Ông Đường Trọng Hữu – Chủ tịch UBND xã Thường Nga mặt đầy ưu tư: “Dư luận về xã thu nhiều loại phí khiến người dân bị chấn động về tâm lý. Không chỉ dân mà cán bộ xã cũng rất tâm tư, nên một số công trình xây dựng nông thôn mới đang bị đình trệ”.
Ông Hữu cho hay, Thường Nga là xã miền núi nghèo, độc canh cây lúa, thu ngân sách một năm chỉ 60 triệu đồng. Trong đó, thuế chợ 24 triệu đồng, lệ phí hành chính 10 triệu và các khoản thầu vườn đồi hoa lợi khác, cộng thêm các nguồn thu khác. Chỉ thế! Nguồn thu quá ít, nhưng xã cũng nỗ lực để hoàn thành các tiêu chí của nông thôn mới, cố gắng về đích cuối năm nay. Với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Thường Nga vận động các nguồn thu để xây dựng các công trình hạ tầng.
Ông Hữu chia sẻ: “Trong năm qua xã thực hiện thu ngân sách và các loại quỹ đúng theo quy định của Pháp lệnh  34/2007/ PL-UBTVQH11 về quy chế dân chủ cơ sở và Hướng dẫn số 408/STC ngày 21/3/2011 của Sở Tài chính Hà Tĩnh trong việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân về xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.  Việc vận động thu của xã gồm thu quỹ giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất . Ngay từ đầu năm, UBND xã đã xây dựng kế hoạch nguồn thu trình Thường vụ Đảng ủy, thường trực HĐND và UBMTTQ quyết định, đồng thời tiến hành tiếp xúc cử tri, triển khai kế hoạch vận động nhân dân đóng nộp và được cử tri nhất trí cao. Có những xóm thu xong ngay từ ngày đầu, xã không nhận được ý kiến phản đối, phản biện của người dân nào”.
Về nơi xôn xao vì 'sưu cao thuế nặng' - ảnh 2 Ông Đường Trọng Hữu - Chủ tịch UBND xã Thường Nga khẳng định các khoản thu của xã đều được người dân thông qua
“Có dư luận cho rằng xã vẫn tổ  chức thu thuế nông nghiệp trong khi loại thuế này đã được bãi bỏ?”, ông Hữu lý giải:  “Quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất, ngoài hỗ trợ xi măng của cấp trên, toàn dân thống nhất thu theo khẩu có ruộng hưởng lợi từ các công trình phục vụ sản xuất nên có người hiểu đây là thu thuế nông nghiệp. Kể từ 2003, xã đã bỏ thu thuế nông nghiệp”. 
Năm 2015, xã  Thường Nga huy động 756 triệu đồng để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất; trung bình vận động mỗi hộ 652 nghìn đồng, trong đó có cả hộ nghèo.
Trả lời câu hỏi vì sao lại thu của hộ nghèo,  ông Chủ tịch xã Thường Nga thừa nhận: “Chúng tôi bị vấp về việc thu của hộ nghèo. Nhiều người dân có tâm lí,  hộ nghèo được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước,  nên  họ cũng cần có nghĩa vụ đóng góp cho việc xây đường, cứng hóa kênh mương... Vừa rồi, nghe đâu có  hộ nghèo lên báo khóc về việc phải đóng nhiều loại phí, thực ra họ là những người được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước nhất”.
Khi gặp bà Lê Thị Hương - xóm Văn Minh xã Thường Nga - người có tấm ảnh khóc trên mạng  với dòng chú thích: “Bà Lê Thị Hương liên tục khóc khi kể về các khoản thu”  thì bà lại nhất quyết cho rằng: “Bác khóc vì tủi thân chuyện con cái ốm đau, gia đình khó khăn chứ bác có nhắc chi chuyện thuế má, có biết thuế má chi mô, chuyện nộp các khoản thì bác đã nộp lâu rồi”.
“Có hay không việc cưỡng ép người dân nộp các loại quỹ cho xã?”. Ông  Dương Trọng Hữu lắc đầu: “Chúng tôi chỉ nhắc nhở vận động dân. Lúa thu hoạch xong cuối tháng 4, đến 10/6, sau hoàn thành sản xuất lúa hè thu, xã mới thu. Không có chuyện thu thóc tươi hay an ninh đến nhà dân ép như trên mạng nói”.
Ngày 29/7, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh có văn bản khẳng định: Tất cả các khoản thu ở xã Thường Nga  đều được thông qua và xin ý kiến của nhân dân (có biên bản họp dân kèm theo).  Xã đã áp dụng thu, chi theo đúng quy định pháp luật Nhà nước.
Sở này cũng cho rằng, cần xử lý một số thông tin sai sự thật, thiếu tính xây dựng, bi kịch hóa đời sống ở nông thôn, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển của địa phương.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH