KÝ ỨC CHÓI LỌI 91/m
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồi ký: Trung đoàn Một thời chiến trận 34 + 35 + 36
Đứng trước nguy cơ thất thủ Xuân Lộc, VNCH điên cuồng sử dụng hai quả bom khổng lồ CBU-55 vốn đã bị cấm trên thế giới:
Cựu binh Nguyễn Văn Thắng (Hồng Lĩnh, Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, sau ngày 9/4/1975, Sư đoàn 341 phối hợp với Sư đoàn 6, Sư đoàn 7 đã tiến vào Xuân Lộc và giành được những thắng lợi nhất định. Đêm hôm đó, lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thả pháo sáng rực trời, tập trung quân số chuẩn bị một trận phản kích lớn đánh vào thị xã, chúng đưa máy bay trực thăng bắc loa dùng tâm lý chiến đe dọa các chiến sĩ quân Giải phóng, buộc phải nhanh chóng đầu hàng và rút lui khỏi thị xã.
Lính ngụy chưa kịp tấn công, thì 5h sáng ngày 10/4, pháo binh ta tiếp tục nã đạn liên hồi về phía trận địa VNCH. Đồng thời lúc đó, bộ binh Tiểu đoàn 9 xuất kích đánh chiếm được tòa thị chính Long Khánh, Tiểu đoàn 5 đánh qua sân bay Cáp Rang, cắt đứt con đường vận chuyển từ thị xã Xuân Lộc đến sân bay, Tiểu đoàn 7 tiến công đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bảo an 243 và 267 của ngụy, cầm chân địch tại chỗ, và cho đến 18h cùng ngày đã làm chủ sở chỉ huy của 2 tiểu đoàn ấy.
Tiểu đoàn 9 khi làm chủ tòa thị chính Long Khánh, tiếp tục xuất kích đánh thẳng vào chiến đoàn 181 cùng mấy đơn vị của lính VNCH từ Túc Trưng kéo đến phản kích. Trong trận chiến chống phản kích đấy, riêng anh hùng Phạm Văn Lái 1 mình 1 mũi cùng 3 du kích khác đã tiêu diệt được tổng cộng 36 lính ngụy.
“Tiểu đoàn 9 phải giành giật với địch từng ngách phố, từng đoạn giao thông hào nhỏ, anh Lái dẫn thêm 2 chiến sỹ đi vòng bí mật thọc 1 mũi phía sau lưng địch. Bị đánh bất ngờ, địch bỏ chạy, Lái đuổi theo và thọc quá sâu vào chiến hào, trong lúc đó đơn vị của anh được lệnh chuyển hướng tiến công. Phạm Văn Lái chỉ còn một mình trơ trọi chiến đấu với khẩu AK.
Trời tối dần, đang củng cố vị trí chiến đấu thì có 3 bóng người xuất hiện sau mô đất, Lái nhận ra đó là du kích, liền hợp thành 1 tổ chiến đấu. Sau đó, một đại đội của địch mở đợt tiến công định chiếm lại đoạn hào đã mất. Lái nâng khẩu B40 của chiến sỹ du kích lao thẳng quả đạn vào giữa đội hình địch. Những tên còn sống sót xô nhau chạy tá hỏa. Lái nhảy lên công sự đuổi đánh thì bị mảnh đạn M79 cắm phập vào cánh tay trái. Đang băng bó vết thương thì lại có thêm tốp địch khác lò dò tiến vào, đợt phản kích của địch tiếp tục bị nhóm chiến sỹ đánh bật. Đến 11h cùng ngày, đơn vị đến ứng cứu cũng là lúc Phạm Văn Lái ngất đi. Anh được đưa về trạm phẫu của Trung đoàn”, cựu binh Nguyễn Văn Thắng kể lại.
Trong ngày 11/4/1975, Quân đoàn 4 tiếp tục đưa bộ đội ra đánh chiếm
sân bay Cáp Rang, phá hủy một loạt lô cốt và hầm chứa máy bay dã chiến ở
đó. Điên tiết, tướng ngụy Lê Minh Đảo huy động toàn bộ Sư đoàn 18 VNCH
ném xuống Xuân Lộc, hò hét tử chiến. Cũng trong thời gian đó, quân Giải
phóng được tăng cường thêm Trung đoàn 95, Sư 325 đánh từ Gia Tân, Gia
Kiệm xuống. Chiến sự giằng co ở Xuân Lộc - Long Khánh trong ngày 11 diễn
ra càng thêm ác liệt và đã gây tổn thất lớn cho cả 2 phía.
Ngày 12/4, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn quyết định tăng cường vũ khí và phương tiện chiến tranh cho Xuân Lộc, đổ thêm quân củng cố thế trận phòng thủ của ngụy ở thị xã. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng của quân VNCH gia tăng đột biến, chiếm 50% bộ binh, 60% pháo binh và hầu hết số lượng xe tăng thiết giáp của Quân đoàn 3 - Quân khu 3 và lực lượng tổng dự bị chiến lược của quân đội Sài Gòn.
Tương quan về quân số giữa ta và địch ở Xuân Lộc đã có thay đổi lớn, tiếp tục đẩy cuộc chiến vào tình thế hết sức cam go, ác liệt.
Theo lời các cựu binh Sư đoàn 341, VNCH dồn hết quân số cho chiến trường Xuân Lộc, thì phía sau đã ngay tức thì lộ ra khoảng trống mênh mông. Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy chiến dịch điện về Quân đoàn 4 xác định rằng, khi địch đã tập trung lực lượng vào đó thì chúng ta không nên đánh vào chỗ mạnh, mà phải giãn ra, bao vây ngăn chặn các con đường tiếp tế, cô lập lực lượng Xuân Lộc tại chỗ.
Cho đến 21h ngày 12/4/1975, Tiểu đoàn 7 là đơn vị cuối cùng rút ra khỏi thị xã. Tướng Lê Minh Đảo cho rằng sức mạnh và ý chí tiến công của "Việt Cộng" đã bị đè bẹp, sức chiến đấu của chúng đã được phục hồi. Niềm hy vọng vào khả năng giữ được chế độ lại chợt "lóe" lên trong tâm tưởng của giới cầm quyền chóp bu chính phủ và quân đội Sài Gòn, Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu lập tức tuyên truyền rùm beng trước báo chí quốc tế về "chiến thắng Xuân Lộc".
Nhưng chỉ 2 ngày sau, ta lại tập kích mãnh liệt vào sân bay Biên Hòa. Trung đoàn 95B (Sư đoàn 325) được tăng cường chiếm giữ từ Túc Trưng cắt đường 20 giữa ngã 3 Dầu Giây với Túc Trưng, cô lập con đường từ phía tây xuống Xuân Lộc. Trung đoàn 266 đánh chặn quyết liệt trên hướng đường 1 về đến Trảng Bom.
Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn khẩn cấp đổ thêm quân quyết chiếm lại Dầu Giây, mở thông con đường tiếp tế cho Xuân Lộc. Khi chiến sự đang ở thế giằng co thì một cánh quân của Binh đoàn Hương Giang (Quân đoàn 2) đã giải phóng được tỉnh Phan Thiết, gây áp lực trực tiếp với toàn bộ quân địch còn lại ở miền Nam.
Chỉ trong phút chốc, lính ngụy ở Xuân Lộc lọt vào giữa gọng kìm thép, trong không ra được, trên không xuống được, ngoài cứu viện cũng không thể tiến vào nổi, ngày càng cạn kiệt về vũ khí, tiêu hao về binh lực.
Nhận thấy không còn khả năng phản kích, đêm 20 rạng sáng 21/4, tướng Lê Minh Đảo chửi bới loạn xạ, chửi cả cấp trên, cả tổng thống, rồi ra lệnh cho toàn quân cố thủ ở Xuân Lộc tùy nghi di tản. Trước khi rút, lính ngụy huy động pháo binh và súng đạn bắn loạn xạ đi khắp 4 phía cho đến lúc hết sạch đạn dược. Lợi dụng lúc trời mưa như trút nước, tranh nhau tháo bỏ vũ khí chạy trốn.
“Cánh cửa thép” phía đông Sài Gòn đã mở toang sau 12 ngày đêm chiến đấu gian khổ ác liệt. Nguy cơ sụp đổ hiển hiện trước mắt, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu ngay lập tức tuyên bố từ chức và sau đó trốn chạy ra nước ngoài. Mặt trận hướng đông được khai thông, các cánh quân rầm rập tiến về Sài Gòn với khí thế không gì lay chuyển nổi.
Theo lời các đồng đội Sư đoàn 341, một trong những sự kiện gây căm phẫn nhất chính là 2 quả bom CBU – 55 được quân VNCH ném xuống mặt trận Xuân Lộc, với mục tiêu hủy diệt bộ đội ta trong chiến dịch bóc gỡ “cánh cửa thép” phía đông Sài Gòn năm 1975.
“Bên mình thường gọi nó là bom ngạt. Nó được xem như là vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất, chỉ xếp sau bom hạt nhân về mức sát thương. Đó là tội ác chiến tranh”, cựu binh Nguyễn Văn Thắng cho biết.
Bom CBU – 55 là loại bom chùm dùng để đánh vào các trận địa hỏa lực, khu bố trí lực lượng, khu dân cư nhằm sát thương sinh lực. Bom được thiết kế để thả từ máy bay cường kích A37, OV 10, vận tải cơ C 130. Nó khác với bom thông thường ở chỗ không tạo mảnh sát thương, cũng không tạo ra hố sâu, mà chỉ phá hủy hệ thống hô hấp và não bộ do phản ứng đốt cháy hoàn toàn oxy trong phạm vi sát thương, thường là trong bán kính tầm trăm mét. Trong vùng mục tiêu, khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU – 55 nổ là hoàn toàn không có.
“Việc sử dụng loại bom này đã bị cả thế giới ngăn cấm, thế nhưng trong những ngày cuối của trận Xuân Lộc, chúng đã thả tới 2 quả. Theo tôi được biết thì 1 quả thả xuống nhằm ngăn Trung đoàn 95B từ Túc Trưng đánh lên, 1 quả ném vào giữa khu vực Sư đoàn 341 và Sư đoàn 7 chỗ phía ngoài sân bay Cáp Rang.
Trong bản tin phát trên đài phát thanh của chế độ cũ, tướng Lê Minh Đảo huyênh hoang rằng đã ném trúng Sở chỉ huy Sư đoàn 341 và tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng chỉ huy ở đó, nhưng tôi là người trực tiếp ở sở chỉ huy mà chả thấy gì hết, chỉ nghe tiếng nổ bom đạn ầm ầm. Tôi vẫn nghĩ 1 phần do địch đang hoảng loạn vì sắp vỡ trận, 1 phần khác cũng sợ chết chùm cả quân mình, nên ném vu vơ chứ không hẳn chính xác vào những mục tiêu đã định trước. Dù sao, đây cũng là một hành vi đáng lên án”, ông Thắng khẳng định.
Sau khi Lê Minh Đảo tuyên bố dạy cho quân Giải phóng 1 đòn chí mạng với việc thả bom CBU – 55, thì ngay hôm sau, lính ngụy đã vỡ trận tìm mọi cách bỏ trốn về Sài Gòn.
Cuối ngày 20 và suốt ngày 21/4/1975, lính VNCH dùng pháo binh bắn tứ tán khắp nơi để nghi binh cho cuộc rút lui. 17 giờ, trời mưa tầm tã, phát hiện thấy quân địch đi lại nhiều, phán đoán chúng có thể rút khỏi thị xã theo hướng đường số 2 về Vạn Kiếp, Bà Rịa và sở cao su Ông Quế về Nước Trong hoặc Trảng Bom, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho các đơn vị tiến công và truy kích địch. Ở hướng Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 5 ( Sư đoàn 341), ta bắt sống được 700 tên, tịch thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh và phóng thích tại chỗ, trong đó có đại tá chỉ huy Tiểu khu Xuân Lộc - Long Khánh. Thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh được giải phóng, chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc.
Tướng Lê Minh Đảo cũng cải trang làm dân thường, đi trên 1 chiếc xe lam chạy về Sài Gòn. Trên chuyến xe đó cũng có 2 trinh sát của quân Giải phóng, nhưng họ không phát hiện ra được tên đầu lĩnh ngụy quân ở Xuân Lộc. 2 anh lính của ta động viên dân chúng trên xe cứ bình tĩnh, trở về với gia đình, tránh tên rơi đạn lạc. Đến chỗ ngã ba Tam Hiệp (Biên Hòa), 2 trinh sát nhảy xuống và trả tiền xe. Ông xe lam bảo không lấy, nhưng họ vẫn cứ nhất quyết bắt ông phải nhận.
Nhận ra quân Giải phóng và chứng kiến hành động của trinh sát mình từ lúc lên chuyến xe từ Xuân Lộc chạy về, Lê Minh Đảo lắc đầu ngán ngẩm: “Quân miền Bắc đánh thắng miền Nam cũng đúng thôi, trong khi miền Nam thì Mỹ bỏ rơi, lính VNCH thì mặc sức cướp bóc, vô kỷ luật, làm gì có chuyện kỷ luật nghiêm như họ. Nguyễn Văn Thiệu trước thì vơ vét, sau thấy không ổn liền trốn mất mặc kệ mọi người sống chết”. Về sau khi thống nhất đất nước, Lê Minh Đảo ra trình diện và đi cải tạo, các chiến sỹ Sư đoàn 341 cũng gặp lại người lái xe lam ở Xuân Lộc, câu chuyện mới được xác minh đúng sự thật.
“Xuân Lộc thất thủ, cánh cửa sắt mở toang, chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đó mới bắt đầu. Quân đoàn 4 được giao nhiệm vụ đột kích theo đường 1, và Sư đoàn 341 được vinh dự giao nhiệm vụ mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với việc tổ chức đánh vào sao huyệt địch ở Trảng Bom”, cựu binh Nguyễn Văn Thắng tự hào kể lại.
Đêm 26/4/1975, đơn vị nổ súng tấn công. Trận đánh này diễn ra nhanh gọn, phần vì lính VNCH quá hoang mang dao động trước việc chế độ sắp sụp đổ, phần khác Sư đoàn 341 được tổ chức với lực lượng áp đảo vượt trội, tinh thần được đẩy lên cao chất ngất trong khí thế hừng hực giải phóng hoàn toàn miền nam. 9 giờ cùng ngày, các chiến sỹ Giải phóng quân diệt luôn sư đoàn 18, tấn công khu vực Hố Nai, rồi lại chia 2 hướng. Một hướng phát triển về Xuân Hiệp tiến vào Sài Gòn theo quốc lộ 1, hướng thứ hai là Trung đoàn 273 đánh chiếm sân bay Biên Hòa, cùng với các đơn vị bạn vượt sông Đồng Nai tiến đánh chiếm Thủ Đức, Tổng nha cảnh sát, cảng Bạch Đằng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Tổng cục xã hội, trường đua Phú Thọ, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đêm 30/4/1975, thống nhất đất nước, Sài Gòn rộn ràng, các chiến sỹ Sư đoàn 341 không ai ngủ nổi, dù đã trải qua những đêm thức trắng, một hành trình dài từ lúc bước vào trận chiến quy mô cấp sư đoàn đầu tiên ở Xuân Lộc cho đến lúc hoàn toàn giải phóng, ai cũng ứa nước mắt vì vui sướng.
42 năm rồi, ký ức trong lòng cựu binh Nguyễn Văn Thắng cùng các đồng đội, cứ như mới xảy ra ngày hôm qua. Có thể khẳng định, chiến dịch tiến công Xuân Lộc (từ 9 – 21/4/1975) thực sự là bước đà trực tiếp, hữu hiệu cho cánh quân hướng Đông nói riêng, cho Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 – 30/4/1975), giải phóng Sài Gòn - Gia Định, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung.
“Chúng tôi là sư đoàn non trẻ nhất toàn quân, nhưng không có niềm vui nào hơn niềm vui chiến thắng, không có niềm tự hào nào hơn là được chiến đấu trong chiến dịch cuối cùng, trận đánh cuối cùng, vào sào huyệt cuối cùng của địch, và giành thắng lợi cuối cùng cho đất nước”, cựu binh Nguyễn Văn Thắng tiếp lời.
Mũ Đỏ Trịnh Ân
Chuyện chưa kể về quả bom cấm địch ném xuống Xuân Lộc
Cựu binh Nguyễn Văn Thắng (Hồng Lĩnh, Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, sau ngày 9/4/1975, Sư đoàn 341 phối hợp với Sư đoàn 6, Sư đoàn 7 đã tiến vào Xuân Lộc và giành được những thắng lợi nhất định. Đêm hôm đó, lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thả pháo sáng rực trời, tập trung quân số chuẩn bị một trận phản kích lớn đánh vào thị xã, chúng đưa máy bay trực thăng bắc loa dùng tâm lý chiến đe dọa các chiến sĩ quân Giải phóng, buộc phải nhanh chóng đầu hàng và rút lui khỏi thị xã.
Lính ngụy chưa kịp tấn công, thì 5h sáng ngày 10/4, pháo binh ta tiếp tục nã đạn liên hồi về phía trận địa VNCH. Đồng thời lúc đó, bộ binh Tiểu đoàn 9 xuất kích đánh chiếm được tòa thị chính Long Khánh, Tiểu đoàn 5 đánh qua sân bay Cáp Rang, cắt đứt con đường vận chuyển từ thị xã Xuân Lộc đến sân bay, Tiểu đoàn 7 tiến công đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bảo an 243 và 267 của ngụy, cầm chân địch tại chỗ, và cho đến 18h cùng ngày đã làm chủ sở chỉ huy của 2 tiểu đoàn ấy.
Tiểu đoàn 9 khi làm chủ tòa thị chính Long Khánh, tiếp tục xuất kích đánh thẳng vào chiến đoàn 181 cùng mấy đơn vị của lính VNCH từ Túc Trưng kéo đến phản kích. Trong trận chiến chống phản kích đấy, riêng anh hùng Phạm Văn Lái 1 mình 1 mũi cùng 3 du kích khác đã tiêu diệt được tổng cộng 36 lính ngụy.
“Tiểu đoàn 9 phải giành giật với địch từng ngách phố, từng đoạn giao thông hào nhỏ, anh Lái dẫn thêm 2 chiến sỹ đi vòng bí mật thọc 1 mũi phía sau lưng địch. Bị đánh bất ngờ, địch bỏ chạy, Lái đuổi theo và thọc quá sâu vào chiến hào, trong lúc đó đơn vị của anh được lệnh chuyển hướng tiến công. Phạm Văn Lái chỉ còn một mình trơ trọi chiến đấu với khẩu AK.
Trời tối dần, đang củng cố vị trí chiến đấu thì có 3 bóng người xuất hiện sau mô đất, Lái nhận ra đó là du kích, liền hợp thành 1 tổ chiến đấu. Sau đó, một đại đội của địch mở đợt tiến công định chiếm lại đoạn hào đã mất. Lái nâng khẩu B40 của chiến sỹ du kích lao thẳng quả đạn vào giữa đội hình địch. Những tên còn sống sót xô nhau chạy tá hỏa. Lái nhảy lên công sự đuổi đánh thì bị mảnh đạn M79 cắm phập vào cánh tay trái. Đang băng bó vết thương thì lại có thêm tốp địch khác lò dò tiến vào, đợt phản kích của địch tiếp tục bị nhóm chiến sỹ đánh bật. Đến 11h cùng ngày, đơn vị đến ứng cứu cũng là lúc Phạm Văn Lái ngất đi. Anh được đưa về trạm phẫu của Trung đoàn”, cựu binh Nguyễn Văn Thắng kể lại.
Ngày 12/4, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn quyết định tăng cường vũ khí và phương tiện chiến tranh cho Xuân Lộc, đổ thêm quân củng cố thế trận phòng thủ của ngụy ở thị xã. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng của quân VNCH gia tăng đột biến, chiếm 50% bộ binh, 60% pháo binh và hầu hết số lượng xe tăng thiết giáp của Quân đoàn 3 - Quân khu 3 và lực lượng tổng dự bị chiến lược của quân đội Sài Gòn.
Tương quan về quân số giữa ta và địch ở Xuân Lộc đã có thay đổi lớn, tiếp tục đẩy cuộc chiến vào tình thế hết sức cam go, ác liệt.
Theo lời các cựu binh Sư đoàn 341, VNCH dồn hết quân số cho chiến trường Xuân Lộc, thì phía sau đã ngay tức thì lộ ra khoảng trống mênh mông. Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy chiến dịch điện về Quân đoàn 4 xác định rằng, khi địch đã tập trung lực lượng vào đó thì chúng ta không nên đánh vào chỗ mạnh, mà phải giãn ra, bao vây ngăn chặn các con đường tiếp tế, cô lập lực lượng Xuân Lộc tại chỗ.
Cho đến 21h ngày 12/4/1975, Tiểu đoàn 7 là đơn vị cuối cùng rút ra khỏi thị xã. Tướng Lê Minh Đảo cho rằng sức mạnh và ý chí tiến công của "Việt Cộng" đã bị đè bẹp, sức chiến đấu của chúng đã được phục hồi. Niềm hy vọng vào khả năng giữ được chế độ lại chợt "lóe" lên trong tâm tưởng của giới cầm quyền chóp bu chính phủ và quân đội Sài Gòn, Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu lập tức tuyên truyền rùm beng trước báo chí quốc tế về "chiến thắng Xuân Lộc".
Nhưng chỉ 2 ngày sau, ta lại tập kích mãnh liệt vào sân bay Biên Hòa. Trung đoàn 95B (Sư đoàn 325) được tăng cường chiếm giữ từ Túc Trưng cắt đường 20 giữa ngã 3 Dầu Giây với Túc Trưng, cô lập con đường từ phía tây xuống Xuân Lộc. Trung đoàn 266 đánh chặn quyết liệt trên hướng đường 1 về đến Trảng Bom.
Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn khẩn cấp đổ thêm quân quyết chiếm lại Dầu Giây, mở thông con đường tiếp tế cho Xuân Lộc. Khi chiến sự đang ở thế giằng co thì một cánh quân của Binh đoàn Hương Giang (Quân đoàn 2) đã giải phóng được tỉnh Phan Thiết, gây áp lực trực tiếp với toàn bộ quân địch còn lại ở miền Nam.
Chỉ trong phút chốc, lính ngụy ở Xuân Lộc lọt vào giữa gọng kìm thép, trong không ra được, trên không xuống được, ngoài cứu viện cũng không thể tiến vào nổi, ngày càng cạn kiệt về vũ khí, tiêu hao về binh lực.
Nhận thấy không còn khả năng phản kích, đêm 20 rạng sáng 21/4, tướng Lê Minh Đảo chửi bới loạn xạ, chửi cả cấp trên, cả tổng thống, rồi ra lệnh cho toàn quân cố thủ ở Xuân Lộc tùy nghi di tản. Trước khi rút, lính ngụy huy động pháo binh và súng đạn bắn loạn xạ đi khắp 4 phía cho đến lúc hết sạch đạn dược. Lợi dụng lúc trời mưa như trút nước, tranh nhau tháo bỏ vũ khí chạy trốn.
“Cánh cửa thép” phía đông Sài Gòn đã mở toang sau 12 ngày đêm chiến đấu gian khổ ác liệt. Nguy cơ sụp đổ hiển hiện trước mắt, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu ngay lập tức tuyên bố từ chức và sau đó trốn chạy ra nước ngoài. Mặt trận hướng đông được khai thông, các cánh quân rầm rập tiến về Sài Gòn với khí thế không gì lay chuyển nổi.
Theo lời các đồng đội Sư đoàn 341, một trong những sự kiện gây căm phẫn nhất chính là 2 quả bom CBU – 55 được quân VNCH ném xuống mặt trận Xuân Lộc, với mục tiêu hủy diệt bộ đội ta trong chiến dịch bóc gỡ “cánh cửa thép” phía đông Sài Gòn năm 1975.
“Bên mình thường gọi nó là bom ngạt. Nó được xem như là vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất, chỉ xếp sau bom hạt nhân về mức sát thương. Đó là tội ác chiến tranh”, cựu binh Nguyễn Văn Thắng cho biết.
Bom CBU – 55 là loại bom chùm dùng để đánh vào các trận địa hỏa lực, khu bố trí lực lượng, khu dân cư nhằm sát thương sinh lực. Bom được thiết kế để thả từ máy bay cường kích A37, OV 10, vận tải cơ C 130. Nó khác với bom thông thường ở chỗ không tạo mảnh sát thương, cũng không tạo ra hố sâu, mà chỉ phá hủy hệ thống hô hấp và não bộ do phản ứng đốt cháy hoàn toàn oxy trong phạm vi sát thương, thường là trong bán kính tầm trăm mét. Trong vùng mục tiêu, khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU – 55 nổ là hoàn toàn không có.
“Việc sử dụng loại bom này đã bị cả thế giới ngăn cấm, thế nhưng trong những ngày cuối của trận Xuân Lộc, chúng đã thả tới 2 quả. Theo tôi được biết thì 1 quả thả xuống nhằm ngăn Trung đoàn 95B từ Túc Trưng đánh lên, 1 quả ném vào giữa khu vực Sư đoàn 341 và Sư đoàn 7 chỗ phía ngoài sân bay Cáp Rang.
Trong bản tin phát trên đài phát thanh của chế độ cũ, tướng Lê Minh Đảo huyênh hoang rằng đã ném trúng Sở chỉ huy Sư đoàn 341 và tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng chỉ huy ở đó, nhưng tôi là người trực tiếp ở sở chỉ huy mà chả thấy gì hết, chỉ nghe tiếng nổ bom đạn ầm ầm. Tôi vẫn nghĩ 1 phần do địch đang hoảng loạn vì sắp vỡ trận, 1 phần khác cũng sợ chết chùm cả quân mình, nên ném vu vơ chứ không hẳn chính xác vào những mục tiêu đã định trước. Dù sao, đây cũng là một hành vi đáng lên án”, ông Thắng khẳng định.
Sau khi Lê Minh Đảo tuyên bố dạy cho quân Giải phóng 1 đòn chí mạng với việc thả bom CBU – 55, thì ngay hôm sau, lính ngụy đã vỡ trận tìm mọi cách bỏ trốn về Sài Gòn.
Cuối ngày 20 và suốt ngày 21/4/1975, lính VNCH dùng pháo binh bắn tứ tán khắp nơi để nghi binh cho cuộc rút lui. 17 giờ, trời mưa tầm tã, phát hiện thấy quân địch đi lại nhiều, phán đoán chúng có thể rút khỏi thị xã theo hướng đường số 2 về Vạn Kiếp, Bà Rịa và sở cao su Ông Quế về Nước Trong hoặc Trảng Bom, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho các đơn vị tiến công và truy kích địch. Ở hướng Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 5 ( Sư đoàn 341), ta bắt sống được 700 tên, tịch thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh và phóng thích tại chỗ, trong đó có đại tá chỉ huy Tiểu khu Xuân Lộc - Long Khánh. Thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh được giải phóng, chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc.
Tướng Lê Minh Đảo cũng cải trang làm dân thường, đi trên 1 chiếc xe lam chạy về Sài Gòn. Trên chuyến xe đó cũng có 2 trinh sát của quân Giải phóng, nhưng họ không phát hiện ra được tên đầu lĩnh ngụy quân ở Xuân Lộc. 2 anh lính của ta động viên dân chúng trên xe cứ bình tĩnh, trở về với gia đình, tránh tên rơi đạn lạc. Đến chỗ ngã ba Tam Hiệp (Biên Hòa), 2 trinh sát nhảy xuống và trả tiền xe. Ông xe lam bảo không lấy, nhưng họ vẫn cứ nhất quyết bắt ông phải nhận.
Nhận ra quân Giải phóng và chứng kiến hành động của trinh sát mình từ lúc lên chuyến xe từ Xuân Lộc chạy về, Lê Minh Đảo lắc đầu ngán ngẩm: “Quân miền Bắc đánh thắng miền Nam cũng đúng thôi, trong khi miền Nam thì Mỹ bỏ rơi, lính VNCH thì mặc sức cướp bóc, vô kỷ luật, làm gì có chuyện kỷ luật nghiêm như họ. Nguyễn Văn Thiệu trước thì vơ vét, sau thấy không ổn liền trốn mất mặc kệ mọi người sống chết”. Về sau khi thống nhất đất nước, Lê Minh Đảo ra trình diện và đi cải tạo, các chiến sỹ Sư đoàn 341 cũng gặp lại người lái xe lam ở Xuân Lộc, câu chuyện mới được xác minh đúng sự thật.
“Xuân Lộc thất thủ, cánh cửa sắt mở toang, chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đó mới bắt đầu. Quân đoàn 4 được giao nhiệm vụ đột kích theo đường 1, và Sư đoàn 341 được vinh dự giao nhiệm vụ mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với việc tổ chức đánh vào sao huyệt địch ở Trảng Bom”, cựu binh Nguyễn Văn Thắng tự hào kể lại.
Đêm 26/4/1975, đơn vị nổ súng tấn công. Trận đánh này diễn ra nhanh gọn, phần vì lính VNCH quá hoang mang dao động trước việc chế độ sắp sụp đổ, phần khác Sư đoàn 341 được tổ chức với lực lượng áp đảo vượt trội, tinh thần được đẩy lên cao chất ngất trong khí thế hừng hực giải phóng hoàn toàn miền nam. 9 giờ cùng ngày, các chiến sỹ Giải phóng quân diệt luôn sư đoàn 18, tấn công khu vực Hố Nai, rồi lại chia 2 hướng. Một hướng phát triển về Xuân Hiệp tiến vào Sài Gòn theo quốc lộ 1, hướng thứ hai là Trung đoàn 273 đánh chiếm sân bay Biên Hòa, cùng với các đơn vị bạn vượt sông Đồng Nai tiến đánh chiếm Thủ Đức, Tổng nha cảnh sát, cảng Bạch Đằng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Tổng cục xã hội, trường đua Phú Thọ, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đêm 30/4/1975, thống nhất đất nước, Sài Gòn rộn ràng, các chiến sỹ Sư đoàn 341 không ai ngủ nổi, dù đã trải qua những đêm thức trắng, một hành trình dài từ lúc bước vào trận chiến quy mô cấp sư đoàn đầu tiên ở Xuân Lộc cho đến lúc hoàn toàn giải phóng, ai cũng ứa nước mắt vì vui sướng.
42 năm rồi, ký ức trong lòng cựu binh Nguyễn Văn Thắng cùng các đồng đội, cứ như mới xảy ra ngày hôm qua. Có thể khẳng định, chiến dịch tiến công Xuân Lộc (từ 9 – 21/4/1975) thực sự là bước đà trực tiếp, hữu hiệu cho cánh quân hướng Đông nói riêng, cho Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 – 30/4/1975), giải phóng Sài Gòn - Gia Định, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung.
“Chúng tôi là sư đoàn non trẻ nhất toàn quân, nhưng không có niềm vui nào hơn niềm vui chiến thắng, không có niềm tự hào nào hơn là được chiến đấu trong chiến dịch cuối cùng, trận đánh cuối cùng, vào sào huyệt cuối cùng của địch, và giành thắng lợi cuối cùng cho đất nước”, cựu binh Nguyễn Văn Thắng tiếp lời.
Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc
MẶT TRẬN XUÂN LỘC – LONG KHÁNH tháng tư, 1975
Mũ Đỏ Trịnh Ân
(Viết theo lối trình thật cập nhật nặng về phần Chiến sử Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam)
Lời nói đầu: Xuân Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh được Tổng Thống Ngô Đình Diệm
nền Đệ Nhất Cộng Hòa thành lập từ năm 1957, bằng cách cắt bớt phần đất của tỉnh Biên
Hòa với mục đích để định cư đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Tỉnh có diện
tích vào khoảng 3,500 cây số vuông, vùng đất đỏ phần lớn là núi thấp, đồi cao, rừng chồi
thưa thớt, nhiều đồn điền cao su và vườn cây ăn trái.. Long Khánh chiếm một vị trí chiến
lược quân sự rất quan trọng, vì đây là ngã ba giữa hai QL1 và 20,cửa ngỏ từ Miền Trung
Miền Cao Nguyên và Thủ Đô Sài Gòn chỉ cách nhau hơn 80 cây số,do đó Xuân Lộc được
Coi như vòng đai thép, ngoài việc bảo vệ phi
trường Biên Hòa, tổng kho tiếp liệu Long Bình, phi trường Tân Sơn Nhất
và Thủ Đô Sài Gòn. Xuân Lộc lại nằm trên đường giao liên giửa chiến khu C
và Đ của Cộng quân với các mật khu Tam giác sắt, Dương Minh Châu, Mây
Tào, Cù Mi, Xuyên Mộc, Hát Dịch. Đất đỏ tỉnh Phước Tuy. Là con đường
huyết mạch mà Cộng quân dùng để nhận tiếp tế, bổ sung quân số và tiếp
liệu chiến cụ bằng đường biển do Đoàn 759 xuất phát từ Hà Nội vận chuyển
vào MIền Nam. Vì vị thế trọng yếu cho nên đại bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư
Đoàn 18BB do chuẩn tướng Lê Minh Đảo làm Tư lệnh, và BCH/ Tiểu khu Long
Khánh do Đ/T BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm TKT chỉ huy đã được bố
trí tại đây để ngăn chận Cộng quân xâm nhập cửa ngỏ Sài gòn.
Ngày 3/1/1975, khi Đại Đoàn 301 CSBV do Thiếu
tướng CS Hoàng Cầm điều khiển, gồm có các Sư đoàn 3, 7, 341/CSBV, 2
Trung đoàn Biệt lập, 1 Lữ đoàn xe tăng, 2 Trung đoàn pháo và Phòng không
cùng các đơn vị Địa Phương sẵn có của QK.7 với hàng trăm xe tăng, đại
pháo, phòng không đủ loại đã đồng loạt tấn kích toàn tỉnh Phước Long do
SĐ5BB của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ chỉ huy, Liên đoàn 7 BĐQ và Lực lượng
ĐPQ+NQ trấn giữ, quân trú phòng đã anh dũng đánh trả quyết liệt. Nhưng
qua nhiều đợt tấn công cường kích biển người “tiền pháo hậu xung” cuồn
cuộn liên tiếp đến ngày 6/1 tỉnh Phước Long đã lọt vào tay CSBV, vì
QLVNCH không còn quân trừ bị tiếp ưứg giải cứu kiệp thời. Tối hôm sau,
ngày 7/1 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban lệnh để tang 3 ngày “treo cờ
rũ” cho tỉnh Phước long. Trước sự vi phạm trắng trợn hiệp định Paris
“CHẤM DỨT CHIẾN TRANH và VÃN HỒI HOÀ NÌNH tại VIỆT NAM” 1973.
Hoa Kỳ cũng chỉ phản ứng lấy lẹ, bằng chứng là
Tổng Thống Gerald Ford đã không đề cập gì đến tình trạng nguy khốn của
Nam Viẹt Nam trong bài diển văn nhậm chức đọc trước lưỡng viện Quốc Hội
Hoa kỳ ngày 5/1/1975.. Với những chiến thắng lớn của Bộ Tư Lệnh “B2”
Trung ương cục Miền Nam trong đợt 1, mùa khô 74-75, đặc biệt là việc
đánh chiếm được quận lỵ Hưng Long ở tỉnh Sóc Trăng thuộc QK4 và tỉnh lỵ
Phước long thuộc QK3 của Việt nam Cộng Hòa, đã khiến Bộ Chính
Trị/TUĐ/CSBV quyết định thay đổi kế hoạch quân sự “nhảy vọt” thừa thắng
xông lên Xuân Hè 1975.
Ngày ¾ Đại tướng Văn Tiến Dũng, TTMT/QĐND/CSBV và
Bộ tham mưu đã vào tới Bộ tư lệnh “B2” Trung ương cục Miền Nam ở phía
tây thị xã Lôc Ninh. Bốn ngày sau, Lê đức Thọ cũng tức tốc đến nơi. Ngày
8/4, dưới sự chủ toạ của Lê đức Thọ, thì kế hoạch đánh chiếm Sài
gòn-Chợ lớn được đem ra bàn thảo. Đồng thời Bộ tư lệnh chiến dịch cũng
được thành lập gồm có:
-
Đại tướng Văn tiến Dũng, UV/BCH,TTMT/QĐND/CSBV, được cử làm Tư lệnh chiến dịch.
-
Phạm Hùng, UV/BCH, Bí thư trung ương Cục Miền Nam, Chính ủy BTL “B2” được cử làm Chính ủy.
-
Thượng tướng Trần văn Trà, UV/BCH/TUĐ, Tư lệnh “B2”, giữ chức Phó Tư lệnh.
-
Trung tướng Lê đức Anh, UV/BCH/TƯĐ, Phó Tư lệnh “B2” giữ chức Phó Tư lệnh, kiêm chỉ huy trưởng mặt trận Tây Nam (Đoàn 322)
-
Trung tướng Lê trọng Tấn, UV/BCH/TƯĐ, TTM Phó, QĐND/CSBV giữ chức Phó Tư lệnh kiêm chỉ huy trưởng mặt trận Miền Đông (Quân đoàn 2 và Sư đoàn 3 “Sao vàng”)
-
Trung tướng Lê quang Hòa, Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị (Cục ANQĐ) của Bộ Tư lệnh chiến dịch.
-
Trung tướng Đinh đức Thiện, Phó Tư lệnh đặc trách hậu cần.
-
Thiếu tướng Lê ngọc Hiền , Tham mưu trưởng chiến dịch
-
Lê đức Thọ giữ vai trò “Đaị diện BCH/TƯĐ”, tức Tư lệnh mặt trận.
Và theo đề nghị của Tướng Văn tiến Dũng, ngày
14/4/75, Lê Duẫn Tổng bí thư đảng CSVN đã đồng ý chấp thuận lấy tên
chiến dịch tấn chiếm Sài gòn-Chợ lớn là Chiến dịch” Hồ chí Minh”
A/-Xuân lộc nổi sóng:
Để tấn công tỉnh lỵ Xuân lộc, Cộng quân đã tung
vào chiến trường này Quân đoàn4/CSBV gồm có 3 Sư đoàn 6,7 và 341 tổng
trừ bị và các đơn vị điạ phương thuộc Quân khu 7 cùng với xe tăng, phòng
không, đại pháo. đặc công, cấp trung đoàn yểm trợ, do Thiếu tướng CS
Hoàng Cầm làm Tư lệnh mặt trận, Thiếu tướng CS Hoàng thế Hiệp làm Chính
ủy. Theo kế hoạch trận chiến đẳm máu xảy ra tại 3 phòng tuyến: “ngã ba
Dầy Giây”, do Chiến đoàn 52 BB và 1 Thiết đoàn Kỵ binh trấn giữ, “Gia
rai và núi Chứa Chan”, do Chiến đoàn 48 BB và Liên đoàn 7 BĐQ phòng thủ
và tại “thị xãXuân Lộc”, do Chiến đoàn 43 BB và các Tiểu đoàn BĐQ bảo
vệ. BTL/
SĐ18BB/HQ của Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh;
Đại tá Lê xuân Mai, Tư lệnh phó; Đại tá Hứa yến Lến, Tham mưu trưởng
hành quân, được đặt tại chi khu Xuân lộc, phía Nam ngã ba Tân phong-Long
giao có các đơn vị trừ bị của sư đoàn như Pháo binh, Truyền tin, Lữ
đoàn 3 Kỵ binh, ĐPQ+NQ do Đại tá Lê xuân Hiếu chỉ huy bảo vệ. BCH/Tiểu
khu Long Khánh do Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm TKT, chỉ
huy lực lượng diền điạ.
Trận chiến Xuân lộc đã khởi sự sôi động từ rạng
sáng ngày 9/4. Tuy nhiên kể từ ngày 7/4, Cộng quân đã điều động lực
lượng bao vây các ngỏ vào Xuân lộc. Tại ngã ba Dầu Giây, giao điểm giữa
hai QL1 và 20, thì các đơn vị của Sư đoàn 6 và 341/CSBV đã tung quân ra
đặt các chướng ngại vật cắt đứt đường giao thông giữa Long khánh và Biên
hoà, pháo kích vào tuyến phòng thủ của Chiến đoàn 52BB đang án ngữ vòng
đai phía Tây Bắc thị trấn, đồng thời Cộng quân cũng triển khai lực
lượng cố thủ ngăn chận trên các yếu điểm. Trong khi đó, Thiết đoàn 5 Kỵ
binh thuộc Lực lượng xung kích QĐ3/QK3 đang trên đường đến tăng cường
tiếp trợ bứng chốt cho mặt trận Xuân lộc.
Sáng thứ 3 ngày 8/4, Cộng quân bắt đầu pháo kích
vào tỉnh lỵ, đồng thời tung hai Tiểu đoàn Đặc công đột nhập thị xã. Các
đơn vị địa phương sẵn có thuộc QK.7 cũng đã nhất loạt tấn kích lực lượng
phòng thủ tỉnh lỵ Xuân lộc tại nhiều nơi để thăm dò phản ứng của quân
phòng thủ. Tuy nhiên, tất cả các mũi đột kích này đã bị quân trú phòng
bẻ gãy ngay từ đầu.
Ngày 9/4/75 lúc 5giờ 30 sáng, Cộng quân đã pháo
kích vào thị trấn Xuân lộc, kéo dài liên tục trong 2 giờ đồng hồ với hơn
3000 qủa đạn pháo đủ loại, phần lớn đạn pháo đã rơi vào khu Chợ, nhà
Thờ, Ty Thông tin, Doanh trại và nhà dân chúng gây nhiều đám cháy và
thương vong hổn loạn. Thế rồi đến 8giờ cùng ngày, quân CSBV đã xử dụng
Bộ binh và Chiến xa nhất loạt tấn công vào tỉnh Long khánh, nhưng chúng
bị chận lại bởi lực lượng trú phòng của QLVNCH, đánh trả quyết liệt nên
chúng đã phải chém vè về phía sau, bỏ lại tại chổ hàng trăm xác chết và 4
chiến xa T.54 bị hạ bởi hỏa tiển M72..
Ngày 10/4, Cộng quân trở lại tấn công tỉnh lỵ Xuân lộc với 3 Sư đoàn 6, 7, 341 CSBV
và các trung đoàn chiến xa, đại pháo, đặc công,
hỏa tiễn phòng không.. ,khắp các mặc trận Đông, Tây, Nam, Bắc thị trấn
từ nhà thờ Chính tòa, khu chợ, phòng Thông tin, Bưu điện, Doanh trại,
Phi trường v.v.. nơi nào Cộng quân cũng xữ dụng quân số tham chiến cấp
Tiểu đoàn. Cuộc chiến đẩm máu kéo dài giằng co trong mấy ngày, cả hai
phía Quốc gia – Cộng sản dành giựt nhau từng bờ tường, ngôi nhà, làm
phòng tuyến để tìm sự sống trong cái chết cận kề bên đường tơ kẻ tóc.
Không quân chiến thuật của QLVNCH đã yểm trợ tích cực và đánh bom hữu
hiệu cho các đơn vị dước đất bằng các loại phản lực cơ F5E đã góp phần
tiêu diệt một số lớn địch quân. Sự thiệt hại nặng nề về phía Cộng quân
trong trận chiến đã được Tướng Văn tiến Dũng thú nhận trong tập hồi ký
“Đại Thắng Mùa Xuân” 1975 như sau: mặt trận Xuân lộc đã ác liệt và đẳm
máu từ những ngày đầu tiên. Các Sư đoàn 6, 7, và 341 của ta đã phải tổ
chức tấn công vào thị xã từng mục tiêu nhiều lần do các phản công của
địch.”
Và hảy nghe O. Todd ,ký gỉa người Pháp, có thiện
cảm với CSBV cũng đã mô tả: “tinh thần của binh sĩ bảo vệ Xuân lộc rất
cao..” Thiếu tướng Lê minh Đảo,Tư lệnh mặt trận cũng đã tuyên bố trong
cuộc họp báo ngắn tại Xuân lộc rằng: “tôi không cần biết phía bên kia sẽ
đưa bao nhiêu Sư đoàn để đánh chúng tôi, rồi chúng tôi sẽ tiêu diệt
họ..”. Nhưng ý nghĩa và lời cảm động là lời báo cáo của Tướng X. Smith,
Trưởng phòng tùy viên quân sự (DAO), gữi cho Tướng Tham mưu trưởng Liên
quân Hoa kỳ, với lương tâm của một người lính, ông không khách sáo và
hào nhoáng như miệng lưỡi của các chiến khách ngồi ở Hoa Thịnh Đốn, đã
gỡ lại một phần danh dự cho QLVNCH: “Tại chiến trường Long Khánh, rỏ
ràng QLVNCH đã chứng tỏ quyết tâm và anh dũng chiến đấu chống lại địch
quân đông gấp nhiều lần..”.
Trong khi đó tin tức đăng trên báo Chính luận,
xuất bản tại Thủ đô Sài gòn, phóng viên chiến trường của tờ báo này đã
cho biết: “QLVNCH vừa đánh thắng một trận lớn trong ngày hôm qua tại
tỉnh Long khánh, nhưng sáng nay Cộng quân lại mở cuộc tấn công mới vào
tỉnh lỵ này, và cho đến khi báo lên khuôn, trận đánh có tính cách thử
thách quyết liệt vẫn còn đang tiếp viễn..”.
Cũng trong bản tin tức chiến sự phát ngôn viên
quân sự phân phát cho báo chí Việt nam và Ngoại quốc ngày 10/4 cho biết
một số chi tiết: Kể từ 6 giờ 30 sáng hôm qua, quân CSBV đã pháo kích
khoảng 3,000 quả đạn đủ loại vào khu vực tỉnh lỵ Xuân lộc
đồng thời sau đó, chúng xử dụng Bộ binh và Chiến
xa tấn công vào thị xã. Kết quả sơ khởi cho biết có khoảng 300 Cộng quân
đã bị hạ và 4 tên khác bị bắt sống. Ngoài ra còn có 100 vũ khí đủ loại
của địch bị ta tịch thu và 4 chiến xa T.54 bị tiêu diệt”.
Ngoài bản tin nêu trên, phát ngôn viên quân sự còn
cho báo chí biết thêm, căn cứ theo tin nhật báo Chính luận rằng: “Lúc 7
giờ sáng hôm nay, ngày 10/4 Cộng quân lại pháo kích khoảng 1,000 quả
đạn đủ loại, đồng thời Bộ binh và Chiến xa của địch đã nhất loạt tấn
công tỉnh lỵ này, từ hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Tổn thất đôi bên
chưa rõ”
B/-Lữ đoàn 1 Nhảy Dù Vào trận địa:
Vừa rời khỏi mặt trận Thượng đức và Bắc Đèo Hải
Vân, Đà nẳng thuộc QĐ1/QK1 vào cuối tháng 3-1975. Sau những tháng dài
quần thảo với mặt trận “B1” của quân khu 5, trực diện với các Sư đoàn
304, 320, 329B và 711 thuộc QĐ2/CSBV do Trung tướng Lê trọng Tấn, TTM
Phó QĐND/CSBV chỉ huy và Thượng tướng Chu văn Mân,Tư lệnh QK.5, giữ chức
Chính ủy. Khi Lữ đoàn 1 Nhảy dù về đến “Hoàng Cung” tại Sài gòn được
mấy ngày, chưa kịp chỉnh trang đơn vị. Điều đó hãy nghe Trung tá Đào
thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND tâm sự: “Lữ đoàn 1 được bàn giao vùng trách nhiệm
cho đơn vị bạn TQLC và đơn vị được di chuyển về Thủ đô bằng máy bay.
Đến Sài gòn không một ngày nghỉ, binh sĩ không được một giờ phép, anh em
Nhảy dù chúng tôi cùng với Thủ đô thân yêu bị đặt trong tình trạng báo
động, ba Tiểu đoàn 1, 8 và 9 của LĐ1ND ứng trực thuộc quyền BTL/BKTĐ,
được lệnh nằm văn đô, ứng chiến cho Bộ TTM”.
Ngày 12/4 nhận được lệnh họp hành quân khẩn cấp của BTL/HQ/QĐ3/QK3.
Sau buổi họp, thi hành ngay kế hoạch hành quân mới, kể từ ngày 12/4 Lữ đoàn 1 ND
tăng phái cho BTL/SĐ18BB với nhiệm vụ tăng cường phòng thủ tỉnh Long Khánh. Sau
đó toàn bộ Lữ đoàn 1ND được đưa vào trận địa bằng
trực thăng của hai Sư đoàn 3,và 4 Không quân VNCH gồm hàng trăm máy bay
Hu1B đã thả hơn 2,000 chiến sĩ Nhảy dù từ Trãng Bom vào khu Đồi Chuối
cạnh chi khu Xuân Lộc, TĐ3PB/ND cũng được trực thăng Chinơk vận chuyển
đến BCH/LĐ/HQ đóng kế BTL/SĐ18BB/HQ đặt tại quận lỵ Xuân lộc.
BTL/SĐ18BB/HQ trú đóng trong một góc rừng phía
Đông Nam gần ngã ba chi khu Xuân lộc cùng với Pháo binh 155 ly và bãi
đáp trực thăng, cạnh trung tâm hành quân sư đoàn. Trung tá Đỉnh LĐT/LĐ1
ND đã được đích thân Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh SĐ18BB cho biết
khái lược về tình hình địch và Bạn cũng như dân chúng trong vùng, trên
tấm bản đồ hành quân cầm tay có ghi nhiều chấm đỏ như sau:
a/- Tình hình địch:
-“Quân đoàn 4/CSBV, Tư lệnh là Thượng tướng CS
Trần văn Trà (vừa thay Thiếu tướng CS Hoàng Cầm) và chính ủy là Thiếu
tướng Hoàng thế Thiệp, chỉ huy gồm có 3 Sư đoàn 6, 7 và 341 tổng trừ bị
cùng với các Lữ đoàn 203 và 204 Xe Tăng, Đại pháo Phòng không, Đặc công,
và các đơn vị điạ phương thuộc QK 7 trợ chiến, dồn hết mọi nổ lực tấn
kích 4 mặt vào tỉnh lỵ Long khánh với quân số và chiến cụ nhiều hơn quân
ta gấp 7 lần.
b/- Tình hình bạn:
-“Lực lượng phòng thủ tỉnh Long Khánh của SĐ18BB
gồm có Chiến đoàn 52BB do Đại tá Ngô kỳ Dũng chỉ huy; trên phòng tuyến
phía Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc tỉnh lỵ; Chiến đoàn 48BB do Trung tá Trần
minh Công chỉ huy, bảo vệ BTL/SĐ18BB ở phía Nam cách tiểu khu Long khánh
4 km. BCH/TKLK do Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu
trưởng. Trung tá Lê quang Định TKP chỉ huy, có một Tiểu đòan BĐQ và các
lực lượng ĐPQ+NQ vẫn chiến đấu bảo vệ quanh tỉnh. Dân chúng trong làng
có tinh thần chống Cộng cao, các ấp trong xứ Đạo như ấp Bảo định, Bảo
bình, Bảo hòa đều có lực lượng Nhân dân tự vệ được trang bị vũ khí và
đạn dược đầy đủ”.
