KÝ ỨC CHÓI LỌI 91/e
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồi ký: Trung đoàn Một thời chiến trận 13 + 14 + 15
Chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào
QĐND – Thực hiện mục tiêu “bóp nghẹt” cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam, Mỹ, ngụy mở “Cuộc hành quân Lam Sơn 719” đánh vào vùng Đường 9-Nam Lào. Đây là một trong ba cuộc tiến công quy mô lớn của địch nhằm đánh phá, cắt đứt tuyến vận tải chiến lược của ta từ gốc, hủy diệt cơ sở hậu cần chiến lược và làm cho lực lượng vũ trang ta ở miền Nam suy yếu, không thể tập trung đánh lớn trong mùa khô năm 1971-1972, để Mỹ dễ dàng thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, giành thế chủ động trên chiến trường.
Để đập tan mưu đồ đen tối của địch, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã quyết định mở Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào, chiến dịch quy mô lớn, tác chiến hiệp đồng binh chủng nhằm tiêu diệt lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến hành lang vận chuyển chiến lược và hậu phương của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công tiêu diệt địch và đánh phá “bình định” của chúng.
Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào diễn ra trong 52 ngày đêm (từ 30-1 đến 23-3-1971). Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược to lớn, làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng và cục diện chiến trường, tạo thời cơ, điều kiện để ta mở các chiến dịch tiến công tiêu diệt lớn quân địch, giải phóng từng vùng địa bàn chiến lược quan trọng, thúc đẩy tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam. Thắng lợi của chiến dịch khẳng định sự trưởng thành mọi mặt của Quân đội ta, đánh dấu bước phát triển cao của nghệ thuật quân sự nói chung, nghệ thuật chiến dịch phản công nói riêng, trong đó có nghệ thuật giành và giữ quyền chủ động chiến dịch.
Trước đối tượng tác chiến có quân số đông, hỏa lực mạnh, sức cơ động nhanh, nghệ thuật chiến dịch trong chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào đã giải quyết thành công nhiều vấn đề của việc giành và giữ quyền chủ động. Đó là, ta sớm nắm được ý định, phán đoán đúng hướng tiến công chiến lược của địch trong mùa khô năm 1970-1971, chủ động chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất; chỉ đạo chiến dịch tổ chức trinh sát thực địa, chuẩn bị chiến trường, xây dựng công sự trận địa phòng ngự, luyện tập phương án tác chiến, đồng thời từng bước cơ động triển khai và bố trí lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động đứng chân sẵn trên các khu vực kịp thời đón đánh địch. Ta đã chủ động xây dựng quyết tâm, kế hoạch tác chiến, lựa chọn đúng khu vực tác chiến chủ yếu, làm tốt việc giành quyền chủ động từ tay địch. Trên hình thái chung của chiến trường, ta không chọn đoạn từ Lao Bảo về phía Đông là khu vực tác chiến chủ yếu vì địa hình trống trải, gần các căn cứ lớn do quân ngụy và Mỹ phòng giữ. Nếu chọn khu vực này, khi ta tập trung lực lượng, binh khí kỹ thuật thì khó giữ bí mật, bất ngờ, dễ bị hỏa lực của địch sát thương và không có khả năng tiêu diệt lớn quân địch. Chiến dịch xác định đoạn từ Lao Bảo đến Bản Đông là khu vực tiêu diệt địch chủ yếu, địa hình khu vực này thuận lợi cho tác chiến hiệp đồng binh chủng, vừa đạt mục đích bảo vệ được các mục tiêu chiến dịch trọng yếu và vừa tiêu diệt lớn quân địch. Ta chủ động không chặn đứng quân địch ở Lao Bảo, để cho chúng vượt qua, tổ chức lực lượng ngăn chặn từng bước và phòng giữ chắc phía tây Bản Đông, kiên quyết không cho địch tiến lên đánh chiếm Sê Pôn. Sử dụng lực lượng tại chỗ ngăn chặn, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, tiêu diệt từng bộ phận, làm suy giảm sức tiến công của địch; đồng thời, sử dụng lực lượng cơ động tập trung đánh những trận then chốt, bẻ gãy cánh quân phía Bắc, đánh thiệt hại nặng cánh quân phía Nam, uy hiếp và bao vây cánh quân chủ yếu, đẩy địch từ thế chủ động ban đầu thành thế bị động, lúng túng, tiến không được, lật cánh, chuyển hướng cũng không thể thực hiện được mục đích hạn chế.
Trong Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào, Bộ tư lệnh chiến dịch đã dự đoán khá chính xác cả 4 tình huống cơ bản và xu thế phát triển của nó, nên đã chủ động sử dụng lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, từng bước tạo thế chiến dịch có lợi, đưa địch vào mưu kế, thế trận đã chuẩn bị sẵn của ta; vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật và thủ đoạn tác chiến, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự ngoan cường, vững chắc với tích cực chủ động tiến công, thực hành đánh những trận then chốt tiêu diệt lớn quân địch, buộc địch phải dừng lại phòng ngự trong thế bị cô lập, tinh thần hoang mang, phải bỏ lại toàn bộ xe pháo, vũ khí nặng luồn rừng rút chạy.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, chiến dịch phản công là chiến dịch có chủ định, được tiến hành kế tiếp sau chiến dịch phòng ngự, có quan hệ chặt chẽ với tác chiến phòng thủ, phòng ngự trước đó. Ta có điều kiện chuẩn bị trước quyết tâm và phương án tác chiến, chuẩn bị một phần về lực lượng và thế trận từ trong thời bình; đó cũng chính là những yếu tố cơ bản để ta giành và giữ quyền chủ động chiến dịch. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những giá trị lịch sử của nghệ thuật chiến dịch trong Chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào vào điều kiện tác chiến mới của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Đại tá Hoàng Văn Quý
Kỳ I: Chuẩn bị cho trận đánh lớn
Ngay từ giữa năm 1970, phán đoán địch sẽ mở các cuộc hành quân lớn ra vùng Trung Lào, Hạ Lào, Ngã ba biên giới và Đông Bắc Cam-pu-chia, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo các chiến trường điều chỉnh lực lượng, xây dựng kế hoạch tác chiến, chuẩn bị vật chất, thiết bị chiến trường, phối hợp với bạn Lào sẵn sàng đánh địch.
Đang chiến đấu trên chiến trường Khu 5, ngày 10-6-1970, Sư đoàn 2 nhận lệnh hành quân ra bắc Đường 9 nhận nhiệm vụ mới. Một nhiệm vụ thật đột ngột khó tin. Sư đoàn 2 là đơn vị chủ lực của Quân khu 5, sao lại hành quân ra tận bắc Đường 9. Bộ Tư lệnh Sư đoàn cho rằng: Cơ yếu dịch điện nhầm nên điện hỏi lại Quân khu. Từ đầu dây bên kia, Tư lệnh Quân khu trả lời dứt khoát: “Đó là mệnh lệnh, hãy nghiêm chỉnh chấp hành. Không hỏi lại!”.
Cuối tháng 6-1970, sư đoàn bắt đầu hành quân. Trung đoàn 141 được điều về đội hình của sư đoàn, thay cho Trung đoàn 21 tiếp tục đứng chân chiến đấu ở Quảng Ngãi. Đến Binh trạm 61, sư đoàn được lệnh bàn giao lại toàn bộ vũ khí nặng và đạn dược, sau đó theo Đường 559 Tây Trường Sơn hành quân ra phía Bắc. Sau hơn một tháng hành quân, đến giữa tháng 8, toàn bộ sư đoàn đã tập kết ở vùng rừng núi bắc Đường 9, thuộc huyện Mường Phìn, tỉnh Khăm Muộn (Lào).
Thời gian này trên cương vị sư đoàn phó, tôi cùng một số cán bộ sư đoàn ra Bắc dự lớp tập huấn cán bộ quân khu, binh chủng, sư đoàn trong toàn quân do Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tổ chức. Ngày 24-8-1970, lớp tập huấn khai mạc. Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đến phát biểu chỉ đạo lớp tập huấn, xác định: Đợt tập huấn này phải xác định tư tưởng đánh tập trung, hợp đồng binh chủng; phải đánh lớn, thắng to, đánh tiêu diệt trung đoàn, chiến đoàn, sư đoàn địch…
Trong những ngày tôi đi tập huấn ở miền Bắc, Sư đoàn trưởng Hoàng Anh Tuấn cùng một số cán bộ từ đại đội trưởng trở lên đi trinh sát thực địa dọc tuyến Đường 9, từ Bản Đông đến Sê Pôn, Tha Mê… để nghiên cứu địa hình trên thực địa và lập phương án đánh địch theo kế hoạch của cấp trên. Đoàn cán bộ đối chiếu với bản đồ hầu hết các điểm cao, đồi trọc, khe suối trong khu vực; chọn khu vực đặt trận địa hỏa lực và đo đạc phần tử xạ kích cho các trận địa.
Cũng thời gian này, sư đoàn sôi nổi bước vào đợt huấn luyện quân sự, chính trị tương đối chính quy. Bộ Tổng tham mưu trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ đạo. Trường Sĩ quan Lục quân cử một đoàn cán bộ giúp sư đoàn tổ chức và thực hành huấn luyện. Một số đơn vị pháo binh, cao xạ, xe tăng cũng được lệnh của Bộ đến phối hợp tập luyện với sư đoàn. Đây là lần đầu tiên sư đoàn được huấn luyện chiến thuật, chiến dịch có hiệp đồng binh chủng, với vũ khí trang bị hiện đại. Một số cán bộ tiểu đoàn có tư tưởng cho rằng, ra Bắc là để nghỉ ngơi nên tổ chức huấn luyện còn đơn giản. Song cán bộ sư đoàn đã sớm kiểm tra, phát hiện và kiên quyết yêu cầu các đơn vị phải xây dựng bãi tập đúng yêu cầu, bảo đảm huấn luyện có chất lượng.
Trinh sát nghiên cứu địa hình và huấn luyện đơn vị là việc làm thường xuyên của bất kỳ người chỉ huy nào trong chiến trận, song đối với Sư đoàn 2 đợt này thực sự là đợt có ý nghĩa trước khi bước vào trận đánh lớn hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào.
Tháng 12-1970, đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Sư đoàn trưởng được điều động về làm Tham mưu trưởng Quân khu 5, tôi được trên đề bạt làm Sư đoàn trưởng. Trung đoàn 31 hành quân trở lại chiến trường Tây Nguyên. Ngày 21-1-1971, khi mà địch chưa mở cuộc hành quân thì Sư đoàn 2 nhận được lệnh của Bộ: “Triển khai đội hình chiến đấu, sẵn sàng đánh địch đổ bộ trong khu vực từ Bản Đông đến Sê Pôn. Nhiệm vụ của sư đoàn là diệt nhiều sinh lực địch, bắn rơi nhiều máy bay, bảo vệ vững chắc đường vận chuyển chiến lược…”.
Như vậy, trước khi tham gia trận đánh lớn, Sư đoàn 2 đã có sự chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt như: Được bổ sung quân số, trang bị; được huấn luyện về tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng; được nghiên cứu địa hình từ trước khi địch đến và hoàn toàn chủ động đón đánh cuộc tiến công của địch ở địa hình có lợi.
Qua việc Bộ chuẩn bị cho Sư đoàn 2 và sau này nghiên cứu, tôi càng thấy sự chủ động, tầm nhìn xa của Quân ủy Trung ương và Tổng Tư lệnh trong việc chuẩn bị cho chiến dịch Đường 9- Nam Lào cũng như cho việc tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng lớn của quân đội ta.
Đầu năm 1970, Bộ tổng Tham mưu dự kiến địch sẽ tiến công chia cắt chiến lược trên 3 hướng: Một là Đường 9-Nam Lào, cắt đoạn Bản Đông-Sê Pôn; hai là, phản công ra vùng Ngã ba biên giới và Hạ Lào; ba là, phản công sang Cam-pu-chia. Trong đó, Đường 9-Bản Đông-Sê Pôn là hướng chủ yếu, địch hy vọng cắt ta từ “cuống họng”, chặn nguồn chi viện tiếp tế từ “đầu nguồn”. Từ nhận định trên, trên hướng Đường 9-Nam Lào, Bộ Chính trị và Thường trực Quân ủy Trung ương xác định: Đây là địa bàn gần miền Bắc, có nhiều kho dự trữ chiến lược, ta có điều kiện phát huy sức mạnh của các đơn vị chủ lực, tập dượt chiến đấu hiệp đồng binh chủng và giao cho Bộ tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy, điều hành chiến dịch phản công với lực lượng binh chủng hợp thành nhằm giành thắng lợi lớn, đánh bại bước đầu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.
Do vậy, từ tháng 3-1970, Cục Tác chiến đã bắt tay vào chuẩn bị kế hoạch chiến dịch, chủ yếu là nhận định tình hình, dự kiến sử dụng lực lượng trên các hướng, chuẩn bị hậu cần-kỹ thuật. Tháng 10, hoàn thành tổ chức binh đoàn chiến dịch B70, gồm các sư đoàn: 308, 304, 320 và một số đơn vị binh chủng (đây là lần đầu tiên ta hình thành tổ chức binh đoàn chiến dịch, tương đương quân đoàn). Tiếp đó, Bộ đã cử đoàn cán bộ có các đồng chí: Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và đồng chí Hoàng Nghĩa Khánh, Cục phó Cục Tác chiến vào Bộ Tư lệnh 559 và một số đơn vị phía Nam để phổ biến ý định của Quân ủy Trung ương và công việc chuẩn bị chiến trường trên Đường 559, đồng thời trực tiếp thu thập các ý kiến từ chiến trường.
Tháng 11-1970, kế hoạch chiến dịch được Quân ủy Trung ương thông qua lần đầu, sau đó bổ sung và thông qua chính thức vào tháng 12-1970. Tiếp đó, Quân ủy quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch do đồng chí Tổng Tham mưu phó Lê Trọng Tấn làm tư lệnh, đồng chí Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Quang Đạo làm Chính ủy, đồng chí Cao Văn Khánh làm Phó tư lệnh chiến dịch, chỉ huy Binh đoàn 70.
Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: Đây là chiến dịch có ý nghĩa quyết định về chiến lược và do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp tổ chức và chỉ huy đầu tiên ở phía Nam nên nhất định phải đánh thắng; phải nhân cơ hội này mà rèn luyện bộ đội chủ lực trưởng thành lên một bước mới trong tác chiến tập trung đánh lớn, hiệp đồng binh chủng.
Về tổ chức lực lượng, Bộ Tổng Tham mưu xác định: Lực lượng ngăn chặn, tạo thế gồm Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 và các đơn vị tại chỗ của Đoàn 559; Cụm lực lượng trên hướng chủ yếu phía bắc gồm Binh đoàn 70 (thiếu) và phần lớn xe tăng, pháo binh chiến dịch; Cụm lực lượng trên hướng thứ yếu phía nam gồm: Sư đoàn 324 (thiếu), Sư đoàn 2 và một bộ phận pháo binh, xe tăng, phòng không chiến dịch; Lực lượng đánh địch ở phía sau gồm lực lượng tại chỗ của B5, một số tiểu đoàn đặc công Bộ, Trung đoàn pháo binh 84 và Trung đoàn 2 Sư đoàn 324; Lực lượng đánh địch trên hướng phối hợp ở phía tây có Trung đoàn 48 Sư đoàn 320 và lực lượng tại chỗ. Cho đến trước ngày địch mở cuộc hành quân lớn, mọi công tác chuẩn bị của ta từ cấp chiến lược đến các đơn vị đã cơ bản hoàn thành.
Trước giờ nổ súng chiến dịch, tôi nhận được điện trực tiếp của đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh bộ đội Trường Sơn hỏi về tình hình đạn dược, lương thực, thông tin đã bảo đảm chưa? Tôi vui mừng báo cáo: Bộ đội Trường Sơn đã bảo đảm cho sư đoàn đầy đủ. Nhất định chúng tôi sẽ đánh thắng! Bên kia đầu dây, giọng đồng chí Tư lệnh trầm ấm động viên: Phải kiên quyết chặn đứng, bao vây, tiêu diệt không cho địch có đường về! Chúc Sư đoàn 2 giành thắng lợi.
Ngày 31-1-1971, Mỹ và quân nguỵ Sài Gòn bắt đầu cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh ra Đường 9-Nam Lào. Chúng đã huy động một lực lượng khổng lồ gồm hơn 40.000 quân nguỵ Sài Gòn, hơn 6000 quân Mỹ, với một lực lượng không quân, xe tăng, thiết giáp, pháo binh yểm trợ(*), hùng hổ đổ quân đánh chiếm các điểm cao dọc theo Đường 9, hy vọng nhanh chóng đánh chiếm Sê Pôn, chiếm giữ Đường số 9 đoạn Bản Đông-Sê Pôn lập thành tuyến ngăn chặn cắt đôi Đông Dương, đe dọa miền Bắc Việt Nam, uy hiếp cách mạng Lào và bịt được ”con đường sống” của ta vào chiến trường miền Nam.
Tuy nhiên, địch không ngờ rằng chúng đang lọt vào thế trận đã giăng sẵn của ta. Các lực lượng tham gia chiến dịch được chuẩn bị kỹ càng đang chủ động chờ chúng “chui đầu vào rọ” để tổ chức những trận đánh lớn, mang tính quyết định.
Kỳ II: Đánh quỵ sư đoàn 1 ngụy
(*) Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch lúc cao nhất là 55.000 quân, gồm 15 trung đoàn bộ binh, 3 thiết đoàn thiết giáp, 578 xe tăng, xe bọc thép, 318 pháo, 700 máy bay các loại. Ngoài ra còn có hai binh đoàn quân nguỵ Lào.
Đại tá Phạm Hữu Thắng (Ghi theo lời kể của Thượng tướng Nguyễn Chơn).
Trích từ cuốn hồi ký " Chỉ có một con đường " của Trung tướng Nguyễn Huy Chương
Điểm cao 660 nằm phía nam điểm cao 723, ở phía đông đường ống dẫn dầu và đường Nava -con đường mang tên của một tên tướng Pháp khi xâm lược Đông Dương. Con đường này cách Bản Đông 4km.
Sau khi trung đoàn 2 sư đoàn 1 bỏ điểm cao 748 trên dãy Phú Rệp chạy về điểm cao 660, cả trung đoàn 2 sư đoàn 1 của ngụy đều chiếm giữ dãy núi Phu-ra-teng, trong đó có tiểu đoàn 2 ở điểm cao 660, tiểu đoàn 3 ở điểm cao 654, tiểu đoàn 4 ở Phu-ra-teng. Riêng tiểu đoàn 1 và trung đoàn bộ, trung đoàn 2 ở điểm cao 462. Quân số theo biên chế mỗi tiểu đoàn có 490 tên. Trong suốt quá trình đổ quân càn quét ở đường 9 - Nam Lào hơn một tháng qua chúng đã bị đánh diệt, tiêu hao, mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng 400 tên. Chúng co lại thành 3 cụm: Đồi Yên Ngựa, điểm cao 651, và 660. Tại đây, trung đoàn 2 ngụy được máy bay phản lực ném bom yểm trợ vòng ngoài, trên điểm cao 660, quân ngụy phân tán rút lẻ tẻ.
Về phía sư đoàn 2, Quân khu 5, sau khi cho 2 tiểu đoàn 60 và 90, trung đoàn 1 và các đơn vị pháo, cối phối thuộc bôn tập, cơ động chiến đấu, liên tục quần lộn với địch trên đường đến điểm cao 660. Địa hình trên đường đến điểm cao 600 dốc đứng, trơn trợt khó đi, cứ 15’ một lần, B52 rải bom ngăn chặn, có lúc đội hình trung đoàn 1 và các đơn vị phối thuộc vừa qua khỏi chừng 100m thì bom địch ầm ầm nổ phía sau. Có lúc đội hình vừa dừng lại nghỉ chân thì bom nổ trước mặt. Nắm chắc quy luật đánh chặn của địch, trung đoàn 1, đã tránh được không để B52 đánh trúng đội hình.
11 giờ trưa ngày 17/3/1971, bna chỉ huy trung đoàn 1, nhận được tin sư đoàn thông báo: “Toàn bộ trung đoàn 1 ngụy phòng thủ ở điểm cao 723 đã bị tiêu diệt”. Chiến công đó càng thôi thúc trách nhiệm của trung đoàn, đôi chân cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 1 lại săn dòn trên đường bôn tập, vượt qua những hố bom B52, những đoạn đường rừng cây gãy đổ ngổn ngang, hết qua suối lại trèo dốc, leo đèo. Tình thương yêu đồng đội, tình “huynh đệ chi binh” đã dìu dắt nhau vượt qua hiểm nguy, gian khổ mong sớm tiếp cận, xác định địa hình, nghiên cứu trận địa của địch trên điểm cao 660. Tất cả đã được tiến hành trong bóng đêm. Người đi sau, bám theo người đi trước từ ánh sáng của chiếc lá phát quang gắn trên vành mũ tai bèo. Các mũi quân của trung đoàn đã bí mật hoàn thành công tác xâm nhập, nghiên cứu vị trí đóng quân của địch trên điểm cao 660. 3 giờ đêm ngày 18/3, các đơn vị tấn công điểm cao 660 được lệnh áp sát mục tiêu. Quân địch không hề hay biết.
Trưa ngày 18/.3, tiểu đoàn 3 ngụy ở điểm cao 651 Phu-ra-teng kéo xuống phía đông chân điểm cao 660, theo đường Nava để chạy về điểm cao 462, chỉ huy sở của trung đoàn 2 và tiểu đoàn 1 ngụy. Bộ phận đi đầu của chúng vừa đến ngã tư đường ống dẫn dầu, thì từ các trận địa bố trí sẵn, các chiến sĩ của đại đội 6, tiểu đoàn 60 và đại đội 10, tiểu đoàn 90 bất ngờ nổ súng. Một lần nữa các chiến sĩ của sư đoàn lại vượt lên trước quân thù trong cuộc đấu trí và đấu lực căng thẳng. Bị đánh bất ngờ, hàng ngũ quân địch trở nên hỗn loạn. Nhiều tên địch chết gục tại chỗ. Số sống sót hốt hoảng chạy ngược trở lại và nhập vào 3 cụm lớn ở sườn phía đông điểm cao 660, 651 đông bắc Phu-ra-teng.
13 giờ ngày 19/3, nhận lệnh của sư đoàn, trung đoàn 1 tập trung pháo cối, bắn mạnh lên điểm cao 651 và 660, đội hình quân địch ở đây bị pháo ta đánh rã từng mảng. Sau khi pháo kích, từng bộ phận nhỏ của trung đoàn tiếp cận tiến lên điểm cao 660 đánh tràn xuống, một lần nữa quân địch bị ép dồn xuống chân đồi. Quân ta được lệnh mở rộng vòng vây hướng đường 35 cho địch dồn về điểm cao 462, chờ trực thăng hốt chạy Khi máy bay lên thẳng bay rà lên đỉnh cao 462, trong lúc đó trận địa 12,7mm và hỏa khí bộ binh của quân ta kiểm soát chặt từng vùng trời trên mặt đồi, diệt cắt bọn máy bay lên thẳng không cho chúng hạ cánh bốc quân. Bọn trực thăng liều lĩnh hạ cánh, bọn địch vừa bám máy bay thì quân ta nổ súng. Mũi quân của tiểu đoàn 60 trung đoàn 1, thọc thẳng vào phía tây Phu-ra-teng, đánh lên đồi Yên Ngựa, cắt lực lượng địch ra và đẩy chúng xuống cân đồi 660, tạo thế cho trận địa đón lõng của tiểu đoàn 90 trung đoàn 1, tiêu diệt chúng.
Cuộc hành quân đánh phá đường 9 - Nam Lào đẩy tham vọng của Mĩ - ngụy vào thế khố khốn đốn. Cụm quân địch ở Bản Đông bị bao vây. Đường 9 bị cắt đứt nhiều đoạn. Cánh quân phía nam bị đánh tan tác. Dù muốn dù không, chúng cũng phải rút chạy và bằng mọi chác rút chạy nhanh khỏi sự sa lầy bi thảm. Đây là thời cơ thuận lợi để tiêu diệt lớn sinh lực địch và phải đánh nhanh, nếu không chúng sẽ tháo chạy. Đêm 19/3, Thường vụ Đảng ủy sư đoàn họp nhận định tình hình thế trận và đi đến quyết định:
- Tập trung hỏa lực bắn phá sát thương lớn quân địch ở điểm cao 660, 651, Phu-ra-teng, đồng thời mở rộng vòng vây nhử địch xuống tung lũng để dứt điểm.
- Tích cực bắn máy bay, không cho địch tháo chạy bằng đường không, đồng thời tổ chức trận địa phục kích bí mật dọc bờ sông Sêpon, đề phòng địch bất ngờ cho máy bay xuống bốc đồng bọn ở hướng này.
Lợi dụng lúc địch đang chăm chú theo dõi diễn biến của
trận đánh ở vòng ngoài, các mũi tiến công của ta bí mật và an toàn tiến sát mục
tiêu.
16 giờ ngày 12 tháng 6, trận địa cối 120mm ở mũi tiến công hướng tây bắc, bắt đầu trút đạn xuống Bản Nhik. Những quả đạn đầu tiên rơi đúng ngay sở chỉ huy. Tên đại tá Bu Thoong và một số sĩ quan tùy tùng của địch chết gục tại hầm.
Thời tiết đã gây thêm khó khăn cho trận đánh. Trời mưa, trận địa sũng nước. Để chống lún, các chiến sĩ súng cối phải dùng cọc gỗ đường kính từ 10 đến 15 phân, dài từ 1,2 đến 1,5 mét đóng dày sít. Tuy vậy chỉ bắn được 5-67 viên, súng đã lún sâu đến gần 1 mét. Thế là phải vác súng lên đưa đến trận địa dự bị. Trận địa di chuyển liên tục. Bom và rốc két địch nổ quanh mình. Nhưng từng viên đạn cối của ta vẫn rơi chính xác vào cứ điểm địch.
18 giờ, cối vừa chuyển làn, mũi tiến công hướng tây bắc Bản Nhik do đồng chí Trung, quyền trưởng ban tác chiến sư đoàn và đồng chí Lợi, chính trị viên phó tiểu đoàn 90, nhanh chóng xung phong đánh chiếm, làm chủ cả khu vực và phát triển về phía đông.
Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào (Kỳ 1)
QĐND - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trong ký ức của những
người tham gia Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào 1971 chắc chắn sẽ còn đọng
mãi cảnh tượng về sự tháo chạy hoảng loạn của quân ngụy Sài Gòn trong
cuộc hành quân với bí danh “Lam Sơn 719”. Thất bại thảm hại của cuộc
hành quân này đã góp phần làm lung lay chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” của Mỹ, mở ra thời cơ mới thuận lợi cho cách mạng 3 nước Đông
Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia).
Kỳ 1: Tọa sơn nghênh mãnh quỷ Sau khi
buộc phải chấm dứt ném bom miền Bắc, Mỹ đã nỗ lực tập trung lực lượng
không quân chiến thuật của Hạm đội 7, không quân chiến lược B52, nhằm
đánh phá đường hành lang, vận chuyển chiến lược của ta. Mặc dù đã làm
cản trở trong việc tiếp tế và phá được một số kho tàng của ta, nhưng ý
đồ của Mỹ vẫn không thực hiện một cách triệt để. Chính vì vậy, trong tư
duy của giới quân sự Mỹ mà nòng cốt là hội đồng an ninh quốc gia đã cố
vấn cho Tổng thống Mỹ Ních-xơn là phải đánh phá việc bảo đảm hậu cần của
ta ngay từ gốc. Chính vì vậy, cuối năm 1970, Mỹ đã chủ trương tiến hành
cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào Đường 9 - Nam Lào, cắt tuyến vận
chuyển chiến lược của ta, làm cho lực lượng vũ trang ta ở miền Nam suy
yếu, không thể đánh tập trung quy mô lớn trong mùa khô 1971, 1972 để Mỹ
dễ dàng thực hiện âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” giành lại thế chủ
động trên chiến trường. Để thực hiện cuộc hành quân quy mô lớn này, Mỹ -
ngụy đã tập trung một lực lượng lớn gồm nhiều đơn vị cơ động, chiến
lược tinh nhuệ nhất của quân ngụy, có sự chi viện rất mạnh của không
quân Mỹ, cụ thể bao gồm: 3 Sư đoàn (Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy quân lục
chiến, Sư đoàn Bộ binh 1) liên đoàn 1 biệt động quân, Trung đoàn 4, 5
thuộc Sư đoàn bộ binh 2, 4 thiết đoàn thiết giáp (4, 7, 11, 17). Quân Mỹ
hậu thuẫn phía sau và tham chiến cùng quân ngụy với 12 tiểu đoàn bộ
binh và bộ binh cơ giới bao gồm: 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 101 dù; 4
tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1; Sư đoàn 5 bộ binh cơ giới và 3 tiểu đoàn
thuộc Sư đoàn A-mê-ri-cơn, 8 tiểu đoàn pháo binh (155 đến 175mm). Hơn
600 máy bay các loại, trong đó có 500 máy bay lên thẳng và lên thẳng vũ
trang, đây là số lượng máy bay lên thẳng tham gia chiến đấu lớn nhất và
duy nhất trong một chiến dịch kéo dài 3 tháng của cuộc chiến tranh ở
Việt Nam. Ngoài ra còn có 300 máy bay phản lực hầu hết là tiêm kích bom,
50 máy bay vận tải (C130, C123) và 50 máy bay chiến lược B52 sẵn sàng
tham chiến. Kế hoạch tác chiến của địch là nhanh chóng đánh chiếm Sê
Pôn, chiếm giữ đoạn đường Bản Đông - Sê Pôn đánh phá kho tàng, đường sá
xung quanh Sê Pôn, phía bắc lên tới Kho Vinh, Na Thôn, phía tây nam đến
Mường Phìn nhằm phối hợp với lực lượng ngụy Lào từ phía tây tiến sang.
Tiếp đó cơ động lực lượng xuống đánh phá kho tàng khu vực từ Sa Đi,
Mường Noọng, A Túc đến A Sầu, A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên. Thời gian
địch dự định cuộc hành quân khoảng 90 ngày, kết thúc trước mùa mưa ở Nam
Lào (tháng 5 năm 1971). Cụ thể gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ ngày
30-1 đến ngày 7-2-1971, thực hiện cơ động lực lượng, chiếm lĩnh trận địa
xuất phát tấn công. Giai đoạn 2, từ ngày 8 đến ngày 14-2-1971, tiến
công chiếm các mục tiêu Bản Đông và Sê Pôn. Giai đoạn 3, từ ngày 15-2
đến ngày 12-3-1971, lùng sục, đánh phá kho tàng. Giai đoạn 4, từ ngày
13-3 đến đầu tháng 5-1971, chuyển xuống đánh phá các kho tàng phía nam
từ Sa Đi, Mường Noọng, A Túc đến A Sầu, A Lưới. Để phục vụ cho kế hoạch
hành quân chính thức, ngay từ tháng 11-1970, địch đã tiến hành một kế
hoạch nghi binh lớn, tung tin chuẩn bị tiến công ra miền Bắc (Nam Quân
khu 4) nhằm đánh lạc hướng, phân tán sự chuẩn bị và kế hoạch đối phó của
ta trên hướng tấn công chính của chúng. Địch hy vọng, với kế hoạch tác
chiến như trên, chúng sẽ đạt được mục đích cuộc hành quân, sẽ nhanh
chóng chặn được tiếp tế, phá được kho tàng của ta, tránh được tác chiến
lớn với chủ lực của ta, địch cho rằng đối tượng tác chiến chủ yếu của
chúng ở đây là bộ đội bảo vệ hành lang và kho tàng, còn chủ lực của ta
vừa bị phân tán không thể cơ động đến kịp. Để đối phó với địch, quyết
tâm của ta là bằng mọi giá phải bảo vệ bằng được Đường mòn Hồ Chí Minh;
bất luận hoàn cảnh nào cũng phải sẵn sàng để đánh địch trên các hướng,
nếu địch đánh ra Đường 9 thì đó là cơ hội cho ta tiêu diệt chúng. Ở khu
vực này địch và ta đều có thể tác chiến lớn hiệp đồng binh chủng. Tuy
nhiên, địch ít có thuận lợi hơn ta vì tác chiến xa căn cứ hậu phương
chiến lược. Với ta, đây là chiến trường nối liền với hậu phương, ta có
nhiều điều kiện phát huy sức mạnh của hậu phương lớn chi viện cho tiền
tuyến, thuận lợi cho tập trung nhiều lực lượng, nhiều binh chủng đánh
những trận hiệp đồng tiêu diệt lớn, hơn nữa lại là chiến trường hoạt
động quen thuộc của nhiều sư đoàn chủ lực của ta đặc biệt là Sư đoàn 304
suốt từ năm 1968 đến 1971 liên tục hoạt động ở địa bàn Đường 9 - Nam
Lào cùng với các đơn vị tại chỗ thuộc Đoàn 559. Các đơn vị tham gia
chiến dịch như: Sư đoàn 304, Sư đoàn 308, Sư đoàn 320, Sư đoàn 324, Sư
đoàn 2… tổ chức các đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường. Trong lúc công
tác chuẩn bị chiến trường của ta đang diễn ra khẩn trương thì ngày
27-1-1971 địch tập trung các hoạt động nghi binh vào khu vực nam Quân
khu 4. Trên hướng mặt trận Đường 9 Bắc Quảng Trị, địch tung nhiều toán
biệt kích, thám báo ra khu vực ven Đường 9 thăm dò lực lượng ta, đồng
thời cho quân nống ra 4 xã bờ nam sông Bến Hải dọc theo khu phi quân sự.
Sau khi địch đánh phá ác liệt vào các mục tiêu ven Đường 9 và sâu vào
các tuyến vận tải của ta ở phía tây bắc Đường 9 lên giáp biên giới Việt -
Lào, ngày 30-1 một trung đoàn hỗn hợp của Sư đoàn bộ binh số 9 Mỹ mở
trận càn “Đi-nê-cu-ni-on” dọc Đường 9 phía nam khu phi quân sự, chiếm
lại khu vực Khe Sanh để làm bàn đạp cho cuộc tiến công sang Nam Lào và
nghi binh cho quân ngụy Sài Gòn mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh
sang khu vực Đường 9 - Nam Lào. Ngay sau khi địch triển khai lực lượng,
theo chỉ thị của Bộ, Bộ tư lệnh mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị do đồng
chí Nguyễn Anh Đệ làm tư lệnh đã khẩn trương cơ động lực lượng đánh
địch nhằm tiêu hao một phần sinh lực, phương tiện, làm chậm bước tiến
của địch tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực bộ triển khai lực lượng
đánh địch trên các hướng. Do đó, khi cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của
địch bắt đầu, cũng là lúc Bộ Chính trị chỉ thị cho Quân ủy Trung ương:
“Nhất thiết phải đánh thắng trận này dù có phải động viên sức người, sức
của và hy sinh như thế nào, vì đây là một trận có ý nghĩa về chiến
lược”. Để thực hiện tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bộ Chính trị, ngày 6
tháng 2 năm 1971 Bộ quyết định thành lập Bộ tư lệnh mặt trận Đường 9 -
Nam Lào (Bí danh Bộ tư lệnh 702). Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó tổng
Tham mưu trưởng và Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị được cử làm Tư lệnh và Chính ủy chiến dịch. Đại tá Cao Văn
Khánh làm Phó tư lệnh, Đại tá Hoàng Phương làm Phó chính ủy. Đây là Bộ
tư lệnh có đủ quyền hạn và khả năng chỉ huy, tất cả các lực lượng tham
gia chiến dịch và tổ chức hiệp đồng với các chiến trường có liên quan
như: Bộ tư lệnh B70, Đoàn 559, Bộ tư lệnh Đường 9 Bắc Quảng Trị, B4,
Quân khu 4, lực lượng vũ trang của bạn ở Nam Lào. Đồng thời Quân ủy
Trung ương giao cho Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch nhiệm vụ cụ thể là:
Tiêu diệt lớn và làm tan rã thật nhiều quân ngụy, phá hủy nhiều phương
tiện chiến tranh của chúng. Tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quân Mỹ,
đánh cho địch một đòn chí mạng. Giữ vững tuyến vận chuyển chiến lược,
bảo vệ tốt kho tàng của ta. Đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược,
một điểm đặc biệt của chiến dịch cần hết sức coi trọng và quán triệt đầy
đủ trong thực hành. Phối hợp với các chiến trường, tạo điều kiện cho
các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công địch toàn diện, nhất là đánh
phá “bình định” của địch. Bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm hậu
phương lớn luôn vững vàng trong mọi tình huống. Trận này nhất định phải
đánh thắng vì là một trong những trận có ý nghĩa quyết định về chiến
lược; phải nhân cơ hội này mà rèn luyện bộ đội chủ lực trưởng thành lên
một bước mới trong tác chiến tập trung lớn có nhiều binh chủng hiệp đồng
chiến đấu. Sau một thời gian chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu, tổ chức
luyện tập theo phương án, lần lượt các đơn vị bí mật hành quân vào chiến
trường, chiếm lĩnh các khu vực sẽ tác chiến, kiên trì chờ địch, giấu
quân tránh thám báo và máy bay trinh sát địch lùng sục phát hiện lực
lượng ta. Đồng thời tổ chức cho bộ đội ăn tết sớm để sẵn sàng bước vào
những trận đánh lớn ác liệt dài ngày. Bộ đội ta lặng lẽ, háo hức chuẩn
bị chờ quân địch tới, một không khí lạc quan, chủ động và tự tin hiện
lên nét mặt của từng cán bộ, chiến sĩ. Từ khu vực Khe Sanh, nơi triển
khai chiếm lĩnh trận địa xuất phát tấn công, ngày 8 tháng 2 năm 1971,
địch mở cuộc hành binh ào ạt tiến công vượt biên giới Việt - Lào với 6
trung, lữ đoàn quân ngụy, trên 3 hướng: Hướng chủ yếu do chiến đoàn đặc
nhiệm gồm Lữ đoàn dù số 1, hai Thiết đoàn 11, 17 tiến công theo trục
Đường 9 bằng cơ giới và thiết giáp; Tiểu đoàn 9 thuộc Lữ đoàn dù số 1 cơ
động bằng máy bay lên thẳng, đổ bộ đánh chiếm Bản Đông. Hướng thứ yếu
gồm Lữ đoàn dù số 3 ngụy và tiểu đoàn biệt động quân do Đại tá Nguyễn
Văn Thọ chỉ huy cơ động bằng máy bay lên thẳng đổ quân đánh chiếm và
thiết lập các căn cứ hỏa lực ở các điểm cao 500, 316, 655 (Phu A Rinh)
543, 532, 546, 570, 611. Hướng thứ yếu khác do Sư đoàn 1 bộ binh ngụy
đảm nhiệm đánh chiếm đồi Cô Bốc các điểm cao 619, 537, 550, 532, 540.
Phút chốc trên bầu trời và dưới mặt đất không còn yên tĩnh nữa bởi hàng
trăm máy bay lên thẳng, máy bay phản lực, xe tăng cơ giới địch ầm ầm
tiến quân làm rung chuyển bầu trời, mặt đất. Cuộc chiến đấu giữa ta và
địch bắt đầu. Kỳ 2: Còn người còn chốt, bị thương không rời trận địa
Thiếu tướng Lê Mã Lương
Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào (Kỳ 2)
Kỳ 2: Còn người còn chốt, bị thương không rời trận địa
QĐND - Thực hiện quyết tâm tác chiến
của bộ chỉ huy Chiến dịch Đường 9-Nam Lào, các lực lượng ém quân trên
các hướng. Các chốt chặn của chiến dịch được lệnh nổ súng chia cắt, ngăn
chặn làm giảm nhịp điệu tiến công của địch, tạo ra những yếu tố bất
ngờ, tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch,
bảo vệ kho tàng giao thông vận chuyển. Các lực lượng cơ động, chủ lực
phục kích, tập kích ngăn chặn địch ở Bản Đông. Ngày 8-2-1971 trên hướng
tấn công chủ yếu của địch, bộ đội ta đã bẻ gãy nhiều đợt tấn công của
quân ngụy Sài Gòn. Khi chúng vượt qua biên giới Việt Nam sang Lào, bộ
đội ta vẫn giữ vững các điểm chốt. Đặc biệt, 16 giờ chiều ngày 8-2-1971
tại khu vực đường 16, Trung đoàn 88 thuộc Sư đoàn 308, vừa cơ động tới A
Lia thì gặp địch đổ quân xuống điểm cao 316, sát trận địa pháo của ta ở
Làng Sen. Trung đoàn trưởng 88 ra lệnh cho Tiểu đoàn 6 vận động tấn
công, bao vây đánh thiệt hại nặng Đại đội 3, Tiểu đoàn biệt động quân 21
diệt 80 tên, bảo vệ an toàn trận địa pháo. Chiều 10-2 quân địch chiếm
được Bản Đông. Ta quyết tâm vây đánh không cho chúng tiến lên Sê Pôn.
Đêm 11-2, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 88 và Đại đội 9 Tiểu đoàn 6 Trung đoàn
64 phối hợp tập kích Tiểu đoàn 2 thuộc Lữ đoàn dù số 1 ở Bắc Sê Num.
Tiếp đó, đến ngày 12-2 Tiểu đoàn 4 (thiếu Đại đội 2) được tăng cường Đại
đội 9, Tiểu đoàn 6 thuộc Trung đoàn 88 tập kích Tiểu đoàn biệt động
quân 39 vừa đáp máy bay trực thăng xuống điểm cao 500. Trong 2 trận đánh
ở Sê Num và điểm cao 500 ta chỉ tiêu diệt được một số sinh lực địch,
hiệu suất chiến đấu thấp. Dù vậy, quân địch sợ hãi phải co cụm lại không
dám bung ra lùng sục ngoài căn cứ. 4 giờ sáng ngày 9-2-1971, từ Sở chỉ
huy Trung đoàn 24 (Sư 304) - đây là lần đầu tiên Trung đoàn 24 vừa làm
nhiệm vụ chốt chiến dịch vừa thực hiện chiến thuật bao vây công kích
địch, Trung đoàn trưởng Lê Đắc Long nhận được điện của Tư lệnh trưởng Sư
đoàn 308 Nguyễn Hữu An “địch đang tiến vào cầu Ka Ky và điểm cao 351,
311”. Ngay lập tức Trung đoàn trưởng điện qua bộ đàm 2 WPRC25 cho Chính
trị viên phó Đại đội 7 Lê Mã Lương đang chỉ huy trung đội chốt chặn điểm
cao 351. Vừa triển khai nhiệm vụ cho 3 tiểu đội bộ binh và tiểu đội hỏa
lực theo chỉ thị của Trung đoàn trưởng, chưa kịp về vị trí chỉ huy thì
cả trận địa chốt C7 của Lê Mã Lương ngập chìm trong khói lửa, tiếng nổ
của pháo binh và trọng liên từ trên máy bay trực thăng vũ trang địch.
Trong 2 giờ chiến đấu, cán bộ chiến sĩ Đại đội 7 đã đánh lui 5 đợt tiến
công của địch, tiêu diệt gần 2 đại đội lính dù và biệt động quân, riêng
Lê Mã Lương diệt 14 tên. Ngày 11 và 12-2 tại khu vực cầu KaKy, các đơn
vị súng máy cao xạ của Trung đoàn 24, Trung đoàn 102 bắn rơi 30 máy bay
lên thẳng của địch. Kẻ thù khiếp đảm khi phải qua “con đường máu lửa” mà
chốt cầu Ka Ky 351 do đơn vị anh chốt giữ suốt thời gian chiến dịch mở
ra và kết thúc là cửa tử đối với địch khi chúng hành quân lên Bản Đông
và khi chúng rút chạy về Khe Sanh. Ngày 11-2-1971, Phùng Quang
Thanh-Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn
64, Sư đoàn 320 trực tiếp chỉ huy một tiểu đội chốt giữ đồi Không Tên.
Địch dùng 1 đại đội có máy bay yểm trợ, chia làm 2 mũi tấn công chốt.
Phùng Quang Thanh chỉ huy tiểu đội chờ địch vào gần mới nổ súng, diệt 38
tên, đẩy lùi địch ra xa, riêng Phùng Quang Thanh diệt 8 tên. Hai ngày
sau địch lại tiến công lên chốt, Phùng Quang Thanh bị thương, cấp trên
cho lui về tuyến sau nhưng anh xin ở lại chiến đấu. Phùng Quang Thanh
nhờ đồng đội tháo nắp 17 quả lựu đạn cho vào túi đeo quanh người nhờ y
tá băng và treo cánh tay trái cho đỡ vướng rồi dẫn đầu tiểu đội xung
phong đánh tạt sườn quân địch, phối hợp đơn vị bạn diệt gọn 1 đại đội
địch. Riêng tiểu đội do anh chỉ huy diệt 37 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng.
Sau trận thắng ở đồi Không Tên, quân địch không dám ra lùng sục dọc
đường 16A. Như vậy, sau 5 ngày quân địch liều mạng tiến công, từ ngày 8
đến 13-2-1971, chúng đã bị thiệt hại nặng, nhiều kế hoạch triển khai lực
lượng, bị ta phá vỡ, buộc chúng phải hủy bỏ hoặc điều chỉnh, do đó tốc
độ tiến quân và các mục tiêu đánh chiếm đạt được rất thấp. Trước tình
hình đó, kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch là kiềm chế địch
trên các hướng, đồng thời thực hiện chia cắt đường 9, con đường độc đạo
nối thông từ Quảng Trị Việt Nam qua tỉnh Sa-van-na khệt Lào bao vây, cô
lập lực lượng tinh nhuệ ở Bản Đông. Chặn lực lượng địch tiến lên Sê Pôn.
