TIN BUỒN 31 (Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn từ trần)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nhạc
sĩ Tô Thanh Sơn sinh năm 1949 tại Hồng Ngự, Đồng Tháp. Từ nhỏ ông đã mê
âm nhạc và có năng khiếu đàn guitar, đồng thời có chất giọng trầm ấm
rất trữ tình. Trong suốt thời gian đi học, ông luôn giữ vai trò đội
trưởng đội văn nghệ của trường. Năm 14 tuổi, ông bộc lộ năng khiếu sáng
tác nhạc, đúc kết mơ ước có một cây đàn guitar để sáng tác. Bởi khi ấy,
nhà ông quá nghèo, không có tiền lo đủ các bữa ăn, lấy đâu tiền mua đàn.
Ông đành lén cha mẹ sang nhà một người bạn để học đàn và chơi nhạc.
"Thấy cây đàn của bạn mà thèm thuồng, cứ ước được rinh về nhà. Vài năm
sau, bạn thương tôi nghèo khó nên tặng cho cây đàn guitar" - ông từng
tâm sự lúc sinh thời.
Đến năm 20 tuổi ông đã sáng tác ca khúc đầu tay mang tên "Thẹn thùng". Năm 29 tuổi, ông rời Đồng Tháp lên Sài Gòn sinh sống bằng nghề làm MC cho các tụ điểm ca nhạc và làm trưởng các ban nhạc tại cụm nhà hàng khách sạn Đệ Nhất, quận Tân Bình. Thời gian này ông vẫn sáng tác thường xuyên và đã viết hơn 30 ca khúc.
"Hồi
đó Tô Thanh Sơn tự viết cho mình hát, vì anh có chất giọng và có sẵn
sân khấu là các tiệc cưới, tiệc văn nghệ, nên hát để có thêm thu nhập
trang trải cho cuộc sống còn khó khăn. Vì khi đó muốn phổ biến ca khúc
của mình thì phải mời ca sĩ làm băng dĩa, mà anh thì quá nghèo nên đủ
tiền ăn cơm, lấy đâu có tiền nhờ ca sĩ hát" – nhạc sĩ Hà Phương tâm sự
khi nhắc về nhạc sĩ Tô Thanh Sơn.
Gần 30 năm sáng tác, nhạc sĩ Tô Thanh Sơn vẫn mang nặng nỗi buồn của người nhạc sĩ nghèo, viết ca khúc không ai hát. Tưởng chừng ông hết hy vọng thì vào năm 1999, một người bạn nghe được ca khúc "Chút kỷ niệm buồn" thấy hay nên mang đi giới thiệu giúp, không ngờ được khán thính giả trong và ngoài nước yêu thích. Từ đó, các sáng tác khác như "Thầm lặng", "Ba năm anh yêu em âm thầm", "Giọt mưa đêm", "Vùi chôn kỷ niệm", "Một lần gặp em", "Đêm tiễn biệt", "Đi tìm dĩ vãng", "Chờ em trong mưa", "Giọt mưa đêm"... đã được công chúng biết đến rộng rãi.
Ít ai biết nhạc sĩ Tô Thanh Sơn là em trai của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng. Ông sống âm thầm lặng lẽ và chỉ với một ca khúc "Chút kỷ niệm buồn", ông đã vụt sáng.
Trong
một lần gặp ông, được nghe ông kể về chất liệu sáng tác ca khúc "Chút
kỷ niệm buồn", mà với khán giả trong nước, tiếng hát ca khúc: Hà My,
Thạch Thảo, Thùy Trang đã được yêu thích, còn ở hải ngoại thì Như Quỳnh,
Hương Thủy đã từng thu âm.
Ông kể rằng, năm 1996, trong lúc trú mưa trên đường Nguyễn Tri Phương, ông tình cờ gặp hai sinh viên đứng trú mưa bên cạnh. Cô gái ướt và lạnh, đứng run rẩy nép mình vào chàng trai. Về nhà, ông ngẫu hứng viết về đôi tình nhân đó với 6câu chuyện tình hết sức lãng mạn:
"Chiều nao anh với em, nép bên thềm mưa hai đứa xem…" – lời bài hát và ca từ mộc mạc nhưng giàu chất lãng mạn, khiến những ai yêu dòng nhạc trữ tình đều yêu thích sau một lần nghe.