Xin hãy nghe lời trích thuật của các phóng viên
chiến trường ngoại quốc ca ngợi và xưng tụng về sự oai dũng anh hùng của
các người chiến sĩ QLVNCH trong trận chiến Xuân lộc như sau: “Sư đoàn
18BB của tướng Lê minh Đảo, chiến đấu như cọp dữ làm quân đoàn tấn công
của CSBV phải khựng lại ở Xuân lộc, song vì thiếu quân số và đã cố gắng
đến kiệt sức, Tướng Đảo xin tiếp viện.. . Ngay lập tức, Lữ đoàn 1ND của
Trung tá Nguyễn văn Đỉnh chỉ huy được đưa tới tăng viện cho Sư đoàn
18BB. Ngay khi chân họ vừa chạm đất, vẳng nghe đâu đây có một tiếng la
lớn: “Vứt hết nón sắt, đội nón đỏ!”. Thế là bao nhiêu nón sắt vứt đầy
mặt đất.. .Lính Dù với nón đỏ truyền thống trên đầu họ, họ chiến như sư
tử, có những người lính bị thương rách bụng, lòi ruột, họ nhét vội ruột
vào túi nhựa, tiếp tục chiến đấu với một tay ôm túi ruột của mình, một
tay vẫn ghì súng bắn vào đầu giặc cho tới lúc kiệt sức gục ngã. Tinh
thần chiến đấu vượt lên trên cả những câu xưng tụng thông thường: anh
dũng can trường v.. v…
Phải nói các anh người lính VNCH, trong trận đánh
chót này là “thần thánh” và những gục ngã tức tưởi cũng rất “thần thánh”
vì chỉ có “thần thánh” mới chiến đấu được như vậy khi trong mình đang
mang nhiều vết “nội thương rĩ máu. Chính các anh những người lính này,
những đơn vị này đã làm cho “Tổ quốc, Danh Dự, Trách nhiệm” của QLVNCH
sáng chói. Bởi vì Tổ quốc, các anh đã sẳn sàng và tự nguyện chiến đấu
cho đến chết, vì Danh dự và Trách nhiệm anh đã lăn xả vào phòng chiến để
chứng minh cho quân thù và thế giới: “thấy QLVNCH không hèn nhát..”.
Ngay sau khi cuộc đổ quân bằng trực thăng vận hoàn tất, Trung tá Nguyễn văn Đỉnh
LĐT/LĐ1ND liền khai triển lực lượng Nhảy dù tiến thẳng vào mục tiêu ấn định theo đội
chân vẹt:
-
Tiểu đoàn 9 do Trung tá Nguyễn văn Nhỏ làm Tiểu đoàn trưởng, trách nhiệm diệt các chốt địch trên QL 1, sau đó bung quân lục soát về phía Đông, tìm phương cách giap tiếp với dân trong ấp Bảo định rồi bố trí chờ lệnh.
-
Sau khi xuất phát khoảng nửa giờ thì ĐD3/ND do Đại úy Đinh văn Tường làm ĐĐT, chạm địch ở phía Đông trên đường đến ấp Bảo định. Kết quả sơ khởi: địch có 12 tên nằm tại chổ, 1 súng cối 61 ly và 9 súng cá nhân bị ta tịch thu và còn một số tàn quân chạy về hướng Đông Bắc.
-
Trong khi của Tiểu đoàn 9ND tiến lên còn cách ấp Bảo định 500 thước thì lực lượng Dân vệ trong ấp báo động, súng các loại bắt đầu nổ kể cả súng cối 60 ly, trong ấp bắn ra như mưa, đạn bay vèo vèo về phía quân Dù, làm át cả tiếng loa kêu gọi, nên các chiến sĩ Dù lo ẩn núp chờ liên lạc giao tiếp .. Độ 15 phút sau, từ khi nổ súng ào ạt vào quân Dù nhưng thấy vẫn im lặng, không có phản ứng gì, dân trong ấp cũng ngưng bắn chờ đợi quan sát . Nhảy dù tiếp tục liên lạc loa kêu gọi khi giao tiếp được với nhau “quân – dân” tay bắt mặt mừng, buồn vui lẫn lộn. Trong lúc đó có Trung tá Nhỏ, Tiểu Đoàn Trưởng TDND và 2 binh sĩ đã bị thương vì mãnh đạn súng cối, được chuyển về phía sau chờ tản thương, Thiếu tá Lê mạnh Đường TĐP được xữ lý chức vụ TĐT.
-
Tiểu đoàn 9ND được TĐ1ND lên hoán đổi nhiệm vụ cho nhau. TĐ9ND về hoạt động lục soát, bung quân rộng tìm diệt địch ở phía Tây Chi khu Xuân lộc, TĐ1ND do Thiếu tá Ngô tùng Châu làm Tiểu đoàn trưởng là lực lượng trừ bị cho Lữ đoàn, được điều động lên thay cho TĐ9ND bố trí về hướng Đông ấp Bảo định ở phía Tây Liên tỉnh lộ 2 chờ lệnh.
-
TĐ8ND do Trung tá Đào thiện Tuyển làm Tiểu đoàn trưởng, có nhiệm vụ lục soát lên phía Bắc và Đông Bắc khu rừng chồi ở hướng Bắc QL1, bắt tay với Tiểu đoàn 82 BĐQ của Thiếu tá Dương mộng Long làm TĐT, đang bảo vệ phi trường Long khánh, sau đó bố trí quân về hướng Đông tỉnh lỵ. Tiểu đoàn 8ND xuất phát rời khỏi QL.1 khoảng 600 thước về phía Bắc thì chạm súng liên tục với các tổ tiền đồn của địch trong khu rừng chồi. Trung tá Tuyển cho tung các Đại đội trái phải thành đội hình nấc thang khép kín vòng vây tiến sát để truy diệt địch.
Trong thời gian này, BCH/LĐ1ND/HQ đóng cạnh Bộ Tư
Lệnh SĐ18BB/HQ ở chi khu Xuân lộc, bị Cộng quân pháo kích 30 qủa đạn
loại 130ly từ hướng Đông Bắc vào vòng đai phòng thủ, thiệt hại của các
đơn vị không đáng kể. Với tư cách là LĐT/LĐ1ND Trung tá Đỉnh đã đệ trình
đề nghị lên v ị Tư lệnh chiến trường Xuân lộc là C/T Lê Minh Đảo những
yếu điểm của BTL/HQ tử thủ như sau:
1/BTL/HQ và Trung Tâm Hành Quân chiến thuật không nên đóng chung với đơn vị Pháo binh.
2/ Hạn chế máy bay trực thăng lên xuống gần BTL/HQ.
3/ Vị trí đặt BTL/HQ tránh các điểm nổi trên bản đồ điạ hình.
4/ Nên cho đào hầm kiên cố dưới chân đồi Chuối để đặt Trung Tâm Hành Quân Phối Hợp Sư Đoàn…
Nhưng rất tiếc đề nghị này chưa được áp dụng, có
lẽ vì BTL/SĐ18BB đóng tại tĩnh lỵ Long Khánh không có nhiệm vụ “tử thủ”
hoặc yếu tố thời gian không cho phép.
Trong khi đó toán truyền tin đặc biệt của Phòng
7/BTTM tăng phái đã rà tần số bắt được “mật tin, đêm nay Cộng quân cho
đơn vị tới giải cứu đồng đội đang bị lực lượng Nhảy dù bao vây để tản
thương”, Trung tá Đỉnh LĐT cho lệnh TĐ1ND đang ở phiá Đông ấp Bảo định
được điều động ngay chiều tối hôm đó lên giăng một tuyến phòng thủ kéo
dài từ Bắc xuống Nam hướng về phía Đông chờ địch. Sau lưng TĐ1ND là
TĐ8ND được tăng cường ĐD3/ND đang siết chặt đám tàn quân địch còn kệt
lại bên trong hàng rào vườn cây ăn trái của cố Thống tướng Tỵ và một số
ẩn núp trong khu vực nhà kho chứa hàng chứa hàng của Tổng Thống Thiệu.
Đồng thời TĐ3pháo binh Nhảy dù do thiếu tá Nguyễn
văn Thông tức Thông gìa làm TĐT với nhiều kinh nghiệm pháo trận địa (đặc
biệt món” Phở tái nạm gàu”, nếu các cháu ngoan của bác đã ăn phải là
nhớ đời…) lúc nào cũng sẳn sàng hàng trăm qủa đạn pháo 105 ly để yểm trợ
cận phòng tối đa cho quân bạn theo nhu cầu hỏa tập tiên liệu sẽ chụp
xuống đầu địch bất cứ lúc nào.
Đúng theo kế hoạch tiên liệu, khoảng 10 giờ đêm
Cộng quân xuất hiện dưới các tàng cây hầu hết trước tuyến án ngữ của
TD1ND. Đợi địch đến gần.. gần thêm nữa, 150 thước.. rồi 100 thước.. Lệnh
khai báo: “Ầm! Ầm! Ầm!..” chỉ mấy phút sau, có hơn 400 qủa đạn đại
bác 105 ly vừa chạm nổ, vừa nổ cao chụp xuống đầu địch từ hỏa tập này
chuyển sang hỏa tập khác được tiên liệu theo nhu cầu pháo yểm, thế là
đơn vị của Trung đoàn 141/SĐ7/CSBV coi như bị xóa sổ hoàn toàn, vì đạn
pháo đã cày nát vườn cây ăn trái, xác địch nằm la liệt tung tóe ngổn
ngang. Các chiến sĩ TĐ1ND chỉ cần xử dụng vũ khí cá nhân, sau khi pháo
binh ngưng tác xạ để thanh toán những tên “sinh Bắc tử Nam” cuối cùng
còn sống sót cố thủ trong hầm hố chiến đấu, TĐ1ND sau khi thu dọn chiến
trường tiếp tục án ngữ tại chổ chờ lệnh.
Tin chiến thắng của các Đại đội Nhảy Dù, đã
tiêu diệt gần hết 2 tiểu đoàn Cộng quân được trực tiếp báo cáo về
BCH/LĐ1ND/HQ, Trung tá Nguyễn văn Đỉnh LĐT, mỉm cười Ông lẫm bẫm: “Cho
phép tôi hãnh diện nói theo ngôn từ quân sự một chút, vì đây là trận
đánh thắng cuối cùng và toàn vẹn nhất của đơn vị Nhảy Dù từ trước đến
nay. Thật đáng hãnh diện về chiến công hiếm có này!!”.
Trong khi đó, nhìn về trận tuyến tại ngã ba
“Dầu Giây” ngày 12/4 Cộng quân đã đồng loạt tấn công vào Chiến Đoàn Đặc
Nhiệm 52 do Đại tá Lê kỳ Dũng chỉ huy, bằng chiến thuật biển người với
chiến xa và đại pháo đủ loại .v.v.. Sau nhiều giờ giao chiến ác liệt
giữa đôi bên, tuy nhiên vì bị áp lực của địch qúa mạnh cho nên lần lượt
các tiền đồn án ngữ của Trung đoàn 52/BB từ xã Kiệm Tân về đến ấp Phan
Bội Châu trên QL. 20 đã bị Cộng quân tràn ngập.
Ngày 15/4, cũng tại ngã ba “Dầu Giây”. Quân Đoàn
4/CSBV do Thượng tướng Trần văn Trà, tổng chỉ huy, trở lại mở ra trận
đánh thí quân quyết tử đã áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung tấn
công ấp đảo cứ điểm của Trung đoàn 52/BB, Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ và lực
lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, gồm có khoảng 2,000 người trú phòng
gần ngã ba QL.1 và 20. Trong trận chiến tàn bạo khủng khiếp này, một
người lính VNCH phải chiến đấu chống trả với 9 người lính CSBV có chiến
xa và đại pháo trợ chiến.
Sau mấy ngày ác chiến chống trả quyết liệt không
ngưng nghĩ, tất cả pháo binh, thiết giáp, đạn dược, người hầu như đều bị
ủy diệt cho đến khi hầm chỉ huy của Chiến Đoàn Trưởng bị pháo kích bắn
sụp Đại tá Ngô kỳ Dũng mới cho lệnh rút quân thì còn có khoảng 200 người
được sống sót.
Ngay khi nhận được tin cứ điểm phòng thủ của Chiến
Đoàn Đặc Nhiệm 52 bị Cộng quân tràn ngập. Trung tướng Nguyễn văn Toàn,
Tư lệnh QĐ3/QK3 xin quyết định xử dụng 2 qủa bom “Daisy Cutter” còn gọi
là “CBU.82” tại mặt trận “Ngã Ba
Dầu Giây”. Sau này Tướng Toàn cho biết, khi có quyết định của Bộ TTM,
“Ông đã ra lệnh cho Không quân, Tân Sơn Nhất, xử dụng 2 vận tải cơ c.130
để thà 2 quả bom “Daisy Cutter” xuống ngã ba Dầu Giây trong đêm 15/4,
vào vùng tập trung quân của QĐ4/CSBV để chuẩn bị tiến về Thủ Đô Sài Gòn.
Nơi đây có gần 10,000 Cộng quân cùng với chiến xa T.54 và đại pháo các
loại đang di chuyển trên QL.20 vừa tới ngã ba Dầu Giây đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
“Daisy Cutter” là loại bom nặng có trọng lượng
15,000lbs, dùng để khai hoang hay mở bải đổ quân cho đơn vị cấp Sư đoàn
hoặc Lộ Quân ở bất cứ địa thế nào và có tầm sát hại trong vòng đường
kính 5 dặm, đã làm cho đại quân của Tướng Võ nguyên Giáp rối loạn hàng
ngũ trong 3 ngày liền, tại Hà Nội CSBV lại la ó ầm ĩ cho rằng Mỹ đã vi
phạm Hiệp Định Paris, đưa pháo đài B.52 trở lại chiến trường và xử dụng
bom nguyên tử trong cuộc chiến Việt nam.