Nếu quân địch chọc thủng tuyến bao vây, chia cắt để lên được thì lập
tức tập trung lực lượng đủ mạnh buộc địch sa lầy và bị tiêu diệt lớn ở
đó. Từng bước điều chỉnh lực lượng nhằm triển khai thế trận phản công,
toàn chiến dịch. Thực hiện đúng kế hoạch tác chiến ngày 15-2-1971 các
đơn vị trên cả ba hướng chiến dịch bắt đầu mở đợt phản công, tiêu diệt
địch. Trên hướng chủ yếu, sừng sững điểm cao 500 do Tiểu đoàn số 39 liên
đoàn biệt động quân số 1 ngụy chiếm giữ được chọn là mục tiêu “đột phá
khẩu”. Đây là điểm cao khống chế có ý nghĩa về chiến thuật nằm sát trục
đường 16b, nối đường 16A với Bản Đông. Tiểu đoàn số 39 là tiểu đoàn
thiện chiến với trang bị hỏa lực mạnh lại được hỏa lực pháo binh và
Không quân Mỹ chi viện. Địch coi đây là một chốt chặn quan trọng trên
hướng Bắc. Ý thức được trận đánh điểm cao 500 có ý nghĩa then chốt tác
động đến sự phát triển của chiến dịch, vì vậy Bộ tư lệnh Sư đoàn 308
quyết định chọn trung đoàn chủ công 102 do Trung đoàn trưởng Hoàng Ngọc
Tý và Chính ủy Nguyễn Hữu Ích chỉ huy thực hiện trận đánh quan trọng
này. Từ ngày 16-2-1971 đến ngày 20-2-1971, ta dùng các thủ đoạn chiến
thuật vây lấn hỏa lực chế áp, phá hoại các mục tiêu, không quân địch khó
khăn trong việc tiếp ứng cho điểm cao 500, vì vậy quân địch chống trả
ngày càng yếu ớt. Đến chiều ngày 20-2-1971, quân ta hoàn toàn làm chủ
điểm cao 500, tiểu đoàn biệt động quân 39 bị xóa sổ. Thừa thắng, trưa
ngày 25-2-1971 được hỏa lực pháo binh chi viện, bộ binh Trung đoàn 64 và
xe tăng phối thuộc tấn công vào căn cứ 31. Mặc dù địch tập trung pháo
binh và không quân bắn ngăn chặn quyết liệt nhằm chi viện cho lực lượng
phản kích, nhưng chiều 25-2 chiến sĩ Trung đoàn 64 đã làm chủ căn cứ 31,
tiêu diệt gọn Tiểu đoàn dù 3, Tiểu đoàn pháo binh và sở chỉ huy Lữ đoàn
dù số 3, bắt sống viên Đại tá Nguyễn Văn Thọ và toàn bộ cơ quan tham
mưu lữ đoàn. Ngày 26-2-1971, sau khi Lữ đoàn dù số 3 bị tiêu diệt. Địch
buộc phải tổ chức lại sư đoàn dù, tổ chức thành 2 lữ đoàn gồm 7 tiểu
đoàn và 1 tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn dù có nhiệm vụ trấn giữ Bản Đông,
và giải tỏa đường 9 giảm áp lực chia cắt của ta. Như vậy là ở cánh phía
Bắc, sau khi đổ quân chiếm các điểm cao, địch đã bị ta vây hãm, ngăn
chặn, bị diệt từng đơn vị, buộc địch ở Bản Đông phải cơ động lực lượng
lên phản kích cứu nguy nhưng không cứu vãn được tình thế. Cho đến ngày
3-3-1971 ta đã chặn đứng được địch ở Bản Đông không cho địch phát triển
lên Sê Pôn bằng lực lượng thê đội 1 chiến dịch, buộc địch phải sử dụng
thê đội 2 chiến dịch tiếp tục kế hoạch tiến công lên Sê Pôn với mục tiêu
hạn chế. Các lực lượng của ta giữ vững Sê Pôn bảo đảm an toàn tuyến vận
chuyển chiến lược bao vây, chia cắt địch đồng thời điều động lực lượng
chuẩn bị điều kiện để thực hành phản đột kích lớn tiêu diệt lực lượng
chiến dịch của địch. Lực lượng thê đội 1 và cả thê đội 2 chiến dịch của
địch đều tổn thất nặng nề. Trong thế quẫn bách, hoang mang, lúng túng,
chúng vẫn tiếp tục liều lĩnh đổ quân lên Sê Pôn với mục đích phô trương
vớt vát ảnh hưởng về chính trị và nghị binh để rút quân mau lẹ. Vì vậy,
địch sử dụng 2 tiểu đoàn bộ binh thuộc Trung đoàn 2, Sư đoàn 1 bộ binh,
đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống Đông Bắc Sê Pôn, cùng đi sẽ có cả
phóng viên báo chí, thông qua đám phóng viên báo chí địch tổ chức một
cuộc họp báo để tuyên bố là chiếm được Sê Pôn. Nhưng kế hoạch không
thành, do quá khiếp sợ các phóng viên báo chí không dám liều mạng lên Sê
Pôn và 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 2, Sư bộ binh 1 ngụy cũng không thể
tới được Sê Pôn vì bị quân ta chặn đánh. Trong quá trình ngăn chặn và
phá thế tiến công của địch, các lực lượng của ta, đặc biệt là các lực
lượng tại chỗ, các chốt chiến dịch đã phát huy tốt tác dụng đánh ngăn
chặn, hạ máy bay, diệt cơ giới, nhiều phân đội đánh có hiệu suất cao,
các đơn vị B70 và Sư đoàn 324 đã tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, ngăn
chặn từng bước và chặn đứng được địch ở Bản Đông. Không cho địch thực
hiện kế hoạch tiến lên Sê Pôn bằng lực lượng thê đội 1 chiến dịch; phản
đột kích mạnh mẽ, bẻ gãy hoàn toàn cánh Bắc của địch, đánh thiệt hại
nặng cánh Nam, triển khai được đội hình chiến dịch để hình thành thế bao
vây địch vững chắc. Thiếu tướng Lê Mã Lương Kỳ 1: Tọa sơn nghênh mãnh
quỷ Kỳ cuối: Cơn ác mộng của ngụy quân
Chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào (Tiếp theo và hết)
Kỳ cuối: Cơn ác mộng của ngụy quân
QĐND - Để chuẩn bị điều kiện đánh đòn
tiêu diệt quyết định của chiến dịch, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương:
Tiêu diệt lực lượng của Sư đoàn bộ binh 1 ở nam đường 9 là nơi địch sơ
hở, đồng thời giữ vững Sê Pôn, Na Bo, chia cắt, bao vây và diệt địch ở
các điểm cao 550, 532, giữ vững Sa Đi - Mường Noọng. Thực hiện chủ
trương trên, Bộ tư lệnh chiến dịch điều Trung đoàn 64 của Sư đoàn 320
lên phía tây nhằm tăng cường giữ Sê Pôn, điều Trung đoàn 66 của Sư đoàn
304 cơ động về phía tây dự bị cho Sư đoàn 2 và dự bị cho hướng Bản Đông,
sử dụng Sư đoàn 2 (thiếu Trung đoàn 31) để tiến công tiêu diệt Sư đoàn 1
bộ binh địch, sử dụng Sư đoàn 324 (thiếu Trung đoàn 2) tiến công tiêu
diệt Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến. Đồng thời, sử dụng 3 trung đoàn:
Trung đoàn 2 của Sư đoàn 324, Trung đoàn 102 của Sư đoàn 308 và Trung
đoàn 24 của Sư đoàn 304 để cắt đường 9 đoạn từ Lao Bảo đến Bản Đông,
đồng thời đánh địch từ Lao Bảo đến Khe Sanh; Sư đoàn 2 cùng với lực
lượng phối thuộc, tăng cường bao vây, tiêu diệt Sư đoàn bộ binh số 1
ngụy; sử dụng Sư đoàn 308 để chuẩn bị tiêu diệt địch ở Bản Đông. Pháo
binh chiến dịch được sử dụng tập trung để đánh Bản Đông, Lao Bảo, Khe
Sanh. Sau khi điều chỉnh và cơ động lực lượng, ta đã hình thành thế bao
vây, chia cắt cô lập địch trên từng khu vực, trong khi ta vẫn giữ vững
tuyến vận chuyển chiến lược, sẵn sàng chuẩn bị chuyển sang thực hành
tiến công lớn tiêu diệt lực lượng chiến dịch của địch. Ngày 12-3-1971 ta
mở đợt 3 chiến dịch thực hiện đòn tiêu diệt lực lượng địch ở Bản Đông.
Trung đoàn 102 thực hiện cắt đường 9, trong trận đánh ở điểm cao 311
trung đoàn đã đánh lui 20 đợt phản kích của Lữ dù số 2 diệt 450 tên
địch, bắn cháy 65 xe tăng, xe thiết giáp, bắn rơi 3 máy bay. Tại khu vực
điểm cao 351, các chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 4 và Đại đội 7, Tiểu
đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 kiên trì giữ vững trận địa chốt. Như
vậy, các điểm chốt chặn của ta tại các điểm cao 311, 334, 351 đã chặn
đứng mọi hoạt động tiếp ứng của địch trên đường 9. Sáng ngày 16-3-1971,
Sư đoàn 2 - Sư đoàn trưởng là đồng chí Nguyễn Chơn - được tăng cường
Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, thực hiện mệnh lệnh của Tư
lệnh chiến dịch đánh địch, mục tiêu tiêu diệt là Trung đoàn 1 bộ binh
thuộc Sư đoàn 1 ngụy khi chúng bỏ điểm cao 723 chạy về hướng Đông Bắc và
lọt vào khu vực ta cài sẵn. Hai tiểu đoàn của Trung đoàn 141 từ các
sườn núi cao đánh dốc xuống kẹp chặt toàn bộ quân địch. Cùng lúc, Tiểu
đoàn 40 của Trung đoàn Ba Gia vận động đánh cắt ngang sườn đội hình của
quân ngụy đang tháo chạy. Các chiến sĩ ta từ 3 hướng dũng mãnh xung
phong vào đội hình đang rối loạn của địch. Trung đội trưởng Lê Văn Phê
của Tiểu đoàn 40 dẫn đầu 9 chiến sĩ dùng AK, lưỡi lê, lựu đạn đánh gần
diệt 40 tên địch, riêng Phê diệt 26 tên; đến trưa ngày 16 tháng 3, toàn
bộ Tiểu đoàn 1 của địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Lực lượng còn lại của
Trung đoàn 1 bộ binh ngụy co cụm, phân tuyến để máy bay B52 ném bom vào
đội hình quân ta. Sau hai ngày tiến công, Sư đoàn 2 đã tiêu diệt và bắt
sống 1.750 địch, diệt gọn Trung đoàn 1 của Sư 1 ngụy; bắn rơi 50 máy
bay các loại, thu hàng trăm súng, pháo, cối hạng nặng. Ngày 19-3-1971,
sau 7 ngày vận chuyển gạo, đạn phục vụ chiến dịch, Tiểu đoàn 3, Trung
đoàn 27 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu và Chính trị viên tiểu đoàn
Trần Xuân Gứng được lệnh cơ động diệt địch ở động Na, Kế Sách, Ba Lào.
Đường xa, địa hình phức tạp, bộ đội thấm mệt nhưng với quyết tâm không
để địch chạy thoát, toàn tiểu đoàn hành quân thâu đêm để kịp vào chiếm
lĩnh trận địa xuất phát tấn công. Chờ xe tăng và thiết giáp địch lọt vào
đội hình phục kích của tiểu đoàn trên đường số 9, Nguyễn Huy Hiệu dẫn
mũi chủ yếu của tiểu đoàn đánh thẳng vào giữa đoàn xe. Sau 1 giờ chiến
đấu, tiểu đoàn diệt gọn 28 xe tăng, thiết giáp, vận tải và tiêu diệt gần
100 tên Mỹ - ngụy. Trên hướng Bản Đông, các Trung đoàn bộ binh 66, 64,
36 có xe tăng, pháo binh, cao xạ phối hợp bao vây, chia cắt cụm cứ điểm
Bản Đông. Trước sức tấn công mạnh mẽ của ta, ngày 18-3-1971 địch bắt đầu
rút khỏi Bản Đông trong hoảng hốt, lo sợ, ta lập tức công kích vào toàn
bộ khu vực Bản Đông. Sáng ngày 20 tháng 3 ta làm chủ hoàn toàn Bản
Đông, diệt 1.762 tên, bắt sống 107 tên, thu và phá hủy 113 xe, 24 khẩu
pháo, bắn rơi 52 máy bay. Ở phía đông, ngày 23-3-1971, phối hợp với lực
lượng đường 9 Nam Lào, Bộ đội Đặc công B5 đã tập kích địch ở Tà Cơn,
tiêu diệt 100 tên giặc lái và nhân viên kỹ thuật, phá hủy 42 máy bay lên
thẳng, 6 xe tăng. Một bộ phận lực lượng của ta phát triển đánh vào khu
vực Hướng Hóa, Khe Sanh làm cho địch náo loạn, co cụm không dám phản
kích. Trong những ngày từ 19 đến 23-3-1971, Bộ tư lệnh chiến dịch chuyển
dịch đội hình về phía đông, kết hợp truy kích địch với tác chiến ngăn
chặn, lần lượt tiêu diệt địch co cụm ở các khu vực Cha Ky, Huổi San, Lao
Bảo, Làng Vây. 16 giờ chiều ngày 22 tháng 3, trong tình thế bị uy hiếp
từ nhiều phía, đặc biệt là các điểm chốt dọc đường số 9 do Trung đoàn 24
và Trung đoàn 102 đảm nhiệm đánh địch ngày đêm và giữ vững trận địa
không cho quân địch vượt qua; hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, xe vận tải
quân sự bị cháy, hỏng dọc các điểm chốt cũng góp phần cản trở, ùn tắc
làm cho quân địch không thể cơ động trên đường 9 để về Lao Bảo, Khe
Sanh, địch buộc phải vứt bỏ lại toàn bộ xe tăng, pháo cơ giới còn đang
nổ máy để vượt qua phía Nam sông Sê-pôn, sông Sê-băng Hiên chạy bộ vào
rừng. Do tổ chức hiệp đồng vây chặn phía Nam không chặt, nên có một bộ
phận lực lượng quân địch có cả sĩ quan chạy thoát. Ta tổ chức một số đơn
vị vượt sông bắt sống được hàng trăm tàn binh. Cuộc hành quân “Lam Sơn
719” đánh ra đường 9 - Nam Lào của Mỹ - ngụy biến thành một cuộc tháo
chạy hỗn loạn. Nhà lý luận quân sự Bri-ên Giên-Kin coi đây là “một thảm
họa lớn nhất đã tiêu diệt số lớn sĩ quan trẻ của quân đội Sài Gòn”, rõ
ràng là một cơn ác mộng của quân đội ngụy và chính quyền Sài Gòn. Sau 52
ngày diễn biến chiến dịch, chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào kết
thúc thắng lợi, ta đã thu được kết quả chiến dịch hết sức to lớn: Loại
khỏi vòng chiến đấu 19.960 tên, bắt làm tù binh 1.142 tên; tiêu diệt 3
lữ đoàn, trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh,
4 thiết đoàn; đánh thiệt hại nặng sư đoàn dù, sư đoàn bộ binh 1, đánh
thiệt hại sư đoàn thủy quân lục chiến; bắn rơi và phá hỏng 556 máy bay
(trong đó 505 máy bay lên thẳng, phá hủy và đánh chìm 43 tàu, sà lan,
phá hủy 1.138 xe cơ giới (trong đó có 528 xe tăng và bọc thép). Ta thu
được một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh (máy bay, xe tăng, pháo,
cối, xe vận tải, các loại đạn...). Chiến dịch phản công đường 9 - Nam
Lào 1971 đã giáng cho Mỹ - ngụy một đòn thất bại nặng nề về cả quân sự
lẫn chính trị, cho ta nhiều kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo chiến lược,
chiến dịch, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, làm phong phú thêm
nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần thiết thực vào việc chỉ đạo xây
dựng huấn luyện và tác chiến cho lực lượng vũ trang trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với thắng lợi to lớn toàn diện, chiến dịch phản
công đường 9 - Nam Lào là biểu tượng sinh động của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng. Vinh quang thuộc về những người con đã xả thân vì Tổ quốc và
chính sự hy sinh của những người con ưu tú ấy đã góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước. Kỳ 1: Tọa sơn nghênh mãnh quỷ Kỳ 2: Còn người còn chốt, bị
thương không rời trận địa Thiếu tướng Lê Mã Lương
Phát triển cao của nghệ thuật giành và giữ quyền chủ động chiến dịch
Tháng Năm 25, 2011
Phản hồi đã bị khóa
Chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào
QĐND – Thực hiện mục tiêu “bóp nghẹt” cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam, Mỹ, ngụy mở “Cuộc hành quân Lam Sơn 719” đánh vào vùng Đường 9-Nam Lào. Đây là một trong ba cuộc tiến công quy mô lớn của địch nhằm đánh phá, cắt đứt tuyến vận tải chiến lược của ta từ gốc, hủy diệt cơ sở hậu cần chiến lược và làm cho lực lượng vũ trang ta ở miền Nam suy yếu, không thể tập trung đánh lớn trong mùa khô năm 1971-1972, để Mỹ dễ dàng thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, giành thế chủ động trên chiến trường.
Để đập tan mưu đồ đen tối của địch, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã quyết định mở Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào, chiến dịch quy mô lớn, tác chiến hiệp đồng binh chủng nhằm tiêu diệt lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến hành lang vận chuyển chiến lược và hậu phương của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công tiêu diệt địch và đánh phá “bình định” của chúng.
Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào diễn ra trong 52 ngày đêm (từ 30-1 đến 23-3-1971). Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược to lớn, làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng và cục diện chiến trường, tạo thời cơ, điều kiện để ta mở các chiến dịch tiến công tiêu diệt lớn quân địch, giải phóng từng vùng địa bàn chiến lược quan trọng, thúc đẩy tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam. Thắng lợi của chiến dịch khẳng định sự trưởng thành mọi mặt của Quân đội ta, đánh dấu bước phát triển cao của nghệ thuật quân sự nói chung, nghệ thuật chiến dịch phản công nói riêng, trong đó có nghệ thuật giành và giữ quyền chủ động chiến dịch.
Trước đối tượng tác chiến có quân số đông, hỏa lực mạnh, sức cơ động nhanh, nghệ thuật chiến dịch trong chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào đã giải quyết thành công nhiều vấn đề của việc giành và giữ quyền chủ động. Đó là, ta sớm nắm được ý định, phán đoán đúng hướng tiến công chiến lược của địch trong mùa khô năm 1970-1971, chủ động chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất; chỉ đạo chiến dịch tổ chức trinh sát thực địa, chuẩn bị chiến trường, xây dựng công sự trận địa phòng ngự, luyện tập phương án tác chiến, đồng thời từng bước cơ động triển khai và bố trí lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động đứng chân sẵn trên các khu vực kịp thời đón đánh địch. Ta đã chủ động xây dựng quyết tâm, kế hoạch tác chiến, lựa chọn đúng khu vực tác chiến chủ yếu, làm tốt việc giành quyền chủ động từ tay địch. Trên hình thái chung của chiến trường, ta không chọn đoạn từ Lao Bảo về phía Đông là khu vực tác chiến chủ yếu vì địa hình trống trải, gần các căn cứ lớn do quân ngụy và Mỹ phòng giữ. Nếu chọn khu vực này, khi ta tập trung lực lượng, binh khí kỹ thuật thì khó giữ bí mật, bất ngờ, dễ bị hỏa lực của địch sát thương và không có khả năng tiêu diệt lớn quân địch. Chiến dịch xác định đoạn từ Lao Bảo đến Bản Đông là khu vực tiêu diệt địch chủ yếu, địa hình khu vực này thuận lợi cho tác chiến hiệp đồng binh chủng, vừa đạt mục đích bảo vệ được các mục tiêu chiến dịch trọng yếu và vừa tiêu diệt lớn quân địch. Ta chủ động không chặn đứng quân địch ở Lao Bảo, để cho chúng vượt qua, tổ chức lực lượng ngăn chặn từng bước và phòng giữ chắc phía tây Bản Đông, kiên quyết không cho địch tiến lên đánh chiếm Sê Pôn. Sử dụng lực lượng tại chỗ ngăn chặn, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, tiêu diệt từng bộ phận, làm suy giảm sức tiến công của địch; đồng thời, sử dụng lực lượng cơ động tập trung đánh những trận then chốt, bẻ gãy cánh quân phía Bắc, đánh thiệt hại nặng cánh quân phía Nam, uy hiếp và bao vây cánh quân chủ yếu, đẩy địch từ thế chủ động ban đầu thành thế bị động, lúng túng, tiến không được, lật cánh, chuyển hướng cũng không thể thực hiện được mục đích hạn chế.
Trong Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào, Bộ tư lệnh chiến dịch đã dự đoán khá chính xác cả 4 tình huống cơ bản và xu thế phát triển của nó, nên đã chủ động sử dụng lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, từng bước tạo thế chiến dịch có lợi, đưa địch vào mưu kế, thế trận đã chuẩn bị sẵn của ta; vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật và thủ đoạn tác chiến, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự ngoan cường, vững chắc với tích cực chủ động tiến công, thực hành đánh những trận then chốt tiêu diệt lớn quân địch, buộc địch phải dừng lại phòng ngự trong thế bị cô lập, tinh thần hoang mang, phải bỏ lại toàn bộ xe pháo, vũ khí nặng luồn rừng rút chạy.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, chiến dịch phản công là chiến dịch có chủ định, được tiến hành kế tiếp sau chiến dịch phòng ngự, có quan hệ chặt chẽ với tác chiến phòng thủ, phòng ngự trước đó. Ta có điều kiện chuẩn bị trước quyết tâm và phương án tác chiến, chuẩn bị một phần về lực lượng và thế trận từ trong thời bình; đó cũng chính là những yếu tố cơ bản để ta giành và giữ quyền chủ động chiến dịch. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những giá trị lịch sử của nghệ thuật chiến dịch trong Chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào vào điều kiện tác chiến mới của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Đại tá Hoàng Văn Quý
Nghệ thuật phối hợp tác chiến giữa binh đoàn chủ lực với bộ đội địa phương trong Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào
Tháng Tư 12, 2011
Phản hồi đã bị khóa
Chiến dịch Đường 9 – Nam
Lào (từ ngày 30-1 đến 23-3-1971) là chiến dịch phản công (CDPC) có ý
nghĩa chiến lược. Chiến dịch thắng lợi để lại nhiều bài học quý báu;
trong đó, bài học về sự phối hợp tác chiến giữa binh đoàn chủ lực (BĐCL)
với bộ đội địa phương (BĐĐP) là nổi bật nhất, thể hiện nét đặc sắc của
nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Trước những thắng lợi giòn giã, to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đầu năm 1971, Mỹ – nguỵ đã nỗ lực tổ chức một lực lượng lớn, bao gồm: các lực lượng dự bị chiến lược, lực lượng cơ động của Quân khu 1, tiếp vận trung ương của quân nguỵ với sự hỗ trợ lớn của bộ binh, thiết giáp, không quân Mỹ, mở “Cuộc hành quân Lam Sơn 719”, nhằm chặn đứng tuyến vận tải chiến lược của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Về phía ta, tổ chức lực lượng tại chỗ bao gồm Mặt trận Đường số 9 (B5), Trị Thiên (B4); lực lượng của Đoàn 559 và một số tiểu đoàn đặc công của Bộ; lực lượng cơ động là Binh đoàn 70 – một binh đoàn chiến dịch cấp quân đoàn đầu tiên lớn nhất của quân đội ta, gồm 5 sư đoàn bộ binh (308, 304, 320, 324, 2) và một số tiểu đoàn, trung đoàn xe tăng – thiết giáp, pháo binh, phòng không, công binh. Đây là bước phát triển mới về tổ chức lực lượng của bộ đội chủ lực ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến dịch diễn ra ở vùng rừng núi biên giới Việt – Lào, thưa dân, lực lượng vũ trang địa phương nhỏ yếu, nơi nhạy cảm về chính trị, gần hậu phương của cả ta và địch. Với sự chủ động, nhạy bén của Bộ Tổng tư lệnh và Bộ tư lệnh chiến trường Nam Bộ (B2), ta đã tổ chức, sử dụng lực lượng Chiến dịch đúng đắn, nổi bật là sự phối hợp tác chiến chặt chẽ, hiệu quả giữa BĐĐP và BĐCL trong quá trình thực hành Chiến dịch. Nhờ đó, Chiến dịch đã giành thắng lợi, hoàn thành mục tiêu đề ra: làm thất bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, phát triển mạnh mẽ thế chiến lược tiến công không chỉ đối với cách mạng Việt Nam mà cả cách mạng ba nước Đông Dương.