Vĩnh biệt ông, người nhạc sĩ luôn cho rằng cuộc sống nghèo khó chính là chất liệu sinh động nhất để ông sáng tác. Và ông đã sống trọn vẹn với tình cảm của khán giả dành cho một đời nhạc sĩ của mình.
Tang lễ của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn được tổ chức tại tư gia (số : 171 Điện Biên Phủ, An Thạnh, TX. Hồng Ngự, Đồng Tháp). Lễ động quan lúc 11giờ ngày 23-4, sau đó an táng tại đất nhà.
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn sinh năm 1949 tại quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp). Từ nhỏ ông đã mê và có khiếu đàn, hát; luôn làm trưởng đội văn nghệ của trường khi còn đi học. Năm 14 tuổi, ông bộc lộ năng khiếu sáng tác nhạc, mơ ước có một cây đàn nhưng vì nghèo không có tiền, nên thường xuyên trốn cha mẹ sang nhà bạn để chơi ké. “Thấy cây đàn của bạn mà thèm thuồng, cứ ước được rinh về nhà. Vài năm sau, bạn thương tôi nghèo khó nên tặng cho cây đàn guitar” - ông kể.
Đó là một cây đàn guitar đã cũ, thùng bể và dây đàn cũng đứt vài sợi. Nhưng với niềm say mê âm nhạc ăn sâu vào máu, ông cẩn thận tìm dây nối lại, tìm mua sách về nhà ngày đêm mày mò tập đàn và sáng tác. Đến năm 20 tuổi ông đã có ca khúc đầu tay mang tên “Thẹn thùng”.
Năm 29 tuổi, ông rời Đồng Tháp lên Sài Gòn sinh sống bằng nghề làm MC
cho các tụ điểm ca nhạc, làm trưởng các ban nhạc tại cụm nhà hàng khách
sạn Đệ Nhất, quận Tân Bình. Thời bấy giờ, ông vẫn sáng tác thường xuyên
và sở hữu trong tay khoảng 30 ca khúc. “Hồi đó tôi tự viết rồi tự hát
một mình vì cuộc sống khó khăn, làm không đủ ăn nên đâu có tiền nhờ ca
sĩ hát, phổ biến rộng rãi” - ông buồn rầu.
Suốt gần 30 năm, ông vẫn mang nặng nỗi buồn của người nhạc sĩ nghèo, viết ca khúc không ai hay. Tưởng chừng đã hết hy vọng thì vào năm 1999, một người bạn nghe được ca khúc “Chút kỷ niệm buồn”, thấy hay nên mang đi giới thiệu giúp, không ngờ được yêu thích trong lẫn ngoài nước.
Cuối đời cơ cực
Trước khi qua đời nhạc sĩ Tô Thanh Sơn từng có một cuộc sống rất khó khăn. Ông không có nhà, nên được anh em cho ở trong căn nhà dùng làm phủ thờ dòng họ Tô ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Bạn bè thân thiết của ông vẫn đùa rằng Tô Thanh Sơn là nhạc sĩ "bốn không": Không nhà cửa, không gia đình, không CMND và không có nổi một cây đàn tử tế. Mọi nguồn thu nhập của ông đều dựa vào số tiền ít ỏi từ tác quyền các ca khúc.
Và mới đây, gia đình của của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn vừa cho biết ông đã
đột ngột qua đời vào lúc 15 giờ ngày 21.4 tại quê nhà Đồng Tháp, hưởng
thọ 69 tuổi. Nguyên nhân cái chết của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn được xác định
là do ngộ độc thức ăn. Tang lễ của nhạc sĩ được tổ chức tại 171 Điện
Biên Phủ, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Lễ động quan
lúc 11 giờ ngày 23.4, sau đó an táng tại quê nhà.
Tác giả của những bản boléro buồn
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn để lại cho đời khoảng 30 ca khúc. Một số sáng tác của ông đang được lưu hành nhưng không ghi tên ông hoặc bị ghi nhầm tên người khác. Đây chính là nỗi buồn của ông đến tận cuối đời, không sợ nghèo khó, chỉ sợ không công bằng. "Tôi không cần tiền bạc nhưng cần tên tuổi. Người nhạc sĩ chỉ được nhắc tên cũng đã là một niềm hạnh phúc. Tôi còn nhiều ca khúc chưa có điều kiện phổ biến. Vậy nên điều tôi luôn trăn trở, canh cánh bên lòng là ngoài việc trả lại đúng tên tác giả thì làm sao công chúng biết đến các sáng tác này nhiều hơn." - tâm sự của ông lúc còn sống.
Trong 30 bài hát của ông, nổi tiếng nhất là bài Chút kỷ niệm buồn. Ca
khúc này được Trung tâm Thúy Nga - Paris By Night dàn dựng cho các ca
sĩ nổi tiếng ở hải ngoại như Thanh Tuyền, Hương Lan, Phi Nhung, Trường
Vũ thể hiện. Một số bài hát nổi tiếng khác của ông như: Chút kỷ niệm
buồn, Ba năm anh yêu em âm thầm, Bóng đò xưa, Chờ em trong mưa, Đêm
tiễn biệt, Thẹn thùng, Đi tìm dĩ vãng. Chôn vùi kỷ niệm…
Vĩnh biệt ông, người nhạc sĩ luôn cho rằng cuộc sống nghèo khó chính là chất liệu sinh động nhất để ông sáng tác. Và ông đã sống trọn vẹn với tình cảm của khán giả dành cho một đời nhạc sĩ của mình.
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn vừa qua đời tại Việt Nam
Nhạc Sỹ THANH SƠN - Những sáng Tác Bất Hủ Để Đời Của ông Hoàng Nhạc Vàng
Nhạc Sĩ Tô Thanh Sơn từ trần vì ngộ độc thực phẩm
22/04/2018 22:02
(NLĐO)-Người nhà của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn đã báo tin, ông đã đột ngột qua đời vào lúc 15 giờ 15 phút ngày 21-4 vì ngộ độc thực phẩm. Hưởng thọ 69 tuổi.
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn
Đến năm 20 tuổi ông đã sáng tác ca khúc đầu tay mang tên "Thẹn thùng". Năm 29 tuổi, ông rời Đồng Tháp lên Sài Gòn sinh sống bằng nghề làm MC cho các tụ điểm ca nhạc và làm trưởng các ban nhạc tại cụm nhà hàng khách sạn Đệ Nhất, quận Tân Bình. Thời gian này ông vẫn sáng tác thường xuyên và đã viết hơn 30 ca khúc.
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn và Hà Phương
Gần 30 năm sáng tác, nhạc sĩ Tô Thanh Sơn vẫn mang nặng nỗi buồn của người nhạc sĩ nghèo, viết ca khúc không ai hát. Tưởng chừng ông hết hy vọng thì vào năm 1999, một người bạn nghe được ca khúc "Chút kỷ niệm buồn" thấy hay nên mang đi giới thiệu giúp, không ngờ được khán thính giả trong và ngoài nước yêu thích. Từ đó, các sáng tác khác như "Thầm lặng", "Ba năm anh yêu em âm thầm", "Giọt mưa đêm", "Vùi chôn kỷ niệm", "Một lần gặp em", "Đêm tiễn biệt", "Đi tìm dĩ vãng", "Chờ em trong mưa", "Giọt mưa đêm"... đã được công chúng biết đến rộng rãi.
Ít ai biết nhạc sĩ Tô Thanh Sơn là em trai của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng. Ông sống âm thầm lặng lẽ và chỉ với một ca khúc "Chút kỷ niệm buồn", ông đã vụt sáng.
Ông kể rằng, năm 1996, trong lúc trú mưa trên đường Nguyễn Tri Phương, ông tình cờ gặp hai sinh viên đứng trú mưa bên cạnh. Cô gái ướt và lạnh, đứng run rẩy nép mình vào chàng trai. Về nhà, ông ngẫu hứng viết về đôi tình nhân đó với 6câu chuyện tình hết sức lãng mạn:
"Chiều nao anh với em, nép bên thềm mưa hai đứa xem…" – lời bài hát và ca từ mộc mạc nhưng giàu chất lãng mạn, khiến những ai yêu dòng nhạc trữ tình đều yêu thích sau một lần nghe.
Vĩnh biệt ông, người nhạc sĩ luôn cho rằng cuộc sống nghèo khó chính là chất liệu sinh động nhất để ông sáng tác. Và ông đã sống trọn vẹn với tình cảm của khán giả dành cho một đời nhạc sĩ của mình.
Tang lễ của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn được tổ chức tại tư gia (số : 171 Điện Biên Phủ, An Thạnh, TX. Hồng Ngự, Đồng Tháp). Lễ động quan lúc 11giờ ngày 23-4, sau đó an táng tại đất nhà.