Ngày 16/4 trở lại LĐ1ND ở mặt trận Xuân Lộc, sau 4
ngày quần thảo với lực lượng Cộng quân trong vùng trách nhiệm các đơn vị
Nhảy Dù vẫn giữ vững được tuyến phòng thủ và còn tạo được nhiều chiến
thắng oai hùng mặc dầu bị quân số địch rất đông áp đảo. Sáng nay, dân
chúng trong ấp Bảo Bình báo cho biết hiện Cộng quân còn một số đông khỏe
mạnh vớ đủ loại cáng khiêng và có khoảng 200 tên khác bị thương nặng
đang nằm băng bó trong ấp. Họ còn cho biết thêm là dân trong ấp Bảo Định
đã bỏ nhà chạy hết sang trú ngụ bên ấp Bảo Bình ở phía Nam cách đó
khỏang 1 cây số.
Vậy thì tốt, Pháo binh Nhảy Dù lại được dịp “bán
Phở”, ngay sau khi Sĩ quan Tiền sát Pháo binh leo lên được tháp chuông
nhà thờ Bảo Bình quan sát và điều chỉnh yếu tố lấy “thực đơn”. Thế là
200 qủa đạn đại bác 105 ly đủ loại được liên tục gửi tới chụp xuống đầu
những tên “sinh Bắc tử Nam” vừa mới chạy thoát khỏi trận chiến đêm qua.
TĐ1ND đang bố trí ở phiá Đông ấp Bảo Định tương đối yên tỉnh, đã được
lệnh cho một đứa con lên lục soát mục tiêu pháo binh vừa tác xạ.
Ngày 18/4, Trung tá Đỉnh Lữ đoàn trưởng cho lệnh
TĐ9ND đưa một đứa con vào vùng do Đại Đội Trinh Sát báo cáo, lục soát
như thường lệ. Đại đội 94/ND trên trục tiến quân Trung Úy Thăng cho biết
về hướng Đông gần cuối rừng cao su có thấy bóng nhiều xe vận tải
Molotova. Khi rời vị trí đóng quân được khoảng 1,000 thước thì Đại đội
94/ND chạm địch khá mạnh, cấp tiểu đoàn dưới hầm hố ngụy trang cây lá,
vũ khí cá nhân và cộng đồng bắn ra xối xả. Một khám phá mới Cộng quân
còn làm ổ phục kích cả trên các ngọn cây cao su để bắn tỉa. Quả thật bọn
chúng có nhiều lợi thế, nên rất hung hản “bu” xung quanh như muốn ào
tới để đè bẹp lực lượng Dù.
Thấy Đại đội của mình có thể bị kẹp trong vòng vây
nguy hiểm. Trung úy Thăng ĐĐT liền cho lệnh binh sĩ đào hố cá nhân chiến
đấu tại chổ và lập tức xin yểm trợ. Được phi pháo yểm trợ vòng ngoài vì
thời tiết quá xấu hơn nữa quân ta và địch qúa gần không có khoảng cách
an toàn.
Ngay chiều hôm đó mặc dầu trời mưa tầm tã. Đại đội
93/ND do Đại úy Đinh văn Tường, đã xuất phát lúc 5 giờ dể kịp giao tiếp
với với ĐĐ4/ND. Dưới quyền điều động của Đại úy Trần ngọc Chỉ tân Tiểu
đoàn Phó TD9/ND, nhưng khi đại đội 93/ND mới vượt qua khỏi trảng trống
vừa bám được vào bìa rừng cao su với Đại đội 94/ND thì chạm địch rất
mạnh. Lại chơi trò “công đồn, đã viện” nữa đây chăng. Lúc bây giờ trời
về chiều lại có mưa nên trong rừng cây tối đen. Ta và địch bắn nhau qua
lại, lúc mạnh khi yếu, cầm chừng suốt đêm, vì bên này sợ bên kia mò tới.
Tình hình trở nên giằng co căng thẳng, bất phân thắng bại. Còn Pháo
binh Nhảy dù cũng chỉ can thiệp yểm trợ vòng ngoài thôi vì quân hai bên
gần như lẫn lộn nhau không còn khoảng cách an toàn cho pháo yểm.
Trung Tá Đĩnh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1 ND, cũng vừa
nhận được lệnh của Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh chiến trường Xuân
lộc báo cho LĐ1ND chuẩn bị triệt thoái toàn bộ của đơn vị ra khỏi Long
Khánh, đây là lệnh của Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệng QĐ3/QK3 để
bảo toàn lực lượng về phòng thủ Sài gòn”. Ông hết sức ngạc nhiên: “đơn
vị mình vẫn vững vàng, tại sao lại bỏ Long Khánh?. Ông liên tưởng đến
những cuộc rút quân, triệt thoái, di tản chiến thuật, tái phối trí lực
lượng v.v.. trước đây ở QĐ1” cửa biển Thuận An, Tư Hiền” và ở QĐ2 “Liên
tỉnh lộ 7B, Phú Bổn, Tuy Hoà”, Trung tá Đĩnh đứng lặng người nghĩ nhiều
đến những chiến hữu thân thương, bạn bè đã hy sinh, đã nằm xuống trong
các trận đánh để đời này. Vì Ông cho rằng chiến thuật đúng, chiến lược
sai thì:trận chiến có thể thắng nhưng cuộc chiến sẽ thất bại..”. Vậy xin
Chuẩn tướng trình lại với Trung tướng..”.
Trung tá Đào thiện Tuyển TĐT/TĐ8ND với quyết tâm của
một người lính Nhảy dù, thề đổ máu để bảo vệ quê hương mẹ Việt nam. Ông
nói: “mặt trận Xuân lộc, niềm hy vọng cuối.. Các đơn vị ta ở Long Khánh
vẫn còn vững vàng đang chiến đấu và xiết chặt vòng vây suốt sáu ngày
qua, đạn đã lên nòng, mũi súng hướng vào đầu địch. Chỉ còn giờ hay phút
để “bắt bọn chúng phải giơ tay lên ở mãnh đất Long Khánh rực lửa căm hờn
này”. Vậy các anh không được ngã gục. Các anh không được quy hàng. Các
anh không được tan rã ra từng mãnh. Trong tan rã của một đơn vị, các anh
là người lính Mũ Đỏ, những anh em Biệt Động Quân, những chiến sĩ Bộ
binh, những anh em Điạ Phương Quân, Nghĩa Quân, sẽ không chỉ là sự tan
rã của một đơn vị, mà chính là sự tan rã của hy vọng, là sự ngã đổ của
Thủ Đô Sài Gòn và từ đó có thể là sự nằm xuống dài hạn của một thân thể
lớn quí tuyệt vời mà chúng ta thân yêu gọi là “Tổ Quốc”.
“Không, anh em chúng tôi. Nhảy Dù và các Quân Binh
Chủng bạn. Chúng tôi không ngã gục ở Xuân Lộc, chúng tôi không tan rã,
hơn thế nửa chúng tôi phải chiến thắng. Chúng tôi chỉa thẳng súng vào
đầu địch hét lớn:”Bỏ súng xuống, giơ tay lên không thì chết”. Nhưng
chính Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh QĐ3/QK3, không cho chúng tôi
có thời gian và phương tiện để làm điều đó. Ông đã hướng về phía chúng
tôi và hạ lệnh: “Các anh phải ngưng bắn, các anh phải rút lui ra khỏi
mặt trận Xuân Lộc”. Quân thù đang qùy gối liền đứng dậy, kéo theo ngọn
cờ chiến thắng. Còn anh em chúng tôi thì gạt nước mắt lui quân.. Trung
tướng Toàn ra lệnh cho Chuẩn tướng Đảo, Tư lệnh Sư Đoàn 18BB kiêm tư
lệnh chiến trường Xuân Lộc – Long Khánh. Quân lệnh, được Ông lập lại
“Đây là lệnh của thượng cấp..”.
Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu
trưởng Long khánh, người chiến sĩ BĐQ can trường thề da ngưạ bọc thây,
chấp nhận nhỏ máu xuống làm sống tốt tươi đất đai quê mẹ chớ không hèn.
Ông nói:”tôi phải ở lại bảo vệ Long Khánh đến cuối cùng, nếu tôi bỏ chạy
xin anh em bắn chết tôi”.
Sáng hôm sau ngày 19/4, theo lời yêu cầu của Trung tá
Đỉnh, LĐT/LĐ1ND, được một Chi đoàn Thiết vận xa m.113 tăng phái đặt
thuộc quyền xử dụng trực tiếp của ĐĐ93/ND tiếp viện để thanh toán chiến
trường nhanh gọn. Có được đoàn “cua sắt” trong tay Đại úy Tường, tung
hoành ngang dọc như cọp được về rừng có thêm bánh. Với những khẩu đại
liên 50 của Thiết vận xa M.113 cùng đại liên M.60, phóng lựu M.79 và
M.16 của chiến sĩ Nhảy dù thi nhau nổ như pháo tết đêm giao thừa. Cây lá
bị đạn chém tả tơi, mấy con chim “người VC” làm tổ ẩn núp trên những
cành cây làm sao chịu nổi, phải rơi rụng như sung chín.
Rồi đến lựu đạn M.26 được ném ra cùng M.72 phá tung
các cụm cây ngụy trang ở a thì trên miệng hầm trú ẩn. Vừa bắn ầm! ầm!,
anh em chiến sĩ Đại đội 93/ND vừa bám theo Thiết vận xa M.113 tiến tới
như thát đổ.. Tiếng Trung úy Thăng la bai bãi qua máy truyền tin:”Coi
chừng, đạn bắn gần quá, qua đầu tụi tui rồi đấy”. Có tiếng của Đại úy
Tường đáp lại: “Bung ra chứ, bộ đợi tao cõng ra nữa hay sao?.
Thực ra thì Đại đội 94/ND kẹt ở hướng Nam vẫn cầm cự
suốt hai ngày qua với quân số của địch đông gấp 3,4 lần. Nhưng bây giờ,
thì đội hình bao vây của địch bị bể rồi, 2 Đại đội mới giao tiếp được
với nhau. Đại úy tường liền cho đoàn Thiết vận xa chuyển xạ về hướng
Đông Nam, thanh toán nốt đám tàn quân đang tháo chạy về cuối rừng cao
su.
Địch quân bị ở thế gọng kềm trong bung ra, ngoài ép
vào, thêm hỏa lực đại liên 50 trên Thiết vận xa M.113 bắn rà sát truy
diệt, địch quân đã bỏ lại tại chổ khoảng 200 tên “sinh Bắc tử Nam” không
còn “Nguyên Giáp”.
Quân ta tổn thất:”Thiếu úy Thoại và 2 binh sĩ hy sinh, 8 binh sĩ khác bị thương và 1 Thiết vận xa bị đứt xích”.
Sau đó, Chi đoàn Thiết vận xa M.113 được rời vùng, 2
đại đội Nhảy dù được lệnh đóng quân tại chổ, thiết lập một tuyến an ninh
xa cho BTL/SĐ18/BB/HQ, tình hình chiến trận trên thực tế chưa hẳn êm ả
hoàn toàn. Vì còn rất nhiều địch quân trong khu rừng cao su bát ngát
mênh mông. Đêm về chúng có những toán trinh sát bám theo các Đại đội
Nhảy dù và thường tác xạ trao đổi qua lại để thăm dò.
Sáng ngày 20/4, Trung tá Đĩnh lại được lệnh từ Tướng
Đảo cho biết: “Đây là lệnh chuyển từ Sài Gòn của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu, phải bỏ mặt trận Long Khánh..”.Lại chiến lược đầu bé, đít to” đưa
đến các cuộc triệt thoái ấm ức xảy ra tại QĐI và QĐII trước đây. Một
buổi họp khẩn cấp được mở ra tại Trung tâm hành quân BTL/SĐ18BB/HQ, lệnh
triệt thoái được Tướng Đảo, với tư cách Tư lệnh chiến trường Long
Khánh, ban ra vắn tắt nhưng tương đối đầy đủ, tóm lược các điểm chính
như sau:
-
Liên tỉnh lộ 2 nối liền giữa Long Khánh – Phước Tuy sẽ được xử dụng làm lộ trình rút quân về hướng Nam (Phước Tuy). LTL này đã từ lâu không xử dụng, hy vọng sẽ đạt được yếu tố bất ngờ. Nhưng còn mấy chục cây số đường rừng bị bỏ hoang phế trên LTL. 2 từ Tân Phong cho đến Đức Thạnh, Long Lể về Bà Riạ không phải là việc bình thường của một cuộc rút đoàn quân di tản có cả dân chúng người gìa, trẻ con lẫn lộn.
-
Trên đường rút quân có căn cứ Long giao cách chi khu Xuân Lộc 8 cây số về hướng Nam, hiện là hậu cứ của Trung đoàn 48/BB, được coi như còn an toàn.
-
Từ đó tiến về hướng Nam khoảng 4 cây số là xã Cảm Mỹ được ghi nhận là có một tiểu đoàn VC cơ động trong vùng lân cận.
Lệnh tổng quát và thứ tự rút quân:
-
BTL/SĐ18BB và các đơn vị trực thuộc.
-
BCH/Tiểu khu Long Khánh và các đơn vị ĐPQ+NQ.