Góp phần vào thắng lợi đó, trước hết, là việc xác định, đánh giá đúng vị trí vai trò, tác dụng, phát huy được sở trường, thế mạnh của mỗi lực lượng và mối quan hệ của chúng trong tổ chức, thực hành đánh bại quân địch tiến công; trong đó, BĐĐP giữ vị trí rất quan trọng trong việc tạo thế ta, phá thế địch, còn BĐCL đóng vai trò quyết định tiêu diệt lớn quân địch. Đây vừa là đặc điểm vừa là kết quả của việc quán triệt sâu sắc tư tưởng tích cực tiến công của ta, vừa để lập thế, tạo thời, thực hiện cách đánh của CDPC. Nhờ có lực lượng BĐĐP tổ chức các hoạt động tác chiến ngăn chặn kịp thời các mũi tiến công, đánh địch rộng khắp trên toàn địa bàn chiến dịch, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó, cả phía trước, phía sau, bên sườn; cùng với đó, nghi binh, lừa địch vào những khu vực ta lựa chọn và chuẩn bị sẵn, tạo điều kiện cho BĐCL thực hiện đánh những trận then chốt (trận then chốt thứ nhất từ ngày 20 đến ngày 25-2, trận then chốt thứ 2 từ ngày 26-2 đến ngày 3-3) tiêu diệt, bẻ gãy từng mũi, từng cánh; nhất là trận then chốt quyết định (từ ngày 12 đến ngày 23-3) tiêu diệt tập đoàn chiến dịch chủ yếu của địch co cụm ở Bản Đông. Kết quả của Chiến dịch: ta đã tiêu diệt1, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của chúng, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược.
Trong CDPC Đường 9 – Nam Lào, ở khu vực diễn ra trận đánh then chốt quyết định (Bản Đông), lực lượng BĐĐP của Đoàn 559 đảm nhiệm chiến đấu tại chỗ đã đạt hiệu suất rất cao, nhất là đơn vị phòng không 12,7 ly được bố trí dày đánh không quân địch từ nhiều hướng, đã bắn rơi 250 chiếc máy bay lên thẳng (chiếm 50% số máy bay lên thẳng bị bắn rơi trong Chiến dịch), một phương tiện cơ động chủ yếu của địch trong cuộc hành quân. Còn ở khu vực phía Đông, lực lượng của B5 cũng liên tục tổ chức đánh địch, phục kích giao thông (đường bộ, đường sông), tập kích vào căn cứ hậu cần, sở chỉ huy, gây cho địch nhiều tổn thất về sinh lực và phương tiện, buộc chúng phải phân tán, tăng thêm lực lượng để giữ phía sau. Ở phía Tây, lực lượng ta và bạn Lào đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn thuộc GM-30, GM-33, buộc chúng phải rút chạy về Xa-ra-van và Đồng Hến… Nhờ đó, Binh đoàn 70, lực lượng nòng cốt của Chiến dịch đang bố trí ở nam Quân khu 4 để sẵn sàng đánh địch theo các phương án dự kiến, nhưng khi được lệnh cơ động vào khu vực địa bàn Chiến dịch (cũng là lúc địch đã vượt qua biên giới – Lao Bảo và chiếm các điểm cao) đã tổ chức hành quân kịp thời triển khai đội hình đánh nhiều trận ác liệt với lữ dù 3, liên đoàn 1 biệt động và tập kích quân địch khi chúng vừa đổ quân chiếm các điểm cao… Điều đó càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của BĐĐP trong việc tạo thế và lực cho chiến dịch. Vì vậy, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định: trong CDPC vấn đề tổ chức, sử dụng và phối hợp chặt chẽ giữa BĐCL với BĐĐP là một sự cần thiết, có tính tất yếu; hai lực lượng này luôn có mối quan hệ tác động qua lại, dựa vào nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau để phát huy sức mạnh và khả năng tác chiến của mỗi bên, nhằm hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của chiến dịch. Trong sự phối hợp đó, phải lấy lực lượng của BĐCL làm nòng cốt, đồng thời phát huy cao độ sức mạnh của BĐĐP.
Hai là, sự phối hợp tác chiến chặt chẽ phong phú, toàn diện không chỉ ở cấp độ chiến thuật, chiến dịch, mà có ý nghĩa chiến lược. Đó chính là sự kết hợp hai phương thức tiến hành chiến tranh của chiến tranh nhân dân trong phạm vi Chiến dịch, mà ở đây là CDPC. Chiến dịch đã giải quyết đúng đắn một loạt các mối quan hệ giữa đánh rộng khắp và đánh tập trung, đánh nhỏ, đánh vừa với đánh lớn, tiêu hao và tiêu diệt quân địch; kết hợp tốt các hình thức, biện pháp tác chiến chiến dịch với các hình thức chiến thuật; lấy tiến công, phản công là chủ yếu kết hợp với phòng ngự chiến thuật, chốt chặn, bao vây đột phá tiêu diệt địch với bảo vệ mục tiêu trọng yếu; tận dụng, khai thác và kết hợp hệ thống hậu cần – kỹ thuật, mạng đường giao thông, thông tin liên lạc tại chỗ có sẵn với chuẩn bị tích cực, trực tiếp của chiến dịch; phát huy thế mạnh và sở trường, khắc phục khó khăn của ta với hạn chế cái mạnh, khoét sâu điểm yếu, mâu thuẫn và khó khăn, sai lầm của địch… Đây là những vấn đề then chốt của nghệ thuật chiến dịch đã được vận dụng để giành thắng lợi trong Chiến dịch này.
Nhờ sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa BĐCL và BĐĐP trong suốt quá trình CDPC, nên Chiến dịch cũng đã giải quyết được các điều kiện và yêu cầu của cấp chiến lược đặt ra cho Chiến dịch, đó là: phải giành quyền chủ động, sớm phá vỡ ý định tiến công của địch, buộc chúng phải hành động theo cách đánh của ta. Ý định chiến dịch xác định ban đầu là không quyết chiến với địch từ Lao Bảo về phía Đông, mà tập trung lực lượng tiến hành những trận tiêu diệt lớn các cụm quân chủ yếu của địch trong khu vực từ biên giới ở Lao Bảo đến Bản Đông, chặn đứng chúng ở lòng chảo Bản Đông và kiên quyết không cho chúng vào Sê Pôn để bảo đảm tuyến vận chuyển chiến lược của ta không bị gián đoạn. Thực tế Chiến dịch đã diễn ra đúng như vậy. Còn phía địch, trong kế hoạch hành quân, phương án hành động của chúng là sử dụng sức mạnh tổng lực của bộ binh, xe tăng, máy bay… thực hành đánh nhanh, giải quyết nhanh, đánh áp đảo và đè bẹp BĐĐP của ta, đánh chiếm xong mục tiêu chiến dịch trước khi BĐCL ta đến khu giao chiến (địch dự kiến sau 15 ngày tiến công của chúng thì BĐCL ta mới đến được Đường số 9). Thế nhưng, thực tế đã không diễn ra theo dự tính của chúng, do lực lượng BĐĐP của ta chặn đánh địch rất mạnh và có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho BĐCL tổ chức hành quân, triển khai tiến công địch kịp thời, làm cho địch hoàn toàn bị động lúng túng đối phó.
Ba là, sự phối hợp tác chiến chặt chẽ đã gây cho địch những lúng túng, bất ngờ không những về không gian, thời gian, mà đội hình, thế trận và tổ chức hiệp đồng của chúng cũng bị phá vỡ. Địch bị chia cắt không những phía trước với phía sau, giữa các hướng, các mũi, giữa bộ binh với xe tăng, lực lượng tiến công đường bộ với lực lượng đổ bộ đường không, giữa quân ngụy Sài Gòn với quân ngụy Lào ở phía Tây với quân Mỹ ở phía Đông; không những vậy mà ta còn chặn đứng mọi khả năng chi viện, tiếp tế hậu cần, kỹ thuật và lực lượng kể cả bằng đường không – một trong những thế mạnh của chúng, cô lập từng bộ phận ở các khu vực khác nhau… Ta đã làm cho kế hoạch tác chiến của chúng bị đảo lộn, buộc phải đưa thê đội 2 vào chiến đấu sớm và chuyển hướng tiến công về phía Nam để mở đường lên Sê Pôn, nhưng chúng vẫn không thực hiện được một mục tiêu nào kể cả trong kế hoạch cũng như phương án bổ sung của cuộc hành quân.
Chính sự phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa BĐCL với BĐĐP theo một ý định và kế hoạch chiến dịch thống nhất từ cấp chiến dịch đến cấp chiến thuật, nên các lực lượng của ta trong CDPC Đường 9 – Nam Lào càng đánh càng mạnh, giành quyền chủ động nhanh, lần lượt bẻ gãy cánh Bắc, đánh thiệt hại cánh Nam, tiêu diệt quân địch trên hướng chủ yếu, kết thúc Chiến dịch thắng lợi. Ngược lại, địch đã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của ta ngay từ khi bắt đầu cuộc hành quân, vì thế mà lúng túng, mất dần quyền chủ động, rơi vào thế bị động chống đỡ, suy yếu và thất bại thảm hại.
Ngày nay, nếu chiến tranh xâm lược xảy ra đối với nước ta, địch sẽ mở các chiến dịch tiến công quy mô lớn, phạm vi rộng, thực hiện đánh ác liệt trong thời gian ngắn nhằm đạt được mục đích chính trị của cuộc chiến tranh. Do vậy, ngay trong thời bình, chúng ta phải tập trung đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trên từng địa bàn, từng hướng chiến lược; đồng thời, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển, để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của các lực lượng, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt đánh bại chiến dịch tiến công của chúng. Vì thế, cần tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, có cơ cấu cân đối, hợp lý; trong đó, tập trung xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; đồng thời, phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nền khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự hiện đại của chiến tranh nhân dân Việt Nam lên tầm cao mới. Cùng với đó, coi trọng tổ chức diễn tập các cấp, nhất là trên các địa bàn chiến lược, khu vực phòng thủ, nhằm nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng vũ trang địa phương với các đơn vị bộ đội chủ lực của các quân khu, Bộ trong các loại hình chiến dịch, trong đó có CDPC.
Bài học về sự phối hợp tác chiến giữa BĐCL với BĐĐP trong CDPC Đường 9 – Nam Lào vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
1- Quân địch: chết và bị thương 20.850, bị bắt 1.142; bị diệt: 3 lữ đoàn, 5 tiểu đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, bị bắn rơi 556 máy bay, bị phá huỷ 43 tàu xuồng, xà lan, 1.138 xe cơ giới, 112 khẩu pháo, cối, 25 kho.
– Quân ta thu: 2 máy bay lên thẳng, 24 xe các loại, 57 khẩu pháo, 24 cối, 7 khẩu DKZ…
Trước những thắng lợi giòn giã, to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đầu năm 1971, Mỹ – nguỵ đã nỗ lực tổ chức một lực lượng lớn, bao gồm: các lực lượng dự bị chiến lược, lực lượng cơ động của Quân khu 1, tiếp vận trung ương của quân nguỵ với sự hỗ trợ lớn của bộ binh, thiết giáp, không quân Mỹ, mở “Cuộc hành quân Lam Sơn 719”, nhằm chặn đứng tuyến vận tải chiến lược của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Về phía ta, tổ chức lực lượng tại chỗ bao gồm Mặt trận Đường số 9 (B5), Trị Thiên (B4); lực lượng của Đoàn 559 và một số tiểu đoàn đặc công của Bộ; lực lượng cơ động là Binh đoàn 70 – một binh đoàn chiến dịch cấp quân đoàn đầu tiên lớn nhất của quân đội ta, gồm 5 sư đoàn bộ binh (308, 304, 320, 324, 2) và một số tiểu đoàn, trung đoàn xe tăng – thiết giáp, pháo binh, phòng không, công binh. Đây là bước phát triển mới về tổ chức lực lượng của bộ đội chủ lực ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến dịch diễn ra ở vùng rừng núi biên giới Việt – Lào, thưa dân, lực lượng vũ trang địa phương nhỏ yếu, nơi nhạy cảm về chính trị, gần hậu phương của cả ta và địch. Với sự chủ động, nhạy bén của Bộ Tổng tư lệnh và Bộ tư lệnh chiến trường Nam Bộ (B2), ta đã tổ chức, sử dụng lực lượng Chiến dịch đúng đắn, nổi bật là sự phối hợp tác chiến chặt chẽ, hiệu quả giữa BĐĐP và BĐCL trong quá trình thực hành Chiến dịch. Nhờ đó, Chiến dịch đã giành thắng lợi, hoàn thành mục tiêu đề ra: làm thất bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, phát triển mạnh mẽ thế chiến lược tiến công không chỉ đối với cách mạng Việt Nam mà cả cách mạng ba nước Đông Dương.
Góp phần vào thắng lợi đó, trước hết, là việc xác định, đánh giá đúng vị trí vai trò, tác dụng, phát huy được sở trường, thế mạnh của mỗi lực lượng và mối quan hệ của chúng trong tổ chức, thực hành đánh bại quân địch tiến công; trong đó, BĐĐP giữ vị trí rất quan trọng trong việc tạo thế ta, phá thế địch, còn BĐCL đóng vai trò quyết định tiêu diệt lớn quân địch. Đây vừa là đặc điểm vừa là kết quả của việc quán triệt sâu sắc tư tưởng tích cực tiến công của ta, vừa để lập thế, tạo thời, thực hiện cách đánh của CDPC. Nhờ có lực lượng BĐĐP tổ chức các hoạt động tác chiến ngăn chặn kịp thời các mũi tiến công, đánh địch rộng khắp trên toàn địa bàn chiến dịch, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó, cả phía trước, phía sau, bên sườn; cùng với đó, nghi binh, lừa địch vào những khu vực ta lựa chọn và chuẩn bị sẵn, tạo điều kiện cho BĐCL thực hiện đánh những trận then chốt (trận then chốt thứ nhất từ ngày 20 đến ngày 25-2, trận then chốt thứ 2 từ ngày 26-2 đến ngày 3-3) tiêu diệt, bẻ gãy từng mũi, từng cánh; nhất là trận then chốt quyết định (từ ngày 12 đến ngày 23-3) tiêu diệt tập đoàn chiến dịch chủ yếu của địch co cụm ở Bản Đông. Kết quả của Chiến dịch: ta đã tiêu diệt1, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của chúng, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược.
Trong CDPC Đường 9 – Nam Lào, ở khu vực diễn ra trận đánh then chốt quyết định (Bản Đông), lực lượng BĐĐP của Đoàn 559 đảm nhiệm chiến đấu tại chỗ đã đạt hiệu suất rất cao, nhất là đơn vị phòng không 12,7 ly được bố trí dày đánh không quân địch từ nhiều hướng, đã bắn rơi 250 chiếc máy bay lên thẳng (chiếm 50% số máy bay lên thẳng bị bắn rơi trong Chiến dịch), một phương tiện cơ động chủ yếu của địch trong cuộc hành quân. Còn ở khu vực phía Đông, lực lượng của B5 cũng liên tục tổ chức đánh địch, phục kích giao thông (đường bộ, đường sông), tập kích vào căn cứ hậu cần, sở chỉ huy, gây cho địch nhiều tổn thất về sinh lực và phương tiện, buộc chúng phải phân tán, tăng thêm lực lượng để giữ phía sau. Ở phía Tây, lực lượng ta và bạn Lào đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn thuộc GM-30, GM-33, buộc chúng phải rút chạy về Xa-ra-van và Đồng Hến… Nhờ đó, Binh đoàn 70, lực lượng nòng cốt của Chiến dịch đang bố trí ở nam Quân khu 4 để sẵn sàng đánh địch theo các phương án dự kiến, nhưng khi được lệnh cơ động vào khu vực địa bàn Chiến dịch (cũng là lúc địch đã vượt qua biên giới – Lao Bảo và chiếm các điểm cao) đã tổ chức hành quân kịp thời triển khai đội hình đánh nhiều trận ác liệt với lữ dù 3, liên đoàn 1 biệt động và tập kích quân địch khi chúng vừa đổ quân chiếm các điểm cao… Điều đó càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của BĐĐP trong việc tạo thế và lực cho chiến dịch. Vì vậy, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định: trong CDPC vấn đề tổ chức, sử dụng và phối hợp chặt chẽ giữa BĐCL với BĐĐP là một sự cần thiết, có tính tất yếu; hai lực lượng này luôn có mối quan hệ tác động qua lại, dựa vào nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau để phát huy sức mạnh và khả năng tác chiến của mỗi bên, nhằm hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của chiến dịch. Trong sự phối hợp đó, phải lấy lực lượng của BĐCL làm nòng cốt, đồng thời phát huy cao độ sức mạnh của BĐĐP.
Hai là, sự phối hợp tác chiến chặt chẽ phong phú, toàn diện không chỉ ở cấp độ chiến thuật, chiến dịch, mà có ý nghĩa chiến lược. Đó chính là sự kết hợp hai phương thức tiến hành chiến tranh của chiến tranh nhân dân trong phạm vi Chiến dịch, mà ở đây là CDPC. Chiến dịch đã giải quyết đúng đắn một loạt các mối quan hệ giữa đánh rộng khắp và đánh tập trung, đánh nhỏ, đánh vừa với đánh lớn, tiêu hao và tiêu diệt quân địch; kết hợp tốt các hình thức, biện pháp tác chiến chiến dịch với các hình thức chiến thuật; lấy tiến công, phản công là chủ yếu kết hợp với phòng ngự chiến thuật, chốt chặn, bao vây đột phá tiêu diệt địch với bảo vệ mục tiêu trọng yếu; tận dụng, khai thác và kết hợp hệ thống hậu cần – kỹ thuật, mạng đường giao thông, thông tin liên lạc tại chỗ có sẵn với chuẩn bị tích cực, trực tiếp của chiến dịch; phát huy thế mạnh và sở trường, khắc phục khó khăn của ta với hạn chế cái mạnh, khoét sâu điểm yếu, mâu thuẫn và khó khăn, sai lầm của địch… Đây là những vấn đề then chốt của nghệ thuật chiến dịch đã được vận dụng để giành thắng lợi trong Chiến dịch này.
Nhờ sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa BĐCL và BĐĐP trong suốt quá trình CDPC, nên Chiến dịch cũng đã giải quyết được các điều kiện và yêu cầu của cấp chiến lược đặt ra cho Chiến dịch, đó là: phải giành quyền chủ động, sớm phá vỡ ý định tiến công của địch, buộc chúng phải hành động theo cách đánh của ta. Ý định chiến dịch xác định ban đầu là không quyết chiến với địch từ Lao Bảo về phía Đông, mà tập trung lực lượng tiến hành những trận tiêu diệt lớn các cụm quân chủ yếu của địch trong khu vực từ biên giới ở Lao Bảo đến Bản Đông, chặn đứng chúng ở lòng chảo Bản Đông và kiên quyết không cho chúng vào Sê Pôn để bảo đảm tuyến vận chuyển chiến lược của ta không bị gián đoạn. Thực tế Chiến dịch đã diễn ra đúng như vậy. Còn phía địch, trong kế hoạch hành quân, phương án hành động của chúng là sử dụng sức mạnh tổng lực của bộ binh, xe tăng, máy bay… thực hành đánh nhanh, giải quyết nhanh, đánh áp đảo và đè bẹp BĐĐP của ta, đánh chiếm xong mục tiêu chiến dịch trước khi BĐCL ta đến khu giao chiến (địch dự kiến sau 15 ngày tiến công của chúng thì BĐCL ta mới đến được Đường số 9). Thế nhưng, thực tế đã không diễn ra theo dự tính của chúng, do lực lượng BĐĐP của ta chặn đánh địch rất mạnh và có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho BĐCL tổ chức hành quân, triển khai tiến công địch kịp thời, làm cho địch hoàn toàn bị động lúng túng đối phó.
Ba là, sự phối hợp tác chiến chặt chẽ đã gây cho địch những lúng túng, bất ngờ không những về không gian, thời gian, mà đội hình, thế trận và tổ chức hiệp đồng của chúng cũng bị phá vỡ. Địch bị chia cắt không những phía trước với phía sau, giữa các hướng, các mũi, giữa bộ binh với xe tăng, lực lượng tiến công đường bộ với lực lượng đổ bộ đường không, giữa quân ngụy Sài Gòn với quân ngụy Lào ở phía Tây với quân Mỹ ở phía Đông; không những vậy mà ta còn chặn đứng mọi khả năng chi viện, tiếp tế hậu cần, kỹ thuật và lực lượng kể cả bằng đường không – một trong những thế mạnh của chúng, cô lập từng bộ phận ở các khu vực khác nhau… Ta đã làm cho kế hoạch tác chiến của chúng bị đảo lộn, buộc phải đưa thê đội 2 vào chiến đấu sớm và chuyển hướng tiến công về phía Nam để mở đường lên Sê Pôn, nhưng chúng vẫn không thực hiện được một mục tiêu nào kể cả trong kế hoạch cũng như phương án bổ sung của cuộc hành quân.
Chính sự phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa BĐCL với BĐĐP theo một ý định và kế hoạch chiến dịch thống nhất từ cấp chiến dịch đến cấp chiến thuật, nên các lực lượng của ta trong CDPC Đường 9 – Nam Lào càng đánh càng mạnh, giành quyền chủ động nhanh, lần lượt bẻ gãy cánh Bắc, đánh thiệt hại cánh Nam, tiêu diệt quân địch trên hướng chủ yếu, kết thúc Chiến dịch thắng lợi. Ngược lại, địch đã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của ta ngay từ khi bắt đầu cuộc hành quân, vì thế mà lúng túng, mất dần quyền chủ động, rơi vào thế bị động chống đỡ, suy yếu và thất bại thảm hại.
Ngày nay, nếu chiến tranh xâm lược xảy ra đối với nước ta, địch sẽ mở các chiến dịch tiến công quy mô lớn, phạm vi rộng, thực hiện đánh ác liệt trong thời gian ngắn nhằm đạt được mục đích chính trị của cuộc chiến tranh. Do vậy, ngay trong thời bình, chúng ta phải tập trung đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trên từng địa bàn, từng hướng chiến lược; đồng thời, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển, để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của các lực lượng, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt đánh bại chiến dịch tiến công của chúng. Vì thế, cần tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, có cơ cấu cân đối, hợp lý; trong đó, tập trung xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; đồng thời, phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nền khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự hiện đại của chiến tranh nhân dân Việt Nam lên tầm cao mới. Cùng với đó, coi trọng tổ chức diễn tập các cấp, nhất là trên các địa bàn chiến lược, khu vực phòng thủ, nhằm nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng vũ trang địa phương với các đơn vị bộ đội chủ lực của các quân khu, Bộ trong các loại hình chiến dịch, trong đó có CDPC.
Bài học về sự phối hợp tác chiến giữa BĐCL với BĐĐP trong CDPC Đường 9 – Nam Lào vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Đại tá, PGS, TS. DƯƠNG ĐÌNH QUẢNG
Học viện Quốc phòng
__________Học viện Quốc phòng
1- Quân địch: chết và bị thương 20.850, bị bắt 1.142; bị diệt: 3 lữ đoàn, 5 tiểu đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, bị bắn rơi 556 máy bay, bị phá huỷ 43 tàu xuồng, xà lan, 1.138 xe cơ giới, 112 khẩu pháo, cối, 25 kho.
– Quân ta thu: 2 máy bay lên thẳng, 24 xe các loại, 57 khẩu pháo, 24 cối, 7 khẩu DKZ…
Sư đoàn 2 trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào (Kỳ 1)
Tháng Tư 3, 2011
Phản hồi đã bị khóa
QĐND – Sư đoàn 2 là đơn vị chủ lực của Quân khu 5, thường
xuyên chiến đấu trên chiến trường Khu 5. Tháng 6-1970, sư đoàn được cấp
trên giao nhiệm vụ củng cố lực lượng, xây dựng đơn vị, phối hợp với các
đơn vị tham gia chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào. Kỷ niệm 40
năm chiến thắng Đường 9-Nam Lào, viết lại hoạt động của Sư đoàn 2 trong
thời kỳ này để chúng ta thấy được tầm nhìn xa của Quân ủy Trung ương,
Bộ Tổng tư lệnh cũng như tinh thần, lòng dũng cảm, sự sáng tạo của cán
bộ, chiến sĩ sư đoàn.Kỳ I: Chuẩn bị cho trận đánh lớn
Ngay từ giữa năm 1970, phán đoán địch sẽ mở các cuộc hành quân lớn ra vùng Trung Lào, Hạ Lào, Ngã ba biên giới và Đông Bắc Cam-pu-chia, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo các chiến trường điều chỉnh lực lượng, xây dựng kế hoạch tác chiến, chuẩn bị vật chất, thiết bị chiến trường, phối hợp với bạn Lào sẵn sàng đánh địch.
Đang chiến đấu trên chiến trường Khu 5, ngày 10-6-1970, Sư đoàn 2 nhận lệnh hành quân ra bắc Đường 9 nhận nhiệm vụ mới. Một nhiệm vụ thật đột ngột khó tin. Sư đoàn 2 là đơn vị chủ lực của Quân khu 5, sao lại hành quân ra tận bắc Đường 9. Bộ Tư lệnh Sư đoàn cho rằng: Cơ yếu dịch điện nhầm nên điện hỏi lại Quân khu. Từ đầu dây bên kia, Tư lệnh Quân khu trả lời dứt khoát: “Đó là mệnh lệnh, hãy nghiêm chỉnh chấp hành. Không hỏi lại!”.
Cuối tháng 6-1970, sư đoàn bắt đầu hành quân. Trung đoàn 141 được điều về đội hình của sư đoàn, thay cho Trung đoàn 21 tiếp tục đứng chân chiến đấu ở Quảng Ngãi. Đến Binh trạm 61, sư đoàn được lệnh bàn giao lại toàn bộ vũ khí nặng và đạn dược, sau đó theo Đường 559 Tây Trường Sơn hành quân ra phía Bắc. Sau hơn một tháng hành quân, đến giữa tháng 8, toàn bộ sư đoàn đã tập kết ở vùng rừng núi bắc Đường 9, thuộc huyện Mường Phìn, tỉnh Khăm Muộn (Lào).
Hội nghị bàn và quyết định phương án tác chiến trong Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào. Ảnh tư liệu.
Tháng 9, sư đoàn được bổ sung quân số. Lớp chiến sĩ mới đợt này có
trình độ văn hóa cao, phần lớn tốt nghiệp phổ thông cấp 3, có nhiều đồng
chí là sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Các tiểu đoàn đã đủ quân
(hơn 500 quân), trung đoàn có hơn 2000 quân. Vũ khí, trang bị được
trang bị mới, đầy đủ và khá hiện đại.Thời gian này trên cương vị sư đoàn phó, tôi cùng một số cán bộ sư đoàn ra Bắc dự lớp tập huấn cán bộ quân khu, binh chủng, sư đoàn trong toàn quân do Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tổ chức. Ngày 24-8-1970, lớp tập huấn khai mạc. Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đến phát biểu chỉ đạo lớp tập huấn, xác định: Đợt tập huấn này phải xác định tư tưởng đánh tập trung, hợp đồng binh chủng; phải đánh lớn, thắng to, đánh tiêu diệt trung đoàn, chiến đoàn, sư đoàn địch…
Trong những ngày tôi đi tập huấn ở miền Bắc, Sư đoàn trưởng Hoàng Anh Tuấn cùng một số cán bộ từ đại đội trưởng trở lên đi trinh sát thực địa dọc tuyến Đường 9, từ Bản Đông đến Sê Pôn, Tha Mê… để nghiên cứu địa hình trên thực địa và lập phương án đánh địch theo kế hoạch của cấp trên. Đoàn cán bộ đối chiếu với bản đồ hầu hết các điểm cao, đồi trọc, khe suối trong khu vực; chọn khu vực đặt trận địa hỏa lực và đo đạc phần tử xạ kích cho các trận địa.
Cũng thời gian này, sư đoàn sôi nổi bước vào đợt huấn luyện quân sự, chính trị tương đối chính quy. Bộ Tổng tham mưu trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ đạo. Trường Sĩ quan Lục quân cử một đoàn cán bộ giúp sư đoàn tổ chức và thực hành huấn luyện. Một số đơn vị pháo binh, cao xạ, xe tăng cũng được lệnh của Bộ đến phối hợp tập luyện với sư đoàn. Đây là lần đầu tiên sư đoàn được huấn luyện chiến thuật, chiến dịch có hiệp đồng binh chủng, với vũ khí trang bị hiện đại. Một số cán bộ tiểu đoàn có tư tưởng cho rằng, ra Bắc là để nghỉ ngơi nên tổ chức huấn luyện còn đơn giản. Song cán bộ sư đoàn đã sớm kiểm tra, phát hiện và kiên quyết yêu cầu các đơn vị phải xây dựng bãi tập đúng yêu cầu, bảo đảm huấn luyện có chất lượng.
Trinh sát nghiên cứu địa hình và huấn luyện đơn vị là việc làm thường xuyên của bất kỳ người chỉ huy nào trong chiến trận, song đối với Sư đoàn 2 đợt này thực sự là đợt có ý nghĩa trước khi bước vào trận đánh lớn hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào.
Tháng 12-1970, đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Sư đoàn trưởng được điều động về làm Tham mưu trưởng Quân khu 5, tôi được trên đề bạt làm Sư đoàn trưởng. Trung đoàn 31 hành quân trở lại chiến trường Tây Nguyên. Ngày 21-1-1971, khi mà địch chưa mở cuộc hành quân thì Sư đoàn 2 nhận được lệnh của Bộ: “Triển khai đội hình chiến đấu, sẵn sàng đánh địch đổ bộ trong khu vực từ Bản Đông đến Sê Pôn. Nhiệm vụ của sư đoàn là diệt nhiều sinh lực địch, bắn rơi nhiều máy bay, bảo vệ vững chắc đường vận chuyển chiến lược…”.
Như vậy, trước khi tham gia trận đánh lớn, Sư đoàn 2 đã có sự chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt như: Được bổ sung quân số, trang bị; được huấn luyện về tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng; được nghiên cứu địa hình từ trước khi địch đến và hoàn toàn chủ động đón đánh cuộc tiến công của địch ở địa hình có lợi.
Qua việc Bộ chuẩn bị cho Sư đoàn 2 và sau này nghiên cứu, tôi càng thấy sự chủ động, tầm nhìn xa của Quân ủy Trung ương và Tổng Tư lệnh trong việc chuẩn bị cho chiến dịch Đường 9- Nam Lào cũng như cho việc tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng lớn của quân đội ta.
Đầu năm 1970, Bộ tổng Tham mưu dự kiến địch sẽ tiến công chia cắt chiến lược trên 3 hướng: Một là Đường 9-Nam Lào, cắt đoạn Bản Đông-Sê Pôn; hai là, phản công ra vùng Ngã ba biên giới và Hạ Lào; ba là, phản công sang Cam-pu-chia. Trong đó, Đường 9-Bản Đông-Sê Pôn là hướng chủ yếu, địch hy vọng cắt ta từ “cuống họng”, chặn nguồn chi viện tiếp tế từ “đầu nguồn”. Từ nhận định trên, trên hướng Đường 9-Nam Lào, Bộ Chính trị và Thường trực Quân ủy Trung ương xác định: Đây là địa bàn gần miền Bắc, có nhiều kho dự trữ chiến lược, ta có điều kiện phát huy sức mạnh của các đơn vị chủ lực, tập dượt chiến đấu hiệp đồng binh chủng và giao cho Bộ tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy, điều hành chiến dịch phản công với lực lượng binh chủng hợp thành nhằm giành thắng lợi lớn, đánh bại bước đầu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.
Do vậy, từ tháng 3-1970, Cục Tác chiến đã bắt tay vào chuẩn bị kế hoạch chiến dịch, chủ yếu là nhận định tình hình, dự kiến sử dụng lực lượng trên các hướng, chuẩn bị hậu cần-kỹ thuật. Tháng 10, hoàn thành tổ chức binh đoàn chiến dịch B70, gồm các sư đoàn: 308, 304, 320 và một số đơn vị binh chủng (đây là lần đầu tiên ta hình thành tổ chức binh đoàn chiến dịch, tương đương quân đoàn). Tiếp đó, Bộ đã cử đoàn cán bộ có các đồng chí: Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và đồng chí Hoàng Nghĩa Khánh, Cục phó Cục Tác chiến vào Bộ Tư lệnh 559 và một số đơn vị phía Nam để phổ biến ý định của Quân ủy Trung ương và công việc chuẩn bị chiến trường trên Đường 559, đồng thời trực tiếp thu thập các ý kiến từ chiến trường.
Tháng 11-1970, kế hoạch chiến dịch được Quân ủy Trung ương thông qua lần đầu, sau đó bổ sung và thông qua chính thức vào tháng 12-1970. Tiếp đó, Quân ủy quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch do đồng chí Tổng Tham mưu phó Lê Trọng Tấn làm tư lệnh, đồng chí Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Quang Đạo làm Chính ủy, đồng chí Cao Văn Khánh làm Phó tư lệnh chiến dịch, chỉ huy Binh đoàn 70.
Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: Đây là chiến dịch có ý nghĩa quyết định về chiến lược và do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp tổ chức và chỉ huy đầu tiên ở phía Nam nên nhất định phải đánh thắng; phải nhân cơ hội này mà rèn luyện bộ đội chủ lực trưởng thành lên một bước mới trong tác chiến tập trung đánh lớn, hiệp đồng binh chủng.
Về tổ chức lực lượng, Bộ Tổng Tham mưu xác định: Lực lượng ngăn chặn, tạo thế gồm Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 và các đơn vị tại chỗ của Đoàn 559; Cụm lực lượng trên hướng chủ yếu phía bắc gồm Binh đoàn 70 (thiếu) và phần lớn xe tăng, pháo binh chiến dịch; Cụm lực lượng trên hướng thứ yếu phía nam gồm: Sư đoàn 324 (thiếu), Sư đoàn 2 và một bộ phận pháo binh, xe tăng, phòng không chiến dịch; Lực lượng đánh địch ở phía sau gồm lực lượng tại chỗ của B5, một số tiểu đoàn đặc công Bộ, Trung đoàn pháo binh 84 và Trung đoàn 2 Sư đoàn 324; Lực lượng đánh địch trên hướng phối hợp ở phía tây có Trung đoàn 48 Sư đoàn 320 và lực lượng tại chỗ. Cho đến trước ngày địch mở cuộc hành quân lớn, mọi công tác chuẩn bị của ta từ cấp chiến lược đến các đơn vị đã cơ bản hoàn thành.
Trước giờ nổ súng chiến dịch, tôi nhận được điện trực tiếp của đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh bộ đội Trường Sơn hỏi về tình hình đạn dược, lương thực, thông tin đã bảo đảm chưa? Tôi vui mừng báo cáo: Bộ đội Trường Sơn đã bảo đảm cho sư đoàn đầy đủ. Nhất định chúng tôi sẽ đánh thắng! Bên kia đầu dây, giọng đồng chí Tư lệnh trầm ấm động viên: Phải kiên quyết chặn đứng, bao vây, tiêu diệt không cho địch có đường về! Chúc Sư đoàn 2 giành thắng lợi.
Ngày 31-1-1971, Mỹ và quân nguỵ Sài Gòn bắt đầu cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh ra Đường 9-Nam Lào. Chúng đã huy động một lực lượng khổng lồ gồm hơn 40.000 quân nguỵ Sài Gòn, hơn 6000 quân Mỹ, với một lực lượng không quân, xe tăng, thiết giáp, pháo binh yểm trợ(*), hùng hổ đổ quân đánh chiếm các điểm cao dọc theo Đường 9, hy vọng nhanh chóng đánh chiếm Sê Pôn, chiếm giữ Đường số 9 đoạn Bản Đông-Sê Pôn lập thành tuyến ngăn chặn cắt đôi Đông Dương, đe dọa miền Bắc Việt Nam, uy hiếp cách mạng Lào và bịt được ”con đường sống” của ta vào chiến trường miền Nam.
Tuy nhiên, địch không ngờ rằng chúng đang lọt vào thế trận đã giăng sẵn của ta. Các lực lượng tham gia chiến dịch được chuẩn bị kỹ càng đang chủ động chờ chúng “chui đầu vào rọ” để tổ chức những trận đánh lớn, mang tính quyết định.
Kỳ II: Đánh quỵ sư đoàn 1 ngụy
(*) Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch lúc cao nhất là 55.000 quân, gồm 15 trung đoàn bộ binh, 3 thiết đoàn thiết giáp, 578 xe tăng, xe bọc thép, 318 pháo, 700 máy bay các loại. Ngoài ra còn có hai binh đoàn quân nguỵ Lào.
Đại tá Phạm Hữu Thắng (Ghi theo lời kể của Thượng tướng Nguyễn Chơn).
Sư đoàn 2 trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào (Kỳ 2)
Tháng Tư 3, 2011
Phản hồi đã bị khóa
Kỳ II: Đánh quỵ sư đoàn 1 ngụy
QĐND – Sau khi triển khai chiếm lĩnh xong khu vực tập kết, ngày 8-2, được sự yểm trợ của hỏa lực Mỹ, 7 trung đoàn bộ binh, dù và thiết giáp ngụy hình thành 3 cánh quân vượt biên giới Việt-Lào. Cánh quân chủ yếu tiến theo Đường 9 lên Bản Đông. Hai cánh quân khác đổ bộ bằng máy bay lên thẳng chiếm một loạt các điểm cao ở Nam Bắc Đường 9, lập các căn cứ, hỏa lực bảo vệ sườn cho cánh quân chủ yếu. Trên khu vực phía Bắc Đường 9, tuy bị lực lượng tại chỗ, nhất là phòng không của ta đánh trả quyết liệt nhưng lữ đoàn 3 dù và liên đoàn biệt động 2 địch cũng đổ được quân xuống các điểm cao 500, 316, 655, 543, 456 lập các căn cứ hỏa lực. Trên khu vực phía Nam, sư đoàn 1 bộ binh địch (thiếu) chiếm khu vực Cô Bốc và các điểm cao 619, 537, 550, 532, 540. Quân ngụy Lào phối hợp hoạt động ở Tây Đường 9, đưa 2 binh đoàn (GM 30 và GM 339 gồm 9 tiểu đoàn) đánh ra khu vực Mường Pha Lan.
Ngay từ khi địch tiến công, Đoàn 559 đã tổ chức các chốt ngăn chặn ở Cô Bốc, Cô Rốc, các điểm cao 660, 723; Trung đoàn 24 tổ chức chốt ở điểm cao 351, cầu Cha Ky; Sư đoàn 308 tổ chức chốt ở điểm cao 311; lực lượng của B5 và đặc công hải quân đánh chìm 9 tàu chở vũ khí của địch ở Xuân Khánh, Vinh Quang, phục kích địch ở Bông Kho, Đầu Màu, tập kích địch ở Kế Sóc, Ba Lào… Tiếp đó, trên hướng chủ yếu Binh đoàn 70 đã phản công đánh tan cánh quân chủ yếu của địch ở phía Bắc Đường 9. Đặc biệt, từ ngày 19 đến 25-2, Trung đoàn bộ binh 64 cùng Trung đoàn pháo 45 và một đại đội xe tăng đã thực hiện thành công trận then chốt tiêu diệt căn cứ 31 của địch ở điểm cao 543, xóa sổ lữ đoàn 3 dù, bắt sống Đại tá Thọ và ban tham mưu lữ đoàn.
Bị chặn đánh cả ở phía trước, phía sau và 2 bên sườn, nhất là cánh quân phía Bắc Đường 9 bị tiêu diệt, địch đưa thê đội 2 vào chiến đấu, chuyển cánh quân phía Nam Đường 9 thành cánh quân chủ yếu tiến lên Sê Pôn. Ngày 4-3, sư đoàn 1 ngụy đổ quân xuống chiếm các cao điểm 660, 723, 748 làm bàn đạp chiếm Sê Pôn. Trong đó, Trung đoàn 1 ở điểm cao 723, Trung đoàn 2 và Trung đoàn 3 ở các điểm cao 660, 462 và 651.
Điểm cao 723 nằm trong dãy Phu Rệp, phía Nam Đường 9 và sông Sê Pôn, cách Lao Bảo khoảng 15km về phía Tây. Điểm cao nằm trên trục đường vận tải chiến lược 559, gần dốc Nguyễn Chí Thanh nổi tiếng mà các đơn vị hành quân bộ vào Nam đều phải đi qua. 723 là một điểm cao đột xuất, có thể khống chế từ Sê Pôn xuôi về phía Đông đến ngã tư Bản Đông.
Kế hoạch ban đầu đánh 723 là dùng sức mạnh hiệp đồng binh chủng của cả sư đoàn được hỏa lực của chiến dịch chi viện tiến công địch. Sau khi đi trinh sát, nghiên cứu lại, tôi thấy đánh theo phương án này có nhiều bất lợi. Địch ở trên cao, lại có hệ thống công sự, trận địa khá kiên cố nên ta tiến công sẽ rất khó khăn và tốn nhiều vật chất, lực lượng. Mặt khác, qua tin trinh sát tôi thấy địch đang muốn tiến về Sê Pôn, nên đề xuất phương án mới: Đánh ép mặt trước, buộc địch phải rời công sự, kéo về Sê Pôn; ta sẽ dùng 6 tiểu đoàn thực hiện bao vây, đón lõng dọc đường địch hành quân để đánh địch ngoài công sự, tiêu diệt toàn bộ trung đoàn địch. Phương án mới được Đảng ủy Sư đoàn và Bộ tư lệnh chiến dịch chấp nhận.
Thực hiện theo phương án trên, Sư đoàn 2 sử dụng Tiểu đoàn 10 đặc công và Tiểu đoàn 15 công binh đón lõng ở phía Đông Bắc điểm cao 723. Trung đoàn 141 vây lấn từ phía Nam lên. Trung đoàn Ba Gia (được tăng cường Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48) vây lấn từ phía Tây và Tây Nam. Hai trung đoàn này sẵn sàng cơ động lực lượng tiêu diệt địch trong khu vực dự kiến ở thung lũng phía Đông Bắc điểm cao 723.
Đêm 8-3-1971, các lực lượng bao vây, đón lõng bắt đầu triển khai chiếm lĩnh trận địa. Sau khi hình thành thế bao vây, Sư đoàn tăng sức ép cả bằng hỏa lực và xung lực đối với trung đoàn 1 ngụy, đồng thời khống chế chặt chẽ đường không, cắt tiếp tế của địch cho 723. Trong các ngày 13, 14, 15 tháng 3, các loại hỏa lực của ta từ cối 82mm, ĐKZ 75, pháo Đ74, cối 160… liên tục bắn vào 723. Pháo phòng không của Sư đoàn và chiến dịch cắt đứt đường không, không một máy bay trực thăng nào của địch tới được 723. Ngày 15-3, phát hiện địch có triệu chứng rút quân. Ngay trong đêm 15, tôi triệu tập Thường vụ Đảng ủy hạ quyết tâm diệt trung đoàn 1 ngụy, đồng thời lệnh cho Tiểu đoàn 15 công binh nới vây để địch rút về Sê Pôn, đôn đốc các đơn vị bao vây đón lõng nắm chắc địch, không được bỏ lỡ thời cơ diệt địch.
Vòng vây nới lỏng, sáng 16-3 địch bắt đầu rút khỏi 723 theo hướng Tây-Bắc lên Sê Pôn. Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 141 được lệnh lên chiếm lĩnh 723 để đánh vào phía sau địch. Pháo binh được lệnh bắn chặn các ngả đường buộc địch phải dồn vào khu vực ta có lực lượng đón sẵn. Theo kế hoạch, đợt bắn phá này pháo chiến dịch chỉ bắn 500 quả. Song trước thời cơ diệt gọn cả trung đoàn địch, Sư đoàn đã đề nghị bắn 1000 quả và được chấp nhận nên mật độ pháo khá lớn, quân địch buộc phải đi vào các khu vực sư đoàn đã dự kiến. Khi pháo ngừng bắn, các tiểu đoàn bộ binh được lệnh đồng loạt bám sát địch, thực hành tiến công, chia cắt để tiêu diệt từng cụm địch.
Quân địch thoát ly công sự, lại bị ta tiến công từ cả bên sườn phía sau nên hoang mang ngay từ đầu. Máy bay địch liều mạng vượt qua lưới lửa phòng không của ta đến ném bom chi viện cho bộ binh. Bom na-pan, bom phá, bom sát thương nổ dữ dội. Cả khu rừng khói bụi, lửa cháy mù mịt, song bộ đội vẫn dũng cảm bao vây, chia cắt tiêu diệt từng cụm quân địch. Đến 11 giờ ngày 16-3, vòng vây của ta đã xiết chặt và tiểu đoàn 1 của địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn, các tiểu đoàn khác của trung đoàn 1 ngụy ở vào tình trạng hoang mang dao động, tinh thần rệu rã.
Để vừa tiêu diệt được toàn bộ trung đoàn 1, vừa không để trung đoàn 2 ngụy đang ở cao điểm 660 có cơ hội chạy thoát, Thường vụ Sư đoàn đã táo bạo quyết định đưa một phần lực lượng sang vây ép 660, lực lượng còn lại nhanh chóng tiêu diệt trung đoàn 1 ngụy rồi chuyển sang cùng các đơn vị vây ép, tiêu diệt địch ở cao điểm 660.
Các đơn vị đã nghiêm chỉnh thực hiện quyết định mới của Sư đoàn. Trung đoàn 141, Tiểu đoàn 40 của Trung đoàn Ba Gia cùng các tiểu đoàn đặc công, công binh xốc lại lực lượng, áp sát đội hình địch, tiến công mãnh liệt vào các cụm quân địch còn lại dưới chân 723. Cùng lúc, Trung đoàn Ba Gia (thiếu Tiểu đoàn 40) cùng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 và một bộ phận hỏa lực nhanh chóng vận động sang vây ép trung đoàn 2 ngụy ở điểm cao 660.
14 giờ ngày 16-3, trận chiến đấu ở khu vực 723 tiếp tục. Bộ đội ta từ các hướng xung phong mãnh liệt tiêu diệt trung đoàn 1 ngụy. Từ phía Tây, Trung đoàn 141 đánh xuống. Từ hướng Đông Bắc, Tiểu đoàn 40 Trung đoàn Ba Gia đánh vào. Từ hướng Đông – Nam, Tiểu đoàn Đặc công và Tiểu đoàn 15 công binh đánh thốc lên. Trước sức tiến công liên tục của bộ đội ta, trung đoàn 1 ngụy dần tan rã hoàn toàn và bị tiêu diệt. 10 giờ 30 phút ngày 17-3, sở chỉ huy trung đoàn 1 bị tiêu diệt, đại tá trung đoàn trưởng đã bị bắn chết từ trước đó, trận đánh ở khu vực 723 kết thúc. Ta diệt và bắt sống 1.700 tên, bắn rơi nhiều máy bay, thu hàng trăm vũ khí và nhiều phương tiện, quân trang, quân dụng.
723 bị diệt làm binh lính trung đoàn 2 ngụy ở 660 hết sức hoang mang. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt bọn cầm đầu cuộc hành quân của Mỹ ngụy cho trung đoàn 2 tháo chạy. Song quyết định tháo chạy của địch đã quá muộn. Trung đoàn Ba Gia đã cố gắng vượt bậc, vượt qua bom đạn và sự mệt nhọc, chạy thi với thời gian, đến được 660 và xiết chặt vòng vây trước khi quân địch nhận được lệnh tháo chạy. Cả trung đoàn địch cố tìm đường chạy nhưng đến đâu cũng gặp các chiến sĩ của Trung đoàn Ba Gia chặn đánh. Đêm 20-3, sau khi hội ý với Chính ủy Nguyễn Tá, Trung đoàn trưởng Trần Quang Lập quyết định đưa Tiểu đoàn 40 vừa mới từ 723 về, phối hợp với Đại đội 7, Tiểu đoàn 60 hình thành hai mũi tiến công vào cụm quân địch. 3 giờ 30 phút ngày 21-3, trận tiến công dứt điểm trung đoàn 2 ngụy bắt đầu. Sau một loạt pháo chuẩn bị, bộ đội ta đồng loạt xung phong. Tiểu đội trưởng Nguyễn Ngọc Lũy cùng tiểu đội đánh thốc ngang đội hình địch, diệt và bắt 50 tên. Mũi tiến khác, có sự tham gia của Nguyễn Khắc Hoàng, trận đầu ở 723 đã diệt 16 tên, trận này lại cùng đồng đội đánh thẳng vào sở chỉ huy tiểu đoàn địch, bắt sống tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Nguyễn Xuân Huy. Ngày 21-3, sau hơn ba ngày chiến đấu liên tục Trung đoàn Ba Gia gần như xóa sổ trung đoàn 2 ngụy, diệt và bắt sống gần 1.300 tên, thu 4 khẩu pháo 105mm, 54 máy PRC 25, bắn rơi 36 máy bay.
Ngày 23-3-1971, sau khi giải phóng bản Đông, chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào kết thúc. Trong chiến dịch, Sư đoàn 2 đã đánh thắng hai trận lớn, tiêu diệt trung đoàn 1 và đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2, như vậy, đã đánh quỵ sư đoàn 1 ngụy. Chiến công của Sư đoàn đánh dấu một bước tiến bộ mới rất quan trọng của Sư đoàn và góp phần rất xứng đáng vào thắng lợi rất to lớn của chiến dịch lịch sử Đường 9 – Nam Lào mùa Xuân năm 1971.
Đại tá Phạm Hữu Thắng (Ghi theo lời kể của Thượng tướng NGUYỄN CHƠN)
Kỳ 1: Sư đoàn 2 trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào
QĐND – Sau khi triển khai chiếm lĩnh xong khu vực tập kết, ngày 8-2, được sự yểm trợ của hỏa lực Mỹ, 7 trung đoàn bộ binh, dù và thiết giáp ngụy hình thành 3 cánh quân vượt biên giới Việt-Lào. Cánh quân chủ yếu tiến theo Đường 9 lên Bản Đông. Hai cánh quân khác đổ bộ bằng máy bay lên thẳng chiếm một loạt các điểm cao ở Nam Bắc Đường 9, lập các căn cứ, hỏa lực bảo vệ sườn cho cánh quân chủ yếu. Trên khu vực phía Bắc Đường 9, tuy bị lực lượng tại chỗ, nhất là phòng không của ta đánh trả quyết liệt nhưng lữ đoàn 3 dù và liên đoàn biệt động 2 địch cũng đổ được quân xuống các điểm cao 500, 316, 655, 543, 456 lập các căn cứ hỏa lực. Trên khu vực phía Nam, sư đoàn 1 bộ binh địch (thiếu) chiếm khu vực Cô Bốc và các điểm cao 619, 537, 550, 532, 540. Quân ngụy Lào phối hợp hoạt động ở Tây Đường 9, đưa 2 binh đoàn (GM 30 và GM 339 gồm 9 tiểu đoàn) đánh ra khu vực Mường Pha Lan.
Ngay từ khi địch tiến công, Đoàn 559 đã tổ chức các chốt ngăn chặn ở Cô Bốc, Cô Rốc, các điểm cao 660, 723; Trung đoàn 24 tổ chức chốt ở điểm cao 351, cầu Cha Ky; Sư đoàn 308 tổ chức chốt ở điểm cao 311; lực lượng của B5 và đặc công hải quân đánh chìm 9 tàu chở vũ khí của địch ở Xuân Khánh, Vinh Quang, phục kích địch ở Bông Kho, Đầu Màu, tập kích địch ở Kế Sóc, Ba Lào… Tiếp đó, trên hướng chủ yếu Binh đoàn 70 đã phản công đánh tan cánh quân chủ yếu của địch ở phía Bắc Đường 9. Đặc biệt, từ ngày 19 đến 25-2, Trung đoàn bộ binh 64 cùng Trung đoàn pháo 45 và một đại đội xe tăng đã thực hiện thành công trận then chốt tiêu diệt căn cứ 31 của địch ở điểm cao 543, xóa sổ lữ đoàn 3 dù, bắt sống Đại tá Thọ và ban tham mưu lữ đoàn.
Bị chặn đánh cả ở phía trước, phía sau và 2 bên sườn, nhất là cánh quân phía Bắc Đường 9 bị tiêu diệt, địch đưa thê đội 2 vào chiến đấu, chuyển cánh quân phía Nam Đường 9 thành cánh quân chủ yếu tiến lên Sê Pôn. Ngày 4-3, sư đoàn 1 ngụy đổ quân xuống chiếm các cao điểm 660, 723, 748 làm bàn đạp chiếm Sê Pôn. Trong đó, Trung đoàn 1 ở điểm cao 723, Trung đoàn 2 và Trung đoàn 3 ở các điểm cao 660, 462 và 651.
Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy mặt trận Đường 9 – Nam Lào xem xét phương án tác chiến. Ảnh tư liệu.
Quyết tâm bẻ gãy cánh quân phía Nam, tiêu diệt sư đoàn 1 địch, không
cho chúng tiến lên Sê Pôn, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định giao nhiệm
vụ cho Sư đoàn 2 (thiếu Trung đoàn 31) được tăng cường 1 tiểu đoàn
(Trung đoàn 48, Sư đoàn 320), Trung đoàn pháo binh 368 thực hiện trận
then chốt tiêu diệt trung đoàn 1 ngụy ở điểm cao 723, tiếp theo là trung
đoàn 2 ở các điểm cao 660, 462.Điểm cao 723 nằm trong dãy Phu Rệp, phía Nam Đường 9 và sông Sê Pôn, cách Lao Bảo khoảng 15km về phía Tây. Điểm cao nằm trên trục đường vận tải chiến lược 559, gần dốc Nguyễn Chí Thanh nổi tiếng mà các đơn vị hành quân bộ vào Nam đều phải đi qua. 723 là một điểm cao đột xuất, có thể khống chế từ Sê Pôn xuôi về phía Đông đến ngã tư Bản Đông.
Kế hoạch ban đầu đánh 723 là dùng sức mạnh hiệp đồng binh chủng của cả sư đoàn được hỏa lực của chiến dịch chi viện tiến công địch. Sau khi đi trinh sát, nghiên cứu lại, tôi thấy đánh theo phương án này có nhiều bất lợi. Địch ở trên cao, lại có hệ thống công sự, trận địa khá kiên cố nên ta tiến công sẽ rất khó khăn và tốn nhiều vật chất, lực lượng. Mặt khác, qua tin trinh sát tôi thấy địch đang muốn tiến về Sê Pôn, nên đề xuất phương án mới: Đánh ép mặt trước, buộc địch phải rời công sự, kéo về Sê Pôn; ta sẽ dùng 6 tiểu đoàn thực hiện bao vây, đón lõng dọc đường địch hành quân để đánh địch ngoài công sự, tiêu diệt toàn bộ trung đoàn địch. Phương án mới được Đảng ủy Sư đoàn và Bộ tư lệnh chiến dịch chấp nhận.
Thực hiện theo phương án trên, Sư đoàn 2 sử dụng Tiểu đoàn 10 đặc công và Tiểu đoàn 15 công binh đón lõng ở phía Đông Bắc điểm cao 723. Trung đoàn 141 vây lấn từ phía Nam lên. Trung đoàn Ba Gia (được tăng cường Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48) vây lấn từ phía Tây và Tây Nam. Hai trung đoàn này sẵn sàng cơ động lực lượng tiêu diệt địch trong khu vực dự kiến ở thung lũng phía Đông Bắc điểm cao 723.
Đêm 8-3-1971, các lực lượng bao vây, đón lõng bắt đầu triển khai chiếm lĩnh trận địa. Sau khi hình thành thế bao vây, Sư đoàn tăng sức ép cả bằng hỏa lực và xung lực đối với trung đoàn 1 ngụy, đồng thời khống chế chặt chẽ đường không, cắt tiếp tế của địch cho 723. Trong các ngày 13, 14, 15 tháng 3, các loại hỏa lực của ta từ cối 82mm, ĐKZ 75, pháo Đ74, cối 160… liên tục bắn vào 723. Pháo phòng không của Sư đoàn và chiến dịch cắt đứt đường không, không một máy bay trực thăng nào của địch tới được 723. Ngày 15-3, phát hiện địch có triệu chứng rút quân. Ngay trong đêm 15, tôi triệu tập Thường vụ Đảng ủy hạ quyết tâm diệt trung đoàn 1 ngụy, đồng thời lệnh cho Tiểu đoàn 15 công binh nới vây để địch rút về Sê Pôn, đôn đốc các đơn vị bao vây đón lõng nắm chắc địch, không được bỏ lỡ thời cơ diệt địch.
Vòng vây nới lỏng, sáng 16-3 địch bắt đầu rút khỏi 723 theo hướng Tây-Bắc lên Sê Pôn. Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 141 được lệnh lên chiếm lĩnh 723 để đánh vào phía sau địch. Pháo binh được lệnh bắn chặn các ngả đường buộc địch phải dồn vào khu vực ta có lực lượng đón sẵn. Theo kế hoạch, đợt bắn phá này pháo chiến dịch chỉ bắn 500 quả. Song trước thời cơ diệt gọn cả trung đoàn địch, Sư đoàn đã đề nghị bắn 1000 quả và được chấp nhận nên mật độ pháo khá lớn, quân địch buộc phải đi vào các khu vực sư đoàn đã dự kiến. Khi pháo ngừng bắn, các tiểu đoàn bộ binh được lệnh đồng loạt bám sát địch, thực hành tiến công, chia cắt để tiêu diệt từng cụm địch.
Quân địch thoát ly công sự, lại bị ta tiến công từ cả bên sườn phía sau nên hoang mang ngay từ đầu. Máy bay địch liều mạng vượt qua lưới lửa phòng không của ta đến ném bom chi viện cho bộ binh. Bom na-pan, bom phá, bom sát thương nổ dữ dội. Cả khu rừng khói bụi, lửa cháy mù mịt, song bộ đội vẫn dũng cảm bao vây, chia cắt tiêu diệt từng cụm quân địch. Đến 11 giờ ngày 16-3, vòng vây của ta đã xiết chặt và tiểu đoàn 1 của địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn, các tiểu đoàn khác của trung đoàn 1 ngụy ở vào tình trạng hoang mang dao động, tinh thần rệu rã.
Để vừa tiêu diệt được toàn bộ trung đoàn 1, vừa không để trung đoàn 2 ngụy đang ở cao điểm 660 có cơ hội chạy thoát, Thường vụ Sư đoàn đã táo bạo quyết định đưa một phần lực lượng sang vây ép 660, lực lượng còn lại nhanh chóng tiêu diệt trung đoàn 1 ngụy rồi chuyển sang cùng các đơn vị vây ép, tiêu diệt địch ở cao điểm 660.
Các đơn vị đã nghiêm chỉnh thực hiện quyết định mới của Sư đoàn. Trung đoàn 141, Tiểu đoàn 40 của Trung đoàn Ba Gia cùng các tiểu đoàn đặc công, công binh xốc lại lực lượng, áp sát đội hình địch, tiến công mãnh liệt vào các cụm quân địch còn lại dưới chân 723. Cùng lúc, Trung đoàn Ba Gia (thiếu Tiểu đoàn 40) cùng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 và một bộ phận hỏa lực nhanh chóng vận động sang vây ép trung đoàn 2 ngụy ở điểm cao 660.
14 giờ ngày 16-3, trận chiến đấu ở khu vực 723 tiếp tục. Bộ đội ta từ các hướng xung phong mãnh liệt tiêu diệt trung đoàn 1 ngụy. Từ phía Tây, Trung đoàn 141 đánh xuống. Từ hướng Đông Bắc, Tiểu đoàn 40 Trung đoàn Ba Gia đánh vào. Từ hướng Đông – Nam, Tiểu đoàn Đặc công và Tiểu đoàn 15 công binh đánh thốc lên. Trước sức tiến công liên tục của bộ đội ta, trung đoàn 1 ngụy dần tan rã hoàn toàn và bị tiêu diệt. 10 giờ 30 phút ngày 17-3, sở chỉ huy trung đoàn 1 bị tiêu diệt, đại tá trung đoàn trưởng đã bị bắn chết từ trước đó, trận đánh ở khu vực 723 kết thúc. Ta diệt và bắt sống 1.700 tên, bắn rơi nhiều máy bay, thu hàng trăm vũ khí và nhiều phương tiện, quân trang, quân dụng.
723 bị diệt làm binh lính trung đoàn 2 ngụy ở 660 hết sức hoang mang. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt bọn cầm đầu cuộc hành quân của Mỹ ngụy cho trung đoàn 2 tháo chạy. Song quyết định tháo chạy của địch đã quá muộn. Trung đoàn Ba Gia đã cố gắng vượt bậc, vượt qua bom đạn và sự mệt nhọc, chạy thi với thời gian, đến được 660 và xiết chặt vòng vây trước khi quân địch nhận được lệnh tháo chạy. Cả trung đoàn địch cố tìm đường chạy nhưng đến đâu cũng gặp các chiến sĩ của Trung đoàn Ba Gia chặn đánh. Đêm 20-3, sau khi hội ý với Chính ủy Nguyễn Tá, Trung đoàn trưởng Trần Quang Lập quyết định đưa Tiểu đoàn 40 vừa mới từ 723 về, phối hợp với Đại đội 7, Tiểu đoàn 60 hình thành hai mũi tiến công vào cụm quân địch. 3 giờ 30 phút ngày 21-3, trận tiến công dứt điểm trung đoàn 2 ngụy bắt đầu. Sau một loạt pháo chuẩn bị, bộ đội ta đồng loạt xung phong. Tiểu đội trưởng Nguyễn Ngọc Lũy cùng tiểu đội đánh thốc ngang đội hình địch, diệt và bắt 50 tên. Mũi tiến khác, có sự tham gia của Nguyễn Khắc Hoàng, trận đầu ở 723 đã diệt 16 tên, trận này lại cùng đồng đội đánh thẳng vào sở chỉ huy tiểu đoàn địch, bắt sống tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Nguyễn Xuân Huy. Ngày 21-3, sau hơn ba ngày chiến đấu liên tục Trung đoàn Ba Gia gần như xóa sổ trung đoàn 2 ngụy, diệt và bắt sống gần 1.300 tên, thu 4 khẩu pháo 105mm, 54 máy PRC 25, bắn rơi 36 máy bay.
Ngày 23-3-1971, sau khi giải phóng bản Đông, chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào kết thúc. Trong chiến dịch, Sư đoàn 2 đã đánh thắng hai trận lớn, tiêu diệt trung đoàn 1 và đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2, như vậy, đã đánh quỵ sư đoàn 1 ngụy. Chiến công của Sư đoàn đánh dấu một bước tiến bộ mới rất quan trọng của Sư đoàn và góp phần rất xứng đáng vào thắng lợi rất to lớn của chiến dịch lịch sử Đường 9 – Nam Lào mùa Xuân năm 1971.
Đại tá Phạm Hữu Thắng (Ghi theo lời kể của Thượng tướng NGUYỄN CHƠN)
Kỳ 1: Sư đoàn 2 trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào
software-cuộc hành quân lam sơn 719- hạ lào 1971
Trận đánh ác liệt mở màn chiến dịch Đường 9 - Nam Lào
… ĐẾN TIÊU DIỆT TRUNG ĐOÀN 2 SƯ ĐOÀN 1 NGỤY
Trích từ cuốn hồi ký " Chỉ có một con đường " của Trung tướng Nguyễn Huy Chương
Điểm cao 660 nằm phía nam điểm cao 723, ở phía đông đường ống dẫn dầu và đường Nava -con đường mang tên của một tên tướng Pháp khi xâm lược Đông Dương. Con đường này cách Bản Đông 4km.
Sau khi trung đoàn 2 sư đoàn 1 bỏ điểm cao 748 trên dãy Phú Rệp chạy về điểm cao 660, cả trung đoàn 2 sư đoàn 1 của ngụy đều chiếm giữ dãy núi Phu-ra-teng, trong đó có tiểu đoàn 2 ở điểm cao 660, tiểu đoàn 3 ở điểm cao 654, tiểu đoàn 4 ở Phu-ra-teng. Riêng tiểu đoàn 1 và trung đoàn bộ, trung đoàn 2 ở điểm cao 462. Quân số theo biên chế mỗi tiểu đoàn có 490 tên. Trong suốt quá trình đổ quân càn quét ở đường 9 - Nam Lào hơn một tháng qua chúng đã bị đánh diệt, tiêu hao, mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng 400 tên. Chúng co lại thành 3 cụm: Đồi Yên Ngựa, điểm cao 651, và 660. Tại đây, trung đoàn 2 ngụy được máy bay phản lực ném bom yểm trợ vòng ngoài, trên điểm cao 660, quân ngụy phân tán rút lẻ tẻ.
Về phía sư đoàn 2, Quân khu 5, sau khi cho 2 tiểu đoàn 60 và 90, trung đoàn 1 và các đơn vị pháo, cối phối thuộc bôn tập, cơ động chiến đấu, liên tục quần lộn với địch trên đường đến điểm cao 660. Địa hình trên đường đến điểm cao 600 dốc đứng, trơn trợt khó đi, cứ 15’ một lần, B52 rải bom ngăn chặn, có lúc đội hình trung đoàn 1 và các đơn vị phối thuộc vừa qua khỏi chừng 100m thì bom địch ầm ầm nổ phía sau. Có lúc đội hình vừa dừng lại nghỉ chân thì bom nổ trước mặt. Nắm chắc quy luật đánh chặn của địch, trung đoàn 1, đã tránh được không để B52 đánh trúng đội hình.
11 giờ trưa ngày 17/3/1971, bna chỉ huy trung đoàn 1, nhận được tin sư đoàn thông báo: “Toàn bộ trung đoàn 1 ngụy phòng thủ ở điểm cao 723 đã bị tiêu diệt”. Chiến công đó càng thôi thúc trách nhiệm của trung đoàn, đôi chân cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 1 lại săn dòn trên đường bôn tập, vượt qua những hố bom B52, những đoạn đường rừng cây gãy đổ ngổn ngang, hết qua suối lại trèo dốc, leo đèo. Tình thương yêu đồng đội, tình “huynh đệ chi binh” đã dìu dắt nhau vượt qua hiểm nguy, gian khổ mong sớm tiếp cận, xác định địa hình, nghiên cứu trận địa của địch trên điểm cao 660. Tất cả đã được tiến hành trong bóng đêm. Người đi sau, bám theo người đi trước từ ánh sáng của chiếc lá phát quang gắn trên vành mũ tai bèo. Các mũi quân của trung đoàn đã bí mật hoàn thành công tác xâm nhập, nghiên cứu vị trí đóng quân của địch trên điểm cao 660. 3 giờ đêm ngày 18/3, các đơn vị tấn công điểm cao 660 được lệnh áp sát mục tiêu. Quân địch không hề hay biết.
Trưa ngày 18/.3, tiểu đoàn 3 ngụy ở điểm cao 651 Phu-ra-teng kéo xuống phía đông chân điểm cao 660, theo đường Nava để chạy về điểm cao 462, chỉ huy sở của trung đoàn 2 và tiểu đoàn 1 ngụy. Bộ phận đi đầu của chúng vừa đến ngã tư đường ống dẫn dầu, thì từ các trận địa bố trí sẵn, các chiến sĩ của đại đội 6, tiểu đoàn 60 và đại đội 10, tiểu đoàn 90 bất ngờ nổ súng. Một lần nữa các chiến sĩ của sư đoàn lại vượt lên trước quân thù trong cuộc đấu trí và đấu lực căng thẳng. Bị đánh bất ngờ, hàng ngũ quân địch trở nên hỗn loạn. Nhiều tên địch chết gục tại chỗ. Số sống sót hốt hoảng chạy ngược trở lại và nhập vào 3 cụm lớn ở sườn phía đông điểm cao 660, 651 đông bắc Phu-ra-teng.
13 giờ ngày 19/3, nhận lệnh của sư đoàn, trung đoàn 1 tập trung pháo cối, bắn mạnh lên điểm cao 651 và 660, đội hình quân địch ở đây bị pháo ta đánh rã từng mảng. Sau khi pháo kích, từng bộ phận nhỏ của trung đoàn tiếp cận tiến lên điểm cao 660 đánh tràn xuống, một lần nữa quân địch bị ép dồn xuống chân đồi. Quân ta được lệnh mở rộng vòng vây hướng đường 35 cho địch dồn về điểm cao 462, chờ trực thăng hốt chạy Khi máy bay lên thẳng bay rà lên đỉnh cao 462, trong lúc đó trận địa 12,7mm và hỏa khí bộ binh của quân ta kiểm soát chặt từng vùng trời trên mặt đồi, diệt cắt bọn máy bay lên thẳng không cho chúng hạ cánh bốc quân. Bọn trực thăng liều lĩnh hạ cánh, bọn địch vừa bám máy bay thì quân ta nổ súng. Mũi quân của tiểu đoàn 60 trung đoàn 1, thọc thẳng vào phía tây Phu-ra-teng, đánh lên đồi Yên Ngựa, cắt lực lượng địch ra và đẩy chúng xuống cân đồi 660, tạo thế cho trận địa đón lõng của tiểu đoàn 90 trung đoàn 1, tiêu diệt chúng.
Cuộc hành quân đánh phá đường 9 - Nam Lào đẩy tham vọng của Mĩ - ngụy vào thế khố khốn đốn. Cụm quân địch ở Bản Đông bị bao vây. Đường 9 bị cắt đứt nhiều đoạn. Cánh quân phía nam bị đánh tan tác. Dù muốn dù không, chúng cũng phải rút chạy và bằng mọi chác rút chạy nhanh khỏi sự sa lầy bi thảm. Đây là thời cơ thuận lợi để tiêu diệt lớn sinh lực địch và phải đánh nhanh, nếu không chúng sẽ tháo chạy. Đêm 19/3, Thường vụ Đảng ủy sư đoàn họp nhận định tình hình thế trận và đi đến quyết định:
- Tập trung hỏa lực bắn phá sát thương lớn quân địch ở điểm cao 660, 651, Phu-ra-teng, đồng thời mở rộng vòng vây nhử địch xuống tung lũng để dứt điểm.
- Tích cực bắn máy bay, không cho địch tháo chạy bằng đường không, đồng thời tổ chức trận địa phục kích bí mật dọc bờ sông Sêpon, đề phòng địch bất ngờ cho máy bay xuống bốc đồng bọn ở hướng này.
Trong
tình thế bị bao vây 4 mặt, mở sáng ngày 20/3, tàn quân địch lại mở đường máu
tháo chạy. Cụm quân địch ở điểm cao 651 vưa tuột xuống đến gần chân đốc, liền
bị đại đội 11, tiểu đoàn 90 của ta chặn đánh, 2 đại đội của tiểu đoàn 5 quận
ngụy bị diệt, số còn lại lủi vào trong rừng trốn thoát. Bọn địch ở 660 và
Phu-ra-teng tháo chạy về phía đông bắc liền bị đại đội 7, của tiểu đoàn 60 chặn
đánh. Không chạy thoát được, cả bọn liền lùi lại và đóng thành một cụm lớn ở
sườn đông Phu-ra-teng. Pháo binh ta liên tục bắn phá sở chỉ huy trung đoàn 2
ngụy ở điểm cao 462. Trận địa pháo của quân địch hoàn toàn bị tê liệt. Quân
địch hết đường tháo chạy, vội vã cụm lại và tung hỏa mù phân tuyến cho phi cơ đánh
bom. Tiếng nổ của bom liên hồi, trận địa mịt mù khói lửa. Đại đội còn lại của
tiểu đoàn 5, trung đoàn 2 ngụy thừa cơ vượt khỏ vòng vây chạy đến đường Nava.
Trực thăng địch hạ cánh bốc chúng chạy trốn, cùng lúc đó, máy bay lên thẳng
cũng hạ cánh xuống điểm cao 462 để cứu thoát bọn chỉ huy trung đoàn 2 ngụy.
Quyết không cho địch trốn thoát. Từ khắp các sườn đồi, khe suối tất cả các cỡ
súng của ta tập trung bắn mạnh vào các tốp máy bay lên thẳng của địch. Một số
chiếc liều lĩnh sà xuống cách mặt đất chừng 5, 6m, quăng thang dây cho đồng bọn
leo lên. Bọn chúng chưa kịp bám vào thang máy bay, thì máy bay đã bị trúng đạn
lao luôn xuống đất.
Đêm 20/3, sau khi hội ý với Chính ủy trung đoàn Nguyễn Tá và Trung đoàn trưởng Trần Quang Lập, sư đoàn quyết định đưa tiểu đoàn 40 vừa mới từ điểm cao 723 về, phối hợp với đại đội 7, tiểu đoàn 60 hình thành 2 mũi tiến công vào các cụm quân địch. Lực lượng còn lại đón lõng tiêu diệt những toán quân địch trên đường tháo chạy.
3 giờ 30’ ngày 21/3/1971, trận tiến công dứt diểm trung đoàn 2 bắt đầu. Sau một loạt pháo chuẩn bị, bộ đội ta đồng loạt xung phong. Tiểu đội trưởng Nguyễn Ngọc Lũy, dẫn đầu tiểu đội đánh thốc vào đội hình quân địch diệt và bắt 50 tên. Riêng Lũy bắt 17 tên. Ở mũi tiến công khác, tân binh Nguyễn Khắc Hoàng, trận đầu ở điểm cao 723 đã lập công xuất sắc, diệt 16 tên ngụy. Trong trận này, Hoàng đã cùng đồng đội đánh thẳng vào sở chỉ huy tiểu đoàn địch. Phát hiện một tên ngụy to béo trong hang đá chạy ra, Hoàng liền đuổi theo, mưu trí và dũng cảm bắt sống được đối phương. Đó chính là tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 ngụy Nguyễn Xuân Huế, tên sĩ quan này vừa được bọn chỉ huy cuộc càn thăng cấp tại trận, từ thiếu tá lên trung tá do hung hăng đọ sức với quân ta (tên Huế) bị trung đoàn Ba Gia bắt sống và phóng thích trong chiến dịch đánh địch ở Sơn Tịnh năm 1965 (lúc đó tên Huế là đại úy).
Sau hơn 5 giờ chiến đấu quyết liệt, đội hình của trung đoàn ngụy bị vỡ tung. Phần lớn quân địch đã bị tiêu diệt. Một số bị bắt sống. Quân ta vừa lùng quét, vừa buộc tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 ngụy dùng máy PRC 25 bắt liên lạc với bọn chỉ huy của chúng kêu gọi ngưng ném bom vào trận địa và kêu gọi đồng bọn đầu hàng. Trên không trung, từng bầy rực thăng và phản lực vẫn quần lượn gầm rít, nhưng không dám bắn phá, vì không phân rõ đâu là đồng bọn, đâu là đối phương. Lúc này, cả trung đoàn 1, sư đoàn 2 quân giải phóng từ anh nuôi, y tá, văn thư đến các đơn vị chiến đấu đều ra trận địa bắt tù binh, thu vũ khí.
Trận tiêu diệt trung đoàn 2 ngụy kết thúc, ta tiêu diệt và bắt sống gần 1.300 tên địch, diệt gọn tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 3 và 2 đại đội của tiểu đoàn 5, thu hàng trăm súng, có 4 đại bác 105mm, 54 máy PRC 25, bắn rơi 36 máy bay. Tuy nhiên, do trận đánh kéo dài, quân dịch dùng máy bay lên thẳng đã bốc được bọn chỉ huy trung đoàn ngụy tháo chạy, một vài đại đội khác của địch cũng luồn rừng trốn thoát.
Bị thiệt hại nặng về sinh lực và phương tiện chiến tranh, các bộ phận quân địch ở Bản Đông cũng bị tiêu diệt, ta bắt sống tên Đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ trưởng lữ đoàn dù ngụy. Quân ta được lệnh tiến hành truy kích phía sau và chặn đánh phía trước tiêu diệt các cụm quân địch ở Ka Ki, Huội San, Lao Bảo. Ngày 22/3, các đơn vị địch còn lại ở Bản Đông vứt bỏ toàn bộ xe tăng, pháo, cơ giới vượt sang phía nam sông Sêpon, chạy trốn vào rừng.
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 đường 9 - Nam Lào, có tầm quan trọng của một trận quyết chiến chiến lược của địch, đã thất bại hoàn toàn.
Với thắng lợi điểm cao 723, 660, tiêu diệt trung đoàn 1, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2 sư đoàn 1 ngụy. Như vậy, sư đoàn 2 quân giải phóng Khu 5 của ta đã đánh quỵ sư đoàn 1 của ngụy. Với thắng lợi này, sư đoàn 2 Quân khu 5 đã góp phần tích cực vào chiến thắng vang dội của quân ta trên chiến trường đường 9 - Nam Lào.
Đánh giá hoạt động của sư đoàn trong chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã kết luận:
“Nhận trọng trách ở hướng tây và tây nam của mặt trận, sư đoàn 2 Quân khu 5 đã hợp đồng với các đơn vị bạn, đã hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ: Bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh ở khu vực Sêpon, tiêu diệt được nhiều sinh lực, phá hoại nhiều phương tiện chiến tranh của địch, nêu cao được truyền thống của Quân khu 5. Các đồng chí đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, cơ động nhanh chóng, đoàn kết hiệp đồng với các đơn vị bạn. Tích cực chủ động, mưu trí, linh hoạt nắm vững thời cơ, liên tục chiến đấu, anh dũng lập công. Đặc biệt là tác chiến, kết hợp với binh vận, đánh thắng 2 trận lớn tiêu diệt trung đoàn 1 và đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2 của sư đoàn 1 ngụy trên điểm cao 723. Chiến công của các đồng chí sư đoàn 2 Quân khu 5, đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn của chiến dịch lịch sử phản công đường 9 - Nam Lào trong mùa xuân 1971” (1
Đêm 20/3, sau khi hội ý với Chính ủy trung đoàn Nguyễn Tá và Trung đoàn trưởng Trần Quang Lập, sư đoàn quyết định đưa tiểu đoàn 40 vừa mới từ điểm cao 723 về, phối hợp với đại đội 7, tiểu đoàn 60 hình thành 2 mũi tiến công vào các cụm quân địch. Lực lượng còn lại đón lõng tiêu diệt những toán quân địch trên đường tháo chạy.
3 giờ 30’ ngày 21/3/1971, trận tiến công dứt diểm trung đoàn 2 bắt đầu. Sau một loạt pháo chuẩn bị, bộ đội ta đồng loạt xung phong. Tiểu đội trưởng Nguyễn Ngọc Lũy, dẫn đầu tiểu đội đánh thốc vào đội hình quân địch diệt và bắt 50 tên. Riêng Lũy bắt 17 tên. Ở mũi tiến công khác, tân binh Nguyễn Khắc Hoàng, trận đầu ở điểm cao 723 đã lập công xuất sắc, diệt 16 tên ngụy. Trong trận này, Hoàng đã cùng đồng đội đánh thẳng vào sở chỉ huy tiểu đoàn địch. Phát hiện một tên ngụy to béo trong hang đá chạy ra, Hoàng liền đuổi theo, mưu trí và dũng cảm bắt sống được đối phương. Đó chính là tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 ngụy Nguyễn Xuân Huế, tên sĩ quan này vừa được bọn chỉ huy cuộc càn thăng cấp tại trận, từ thiếu tá lên trung tá do hung hăng đọ sức với quân ta (tên Huế) bị trung đoàn Ba Gia bắt sống và phóng thích trong chiến dịch đánh địch ở Sơn Tịnh năm 1965 (lúc đó tên Huế là đại úy).
Sau hơn 5 giờ chiến đấu quyết liệt, đội hình của trung đoàn ngụy bị vỡ tung. Phần lớn quân địch đã bị tiêu diệt. Một số bị bắt sống. Quân ta vừa lùng quét, vừa buộc tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 ngụy dùng máy PRC 25 bắt liên lạc với bọn chỉ huy của chúng kêu gọi ngưng ném bom vào trận địa và kêu gọi đồng bọn đầu hàng. Trên không trung, từng bầy rực thăng và phản lực vẫn quần lượn gầm rít, nhưng không dám bắn phá, vì không phân rõ đâu là đồng bọn, đâu là đối phương. Lúc này, cả trung đoàn 1, sư đoàn 2 quân giải phóng từ anh nuôi, y tá, văn thư đến các đơn vị chiến đấu đều ra trận địa bắt tù binh, thu vũ khí.
Trận tiêu diệt trung đoàn 2 ngụy kết thúc, ta tiêu diệt và bắt sống gần 1.300 tên địch, diệt gọn tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 3 và 2 đại đội của tiểu đoàn 5, thu hàng trăm súng, có 4 đại bác 105mm, 54 máy PRC 25, bắn rơi 36 máy bay. Tuy nhiên, do trận đánh kéo dài, quân dịch dùng máy bay lên thẳng đã bốc được bọn chỉ huy trung đoàn ngụy tháo chạy, một vài đại đội khác của địch cũng luồn rừng trốn thoát.
Bị thiệt hại nặng về sinh lực và phương tiện chiến tranh, các bộ phận quân địch ở Bản Đông cũng bị tiêu diệt, ta bắt sống tên Đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ trưởng lữ đoàn dù ngụy. Quân ta được lệnh tiến hành truy kích phía sau và chặn đánh phía trước tiêu diệt các cụm quân địch ở Ka Ki, Huội San, Lao Bảo. Ngày 22/3, các đơn vị địch còn lại ở Bản Đông vứt bỏ toàn bộ xe tăng, pháo, cơ giới vượt sang phía nam sông Sêpon, chạy trốn vào rừng.
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 đường 9 - Nam Lào, có tầm quan trọng của một trận quyết chiến chiến lược của địch, đã thất bại hoàn toàn.
Với thắng lợi điểm cao 723, 660, tiêu diệt trung đoàn 1, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2 sư đoàn 1 ngụy. Như vậy, sư đoàn 2 quân giải phóng Khu 5 của ta đã đánh quỵ sư đoàn 1 của ngụy. Với thắng lợi này, sư đoàn 2 Quân khu 5 đã góp phần tích cực vào chiến thắng vang dội của quân ta trên chiến trường đường 9 - Nam Lào.
Đánh giá hoạt động của sư đoàn trong chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã kết luận:
“Nhận trọng trách ở hướng tây và tây nam của mặt trận, sư đoàn 2 Quân khu 5 đã hợp đồng với các đơn vị bạn, đã hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ: Bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh ở khu vực Sêpon, tiêu diệt được nhiều sinh lực, phá hoại nhiều phương tiện chiến tranh của địch, nêu cao được truyền thống của Quân khu 5. Các đồng chí đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, cơ động nhanh chóng, đoàn kết hiệp đồng với các đơn vị bạn. Tích cực chủ động, mưu trí, linh hoạt nắm vững thời cơ, liên tục chiến đấu, anh dũng lập công. Đặc biệt là tác chiến, kết hợp với binh vận, đánh thắng 2 trận lớn tiêu diệt trung đoàn 1 và đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2 của sư đoàn 1 ngụy trên điểm cao 723. Chiến công của các đồng chí sư đoàn 2 Quân khu 5, đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn của chiến dịch lịch sử phản công đường 9 - Nam Lào trong mùa xuân 1971” (1
Kết
thúc hai trận đánh ở điểm cao 723 và 660, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh sư
đoàn mở hội nghị tổng kết chiến dịch và bàn thống nhất nhiệm vụ đánh địch trong
mùa hè, đồng thời cử tôi ra Quảng Bình trực báo xin ý kiến của Bộ Tư lệnh mặt
trận.
Cuộc trực báo này do Đại tướng Tổng Tư lệnh quân đội, Bộ Trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp chủ trì. Tôi được các thủ trưởng cho báo cáo hướng chiến dịch sư đoàn 2 Quân khu 5 đảm nhận, tôi trình bày một tiếng đồng hồ về các mặt, từ nhận lệnh hành quân đến địa điểm xây dựng, củng cố đơn vị và ra quân theo lệnh của bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh mặt trận. Sư đoàn 2 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các chính sách thương binh liệt sĩ, bảo đảm bí mật nơi đóng quân để giành thắng lợi và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách tù hàng binh.
Sau khi báo cáo xong phân sư đoàn tham gia chiến dịch và báo cáo tiếp thêm phương hướng công tác mới của sư đoàn, tôi nói: “Trong điều kiện bộ đội đang sung sức, quân đủ, súng đủ, lương thực không thiếu, đề nghị cấp trên cho sư đoàn mở chiến dịch hè vào 2 hướng:
1. Đề nghị cho sử dụng xe tăng, pháo binh của Bộ tăng cường cho sư đoàn đánh vào cao nguyên Bô-lô-ven giải phóng vùng I-Tu, Bản Nhik, thị xã Atôpơ. Hướng này do Tư lệnh sư đoàn Nguyễn Chơn và đồng chí Bùi Tùng, phó chính ủy sư đoàn trực tiếp chỉ huy trung đoàn 1 tác chiến.
2. Sử dụng trung đoàn 141 do trung đoàn trưởng Đỗ Châu Sa và Nguyễn Hào, Chính ủy trung đoàn cùng với lực lượng của sư đoàn 320 tăng cường, đồng chí Dương Bá Lợi, sư đoàn phó, Sư đoàn 2 chỉ huy, mở mũi tiến công giải phóng Phalan, Đồng Hến, là giải phóng cả một vùng dân cư rộng lớn của miền Trung Lào, tạo thuận lợi cho cách mạng hai nước chi viện kịp thời cho nhau trong chiến đấu. Nếu các thủ trưởng đồng ý tôi sẽ điện ngay về cho đơn vị ra quân.
Các thủ trưởng Bộ Tư lệnh nghe tôi trình bày nguyện vọng và hướng phát triển của sư đoàn đã đồng ý ngay.
Trưa hôm đó, ban tiếp tân mời tôi nghỉ cạnh phòng của Đại tướng Tổng Tư lệnh. Chỉ cách một tấm phên bằng nứa, đại tướng trao đổi với Tư Lệnh Lê Trọng Tấn, và Chính ủy mặt trận Lê Quang Đạo: “Chúng ta là những người tướng chỉ huy quân đội có một độ ngũ cấp dưới tích cực và quyết tâm đánh giặc, vừa dứt chiến dịch đã đề nghị cấp trên cho đánh tiếp. Đây là một điều đáng tự hào của Đảng của quân đội”. Tôi hiểu những lời khen gián tiếp của các thủ trưởng cấp trên, tôi tự hứa với mình càn phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với nhiệm vụ được giao và được cấp trên tin tưởng.
Tôi về lại sư đoàn đúng lúc cả đơn vị đã triển khai và phối hợp với bộ đội Phathet Lào tiến công địch, mở rộng hành lang chiến lược miền Trung và Hạ Lào.
Thất bị nặng nề của quân ngụy Sài Gòn càng làm quân ngụy Lào hoang mang. Tuy nhiên, chúng vẫn chủ quan, cho rằng ta còn phải củng cố sau một đợt tác chiến dài ngày, không đủ sức đánh tiếp. Chúng có biết đâu ta đã tận dụng thời cơ, đánh địch trong thế bất ngờ, đơn vị vừa dứt chiến đã lên đường, và sau nửa tháng toàn sư đoàn đã xuất quân.
Mùa khô ở đất Lào, nắng và nóng. Đường hành quân xa thiếu nước để ăn uống, tắm giặt. Ngoài trang bị chiến đấu, trên vai của các chiến sĩ phải có 7 ngày gạo, 7 ngày lương khô và nước uống. Nước đựng trong bi-đông, trong ống bương, trong bọc ni lông, dụng cụ gì chứa nước được đều dùng để mang nước. Để giữ bí mật, có chặng hành quân 6 ngày liền bộ đội phải ăn cơm nắm, lương khô. Gian khổ, vất vả nhưng với tinh thần phấn khởi sau thắng lợi đường 9, tất cả cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn đều có mặt ở vị trí tập kết đúng thời gian.
Cuộc trực báo này do Đại tướng Tổng Tư lệnh quân đội, Bộ Trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp chủ trì. Tôi được các thủ trưởng cho báo cáo hướng chiến dịch sư đoàn 2 Quân khu 5 đảm nhận, tôi trình bày một tiếng đồng hồ về các mặt, từ nhận lệnh hành quân đến địa điểm xây dựng, củng cố đơn vị và ra quân theo lệnh của bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh mặt trận. Sư đoàn 2 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các chính sách thương binh liệt sĩ, bảo đảm bí mật nơi đóng quân để giành thắng lợi và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách tù hàng binh.
Sau khi báo cáo xong phân sư đoàn tham gia chiến dịch và báo cáo tiếp thêm phương hướng công tác mới của sư đoàn, tôi nói: “Trong điều kiện bộ đội đang sung sức, quân đủ, súng đủ, lương thực không thiếu, đề nghị cấp trên cho sư đoàn mở chiến dịch hè vào 2 hướng:
1. Đề nghị cho sử dụng xe tăng, pháo binh của Bộ tăng cường cho sư đoàn đánh vào cao nguyên Bô-lô-ven giải phóng vùng I-Tu, Bản Nhik, thị xã Atôpơ. Hướng này do Tư lệnh sư đoàn Nguyễn Chơn và đồng chí Bùi Tùng, phó chính ủy sư đoàn trực tiếp chỉ huy trung đoàn 1 tác chiến.
2. Sử dụng trung đoàn 141 do trung đoàn trưởng Đỗ Châu Sa và Nguyễn Hào, Chính ủy trung đoàn cùng với lực lượng của sư đoàn 320 tăng cường, đồng chí Dương Bá Lợi, sư đoàn phó, Sư đoàn 2 chỉ huy, mở mũi tiến công giải phóng Phalan, Đồng Hến, là giải phóng cả một vùng dân cư rộng lớn của miền Trung Lào, tạo thuận lợi cho cách mạng hai nước chi viện kịp thời cho nhau trong chiến đấu. Nếu các thủ trưởng đồng ý tôi sẽ điện ngay về cho đơn vị ra quân.
Các thủ trưởng Bộ Tư lệnh nghe tôi trình bày nguyện vọng và hướng phát triển của sư đoàn đã đồng ý ngay.
Trưa hôm đó, ban tiếp tân mời tôi nghỉ cạnh phòng của Đại tướng Tổng Tư lệnh. Chỉ cách một tấm phên bằng nứa, đại tướng trao đổi với Tư Lệnh Lê Trọng Tấn, và Chính ủy mặt trận Lê Quang Đạo: “Chúng ta là những người tướng chỉ huy quân đội có một độ ngũ cấp dưới tích cực và quyết tâm đánh giặc, vừa dứt chiến dịch đã đề nghị cấp trên cho đánh tiếp. Đây là một điều đáng tự hào của Đảng của quân đội”. Tôi hiểu những lời khen gián tiếp của các thủ trưởng cấp trên, tôi tự hứa với mình càn phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với nhiệm vụ được giao và được cấp trên tin tưởng.
Tôi về lại sư đoàn đúng lúc cả đơn vị đã triển khai và phối hợp với bộ đội Phathet Lào tiến công địch, mở rộng hành lang chiến lược miền Trung và Hạ Lào.
Thất bị nặng nề của quân ngụy Sài Gòn càng làm quân ngụy Lào hoang mang. Tuy nhiên, chúng vẫn chủ quan, cho rằng ta còn phải củng cố sau một đợt tác chiến dài ngày, không đủ sức đánh tiếp. Chúng có biết đâu ta đã tận dụng thời cơ, đánh địch trong thế bất ngờ, đơn vị vừa dứt chiến đã lên đường, và sau nửa tháng toàn sư đoàn đã xuất quân.
Mùa khô ở đất Lào, nắng và nóng. Đường hành quân xa thiếu nước để ăn uống, tắm giặt. Ngoài trang bị chiến đấu, trên vai của các chiến sĩ phải có 7 ngày gạo, 7 ngày lương khô và nước uống. Nước đựng trong bi-đông, trong ống bương, trong bọc ni lông, dụng cụ gì chứa nước được đều dùng để mang nước. Để giữ bí mật, có chặng hành quân 6 ngày liền bộ đội phải ăn cơm nắm, lương khô. Gian khổ, vất vả nhưng với tinh thần phấn khởi sau thắng lợi đường 9, tất cả cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn đều có mặt ở vị trí tập kết đúng thời gian.
Cao
nguyên Bô-lô-ven là địa bàn chiến lược quan trọng của Cách mạng Lào. Từ khi đế
quốc Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, chúng liên minh tập
hợp bọn phản động khu vực, đã chiếm lại các vùng giải phóng trên cao nguyên
này. Nhiệm vụ cua sư đoàn 2 là quyết tâm tấn công giải phóng vùng đất đai rộng
lớn ở đây, gây ảnh hướng tốt về chính trị, xây dựng lòng tin, làm cho đồng bào
các bộ tộc Lào, bị địch kèm kịp, tin tưởng ủng hộ quân giải phóng., hướng về
mặt trận Lào yêu nước, góp phần củng cố tình đoàn kết tình đoàn kết chiến đấu
Việt Lào, là yêu cầu cấp thiết đối với cán bộ chiến sĩ sư đoàn.
Xác định tầm quan trọng và bức thiết của nhiệm vụ, hội nghị Đảng ủy sư đoàn quyết nghị lãnh đạo cán bộ, chiến sĩ, toàn sư đoàn, phát huy và làm tốt công tác dân vận đối với đồng bào các bộ tộc Lào anh em. Được cán bộ lãnh đạo ở địa phương của bạn và cán bộ quân tình nguyện Việt Nam thay nhau phổ biến, hướng dẫn cho cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn về phong tục tập quán, cách quan hệ giao tiếp với nhân dân, thực hiện các chính sách cụ thể đối với các vùng giải phóng. Cán bộ chỉ huy, chiến sĩ trinh sát cùng với cán bộ cơ sở vừa chuẩn bị lùng đánh bọn biệt kích, thám báo, tạo thế triển khai lực lượng, vừa tranh thủ vận động nhân dân tham gia. Từ thái độ đúng đắn và tác phong giản dị, kỉ luật nghiêm minh của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 2, bước đầu xây dựng được lòng tin trong dân chúng.
Các đơn vị địch ở Pắk Soòng là mục tiêu tiến công của sư đoàn Pắk Soòng ở phía đông, các thị xã Pắk Xế 20km, là tấm lá chắn, án ngữ Pắk Xế. Lực lượng địch ở đây thường xuyên có tiểu đoàn BV20 và tiểu đoàn BV43. Phát hiện lực lượng ta, địch tăng thêm các tiểu đoàn BV46 và BV25. Tuy lực lượng đông, nhưng địch chỉ dùng một đại đội giữ cứ điểm Pắk Soòng, 2 đại đội bảo vệ tiểu khu Pắk Xế. Lực lượng còn lại của chúng thường xuyên cơ động bên ngoài.
Lực lượng địch tuy đông nhưng sức chiến đấu yếu, khi bị đánh mạnh thường phân tán chạy trốn để tránh bị tiêu diệt.
Trận đánh thị trấn Pắk Soòng bắt đầu lúc 1 giờ ngày 16 tháng 5 năm 1971. Sau 4 giờ tiến công áp đảo, tiểu đoàn 90 của trung đoàn 1 chiếm được cứ điểm Pắk Soòng. Cùng lúc tiểu đoàn 40 cũng làm chủ hoàn toàn tiểu khu Pắk Xế. Các đơn vị địch đang cơ động bên ngoài vội phân tán lẩn tránh trong rừng. Ta vừa khép chặt vòng vây, vừa tích cực lùng đánh quân địch. Quân địch liều chết chạy về hướng Phu-dơ-tua. Ta làm chủ thị trấn, nhưng tất cả nhà dân đều đóng cửa vì sợ. Dân chúng ở đây gồm nhiều dân tộc như Lào, Việt, Pháp, Hoa… phần lớn làm nghề buôn bán, một số ít trồng cây cà phê. Vì ở trong vùng địch kèm kẹp lâu ngày, thường xuyên bị địch tuyên truyền, bưng bít, một số bị đầu độc, nên quần chúng hiểu biết về cách mạng có nhiều sai lệch. Tháo gỡ tâm trạng nghi ngờ của nhân dân không gì bằng hành động thực thực tế. Đơn vị chiếm lĩnh vị trí nào ở nguyên vị trí đó, các chiến sĩ vừa luân phiên cảnh giới, vừa lo quét dọn sân vườn, cho lợn, vịt, gà ăn. Mọi tài sản của dân từ xe đạp, xe máy, xe hợi, đến đồ dùng, cây ăn quả đều được bảo vệ chu đáo. Trong lúc đó, các đội công tác của bạn đến từng gia đình, hoặc dùng loa kiên trì giải thích chính sách của mặt trận Lào yêu nước.
Những cánh cửa đóng chặt dần hé mở. Trẻ em lấp ló trong hiên nhà, góc vườn và ngỡ ngàng nhìn ngó. Đôi mắt trẻ thơ lại là đôi mắt tinh tường trong việc nhận xét người hiền, kẻ dữ. Bị thu phục trước những nụ cười thân thiện và ánh mắt trìu mến của những người chưa quen biết,; tò mò trước công sự, chiến hào, súng to, súng bé, các em dần xích lại quấn quít bên cạnh các anh bộ đội giải phóng trẻ trung, hiền lành, lúc nào cũng niềm nở thân thiện với các em.
Quan sát và theo dõi mối thân tình giữa anh bộ đội với con em của mình, nhân dân đã kịp nhận thấy là: “Tha hán Việt Nam nưa, Tha hán Hồ Chí Minh” (Bộ đội Việt Nam, bộ đội Hồ Chí Minh) là người tốt thật mà. Khu phố người Việt nói với nhau: Bộ đội cụ Hồ đã đến. Hình ảnh thân thương của anh bộ đội cụ Hồ những ngày chống Pháp lại hiện lên trong trí nhớ của người già. Mấy ngày sau đó, nhà nhà đều mở rộng cửa. Nhiều gia đình đề nghị với cán bộ cho bộ đội vào nghỉ trong nhà. Trạm thủy điện của thị trấn hoạt động bình thường trở lại. Ánh điện bừng sáng. Thị trấn bắt đầu thức dậy trong buổi bình minh của cuộc sống mới, cuộc sống của những ngày giải phóng tràn ngập niềm vui, lời ca tiếng hát chan hòa tình Việt - Lào anh em.
Kỉ luật nghiêm, tư cách đứng đắn, giao tiếp hòa nhã, thân mật của cán bộ, chiến sĩ, tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng việc tiếp xúc với nhân dân địa phương vẫn thuận lợi. Được sự giúp đỡ của bà con Việt kiều, các chiến sĩ ta vừa sẵn sàng đánh địch phục kích, vừa giải thích cho nhân dân địa phương về chính sách, về tình hữu nghị Lào - Việt. Kể chuyện Bác Hồ. Kể chuyện quê hương hai nước tựa lưng trên dãy Trường Sơn, mưa nắng có nhau như Bác Hồ đã nói: “Việt - Lào hai nước chúng ta. Tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long”. Sau 20 ngày công tác ở thị trấn Pắk Xế, cán bộ và chiến sĩ của sư đoàn đã làmcho nhân dân Pắk Soòng hiểu rõ hơn về cách mạng, góp phần tô thắm thêm mối tình chiến đấu Việt - Lào.
Xác định tầm quan trọng và bức thiết của nhiệm vụ, hội nghị Đảng ủy sư đoàn quyết nghị lãnh đạo cán bộ, chiến sĩ, toàn sư đoàn, phát huy và làm tốt công tác dân vận đối với đồng bào các bộ tộc Lào anh em. Được cán bộ lãnh đạo ở địa phương của bạn và cán bộ quân tình nguyện Việt Nam thay nhau phổ biến, hướng dẫn cho cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn về phong tục tập quán, cách quan hệ giao tiếp với nhân dân, thực hiện các chính sách cụ thể đối với các vùng giải phóng. Cán bộ chỉ huy, chiến sĩ trinh sát cùng với cán bộ cơ sở vừa chuẩn bị lùng đánh bọn biệt kích, thám báo, tạo thế triển khai lực lượng, vừa tranh thủ vận động nhân dân tham gia. Từ thái độ đúng đắn và tác phong giản dị, kỉ luật nghiêm minh của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 2, bước đầu xây dựng được lòng tin trong dân chúng.
Các đơn vị địch ở Pắk Soòng là mục tiêu tiến công của sư đoàn Pắk Soòng ở phía đông, các thị xã Pắk Xế 20km, là tấm lá chắn, án ngữ Pắk Xế. Lực lượng địch ở đây thường xuyên có tiểu đoàn BV20 và tiểu đoàn BV43. Phát hiện lực lượng ta, địch tăng thêm các tiểu đoàn BV46 và BV25. Tuy lực lượng đông, nhưng địch chỉ dùng một đại đội giữ cứ điểm Pắk Soòng, 2 đại đội bảo vệ tiểu khu Pắk Xế. Lực lượng còn lại của chúng thường xuyên cơ động bên ngoài.
Lực lượng địch tuy đông nhưng sức chiến đấu yếu, khi bị đánh mạnh thường phân tán chạy trốn để tránh bị tiêu diệt.
Trận đánh thị trấn Pắk Soòng bắt đầu lúc 1 giờ ngày 16 tháng 5 năm 1971. Sau 4 giờ tiến công áp đảo, tiểu đoàn 90 của trung đoàn 1 chiếm được cứ điểm Pắk Soòng. Cùng lúc tiểu đoàn 40 cũng làm chủ hoàn toàn tiểu khu Pắk Xế. Các đơn vị địch đang cơ động bên ngoài vội phân tán lẩn tránh trong rừng. Ta vừa khép chặt vòng vây, vừa tích cực lùng đánh quân địch. Quân địch liều chết chạy về hướng Phu-dơ-tua. Ta làm chủ thị trấn, nhưng tất cả nhà dân đều đóng cửa vì sợ. Dân chúng ở đây gồm nhiều dân tộc như Lào, Việt, Pháp, Hoa… phần lớn làm nghề buôn bán, một số ít trồng cây cà phê. Vì ở trong vùng địch kèm kẹp lâu ngày, thường xuyên bị địch tuyên truyền, bưng bít, một số bị đầu độc, nên quần chúng hiểu biết về cách mạng có nhiều sai lệch. Tháo gỡ tâm trạng nghi ngờ của nhân dân không gì bằng hành động thực thực tế. Đơn vị chiếm lĩnh vị trí nào ở nguyên vị trí đó, các chiến sĩ vừa luân phiên cảnh giới, vừa lo quét dọn sân vườn, cho lợn, vịt, gà ăn. Mọi tài sản của dân từ xe đạp, xe máy, xe hợi, đến đồ dùng, cây ăn quả đều được bảo vệ chu đáo. Trong lúc đó, các đội công tác của bạn đến từng gia đình, hoặc dùng loa kiên trì giải thích chính sách của mặt trận Lào yêu nước.
Những cánh cửa đóng chặt dần hé mở. Trẻ em lấp ló trong hiên nhà, góc vườn và ngỡ ngàng nhìn ngó. Đôi mắt trẻ thơ lại là đôi mắt tinh tường trong việc nhận xét người hiền, kẻ dữ. Bị thu phục trước những nụ cười thân thiện và ánh mắt trìu mến của những người chưa quen biết,; tò mò trước công sự, chiến hào, súng to, súng bé, các em dần xích lại quấn quít bên cạnh các anh bộ đội giải phóng trẻ trung, hiền lành, lúc nào cũng niềm nở thân thiện với các em.
Quan sát và theo dõi mối thân tình giữa anh bộ đội với con em của mình, nhân dân đã kịp nhận thấy là: “Tha hán Việt Nam nưa, Tha hán Hồ Chí Minh” (Bộ đội Việt Nam, bộ đội Hồ Chí Minh) là người tốt thật mà. Khu phố người Việt nói với nhau: Bộ đội cụ Hồ đã đến. Hình ảnh thân thương của anh bộ đội cụ Hồ những ngày chống Pháp lại hiện lên trong trí nhớ của người già. Mấy ngày sau đó, nhà nhà đều mở rộng cửa. Nhiều gia đình đề nghị với cán bộ cho bộ đội vào nghỉ trong nhà. Trạm thủy điện của thị trấn hoạt động bình thường trở lại. Ánh điện bừng sáng. Thị trấn bắt đầu thức dậy trong buổi bình minh của cuộc sống mới, cuộc sống của những ngày giải phóng tràn ngập niềm vui, lời ca tiếng hát chan hòa tình Việt - Lào anh em.
Kỉ luật nghiêm, tư cách đứng đắn, giao tiếp hòa nhã, thân mật của cán bộ, chiến sĩ, tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng việc tiếp xúc với nhân dân địa phương vẫn thuận lợi. Được sự giúp đỡ của bà con Việt kiều, các chiến sĩ ta vừa sẵn sàng đánh địch phục kích, vừa giải thích cho nhân dân địa phương về chính sách, về tình hữu nghị Lào - Việt. Kể chuyện Bác Hồ. Kể chuyện quê hương hai nước tựa lưng trên dãy Trường Sơn, mưa nắng có nhau như Bác Hồ đã nói: “Việt - Lào hai nước chúng ta. Tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long”. Sau 20 ngày công tác ở thị trấn Pắk Xế, cán bộ và chiến sĩ của sư đoàn đã làmcho nhân dân Pắk Soòng hiểu rõ hơn về cách mạng, góp phần tô thắm thêm mối tình chiến đấu Việt - Lào.
Thắng lợi bước đầu trong việc mở rộng vùng giải phóng, xây
dựng ảnh hưởng chính trị trong quần chúng, càng cổ vũ thêm quyết tâm iệt địch
của toàn sư đoàn.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiêu diệt gọn tiểu đoàn ngụy Lào? So với quân Mĩ, quân Nam Triều Tiên, và quân ngụy Sài Gòn, sức chiến đấu của quân ngụy Lào thua kém về nhiều mật. Sư đoàn đã diệt gọn từng chiến đoàn, trung đoàn quân ngụy Sài Gòn, tiểu đoàn quân Mĩ, quân Nam Triều Tiên nhưng lại chưa tiêu diệt gọn được đơn vị quân ngụy Lào.
Trong chiến tranh, rút chạy trước đối phương thể hiện thế yếu, thế thua, là biểu hiện sự bạc nhược về tinh thần, tan rã về tổ chức, là biểu hiện của sự chiến bại. Nhưng đối với quân ngụy Lào, chạy thoát thân, chạy là để bảo toàn lực lượng lại là một chủ trương chiến lược. Binh lính và sĩ quan của chúng được phép tháo chạy khi giáp chiến với bộ đội Việt Nam… Chúng chạy bất kể thời tiết nắng, mưa, bão lụt, bất kể địa hình rừng rậm, núi cao, khe sâu hay dốc đứng, vì thế tiêu diệt gọn một tiểu đoàn cùng một lúc là rất khó. Đánh quân ngụy Lào, cần phải hoàn toàn bí mật, bất ngờ, khiến cho chúng không kịp trở tay. Đồng thời phải vây thật chặt, vây nhiều lớp, dùng lực lượng ít nhưng tinh nhuệ lót sẵn ở những khe sâu, dốc đứng, nơi chúng thường lợi dụng tài leo núi để vượt qua. Từ những kết luận đó, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh sư đoàn đã lãnh đạo đơn vị chuẩn bị mọi điều kiện để giáng cho địch những đòn tiêu diệt tốt hơn.
Mất Pắk Soòng, thị trấn Pắk Xế bị uy hiếp mạnh. Lực lượng tại chỗ của chúng không đủ sức chiếm lại Pắk Soòng. Dưới sự thúc ép của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, bọn phản động cực hữu trong giới cầm quyền Thái Lan trắng trợn đưa quân sang đánh thuê cho đế quốc Mĩ. Đầu tháng 6/1971, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và một tiểu đoàn hỗn hợp Lào - Thái đến Pắk Xế. Vừa đến nơi, toàn bộ lực lượng địch di chuyển luôn đến Lào Nâm. Tại đây chúng hợp quân với hai tiểu đoàn ngụy Lào từ Pắk Soòng chạy về. Tiếp theo, quân địch lại nhích đội hình xuống Y Tu, Bản Nhik ở phía tây Pắk Soòng 20km, ý định của địch là tổ chức một cụm điểm mạnh để chặn lực lượng ta tiến về hướng Pắk Xế, đồng thời chuẩn bị phản công đánh chiếm Pắk Soòng.
Y Tu, Bản Nhik nằm giữa hai con suối lớn là Huội Chăm Pi và Huội Băng Liêng. Cả hai con suối đều có lòng rộng từ 20 mét đến 30 mét, có chỗ rộng 560 mét. Nước suổi chảy siết không thể lội qua được. Bờ suối lại là vách đá thẳng đứng, với chiều cao từ 10 đến 15 mét, có chỗ 30 mét, không thể bám để trèo lên được. đó là vật cản thiên nhiên rất lợi hại, gây cho ta nhiều khó khăn trong quá tình phát triển tiến công.
Tháng 6, cao nguyên Bô-lô-ven đang mùa mưa. Sau 2 ngày hành quân, đại đội 9, tiểu đoàn 90 đã đến Huội Chăm Pi. Nước suối dâng cao, bộ đội làm bao nhiêu cầu đều bị nước cuốn trôi tất cả. Sáng ngày 10 tháng 6, đơn vị mới tìm được đoạn suối hẹp, có cây gõ vẫn ngang. Đại đội trưởng liền cho làm dây vịn, đưa đội hình qua suối chiếm lĩnh địa bàn đúng thời gian.
Hành quân đến Huội Băng Liêng, tiểu đoàn 90 liền tổ chức vượt suối. Sau một ngày tìm mọi cách khắc phục, đơn vị vẫn không qua được. Trung đoàn trưởng Trần Quang Lập, cùng với đơn vị, điện xin chỉ huy sư đoàn lùi thời gian nổ súng lại một ngày.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh sư đoàn quyết định sử dụng số vệ binh, trinh sát, thông tin trong bộ phận đi chuẩn bị chiến trường tổ chức thành một mũi đột kích, thay cho mũi tiến công của tiểu đoàn 90 và lệnh cho Trung đoàn trưởng trung đoàn Ba Gia phải tổ chức ngay một đại đội gọn, nhẹ, cơ động nhanh, vượt lên trước cho kịp giờ nổ súng.
Sau nửa ngày lùng sục, tiểu đoàn đã tìm được chỗ lòng suối hẹp và đốn ngả một cây to ba người ôm vắt ngang lòng suối. 16 giờ ngày 10/6 bộ đội vắt đầu vượt cầu.
Trong lúc các mũi tiến công của ta đang tổ chức chiếm lĩnh trận địa, thì 6 giờ ngày 11 tháng 6, quân địch từ Y Tu đánh xuống Pắk Cụt hòng tiến thêm một bước nữa trong kế hoạch phản công chiếm lại Pắk Soòng.
Địch nống ra, đây là điều kiện để ta nghi binh thu hút, kiềm giữ lực lượng chúng ở bên ngoài, tạo thêm thuận lợi cho trận tiến công vào cứ điểm.
Một trung đội của tiểu đoàn 1 quân tình nguyện tổ chức chốt chặn quân địch ở trước Pắk Cụt. Sau một ngày chiến đấu ngoan cường, trung đội đã đánh bật tất cả các đợt tiến công của địch. Nhưng đơn vị cũng thương vong nặng. Toàn trung đội chỉ còn 4 đồng chí. Ngày 12/6 địch lại tiến công lên chốt. Thêm một chiến sĩ nữa bị thương. Nhưng ba tay súng dũng cảm của ta vẫn kiên cường trụ bám đánh bật liên tiếp hai đợt xung phong của địch. Hàng chục xác giặc nằm chồng chất lên nhau trước mép chiến hào.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiêu diệt gọn tiểu đoàn ngụy Lào? So với quân Mĩ, quân Nam Triều Tiên, và quân ngụy Sài Gòn, sức chiến đấu của quân ngụy Lào thua kém về nhiều mật. Sư đoàn đã diệt gọn từng chiến đoàn, trung đoàn quân ngụy Sài Gòn, tiểu đoàn quân Mĩ, quân Nam Triều Tiên nhưng lại chưa tiêu diệt gọn được đơn vị quân ngụy Lào.
Trong chiến tranh, rút chạy trước đối phương thể hiện thế yếu, thế thua, là biểu hiện sự bạc nhược về tinh thần, tan rã về tổ chức, là biểu hiện của sự chiến bại. Nhưng đối với quân ngụy Lào, chạy thoát thân, chạy là để bảo toàn lực lượng lại là một chủ trương chiến lược. Binh lính và sĩ quan của chúng được phép tháo chạy khi giáp chiến với bộ đội Việt Nam… Chúng chạy bất kể thời tiết nắng, mưa, bão lụt, bất kể địa hình rừng rậm, núi cao, khe sâu hay dốc đứng, vì thế tiêu diệt gọn một tiểu đoàn cùng một lúc là rất khó. Đánh quân ngụy Lào, cần phải hoàn toàn bí mật, bất ngờ, khiến cho chúng không kịp trở tay. Đồng thời phải vây thật chặt, vây nhiều lớp, dùng lực lượng ít nhưng tinh nhuệ lót sẵn ở những khe sâu, dốc đứng, nơi chúng thường lợi dụng tài leo núi để vượt qua. Từ những kết luận đó, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh sư đoàn đã lãnh đạo đơn vị chuẩn bị mọi điều kiện để giáng cho địch những đòn tiêu diệt tốt hơn.
Mất Pắk Soòng, thị trấn Pắk Xế bị uy hiếp mạnh. Lực lượng tại chỗ của chúng không đủ sức chiếm lại Pắk Soòng. Dưới sự thúc ép của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, bọn phản động cực hữu trong giới cầm quyền Thái Lan trắng trợn đưa quân sang đánh thuê cho đế quốc Mĩ. Đầu tháng 6/1971, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và một tiểu đoàn hỗn hợp Lào - Thái đến Pắk Xế. Vừa đến nơi, toàn bộ lực lượng địch di chuyển luôn đến Lào Nâm. Tại đây chúng hợp quân với hai tiểu đoàn ngụy Lào từ Pắk Soòng chạy về. Tiếp theo, quân địch lại nhích đội hình xuống Y Tu, Bản Nhik ở phía tây Pắk Soòng 20km, ý định của địch là tổ chức một cụm điểm mạnh để chặn lực lượng ta tiến về hướng Pắk Xế, đồng thời chuẩn bị phản công đánh chiếm Pắk Soòng.
Y Tu, Bản Nhik nằm giữa hai con suối lớn là Huội Chăm Pi và Huội Băng Liêng. Cả hai con suối đều có lòng rộng từ 20 mét đến 30 mét, có chỗ rộng 560 mét. Nước suổi chảy siết không thể lội qua được. Bờ suối lại là vách đá thẳng đứng, với chiều cao từ 10 đến 15 mét, có chỗ 30 mét, không thể bám để trèo lên được. đó là vật cản thiên nhiên rất lợi hại, gây cho ta nhiều khó khăn trong quá tình phát triển tiến công.
Tháng 6, cao nguyên Bô-lô-ven đang mùa mưa. Sau 2 ngày hành quân, đại đội 9, tiểu đoàn 90 đã đến Huội Chăm Pi. Nước suối dâng cao, bộ đội làm bao nhiêu cầu đều bị nước cuốn trôi tất cả. Sáng ngày 10 tháng 6, đơn vị mới tìm được đoạn suối hẹp, có cây gõ vẫn ngang. Đại đội trưởng liền cho làm dây vịn, đưa đội hình qua suối chiếm lĩnh địa bàn đúng thời gian.
Hành quân đến Huội Băng Liêng, tiểu đoàn 90 liền tổ chức vượt suối. Sau một ngày tìm mọi cách khắc phục, đơn vị vẫn không qua được. Trung đoàn trưởng Trần Quang Lập, cùng với đơn vị, điện xin chỉ huy sư đoàn lùi thời gian nổ súng lại một ngày.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh sư đoàn quyết định sử dụng số vệ binh, trinh sát, thông tin trong bộ phận đi chuẩn bị chiến trường tổ chức thành một mũi đột kích, thay cho mũi tiến công của tiểu đoàn 90 và lệnh cho Trung đoàn trưởng trung đoàn Ba Gia phải tổ chức ngay một đại đội gọn, nhẹ, cơ động nhanh, vượt lên trước cho kịp giờ nổ súng.
Sau nửa ngày lùng sục, tiểu đoàn đã tìm được chỗ lòng suối hẹp và đốn ngả một cây to ba người ôm vắt ngang lòng suối. 16 giờ ngày 10/6 bộ đội vắt đầu vượt cầu.
Trong lúc các mũi tiến công của ta đang tổ chức chiếm lĩnh trận địa, thì 6 giờ ngày 11 tháng 6, quân địch từ Y Tu đánh xuống Pắk Cụt hòng tiến thêm một bước nữa trong kế hoạch phản công chiếm lại Pắk Soòng.
Địch nống ra, đây là điều kiện để ta nghi binh thu hút, kiềm giữ lực lượng chúng ở bên ngoài, tạo thêm thuận lợi cho trận tiến công vào cứ điểm.
Một trung đội của tiểu đoàn 1 quân tình nguyện tổ chức chốt chặn quân địch ở trước Pắk Cụt. Sau một ngày chiến đấu ngoan cường, trung đội đã đánh bật tất cả các đợt tiến công của địch. Nhưng đơn vị cũng thương vong nặng. Toàn trung đội chỉ còn 4 đồng chí. Ngày 12/6 địch lại tiến công lên chốt. Thêm một chiến sĩ nữa bị thương. Nhưng ba tay súng dũng cảm của ta vẫn kiên cường trụ bám đánh bật liên tiếp hai đợt xung phong của địch. Hàng chục xác giặc nằm chồng chất lên nhau trước mép chiến hào.
16 giờ ngày 12 tháng 6, trận địa cối 120mm ở mũi tiến công hướng tây bắc, bắt đầu trút đạn xuống Bản Nhik. Những quả đạn đầu tiên rơi đúng ngay sở chỉ huy. Tên đại tá Bu Thoong và một số sĩ quan tùy tùng của địch chết gục tại hầm.
Thời tiết đã gây thêm khó khăn cho trận đánh. Trời mưa, trận địa sũng nước. Để chống lún, các chiến sĩ súng cối phải dùng cọc gỗ đường kính từ 10 đến 15 phân, dài từ 1,2 đến 1,5 mét đóng dày sít. Tuy vậy chỉ bắn được 5-67 viên, súng đã lún sâu đến gần 1 mét. Thế là phải vác súng lên đưa đến trận địa dự bị. Trận địa di chuyển liên tục. Bom và rốc két địch nổ quanh mình. Nhưng từng viên đạn cối của ta vẫn rơi chính xác vào cứ điểm địch.
18 giờ, cối vừa chuyển làn, mũi tiến công hướng tây bắc Bản Nhik do đồng chí Trung, quyền trưởng ban tác chiến sư đoàn và đồng chí Lợi, chính trị viên phó tiểu đoàn 90, nhanh chóng xung phong đánh chiếm, làm chủ cả khu vực và phát triển về phía đông.
Nhận xét
Đăng nhận xét