NỖI NIỀM OAN KHUẤT 31 (Thái sư Lê Văn Thịnh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Giải mã bí mật tượng Rắn cắn thân và nỗi oan lớn nhất lịch sử Việt Nam ,
Tượng rồng đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh có tạo hình vô cùng kỳ lạ: miệng
cắn chân, thân xé mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bảo vật quốc
gia này không phải rồng mà là rắn.
Cổng vào đền và chùa thờ Lê Văn Thịnh.
Theo Đông Xuyên
Lao Động
Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"?
Tại thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh trong khu nhà thờ thái sư nhà Lý Lê Văn Thịnh (1050-?) có tượng đá một con vật tựa loài bò sát đang ngóc đầu cắn vào thân mình.
Tượng con vật bằng đá ở nhà thờ Thái sư Lê Văn Thịnh
Như đã biết, những tôn giáo đều xâm nhập thuận lợi vào Giao Chỉ - Đại Việt, trong đó đạo Phật, đạo Lão và Nho giáo đã giao thoa rất khoáng đạt (Tam giáo đồng nguyên). Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa giữa hai xu hướng: Coi trọng nho giáo, hướng lên phương Bắc (Trung Hoa) để học tập và áp dụng mô hình phong kiến tập quyền đồng thời cũng hướng tới phương Nam (Đông Nam Á) tôn trọng phật giáo (và cả tôn giáo bản địa) để gắn kết lòng người. Bởi vậy, những ông vua, những ông quan thời ấy phần lớn đều mộ Phật (trong đó có dòng Mật Tông chuộng bùa chú, ma thuật) cũng như ham đạo Lão và bảo tồn việc thờ cúng tổ tiên… Sử gia Ngô Sỹ Liên là một vị quan nhưng ông không nghi ngờ về phép thuật (Ảo thuật) hóa hổ của thái sư Lê Văn Thịnh mà chỉ băn khoăn về cách xử lý của vua Lý Nhân Tông đối với quan thái sư: " Kẻ làm tôi (phạm tội) giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết. Thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin dùng đạo Phật". Nêu vấn đề trên để thấy rằng không hề có sự mâu thuẫn tôn giáo (Nho giáo với đạo Phật) trong vụ án Lê Văn Thịnh hóa hổ như một số nhà nghiên cứu đưa ra.
Tượng con vật bằng đá ở nhà thờ Thái sư Lê Văn Thịnh
Việc Lê Văn Thịnh được chọn làm thầy dạy cho vua trẻ cũng như đưa ông vào bộ chỉ huy kháng chiến tối cao cũng là lẽ thường tình bởi ông là vị quan xuất thân từ khoa bảng, thông tỏ văn phong giáo lý Nho học giúp cho nhà vua và triều đình tham khảo và áp dụng mô hình quản lý xã hội của Trung Hoa, cũng như giao tiếp đấu tranh với kẻ thù được thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc cất nhắc Lê Văn Thịnh chưa có công lao đáng kể lên chức thái sư, đứng đầu triều đình thì quả là có sự ưu ái rất đặc biệt.
Vụ án 'hóa hổ' giết vua và vị Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam
Là người đầu tiên đỗ thủ khoa của nền khoa cử Việt Nam, ông Lê Văn Thịnh làm tới chức Thái sư, có nhiều công trạng nhưng vướng phải vụ án lập mưu giết vua Lý Nhân Tông ở hồ Dâm Đàm.
Theo sử liệu, ông Lê Văn Thịnh sinh ngày 11/2/1050 ở thôn Bảo Tháp,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Năm 25 tuổi, ông đỗ đầu khoa thi đầu tiên
của Nho học Việt Nam. Dù lúc này chưa có danh hiệu Trạng nguyên, song
trong các sử liệu ông được xem là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử
khoa bảng Việt Nam.
Ban đầu ông được vào hầu vua học, sau thăng chức Nội cấp sự rồi đến Thị
lang Bộ Binh. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương
giới với quan nhà Tống. Khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động
thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng mà
họ đã chiếm) cho Đại Việt (nay là Việt Nam). Sau đó, ông được phong đến
chức Thái Sư.
Đền Thái sư Lê Văn Thịnh ở tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Wikimapia.org
|
Là người đứng đầu bá quan văn võ thời bấy giờ, Thái sư Lê Văn Thịnh đã
quân sư cho vua Lý Nhân Tông thực hiện việc đổi mới đất nước như: tổ
chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện; định các chùa trong nước làm 3
hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý; định các chức văn võ, quan
hầu vua và các chức tạp lưu; định sổ ruộng thu tô... Những việc này
được cho là đã đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích trong triều nên ông bị
thù ghét.
Sau 10 năm cống hiến cho triều đình, ông bị vướng vào vụ án mưu phản
giết vua ở hồ Dâm Đàm (nay là Hồ Tây, Hà Nội). Việc này, sách Đại Việt
sử lược (viết vào thời nhà Trần) chép:
Tháng 11 năm 1095, vua Lý Nhân Tông xem đánh cá ở Dâm Đàm. Lúc bấy
giờ vua ngự trong chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê
Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói
sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt.
Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, có ý sợ xảy ra tai
biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo mác mà tan biến đi thì
thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người
bắt giữ Lê Văn Thịnh rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang (nay là
Phú Thọ). Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại
lý (tức Vân Nam, Trung Quốc), giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được
phép của nó. Và, đến đây thì làm phản.
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh bên trong đền. Ảnh: Wikipedia
|
Đánh giá về vụ án này, giới sử học
đều cho rằng "Hóa hổ giết vua" là chuyện hoang đường, Thái sư Lê Văn
Thịnh bị oan và là nạn nhân của một âm mưu chính trị nào đó.
Nhiều nhà nghiên cứu lý giải nguyên nhân vụ án oan có cội nguồn từ sự
tranh giành quyền lực giữa các thế lực Nho giáo - Đạo giáo - Phật giáo
về quyền lợi kinh tế của tầng lớp quý tộc và giới Phật giáo thời Lý.
Hàng loạt nghi vấn được đưa ra để bảo vệ ông như: làm đến chức Thái sư,
đứng đầu triều đình sao ông lại còn muốn giết vua? Tại sao mưu phản
nhưng ông không bị xử tử mà chỉ bị đày? Tại sao sau vụ án kinh thiên
động địa đó không thấy triều Lý truy tìm "bè đảng" và sau này cũng tuyệt
nhiên không phát hiện ai là "bè đảng" của ông? Không lẽ muốn giết vua,
cướp ngôi mà chỉ làm một mình?
Vẫn chưa rõ năm mất của ông. Trong khuôn viên đền và chùa Lê Văn Thịnh
hiện có bức tượng đá bí ẩn. Đó là bức tượng rồng (người dân địa phương
gọi là tượng xà thần) trong tư thế kỳ lạ được phát hiện năm 1993 khi tu
sửa đường vào chùa Bảo Tháp.
Làm bằng đá nguyên khối, bức tượng có hình dạng loài bò sát giống rắn,
nhưng có chân, miệng đầy răng, trong tư thế "miệng cắn thân, chân xé
mình". Bức tượng đã được công nhận là bảo vật quốc gia vào cuối năm
2013.
Tượng xà thần tự cắn đuôi mình đặt trong đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh. Ảnh: Wikipedia
|
Có ý kiến cho rằng, pho tượng biểu thị sự hối hận của Vua Lý Nhân Tông,
như: tượng rồng có đôi tai, thì một bên lành, một bên bị bịt kín ám chỉ
việc vua Lý nghe lời xiểm nịnh của gian thần. Việc rồng tự cắn thân, xé
mình thể hiện cho việc đau lòng khi gây ra nỗi oan trái cho người thầy
của mình.
Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, bức tượng kỳ lạ được tạc vào thời
Hậu Lê (thế kỷ 14 đến 17, khi công trạng của ông Lê Văn Thịnh đã được
ghi nhận và vụ án hồ Dâm Đàm đã phần nào được soi xét). Vì vậy, pho
tượng đặc biệt được hậu thế tạc để biểu thị cho nỗi oan trái của Thái sư
Lê Văn Thịnh - bị triều đình ghép tội "hóa hổ giết vua".
Tại hội thảo khoa học được tổ chức cuối năm 2015 (kỷ niệm 940 Thái sư Lê
Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi), các nhà nghiên cứu, khoa học một lần nữa
nhận định: Thái sư Lê Văn Thịnh - vị thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài
đầu tiên của Việt Nam thời Lý (1075) đã mở đầu cho sự nghiệp khoa cử
hơn 900 năm ở nước ta và có nhiều cống hiến lớn lao cho dân tộc.
Ông vừa là vị quan khoa bảng thời Lý vừa là một nhà giáo mẫu mực, đức độ
của nước Đại Việt. Lịch sử cũng ghi nhận ông là một nhà ngoại giao xuất
chúng, một danh nhân văn hóa kiệt xuất và là Thái sư có tài kinh bang
tế thế, một nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa đất nước phát
triển cường thịnh.
Trung Sơn
Rồng đá lạ: 'miệng cắn thân, chân xé mình'
Tượng rồng đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh có tạo hình vô cùng kỳ lạ: miệng
cắn chân, thân xé mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bảo vật quốc
gia này không phải rồng mà là rắn.
Trước thềm 1.000 năm Thăng Long, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh đã được
Bắc Ninh chọn làm 1 trong 4 di tích trọng điểm kỷ niệm đại lễ. Ở độ sâu
50 cm của 2 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được vật quý, đó
là 2 khúc tượng rồng với mỗi khúc dài xấp xỉ 60 cm, cao 35 cm và rộng
40 cm. Đặc biệt, phần chân rồng còn nguyên vẹn, có móng vuốt sắc bám
chặt vào thân.
Quý nhất là nó hoàn toàn phù hợp cả về chất liệu và phong cách khối tượng được thờ trong miếu xà thần ngay tại đó. Vì thế, hồ sơ trình công nhận bảo vật quốc gia cho tượng ở đền Lê Văn Thịnh đã ghi rõ “còn tương đối lành và độc đáo”.
Mặc dù vậy, theo thông tin của Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh, khi mang 2 khúc mới phát hiện trên đến ghép vào tượng rồng cũng chưa khớp hẳn. Điều này khiến nhiều người phán đoán tượng còn một phần thân lớn nữa. Nó cũng dấy lên hy vọng có thể sẽ tìm thấy tiếp những phần còn lại của tác phẩm điêu khắc này khi khai quật các khu vực liên quan trong tương lai.
Giải oan
Hồ sơ của tỉnh Bắc Ninh ghi rõ: “Đây là pho tượng rồng độc đáo, hình dáng tượng nửa mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng... Hình ảnh này chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á”.
“Tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là tư gia của thái sư Lê Văn Thịnh, người đỗ trạng nguyên khoa thi đầu tiên của nhà Lý năm 1075, nên nhiều người cho rằng tượng chính là nơi gửi gắm những tâm sự về nỗi oan khiên mà thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu trong vụ án trên hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đời vua Lý Nhân Tông”, hồ sơ viết.
PGS-TS Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ học) nhận xét: “Cái đó là trường hợp rất đặc biệt. Một con rồng tự cắn xé thân nó. Người ta vẫn cho rằng đây là sự minh oan cho thái sư Lê Văn Thịnh”.
Lê Văn Thịnh sau khi đỗ trạng nguyên đã trở thành thái sư đầu triều Lý khi ấy. Ở tột cùng công danh, ông bị khép tội “hóa hổ giết vua” vào năm 1096 và phải đi đày ở Thao Giang. Đại Việt sử ký toàn thư chép lại chuyện vua ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Khi đó, mây mù nổi lên, thấy thuyền có hổ. Đây là lý do khiến Lê Văn Thịnh bị coi là có ý định giết vua.
Do đó, theo nhiều người, hình ảnh tự cắn vào thân mình của bức tượng thể hiện sự hối hận của vua Lý Nhân Tông vì đã nghi oan cho vị thái sư. Một bên tai lành còn một bên tai bịt kín của pho tượng được suy đoán tương ứng với việc nghe lời xàm tấu.
Rồng hay rắn, Lê hay Lý ?
Mặc dù khá thống nhất về ý nghĩa của bức tượng là sự giải oan cho thái sư Lê Văn Thịnh thì tên gọi của “nhân vật chính” cũng như niên đại bức tượng lại vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Trong quyết định công nhận bảo vật quốc gia, bức tượng này được ghi song song hai tên: rồng đá và xà thần. Còn niên đại được công nhận là thời Lý.
Tuy nhiên, PGS-TS Lê Đình Phụng lại nhận xét: “Tôi không cho đấy là tác phẩm thời Lý. Con rồng ấy là của đền thờ Lê Văn Thịnh. Ông ấy đã bị hàm oan thời Lý, thậm chí bị đi đày. Chính vì thế, ngay trong thời Lý sẽ khó có chuyện dựng đền thờ ngay sau khi ông mất. Đó phải là chuyện của những đời sau. Nỗi oan của ông ấy những người sau mới có thể thông cảm và đưa ra tác phẩm như thế. Nó phải muộn hơn”.
PGS-TS Phụng còn cho rằng tượng không thể thuộc thời Lý vì có tạo hình hoàn toàn không giống với chuẩn mực rồng thời Lý. “Rồng Thăng Long, Phật Tích, Đọi Sơn đều có tính thống nhất. Con này không nằm trong mẫu số chung của nghệ thuật Lý. Theo tôi, nó ở thời Lê thì hợp lý hơn. Đây là quan điểm của riêng tôi”, ông Phụng nói.
Trong khi đó, PGS-TS Tống Trung Tín, người trong Hội đồng khoa học thẩm định các bảo vật quốc gia, lại nghiêng về quan điểm tượng mô tả một con rắn. Điều này cũng tương đồng với một số ý kiến cho rằng tại đền thờ một vị quan thì không thể có rồng. Rồng là con vật gắn với vua. “Nó là rắn thần. Chính tôi, khi thẩm định đã đề nghị ghi tên bức tượng là xà thần. Đây không phải là rồng. Nó là xà thần thời Lý. Nó có hình dáng là rắn rất rõ nét. Về dấu ấn kỹ thuật và phong cách, tôi thấy đây là tác phẩm thời Lý rất rõ nét”, ông Tín nói.
Quý nhất là nó hoàn toàn phù hợp cả về chất liệu và phong cách khối tượng được thờ trong miếu xà thần ngay tại đó. Vì thế, hồ sơ trình công nhận bảo vật quốc gia cho tượng ở đền Lê Văn Thịnh đã ghi rõ “còn tương đối lành và độc đáo”.
Mặc dù vậy, theo thông tin của Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh, khi mang 2 khúc mới phát hiện trên đến ghép vào tượng rồng cũng chưa khớp hẳn. Điều này khiến nhiều người phán đoán tượng còn một phần thân lớn nữa. Nó cũng dấy lên hy vọng có thể sẽ tìm thấy tiếp những phần còn lại của tác phẩm điêu khắc này khi khai quật các khu vực liên quan trong tương lai.
Giải oan
Hồ sơ của tỉnh Bắc Ninh ghi rõ: “Đây là pho tượng rồng độc đáo, hình dáng tượng nửa mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng... Hình ảnh này chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á”.
“Tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là tư gia của thái sư Lê Văn Thịnh, người đỗ trạng nguyên khoa thi đầu tiên của nhà Lý năm 1075, nên nhiều người cho rằng tượng chính là nơi gửi gắm những tâm sự về nỗi oan khiên mà thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu trong vụ án trên hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đời vua Lý Nhân Tông”, hồ sơ viết.
PGS-TS Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ học) nhận xét: “Cái đó là trường hợp rất đặc biệt. Một con rồng tự cắn xé thân nó. Người ta vẫn cho rằng đây là sự minh oan cho thái sư Lê Văn Thịnh”.
Lê Văn Thịnh sau khi đỗ trạng nguyên đã trở thành thái sư đầu triều Lý khi ấy. Ở tột cùng công danh, ông bị khép tội “hóa hổ giết vua” vào năm 1096 và phải đi đày ở Thao Giang. Đại Việt sử ký toàn thư chép lại chuyện vua ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Khi đó, mây mù nổi lên, thấy thuyền có hổ. Đây là lý do khiến Lê Văn Thịnh bị coi là có ý định giết vua.
Do đó, theo nhiều người, hình ảnh tự cắn vào thân mình của bức tượng thể hiện sự hối hận của vua Lý Nhân Tông vì đã nghi oan cho vị thái sư. Một bên tai lành còn một bên tai bịt kín của pho tượng được suy đoán tương ứng với việc nghe lời xàm tấu.
Rồng hay rắn, Lê hay Lý ?
Mặc dù khá thống nhất về ý nghĩa của bức tượng là sự giải oan cho thái sư Lê Văn Thịnh thì tên gọi của “nhân vật chính” cũng như niên đại bức tượng lại vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Trong quyết định công nhận bảo vật quốc gia, bức tượng này được ghi song song hai tên: rồng đá và xà thần. Còn niên đại được công nhận là thời Lý.
Tuy nhiên, PGS-TS Lê Đình Phụng lại nhận xét: “Tôi không cho đấy là tác phẩm thời Lý. Con rồng ấy là của đền thờ Lê Văn Thịnh. Ông ấy đã bị hàm oan thời Lý, thậm chí bị đi đày. Chính vì thế, ngay trong thời Lý sẽ khó có chuyện dựng đền thờ ngay sau khi ông mất. Đó phải là chuyện của những đời sau. Nỗi oan của ông ấy những người sau mới có thể thông cảm và đưa ra tác phẩm như thế. Nó phải muộn hơn”.
PGS-TS Phụng còn cho rằng tượng không thể thuộc thời Lý vì có tạo hình hoàn toàn không giống với chuẩn mực rồng thời Lý. “Rồng Thăng Long, Phật Tích, Đọi Sơn đều có tính thống nhất. Con này không nằm trong mẫu số chung của nghệ thuật Lý. Theo tôi, nó ở thời Lê thì hợp lý hơn. Đây là quan điểm của riêng tôi”, ông Phụng nói.
Trong khi đó, PGS-TS Tống Trung Tín, người trong Hội đồng khoa học thẩm định các bảo vật quốc gia, lại nghiêng về quan điểm tượng mô tả một con rắn. Điều này cũng tương đồng với một số ý kiến cho rằng tại đền thờ một vị quan thì không thể có rồng. Rồng là con vật gắn với vua. “Nó là rắn thần. Chính tôi, khi thẩm định đã đề nghị ghi tên bức tượng là xà thần. Đây không phải là rồng. Nó là xà thần thời Lý. Nó có hình dáng là rắn rất rõ nét. Về dấu ấn kỹ thuật và phong cách, tôi thấy đây là tác phẩm thời Lý rất rõ nét”, ông Tín nói.
Dân Việt
Lạ kỳ về nơi có nhiều vụ án oan khuất trong lịch sử Việt Nam
Bên con đê sông Đuống tại địa phận huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh chỉ dài hơn 10km, nhưng không hiểu vì lý do gì, nơi đây gắn liền với rất nhiều vụ án oan khuất. Không quá để nói rằng, đây là triền đê oan khuất trong lịch sử Việt Nam.
Dọc theo triền đê
có nhiều huyền tích bí ẩn này, chúng tôi như lạc vào những câu chuyện
lịch sử đầy oan khiên của dân tộc. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi
là đền thờ Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh tại thôn Bảo Tháp, xã
Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Vén màn bí ẩn vụ án hồ Dâm Đàm
Trong khói nhang trầm
uy nghi, chúng tôi như được trở lại với lịch sử gần 1.000 năm trước. Ông
Nguyễn Văn Đam - thủ từ đền Lê Văn Thịnh kể cho chúng tôi nghe về cuộc
đời bi tráng của vị trạng nguyên này. Lê Văn Thịnh là người thôn Bảo
Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Cổng vào đền và chùa thờ Lê Văn Thịnh.
Tháng 2 năm Ất Mão
(1075), Vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho
học tam trường, Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu. Vì thế, ông được coi
là Trạng nguyên khai khoa của Việt Nam. Ban đầu, ông được vào hầu vua
học, sau thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang Bộ Binh. Tháng 6 năm Giáp
Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay)
để bàn nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc.
Sau khi đã "phân giải
mọi lẽ", nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt 6 huyện, 3 động thuộc
châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía tây bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ
đã chiếm trước đây và cho thông sứ như cũ. Sau này, ông được thăng tới
chức Thái sư. Ông cống hiến cho nhà Lý thêm 10 năm thì xảy ra "vụ án hồ
Dâm Đàm" vào năm Ất Hợi (1095).
Về vụ án này, đến nay
vẫn còn rất nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Sách Đại Việt sử lược ra
đời vào thời Trần kể lại vụ án như sau: "Mùa đông tháng 11 năm Ất Hợi
(1095), nhà vua (Lý Nhân Tông) xem đánh cá ở Diêu Đàm (hay Dâm Đàm, nay
là hồ Tây, Hà Nội).
Lúc bấy giờ vua ngự
trong một chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh
vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng phép thuật làm khói sương nổi
thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà
vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy
cái mác phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy
thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí.
Vua sai người bắt giữ
Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang. Trước kia,
trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại Lý (tức Vân Nam, Trung
Quốc ngày nay) giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó.
Và, đến đây thì làm phản".
Tuy nhiên, cũng có rất
nhiều tài liệu lịch sử đã chứng minh sự hàm oan của vị trạng nguyên tài
hoa này và đời hậu thế vẫn đang tìm mọi cách chứng minh sự trong sạch
cho ông. Ông Lê Viết Nga - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh - cho biết:
"Hiện nay ở Bảo tàng Bắc Ninh còn lưu giữ lại rất nhiều sắc phong cho
Thái sư Lê Văn Thịnh qua các triều đại vua. Sắc phong cổ xưa nhất còn
lưu lại gần như nguyên vẹn cho thấy ngay từ triều Hậu Lê, Thái sư Lê Văn
Thịnh đã được minh oan rồi”.
Ông Nga khẳng định:
"Nếu như thái sư không được minh oan, không được sắc phong trở lại thì
trong dân gian sẽ không bao giờ dám dựng đền để thờ tự”.
Với sự cố gắng của rất
nhiều người, nhiều cơ quan đoàn thể, năm 1993 một cuộc hội thảo với sự
góp mặt của nhiều nhà sử học, nhà điêu khắc và các học giả nổi tiếng đã
diễn ra. Hội thảo đã thành công tốt đẹp và bước đầu minh oan cho vị
Trạng nguyên tài hoa Lê Văn Thịnh.
Bức thần xà bí ẩn
Bức tượng xà thần vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
Về cuộc đời của cụ Lê
Văn Thịnh, sau vụ án hồ Dâm Đàm còn nhiều uẩn khúc. Theo lưu truyền dân
gian, khoảng ba năm sau, Lê Văn Thịnh được ân xá. Trên đường về quê đến
chợ Điềng, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ông dừng chân
nghỉ lại. Một nông dân thấy cụ già gầy yếu như hành khất liền biếu bát
cháo hoa để cụ ăn. Bác nông dân hỏi “Cụ có thèm ăn thứ gì nữa không?”,
cụ trả lời muốn ăn một khúc cá. Bác nông dân lựa được con cá mè hoa đem
nướng một khúc biếu cụ. Lê Văn Thịnh ăn cá xong nằm nghỉ và mất tại đó.
Dân làng Điềng khi biết đó là Trạng nguyên Lê Văn Thịnh liền đưa cụ ra
một gò nổi bên bờ sông Dâu. Xác cụ được mối đùn kín, dân làng thấy lạ
liền chôn cất và lập đình thờ, tôn cụ làm thành hoàng làng.
Lại nói, sau khi xảy ra
vụ án hồ Dâm Đàm, ngôi nhà của cụ Lê Văn Thịnh tại thôn Bảo Tháp đã
được thân phụ là cụ Lê Văn Thành cúng tiến thành chùa. Sau này khi Lê
Văn Thịnh được minh oan, dân làng xây đền cho cụ và trở thành cụm di
tích đền và chùa Lê Văn Thịnh như hiện nay.
Trong khuôn viên đền và
chùa Lê Văn Thịnh hiện nay có một bức tượng đá hết sức bí ẩn. Đó là bức
tượng rồng (nhưng người dân địa phương gọi là bức tượng xà thần) trong
tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”. Bức tượng này vừa được công nhận
là bảo vật quốc gia ngày 30.12.2013.
Theo người dân địa
phương kể lại, năm 1991, trong một lần dọn dẹp trước cửa đền thờ Thái sư
Lê Văn Thịnh, ông thủ từ khi đó là Phan Đình Phô tình cờ phát hiện được
một bức tượng bằng đá nguyên khối, chôn sâu dưới đất. Bố cục và hình
dáng bức tượng cực kỳ đặc biệt: Một loài động vật bò sát giống rắn,
nhưng có chân, miệng đầy răng, trong động thái "miệng cắn thân, chân xé
mình".
Khi đó sự việc khiến dư
luận trở nên rất xôn xao. Mỗi ngày, có hàng ngàn người hiếu kỳ kéo đến
vái lạy pho tượng. Các nhà khoa học, chính quyền và nhân dân thảo luận
xong, thì quyết định nhấc bức tượng lên khỏi lòng đất. Lạ thay, mấy chục
thanh niên trai tráng ghé vai, cùng với đòn bẩy, xà beng mà pho tượng
rồng không hề nhúc nhích.
Thấy sự lạ, cụ Phô vào
đền nhang khói, kính xin Thái sư Lê Văn Thịnh linh thiêng cho phép người
dân được rước “ông rồng” lên thờ. Không ngờ, xin phép xong, các trai
tráng ghé vai nâng pho tượng thấy nhẹ bẫng.
Trước quá trình tôn
tạo, một cuộc khai quật nhỏ đã diễn ra. Các nhà khảo cổ phát hiện thêm 2
bộ phận nữa của tượng rồng đá. Một bộ phận là bàn chân rồng nguyên vẹn
với móng vuốt sắc nhọn. Các nhà khoa học xác định hai bộ phận này có
chất liệu và phong cách tạo tác phù hợp với pho tượng rồng cắn thân
trong miếu xà thần từ thời Lý. Tuy nhiên, hai bộ phận này chưa khớp với
phần thân đứt hai bên pho tượng.
Có một số luồng ý kiến
phân tích ý tưởng nghệ thuật của pho tượng này. Có ý kiến cho rằng, pho
tượng biểu thị sự hối hận của Vua Lý Nhân Tông. Tượng rồng có đôi tai,
thì một bên lành, một bên bị bịt kín. Điều này biểu thị việc vua Lý nghe
lời xiểm nịnh của gian thần. Việc rồng tự cắn thân, xé mình thể hiện
cho việc đau lòng khi gây ra nỗi oan trái của Vua Lý Nhân Tông với người
thầy của mình là Lê Văn Thịnh. Rồng tượng trưng cho vua, nên lý giải
này không phải không có lý. Nhưng phần lớn ý kiến vẫn tin rằng, pho
tượng đặc biệt, vừa giống rồng, lại vừa giống rắn này là biểu thị cho
nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh, bị triều đình ghép tội “hóa hổ
giết vua”.
Vụ án hồ Dâm Đàm đã
diễn ra ngót một thiên niên kỷ và mặc dù đến nay có nhiều tình tiết chưa
được làm rõ, nhưng việc Nhà nước công nhận bức tượng xà thần trong miếu
thờ Lê Văn Thịnh là bảo vật quốc gia đã phần nào ghi nhận công lao to
lớn của ông đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hy vọng rồi
đây, sẽ có thêm những cuộc hội thảo làm rõ và chứng minh sự nghiệp vĩ
đại của ông.
Lao Động
Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"?
Nhưng
bỗng dưng tai họa ập đến, Lê Văn Thịnh bị quàng cái tội hóa hổ, giết
vua. Để rồi, gần 1.000 năm sau, con cháu vẫn lặn lội đi tìm những bằng
chứng minh oan cho bậc trung thần.
Cụ rồng oan khiên
Một ngày đầu xuân Canh Dần, chúng tôi tìm về quê
hương của vị Thái sư họ Lê ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu (huyện Gia Bình,
Bắc Ninh). Khi bước vào ngôi đền thờ vị Trạng nguyên Khai khoa, bất
giác tôi giật mình, cảm giác chờn chợn chạy khắp người bởi vừa nhìn thấy
bức tượng một cụ rồng đá. Trong văn hoá Việt Nam, hình ảnh rồng rất
quen thuộc và bao giờ cũng có dáng điệu khoan thai, uy nghi, biểu trưng
cho sự trường tồn và quyền lực. Vậy nhưng cụ rồng ở Đông Cứu thì khác,
dáng nằm quằn quại, miệng cắn vào thân, hai chân đang dùng những chiếc
móng sắc nhọn như muốn xé toạc thân mình. Đặc biệt đôi tai, một bên
thông, một bên bịt kín.
Cụ Nguyễn Văn Tuynh – một trong những người thường
xuyên hương khói, coi sóc ngôi đền và chùa Bảo Tháp (đền nằm trong chùa)
bảo, về nguồn gốc xuất thân của bức tượng này cũng là cả một sự ly kỳ.
Năm 1993, trong quá trình tu sửa đường vào chùa Bảo Tháp, bất chợt có
người cuốc phải vật gì đó rất cứng. Người này bổ thêm vài nhát nữa thì
xác định được đó là phiến đá có hình dạng vảy cá. Thấy sự bất thường,
dân làng kéo đến xem mỗi lúc một đông. Người ta vội khơi rộng xung quanh
phiến đá, càng khơi càng sửng sốt vì hoá ra là một bức tượng rồng.
Thanh niên trai tráng khoẻ mạnh trong thôn được huy động để đưa tượng
lên.
|
Cụ Nguyễn Văn Tuynh bên bức tượng rồng đá oan khiên.
|
“Khi cụ rồng được đưa lên mặt đất, nhiều người trợn
tròn mắt kinh ngạc. Bức tượng nặng hơn 1 tấn, cao khoảng 0,9m, dài rộng
mỗi chiều 1m, có tư thế rất kỳ dị. Từ bức tượng toát lên nỗi oan khuất
ngút trời, sự đau đớn, vò xé, căm hận. Uy lực toát ra từ bức tượng mạnh
đến nỗi, tất cả những người dân có mặt đều quỳ xuống lạy”, cụ Tuynh nói.
Sau đó cụ rồng được đưa vào đền, nơi xưa kia là nền nhà cũ của Thái sư
để thờ cúng.
Về câu chuyện cụ rồng, trên đường về Đông Cứu chúng
tôi còn nghe một “dị bản” khác. Một người dân kể rằng, khi đám trẻ chăn
trâu chơi bắn bi, nghịch đất, vô tình phát hiện ra giữa đám đất có một
phiến đá vảy rồng. Người trong làng thấy lạ ra xem, gọi người đến khai
quật. Khi đưa tượng lên, vì nôn nóng mà nửa thân sau của tượng bị gãy.
Sau này, hàng chục người tham gia khiêng tượng đã thiệt mạng v.v... Tuy
nhiên đây là những thông tin không xác thực, mang tính chất thêu dệt,
đồn thổi.
Ngay khi tìm được bức tượng, nhiều người đã đặt câu
hỏi: Ai là tác giả của bức tượng, bức tượng được tạc vào thời nào? Đây
là tuyệt tác mô tả sự giằng xé nội tâm do chính Lê Văn Thịnh tạo nên hay
học trò của ông – vua Lý Nhân Tông? (có người căn cứ vào bên tai lành,
tai điếc của cụ rồng mà cho đó là sự ân hận của Vua vì đã nghe lời xiểm
nịnh, hại trung thần, cũng là thày của mình). Tuy nhiên, theo các nhà
chuyên môn thì bức tượng này được tạc vào thời Hậu Lê (Thế kỷ 14 đến 17,
khi công trạng của Lê Văn Thịnh đã được ghi nhận và vụ nghi án hồ Dâm
Đàm (hồ Tây, Hà Nội) đã phần nào được soi xét). Nhưng cho dù là ý kiến
nào thì người ta đều thống nhất một điều, đó là bức tượng đã lột tả tâm
trạng oan khuất, bi oán của Lê Văn Thịnh.
Lê Văn Thịnh đỗ thủ khoa (tương đương Trạng nguyên)
của khoa thi Minh kinh bác học thời Lý (1075). Với nhiều công trạng,
con đường quan lộ của ông đã lên đến tột đỉnh: Thái sư đầu triều. Nhưng
đúng ở vào thời khắc đỉnh cao của sự nghiệp thì ông bị vu tội “hoá hổ
giết vua” vào năm 1096 và phải đi đày ở Thao Giang (Phú Thọ ngày nay).
Người đương thời và hậu thế đều đặt dấu hỏi về tính chân xác của sự kiện
trên...
|
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh tại đền thờ thôn Bảo Tháp.
|
Vụ án hoá hổ
Về sự kiện Lê Văn Thịnh hoá hổ mưu hại vua, Đại
Việt sử ký toàn thư chép: “Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền
nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng
thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây
mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: “Việc
nguy rồi!”. Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra
là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ,
không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có
gia nô người nước Đại Lý (Vân Nam, Trung Quốc - PV) có phép thuật kỳ lạ,
cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch”.
Tại sao Lê Văn Thịnh phạm tội giết vua mà lại chỉ đi
đày? Một số bậc đại Nho ở những thời kỳ sau cho rằng, đó là bởi những
người cầm cân, nảy mực triều Lý đã thấm nhuần tư tưởng từ bi hỉ xả của
Phật giáo mà tha cho Lê Văn Thịnh. Sử gia Ngô Sĩ Liên (thế kỷ 15) cũng
viết: “Kẻ làm tôi, phạm tội giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết,
thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng đạo Phật ”.
Bề mặt thì lý do đó có vẻ hợp lý, nhưng nếu lần lại
việc vua Lê Thánh Tông xử những kẻ mắc tội mưu phản sau này (Tô Hậu, Đỗ
Sùng), việc Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan, mẹ vua) “xử” Hoàng Thái hậu
Thượng Dương vào năm 1073, sẽ thấy lập luận đó là phiến diện, ngây thơ.
Tất cả đã đều phải chết, trừ trường hợp Lê Văn Thịnh. Ngay từ năm 1071,
nhà Lý đã có đạo luật quy định về tội Thập ác, trong đó có tội mưu phản,
những kẻ phạm tội này đều chịu kết cục giống nhau là bị xử tử. Sự nhất
quán này càng được khẳng định khi vào năm 1106, vua Lý đại xá thiên hạ,
nhưng tội mưu phản không được xem xét. Với các sự kiện đó, nếu nói vì
lòng nhân ái mà vua không giết Lê Văn Thịnh là chưa có sức thuyết phục.
Bên cạnh đó, ở hoàn cảnh bấy giờ, Thái sư quyền cao
chức trọng, dưới một người trên muôn người, tiếm ngôi để làm gì? Vả lại,
cứ giả sử cho là Thái sư có ý đó, thì cũng đừng quên rằng xung quanh
vua Lý Nhân Tông là những “bộ óc” trác việt, nắm giữ quyền lực tối
thượng: Hoàng Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan), Thái uý Lý Thường Kiệt, ngoài
ra là cả một triều đình từng chịu ơn mưa móc nhà Lý. Lê Văn Thịnh nếu có
giết được vua, sẽ sống được mấy khắc? Một người uyên bác, trí tuệ như
Lê Văn Thịnh chẳng lẽ không nhận ra được điều đó?
Tại sao sau vụ án kinh thiên động địa đó, không thấy
triều Lý truy tìm “bè đảng” và sau này cũng tuyệt nhiên không phát hiện
ai là “bè đảng” của Lê Văn Thịnh? Không lẽ muốn giết vua, cướp ngôi mà
chỉ làm có một mình?
Những dấu hỏi cứ treo lơ lửng trên đầu lớp hậu thế
của Thái sư họ Lê. Tuy gần 500 năm sau ngày ông mắc nạn, vị Thượng thư
Bộ Lễ, Đại học sĩ hàn lâm Viện Đông Các dưới triều Hậu Lê là Nguyễn Bính
đã có những nghiên cứu, đánh giá, ghi nhận công lao của Lê Văn Thịnh,
nhưng dường như vẫn chưa chạm tới chân lý của vụ nghi án. Đến những năm
90 của Thế kỷ 20, dưới ánh sáng khoa học, vụ án hồ Dâm Đàm mới được xem
xét một cách thấu đáo. 17 năm trước, khi những người dân thôn Bảo Tháp
tìm ra bức tượng rồng oan khiên, cũng là lúc Sở VH- TT Hà Bắc (cũ) tổ
chức một cuộc hội thảo quy mô về Lê Văn Thịnh và vụ án hồ Dâm Đàm.
Bức tượng rồng trong khuôn viên khu đền.
|
Ai là tác giả màn kịch?
Bằng những lập luận khoa học, các nhà nghiên cứu đã
nêu lên một số vấn đề xung quanh vụ án này. Sau khi Lê Văn Thịnh giật
giải Thủ khoa khoa thi Minh kinh bác học (mở đầu thời kỳ khoa cử theo
Nho học), đã được triều Lý trọng dụng. Trong vòng chưa đầy 10 năm (1084)
ông đã phong chức Tả thị lang, 1 năm sau phong chức Thái sư. Khi đã có
quyền lực lớn trong tay, Thái sư đã thực hiện cải cách triều chính (theo
sử sách ghi lại, năm 1086: Tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện,
năm 1088: Định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào
việc quản lý, năm 1089: Định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức
tạp lưu, năm 1092: Định sổ ruộng thu tô...Những việc trên đương nhiên do
nhà vua quyết, nhưng “quân sư” chắc chắn không thể ai khác ngoài Lê Văn
Thịnh). Việc cải cách này đã đụng chạm vào quyền lợi của nhiều vương
thân, quốc thích, quan lại và do vậy rất có thể đã khiến ông gặp hoạ.
Cũng có thể “màn kịch” hóa hổ, giết vua được dựng lên
từ sự xung đột ý thức hệ giữa Phật giáo (Quốc giáo) và Nho giáo (mà
đứng đầu là Thái sư Lê Văn Thịnh). Khi Phật giáo cảm thấy địa vị độc tôn
của mình bị đe doạ thì đương nhiên là phải có “giải pháp”. Nhà nghiên
cứu Đỗ Huy (Viện Triết học) từng cho rằng, thực chất vụ án hoá hổ chỉ là
màn kịch phản ánh cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng Nho giáo mà Lê Văn
Thịnh là đại diện với một bên khác sùng Phật giáo, trong đó có cả Thái
hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông.
Cũng cần nói thêm, vào năm 1085, khi Lê Văn Thịnh
nhậm chức Thái sư cũng là lúc Linh Nhân Hoàng Thái Hậu thôi nhiếp chính,
bắt đầu mải mê với công cuộc xây dựng, tu sửa chùa chiền, với những
khoản kinh phí vô cùng lớn từ quốc khố. Là nhà nho tiết tháo, đứng đầu
các quan, Lê Văn Thịnh không thể không có ý kiến và đây cũng có thể là
nguyên nhân của mối tai hoạ mà ông gặp phải.
Trong khi đó, vua Lý Nhân Tông dù đã đi cầu khấn khắp
các chùa chiền mà mấy chục năm không có con trai. Việc này, nhà nghiên
cứu Trần Văn Lạng (Bảo tàng Hà Bắc cũ) nhận định, khi đứng vào tình thế
bị nhiều người ngấp nghé ngôi báu, Lý Nhân Tông tất sinh bệnh đa nghi,
rất có hại cho kẻ dưới quyền. Vụ việc “hóa hổ” càng trở nên đáng tin hơn
khi ngay thời đó trong dân gian đã lưu truyền rằng, Lê Văn Thịnh học
được nhiều phép thuật, trong đó có phép thả mù, hoá hổ. Với tâm trạng u
uất, đa nghi như vậy, cộng thêm những lời gièm pha, đồn thổi và một “màn
kịch” vào buổi sáng sương mù trên hồ Dâm Đàm, vậy là ông vua quy cho
thày mình cái tội mưu phản.
Tuy ngày nay chúng ta có thể khẳng định câu chuyện
trên là “sản phẩm” của sự hoang đường, nhưng với trình độ thời đó, khi
con người vẫn tin vào các câu chuyện ma quái thì việc Lê Văn Thịnh “hóa
hổ” là có thể xảy ra.
Những câu chuyện hư ảo, kỳ quái như trên không có gì
lạ, trong sách “Tây Hồ chí” và nhiều sách khác cũng từng đề cập đến: nào
là cáo 9 đuôi, trâu vàng, rắn thành tinh, hổ đội lốt người. Ngay vua Lý
Thần Tông cũng từng bị cho là hóa hổ, phải nhờ Quốc sư Nguyễn Minh
Không chữa cho mới khỏi.
Tại hồ Dâm Đàm còn có một truyền thuyết kể rằng, một
ngày kia vua nhà Lý đi xem đánh cá, trời đang yên lặng bỗng mây mù nổi
lên. Khi vua đến giữa hồ bất chợt gặp người con gái đẹp. Vua mê mẩn tâm
thần, định đón về cung. Có vị đạo sĩ giỏi nghề chài lưới đã dùng phép
quăng lưới tơ xuống hồ. Cô gái hiện nguyên hình là con rắn lớn, đuôi rất
dài. Sau này để nhớ ơn đạo sĩ, nhân dân đã lập đền thờ ở Võng Thị
(thuộc quận Tây Hồ ngày nay). Câu chuyện “Lê Văn Thịnh hóa hổ” thực chất
là “bản sao” của truyền thuyết trên, điều đó càng làm ta khó tin vào
tính xác thực của sự kiện này.
Đây cũng chính là một trong các biểu hiện để nhận
định vụ án Lê Văn Thịnh hoá hổ chỉ là một màn kịch, do một đạo diễn nào
đó dựng lên. Hoặc giả là một tình huống “tế nhị” vô tình xảy ra, nhưng
đã được những đối thủ của Lê Văn Thịnh tận dụng triệt để, để viết nên
một vụ kỳ án oan khiên nhất trong lịch sử Đại Việt. Vậy nhưng ai đứng
đằng sau màn kịch này, đâu là nguyên nhân đích thực, đó vẫn là câu hỏi
lớn thách thức các nhà nghiên cứu, các nhà sử học.
Dù vậy, bằng các lập luận, vẫn có thể khẳng định
một điều: Thái sư Lê Văn Thịnh đã bị oan! Tuy chưa tìm ra được “kẻ giấu
mặt”, nhưng giờ đây công trạng của ông đã được ghi nhận. Gần đây nhất,
Bộ VH-TT (cũ) đã cấm không cho phát những vở kịch trong đó hình ảnh ông
bị xây dựng một cách méo mó. Tuy chưa nhiều, nhưng âu đó cũng là một
chút lòng của hậu thế với bậc tiền nhân!
Đòi lại 6 huyện, 3 động từ tay nhà Tống
Năm 1076, nhà Tống sai Quách Quỳ đem quân hợp với
Chiêm Thành, Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng bị Lý Thường Kiệt
đánh tan trên sông Như Nguyệt. Quách Quỳ lui quân, nhưng lại chiếm lấy
châu Quảng Nguyên, Tô Mậu (Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay). Năm 1078, vua
Lý Nhân Tông đòi Tống trả lại các vùng đất bị chiếm. Năm 1079, nhà Tống
trả lại các châu trên, nhưng giữ lại 6 huyện, 3 động (Bảo Lạc, Luyện,
Miêu....) không trả, với lý do đất do thổ dân tiến cống.
Năm 1084, tại trại Vĩnh Bình, Thị lang bộ Binh Lê
Văn Thịnh đã chất vấn sứ giả Tống (là Thành Trạc) như sau: “ Đất thì có
chủ, các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất
ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha
thứ được, mà trộm của hay tàng trữ thì luật pháp cũng không cho phép,
huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua”.
Trước lý lẽ không thể chối cãi, nhà Tống đành phải trả lại. Nhờ công
trạng lớn này mà năm sau (1085) Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư.
|
Nguyễn Độ (Gia đình & Xã hội Xuân Canh Dần)
TƯỢNG CON VẬT BẰNG ĐÁ Ở NHÀ THỜ THÁI SƯ LÊ VĂN THỊNH
Tượng con vật bằng đá ở nhà thờ Thái sư Lê Văn Thịnh
Tại thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh trong khu nhà thờ thái sư nhà Lý Lê Văn Thịnh (1050-?) có tượng đá một con vật tựa loài bò sát đang ngóc đầu cắn vào thân mình.
Quan sát
tổng thể thì đây là hình một con rắn vạm vỡ, khỏe khoắn, thân tròn lẳn,
phần cuối cuộn lại thành ụ tạo thành điểm nhấn bổ trợ cho phần đầu làm
rõ thêm trạng thái giận dữ, đau khổ tột cùng của con vật. Con rắn này có
thêm những khác biệt như toàn thân có vảy cá chép, phần thân trước quá
to, đầu lại quá ngắn trên đó có đôi mắt tròn, to và lồi, đôi tai có vành
nổi rõ, một tai không có lỗ, hàm răng con vật khá đều và không có răng
nanh, con vật không có râu ria, mào, bờm nhưng lại có một chân giống
chân thằn lằn, với bàn chân có năm ngón…
Dù có những
yếu tố khác biệt nhằm gia tăng tính biểu tượng thì hình thể bức tượng
này vẫn cho thấy rõ, đó là một con rắn… tuy nhiên không hiểu vì sao mà
hầu hết những nhà nghiên cứu từ trước tới nay như Đặng Minh Phương, Đinh
Công Vĩ, Phạm Xanh, Phạm Thuận Thành… lại cho bức tượng này mô tả con
rồng, và đi xa hơn một số vị còn cho đó là biểu tượng của vua Lý Nhân
Tông (1066 - 1127), Người đã xử lý "oan sai" Lê Văn Thịnh trọng vụ án
"Thái sư hóa hổ" ở hồ Dâm Đàm năm 1096. Để tăng thêm sức thuyết phục,
một vài nhà nghiên cứu còn đưa ra các chi tiết như con rồng có đôi mắt
lồi, có bên tai điếc là thể hiện một ông vua kém trí tuệ và việc rồng tự
cắn vào thân mình là sự hối tiếc, hổ thẹn của nhà vua đã xử oan sai ông
thầy của mình!
Để phân định
rõ hơn giữa rồng và rắn xin nhắc lại hình ảnh con rồng trong văn hóa
Việt qua một số triều đại phong kiến tiêu biểu ở nước ta.
Rồng thời
Lý, thân dài, mảnh, uốn lượn mềm mại như rắn, lươn và không có vẩy, vây
rồng nhỏ và đều, đầu thường lẩn trong đám mây, nước, phần môi trên và
lưỡi của rồng hợp lại thành vòi được bao quanh bởi vầng ánh sáng tựa
ngọn phất trần (hay ngọn lửa) bay về phía trước… con rồng thời Lý có
nguồn gốc từ con rắn Naga trong phật giáo Ấn Độ.
Rồng nhà
Trần có thân hình đầy đặn và ít uốn khúc hơn rồng nhà Lý. Thời kỳ đầu,
rồng nhà Trần cũng chưa có vẩy nhưng giữa kỳ trở đi thì thân mình đã có
vẩy cá rõ rệt. Dọc sống lưng rồng nhà Trần có dải vây hình răng cưa xen
kẽ cao, thấp, tạo lớp sóng nước hoặc những ngọn lửa nhấp nhô rất sinh
động. Đầu rồng nhà Trần được thể hiện với sự kết hợp của một số đầu con
vật như mặt trâu, mõm và hàm của cá sấu, sừng gạc của hươu, nai, râu của
cá trê, cá nheo, bờm của sư tử…
Về vụ án
thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ năm 1096, sách "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư"
ghi: "Mùa xuân, tháng ba, năm Bính Tý (1096), Lê Văn Thịnh mưu phản
(nhưng được vua) tha tội chết (cho đi) an chí ở Thao Giang. Bấy giờ vua
ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên,
trong đám mù nghe có thuyền bơi tới, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy
giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ
tái mặt, nói: việc nguy rồi! Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm
lên con hổ, thì ra là thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần
có công giúp đỡ, không nỡ giết, đầy lên trại đầu Thao Giang. Vua thưởng
cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất ở Tây Hồ làm thực ấp.
Trước đây Văn Thịnh có gia nô là người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ,
cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch."
Tượng con vật bằng đá ở nhà thờ Thái sư Lê Văn Thịnh
Như đã biết, những tôn giáo đều xâm nhập thuận lợi vào Giao Chỉ - Đại Việt, trong đó đạo Phật, đạo Lão và Nho giáo đã giao thoa rất khoáng đạt (Tam giáo đồng nguyên). Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa giữa hai xu hướng: Coi trọng nho giáo, hướng lên phương Bắc (Trung Hoa) để học tập và áp dụng mô hình phong kiến tập quyền đồng thời cũng hướng tới phương Nam (Đông Nam Á) tôn trọng phật giáo (và cả tôn giáo bản địa) để gắn kết lòng người. Bởi vậy, những ông vua, những ông quan thời ấy phần lớn đều mộ Phật (trong đó có dòng Mật Tông chuộng bùa chú, ma thuật) cũng như ham đạo Lão và bảo tồn việc thờ cúng tổ tiên… Sử gia Ngô Sỹ Liên là một vị quan nhưng ông không nghi ngờ về phép thuật (Ảo thuật) hóa hổ của thái sư Lê Văn Thịnh mà chỉ băn khoăn về cách xử lý của vua Lý Nhân Tông đối với quan thái sư: " Kẻ làm tôi (phạm tội) giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết. Thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin dùng đạo Phật". Nêu vấn đề trên để thấy rằng không hề có sự mâu thuẫn tôn giáo (Nho giáo với đạo Phật) trong vụ án Lê Văn Thịnh hóa hổ như một số nhà nghiên cứu đưa ra.
Về vua Lý
Nhân Tông (1066 -1127), sách sử cho biết ông là con "cầu tự" của vua Lý
Thánh Tông (Nhật Tôn (1023-1072) với Ỷ Lan nguyên phi (? -1117), là
người "sáng suốt, thần võ trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến,
thần giúp, người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được đông, giàu,
mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý. Tiếc rằng mộ đạo Phật,
thích điềm lành, đó là điều lụy cho đức tốt" . Dưới triều Lý Nhân Tông
có được quan văn Lý Đạo Thành (?-1080) và quan võ Lý Thường Kiệt
(1019-1105) đức độ, tài giỏi phá Tống, bình Chiêm giữ cho đất nước an
bình phát triển; bản thân nhà vua cũng đã thân chinh cầm quân dẹp loạn
thành công. Lý Nhân Tông còn là ông vua ham "hoạt động dã ngoại" ông
thường đi thăm thú danh lam thắng cảnh, khai mở các lễ hội, xây dựng
chùa, tháp ở nhiều địa phương, ông cũng rất chăm chú thăm thú việc ruộng
đồng và đánh bắt cá. Lý Nhân Tông thọ 63 tuổi là một trong những hoàng
đế Việt Nam có tuổi thọ cao nhất. Mùa xuân năm Bính Tý (1096), Lý Nhân
Tông ở tuổi 30, đi thuyền nhỏ xem đánh bắt cá ở trại cá hồ Dâm Đàm, thấy
chiếc thuyền lạ réo rào rào trong đám sương mù lao tới, vua đã cầm giáo
phóng vào chiếc thuyền đó khiến đám mù phải tan… Qua những hoạt động và
hành động kể trên đã cho thấy vua Lý Nhân Tông là người rất mạnh mẽ và
thông tuệ, bởi vậy những ý kiến ngờ rằng, nhà vua là người yếu đuối
"thần hồn nát thần tính", "trông gà hóa quốc" nhìn người hóa hổ để bào
chữa cho hành động tội lỗi của Lê Văn Thịnh là không có cơ sở.
Để làm rõ
hơn vụ án "Thái sư hóa hổ" cần phân tích thêm những nhân vật có quyền
lực mạnh mẽ trong triều đình nhà Lý sau cuộc kháng chiến thắng lợi chống
Tống, bình Chiêm và cụ thể là từ năm 1080 đến năm 1096 (16 năm).
Sử sách cho
biết, thái phó Lý Đạo Thành, người thuộc hoàng tộc đã từng giữ chức thái
sư 18 năm (1055-1073) đã mất năm 1080, thái úy Lý Thường Kiệt, người đã
được vua Lý Thánh Tông (cha của Lý Nhân Tông) nhận làm con nuôi, là
danh tướng dũng mãnh phá Tống, bình Chiêm thì đã được (bị?) cử ra coi
giữ Cửu Chân và Ái Châu từ năm 1082, và ở đó suốt 19 năm (1082-1101).
Như vậy ở triều đình khi ấy chỉ còn 3 người có vị thế lớn nắm quyền lực,
đó là vua trẻ Lý Nhân Tông, Ỷ Lan- Linh Nhân hoàng thái hậu và Lê Văn
Thịnh.
Vua Lý Nhân Tông như đã nói ở trên có phần né tránh việc triều chính, ông ham đi đây đó thăm thú cảnh sắc và lo việc dựng chùa.
Về Lê Văn
Thịnh đây là một nhân vật đặc biệt, đường hoạn lộ của ông tựa ngôi sao
lớn vụt sáng chói rồi cũng vội tắt lịm trên bầu trời. Quả thật mới 25
tuổi (1075) Lê Văn Thịnh đã đỗ đầu khoa thi Minh Kinh Bác Học, khoa thi
Nho học đầu tiên ở nước Việt và lập tức được chọn làm thầy dạy cho vua
trẻ Lý Nhân Tông. Cùng khi đó, chiến tranh chống Tống nổ ra, Lê Văn
Thịnh được giao chức Thị lang bộ Binh tham gia vào bộ chỉ huy kháng
chiến. Sau chiến tranh 8 năm, khi này đại thần Lý Đạo Thành đã mất, thái
úy Lý Thường Kiệt đã phải đi coi giữ ở nơi xa thì Lê Văn Thịnh ở tuổi
34 (năm 1084) đã được cử làm chánh sứ, nhiều lần tranh luận quyết liệt
với sứ nhà Tống để đòi lại phần đất còn bị giặc chiếm giữ. Năm sau,
1085, mới trải qua 10 năm làm quan, Lê Văn Thịnh đã được thăng vượt lên
làm Thái sư, đứng đầu triều đình. Nhưng tới năm 1096, sau mười một năm
quyền lực tột đỉnh, ở tuổi 46, Lê Văn Thịnh bất ngờ mắc tội hóa hổ mưu
hại vua. Tuy thoát tội chết nhưng phải lưu đầy nơi xa, kết cục không
biết ra sao!
Từ trước đến
nay có khá nhiều ý cho rằng, Lê Văn Thịnh là người tuổi trẻ tài cao,
công lớn nên bị ghen ghét và mắc tội oan. Tuy nhiên sử sách chỉ ghi lại
cuộc đối đáp tranh luận với sứ nhà Tống thể hiện tài hùng biện và sự
thông tuệ của Lê Văn Thịnh. Cụ thể là khi ta đòi lại phần đất giặc còn
chiếm giữ, sứ Tống đã lập luận "Phần đất khi giao tranh bị mất nay xin
trả lại thì được. Nhưng phần đất do người địa phương (do tù trưởng) đã
xin quy phụ vào thiên triều thì không có lý gì mà phải trả lại". Lê Văn
Thịnh đã trả lời: "Đất có chủ, đất bị bọn coi giữ mang nộp thì đó là ăn
trộm. Chủ nhà cho giữ mà lại trộm của chủ là phạm tội không thể tha thứ
được. Kẻ ăn trộm và kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, huống chi bọn
chúng lại mang đất trộm đến đây là làm bẩn sổ sách của thiên triều." Tuy
nhiên sáu lần gặp gỡ, tranh luận vẫn không có kết quả; mãi sau này do
phải lo hậu cần cho ba nghìn quân chiếm giữ rất gian nan, lại gặp khí
hậu thời tiết khắc nghiệt cùng với sự chống đối của dân bản địa cũng như
thế lực Đại Việt đang vươn lên mạnh mẽ nên đã buộc nhà Tống phải trả
lại đất cho ta.
Tượng con vật bằng đá ở nhà thờ Thái sư Lê Văn Thịnh
Việc Lê Văn Thịnh được chọn làm thầy dạy cho vua trẻ cũng như đưa ông vào bộ chỉ huy kháng chiến tối cao cũng là lẽ thường tình bởi ông là vị quan xuất thân từ khoa bảng, thông tỏ văn phong giáo lý Nho học giúp cho nhà vua và triều đình tham khảo và áp dụng mô hình quản lý xã hội của Trung Hoa, cũng như giao tiếp đấu tranh với kẻ thù được thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc cất nhắc Lê Văn Thịnh chưa có công lao đáng kể lên chức thái sư, đứng đầu triều đình thì quả là có sự ưu ái rất đặc biệt.
Trở lại sự
kiện "hóa hổ" của Lê Văn Thịnh, tuy có những chi tiết kỳ bí, hoang đường
nhưng với cách nhìn khoa học ta vẫn thấy đây là một sự thật được dàn
dựng có sự phối kết hợp giữa thời điểm xuất hiện sương mù trên hồ Dâm
Đàm (hiện tượng tự nhiên) với kỹ xảo ảo thuật mà Lê Văn Thịnh thể hiện
cùng các đạo cụ là mặt nạ, áo choàng mang hình con hổ, là chất cháy,
cháy được trong nước vừa tạo ra tiếng réo rào rào vừa tạo ra lớp khói mù
dày đặc và màn diễn này đã được gia nô người nước Đại Lý hướng dẫn thao
tác trước đó. Rõ ràng sự việc trên không phải là câu chuyện bịa đặt
nhằm vu khống vị thái sư trẻ tuổi.
Như vậy
những khúc mắc còn lại của vụ án này là: Tại sao Lê Văn Thịnh một người
có hiểu biết, được ưu ái trọng dụng cất nhắc, đạt quyền chức tột đỉnh
lại mưu hại vua? Và giết vua thì đem lại lợi ích gì cho ông? Liệu ông có
được bình an leo lên ngai vàng khi mà Ỷ Lan- Linh nhân hoàng thái hậu
đang có vị thế bao trùm triều đình và đại thần Lý Thường Kiệt tuy coi
giữ châu Ái ở xa nhưng vẫn là thái úy, nắm quyền chỉ huy quân đội có thể
dễ dàng trở về Thăng Long dẹp loạn… Tiếp đến một vấn đề khác được đặt
ra là: Tại sao Lê Văn Thịnh lại đích thân và đơn thân trực tiếp thực
hiện mưu đồ hại vua trong khi ông ta có thể sử dụng nhiều kẻ thân tín
cũng như những mưu kế bí hiểm thực thi kín kẽ và có hiệu quả cao hơn? Và
vấn đề cuối đặt ra là, tại sao Lê Văn Thịnh đã bị khép tội mưu hại vua
mà không bị xử tội chết như những kẻ đã mang tội này trước đó? Để giải
đáp những vẫn đề trên cần phân tích nhân vật quyền uy còn lại, đó là Ỷ
Lan- hoàng thái hậu.
Sử sách
không cho biết họ, tên, năm sinh của bà mà chỉ ghi năm 1064, vua Lý
Thánh Tông tuổi đã 40 mà chưa có con trai nối dõi mới đi cầu tự ở nhiều
chùa quán, khi đến hương Thổ lỗi thấy một người con gái cứ đứng tựa bụi
(gốc) lan ở xa, không theo mọi người chạy tới đón xem xa giá, vua liền
gọi đến hỏi chuyện rồi đón về cung và phong làm Ỷ Lan phu nhân (Phu nhân
tựa bụi (gốc) lan…).
Tiếp dưới
đây là những sự việc chủ yếu liên quan đến Ỷ Lan phu nhân mà chính sử và
truyền thuyết đã lưu cùng với những phân tích để làm rõ hơn vụ án.
"Vua (Lý
Thánh Tông)… tuổi đã 40 mà chưa có con trai nối dõi, sai chi hậu nội
nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu đảo ở chùa Thánh Chúa. Nhà sư dạy cho Bông
thuật đầu thai thác hóa, Bông nghe theo. Việc phát giác, đem chém Bông ở
trước cửa chùa (sau này dân cho rằng Nguyễn Bông bị oan nên mới mở lễ
hội Bông Sòng nhầm chiêu tuyết cho Bông)". Sử cũng ghi, sau lễ cầu tự ở
chùa Thánh Chúa, Ỷ Lan nguyên phi có mang, sinh hoàng tử Càn Đức tức Lý
Nhân Tông sau này.
Mùa xuân năm
Kỷ Dậu (1069), vua (Lý Thánh Tông) thân đi đánh Chiêm Thành, đánh mãi
không được đem quân về đến châu Cư Liêm nghe tin nguyên phi Ỷ Lan giúp
việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng
phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói "Nguyên phi là đàn bà còn làm
được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?" bèn quay
lại đánh nữa, thắng được (bắt được vua Chiêm là Chế Củ cùng 5 vạn
người). Đoạn thông tin này dường như quá lời khen ngợi Nguyên phi vì
theo điển lệ, khi vua có việc đi xa thì việc trong triều đình và trong
hoàng cung thường giao cho vị đại thần có chức vụ cao nhất và hoàng hậu
mà cụ thể ở đây phải là thái sư Lý Đạo Thành và Thượng Dương hoàng hậu
coi giữ, trong khi ấy Ỷ Lan chỉ là một phi và mới sinh con trai thứ hai
vào năm trước ( mùa xuân năm Mậu Thân 1068).
Mùa xuân năm
Nhâm Tý (1072) Vua Lý Thánh Tông mất, hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi
(Lý Nhân Tông) khi ấy mới 7 tuổi, tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan nguyên phi làm
hoàng thái phi, tôn mẹ đích (vợ chính của vua cha) là Thượng Dương hoàng
hậu làm hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự, thái sư Lý Đạo
Thành giúp đỡ công việc.
Mùa xuân năm
Quý Sửu (1073) Ỷ Lan hoàng thái phi (mưu giành độc quyền quản lý triều
đình liền dựa vào thế lực của thái úy Lý Thường Kiệt!) đã giáng chức Lý
Đạo Thành từ thái sư xuống làm tả gián nghị đại phu và sai ra coi châu
Nghệ An đồng thời ra lệnh sát hại Thượng Dương hoàng thái hậu cùng với
72 người thị nữ. (Có lẽ vì hành động tàn bạo này mà người dân từ khi đó
cho tới trước những năm 60 của thế kỷ trước đã liên hệ với truyện cổ
tích Tấm Cám mà gọi Ỷ Lan Linh Nhân hoàng thái hậu là bà Cám và gọi đền
thờ bà là đền thờ bà Cám. Chỉ mãi sau này với xu hướng chính trị hóa
lịch sử, bà Ỷ Lan được "chuyển đổi thành phần giai cấp", xác định là
thôn nữ nghèo và không chỉ bà có tên họ đàng hoàng là Lê Thị Khiết (Yến)
mà các vị thân sinh cũng được ghi rõ họ, tên. Tiếc rằng những người
hoan hỷ với sáng tác mới chưa muốn nghĩ thêm, rằng Ỷ Lan là cô Tấm vậy
ai là Cám? Chẳng nhẽ "bà chị cả" Thượng Dương hoàng thái hậu một người
đoan chính, đôn hậu lại là cô Cám!
Sử ghi tiếp,
mùa xuân năm Giáp Dần (1074) ở Phương Nam, Chiêm Thành đem quân quấy
rối, cho gọi Lý Đạo Thành về triều và phong chức Thái phó bình chương
quân quốc trọng sự (chức thái phó cao hơn thái uý nhưng không có quyền
nắm giữ quân đội). Sự việc này phải chăng là trong triều không có ai đủ
tài năng và uy tín giúp việc quản lý đất nước và thái úy Lý Thường Kiệt
có lẽ chỉ giỏi cầm quân và đang phải tập trung chuẩn bị những cuộc bình
Chiêm, phá Tống.
Sau cuộc
kháng chiến chống giặc Tống thắng lợi (11/1075 - 3/1076) một thời kỳ
thái bình thịnh trị của nước Đại Việt được kéo dài. Năm 1081, đại thần
Lý Đạo Thành mất, từ năm 1082 đến năm 1101 (19 năm), thái úy Lý Thường
Kiệt được (bị?) sai đi coi giữ Cửu Chân và Ái Châu (có lẽ do trực tính,
thường trái ý hoàng thái hậu) đã tạo điều kiện để đôi quyền lực Ỷ Lan và
Lê Văn Thịnh vốn được bắt đầu từ năm 1075 (năm Lê Văn Thịnh được gọi
vào triều để làm thầy dạy cho thái tử Càn Đức) được phát triển mạnh mẽ.
Việc Ỷ Lan hoàng thái hậu nhanh chóng thông hiểu và gia tăng uy thế
trong việc triều chính chắc chắn có sự giúp đỡ của Lê Văn Thịnh, mặt
khác do cùng độ tuổi (nếu cho rằng khi gặp Lý Thánh Tông, cô gái Ỷ Lan
độ tuổi 16-17) nên hai người dễ có những suy nghĩ đồng điệu và Lê Văn
Thịnh một người hoàn toàn chịu ơn cất nhắc của Ỷ Lan hoàng thái hậu tất
nhiên phải cúc cung tận tụy và khéo léo làm vừa lòng bà khác hẳn với hai
lão đại thần trước đó.
Từ việc
buông rèm nhiếp chính thay vua nhỏ điều hành việc triều chính, Ỷ Lan
hoàng thái hậu say mê quyền lực đã tiếp tục lộng quyền dù vua Lý Nhân
Tông đã trưởng thành.
Về phần
mình, vua trẻ Lý Nhân Tông đã bị "cú sốc lớn" khi phải chứng kiến mẹ đẻ
của mình sát hại tàn bạo bà mẹ đích - Thượng Dương hoàng thái hậu cùng
với 72 thị nữ vốn gần gũi thân thương với ông, tiếp đến lại thấy hai vị
trụ cột triều đình bị đối xử bạc bẽo và biện pháp duy nhất của nhà vua
trẻ muốn giảm bớt sự lộng hành của đôi quyền lực bằng cách phong nhà sư
Khô Đầu làm quốc sư (3-1088) cùng thái sư trông coi việc nước, bị thất
bại thì nhà vua chọn cách xử thế là thường xuyên rời bỏ cung điện để đi
thăm thú các danh lam thắng cảnh, chăm lo việc xây dựng chùa, tháp cũng
như những việc canh tác trong các trang trại của mình… Chính bởi cách
hành xử của Lý Nhân Tông như vậy nên một số sử gia sau này đã nhận xét
không đúng khi cho rằng nhà vua là người ham chơi, quá mộ đạo phật làm
lụy cho đức tốt (!)
Tuy nhiên
sau một thời gian dài, đôi quyền lực kể trên mà có lẽ trước tiên là thái
sư Lê Văn Thịnh nhận ra nguy cơ suy sụp của một triều đình khi không có
một ông vua thực quyền như điển lệ Nho giáo đã khẳng định, và hai người
đã bàn cách giảm bớt những "hoạt động dã ngoại" của nhà vua để giữ chân
ông trong hoàng thành.
Với cách suy
nghĩ của các bậc bề trên (mẹ vua, thầy vua) Ỷ Lan hoàng thái hậu và
thái sư đã quá nóng vội dùng biện pháp đơn giản và mang nặng tính chất
nội bộ gia đình là đích thân dọa vua tại trại cá hồ Dâm Đàm mà ở nơi
đây, thời ấy vẫn còn những cánh rừng rậm rạp có nhiều hổ, voi và các thú
dữ. Tuy nhiên màn ảo thuật của thái sư đã bị vỡ lở trước vua và đoàn
tùy tùng, và chỉ nhờ quyền lực của hoàng thái hậu, thái sư mới thoát
chết. Việc thái sư Lê Văn Thịnh bị tước hết chức quyền và bị đi đầy ở
nơi xa là giải pháp mà các bên đều có thể chấp nhận được và tội của Lê
Văn Thịnh chính là từ suy nghĩ và hành động "gần chùa gọi bụt bằng anh"!
Với các nhận
định như trên ta có thể khẳng định tượng con vật bằng đá trong khu nhà
thờ Lê Văn Thịnh là con rắn và nó đã thể hiện nỗi đau đớn, tủi hổ và hối
tiếc về hành động tội lỗi trong một khoảnh khắc nông nổi của một con
người quyền cao, chức trọng và có học thức là thái sư Lê Văn Thịnh.
Hoàng Dzự
Nhận xét
Đăng nhận xét