KÝ ỨC CHÓI LỌI 91/l
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồi ký: Trung đoàn Một thời chiến trận 31 + 32 + 33
- Đọc lại những trang nhật ký của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương ghi ở “đỉnh máu”- 1062
(thuộc khu vực mặt trận Thượng Đức, Đại Lộc) ngày ấy, tuổi trẻ hôm nay
có thể cảm nhận được phần nào những suy nghĩ, hành động của một thế hệ thanh niên anh hùng thời chống Mỹ.
Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương lúc ở chiến trường. |
Khi Lê Mã Lương đang học cấp III là lúc
đế quốc Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc dữ dội, chiến trường miền Nam đang
thời kỳ nước sôi lửa bỏng, cả nước dấy lên phong trào tòng quân đánh Mỹ.
Là con liệt sĩ, thuộc diện ưu tiên được đi học ở nước ngoài và miễn
nhập ngũ nhưng tháng 7.1967, chàng trai quê ở xã Trung Thành, huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa vẫn xung phong đi bộ đội. Anh được biên chế vào
Đại đội 1, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304. Sau những ngày huấn
luyện khẩn trương, tháng 12.1967 Lê Mã Lương được lệnh vào chiến trường
Quảng Trị, tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở đường 9 Nam Lào, Lao Bảo,
Cửa Việt...
Lê Mã Lương có mặt ở điểm cao 1062 ngay
từ những ngày đầu với cương vị Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 24, Sư
đoàn 304 anh hùng và được phong quân hàm Đại úy ngay tại chiến trường ác
liệt này. Anh đã chứng kiến những khó khăn, gian khổ, mong manh giữa sự
sống và cái chết bởi đạn pháo của kẻ thù. Để đánh vào điểm cao này, sư
đoàn dù đã huy động 58 khẩu pháo hạng nặng, mỗi ngày bắn 9.000 quả đạn. “Đêm
qua bị một trận cấp tập, pháo chụp vào đội hình, riêng hầm mình cũng
“được lĩnh” một quả. Rất may, nếu là pháo khoan thì cả ba ngoẻo rồi.
Toan nằm dán chặt vào góc hầm. Sơn nằm giữa, hai tay úp chụp sau gáy,
chổng mông, tựa như người tế sao. Mình ngồi xổm, đề phòng hầm sập. Khói
bụi sặc sụa, chớp lửa nhì nhằng…” (nhật ký ngày 18.10.1974). Khi
còn là chiến sĩ, Lê Mã Lương đã từng chạm trán và quật ngã nhiều tên
lính dù trong những ngày giữ chốt của chiến địa lịch sử Nam Lào, hiểu
được bản chất gian manh, quỷ quái của của “thiên thần mũ đỏ”. Khi “hội
ngộ” lính dù ở đỉnh 1062, anh nhận thấy bản chất ấy không hề thay đổi: “Thằng địch cũng táo tợn lắm, lùng sục suốt đêm, dầm mưa không ngủ, giành với ta từng thước đất” (nhật ký ngày 14.11.1974).
Anh hùng Lê Mã Lương tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Thượng Đức - ý nghĩa và bài học lịch sử” tổ chức tại huyện Đại Lộc vừa qua. |
Không chỉ có “địch họa”, “thiên tai”
cũng là một kẻ thù không kém phần nguy hiểm, đe dọa khả năng chiến đấu
của quân ta. Thượng Đức bấy giờ đang vào mùa mưa: “Trời đất mới quáí ác làm sao. Ngày đêm mưa rả rích - gió từng cơn đổ ào ào, thỉnh thoảng có những cành cây đổ đánh rầm, đã thế lại pháo kích… Nước khe đổ ầm ầm. Hầm ở sụt lở, tan hoang” (nhật ký ngày 2.11.1974).
Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 21 tuổi đời và 4 tuổi quân, Thiếu tướng Lê Mã Lương nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh kẻ thù”. Anh là thần tượng của tuổi trẻ cùng thời: “Đẹp biết mấy bài ca ra trận/ Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương” (Tố Hữu). Một phần trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng của Lê Mã Lương gắn liền với mặt trận Thượng Đức ác liệt cách đây tròn 40 năm. |
Vượt lên muôn ngàn khó khăn, các chiến
sĩ trẻ của sư đoàn 304 vẫn kiên cường trụ bám. Là người chỉ huy, Lê Mã
Lương nhận thấy và cảm phục ý chí ấy. Nhật ký ngày 8.11.1974 ghi: “Không
thể có lời ngợi ca nào bao trùm đủ về lòng dũng cảm chiến đấu của cán
bộ, chiến sĩ các đơn vị giữ chốt. Địch đã dùng 5 đại đội bộ binh, hàng
vạn quả pháo, hàng chục lượt chiếc máy bay đánh vào các chốt của ta. Song không có sức mạnh nào của địch làm chiến sĩ ta nao núng... Mình sẽ không bao giờ quên hình ảnh những người chiến sĩ quả cảm như Lê Hồng Sửu
- Chính trị viện Đại đội 2 anh hùng; như Đại đội trưởng Đinh Đình Bình,
Trung đội trưởng Hảo, chiến sĩ Mùi... Đêm qua mình lên thăm và kiểm tra
chốt Tiểu đoàn 4 trên 1062. Đứng trên đỉnh cách địch 70m, thỉnh thoảng
những quả pháo và cối tay bắn sang. Mùi thối của hàng trăm xác địch bốc
lên làm mình buốt óc, bỗng trong lòng dấy lên một niềm tự hào
về sự chịu đựng kiên cường của người chiến sĩ. Mình dựa vào một cây
không còn cành. Nơi đây cũng không tìm ra cây nào có cành, đất bị xới
nát. Chi chít những hố pháo khoan, đi trong đất tựa hồ như lội ruộng…”. Nhật ký của Lê Mã Lương còn dẫn lời các phương tiện thông tin đại chúng của địch đưa tin về thất bại của quân dù: “Quân
đội Sài Gòn đang vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung đoàn 24 mang
tên trung đoàn thép. Bước tiến của sư dù mỗi ngày một dè dặt hơn vì
liên tục bị thiệt hại nặng” (Đài BBC); “Lính dù đang gặp một đối thủ đáng gờm nhất: Sư 304” (Đài Phát thanh Sài Gòn).