-
BCH/Lữ Đoàn 1Nhảy Dù.
Cuộc rút quân được khai triển ngay chiều tối ngày 20/4 với SĐ18BB mở đường và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đoạn hậu.
Đội hình chuẩn bị di chuyển chiến thuật của LĐ1ND lúc đó như sau:
-
Tiểu đoàn 1 ND đóng ở phía Đông ấp Bảo Định xa nhất, không chạm địch.
-
Tiểu đoàn 8 ND ở trong khu rừng chồi phía Bắc QL.1 đang bao vây đám tàng quân địch tại khu nhà kho của Tổng Thống Thiệu, ĐĐ1 CBND chuẩn bị chất nổ để cắt phá hàng rào.
-
Tiểu đoàn 9ND(-) làm trừ bị phía Tây LTL.2, còn 2 ĐĐ 93/ND và 94/ND vẫn giăng ngang làm tuyến án ngữ phía Đông Nam BTL/SĐ18BB/HQ. Hai Đại đội này tiếp tục chạm địch ngăn chận không cho chúng tiến ra LTL.2 để gài chốt chận.
Kế hoạch rút quân của Trung tá Đỉnh LĐT theo chiến
thuật di quân “dương Đông, kích Tây”. Lợi dụng thành phần tiền phong của
BTL/SĐ18BB di chuyển trước an toàn:
-
Tiểu đoàn 3PB/ND được chia ra làm 2 thành phần xử dụng quân xa kéo súng đại bác đi trước Lữ đoàn 1 Nhảy dù, theo đội hình “chân vẹt” để luôn luôn duy trì được hỏa lực yểm trợ liên tục cho các tiểu đoàn tác chiến đồng thời hổ tương yểm trợ lẫn nhau giưã các pháo đội trong lúc di chuyển.
-
Sơ khởi thành phần thứ 1, di chuyển bằng xe kéo pháo đến đóng tại căn cứ Long Giao sẵn sàng. Thành phần thứ 2, kế tiếp di chuyển qua khỏi Long Giao xuống phiá Nam khoảng 4, 5 cây số vào điạ thế sẳn sàng. Khi cánh quân bạn đến trong tầm yểm trợ của thành phần 2, thì lập tức thành phần 1 xếp càng, kéo súng vượt qua thành phần 2, đến một vị trí xa hơn 4, 5 cây số về phiá Nam. Và cứ như thế mà thi hành luân chuyển. Mỗi thành phần được một trung đội Trinh sát Nhảy dù đi theo bảo vệ.
-
Thứ tự di chuyển:TĐ8ND, BCH/LD và các đơn vị yểm trợ, TĐ1ND, TĐ9ND(-) cuối cùng là hai Đại đội Nhảy dù đang chạm địch, đến giờ phút rút lui phải cho nổ mìn Claymore và súng tác xạ vờ xung phong phản công nghi binh rồi im lặng đoạn chiến. Hỏa lực pháo binh ưu tiên yểm trợ cho hai Đại đội này.Chỉ có TĐ3PB/ND mới được di chuyển trên đường lộ cái.
Các đơn vị được thẩm quyền được thông báo tường tận
về địch và bạn trong vùng tiếp cận. Tình hình mỗi lúc một thay đổi khác.
Tôi cũng lưu ý anh em luôn luôn cẩn thận đề cao cảnh giác. Bộ chỉ huy
LĐ1ND(+) do Trung tá Lê Hồng, Lữ đoàn phó chỉ huy.
Có thể nhờ vào yếu tố bất ngờ lúc đầu, nên các thành
phần của BTL/SĐ18BB/HQ kể cả Thiết giáp rút đi an toàn. Lúc bấy giờ trời
đã tối, tại ngã ba chi khu Xuân lộc, đông nghẹt người chen chúc đủ mọi
thành phần: quân nhân thuộc các quân binh chủng, ĐPQ+NQ và gia đình, các
nhà tu hành, dân chúng v.v.. Ngoại trừ các đơn vị Nhảy dù vẫn đóng quân
tại chổ chờ lệnh, còn các thành phần khác mạnh ai nấy đi, không theo
thứ tự như đã quy định trong lệnh di chuyển. Đoàn người chạy trốn “thần
chết” nhưng cũng không thoát khỏi bởi cái gọi ‘quân đội nhân dân của CS”
pháo kích truy đuổi đòi nợ máu dân tộc , cái thảm cảnh máu đổ thịt rơi
như hồi mùa hè đỏ lửa 72, đại lộ kinh hoàng ở Quảng trị lại tái diễn..?
Khi đến Long Giao thì BCH/LĐ1ND(-) tạm dừng quân. 2
pháo đội 105 ly đã bố trí tại đây sẵn sàng yểm trợ cho thành phần rút
chót của Lữ đoàn. Đồng thời 2 pháo đội khác cũng đã có mặt tại vùng xã
Cẫm Mỹ. Trong khi đó, trên đỉnh đồi trọc bên kia đường phía Đông đối
diện với căn cứ Long Giao địch quân đặt một khẩu thượng liên 12,7 ly để
chế ngự cầm chân quân ta, mỗi vài phút thì chúng lại bắn trực xạ vào
cổng căn cứ. Trung Tá Đỉnh liền quyết định làm câm họng khẩu thượng liên
này bằng một loạt đại pháo với đầu nổ cao bắn đi từ 2 pháo đội ở xã Cẫm
Mỹ.
TĐ8ND được lệnh khởi hành vào lúc 10 giờ đêm, gồm các
thành phần thuộc LĐ1ND, kéo theo các đơn vị địa phương, gia đình và dân
chúng chạy loạn. Các đơn vị Nhảy dù khai triển và phải luôn giữ đúng
đội hình tác chiến và sẵn sàng phản ứng kịp thời khi chạm địch. TĐ9ND
còn 2 Đại đội đang chạm địch rút đi đoạn hậu. Khi BCH/TĐ rút đồi Chuối
sẽ có ĐĐ 94/ND của Trung úy Thăng tháp tùng. Khoảng 2 giờ sáng, Đại úy
Tường cho lệnh ĐĐ 93/ND bấm mìn Claymore tấn công nghi binh, rồi đoạn
chiến. Tiếng nổ vang ‘ầm! ầm!’ rồi ‘ầm! ầm!’ làm rung chuyễn cả một góc
rừng trong đêm vắng, sau đó lặng lẽ lui quân.
Bây giờ Tướng Đảo, Tư lệnh chiến trường và Tướng
Lưỡng, Tư lệnh sư đoàn Nhảy Dù nhận được báo cáo thành phần Nhảy Dù sau
cùng đã rời khỏi mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh an toàn, lúc 2 giờ sáng
21/4. Nhưng đây mới là giai đoạn đầu, vì trên đường về khu tập trung
làng Bình Gĩa, quận Đức Thạnh tỉnh Phước Tuy còn dài,sẽ còn rất nhiều
bất trắc và lắm gian nguy trên LTL.2.
“Tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, Chuẩn Tướng Lê Quang
Lưỡng, trên nguyên tắc và định nghĩa là người chỉ huy trực tiếp Binh
Chủng Nhảy Dù, nhưng trên thực tế kể từ ngày SĐND được bốc ra khỏi vùnh
hỏa tuyến QĐ1/QK1, thì Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Tối Cao
của QLVNCH đã xé nát Sư Đoàn Nhảy Dù ra từng mãnh, đẩy đi khắp các mặt
trận. Do đó quyền chỉ huy chiến thuật trong Binh Chủng Nhảy Dù và việc
điều động anh em trong đơn vị Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị
Tư Lệnh Nhảy Dù có nhiều mưu lượt khả kính. Khi Ông nhìn thấy những
chiến hữu đã từng “vào sinh ra tử” đang bị hiểm nguy trên trận địa,
Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng đã phải chạy ngược chạy xuôi, can thiệp phối
hợp điều động lất TĐ7ND do Trung Tá Nguyễn Lô, Tiểu Đoàn Trưởng và Thiếu
Tá Nguyễn văn Qúy làm Tiểu Đoàn Phó chỉ huy cùng 2 Chi Đoàn Thiết Vận
Xa M.113 thuộc Lực Lượng Xung Kích QĐ3/QK3, trừ bị tại tỉnh Biên Hòa, di
chuyển gấp rút để tiếp ứng cho các thành phần của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù
đang trên đường rút quân từ căn cứ Long Giao về làng Bình Gỉa, Phước
Tuy.
Đến khoảng 5 giờ sáng, đơn vị đoạn hậu của LĐ1ND đã
đến căn cứ Long Giao, thì BCH/LĐ(-) đang đến với thành phần 2 pháo đội ở
xã Cẫm Mỹ, trong khi đó thành phần 1 pháo đội ở Long Giao xếp càng, để
di chuển vượt qua xã Cẫm Mỹ về vị trí mới ở phía Nam đúng theo kế hoạch.
BCH/LĐ tiếp tục di chuyển trên LTL.2 ngang xã Cẫm Mỹ, hai bên đường
phần lớn là những vạc rừng rậm, rừng tre gai xen lẫn rừng chồi cao thấp
qúa đầu người, đi được khoảng 3,4 cây số thì trời vừa sáng, nghe có
nhiều tiếng súng nổ liên hồi và đám bụi mù ở phía trước. BCH/LĐ dừng lại
bố trí tạm bên lề đường quan sát, độ 30 phút sau có một số ĐPQ+NQ và
gia đình chạy ngược lại, một sĩ quan ĐPQ cho biết:
-
Bộ Chỉ Huy Tiểu khu vừa tới khúc quẹo dưới dốc thì bị Cộng quân phục kích tấn công. Chúng trên đồi đông lắm, tràn ngập đoàn xe đang di chuyển. Trung tá Lê Quang Định, TKP bị đạn B.40 chết tại chổ, còn Đại tá Phúc Tỉnh trưởng, cũng bị thương nặng và bọn chúng đã kéo đi rồi..
-
Trung tá Đỉnh, quyết định cho Pháo Binh Nhảy Dù yểm trợ giải cứu, nhưng Ông nhận được báo cáo của sĩ quan Tiền Sát:
-
Thành phần pháo binh ở phía Nam chưa vào được vị trí sẵn sàng tác xạ.
-
Pháo đội ở phía Bắc đang bị địch tấn công biển người tràn ngập, Đại úy Điệp PĐT bị địch bắt đã dùng súng lục ‘tự sát’
-
Thế là BCH/LĐ cùng một số ĐPQ và gia đình đang bị kẹt giữa trận chiến: “phiá trước là BCH/Tiểu khu bị phục kích, sau lưng là Pháo Đội và Trung Đội Trinh sát Nhảy Dù bị tấn công tràn ngập”. Ông liền tung TĐ8ND lên tiếp ứng.
-
Trung tá Đào Thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND cho một đại đội lục soát đến vị trí của Pháo Đội, phần còn lại của Tiểu đoàn đánh bọc sườn phía Tây ngọn đồi chận địch. Cộng quân chỉ đánh chớp nhoáng lướt qua vị trí Pháo Binh, phá hủy 4 khẩu đại bác 105 ly, bắt một số quân nhân Nhảy Dù rồi rút chạy vội về hướng Đông. Đại đội Nhảy Dù lục soát đã tìm thấy 5 thương binh của ta, mau lẹ dìu họ theo. Có 12 chiến hữu hy sinh đành phải bỏ lại.
Khi tiếp giáp được với TĐ8ND, BCH/LĐ tiếp tục di
chuyển về hướng Nam theo đội hình cũ, nhưng lộ trình thay đổi: “toàn bộ
rời LTL.2, đi vào trong bìa rừng cách đường từ 500 đến 1000 thước tùy
theo tình hình và địa thế “. Một đại đội của TĐ8ND cũng đến lục soát qua
khu vực BCH/Tiểu khu Long Khánh vừa bị Cộng quân phục kích.
Kết qủa bi thảm, không còn gì..!.. Ngoài bãi chiến
trường tang thương đẵm máu.. Xác Trung tá Lê Quang Định cùng một số quân
nhân khác và gia đình tử thương cũng đành để nằm lại vĩnh viễn trên
mãnh đất quê hương mà họ đã từng chiến đấu bảo vệ khi còn sống..
Toàn bộ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù cũng không di chuyển được
liên kết nối đuôi nhau. Từ Long Giao trở đi nhiệm vụ của từng đơn vị,
cũng khác nhau tùy theo tình hình. Nhất là TĐ9ND có hai Đại đội chận
địch phải đoạn chiến đi sau cùng.
Ngày 21/4, lúc này trời đã sáng hẳn, TĐ9ND dừng lại
để lấy nước, sau khi đã điều động Đại Đội 92/ND do Đại úy Lê đình Ruân
chỉ huy vượt qua Suối Cả, bố trí dọc theo ven rừng dọc sau ấp Suối Cả,
sát ranh giới giữa hai tỉnh Long Khánh – Phước Tuy. Còn ĐPQ+NQ gia đình
và dân chúng thì nằm ngồi nghĩ ngỗn ngang trên mặt lộ.