Thanh Hiệp (ảnh do gia đình NSCC)
Mới
đây, ngày 21/4 vừa qua, nhạc sĩ Tô Thanh Sơn đã đột ngột qua đời ở tuổi
69 do ngộ độc thực phẩm. Sự ra đi của ông để lại vô vàn tiếc thương cho
khán giả và người hâm mộ
Cuộc đời long đong lận đậnNhạc sĩ Tô Thanh Sơn sinh năm 1949 tại quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp). Từ nhỏ ông đã mê và có khiếu đàn, hát; luôn làm trưởng đội văn nghệ của trường khi còn đi học. Năm 14 tuổi, ông bộc lộ năng khiếu sáng tác nhạc, mơ ước có một cây đàn nhưng vì nghèo không có tiền, nên thường xuyên trốn cha mẹ sang nhà bạn để chơi ké. “Thấy cây đàn của bạn mà thèm thuồng, cứ ước được rinh về nhà. Vài năm sau, bạn thương tôi nghèo khó nên tặng cho cây đàn guitar” - ông kể.
Đó là một cây đàn guitar đã cũ, thùng bể và dây đàn cũng đứt vài sợi. Nhưng với niềm say mê âm nhạc ăn sâu vào máu, ông cẩn thận tìm dây nối lại, tìm mua sách về nhà ngày đêm mày mò tập đàn và sáng tác. Đến năm 20 tuổi ông đã có ca khúc đầu tay mang tên “Thẹn thùng”.
Suốt gần 30 năm, ông vẫn mang nặng nỗi buồn của người nhạc sĩ nghèo, viết ca khúc không ai hay. Tưởng chừng đã hết hy vọng thì vào năm 1999, một người bạn nghe được ca khúc “Chút kỷ niệm buồn”, thấy hay nên mang đi giới thiệu giúp, không ngờ được yêu thích trong lẫn ngoài nước.
Chút kỷ niệm buồn - bài hát được yêu thích nhất của cố nhạc sĩ Tô Thanh Sơn |
Trước khi qua đời nhạc sĩ Tô Thanh Sơn từng có một cuộc sống rất khó khăn. Ông không có nhà, nên được anh em cho ở trong căn nhà dùng làm phủ thờ dòng họ Tô ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Bạn bè thân thiết của ông vẫn đùa rằng Tô Thanh Sơn là nhạc sĩ "bốn không": Không nhà cửa, không gia đình, không CMND và không có nổi một cây đàn tử tế. Mọi nguồn thu nhập của ông đều dựa vào số tiền ít ỏi từ tác quyền các ca khúc.
Tác giả của những bản boléro buồn
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn để lại cho đời khoảng 30 ca khúc. Một số sáng tác của ông đang được lưu hành nhưng không ghi tên ông hoặc bị ghi nhầm tên người khác. Đây chính là nỗi buồn của ông đến tận cuối đời, không sợ nghèo khó, chỉ sợ không công bằng. "Tôi không cần tiền bạc nhưng cần tên tuổi. Người nhạc sĩ chỉ được nhắc tên cũng đã là một niềm hạnh phúc. Tôi còn nhiều ca khúc chưa có điều kiện phổ biến. Vậy nên điều tôi luôn trăn trở, canh cánh bên lòng là ngoài việc trả lại đúng tên tác giả thì làm sao công chúng biết đến các sáng tác này nhiều hơn." - tâm sự của ông lúc còn sống.
Vĩnh biệt ông, người nhạc sĩ luôn cho rằng cuộc sống nghèo khó chính là chất liệu sinh động nhất để ông sáng tác. Và ông đã sống trọn vẹn với tình cảm của khán giả dành cho một đời nhạc sĩ của mình.
An (MASK)
Tô Thanh Sơn và cuộc đời trầm buồn của người nhạc sĩ tài hoa
Nếu ai đã từng ngân nga những giai điệu bài hát trữ tình “Chút kỷ niệm buồn” hẳn sẽ không khỏi xót xa trước thông tin nhạc sĩ Tô Thanh Sơn vừa qua đời vì ngộ độc thực phẩm. Dù người nhạc sĩ tài hoa đã ra đi nhưng chắc những bản nhạc mà ông để lại cho đời sẽ còn sống mãi trong lòng khán giả.
Hẳn nhiều người đã từng nghe và thuộc nằm lòng những câu hát: “Chiều nao anh với em, nép bên thềm mưa hai đứa xem. Dù đôi ta mới quen, chút kỷ niệm nhưng anh khó quên”của ca khúc Chút kỷ niệm buồn nhưng
mấy ai nghĩ đến cha đẻ của bài hát đó là ai, có số phận ra sao. Không
nhà cửa, không gia đình, không bạc tiền, thậm chí không giấy tờ tùy
thân…, ở những năm cuối đời, nhạc sĩ Tô Thanh Sơn- tác giả của tình khúc nổi tiếng Chút kỷ niệm buồn – đã sống cô đơn, ẩn dật trong phủ thờ dòng họ ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Đường đời lúc sanh thời tạm gọi hai chữ “gian nan”
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn sinh năm 1949 tại quận Hồng Ngự,
tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp). Từ nhỏ ông đã mê và có khiếu đàn,
hát; luôn làm trưởng đội văn nghệ của trường khi còn đi học. Năm 14
tuổi, ông bộc lộ năng khiếu sáng tác nhạc, mơ ước có một cây đàn nhưng
vì nghèo không có tiền, đành lén cha mẹ sang nhà bạn để “chơi ké”.
Ông còn nhớ như in đó là cây đàn guitar đã
cũ, thùng bể và dây đàn cũng đứt vài sợi. Nhưng có hề gì, ông cẩn thận
tìm dây nối lại, tìm mua sách về nhà ngày đêm mày mò tập đàn và sáng
tác. Đến năm 20 tuổi ông đã có ca khúc đầu tay mang tên Thẹn thùng.
Năm 29 tuổi, ông rời Đồng Tháp lên Sài Gòn
sinh sống bằng nghề làm MC cho các tụ điểm ca nhạc, làm trưởng các ban
nhạc tại cụm nhà hàng khách sạn Đệ Nhất, quận Tân Bình. Thời bấy giờ,
ông vẫn sáng tác thường xuyên và sở hữu trong tay khoảng 30 ca khúc..
Gần 30 năm, ông vẫn mang nặng nỗi buồn của người nhạc sĩ nghèo, viết ca
khúc không ai hay. Tưởng chừng đã hết hy vọng thì vào năm 1999, một
người bạn nghe được ca khúc Chút kỷ niệm buồn, thấy hay nên mang đi giới thiệu giúp, không ngờ được yêu thích trong lẫn ngoài nước. Từ đó, các sáng tác khác như Thầm lặng, Ba năm anh yêu em âm thầm, Giọt mưa đêm, Vùi chôn kỷ niệm, Một lần gặp em... cũng được công chúng biết đến rộng rãi.
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn nói
cuộc đời ông vui ít, buồn nhiều, lắm nỗi gập ghềnh đã tạo cho trái tim
ông nỗi sầu thăm thẳm, cứ đặt bút viết là lại ra những giai điệu buồn
man mác.
Dù chật vật với cuộc mưu sinh cơ cực nhưng thời trẻ Tô Thanh Sơn
luôn hết lòng lo lắng cho gia đình, người thân. Vậy mà tình cảm anh em
bất hòa, hạnh phúc vợ chồng tan vỡ khiến ông chọn cách trở về quê như
muốn trốn chạy. Trong tình cảnh không gia đình, không tiền bạc, không
nhà cửa… ông phải nương nhờ phủ thờ dòng họ ở thị xã Hồng Ngự. Đã vậy,
ông còn bị trộm, mất hết giấy tờ tùy thân.
Những năm nay, ông sống cuộc đời ẩn dật, giản dị và đạm bạc với đồng lương ít ỏi từ công việc tại Hội Văn học nghệ thuật thị xã Hồng Ngự
và thi thoảng là tiền tác quyền. Cả cuộc đời sáng tác, ông không mua
nổi cây đàn. Khi bạn bè tới chơi, yêu cầu ông đàn hát, ông phải chạy qua
hàng xóm mượn.
Tác giả của những bản nhạc trữ tình đượm buồn
Nhạc của Tô Thanh Sơn là
những bản bolero buồn với giai điệu dễ lưu giữ trong tâm tư người nghe.
Đa phần được viết từ tâm sự, tình cảm thật của người nhạc sĩ đa cảm này.
Không ít mối tình đơn phương, dang dở đi qua đời ông đã tạo cho ông cảm
hứng sáng tác một loạt ca khúc: Thẹn thùng, Thầm lặng, Ba năm yêu em âm thầm… Với Tô Thanh Sơn, mỗi ca khúc là một quá trình sáng tạo với niềm hứng khởi không mệt mỏi.
Ông thường “tức cảnh sinh… nhạc” cũng là vì vậy. Ông từng bảo: “Ngoài những ca khúc viết ra đã trút cạn nỗi lòng, tôi còn quan sát thực tế". Năm 1996, trong lúc trú mưa trên đường Nguyễn Tri Phương, nhạc sĩ Tô Thanh Sơn
đã vô tình gặp 2 cô cậu sinh viên đứng trú mưa bên cạnh. Cô gái ướt và
lạnh, đứng run rẩy nép mình vào chàng trai. Về nhà, người nhạc sĩ liền
cầm bút viết: “Chiều nao anh với em, nép bên thềm mưa hai đứa xem…”
Ngoài Chút kỷ niệm buồn, ông còn nhiều ca khúc viết về nỗi buồn từ cơn mưa như Giọt mưa đêm, Chờ em trong mưa, Nhớ người trong mưa, Một mình trong trời mưa…
Hỏi Tô Thanh Sơn tại sao ông lại viết những ca khúc boléro buồn như vậy, ông bảo: “Nhạc
từ đời mà ra, đời buồn nên nhạc không vui. Cuộc đời tôi vui ít, buồn
nhiều, lắm nỗi gian nan gập ghềnh đã tạo cho trái tim tôi nỗi sầu thăm
thẳm, cứ đặt bút viết là lại ra những giai điệu buồn man mác”.
Tô Thanh Sơn là một nhạc
sĩ mê nghề, có nhiều tài, không chỉ đàn hát tân nhạc mà cổ nhạc ông cũng
rành rọt. Song trong đời, ông chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Ông ít
khi than thở hay tủi thân về cuộc sống nghèo khó bởi “không sợ nghèo
khó, chỉ sợ không công bằng”. Đó là vì những ca khúc của Tô Thanh Sơn bị để “nhầm” tên của người khác làm tác giả các bài hát của ông.
“Tôi không cần tiền bạc nhưng cần tên
tuổi. Người nhạc sĩ chỉ được nhắc tên cũng đã là một niềm hạnh phúc. Tôi
còn nhiều ca khúc chưa có điều kiện phổ biến. Vậy nên điều tôi luôn
trăn trở, canh cánh bên lòng là ngoài việc trả lại đúng tên tác giả thì
làm sao công chúng biết đến các sáng tác này nhiều hơn” - Những chia sẻ của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn lúc sinh thời.
Sau ngần ấy năm cuộc đời sống trong cảnh
nghèo khó nhưng chẳng ai mong người nhạc sĩ tài hoa lại ra đi một cách
đột ngột như thế. Xin vĩnh biệt ông, người nhạc sĩ luôn cho rằng cuộc
sống nghèo khó chính là chất liệu sinh động nhất để ông sáng tác. Và ông
đã sống trọn vẹn với tình cảm của khán giả dành cho một đời nhạc sĩ của
mình - Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn (1949 -2018).
Ảnh: Tổng hợp
Chút kỉ niệm buồn -Quốc Đại.
Vợ nhạc sĩ Thanh Sơn: 'Trước khi mất, ông ấy kêu đau...'
(GDVN) - Đêm đã khuya lắm rồi, trời
Sài Gòn chớm lạnh, yên ả tiếng xe, bà vẫn ngồi đó, bên cạnh người chồng
nằm bất động, tóc bạc trắng như cước….
Ánh mắt buồn rười rượi, bà Lê Thị Hương cho biết: “Tui biết ông ấy
yếu, cũng suýt “đi” mấy lần rồi, nhưng không ngờ lại ra đi nhanh quá.
Mới hồi trưa này, ông còn ăn một tô bún bò ngon lành, còn đòi ăn thêm
mấy cái chả giò nữa nhưng tui sợ ăn dầu mỡ không tốt nên không cho. Thế
mà…”.
Văng vẳng những bản nhạc của nhạc sĩ Thanh Sơn, xen lẫn tiếng kinh kệ siêu thoát, bà Hương nhớ lại giây phút cuối cùng được gần người chồng đã đầu ấp tay gối với bà gần 53 năm trên cuộc đời: “Ông ấy kêu đau. Tôi và mấy đứa con gọi bác sĩ đến mà không kịp. Lúc đau quá, ông còn nói với bác sĩ: Cứu tôi bác sĩ ơi, tôi mang ơn suốt đời. Tôi đâu có ở ác mà hành hạ tôi thế này. Ông nói đến đó, rồi gồng mình mạnh lên, tay buông xuôi. Ra đi nhẹ nhàng lắm. Ông ấy sinh tuổi rồng (1940), mất cũng tuổi rồng…”.
Theo lời bà Hương, khi biết mình sắp mất, ông có dặn lại là không nên
làm đám tang cho ông rườm rà, đừng kèn trống ồn ào làm gì, ảnh hưởng bà
con lối xóm. Ý nguyện của ông là hoả táng xác, mang tro cốt đi bỏ ngoài
sông lớn, nhưng bị anh Lê Duy Lâm, người con trai thứ 5 của ông phản
ứng: “Ba là người của công chúng, phải xây mộ để anh em, bạn bè, người
yêu nhạc của ba đến thăm viếng nữa. Chưa nói đến việc con cháu có chỗ
đến ngày thanh minh, quây quần bên mộ ba, làm tăng thêm tình gia đình.
Chứ thiêu xác ba, mang tro ra sông thả, có khó gì…”. Ông ngậm ngùi làm
thinh. Vùng vằng mãi, ông mới chịu cho con trai lên Bình Dương tìm mua
đất, chuẩn bị phần mộ cho mình.
Bà Hương rất tự hào về tính phóng khoáng, hiền lành của chồng. Bà nói, ông dễ tính lắm! Nhạc của ông, ca sĩ nào hát, có nhớ đến thì gửi chút đỉnh tiền tác quyền, còn không nhớ, ông cũng chẳng đi đòi. Tụi ca sĩ trẻ mới vào nghề, đến xin bài, ông thấy nghèo quá, cho luôn, không lấy tiền bạc gì.
Văng vẳng những bản nhạc của nhạc sĩ Thanh Sơn, xen lẫn tiếng kinh kệ siêu thoát, bà Hương nhớ lại giây phút cuối cùng được gần người chồng đã đầu ấp tay gối với bà gần 53 năm trên cuộc đời: “Ông ấy kêu đau. Tôi và mấy đứa con gọi bác sĩ đến mà không kịp. Lúc đau quá, ông còn nói với bác sĩ: Cứu tôi bác sĩ ơi, tôi mang ơn suốt đời. Tôi đâu có ở ác mà hành hạ tôi thế này. Ông nói đến đó, rồi gồng mình mạnh lên, tay buông xuôi. Ra đi nhẹ nhàng lắm. Ông ấy sinh tuổi rồng (1940), mất cũng tuổi rồng…”.
Nhạc sĩ Thanh Sơn lúc sinh thời. |
Ngồi ngoài sân kể câu chuyện, thỉnh
thoảng bà Hương lịch sự xin phép, bước vào trong, sửa chăn lại cho nhạc
sĩ Thanh Sơn, hệt như ông đang còn sống. Trong ký ức của bà, ông là một
người hiền lành, từ tốn, không rượu, thuốc lá…Ngày còn trẻ, thỉnh thoảng
ông có đánh bài với bạn bè, nhưng không sa đà.
Bà quen ông từ lúc ông còn ôm mộng làm một ca sĩ nổi tiếng, vào khoảng năm 1957. Đến năm 1959 thì cưới. Ông và bà có cả thảy 7 người con, vừa trai, vừa gái, đều được nuôi lớn bằng những đồng tiền thu được từ các ca khúc của ông. Bà chỉ biết làm công việc nội trợ, để ông ôm đàn, tìm từng ca từ, nốt nhạc, cho ra đời hàng loạt ca khúc bolero nổi tiếng: Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Ba tháng tạ từ, Nhật ký đời tôi, Thương về cố đô, Hương tóc mạ non, Hành trình trên đất phù sa…
Bà Hương nhẹ nhàng bộc bạch thêm: “Khoảng 1 năm cuối đời, ông không sáng tác nữa vì bị tai biến, liệt nửa người phải nằm một chỗ, nhưng đầu óc sáng suốt. Những ngày này, dù là một nhạc sĩ đã sáng tác ra rất nhiều bài nhạc nổi tiếng, nhưng ông lại sợ nghe nhạc, xem tivi. Mỗi lần nghe thấy tiếng nhạc là la hét, sợ hãi”.
Bà quen ông từ lúc ông còn ôm mộng làm một ca sĩ nổi tiếng, vào khoảng năm 1957. Đến năm 1959 thì cưới. Ông và bà có cả thảy 7 người con, vừa trai, vừa gái, đều được nuôi lớn bằng những đồng tiền thu được từ các ca khúc của ông. Bà chỉ biết làm công việc nội trợ, để ông ôm đàn, tìm từng ca từ, nốt nhạc, cho ra đời hàng loạt ca khúc bolero nổi tiếng: Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Ba tháng tạ từ, Nhật ký đời tôi, Thương về cố đô, Hương tóc mạ non, Hành trình trên đất phù sa…
Bà Hương nhẹ nhàng bộc bạch thêm: “Khoảng 1 năm cuối đời, ông không sáng tác nữa vì bị tai biến, liệt nửa người phải nằm một chỗ, nhưng đầu óc sáng suốt. Những ngày này, dù là một nhạc sĩ đã sáng tác ra rất nhiều bài nhạc nổi tiếng, nhưng ông lại sợ nghe nhạc, xem tivi. Mỗi lần nghe thấy tiếng nhạc là la hét, sợ hãi”.
Bà Lê Thị Hương xúc động hồi tưởng về những ngày cuối cùng của chồng, nhạc sĩ Thanh Sơn. |
Bà Hương rất tự hào về tính phóng khoáng, hiền lành của chồng. Bà nói, ông dễ tính lắm! Nhạc của ông, ca sĩ nào hát, có nhớ đến thì gửi chút đỉnh tiền tác quyền, còn không nhớ, ông cũng chẳng đi đòi. Tụi ca sĩ trẻ mới vào nghề, đến xin bài, ông thấy nghèo quá, cho luôn, không lấy tiền bạc gì.
Từ trái qua: Bà Thu Ba (Em nhạc sĩ Hàn Chậu), bà Lê Thị Hương (vợ nhạc sĩ Thanh Sơn), anh Lê Duy Lâm (con trai thứ 5 nhạc sĩ Thanh Sơn) và đạo diễn Thành Công. |
Rồi bà móm mén, tiếp câu chuyện: “Những
ngày cuối cùng, ông thích yên tĩnh. Tôi nhớ lần thằng Nhật Cường (diễn
viên hài Nhật Cường -PV) vào thăm, hỏi thăm nhiều quá, ông bực mình,
đuổi nó về. Thằng này biết tính ông nên cười hà hà rồi về, không hờn
giận gì hết. Lần Đàm Vĩnh Hưng đến thăm, ông nhắc hoài, khen thằng này
sống tình nghĩa…”.
Ít ai biết rằng ngoài vai trò “nâng khăn, sửa túi” cho nhạc sĩ Thanh Sơn, bà Lê Thị Hương còn là người chị thứ 2 tần tảo của nhạc sĩ Hàn Châu, người viết hàng loạt các ca khúc nổi tiếng: Cây cầu dừa, Mực tím mồng tơi, Những đóm mắt hoả châu….
Ít ai biết rằng ngoài vai trò “nâng khăn, sửa túi” cho nhạc sĩ Thanh Sơn, bà Lê Thị Hương còn là người chị thứ 2 tần tảo của nhạc sĩ Hàn Châu, người viết hàng loạt các ca khúc nổi tiếng: Cây cầu dừa, Mực tím mồng tơi, Những đóm mắt hoả châu….
Nhạc sĩ Thanh
Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, người Sóc Trăng. Ông sinh vào ngày
1/5/1940 (Canh Thìn), từ trần vào lúc 14 giờ 30, ngày 4/4, hưởng thọ 73
tuổi. Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Nỗi buồn hoa phượng, Ba tháng tạ
từ, hình bóng quê nhà, Lưu bút ngày xanh, Nhật ký đời tôi…có ca từ,
giai điệu mộc mạc, chân chất, dễ hát nên được phổ biến rộng rãi trong
công chúng. Nhưng ca khúc của ông đã được nhiều ca sĩ, thuộc nhiều thế
hệ hát: Giao Linh, Thanh Tuyền, Chế Linh, Sơn Tuyền, Trường Vũ, Phi
Nhung, Cẩm Ly, Mai Thiên Vân…
Lê Ngọc Dương Cầm
Nhận xét
Đăng nhận xét