Giữa những trang nhật ký thấm đẫm tính
chân thực và bi tráng của cuộc quyết chiến trên đỉnh 1062, Lê Mã Lương
đã ghi lại thái độ rõ ràng, thẳng thắn của một người đảng viên, người sĩ
quan cách mạng về vấn đề tự phê bình và phê bình: “Mình chưa bao
giờ tha thiếu sót nào của mình, dù là nhỏ nhất. Mỗi lần va vấp là mỗi
lần lương tâm bị giày vò. Có những khuyết điểm thật hổ thẹn. Có ai không
mắc sai lầm, khuyết điểm không nhỉ? Các vĩ nhân của ta đều có
những sai lầm, có điều là lớn hoặc bé mà thôi. Vấn đề là người có khuyết
điểm có quyết tâm sửa chữa hay không? Cái đáng trách là không dũng cảm
nhìn thẳng vào sai lầm, khuyết điểm để khắc phục… Khi người ta
nhận ra khuyết điểm thì chính là lúc người ta có nhiều ưu điểm. Ngược
lại chỉ thấy mình ưu điểm không thôi thì chính là đang dừng lại. Nguy cơ
xuống dốc là khó tránh khỏi. Mình nghĩ vậy có đúng không nhỉ?”. Câu hỏi của Anh hùng Lê Mã Lương trong nhật ký ghi ngày 9.12.1974 vẫn còn mang tính thời sự sâu sắc cho đến hôm nay.
VÂN TRÌNH
Kỷ niệm với người lính dù bên kia chiến tuyến
Ngày cập nhật: 03/09/2017 19:57:16
(QT)
- Sau này tôi đã kể lại không biết bao nhiêu lần kỷ niệm giữa mình với
người lính Việt Nam Cộng hòa về bài hát “Viết từ KBC”. Bài hát nói lên
tâm tư của người lính nói chung dù ở phía bên nào. Dẫu trước kia là kẻ
thù, thì bây giờ tôi vẫn ước ao gặp lại Lê Đức Tâm để ôn lại kỷ niệm đẹp
nơi chiến trường Quảng Trị một thời máu lửa.
Nữ chiến sĩ người Pa Kô tham gia chiến dịch. Ảnh: TL
Tôi nguyên là lính Đại đội 12 hỏa lực,
Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1, Sư đoàn 304 chốt giữ Điểm cao 138 thuộc miền
Tây, Quảng Trị. Vào khoảng 15 giờ ngày 2/9/1972, một đại đội nhảy dù của
địch đã lọt vào tầm kiểm soát của quân ta. Địch đang di chuyển về phía
Điểm cao 367, ngụy trang, súng ống, nai nịt gọn gàng. Lệnh nổ súng của
quân ta bắt đầu. Cối 82 cấp tập vào đội hình địch, rồi bộ binh kết hợp
tấn công. Địch nhốn nháo triển khai trận địa chống trả. Hai bên đã có
một trận đọ súng không cân sức, vì địch bị động lại rơi vào thế bất lợi
về địa hình.
Tuy ta có hy sinh và thương vong, nhưng
vẫn ở thế áp đảo. Rồi chiến sự cũng lắng dần sau gần hai tiếng đồng hồ
giao tranh...Tôi là một trong những người được phân công đi bắt tù binh.
Trước mắt tôi là những người lính trong bộ rằn ri đội mũ sắt nằm bất
động bên những khẩu AR15, M79…Quân ta nhanh chóng thu chiến lợi phẩm và
bắt được hai tù binh. Một người tên Hùng nói giọng Bắc, tiểu đội trưởng,
một người tên Tâm bị thương vào gót chân, mặt tái nhợt.
Chúng tôi vội băng bó cho người lính bị
thương rồi nhanh chóng đưa hai tù binh về tiểu đoàn. Hùng được hỏi cung.
Vị chỉ huy có lúc nổi cáu lên vì sự khai báo tiền hậu bất nhất của
Hùng. Trở về hầm chốt khi trời tối, lòng tôi biết bao niềm vui sướng.