Thành phần đầu tiên của TĐ9ND vừa xuống đến mé suối,
thì hàng loạt súng cối 61 ly và thượng liên của địch từ phía Tây trong
rừng tre lá bắn ra xối xả. Phần đuôi của TĐ9ND cùng ĐPQ+NQ tạt ngang
sang bên phải đường. Đại đội 91/ND có nhiệm vụ thanh toán chốt này. Tất
cả các loại vũ khí của Đại Đội được tập trung bắn như mưa bão vào khu
rừng tre, chỉ một lát sau là tiếng súng của địch đã câm họng. Thiếu tá
Lê Mạnh Đường cho TĐ9ND rời đường lộ ép sang bên phải, đi sâu vào bìa
rừng để tránh lọt vào ổ phục kích của Cộng quân. Đội hình di chuyển của
TĐ9ND lúc bấy giờ: “Đại Đội 93/ND đi chuẩn, Đại Đội 92/ND đi bên trái và
Đại Đội 94/ND đi bên phải, nhắm thẳng về hướng Nam dựa theo LTL.2.
Đặc biệt trong cuộc hành quân triệt thoái ra khỏi
tỉnh Long Khánh, cấp trên lúc đó cảm thấy những khó khăn, đói khát, hiểm
nguy đang chờ họ trên đoạn đường dài mà mọi quân nhân các cấp thuộc
LĐ1ND đang phải hứng chịu, nên đã xin điều động TĐ7ND, do Trung Tá
Nguyễn Lô, TĐT và Thiếu tá Nguyễn văn Qúy, TĐP thuộc lực lượng trừ bị
tại tỉnh Biên Hòa với 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113, TĐ7ND được chia ra
làm 2 đoàn quân, cánh bên phải do Trung tá Lô chỉ huy, cánh trái do
Thiếu tá Qúy chỉ huy cùng di chuyển thần tốc càn rừng, leo đồi, vượt
suối như Đức Phù Đổng Thiên Vương đuổi giặc để bảo vệ hai bên sườn cho
LĐ1ND trên đường rút quân về đến khu rừng cao su phía Bắc làng Bình Giã
cách chi khu Đức Thạnh khoảng 10 cây số thuộc tỉnh Phước Tuy được an
toàn.
Khi giao tiếp được với TĐ7ND, Trung tá Đỉnh tâm tình:
“khi bắt tay hay nói đúng hơn là được TĐ7ND cùng 2 Chi Đoàn Thiết Vận
Xa M.113 đến yểm trợ giải nguy kịp thời, đúng chổ, đúng lúc, anh em
LĐ1ND như đang khát nước khô cả cổ trên sa mạc được gặp con sông nước
mát chảy ngọt ngào tình “huynh đệ chi binh”. Vì khi LĐ1ND di chuyển đoạn
hậu thì quân địch có đủ thời giờ để bu lại truy đuổi, do đó các đơn vị
Nhảy Dù càng lúc càng chạm địch tứ tung trên đoạn đường rút quân..”.
Các đơn vị Nhảy Dù về đến quận Đức Thạnh lúc 4 giờ
chiều, trể nhất là thành phần đoạn hậu sau chót của TĐ9ND khoảng 6 giờ
tối ngày 22/4.
Toàn bộ LĐ1ND quay thành một vòng đai lớn quanh Chi
Khu Đức Thạnh với TĐ8ND và TĐ1ND chiếm 2/3 vị thế hướng về phía Bắc,
TĐ9ND vượt qua đơn vị bạn chiếm đóng phía Nam.
Sáng ngày 23/4, tổ tiền đồn của TĐ1ND đã bắn cháy 2
xe Molotova chở đầy đạn dược và chất nổ tại ngã ba Bình Giã, khi chúng
định chạy rẽ về “mật khu Hát Dịch” hướng Tây Bắc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 24/4, Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh SĐ3BB
được giao trách nhiệm lập tuyến phòng thủ khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu với
lực lượng tăng cường gồm có 1 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113 thuộc Thiết
Đoàn 5 Kỵ Binh và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù.
BTL/SĐ 3BB/HQ đóng tại BCH/ Tiểu Khu Phước Tuy bên
trong Thị Xã Bà Rịa. Để thực hiện kế hoạch điều phối trách nhiệm phòng
thủ giữa các đơn vị: 2 Tiểu Đoàn thuộc SĐ3BB, LĐ1ND và một Chi Đoàn
Thiết Vận Xa M.113 giữ phòng tuyến để bảo vệ QL.15
từ Long Thành về Bà Rịa. Theo lời của Thiếu tướng Hinh, thì quân số của
các tiểu đoàn tác chiến thuộc LĐ1ND ở mức thấp, mỗi tiểu đoàn còn có
khoảng trên dước 400 chiến sĩ.
BCH/LD1ND trấn đóng bên ngoài quanh thị xã Bà Rịa, ở
đây LĐ1ND được thỏa mái một vài ngày với nhiệm vụ hành quân tương đối
nhẹ nhàng hơn khi ở tỉnh Long Khánh. Trung Tá Đào Thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND
được lệnh bổ nhiệm làm quyền Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, Thiếu tá
Nguyễn Viết Thanh TĐP, được chỉ định xử lý chức vụ Tiểu đoàn trưởng
TĐ8ND.
Sáng 27/4 trên QL. 15 Sài Gòn – Vũng Tàu bị cắt đứt
và Cộng quân đang hung hản tiến về Tổng Kho Long Bình. Trong khi đó ,
các đơn vị của SĐ18BB, SĐ3BB, LĐ1ND, TQLC.. đang tổ chức hệ thống phòng
thủ ở phía Đông Sài Gòn và khu vực Bà Rịa.
Ngày 28/4, khi Đại quân của CSBV đã ào ạt tấn công
vào tỉnh Phước Tuy, các đơn vị Nhảy Dù chống trả quyết liệt giữ vững
tuyến phòng thủ đến chiều tối cùng ngày, LĐ1ND được lệnh rút về Vũng Tàu
trước khi đơn vị Công binh và TQLC bảo vệ cho phá hủy cầu Cỏ May trong
đêm 28 rạng ngày 29/4.
Nhìn lại lịch sử cuộc chiến Việt nam, từ những đỉnh
cao có thể sẽ bị ghi nhận một cách thiên lệch hồ đồ bất xứng, nhằm mục
đích để cố tình chôn lấp tinh thần và ý chí chiến đấu “chống cộng” của
QLVNCH nói chung. Hay của một thế hệ thanh niên Miền Nam Việt nam đã
đứng trong hàng ngũ chống xâm lăng của Cộng sản Quốc tế, đội lốt cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc bởi Hồ Chí Minh chủ đạo. Nhưng Quân sử
của Binh Chủng Nhảy Dù QLVNCH nói riêng, chắc chắn sẽ đặt những sự kiện
lịch sử oai hùng đó vào một chổ đứng đúng đắn xứng đáng và trang trọng
của nó. Vì người chiến sĩ!. “Người Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
đời đời không bao giờ chết”, mà “Tổ Quốc mãi mãi ghi ơn”.
Sự thật đó là: “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù chưa bao giờ thua
trận Xuân Lộc – Long Khánh”. Nhưng sự thử thách mà phóng viên chiến
trường của nhật báo Chính Luận đề cập đến bên trên qủa thật đã còn tiếp
viễn và kết qủa qúa rỏ rệt “ LĐ1ND đã không bị đối phương quật ngã”. Hơn
thế nữa LĐ1ND đã buột đại quân của Tướng CS Võ văn Giáp
dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tướng CS Trần Văn Trà
với quân số và chiến cụ đông hơn gấp 10 lần, hung hản tiến ào ào như
thác đổ cũng phải khựng lại ở cửa ngõ Sài Gòn để được sống còn.
Và theo ghi nhận của Đại Tướng Cao Văn Viên
TTMT/QLVNCH trong Hồi ký viết cho Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, sản
xuất: “.. sau hai tuần kịch chiến (với quân Cộng sản BV), SĐ18BB bị
thiệt hại 30% quân số, Trung đoàn 52BB bị tổn thất nặng, ĐPQ và NQ tỉnh
Long Khánh cũng bị thiệt hại rất nặng, hầu như không còn khả năng chiến
đấu. Chỉ có ‘Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù’ là ít bị thiệt hại..”.
Trận đánh Xuân Lộc đã kết thúc, xin qúy chiến hữu hãy
nghe những lời tâm tình của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư lệnh Sư Đoàn
Nhảy Dù. Ông là vị Tư lệnh sau cùng của Binh Chủng Nhảy Dù, thân thương
gởi về Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh LĐT/LĐ1 Nhảy Dù, người hùng trực tiếp
trận đánh cuối cùng trong chiến sử của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tại mặt trận
Xuân Lộc – Long Khánh, tháng 4/1975.
-
“Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tăng phái Quân Đoàn III, trấn giữ Xuân Lộc, tăng cường hành quân cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù là chận đứng bước tiến quân của Việt cộng vào Sài Gòn. Anh em Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã oai hùng làm tròn nhiệm vụ. Địch quân không chiếm thêm được một tấc đất. Đoàn quân viễn chinh của Tuớng CS Văn Tiến Dũng, tiến như thác đổ, bị khựng ngay ở cửa Sài gòn.
-
Từng đợt xung phong có chiến xa và pháo binh yểm trợ, tất cả đều bị đánh bật, tiến lên rồi phải lùi lại, tấc đất đánh được buổi sáng, buổi chiều anh em Nhảy Dù ngạo nghễ dành lại. Sau nhiều ngày giao tranh, Sư Đoàn 18BB được lệnh rút về Biên Hòa. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù chiến đấu giữ vững trận tuyến, từ đầu đến cuối. Sau chót, đến đêm 28 rạng 29 tháng 4, bộ đội Cộng sản tấn công Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù ở Láng Cạn, Bà Rịa. Đánh đến giờ phút chót, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù mới rút ra Vũng Tàu. Tôi có lệnh trực tiếp cho Trung tá Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, mà anh Nhảy Dù chúng tôi âu yếm gọi là Đỉnh “tây lai” đứng ở dưới bờ bảo vệ cho những đứa con lên tàu. Người chỉ huy Nhảy Dù có thói quen ở với hiểm nguy cho tới phút cuối cùng, luôn dành sự an toàn cho từng đứa con yêu qúy. “Đỉnh tây lai” là một trong những “thiên thần” lẫm liệt đó..”.
30/4/1975, ngày kết thúc cuộc chiến tranh “huynh đệ
tương tàn”, trận chiến ý thức hệ giữa hai phe phái Quốc gia – Cộng sản
đã trải dài trên quê hương Mẹ Việt Nam hơn 20 năm qua. ‘Ngày Quốc tang
của nước Việt Nam Cộng Hòa’. Chiến tranh là thế đó, tàn khốc hơn dông
bão, hủy diệt hơn cơn hồng thũy.. bẩn thiểu! bần tiện..!!.
Thế rồi cũng từ đó, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã trải qua một
giai đoạn lịch sử của cuộc chiến khốc liệt để đưa đến việc chấm dứt đời
binh nghiệp phục vụ cho Tổ quốc của anh em Nhảy Dù với những ‘người
lính tình nguyện đem thân mình thề quyết bảo vệ Giang sơn của tiền nhân
đã để lại..’ trước khúc quanh lịch sử dân tộc uất nghẹn không ngờ ..!.
Và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù được TAN HÀNG không có điệp khúc “Nhảy Dù Cố Gắng”
trên ĐẠI DƯƠNG sau khi nghe lệnh buông súng đầu hàng quân CSBV “vô điều
kiện” của Tổng Thống Dương Văn Minh, được tuyên bố trên đài phát thanh
Sài Gòn, lúc 10 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975..!!. Mẹ Việt Nam
ơi! Quê hương mình đã chết thật rồi Mẹ ơi..!!!.
XUÂN LỘC TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG,
TIẾC THƯƠNG CHIẾN SĨ ANH HÙNG HY SINH!
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng
như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh
vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, tôi xin được một phút để kính cẩn
nghiêng mình ngã mũ tưởng nhớ vinh danh những chiến sĩ Mũ Đỏ đã hy sinh
xương máu để “bảo quốc an dân”, và thắp lên nén hương lòng để tri ân
những “Thiên Thần Mũ Đỏ” đã vĩnh viễn nằm xuống để bảo vệ Tổ Quốc trong
Danh Dự và Trách Nhiệm của người chiến sĩ QLVNCH nói chung. Việc đoàn
chiến xa của Cộng quân tiến vào dinh Độc Lập, là việc tất nhiên khi đã
có lệnh
QLVNCH phải buông súng xuống chân.
Sau cùng, người viết xin trân trọng cảm ơn các tác
gỉa, nhà xuất bản, Đặc san Mũ Đỏ, Nguyệt báo KBC, Việt báo Online. Đặc
biệt là bài viết về “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù trong những ngày cuối tại Miền
Nam Việt Nam” của Trung Tá Lê Văn Đỉnh Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù,
trong việc tham khảo trích dẫn các tài liệu và bài viết nói trên. Nếu
có những lỗi lầm hoặc thiếu sót. Trân trọng kính xin qúy vị đại xá cho.
Một lần nữa tôi thành thật xin đa tạ./
Mũ Đỏ Trịnh Ân
Người Lính Già Phương Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét