CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 240
(ĐC sưu tầm trên NET)
Toàn cảnh đồi Tức Dụp.Một mình lập mưu giết kẻ thù to gấp hai mình
Đăng Nguyên
Siêu tin tặc của tình báo Liên Xô lộ mặt chỉ vì 0,75 USD năm 1986
Một trong những tin tặc giỏi nhất lịch sử tình báo Liên Xô bị phát hiện vì chênh lệch rất nhỏ trong số tiền sử dụng máy tính tại Mỹ.
Markus Hess khi bị bắt. Ảnh: Alchetron.
|
Vào thập niên 1980, Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), cơ quan tình báo hàng
đầu của Liên Xô, muốn thu thập tài liệu tuyệt mật của quân đội Mỹ thông
qua hệ thống mạng ARPANET và MILNET. Họ tuyển mộ thanh niên người Đức
có tên Markus Hess, người sau này trở thành một trong những tin tặc nổi
tiếng nhất của tình báo Liên Xô, theo Listverse.
Quá trình KGB tiếp cận và tuyển mộ Hess không được tiết lộ, lực lượng
phản gián phương Tây chỉ biết thanh niên này tiến hành hoạt động đánh
cắp dữ liệu từ đại học Bremen tại Tây Đức. Hess đã xâm nhập tổng cộng
400 máy tính quân đội Mỹ, trong đó có nhiều hệ thống tại Đức và Nhật
Bản. Tin tặc người Đức còn đoán được mật khẩu quản lý cơ sở dữ liệu
Optimis của Lầu Năm Góc, cho phép truy cập số lượng tài liệu mật khổng
lồ của lục quân Mỹ.
KGB được cho là đã trả hàng chục nghìn USD để mua dữ liệu từ Hess, đồng
thời đề ra mục tiêu cho tin tặc này tấn công. Hoạt động thu thập dữ liệu
tinh vi của Hess chỉ bị phát hiện bởi một lỗi kế toán rất nhỏ trong
phòng nghiên cứu máy tính ở bang California, Mỹ vào năm 1986.
Nhà quản trị mạng Clifford Stoll phát hiện chênh lệch 75 cent (0,75 USD)
trong số tiền sử dụng máy tính tại Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley
(LBL), nơi tiến hành nhiều thí nghiệm cho Bộ Năng lượng Mỹ.
Khi điều tra để truy ra nguồn gốc số tiền chênh lệch, Stoll nhận
ra rằng có một người dùng giấu mặt đã truy cập máy tính của LBL trong 9
giây mà không trả tiền. Stoll nhận thấy người dùng này là một tin tặc có
trình độ rất cao, đã chiếm được quyền quản trị hệ thống bằng cách khai
thác lỗ hổng bảo mật của LBL.
Nhà quản trị người Mỹ dành ra 10 tháng để tìm ra tung tích tin tặc bí
ẩn. Ông gặp may khi Hess tìm cách đột nhập máy tính của một tập đoàn
quốc phòng ở bang Virginia. Stoll ghi lại mọi hoạt động của đối phương,
nhận ra người này có quyền truy cập mạng máy tính tại nhiều căn cứ quân
sự khắp nước Mỹ, thường xuyên tìm kiếm dữ liệu tác chiến tuyệt mật và
công nghệ vũ khí hạt nhân.
Clifford Stoll, người phát hiện ra hoạt động của Hess. Ảnh: News Week.
|
Stoll lập tức liên hệ với Lầu Năm Góc, Cơ quan Tình báo Trung ương
(CIA), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Cục điều tra liên bang (FBI).
Lực lượng phản gián Mỹ phát hiện tin tặc đối phương đang hoạt động ở một
trường đại học Tây Đức, nhưng không có địa chỉ cụ thể.
Stoll và phản gián Mỹ xây dựng kế hoạch để dụ tin tặc lộ diện, bằng cách
thành lập một phòng ban giả thuộc LBL và tung tin cho biết cơ quan này
đang hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ. Khi Hess sập bẫy và cố truy cập
dữ liệu của cơ quan giả này, tình báo Mỹ tìm được chính xác địa chỉ nhà
riêng của anh ta ở thành phố Hannover.
Vào thời điểm đó, hình thức tấn công của Hess vẫn còn rất mới mẻ, gây
nhiều khó khăn cho quá trình hợp tác giữa FBI và chính phủ Tây Đức. Cuối
cùng, cảnh sát Hannover đã tiến hành cuộc đột kích và bắt tin tặc người
Đức này. Hess phải ra tòa vào năm 1990 và bị kết tội gián điệp, nhưng
chỉ phải nhận án tù treo 20 tháng.
Tử Quỳnh
Những vỏ bọc của điệp viên Nga khiến Mỹ bất lực
Quan chức Mỹ cho rằng điệp viên Nga có nhiều chiến thuật hoạt động, khiến Washington không đủ sức theo dõi toàn bộ mạng lưới gián điệp.
Lãnh sự quán Nga tại Seattle bị đóng cửa do lo ngại gián điệp. Ảnh: Reuters.
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 26/3 ra lệnh trục xuất 60 nhà ngoại giao
bị cho là nhân viên tình báo Nga, nhằm đáp trả vụ đầu độc cựu gián điệp
hai mang Sergei Skripal và con gái ở Anh. Nhà Trắng cũng ra lệnh đóng
cửa lãnh sự quán Nga tại thành phố Seattle do lo ngại hoạt động do thám,
bởi nó nằm gần một căn cứ hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ nhận định việc trục xuất 60 nhà ngoại giao
Nga khó lòng gây thiệt hại cho mạng lưới gián điệp của nước này tại Mỹ.
Nhiều khả năng điệp viên Nga đã xâm nhập sâu vào các công ty, trường
học và thậm chí là cơ quan chính phủ Mỹ để hoạt động dưới những vỏ bọc
hoàn hảo rất khó bị phát hiện, theo Reuters.
Các cơ quan tình báo Nga được cho là vẫn tận dụng tối đa vỏ bọc của nhân
viên đại sứ quán và lãnh sự quán, phương pháp cũng được tình báo Mỹ áp
dụng tại nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, ngoài chiến thuật truyền thống này, tình báo Nga còn sử dụng
nhiều phương thức hoạt động khác như tuyển mộ người Nga nhập cư, thành
lập công ty bình phong, triển khai điệp viên dưới vỏ bọc du khách ngắn
ngày tới Mỹ, chiêu mộ người Mỹ làm việc cho Nga và xâm nhập mạng máy
tính để đánh cắp dữ liệu.
Các quan chức Mỹ cho biết tình báo Nga từng nhắm vào các lập trình viên
làm việc tại tập đoàn Microsoft ở Seattle bởi sản phẩm của công ty này
được sử dụng trên rất nhiều ứng dụng. Microsoft từ chối bình luận về
thông tin này.
Năm 2010, tòa án Mỹ ra lệnh trục xuất Alexey Karetnikov, điệp viên 23
tuổi người Nga làm việc tại bộ phận thử nghiệm mã lập trình tại cơ sở
của Microsoft ở Richmond.
"Trước kia, Moscow chỉ có một cách làm việc. Giờ đây họ đã áp dụng hàng
nghìn phương án khác nhau", một cựu quan chức cấp cao trong chính quyền
Mỹ mô tả về phương thức hoạt động của tình báo Nga dưới thời Tổng thống
Vladimir Putin, người từng là trung tá tình báo Liên Xô.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thường xuyên theo dõi hoạt động và giám
sát liên lạc giữa những người bị nghi là điệp viên nước ngoài. Tuy
nhiên, sự hiện diện ngày càng lớn của người Nga ở Mỹ cùng sự phổ biến
của các phương thức liên lạc mã hóa trên mạng đã gây khó khăn cho hoạt
động phản gián của FBI.
Washington cho rằng Moscow có hơn 100 điệp viên dưới vỏ bọc nhà ngoại
giao hoạt động ở Mỹ trước vụ trục xuất. Tuy nhiên, một quan chức giấu
tên khẳng định con số thực tế còn cao hơn nhiều, do Mỹ không muốn để lộ
số lượng nhân viên tình báo Nga đang bị giám sát. "Con số thực tế thường
thay đổi, nhưng trung bình là 150 người", quan chức này tiết lộ.
Đặc vụ FBI theo dõi mục tiêu. Ảnh: FBI.
|
"Chúng tôi có hệ thống phản gián rất, rất tốt. Có nhiều người trong FBI
chịu trách nhiệm theo dõi điệp viên nước ngoài và họ làm rất tốt công
việc của mình", ông Robert Litt, cựu cố vấn cho giám đốc Tình báo Quốc
gia Mỹ, tuyên bố.
Tuy nhiên, Mỹ cần ít nhất 10 đặc vụ FBI và cảnh sát để theo dõi một điệp
viên Nga trong vòng 24 giờ. Họ phải giám sát hàng loạt cửa ra vào và
thang máy trong khu vực, liên tục chú ý sự thay đổi về trang phục và
phương tiện đi lại, thậm chí là kiểu tóc của mục tiêu.
Trong các vụ trục xuất trước, điệp viên Nga bị yêu cầu rời khỏi Mỹ
thường giao nhiệm vụ cho những người ở lại hoặc "kẻ ngoài vòng pháp
luật", thuật ngữ chỉ những gián điệp nằm vùng lâu năm và không để lộ sự
liên hệ với chính phủ Nga.
Một chiến thuật của Nga là triển khai lượng lớn nhân viên ngoại giao
cùng lúc, trong đó chỉ có một hoặc hai sĩ quan tình báo, khiến FBI khó
nhận dạng và theo dõi mục tiêu thực sự.
Quan chức tình báo Mỹ cho rằng sau khi trục xuất hàng loạt nhân
viên ngoại giao Nga nghi hoạt động tình báo, Mỹ đang đối diện nguy cơ
không xác định được điệp viên mới mà Nga cử đến là ai. "Đôi khi biết
được họ là ai để theo dõi sẽ tốt hơn", quan chức này nói.
Tử Quỳnh
GRU - cơ quan tình báo lớn nhất của quân đội Nga
Cơ quan Tình báo Quân đội Nga sở hữu mạng lưới điệp viên rộng ở nước ngoài, có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh của nước Nga.
Trụ sở GRU tại thủ đô Moscow của Nga. Ảnh: Wikimap.
|
Căng thẳng Nga - phương Tây liên tục gia tăng sau vụ cựu điệp viên hai
mang Nga Sergei Skripal và con gái Yulia bị đầu độc tại Anh. Skripal
từng là đại tá phục vụ trong Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU), đơn vị
bí mật lớn nhất của lực lượng vũ trang nước này, theo DailyBeast.
Là một trong những cơ quan tình báo lâu đời nhất của Liên Xô trước đây
và Nga hiện nay, GRU được thành lập năm 1920 với tên gọi Cục Điều phối
Các cơ quan Tình báo quân đội. Tuy nhiên, vai trò của GRU thời điểm đó thường ít được biết tới, nhất là khi nó bị phủ bóng bởi Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB).
GRU thời đó được cho là phải chịu sự quản lý của KGB. "GRU không được
phép tuyển mộ sĩ quan hoặc điệp viên mà chưa có sự cho phép của KGB,
trong khi KGB có thể chủ động lấy thông tin từ sĩ quan GRU. Ngoài ra,
KGB có thể phủ quyết việc triển khai nhân sự ở nước ngoài của GRU", sử
gia John Barron viết trong một cuốn sách xuất bản năm 1974.
Tuy nhiên, sau hàng chục năm gây dựng, GRU dần lớn mạnh về quy mô và
danh tiếng. "GRU luôn được nhìn nhận là cơ quan có tiềm lực, táo bạo và
quyết liệt hơn so với KGB hay Cục Tình báo Hải ngoại (SVR)", Andrei Soldatov, cây bút chuyên viết về tình báo Nga, cho biết.
GRU từng đạt nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình hoạt động. Chính
GRU đã tuyển mộ được quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ là
trung tá William Henry Whalen, cố vấn tình báo của tham mưu trưởng lục
quân Mỹ.
Lính đặc nhiệm GRU huấn luyện tác chiến
Whalen bị Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt năm 1962 sau khi cung cấp
cho tình báo Liên Xô nhiều thông tin nhạy cảm về năng lực quân đội Mỹ và
kế hoạch của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, bao gồm các phương
thức giúp Washington thu thập thông tin tình báo điện tử. Whalen sau đó
bị kết án 6 năm tù.
Từ tháng 5/1961, đại tá GRU Georgi Bolshakov hoạt động dưới vỏ bọc là
trưởng đại diện hãng thông tấn TASS tại Washington, được lệnh tiếp xúc
với Robert Kennedy, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ và cũng là em trai tổng thống
John F. Kennedy.
Đại tá Bolshkov đã thuyết phục Robert Kennedy rằng họ có thể xóa bỏ các
nghi thức ngoại giao để xây dựng quan hệ chân thành cũng như thiết lập
kênh liên lạc chính thức giữa tổng thống Mỹ Kennedy và lãnh đạo Liên Xô
Nikita Khrushchev. Bằng kỹ năng tình báo lão luyện, Bolshakov khiến em
trai tổng thống Mỹ tin rằng họ đã nảy sinh "một tình bạn thực sự".
Tuy nhiên, nhiệm vụ của Bolshkov lại bị phá hỏng cũng bởi một sĩ quan
của GRU. Đại tá Oleg Penkovsky của GRU khi đó lại trở thành điệp viên
hai mang làm việc cho Cục Tình báo Mật (MI6) của Anh và Cơ quan Tình báo
Trung ương Mỹ (CIA).
Biểu tượng và tên đầy đủ của GRU tại sảnh tổng hành dinh. Ảnh: Wikimap.
|
Penkovsky đã trao nhiều thông tin tình báo quan trọng cho phương Tây như
năng lực quân sự của Liên Xô và kế hoạch đối ngoại của lãnh đạo Liên Xô
Khrushchev, đặc biệt là việc bí mật đặt căn cứ tên lửa hạt nhân tại
Cuba. Mỹ tự phát hiện chiến dịch này nhờ trinh sát cơ U-2, nhưng
Penkovsky vẫn cung cấp kế hoạch và các tài liệu liên quan cho CIA. Cuộc
khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra chấm dứt mọi nỗ lực cải thiện quan hệ của
Bolshkov.
Penkovsky sau đó bị phát giác và xử tử. KGB quyết định đưa nhân viên của
họ vào GRU thay vì sử dụng các sĩ quan quân đội, khiến KGB ngày càng
mạnh hơn.
Sau khi Liên Xô tan rã, KGB bị giải tán, còn GRU được giữ lại nhưng bị
cắt giảm đáng kể ngân sách hoạt động. Cơ quan này cũng bị chỉ trích gay
gắt về tính hiệu quả trong cuộc chiến với Gruzia năm 2008, buộc GRU phải
cải cách toàn diện, giảm số đơn vị từ 8 xuống 5, số nhân viên cũng chỉ còn khoảng 1.000 người.
Đặc nhiệm GRU trong một cuộc diễn tập hồi năm 2017. Ảnh: RBTH.
|
Tuy nhiên, GRU đã có sự trở lại mạnh mẽ sau khi Tổng thống Vladimir
Putin, một cựu sĩ quan tình báo, lên nắm quyền. "Họ đã hồi sinh vì Tổng
thống Putin muốn có nhiều cơ quan tình báo cạnh tranh với nhau", một cựu
điệp viên CIA từng hoạt động ở Nga cho biết.
"Với cá nhân ông Putin, GRU đã lập chiến công vang dội trong sự kiện sáp
nhập bán đảo Crimea năm 2014. Sau thắng lợi này, GRU đã trở thành vũ
khí bí mật ưa thích của Tổng thống Nga", Mark Galeotti, chuyên gia về
các cơ quan an ninh Nga, cho biết.
GRU đến nay sở hữu số lượng lớn điệp viên với quy mô ngang ngửa Cục Tình báo Hải ngoại và tăng cường hoạt động ở nước ngoài. Chính
quyền cựu tổng thống Barrack Obama năm 2016 đã áp đặt lệnh trừng phạt 4
sĩ quan cao cấp của GRU với cáo buộc tấn công email của Ủy ban Quốc gia
đảng Dân chủ và ông John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử
của bà Hilary Clinton.
Duy Sơn
Chuyện tình của một nữ thiếu tá tình báo giữa sào huyệt Sài Gòn
( PHUNUTODAY ) - Những cảnh sát ấy đâu có ngờ người phụ nữ bán hàng rong vừa cự cãi với họ đang “mang” quân hàm cao hơn họ rất nhiều, đến cấp bậc đại úy, mà là đại úy tình báo – Quân đội nhân dân Việt Nam.
(Phunutoday) - Trong giai
đoạn cuối của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, có một vấn đề mà những nhà
chiến lược Việt Nam không thể không quan tâm tới, đó là liệu Mỹ có sử
dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Việt Nam khi Sài Gòn sắp thất
thủ. Một báo cáo của cụm tình báo D36 từ sào huyệt Sài Gòn đã gửi ra R
có nội dung: không có khả năng Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam…
Nguồn tin đó từ nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn, còn người chịu trách nhiệm chuyển thông tin đó ra chiến khu là nữ điệp báo Nguyễn Thị Ba, một đồng đội thân tín nhất của ông. Để hoàn thành nhiệm vụ của một nữ sĩ quan tình báo giữa sào huyệt Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Ba gần như đã phải hi sinh cuộc đời riêng. Từ ngày bà lập gia đình (năm 1940) cho tới ngày miền Nam giải phóng, suốt 35 năm cuộc sống chồng vợ, bà chỉ sống bên chồng được tổng cộng khoảng 35 ngày. Cuộc chia ly của vợ chồng bà thuộc loại dài nhất trong cuộc chiến, không phải 21 năm (từ 1954 đến năm 1975) như bao người, mà đến 23 năm…
Nữ sĩ quan tình báo trên đường phố
Một ngày cuối năm con gà 1969 trên đường phố Sài Gòn có một vụ cự cãi giữa một phụ nữ mua gánh bán bưng với mấy cảnh sát. Cảnh sát đuổi những người bán hàng rong khỏi khu vực mà họ cho là cần ổn định trật tự. Người phụ nữ rủ những bà con cùng cảnh ngộ phản đối cảnh sát ức hiếp dân. Thấy mấy bà buôn bán làm dữ, nhóm cảnh sát bỏ sang khu vực khác sau khi dọa dẫm và chửi thề. Những cảnh sát ấy (người có cấp bậc cao nhất là thượng sĩ) đâu có ngờ người phụ nữ bán hàng rong vừa cự cãi với họ đang “mang” quân hàm cao hơn họ rất nhiều, đến cấp bậc đại úy, mà là đại úy tình báo – Quân đội nhân dân Việt Nam.
Và họ cũng không thể hình dung cái mâm đồ trang sức bằng vàng giả rẻ tiền của bà mà họ đòi hất đổ khi nãy đang chờ đợi tiếp nhận những thông tin tối mật về kế hoạch chiến dịch Lam Sơn – Đường 9 Nam Lào diễn ra sau đó mấy tháng. Và khi chính quyền Sài Gòn và các quan thầy cố vấn Mỹ, ngoài miệng thì rêu rao về thành công của chiến dịch Lam Sơn, mà trong bụng thì đau như xé ruột vì kế hoạch chiến dịch đã bị đối phương nắm trước, thì người phụ nữ ấy vẫn tảo tần bán bưng trên khắp nẽo Sài Gòn.
Sở dĩ lần ấy người phụ nữ không nhường nhịn mấy “thầy” cảnh sát cho êm chuyện, một phần là vì tính của bà (mà cũng là phương pháp bà hoạt động trong lòng địch) không bao giờ tỏ ra sợ sệt hay tránh né đối phương, phần vì với tư cách trạm liên lạc di động, vào thời điểm ấy bà buộc phải có mặt ở vị trí đó để duy trì đường dây và để tiếp nhận những thông tin khẩn cấp. Giữa sào huyệt của chính quyền Sài Gòn khi ấy có một nhóm các nhà tình báo chiến lược của ta đang hoạt động hiệu quả, mà người phụ nữ ấy là chiếc cầu nối duy nhất giữa nhà tình báo chiến lược Nguyễn Văn Trung (tự Phạm Xuân An – thiếu tướng tình báo, anh hùng LLVT) với hậu phương.
magecontener" class="image center">
Hôm ấy, sau khi mấy cảnh sát bị mấy người buôn bán làm dữ phải bỏ đi, bà không phải đợi lâu, ông Phạm Xuân An đường hoàng xuất hiện trên chiếc xe con bóng loáng, và cũng đường hoàng gặp trò chuyện với bà. Ông cho biết sở dĩ ông đến trễ là vì ông vừa được tướng Nguyễn Cao Kỳ giữ lại nói chuyện hơi lâu. Chỉ qua mấy phút ngắn ngủi trò chuyện vu vơ giữa thanh thiên bạch nhật, giữa ông An và người phụ nữ đã trao đổi xong những thông tin, những tài liệu cần trao mà với cặp mắt bình thường không ai có thể nhận ra.
Cái nghề tình báo tưởng như tuyệt đối bí mật ấy lại được những người trong cuộc biến hóa sáng tạo thành công khai, mang dáng vẻ đời thường, và có lẽ chính yếu tố bất ngờ đó đã giúp họ suốt 15 năm thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm và quan trọng ngay trước mắt đối phương mà hầu như chưa có lần nào rơi vào tình thế hiểm nghèo. Việc lựa chọn bà vào nhiệm vụ đặc biệt ấy diễn ra vào năm 1961 sau quá trình sàng lọc khắc khe của D36 (cụm tình báo giữa Sài Gòn) và của chính ông An. Chính sự từng trải, chín chắn, lanh lẹ và lòng trung thành tuyệt đối của bà đã giúp ông An và tổ chức lựa chọn bà trong số gần 10 người được giới thiệu vào nhiệm vụ khó khăn này.
Suốt 15 năm sau đó, thực tế đã cho thấy ông An và tổ chức đã có cặp mắt tinh tường. Hay nói đúng hơn đã có sự may mắn khi nhiệm vụ đặc biệt của cách mạng lúc ấy đã tìm ra người đảm nhận là bà – người mà cuộc đời 25 năm phong phú và dữ dội trước đó đã rèn dũa nên những tố chất tuyệt vời cho một sĩ quan tình báo trong lòng địch.
Từ cô thôn nữ trở thành sĩ quan tình báo
Bà tên thật là Nguyễn Thị Ba, trong cuộc đời hoạt động còn có nhiều biệt danh khác như Nguyễn Thị Mai, Mỹ Lệ, Chị Năm, D3..., sinh ra ở xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An. Bà ra đời cùng năm với Cách mạng tháng Mười. Những làn gió mới trong lành đã thổi lan tới vùng quê heo hút ngột ngạt của bà, cô gái quê 18 tuổi đã tắm mình trong nắng gió mới, năm 1936 bà được kết nạp Đảng và tham gia thành lập chi bộ đầu tiên ở Hựu Thạnh. Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, bà cùng các đồng chí ở Đức Hòa tổ chức cướp Chính quyền ở một số nơi, bắt Quản Nên đền tội. Nhưng cuộc khởi nghĩa đã sớm bị dìm trong biển máu, nhiều đồng chí của bà bị bắt và bị giết.
Anh ruột của bà (ông Trần Trung Tam, sau này là Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn) cùng với chồng bà bị bắt và bị đày đi côn đảo. Giặc Pháp lùng bố gắt gao, bà phải lánh khỏi địa phương, bắt liên lạc với ông Trần Văn Giàu trong xứ ủy Nam Kỳ, được giao nhiệm vụ đi các tỉnh để gầy dựng lại cơ sở. Cách mạng tháng Tám nổ ra, bà có mặt ở Sài Gòn trong những ngày hào hùng đó. Tận hưởng cuộc sống độc lập chưa đầy tháng, bà lại cùng đồng chí đồng bào bước vào cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ. Là Ủy viên Ban chấp hành Hội phụ nữ Sài Gòn – Gia Định, bà được giao nhiệm vụ vận động thanh niên đô thành lên đường kháng chiến và tổ chức phát hành tờ báo “Chống xâm lăng” (in trong chiến khu, phát hành chủ yếu ở Sài Gòn).
Năm 1948 bà được điều chuyển về Hội phụ nữ tỉnh Long An (khi đó tên là Tân An) nơi chồng bà đang là phó bí thư Tỉnh ủy. Năm 1952 bà lại chuyển vùng về Rạch Gía, thôi làm công tác phụ nữ, chuyển sang làm công tác mật, cái cơ duyên để bà trở thành một nữ sĩ quan tình báo sau này. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, bà có tên trong danh sách tập kết ra Bắc, nhưng cuối cùng đã được tổ chức cài cắm ở lại. Lúc ấy người đi kẻ ở động viên nhau bằng câu hát “Đi vinh quang mà ở cũng vinh quang”, hẹn 2 năm sau sẽ gặp lại … Sau đó bà về địa bàn Cà Mau làm việc với với một đồng chí thân thiết là bà Bảy Huệ (vợ của ông Nguyễn Văn Linh, sau này là Tổng bí thư Đảng CSVN), được bà bảy Huệ giới thiệu ông Mười Hương, người phụ trách tình báo của lực lượng cách mạng ở miền Nam.
Bà Ba được dự một lớp học đặc biệt ở Đất Mũi do chính ông Mười Hương hướng dẫn. Bà tiếp tục được thử thách với những chuyến công tác mật giữa Cà Mau và Sài Gòn, đường xa hun hút với bao nhiêu là cạm bẫy rình rập. Năm 1958 bà chuyển về Châu Đốc - Hồng Ngự để dự một lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về tình báo trước khi bà được tung về Sài Gòn với bí số B3.
Hi sinh hạnh phúc riêng vì công tác tình báo
Người phụ nữ đi tham gia kháng chiến bao giờ cũng chịu nhiều hi sinh về tình riêng. Người phụ nữ làm công tác tình báo giữa sào huyệt của đối phương, càng chịu hi sinh hạnh phúc riêng tư nhiều hơn. Có thể nói cuộc đời nữ sĩ quan tình báo Nguyễn Thị Ba là điển hình của hi sinh tình riêng vì đất nước, của chia ly cách trở trong một giai đoạn bi thương mà hào hùng của đất nước.
Bà và ông Trần Văn Phước gặp nhau trên đường đấu tranh và thành vợ thành chồng cuối năm 1940. Từ đó cho tới ngày miền Nam giải phóng, suốt 35 năm trên danh nghĩa chồng vợ nhưng thời gian ông và bà ở bên nhau tổng cộng chỉ khoảng 30 – 40 ngày. Sau ngày cưới ít tuần, ông và bà phải lẫn tránh sự truy lùng của giặc Pháp sau cuộc chính biến Khởi nghĩa Nam kỳ, rồi ông Phước bị giặc Pháp bắt và bị đày đi Côn Đảo (cùng với anh ruột của bà).
Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Tôn cùng mấy ngàn tù Côn Đảo được đón về đất liền. Bà Ba đã có phút giây sung sướng tột cùng trên bến cảng Ba Son buổi sáng hôm ấy, khi lẫn trong đoàn người ốm đói mà rạng rỡ, bà nhận ra 2 gương mặt người thân là chồng và anh ruột cứ ngỡ đã bỏ thây ngoài hải đảo. Nhưng chỉ sống bên nhau được có mấy ngày, tiếng súng Nam Bộ kháng chiến đã nổ sau những gây hấn của giặc Pháp, chiến trường lại tiếp tục chia cắt đôi vợ chồng vừa mới sum vầy sau bốn năm biệt ly. Họ chỉ thật sự có những ngày sống hạnh phúc bên nhau, mà là hạnh phúc trên con đường kháng chiến, khi bà từ Sài Gòn chuyển về Tân An cùng địa bàn công tác với ông từ năm 1948. Hai đứa con, một gái một trai, đã ra đời trong khoảng thời gian gần nhau ngắn ngủi đó.
Đầu năm 1951 ông Phước chuyển về Long - Châu - Sa, hai vợ chồng lại phải chia cắt nhau. Khi ông vượt Trường Sơn ra chiến khu Việt Bắc vào năm 1952 để học đợt chỉnh huấn Đảng, họ không thể ngờ, đó là cuộc chia ly chồng Bắc vợ Nam thuộc loại dài nhất trong lịch sử cuộc chiến, không phải 21 năm như bao cặp vợ chồng khác, mà đến 23 năm. Nhưng bà không chỉ gánh chịu cảnh xa cách chồng, nỗi đau chia cách 2 đứa con nhỏ dại mới quặn thắt, dằn vặt bà nhiều ngày nhiều tháng.
Năm 1954 bà đứng trước sự chọn lựa không dễ dàng, nếu chấp nhận lên tàu tập kết ra Bắc thì bà sẽ sum họp với chồng, nhưng phải xa con. Trái tim bao la của người mẹ đã đưa bà đến sự lựa chọn ngược lại - ở lại miền Nam làm công tác đặc biệt, như thế bà sẽ có điều kiện gần gũi 2 đứa con thơ. Thế nhưng, dù ở lại bà vẫn phải chịu cảnh chia cách các con.
Cuối năm 1954 bà phải gửi 2 con cho người chị chồng để về chiến trường Cà Mau xa xôi. Mỗi tháng năm ba lần bà đi công tác mật giữa Cà Mau và Sài Gòn. Con đường mấy trăm cây số bị hư hỏng nặng trong chiến tranh như vắt kiệt sức lực của người phụ nữ ốm yếu. Mỗi lần xe chạy ngang Tân Hương (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), nơi có 2 thiên thần bé bổng của bà đang vui đùa đâu đó dưới tàng cây xa xa, bà cố kềm giữ để nước mắt cho chảy ngược vào tim.
magecontener" class="image center">
Có một lần, bà đã mạo hiểm bí mật ghé nhà thăm các con. Khi mấy mẹ con đang quấn quít bên nhau trên bờ dừa phía sau nhà (bà không dám gặp con trong nhà để đề phòng nguy hiểm), bất ngờ đối phương đánh hơi được và ập vô nhà. Nghe động, bà đành bỏ lại 2 con nhỏ trên bờ dừa, nhưng không đành thoát đi ngay vì bốn phía là ao sâu nguy hiểm đối với các con. Bà phải ẩn mình ở một khoảng cách vừa phải, để khi các con nhỏ có vì quá hoảng sợ mà té xuống ao, bà còn có thể can thiệp, rồi ra sao thì ra. Nhưng chuyện tệ hại ấy đã không đến, người nhà của bà đã kịp lao ra ôm các đứa bé khi chúng khóc thét lên vì bất ngờ mất mẹ. Còn đối phương thì bắn hú họa về phía lùm cây nơi bà vừa ẩn mình thoát đi trở về chiến khu. Khi các con đến tuổi 14 – 15, bà móc nối để đưa con vào chiến khu, rồi đi học ở miền Bắc.
Chồng con bà đã có cuộc hội ngộ cảm động giữa lòng thủ đô Hà Nội, trong khi bà vẫn còn “ẩn mình” trong một nhiệm vụ vô cùng đặc biệt trong hang ổ kẻ thù. Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong hàng triệu gia đình đón cảnh hạnh phúc sum vầy, tôi tin gia đình bà là hạnh phúc nhất, không chỉ chấm dứt cuộc chia ly 23 năm giữa vợ chồng con cái. Ít lâu sau bà được tuyên dương Anh hùng LLVT ngay đợt đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước và được thăng quân hàm thiếu tá.
Nhà báo Mỹ và điệp viên B3
Ông Phạm Xuân Ẩn đã nói về bà: “Không thể nhớ hết đã bao lần bà mang theo người những tài liệu tối mật có ảnh hưởng đến cục diện toàn miền Nam, nhưng chưa bao giờ bà không hoàn thành nhiệm vụ, cũng chưa bao giờ bà bị chúng nghi ngờ theo dõi giữa nơi đô thành dày đặc cảnh sát và chỉ điểm, trong lúc rất nhiều cơ sở bị bể”.
Ông Ẩn nhỏ hơn bà 10 tuổi, được tuyên dương anh hùng cùng đợt với bà. Mười lăm năm gắn bó, sinh mệnh hai người gắn chặt với nhau và với sinh mệnh của cả cụm tình báo giữa Sài Gòn. Bà và ông An đã thuộc lòng những cử chỉ, ánh mắt, những ẩn dụ trong lời nói để có thể chỉ qua một câu chuyện vu vơ là giữa 2 người đã trao đổi xong bao thông tin bí mật. Nhà tình báo chiến lược đã tạo được vỏ bọc khá chắc chắn với vị trí một phóng viên thường trú của tờ thời báo Times đầy thế lực ở Mỹ. Nhà báo phong lưu lịch lãm ấy có thể tiếp xúc với bất kỳ nhân vật nào ở Sài Gòn, những bài viết của ông có giá trị tham khảo đối với chính quyền Mỹ về sách lược ở Sài Gòn. Người tình báo chiến lược ấy hầu như chỉ có khả năng duy nhất bị lộ diện là từ người cộng sự - đại úy B3.
Ngay từ năm 1961 ông An đã dàn xếp những lý lẽ để công khai hóa sự gặp gỡ của một phóng viên sang trọng với một phụ nữ bán hàng rong - một vụ tai nạn xe hơi mà người lái là ông An và nạn nhân là bà. Một nhà báo giàu sang thỉnh thoảng ghé thăm nạn nhân của mình là điều mà các cặp mắt dò xét có thể bị đánh lừa. Còn nữ điệp viên B3 (bí số của bà) cũng có cách tạo vỏ bọc cho mình, đôi khi khá táo bạo và thông minh, như bà đã từng làm người ở cho gia đình của một trung tá Sài Gòn.
Đối với bà, mỗi ngày trôi qua, mỗi chuyến đi, mỗi điệp vụ đều có nhiều phương án đặt ra sau khi đã điều nghiên kỹ càng đối phương. Trong các phương án đó không hề có tình huống nào để lộ cơ sở, đặc biệt là ông An, phương án bắt đắc dĩ cuối cùng là hiên ngang chấp nhận cái chết để giữ tròn khí tiết. Sự từng trải trong lòng địch đã tạo cho bà phong cách hoạt động riêng, bà không hề né tránh hay tỏ ra sợ sệt với địch, mà luôn chủ động tiếp cận để xóa sự dò xét nếu có.
Một lần đang ở điểm hẹn, thấy có dấu hiệu bị theo dõi, bà chủ động lân la đến làm quen với mấy “thầy” cảnh sát, vừa để xóa sự dò xét, vừa để cơ sở biết động mà rút lui. Hồi họp nhất có lẽ là lần trong vai người đi bán nem, trong một số chiếc nem là phim ảnh mà vì tính cấp bách ông An phải chuyển ra rừng. Dù đã điều nghiên kỹ đường đi, nhưng khi bị cảnh sát chặn xe lại bà đã chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất. Nhưng họ chỉ là mấy “thầy” gà mờ bóc ăn thử mấy chiếc nem, bà thở phào cho họ luôn cả chùm nem vì “Mấy thầy bứt lẽ như vầy làm sao bán được”.
Mùa xuân năm Mậu Thân, Sài Gòn ngập tràn khói lửa, trong khi mọi người phải lánh trong nhà thì bà tất tả đi khắp nơi để đường dây không bị tắc vì nhiều cơ sở đã bị bể, rồi căn nhà mà bà đang ở thuê cũng bị cháy rụi … Thỉnh thoảng qua mật báo bà cũng nhận được những tin vui: tin chiến thắng có phần đóng góp của bà; tin đơn vị D36 được phong danh hiệu anh hùng; tin bà được thăng quân hàm Trung úy, rồi Đại úy; tin chồng bà vẫn khỏe mạnh và gặp con ở Hà Nội; … Những lúc như thế, bà xếp gánh hàng, tìm một nơi thanh vắng, ngồi ngắm nhìn bầu trời xanh mà nghe cảm giác hạnh phúc dâng tràn.
Những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn thông tin 2 chiều càng dồn dập. Đối phương bỏ Tây Nguyên, quân đội Sài Gòn rút như cuốn chiếu khỏi miền Trung, rồi Sài Gòn được giải phóng một cách vẹn nguyên, tất cả những điều đó không hề ngẫu nhiên, mà được những nhà lãnh đạo của ta vạch sẵn trên cơ sở phân tích những tin tức tình báo chính xác từ trong sào huyệt Sài Gòn.
Cùng với những người trong cuộc, ông An và bà đã biết chắc cái kết cục 30/4/1975 trước đó nhiều tháng.. Chiều ngày 30/4 bà kêu taxi đi khắp Sài Gòn để nhìn Thành phố rạng rỡ đón hòa bình, đó là chuyến đi đầu tiên sau mấy chục năm bà không lên phương án đối phó với nguy hiểm, cũng là lần đi taxi đầu tiên trong đời, vì nguyên tắc hoạt động bí mật không cho phép bà đi taxi, vì bị động hơn là đi xe buýt.
Sau ngày chiến thắng bà tiếp tục công tác mấy năm rồi về nghỉ hưu. Ông Ẩn làm công tác đào tạo đội ngũ sĩ quan an ninh kế thừa và được phong tướng. Chúng ta thử hình dung câu chuyện theo một hướng khác như sau.
Ông Ẩn rời Sài Gòn trong những ngày cuối tháng 4/1975 đến nước Mỹ tiếp tục làm nhà tình báo chiến lược thời kỳ hậu chiến, còn bà cũng được ông Ẩn thu xếp “di tản” đến một tiểu bang nào đó của Hoa Kỳ để trợ giúp ông thực hiện sứ mạng thiêng liêng là cung cấp cho đất nước những âm mưu, kế hoạch chống phá của đối phương ngay từ khi còn trong trứng nước. Chừng mười, mười lăm năm sau, khi tình hình an ninh quốc gia đã cơ bản ổn định, ông Ẩn và bà cũng đã lớn tuổi, Tổ chức thu xếp đón họ trở về quê hương.
Phương án đó không phải do đầu óc lãng mạn của người viết nghĩ ra, mà đã từng được các nhà lãnh đạo ngành an ninh quốc gia tính đến trong những ngày cuối của cuộc chiến. Bước chuẩn bị cho kế hoạch ấy là sự “di tản” đi Mỹ của vợ con ông Ẩn theo diện bảo lảnh của thời báo Times (tờ báo ông Ẩn làm việc) trước ngày giải phóng Sài Gòn.
Theo nhiều nhười trong cuộc, nếu ông Ẩn tiếp tục làm nhà tình báo chiến lược ở nước ngoài sẽ có ích cho đất nước nhiều hơn là sớm hạ màn vai trò tình báo của ông ngay sau khi chiến thắng. Theo các ông Mười Hương và Mai Chí Thọ, những nhà lãnh đạo an ninh quốc gia khi ấy, thì tổ chức đã cân nhắc rất nhiều khả năng đưa mạng lưới tình báo của ông Ẩn ra nước ngoài, nhưng cuối cùng đã chọn phương án ở lại. Lý do là ông Ẩn cũng rất cần thiết cho công tác đào tạo lực lượng kế thừa. Nhưng tôi nghĩ có thể còn là do những nhà lãnh đạo không nở đặt cấp dưới của mình vào hoàn cảnh phải hi sinh cống hiến đến tận cùng hạnh phúc riêng tư, mặc dù nếu phải ra đi thì những người như ông Ẩn, như bà hẳn đã chấp hành vô điều kiện vì nền độc lập lâu bền của đất nước. Vậy là ông Ẩn đã ở lại trong sự sững sờ của giới báo chí thế giới và người bạn Nguyễn Cao Kỳ. Một thời gian sau vợ con ông Ẩn được thu xếp hồi hương trở về Sài Gòn với ông.
Người nữ anh hùng, thiếu tá tình báo đang hướng đến tuổi 100. Bà đang sống với con trai ở xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa quê ông, trong một xóm nhỏ có đường dale xe 2 bánh có thể chạy vào. Trong phòng khách nhà bà, bên cạnh những hình ảnh, những huân chương, tôi đặc biệt chú ý đến một tấm ảnh chụp người phụ nữ với 2 đứa trẻ thơ, mà tôi dễ dàng đoán ra đó là bà và 2 con lúc còn nhỏ.
Tấm hình đó rất quý đối với gia đình bà, tôi nghĩ nó cũng có giá trị khi được đặt trong một bảo tàng lịch sử nào đó, bởi ý nghĩa và tính khái quát về một giai đoạn lịch sử bi tráng của đất nước. Tấm hình bà chụp vội vàng để ông mang theo trong hành trang lên đường ra Việt Bắc năm 1952. Tấm hình đó là sợi dây nối tình chồng nghĩa vợ, tình cha con trong cảnh Bắc Nam chia cắt suốt 23 năm. Tấm hình đó đã trở về Nam trong ngày vui đại thắng. Tôi tiếc là không còn thấy được cái mâm đựng đồ trang sức rẻ tiền bà dùng làm phương tiện mua bán và hoạt động tình báo suốt mười mấy năm trên mọi nẻo đường Sài Gòn, để chúng ta có được một nữ thiếu tá tình báo, một anh hùng LLVT.
Nguyễn Phấn Đấu
Nguồn tin đó từ nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn, còn người chịu trách nhiệm chuyển thông tin đó ra chiến khu là nữ điệp báo Nguyễn Thị Ba, một đồng đội thân tín nhất của ông. Để hoàn thành nhiệm vụ của một nữ sĩ quan tình báo giữa sào huyệt Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Ba gần như đã phải hi sinh cuộc đời riêng. Từ ngày bà lập gia đình (năm 1940) cho tới ngày miền Nam giải phóng, suốt 35 năm cuộc sống chồng vợ, bà chỉ sống bên chồng được tổng cộng khoảng 35 ngày. Cuộc chia ly của vợ chồng bà thuộc loại dài nhất trong cuộc chiến, không phải 21 năm (từ 1954 đến năm 1975) như bao người, mà đến 23 năm…
Nữ sĩ quan tình báo trên đường phố
Một ngày cuối năm con gà 1969 trên đường phố Sài Gòn có một vụ cự cãi giữa một phụ nữ mua gánh bán bưng với mấy cảnh sát. Cảnh sát đuổi những người bán hàng rong khỏi khu vực mà họ cho là cần ổn định trật tự. Người phụ nữ rủ những bà con cùng cảnh ngộ phản đối cảnh sát ức hiếp dân. Thấy mấy bà buôn bán làm dữ, nhóm cảnh sát bỏ sang khu vực khác sau khi dọa dẫm và chửi thề. Những cảnh sát ấy (người có cấp bậc cao nhất là thượng sĩ) đâu có ngờ người phụ nữ bán hàng rong vừa cự cãi với họ đang “mang” quân hàm cao hơn họ rất nhiều, đến cấp bậc đại úy, mà là đại úy tình báo – Quân đội nhân dân Việt Nam.
Và họ cũng không thể hình dung cái mâm đồ trang sức bằng vàng giả rẻ tiền của bà mà họ đòi hất đổ khi nãy đang chờ đợi tiếp nhận những thông tin tối mật về kế hoạch chiến dịch Lam Sơn – Đường 9 Nam Lào diễn ra sau đó mấy tháng. Và khi chính quyền Sài Gòn và các quan thầy cố vấn Mỹ, ngoài miệng thì rêu rao về thành công của chiến dịch Lam Sơn, mà trong bụng thì đau như xé ruột vì kế hoạch chiến dịch đã bị đối phương nắm trước, thì người phụ nữ ấy vẫn tảo tần bán bưng trên khắp nẽo Sài Gòn.
Sở dĩ lần ấy người phụ nữ không nhường nhịn mấy “thầy” cảnh sát cho êm chuyện, một phần là vì tính của bà (mà cũng là phương pháp bà hoạt động trong lòng địch) không bao giờ tỏ ra sợ sệt hay tránh né đối phương, phần vì với tư cách trạm liên lạc di động, vào thời điểm ấy bà buộc phải có mặt ở vị trí đó để duy trì đường dây và để tiếp nhận những thông tin khẩn cấp. Giữa sào huyệt của chính quyền Sài Gòn khi ấy có một nhóm các nhà tình báo chiến lược của ta đang hoạt động hiệu quả, mà người phụ nữ ấy là chiếc cầu nối duy nhất giữa nhà tình báo chiến lược Nguyễn Văn Trung (tự Phạm Xuân An – thiếu tướng tình báo, anh hùng LLVT) với hậu phương.
magecontener" class="image center">
mage_desc">Thiếu tá tình báo Nguyễn Thị Ba. |
Hôm ấy, sau khi mấy cảnh sát bị mấy người buôn bán làm dữ phải bỏ đi, bà không phải đợi lâu, ông Phạm Xuân An đường hoàng xuất hiện trên chiếc xe con bóng loáng, và cũng đường hoàng gặp trò chuyện với bà. Ông cho biết sở dĩ ông đến trễ là vì ông vừa được tướng Nguyễn Cao Kỳ giữ lại nói chuyện hơi lâu. Chỉ qua mấy phút ngắn ngủi trò chuyện vu vơ giữa thanh thiên bạch nhật, giữa ông An và người phụ nữ đã trao đổi xong những thông tin, những tài liệu cần trao mà với cặp mắt bình thường không ai có thể nhận ra.
Cái nghề tình báo tưởng như tuyệt đối bí mật ấy lại được những người trong cuộc biến hóa sáng tạo thành công khai, mang dáng vẻ đời thường, và có lẽ chính yếu tố bất ngờ đó đã giúp họ suốt 15 năm thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm và quan trọng ngay trước mắt đối phương mà hầu như chưa có lần nào rơi vào tình thế hiểm nghèo. Việc lựa chọn bà vào nhiệm vụ đặc biệt ấy diễn ra vào năm 1961 sau quá trình sàng lọc khắc khe của D36 (cụm tình báo giữa Sài Gòn) và của chính ông An. Chính sự từng trải, chín chắn, lanh lẹ và lòng trung thành tuyệt đối của bà đã giúp ông An và tổ chức lựa chọn bà trong số gần 10 người được giới thiệu vào nhiệm vụ khó khăn này.
Suốt 15 năm sau đó, thực tế đã cho thấy ông An và tổ chức đã có cặp mắt tinh tường. Hay nói đúng hơn đã có sự may mắn khi nhiệm vụ đặc biệt của cách mạng lúc ấy đã tìm ra người đảm nhận là bà – người mà cuộc đời 25 năm phong phú và dữ dội trước đó đã rèn dũa nên những tố chất tuyệt vời cho một sĩ quan tình báo trong lòng địch.
Từ cô thôn nữ trở thành sĩ quan tình báo
Bà tên thật là Nguyễn Thị Ba, trong cuộc đời hoạt động còn có nhiều biệt danh khác như Nguyễn Thị Mai, Mỹ Lệ, Chị Năm, D3..., sinh ra ở xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An. Bà ra đời cùng năm với Cách mạng tháng Mười. Những làn gió mới trong lành đã thổi lan tới vùng quê heo hút ngột ngạt của bà, cô gái quê 18 tuổi đã tắm mình trong nắng gió mới, năm 1936 bà được kết nạp Đảng và tham gia thành lập chi bộ đầu tiên ở Hựu Thạnh. Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, bà cùng các đồng chí ở Đức Hòa tổ chức cướp Chính quyền ở một số nơi, bắt Quản Nên đền tội. Nhưng cuộc khởi nghĩa đã sớm bị dìm trong biển máu, nhiều đồng chí của bà bị bắt và bị giết.
Anh ruột của bà (ông Trần Trung Tam, sau này là Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn) cùng với chồng bà bị bắt và bị đày đi côn đảo. Giặc Pháp lùng bố gắt gao, bà phải lánh khỏi địa phương, bắt liên lạc với ông Trần Văn Giàu trong xứ ủy Nam Kỳ, được giao nhiệm vụ đi các tỉnh để gầy dựng lại cơ sở. Cách mạng tháng Tám nổ ra, bà có mặt ở Sài Gòn trong những ngày hào hùng đó. Tận hưởng cuộc sống độc lập chưa đầy tháng, bà lại cùng đồng chí đồng bào bước vào cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ. Là Ủy viên Ban chấp hành Hội phụ nữ Sài Gòn – Gia Định, bà được giao nhiệm vụ vận động thanh niên đô thành lên đường kháng chiến và tổ chức phát hành tờ báo “Chống xâm lăng” (in trong chiến khu, phát hành chủ yếu ở Sài Gòn).
Năm 1948 bà được điều chuyển về Hội phụ nữ tỉnh Long An (khi đó tên là Tân An) nơi chồng bà đang là phó bí thư Tỉnh ủy. Năm 1952 bà lại chuyển vùng về Rạch Gía, thôi làm công tác phụ nữ, chuyển sang làm công tác mật, cái cơ duyên để bà trở thành một nữ sĩ quan tình báo sau này. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, bà có tên trong danh sách tập kết ra Bắc, nhưng cuối cùng đã được tổ chức cài cắm ở lại. Lúc ấy người đi kẻ ở động viên nhau bằng câu hát “Đi vinh quang mà ở cũng vinh quang”, hẹn 2 năm sau sẽ gặp lại … Sau đó bà về địa bàn Cà Mau làm việc với với một đồng chí thân thiết là bà Bảy Huệ (vợ của ông Nguyễn Văn Linh, sau này là Tổng bí thư Đảng CSVN), được bà bảy Huệ giới thiệu ông Mười Hương, người phụ trách tình báo của lực lượng cách mạng ở miền Nam.
Bà Ba được dự một lớp học đặc biệt ở Đất Mũi do chính ông Mười Hương hướng dẫn. Bà tiếp tục được thử thách với những chuyến công tác mật giữa Cà Mau và Sài Gòn, đường xa hun hút với bao nhiêu là cạm bẫy rình rập. Năm 1958 bà chuyển về Châu Đốc - Hồng Ngự để dự một lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về tình báo trước khi bà được tung về Sài Gòn với bí số B3.
Hi sinh hạnh phúc riêng vì công tác tình báo
Người phụ nữ đi tham gia kháng chiến bao giờ cũng chịu nhiều hi sinh về tình riêng. Người phụ nữ làm công tác tình báo giữa sào huyệt của đối phương, càng chịu hi sinh hạnh phúc riêng tư nhiều hơn. Có thể nói cuộc đời nữ sĩ quan tình báo Nguyễn Thị Ba là điển hình của hi sinh tình riêng vì đất nước, của chia ly cách trở trong một giai đoạn bi thương mà hào hùng của đất nước.
Bà và ông Trần Văn Phước gặp nhau trên đường đấu tranh và thành vợ thành chồng cuối năm 1940. Từ đó cho tới ngày miền Nam giải phóng, suốt 35 năm trên danh nghĩa chồng vợ nhưng thời gian ông và bà ở bên nhau tổng cộng chỉ khoảng 30 – 40 ngày. Sau ngày cưới ít tuần, ông và bà phải lẫn tránh sự truy lùng của giặc Pháp sau cuộc chính biến Khởi nghĩa Nam kỳ, rồi ông Phước bị giặc Pháp bắt và bị đày đi Côn Đảo (cùng với anh ruột của bà).
Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Tôn cùng mấy ngàn tù Côn Đảo được đón về đất liền. Bà Ba đã có phút giây sung sướng tột cùng trên bến cảng Ba Son buổi sáng hôm ấy, khi lẫn trong đoàn người ốm đói mà rạng rỡ, bà nhận ra 2 gương mặt người thân là chồng và anh ruột cứ ngỡ đã bỏ thây ngoài hải đảo. Nhưng chỉ sống bên nhau được có mấy ngày, tiếng súng Nam Bộ kháng chiến đã nổ sau những gây hấn của giặc Pháp, chiến trường lại tiếp tục chia cắt đôi vợ chồng vừa mới sum vầy sau bốn năm biệt ly. Họ chỉ thật sự có những ngày sống hạnh phúc bên nhau, mà là hạnh phúc trên con đường kháng chiến, khi bà từ Sài Gòn chuyển về Tân An cùng địa bàn công tác với ông từ năm 1948. Hai đứa con, một gái một trai, đã ra đời trong khoảng thời gian gần nhau ngắn ngủi đó.
Đầu năm 1951 ông Phước chuyển về Long - Châu - Sa, hai vợ chồng lại phải chia cắt nhau. Khi ông vượt Trường Sơn ra chiến khu Việt Bắc vào năm 1952 để học đợt chỉnh huấn Đảng, họ không thể ngờ, đó là cuộc chia ly chồng Bắc vợ Nam thuộc loại dài nhất trong lịch sử cuộc chiến, không phải 21 năm như bao cặp vợ chồng khác, mà đến 23 năm. Nhưng bà không chỉ gánh chịu cảnh xa cách chồng, nỗi đau chia cách 2 đứa con nhỏ dại mới quặn thắt, dằn vặt bà nhiều ngày nhiều tháng.
Năm 1954 bà đứng trước sự chọn lựa không dễ dàng, nếu chấp nhận lên tàu tập kết ra Bắc thì bà sẽ sum họp với chồng, nhưng phải xa con. Trái tim bao la của người mẹ đã đưa bà đến sự lựa chọn ngược lại - ở lại miền Nam làm công tác đặc biệt, như thế bà sẽ có điều kiện gần gũi 2 đứa con thơ. Thế nhưng, dù ở lại bà vẫn phải chịu cảnh chia cách các con.
Cuối năm 1954 bà phải gửi 2 con cho người chị chồng để về chiến trường Cà Mau xa xôi. Mỗi tháng năm ba lần bà đi công tác mật giữa Cà Mau và Sài Gòn. Con đường mấy trăm cây số bị hư hỏng nặng trong chiến tranh như vắt kiệt sức lực của người phụ nữ ốm yếu. Mỗi lần xe chạy ngang Tân Hương (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), nơi có 2 thiên thần bé bổng của bà đang vui đùa đâu đó dưới tàng cây xa xa, bà cố kềm giữ để nước mắt cho chảy ngược vào tim.
magecontener" class="image center">
mage_desc">Lãnh đạo tỉnh Long An trao huy hiệu 70 năm tuổi đảng cho bà Ba. |
Có một lần, bà đã mạo hiểm bí mật ghé nhà thăm các con. Khi mấy mẹ con đang quấn quít bên nhau trên bờ dừa phía sau nhà (bà không dám gặp con trong nhà để đề phòng nguy hiểm), bất ngờ đối phương đánh hơi được và ập vô nhà. Nghe động, bà đành bỏ lại 2 con nhỏ trên bờ dừa, nhưng không đành thoát đi ngay vì bốn phía là ao sâu nguy hiểm đối với các con. Bà phải ẩn mình ở một khoảng cách vừa phải, để khi các con nhỏ có vì quá hoảng sợ mà té xuống ao, bà còn có thể can thiệp, rồi ra sao thì ra. Nhưng chuyện tệ hại ấy đã không đến, người nhà của bà đã kịp lao ra ôm các đứa bé khi chúng khóc thét lên vì bất ngờ mất mẹ. Còn đối phương thì bắn hú họa về phía lùm cây nơi bà vừa ẩn mình thoát đi trở về chiến khu. Khi các con đến tuổi 14 – 15, bà móc nối để đưa con vào chiến khu, rồi đi học ở miền Bắc.
Chồng con bà đã có cuộc hội ngộ cảm động giữa lòng thủ đô Hà Nội, trong khi bà vẫn còn “ẩn mình” trong một nhiệm vụ vô cùng đặc biệt trong hang ổ kẻ thù. Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong hàng triệu gia đình đón cảnh hạnh phúc sum vầy, tôi tin gia đình bà là hạnh phúc nhất, không chỉ chấm dứt cuộc chia ly 23 năm giữa vợ chồng con cái. Ít lâu sau bà được tuyên dương Anh hùng LLVT ngay đợt đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước và được thăng quân hàm thiếu tá.
Nhà báo Mỹ và điệp viên B3
Ông Phạm Xuân Ẩn đã nói về bà: “Không thể nhớ hết đã bao lần bà mang theo người những tài liệu tối mật có ảnh hưởng đến cục diện toàn miền Nam, nhưng chưa bao giờ bà không hoàn thành nhiệm vụ, cũng chưa bao giờ bà bị chúng nghi ngờ theo dõi giữa nơi đô thành dày đặc cảnh sát và chỉ điểm, trong lúc rất nhiều cơ sở bị bể”.
Ông Ẩn nhỏ hơn bà 10 tuổi, được tuyên dương anh hùng cùng đợt với bà. Mười lăm năm gắn bó, sinh mệnh hai người gắn chặt với nhau và với sinh mệnh của cả cụm tình báo giữa Sài Gòn. Bà và ông An đã thuộc lòng những cử chỉ, ánh mắt, những ẩn dụ trong lời nói để có thể chỉ qua một câu chuyện vu vơ là giữa 2 người đã trao đổi xong bao thông tin bí mật. Nhà tình báo chiến lược đã tạo được vỏ bọc khá chắc chắn với vị trí một phóng viên thường trú của tờ thời báo Times đầy thế lực ở Mỹ. Nhà báo phong lưu lịch lãm ấy có thể tiếp xúc với bất kỳ nhân vật nào ở Sài Gòn, những bài viết của ông có giá trị tham khảo đối với chính quyền Mỹ về sách lược ở Sài Gòn. Người tình báo chiến lược ấy hầu như chỉ có khả năng duy nhất bị lộ diện là từ người cộng sự - đại úy B3.
Ngay từ năm 1961 ông An đã dàn xếp những lý lẽ để công khai hóa sự gặp gỡ của một phóng viên sang trọng với một phụ nữ bán hàng rong - một vụ tai nạn xe hơi mà người lái là ông An và nạn nhân là bà. Một nhà báo giàu sang thỉnh thoảng ghé thăm nạn nhân của mình là điều mà các cặp mắt dò xét có thể bị đánh lừa. Còn nữ điệp viên B3 (bí số của bà) cũng có cách tạo vỏ bọc cho mình, đôi khi khá táo bạo và thông minh, như bà đã từng làm người ở cho gia đình của một trung tá Sài Gòn.
Đối với bà, mỗi ngày trôi qua, mỗi chuyến đi, mỗi điệp vụ đều có nhiều phương án đặt ra sau khi đã điều nghiên kỹ càng đối phương. Trong các phương án đó không hề có tình huống nào để lộ cơ sở, đặc biệt là ông An, phương án bắt đắc dĩ cuối cùng là hiên ngang chấp nhận cái chết để giữ tròn khí tiết. Sự từng trải trong lòng địch đã tạo cho bà phong cách hoạt động riêng, bà không hề né tránh hay tỏ ra sợ sệt với địch, mà luôn chủ động tiếp cận để xóa sự dò xét nếu có.
Một lần đang ở điểm hẹn, thấy có dấu hiệu bị theo dõi, bà chủ động lân la đến làm quen với mấy “thầy” cảnh sát, vừa để xóa sự dò xét, vừa để cơ sở biết động mà rút lui. Hồi họp nhất có lẽ là lần trong vai người đi bán nem, trong một số chiếc nem là phim ảnh mà vì tính cấp bách ông An phải chuyển ra rừng. Dù đã điều nghiên kỹ đường đi, nhưng khi bị cảnh sát chặn xe lại bà đã chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất. Nhưng họ chỉ là mấy “thầy” gà mờ bóc ăn thử mấy chiếc nem, bà thở phào cho họ luôn cả chùm nem vì “Mấy thầy bứt lẽ như vầy làm sao bán được”.
Mùa xuân năm Mậu Thân, Sài Gòn ngập tràn khói lửa, trong khi mọi người phải lánh trong nhà thì bà tất tả đi khắp nơi để đường dây không bị tắc vì nhiều cơ sở đã bị bể, rồi căn nhà mà bà đang ở thuê cũng bị cháy rụi … Thỉnh thoảng qua mật báo bà cũng nhận được những tin vui: tin chiến thắng có phần đóng góp của bà; tin đơn vị D36 được phong danh hiệu anh hùng; tin bà được thăng quân hàm Trung úy, rồi Đại úy; tin chồng bà vẫn khỏe mạnh và gặp con ở Hà Nội; … Những lúc như thế, bà xếp gánh hàng, tìm một nơi thanh vắng, ngồi ngắm nhìn bầu trời xanh mà nghe cảm giác hạnh phúc dâng tràn.
Những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn thông tin 2 chiều càng dồn dập. Đối phương bỏ Tây Nguyên, quân đội Sài Gòn rút như cuốn chiếu khỏi miền Trung, rồi Sài Gòn được giải phóng một cách vẹn nguyên, tất cả những điều đó không hề ngẫu nhiên, mà được những nhà lãnh đạo của ta vạch sẵn trên cơ sở phân tích những tin tức tình báo chính xác từ trong sào huyệt Sài Gòn.
Cùng với những người trong cuộc, ông An và bà đã biết chắc cái kết cục 30/4/1975 trước đó nhiều tháng.. Chiều ngày 30/4 bà kêu taxi đi khắp Sài Gòn để nhìn Thành phố rạng rỡ đón hòa bình, đó là chuyến đi đầu tiên sau mấy chục năm bà không lên phương án đối phó với nguy hiểm, cũng là lần đi taxi đầu tiên trong đời, vì nguyên tắc hoạt động bí mật không cho phép bà đi taxi, vì bị động hơn là đi xe buýt.
Sau ngày chiến thắng bà tiếp tục công tác mấy năm rồi về nghỉ hưu. Ông Ẩn làm công tác đào tạo đội ngũ sĩ quan an ninh kế thừa và được phong tướng. Chúng ta thử hình dung câu chuyện theo một hướng khác như sau.
Ông Ẩn rời Sài Gòn trong những ngày cuối tháng 4/1975 đến nước Mỹ tiếp tục làm nhà tình báo chiến lược thời kỳ hậu chiến, còn bà cũng được ông Ẩn thu xếp “di tản” đến một tiểu bang nào đó của Hoa Kỳ để trợ giúp ông thực hiện sứ mạng thiêng liêng là cung cấp cho đất nước những âm mưu, kế hoạch chống phá của đối phương ngay từ khi còn trong trứng nước. Chừng mười, mười lăm năm sau, khi tình hình an ninh quốc gia đã cơ bản ổn định, ông Ẩn và bà cũng đã lớn tuổi, Tổ chức thu xếp đón họ trở về quê hương.
Phương án đó không phải do đầu óc lãng mạn của người viết nghĩ ra, mà đã từng được các nhà lãnh đạo ngành an ninh quốc gia tính đến trong những ngày cuối của cuộc chiến. Bước chuẩn bị cho kế hoạch ấy là sự “di tản” đi Mỹ của vợ con ông Ẩn theo diện bảo lảnh của thời báo Times (tờ báo ông Ẩn làm việc) trước ngày giải phóng Sài Gòn.
Theo nhiều nhười trong cuộc, nếu ông Ẩn tiếp tục làm nhà tình báo chiến lược ở nước ngoài sẽ có ích cho đất nước nhiều hơn là sớm hạ màn vai trò tình báo của ông ngay sau khi chiến thắng. Theo các ông Mười Hương và Mai Chí Thọ, những nhà lãnh đạo an ninh quốc gia khi ấy, thì tổ chức đã cân nhắc rất nhiều khả năng đưa mạng lưới tình báo của ông Ẩn ra nước ngoài, nhưng cuối cùng đã chọn phương án ở lại. Lý do là ông Ẩn cũng rất cần thiết cho công tác đào tạo lực lượng kế thừa. Nhưng tôi nghĩ có thể còn là do những nhà lãnh đạo không nở đặt cấp dưới của mình vào hoàn cảnh phải hi sinh cống hiến đến tận cùng hạnh phúc riêng tư, mặc dù nếu phải ra đi thì những người như ông Ẩn, như bà hẳn đã chấp hành vô điều kiện vì nền độc lập lâu bền của đất nước. Vậy là ông Ẩn đã ở lại trong sự sững sờ của giới báo chí thế giới và người bạn Nguyễn Cao Kỳ. Một thời gian sau vợ con ông Ẩn được thu xếp hồi hương trở về Sài Gòn với ông.
Người nữ anh hùng, thiếu tá tình báo đang hướng đến tuổi 100. Bà đang sống với con trai ở xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa quê ông, trong một xóm nhỏ có đường dale xe 2 bánh có thể chạy vào. Trong phòng khách nhà bà, bên cạnh những hình ảnh, những huân chương, tôi đặc biệt chú ý đến một tấm ảnh chụp người phụ nữ với 2 đứa trẻ thơ, mà tôi dễ dàng đoán ra đó là bà và 2 con lúc còn nhỏ.
Tấm hình đó rất quý đối với gia đình bà, tôi nghĩ nó cũng có giá trị khi được đặt trong một bảo tàng lịch sử nào đó, bởi ý nghĩa và tính khái quát về một giai đoạn lịch sử bi tráng của đất nước. Tấm hình bà chụp vội vàng để ông mang theo trong hành trang lên đường ra Việt Bắc năm 1952. Tấm hình đó là sợi dây nối tình chồng nghĩa vợ, tình cha con trong cảnh Bắc Nam chia cắt suốt 23 năm. Tấm hình đó đã trở về Nam trong ngày vui đại thắng. Tôi tiếc là không còn thấy được cái mâm đựng đồ trang sức rẻ tiền bà dùng làm phương tiện mua bán và hoạt động tình báo suốt mười mấy năm trên mọi nẻo đường Sài Gòn, để chúng ta có được một nữ thiếu tá tình báo, một anh hùng LLVT.
Nguyễn Phấn Đấu
Theo Khoevadep
Lần đầu tiết lộ chuyện diệt gã tình báo đầu sỏ ở Long Xuyên
Thứ tư, 06/11/2013 | 05:45 GMT+7
(ĐSPL)-Với
mưu trí và lòng căm thù sâu sắc, chàng trai trẻ Lê Thành Cư đã dũng cảm
một mình diệt tên tình báo ác ôn bậc nhất ở Long Xuyên ngay dưới chân
núi Cấm.
Toàn cảnh đồi Tức Dụp.Một mình lập mưu giết kẻ thù to gấp hai mình
Khi
ông Hai Cư mới vào lính, Ban lãnh đạo lo chàng “lính mới” của mình còn
nặng chuyện gia đình nên tư tưởng chiến đấu chưa vững vàng. Vì thế, Ban
lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo ông phải tìm mọi cách giết bằng được thằng
tình báo của thị xã Long Xuyên có tên là Dần.
Ông
nhớ lại: “Thằng Dần đó làm tình báo ác ôn nhất của quân Mỹ tại thị xã
Long Xuyên, nó làm lâu năm nên rất xảo quyệt, thân hình lại lớn con và
khỏe mạnh dữ lắm. Người nó to gấp hai lần tôi, mà lại cao to và đen.
Thêm nữa, nhìn vào đôi mắt mèo của nó… Trông ác lắm!”.
Ông
lắc đầu ngán ngẩm, kể tiếp: “Do trước đó tôi có “dứt dây” nó vài lần
nên không dám chính diện đối mặt với nó khi trong tay không có vũ khí.
Vì thế, tôi cải trang thành người dân, trà trộn vào địa bàn nó hoạt động
để khi có cơ hội, từng bước tiếp cận, lập mưu kế cho chắc chắn rồi mới
ra tay.
Tôi có mài sẵn một cái nghéo
(loại dao đi rừng của nhân dân vùng Bảy Núi) rất sắc bén, có thể cạo
được lông tay, lông chân như lưỡi lam và luôn mang theo bên mình. Song,
tôi không dám đặt hết niềm tin vào cái nghéo ấy, để chắc chắn, tôi luôn
mang bên mình thêm một cái búa nữa. Nhỡ lúc đâm, chém bằng nghéo nó
không chết thì lấy búa đập thêm vào đầu cho chắc”.
Nhưng,
để thực hiện âm mưu ấy đối với ông Hai Cư (một tay lính mới, chưa biết
cầm súng là thế nào) thì cực kỳ khó khăn. Ông phải cải trang thành người
làm thuê cho một tiệm thuốc nam dưới chân núi Cấm.
Theo
sự điều tra trước đó của ông, tên Dần và tiệm thuốc này hình như có
quan hệ với nhau vì ông thấy hắn thường xuyên lui tới nơi này. Thường
ngày ông phải đi lấy thuốc trên núi Cấm để về giao cho chủ, rồi mang
thuốc của tiệm giao cho bọn lính Mỹ và ngụy.
Sau
nhiều lần chạm mặt, nó vào làm quen (nó không nhận ra tôi là người đã
mưu ám sát nó mấy lần không thành), nó hỏi thăm rồi dụ tôi rằng: “Có
thấy mấy thằng Việt Cộng ở đâu không? Cũng chẳng biết sao tự nhiên lúc
ấy tôi nói ngay: “Có...! Có thấy! Anh có đi tôi dẫn đi tìm chúng”.
Nghe
mình nói vậy, đôi mắt mèo của nó liến thoắng nhìn mọi hướng rồi gật đầu
đồng ý liền. Nó quát ông chủ quán: “Cho thằng bồi theo tao, tao mượn,
chút xíu tao trả”.
Ông Hai Cư tiết
lộ: “Trên đường đi, ban đầu hình như nó cũng cảnh giác, luôn bảo tôi
phải đi trước và không được ngoảnh lại phía sau. Tôi vừa đi vừa dùng
nghéo phát cây phía trước để lấy lối đi. Được hồi lâu tôi mới lập kế,
tôi nói với nó là “mắc tè quá” nhằm dụ cho nó trườn lên phía trước tôi
một tý để có cơ hội ra tay. Bởi tôi nghĩ, với vóc dáng cao to của nó, dù
trong tay tôi đang cần con nghéo (dao) thật nhưng nếu lúc đó mình mà
hấp tấp vung nghéo lên chém trước mặt thì có thể sẽ bị nó bẻ gãy tay
ngay. Hơn nữa, trong người nó luôn luôn có một khẩu súng lục. May mắn
thay, nó tưởng tôi muốn tè thật nên mặc kệ, hất hàm cho tôi được tự
nhiên giải sầu.
“Tôi có dịp trườn lại
phía sau, nhưng bỗng dưng tôi run lắm, run đến nỗi tè không ra, thế là
chưa kịp kéo khóa quần, thấy nó ngoảnh đi phía khác, liến thoắng tôi
vung nghéo lên, chặt thẳng một nhát mạnh hết sức từ trên xuống dưới
trúng ngay vào sau cổ nó. Nó ú ớ vài tiếng thì tóm được tay tôi, nó dùng
một tay “quay tôi bồ bồ” rồi quẳng tôi bay sang một phía mới chịu ngã
gục. Tôi nhanh chân đứng dậy, rút thêm cái búa cài sẵn trong người lao
tới, đập liên tiếp vào đầu đến khi nó bất động mới thôi. Bởi nó lớn con
gấp đôi mình, vậy nên phải dùng “biện pháp” này cho nó chắc, mặt khác
Ban lãnh đạo ra lệnh bằng mọi cách phải tiêu diệt bằng được tên tình báo
đầu sỏ này. Thế là tôi thành công”, ông Hai Cư kể tiếp.
Theo
ông Hai Cư, tên tình báo này là tên trời đánh, một thằng ác bá chuyên
làm tay sai cho Mỹ hãm hại và giết không biết bao nhiêu người dân vô tội
ở Bảy Núi, nó làm cả dòng họ ông Hai Cư một phần tiêu tan, một phần tản
lạc hết trơn. Cho nên ông Hai Cư và người dân nơi đây căm thù nó, cố
gắng nuốt nỗi đau vào trong, chờ có cơ hội thì ra tay báo thù. Với ông
Hai Cư, không có lòng căm thù giặc thì dứt khoát không làm được chuyện
gì”.
Người trực tiếp chỉ đạo ông là
Phó Bí thư huyện Ủy huyện Tri Tôn - Hai Thành (tự Hai Trụ), người đã ra
chỉ thị thử thách người lính trẻ. Sau vụ giết tên tình báo đầu sỏ đó,
ông được huyện Ủy giao chức Bí thư xã và chính thức bước vào hàng ngũ
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bắp tay phải của ông Hai Cư có phần teo tóp.
Giữ lại cánh tay phải nhờ phương thuốc diệu kỳ
Trong
trận chiến 128 trên đồi Túc Dụp, ông Hai Cư từng bị thương khắp người
bởi luồng đạn của kẻ thù. Nhưng trận tập trung trinh sát đánh quân Pôn
Pốt trên núi Cấm cuối năm 1978 là trận ông bị thương nặng nhất. Theo ông
cho biết, lúc đó quân Pôn Pốt chỉ có 1 đại đội, nhưng đánh chiến rất
hung tợn.
Ông Hai Cư chỉ huy đồng đội
tập kích đánh lại, nhưng sau đó ông bị đạn bắn xuyên qua bắp tay phải,
“vết thương nặng đến nỗi tôi có cảm giác mất cánh tay phải”. Trong lúc
chiến đấu, đồng đội lại tản tác mỗi người một nơi, ông phải trú lại một
mình trong hang núi để bám trụ với sự sống. Sau đó ba ngày, lực lượng
tiếp tế mới đến giải cứu ông khỏi hang sâu. Khi ông được đưa đến bệnh
viện 151 cũng là lúc vết thương trên tay đã quá nặng, thịt thối rữa từng
phần.
Tại đây, các bác sĩ trong bệnh
viện nhận định do bị đứt động mạch lâu ngày, phải cắt cánh tay phải của
ông ngay tức khắc để giữ mạng sống. Nhưng mẹ của ông Hai Cư phản đối
quyết liệt, bà không cho bệnh viện thực hiện phẫu thuật cắt cánh tay
phải của con mình. Các bác sỹ đành chịu bó bột theo phương thức y khoa
hiện đại cho ông.
Sau một tháng, thấy
con mình không khá được bao nhiêu, người mẹ quyết định đưa con trai về
nhà tự điều trị. Ông Cư nhớ lại: “Mẹ tôi bảo thịt tuy rữa nhưng gân vẫn
còn, bó bột thế này thì đời nào khỏi. Thấy con bị ngứa ngáy suốt ngày mẹ
thương lắm, về nhà mẹ bó lại cho, không được nữa thì đành chịu, còn
nước còn tát con à”.
Cho tới tận bây
giờ, ông Hai Cư vẫn chưa hiểu hết mẹ mình đã dùng những loại thuốc gì để
giữ lại cánh tay phải cho ông khi y học hiện đại bó tay. Trong số thuốc
bà làm dược liệu, ông chỉ biết rằng, bà đã dùng gà con (được nghiền
nhuyễn cả con), đất gò mối cùng một số dược thảo khác được trộn lẫn với
nhau, quết lên tay rồi bó cho ông bằng mấy thanh tre tự làm. Ba tháng
sau, tự tay bà tháo gỡ vết thương cho con trai.
Ông
Hai Cư cho biết thêm: “Ban đầu, khi mới gỡ bỏ thứ bột mà mẹ mình bó
trên tay ra, tay tôi vẫn còn sưng và vẫn đau nhức nhiều lắm, nhưng thịt
da thì liền lại hết trơn. Dần dần tôi thấy đỡ đau nên ngủ ngon hơn. Sau
đó 3 tháng thì sự đau nhức tan biến, cánh tay tôi có thể cầm nắm được đồ
dùng. Dần dần nó trở nên bình thường. Bây giờ, mỗi khi trái nắng trở
trời, do có tuổi nên nó tê nhức trở lại. Nhưng phải nói, nhờ ơn trời mà
mẹ tôi đã giữ lại được cánh tay phải cho tôi một cách kỳ diệu bằng
phương thuốc không ai có thể nghĩ ra”.
Mong ước về một cuộc sống hòa bình Ông Hai Cư, tên đầy đủ là Lê Thành Cư, tên khai sinh là Lê Văn Tiền, năm 1931, tham gia quân ngũ năm 16 tuổi. Năm 26 tuổi ông lập gia đình và lấy tên là Lê Thành Cư khi gặp người vợ tên là Hồ Thị An. Ông cho biết, sở dĩ lấy tên Cư là để nhớ về nơi ông chào đời (xã Yên Cư), nhằm ghép với tên vợ mình thành hai chữ An Cư với mong ước về một cuộc sống hòa bình, an cư lập nghiệp. Trong kháng chiến, ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Ban lãnh đạo quân sự của Huyện ủy Tri Tôn và Tỉnh ủy An Giang. Hiện tại ông Đại tá về hưu, được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phong tặng Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam . |
Nhận xét
Đăng nhận xét