Hai ngày sau tôi được phân công theo một anh lính cũ đi cáng thương
binh. Tôi không biết tên anh này, trông anh to khỏe lắm. Tới một căn hầm
trong rừng, anh lính cũ bảo tôi: “Vào lôi nó ra!”.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Quang Hiệp
Vừa chui đầu vô hầm tôi liền bị một thứ
mùi ghê sợ “chặn” lại. Mau lên! Anh lính cũ như hiểu ra liền giục tôi mà
như quát. Tôi thi hành ngay mệnh lệnh. Một tiếng rú lên khi tôi sờ tay
vào cái thân người mà tưởng một xác chết. Người thương binh nằm trên
võng, đòn khiêng bên cạnh, bầy muỗi vo vo, rợn người. Không biết người
ta đưa thương binh này đến đây lúc nào? Tôi kéo người thương binh ra.
Lúc này anh lính cũ cũng hỗ trợ một tay.
Dù trời tối nhưng tôi cũng nhận ra bộ
rằn ri và giật mình: “một lính ngụy?”. Tôi không dám hỏi. “Vào lấy võng
và đòn khiêng ra, mau lên!”, anh lính cũ bảo tôi. Nhanh như chớp, tôi và
anh lính cũ đã đưa được người lính kia nằm lên võng. Chúng tôi hạ người
đặt đòn khiêng lên vai. “Mày đi trước!”. Tôi lặng lẽ tiếp tục chấp
hành. Tôi tưởng mình sẽ gãy xương sống, khi phải lên dốc, xuống dốc, mệt
nhừ mà không dám kêu ca.
Chúng tôi đi như lao, như chạy, bất ngờ
một tiếng nổ vang trời sau tiếng rít, làm chúng tôi ngã nhào. Tưởng được
nằm yên, nhưng anh lính cũ lại quát: “Đi luôn! Mẹ chúng nó chưa bảnh
mắt đã bắn!”. Tôi thở ra cả hai lỗ tai, thấy như có cả một núi đá đè lên
vai mình mà vẫn phải cố chạy. Tới một đỉnh dốc, “giải lao!”. Ôi, sao mà
sung sướng thế. Tôi cười thầm anh lính cũ, “tưởng ông chạy mãi được?”.
Rồi tôi ngạc nhiên nhận ngay ra người lính Cộng hòa mà mình bắt hôm
trước.
Anh lính cũ hỏi người lính Cộng hòa: -
Mày tên gì? - Dạ, Lê Đức Tâm. - Mày đánh bao nhiêu trận rồi? - Dạ, chúng
em vừa nhảy dù xuống thì bị các anh bắt. - Nói láo, thằng này chắc bắn
chết nhiều Việt cộng lắm đây, “Thiên thần mũ đỏ”, “Nhảy dù sát Cộng” cơ
mà?! - Các anh đừng bắn em! - Bắn mày làm cái gì? Thích bắn mày thì tao
bắn lâu rồi, chứ ai để đến bây giờ cáng mày cho mệt, chữa xong vết
thương cho mày về Sài Gòn nhảy đầm, thích không?
Thoáng trên nét mặt Tâm một niềm vui.
Bây giờ thì tôi thấy quý mến anh lính cũ ấy, cứ tưởng anh ác lắm, nhìn
lâu thấy nét mặt anh khắc khổ. Chúng tôi đã đưa được Tâm ra tới Trạm
phẫu quân y của Trung đoàn vào khoảng 8 giờ. Tâm được thăm khám vết
thương ngay lập tức. Vết thương của Tâm ở gót chân trái đã có dòi xuất
hiện. Ngày đó mưa triền miên, nên các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng.
Chắc Tâm đau lắm, mặt nhăn nhó. Mấy ngày sau trong một trận đánh, tôi bị
thương và cũng được vận tải đưa ra trạm phẫu Trung đoàn vào buổi tối.
Trong trạm phẫu có một máy phát điện,
tiếng nổ như người lên cơn sốt rét, cung cấp điện cho một bóng đèn, chắc
chỉ sáng hơn con đom đóm đực một chút. Các bác sĩ mổ vết thương ở mu
bàn tay phải cho tôi và gắp đạn ra ở đùi trái. Sau đó đưa tôi lên võng
nằm. Không ngờ Tâm vẫn còn ở đây. Tôi và Tâm, hai võng đặt cạnh nhau.
Nhận ra tôi là người đã bắt mình, Tâm vui như muốn khóc. Tâm gọi tôi
bằng anh, xưng em. Tôi bảo, xưng “mày tao” đi! (theo Tâm kể thì hai đứa
tôi cùng tuổi, cùng binh nhất).
Trong ba lô tôi có bao thuốc lá Tam Đảo
bữa trước được phát nhân ngày 2/9, tôi đưa Tâm hút. Tâm hút thuốc một
cách ngon lành, nuốt không ra một sợi khói. Tâm nói, gia đình anh ở Nhà
Bè, trốn quân dịch mà không được. Anh đã học xong trung học đệ nhất cấp.
Qua Tâm tôi biết rõ hơn những danh từ mà trước đây chỉ nghe qua các anh
lính cũ kể: “Cọp ba đầu rằn”; “Thiên thần mũ đỏ”; “Trâu điên”; “… giày
bốt đờ sô, những tấm thẻ bài…”. Tâm kể về lính dù có mũ bê rê đỏ, mũ này
chỉ đội khi duyệt binh, còn lúc ra trận đội mũ sắt.
Chúng tôi như không còn là kẻ thù của
nhau, hết chuyện lính, chúng tôi nói chuyện tình yêu. Tâm đã có người
yêu. Tôi nói: “Mày đã biết yêu, biết hôn, có chết cũng đã biết mùi đời”.
Tâm vui trên nét mặt, rồi nói: “Cứ tưởng các anh nhỏ con không làm gãy
nổi cành đu đủ”. Tôi phì cười: “Mày bị bọn tâm lý chiến nó nhồi sọ chứ
gì. Nòng pháo tao còn bẻ gãy huống hồ cành đu đủ”. Tâm cười tít mắt, làm
những thương binh xung quanh cũng cười theo, có người còn tham gia góp
chuyện cho vui. Tâm được mọi người hỏi hết chuyện này đến chuyện khác.
Tâm say sưa kể một cách vô tư. Rồi Tâm
hỏi: “Sau này các anh đưa em đi đâu?”. Một anh lính trung tuổi nói: “Đưa
mày lên thay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, được không?”. Tâm lắc đầu,
đôi mắt rưng rưng, chắc biết đây chỉ là câu nói vui. Nơi Trạm phẫu quân y
Trung đoàn ta có, địch có, nhưng quyền lợi như nhau. Tôi thấy khóe mắt
Tâm nhạt nhòa… Tâm mê hát nhạc vàng. Tâm hát bài: “Viết từ KBC” hay lắm.
Bài hát nói lên tâm tư, nỗi lòng người lính nơi chiến trường ở miền
rừng sâu mà vẫn không quên “gửi về em nụ hôn thương nhớ”, vẫn tin “mai
anh về kể chuyện nhà binh” để em hiểu “lính xa nhà nhớ cô nhân tình”...
Nhạc vàng ngày ấy bị quân ta cấm hát.
Nhưng có lẽ với người lính giải phóng quân, nhạc vàng chẳng làm giảm đi
sức chiến đấu. Các bác sĩ quân y còn khen tôi dũng cảm, vết thương nặng
mà không hề kêu ca. Tôi nghĩ, tình yêu làm nên sĩ diện, sự hào hiệp, lẽ
nào ta lại ủ rũ, bỏ súng đào ngũ. Không thể như thế được. Người lính Cụ
Hồ “Dù có gian nguy nhưng lòng không nề… Ra đi ra đi thà chết chớ lui…”.
Người chiến sĩ giải phóng quân “ra đi dù chân không giày mà đầu đội
trời ta cứ đi”.
Những người lính giải phóng đã thấm
nhuần lý tưởng đó, sao mà thay đổi. Lúc đó tự nhiên tôi thấy rất thương
Tâm. Tâm cũng say sưa nghe “Việt cộng” ở đây hát những bài ca truyền
thống. Anh ta không bị phân biệt đối xử, ở góc độ nào đó, anh còn được
ưu tiên. Nằm ở Trạm phẫu Trung đoàn hai ngày thì có bốn chiến sĩ vận tải
tới ngó nghiêng như tìm người quen. Một anh chỉ vào Tâm nói: “Cho thằng
này đi!”. Tâm giật mình nhìn tôi. Tôi chưa kịp hiểu gì thì anh vận tải
ấy lại chỉ vào tôi: “Thằng này đi nữa!”. Hóa ra vận tải đưa thương binh
ra tuyến sau.
Bốn anh vận tải cáng tôi và Tâm chạy
băng băng trong rừng. Tôi nghĩ trong bụng, khỏe nhất chắc là lính vận
tải. Trên trời tiếng máy bay địch vẫn gầm rú. Mọi người giải lao ở đỉnh
một con dốc. Thấy tôi và Tâm chuyện trò, một anh hỏi: “Hai đứa mày quen
nhau à?”. Anh khác thì nói: “Một thằng Việt cộng, một thằng Cộng hòa,
quen gì mà quen!”. Khi nghe tôi kể lại chuyện bắt tù binh thì các anh
vui lắm. Rồi các anh cũng hỏi Tâm đủ chuyện, khen Tâm đẹp trai.
Tâm bảo, tụi em rất sợ pháo, B40, B41
của các anh! Anh vận tải già nhất nói câu thật buồn cười: “Pháo thì
thằng đếch nào chả sợ!”. Tất cả lại cười chảy nước mắt nước mũi. Tôi như
quên đi vết thương. Rồi Tâm nói trong nghẹn ngào: “Cảm ơn các anh giải
phóng đã cứu sống em!”. Vẫn giọng anh vận tải già: “Cảm ơn gì, đó là
trách nhiệm của bọn tao.”
Tôi không thể giữ được dòng nước mắt
trong người, Tâm cũng thế. Mỗi ngày chúng tôi chỉ đi được vài cây số, vì
đường trơn, mưa gió và bom đạn. Tôi và Tâm có hôm đi cùng, có hôm
không, rồi lại gặp nhau. Xa nhau, lúc gặp lại, đứa nào cũng rưng rưng
ánh mắt... Qua sông Bến Hải thì Tâm chuyển đi đâu tôi không rõ. Chúng
tôi bặt tin nhau từ giữa tháng 10/1972.
Sau này tôi đã kể lại không biết bao
nhiêu lần về kỷ niệm giữa mình với người lính Việt Nam Cộng hòa và bài
hát “Viết từ KBC”. Tôi nghĩ, bài “Viết từ KBC” nói lên tâm tư của người
lính nói chung, dù anh ở phía bên nào. Dẫu trước kia là kẻ thù, thì bây
giờ tôi vẫn ước ao gặp lại Lê Đức Tâm để ôn lại kỷ niệm nơi chiến trường
một thời máu lửa. Buồn vui thời cuộc thì chúng ta vẫn là con cháu Lạc
Hồng! Tâm ơi, có nghe thấy mình nói không? Mình sẽ ôm đàn ca điệu bolero
bài “Viết từ KBC” tặng bạn nhé!
Đào Sĩ Quan
Nữ chiến sĩ người Pa Kô tham gia chiến dịch. Ảnh: TL
|
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Quang Hiệp
|
Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam (Viet Nam War) đã thêm 4 ảnh mới.
Thiên thần mũ đỏ là một biệt danh của Sư đoàn Nhảy dù Quân lực VNCH.
Đây là một đơn vị chính quy trực thuộc Không lực VNCH, có lịch sử thành lập sớm nhất và cũng được xem là lực lượng thiện chiến nhất của QLVNCH. Sau này là một Sư đoàn tác chiến độc lập và trở thành đơn vị Tổng trừ bị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu QLVNCH.
Sư dù đã từng tham gia những chiến dịch lớn như Lam Sơn 719 (1971), chiến dịch Mùa hè đỏ lửa (1972), tái chiếm Thượng Đức (1974), bảo vệ VNCH trong những trận đánh cuối cùng năm 1975.
Đặc biệt trong chiến dịch tái chiếm Thượng Đức 1974, mặc dù tái chiếm không thành Thượng Đức nhưng Sư dù đã có một trận đánh để đời với Sư đoàn 304 QĐNDVN (Sư đoàn Điện Biên) ở ngọn đồi 1062, tái chiếm thành công ngọn đồi này.
Trận đánh giữa Sư dù và Sư 304 QĐNDVN ở đồi 1062 được coi là một trận thư hùng Nam-Bắc. Hai bên đã giằng co từng thước đất của ngọn đồi, ngọn đồi đổi chủ nhiều lần, cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.
Nhiều vị tướng lĩnh của VNCH cũng trưởng thành từ Sư dù như: Đỗ Cao Trí, Dư Quốc Đống, Cao Văn Viên, Nguyễn Khánh, Nguyễn Khoa Nam, Ngô Quang Trưởng, ....
Trong những ngày tháng 4 năm 1975, Sư dù đã chiến đấu với Sư đoàn 325 QĐNDVN và chỉ đầu hàng khi có lệnh buông súng của Đại tướng Dương Văn Minh - Tổng thống VNCH.
#Atula
Đây là một đơn vị chính quy trực thuộc Không lực VNCH, có lịch sử thành lập sớm nhất và cũng được xem là lực lượng thiện chiến nhất của QLVNCH. Sau này là một Sư đoàn tác chiến độc lập và trở thành đơn vị Tổng trừ bị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu QLVNCH.
Sư dù đã từng tham gia những chiến dịch lớn như Lam Sơn 719 (1971), chiến dịch Mùa hè đỏ lửa (1972), tái chiếm Thượng Đức (1974), bảo vệ VNCH trong những trận đánh cuối cùng năm 1975.
Đặc biệt trong chiến dịch tái chiếm Thượng Đức 1974, mặc dù tái chiếm không thành Thượng Đức nhưng Sư dù đã có một trận đánh để đời với Sư đoàn 304 QĐNDVN (Sư đoàn Điện Biên) ở ngọn đồi 1062, tái chiếm thành công ngọn đồi này.
Trận đánh giữa Sư dù và Sư 304 QĐNDVN ở đồi 1062 được coi là một trận thư hùng Nam-Bắc. Hai bên đã giằng co từng thước đất của ngọn đồi, ngọn đồi đổi chủ nhiều lần, cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.
Nhiều vị tướng lĩnh của VNCH cũng trưởng thành từ Sư dù như: Đỗ Cao Trí, Dư Quốc Đống, Cao Văn Viên, Nguyễn Khánh, Nguyễn Khoa Nam, Ngô Quang Trưởng, ....
Trong những ngày tháng 4 năm 1975, Sư dù đã chiến đấu với Sư đoàn 325 QĐNDVN và chỉ đầu hàng khi có lệnh buông súng của Đại tướng Dương Văn Minh - Tổng thống VNCH.
#Atula
Mặt trận Thượng Đức nơi chôn vùi uy danh “Thiên thần mũ đỏ” | |
Người đăng: ADMIN .Ngày đăng: 29/07/2014 .Lượt xem: 13623 lượt. | |
Sau
10 ngày chiến đấu quyết liệt, đúng 8 giờ 30 phút ngày 7/8/1974, Chiến
dịch Thượng Đức (mang mật danh K.711) thắng lợi. Cánh cửa thép bảo vệ
vòng ngoài Đà Nẵng của địch bị mở toang. Mất Thượng Đức là một đòn nặng
cả về quân sự lẫn tâm lý đối với địch. Chính vì vậy, Bộ tổng tham mưu
ngụy quyết định điều phần lớn sư đoàn dù - lực lượng tổng trừ bị chiến
lược - mở cuộc hành quân đánh chiếm lại Thượng Đức. Ngày 8/8/1974, lữ
đoàn 1 dù từ Sài Gòn được khẩn cấp không vận đến Đại Lộc bằng máy bay
C130, còn các thiết bị nặng như đại bác 105 ly được đưa ra bằng tàu của
Hải quân. Ngày 11/8/1974, lữ đoàn 3 dù được lệnh di chuyển bằng máy bay
từ sân bay Phú Bài (Huế) xuống sân bay Đà Nẵng. Bộ Tư lệnh sư đoàn dù
cùng chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng (Tư lệnh Sư đoàn dù) di chuyển đến Đà
Nẵng, đặt bản doanh tại sân bay Non Nước. Tư lệnh sư đoàn dù hung hăng
tuyên bố trước các nhà báo: Sẽ đánh bật lực lượng Cộng sản ra khỏi vùng
Đại Lộc trong tháng 8/1974 và "nếu không tái chiếm được Thượng Đức thì
xin thượng cấp giải tán sư đoàn dù" (!)
Sư đoàn dù (binh chủng nhảy dù) của quân đội Sài Gòn chính thức được
thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1955 tại Nha Trang với cấp liên đoàn nhảy
dù do đại tá Đỗ Cao Trí chỉ huy. Ngày 26 tháng 10 năm 1959, liên đoàn
nhảy dù được nâng lên thành lữ đoàn nhảy dù Việt Nam. Hơn 6 năm sau, lữ
đoàn nhảy dù được nâng lên thành sư đoàn nhảy dù. Đến cuối năm 1974, sư
đoàn dù khá hùng hậu, có 3 lữ đoàn nhảy dù gồm 9 tiểu đoàn tác chiến, bộ
chỉ huy tổng hành dinh, bộ chỉ huy pháo binh với 3 tiểu đoàn trực
thuộc, tiểu đoàn quân y, tiểu đoàn yểm trợ, tiểu đoàn truyền tin, tiểu
đoàn công binh, đại đội khoá sinh Vương Mộng Hồng, 3 đại đội trinh sát,
đại đội tổng Hành dinh, đại đội 204 quân cảnh, trung tâm huấn luyện nhảy
dù, khối bổ sung, bệnh viện Đỗ Vinh (điều trị thương bệnh binh dù). Sư
đoàn dù là một đơn vị chính quy được thành lập sớm nhất và được xem là
lực lượng thiện chiến nhất, “con át chủ bài tin cậy của nền Cộng hòa" và
là "lực lượng tổng trừ bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa". Kể từ ngày
thành lập, các đơn vị của sư đoàn dù đã tham dự hơn 30.000 cuộc hành
quân lớn nhỏ: nhảy dù, trực thăng vận, hành quân bộ… Với quân kỳ mang
hình con diều hâu nhảy dù và dòng chữ "Thiên thần sát Cộng", quân dù rất
kiêu ngạo, huênh hoang tự xưng mình là "đàn anh", là "những chiến binh
mũ đỏ từng dẫm nát các căn cứ hậu cần, các mật khu trên lãnh thổ 4 Quân
khu, tiêu diệt hàng trăm đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt và địa
phương" (!).
Điểm cao 1062 trên bản đồ quân sự của địch
Trước việc địch điều
động lực lượng tổng dự bị chiến lược "vào cuộc", Bộ Tổng tham mưu đã
giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 2 phải giữ vững khu vực Thượng Đức mới giải
phóng, đánh bại cuộc hành quân "tái chiếm Thượng Đức" của sư đoàn dù;
tuyệt đối không được để thành tiền lệ là "quân dù đi đến đâu là giải tỏa
được đến đó". Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng đã triệu
tập Thiếu tướng Hoàng Văn Thái và Thiếu tướng Lê Linh (Tư lệnh và Chính
ủy Quân đoàn 2) về Hà Nội và chỉ thị: "Việc giữ Thượng Đức và đánh
bại quân dù đi giải tỏa có một ý nghĩa chính trị, quân sự lớn đối với
địch cũng như đối với ta. Vì vậy, vấn đề nóng bỏng của Quân đoàn hiện
nay là Thượng Đức. Phải tìm mọi cách làm suy yếu, giam chân quân dù trên
chiến trường này càng lâu càng tốt, suốt cả mùa Xuân năm 1975 để tạo
điều kiện cho các nơi khác hoạt động".
Như vậy, mặt trận Thượng Đức
đã trở thành nơi đọ sức quyết liệt giữa lực lượng chủ lực cơ động của ta
phối hợp cùng lực lượng tại chỗ với lực lượng tổng dự bị động viên của
địch.
Cậy có quân đông, hỏa lực mạnh, trong những ngày trung tuần tháng
8-1974, địch tổ chức tiến công ồ ạt hòng nhanh chóng chiếm các trận địa
của trung đoàn 3 để tạo bàn đạp đánh vào Thượng Đức. Thế nhưng, sau 13
ngày tiến công vào khu vực điểm cao 52, Bàn Tân 2 không thành công, chỉ
huy sư đoàn dù ngụy quyết định bỏ hướng đường 14 để tập trung đánh lên
các điểm cao 109, 700, 1062. Về chiến thuật, địch bỏ lối đánh ồ ạt
chuyển sang áp dụng chiến thuật "lấn dũi" (đã từng được dùng vào năm
1972 ở miền tây Quảng Trị). Chúng hy vọng, với cách đánh "lấn dũi" cộng
với bom, pháo bắn vào trận địa ta, quân ta sẽ bị hao mòn dần, không
còn đủ sức giữ trận địa. Và khi đó, chúng sẽ "gặm nhấm" dần vùng giải
phóng Thượng Đức.
Đối
mặt với lực lượng tổng trừ bị chiến lược của địch, ở thời điểm này,
lực lượng của ta gặp rất nhiều khó khăn: Quân số hao hụt nhiều sau chiến
dịch giải phóng Thượng Đức. Đạn súng lớn phải tính từng viên trong
ngày. Bộ đội ngày đêm giữ chốt không chỉ đối phó với bom đạn mà còn
phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt: mưa nhiều, hầm sụt lở từng
mảng, trong hầm lúc nào cũng có nước và bùn ngập tới mắt cá chân. Đường
vận chuyển, tiếp tế luôn gặp ách tắc. Ăn uống thiếu thốn lại phải chiến
đấu căng thẳng khiến sức khỏe của chiến sĩ ta giảm đi rõ rệt. Thêm vào
đó, chiến thuật "lấn dũi" của địch tỏ ra có hiệu quả: Một số chốt (như
700, 109, 383) của ta bị địch chiếm. Việc mất một số cao điểm đã có ảnh
hưởng đến tư tưởng và tinh thần chiến đấu của một số cán bộ, chiến sĩ.
Trước
tình hình đó, cuối tháng 10.1974, Đảng ủy sư đoàn 304 họp mở rộng và
thống nhất nhận định: Địch tuy chiếm được một số chốt nhưng chúng đã bị
động và sa lầy ở mặt trận Thượng Đức. Quyết tâm của Đảng ủy sư đoàn
là nhanh chóng rút kinh nghiệm chiến đấu, tổ chức lại trận địa phòng
ngự, nhất là hầm hào, chặn đứng sư đoàn dù, đánh bại âm mưu tái chiếm
Thượng Đức. Lúc này, đồng chí Hoàng Đan, Tư lệnh phó Quân đoàn 2 trở
lại Thượng Đức cùng với trung đoàn 24, hai tiểu đoàn công binh và 4.000
viên đạn pháo cối để hỗ trợ cho lực lượng đang bảo vệ Thượng Đức. Trong
hồi ký của mình, ông cho biết: “Vào đến sư đoàn, việc đầu tiên tôi đề
xuất với Bộ Chỉ huy sư đoàn là phải tiến hành tập huấn về phòng ngự ngay
cho cán bộ từ tiểu đội đến tiểu đoàn. Mỗi lớp tập huấn được tổ chức 3
ngày. Một hình mẫu trận địa được xây dựng ngay cạnh lớp học. Các cán bộ
được tự do nêu ý kiến phân tích, tranh luận đến cùng”. Kết thúc lớp
học, đồng chí Hoàng Đan nêu vấn đề: "Với hệ thống chốt được xây dựng
thành nhiều tuyến, cho dù địch cứ 3 ngày lấn chiếm được một chốt của ta
thì cũng phải mất 3 tháng địch mới mò tới Thượng Đức. Ba tháng nữa là đã
đến mùa khô, tình hình lúc đó lại đã khác rồi". Nhờ tổ chức tập huấn và
xây dựng trận địa làm mẫu, nội dung huấn luyện sát với những thực tế
đòi hỏi nên hiệu quả mang lại rất cao: Tất cả cán bộ đều biết cách xây
dựng trận địa, biết cách đánh và tin tưởng ở cách đánh. Ngày 28.10.1974,
sư đoàn 304 tổ chức một trận phản kích, chiếm lại toàn bộ điểm cao
1062. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 sư đoàn
dù.
Tháng 11.1974, sư đoàn dù đưa tiếp lữ dù 2 vào cuộc chiến. Bộ Chỉ huy
chiến dịch của ta nhận định: Địch tung lực lượng dự bị vào không phải để
thay đổi thế trận mà chủ yếu là hoạt động hỗ trợ cho lữ dù 1 và 3 đã
mất sức chiến đấu. Với lực lượng mới này, địch chỉ đủ quân để rải ra
trên các tuyến chiến đấu với ta chứ không thể có lực lượng tiến công
nữa. Thực hiện chủ trương của Bộ Chỉ huy chiến dịch, khi lữ dù 2 vừa
chân ướt chân ráo đến khu vực tập kết, pháo binh ta đã đánh phủ đầu
khiến chúng bị thương vong khá nhiều. Ta còn cho trinh sát luồn vào nơi
đóng quân của địch để tập kích trận địa pháo, đốt cháy kho đạn. Công
binh dùng đạn pháo chưa nổ của địch liên kết với mìn làm giàn phóng vào
đội hình chúng gây hoang mang, lo sợ, không hiểu ta đã có vũ khí gì
mới.
Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (sư đoàn 304) Phạm Xuân Thệ (bìa bên phải, người cầm súng ngắn) cùng các chiến sĩ sư đoàn 304 trong lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh Độc Lập bắt tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng
Cuộc
chiến trên dãy Sơn Gà ngày ấy diễn ra rất ác liệt. Điểm cao 1062 là
đỉnh cao của cuộc đọ sức giữa lực lượng chủ lực của ta và địch, là biểu
tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tập thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn
304 và sư đoàn 324 kiên cường: Trung úy Nguyễn Văn Áy bị thương cả hai
chân và một tay vẫn nằm lại trên chốt để chỉ huy và động viên bộ đội
chiến dấu. Chính trị viên Thuyết bị thương, vẫn ở lại cùng đồng đội giữ
trận địa cho tới lúc có lực lượng phía sau lên thay. Chiến sĩ Nguyễn Văn
Thơ chiến đấu dũng cảm, mưu mẹo chụp bắt và ném trả hàng chục quả lựu
đạn địch để diệt chúng. Trước lúc hy sinh, Nguyễn Văn Thơ còn bình tĩnh
động viên anh em quyết đánh thắng địch. Anh hùng LLVT Phạm Văn Thọ,
nguyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8, trung đoàn 3, sư đoàn 324 nhớ lại: “
Ngày 18/11/1974, địch cho 12 lần máy bay A37 ném bom đào xới bình độ
400 thành đồi đỏ hoẻn, không còn cây cối. 17 chiến sỹ của đại đội 6 bị
điếc, thương vong nhưng vẫn bám trụ đánh địch hết đợt này đến đợt khác.
Song, lực lượng địch quá đông, chúng tràn lên chốt. Đến 18 giờ 30 phút,
đồng chí Trần Quang Diễn- chính trị viên bị thương nặng, lệnh cho anh em
xuống hầm moi (đào sâu dưới lòng đất từ 5 mét trở lên, chống được đạn
pháo của địch) và yêu cầu hoả lực bắn trùm lên chốt. Đồng chí Hồ Hữu
Lan- trung đoàn trưởng lệnh cho pháo cối 120. Tôi lệnh cho cối 82, 60 ĐK
bắn trùm lên chốt. Địch thương vong nhiều, bỏ lại 43 xác. Chiến sĩ ta
lại sửa lại trận địa chốt và hứa với Phó Tư lệnh Hoàng Đan là đại đội 6,
tiểu đoàn 8 luôn giữ vững trận địa chốt thép T2”.
Cuối năm 1974, qua 4 tháng bị
giam chân ở chiến trường rừng núi, sư đoàn dù đã bị đánh quỵ và phải rút
khỏi mặt trận Thượng Đức. Đây là trận đánh lớn nhất và cũng là trận
thất bại nặng nề nhất của quân dù kể từ khi thành lập (các tài liệu của
địch thú nhận đã bị thiệt hại đến 50 phần trăm quân số). Uy danh của
những "thiên thần mũ đỏ" đã bị chôn vùi hoàn toàn. Đại tướng Hoàng Văn
Thái nhận định: "... Cùng với Nông Sơn, Trung Phước và các hướng
khác, việc quân ta tiêu diệt Thượng Đức và đánh bại các đợt phản kích
của sư đoàn dù cơ động, xương sống của ngụy, cho phép khẳng định: Lực
lượng so sánh trên chiến trường đã thay đổi, quân ta có thể tiến công
địch trong công sự kiên cố, diệt cụm cứ điểm quận lỵ địch và giữ được
mục tiêu mới chiếm ... Điều có thể khẳng định là chủ lực cơ động của ta
đã hơn hẳn chủ lực cơ động của địch. Kết luận đó có liên quan không nhỏ
đến quyết tâm chiến lược của ta ...".
Sau
chiến công đánh quỵ sư đoàn dù và bảo vệ vùng giải phóng Thượng Đức,
tháng 3/1975, các cán bộ, chiến sĩ ngoan cường của sư đoàn 304 anh hùng
được lệnh tiến đánh giải phóng thành phố Đà Nẵng theo hai hướng: Trung
đoàn 9 nhanh chóng hành quân theo trục đường 14 phá vỡ tuyến phòng ngự
của sư đoàn 3 ngụy, vượt qua núi Phước Tường, Hòa Khánh, chiếm tòa thị
chính Đà Nẵng vào lúc 13 giờ ngày 29/3/1975. Còn hai trung đoàn 66 và
249 đập tan sự chống cự của địch ở Phú Hương, Đồng Lâm, chuyển sang truy
kích, chiếm trung tâm huấn luyện Hòa Cầm vào lúc 12 giờ 30 và tiến vào
đánh chiếm sân bay Đà Nẵng.
Trong
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử- trận quyết chiến chiến lược của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung đoàn 66, sư đoàn 304 nằm trong đội
hình Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 dũng mãnh tiến công theo trục
đường số 15, xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, thần tốc tiến vào nội đô Sài Gòn.
Lịch sử thêm một lần ghi nhận: Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân
Thệ cùng các chiến sĩ từng hạ uy danh của “thiên thần mũ đỏ” ở mặt trận
Thượng Đức 4 tháng trước đó đã bắt sống toàn bộ nội các chính quyền Sài
Gòn ngay tại Dinh Độc Lập, đưa tổng thống Dương Văn Minh và thủ
tướng Vũ Văn Mẫu ra Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng
không điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30/4/1975.
- Vân Trình -
|
Nhận xét
Đăng nhận xét