HIỆN THỰC KỲ ẢO 89
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tại
khu vực Bắc Mỹ, theo lời kể của cư dân địa phương, có đến 18 cái hồ
ở Mỹ và Canada là nơi cư trú của những con thủy quái. Nổi tiếng nhất là
thủy quái Champ, được đặt theo tên hồ nước nơi nó sống là hồ Champlain ở
bang Vermont (Mỹ) giáp giới tỉnh Quebec của Canada.
Bí ẩn "thủy quái" dưới đáy hồ chưa một lần cạn nước
Thủy quái dưới hồ sâu - Đại dương sâu thẳm với muôn vàn loài sinh vật
khác nhau luôn ẩn chứa bí mật to lớn. Dưới đây là 8 loài thủy quái khổng
lồ mang hình dạng giống như các sinh vật ngoài hành tinh.
Thủy quái có thật? - Kỳ 1: Thủy quái Champ
TTO - Những con quái vật luôn là chủ đề khơi gợi tò mò của con người từ bao đời nay. Các truyền thuyết cổ từ Âu sang Á đều đề cập đến chúng.
Video tạm dừng
Đoạn video quay sinh vật được nói là thủy quái hồ Lagarfljot, Iceland
Chúng có thể là những con rồng, các loài thủy quái sống dưới nước thỉnh thoảng lên bờ gây họa cho con người... Dù tin hay không, tin tức hay lời đồn về chúng luôn được dư luận chú ý, ngay cả giới khoa học cũng quan tâm.
Chúng
cũng là đề tài ưa chuộng của các hãng phim lớn. Những bộ phim viễn
tưởng cực kỳ ăn khách như mực khổng lồ Kraken, Godzilla, King Kong, quái
vật Alien... luôn mang lại doanh thu và lợi khủng cho ngành điện ảnh.
Báo
chí thế giới thỉnh thoảng lại đăng tin, bài phóng sự điều tra về những
con thủy quái sống ở các hồ lớn rải rác khắp các châu lục. Thực hư về
chúng ra sao?
Mời bạn theo dõi loạt bài Thủy quái có thật không? trên tuoitre.vn.
Kỳ I: Những con thủy quái nổi tiếng Bắc Mỹ và châu Âu
Video tạm dừng
Video được nói là quay thủy quái Champ
Bộ
tộc da đỏ Abenaki sống ở vùng hồ này có nhiều truyền thuyết về thủy
quái Champ từ rất lâu trước khi người châu Âu đến định cư ở đây.
Những
năm đầu thế kỷ 17, các thổ dân Abenaki khi dẫn đường cho giới chức quân
sự Pháp thám hiểm nơi này đã cảnh báo rằng họ phải hết sức cẩn thận
không được kinh động con thủy quái đang sống dưới hồ.
Đã
có nhiều ghi nhận khá chi tiết, ảnh chụp, video về sự hiện diện của
Champ. Các nhân chứng đã thấy Champ kể rằng nó dài khoảng 10m-24m, thân
dài như rắn, có các vây giống mái chèo và có cái đầu giống như đầu ngựa
hay chó.
Những năm 1980, nhiều vụ xuất hiện
của Champ được nhiều người chứng kiến. Bẵng đi một thời gian khá lâu,
người ta không thấy nó xuất hiện nữa, mãi cho đến 2005 và 2009 có người
mới quay những đoạn video ngắn về một sinh vật lớn bơi dưới nước mà
nhiều người cho rằng đó là Champ.
Một
số nhà nghiên cứu cho rằng, theo các ảnh chụp, video và mô tả của các
nhân chứng, Champ có thể thuộc loài Xà đầu long Plesiosaur, một loài
khủng long sống dưới nước thời tiền sử. Một số thủy quái ở các hồ khác
trên thế giới cũng có hình dạng tương tự.
Còn ở châu Âu
cũng có nhiều hồ nước rất nổi tiếng vì thủy quái xuất hiện. Nhiều con,
theo truyền thuyết dân gian, đã xuất hiện từ những thế kỷ trước chứ
không phải chỉ mới đây.
Ở
Na Uy có hồ Seljord, hạt Telemark với con thủy quái Selma mang hình
dạng rắn khổng lồ dài 10-15m, lưng có bướu. Con thủy quái này xuất hiện
từ năm 1750, đến nay đã có 500 vụ xuất hiện của nó được nhiều người
chứng kiến.
Năm 1999, một nhóm các nhà khoa học quốc tế
đã đến hồ rà quét bằng máy định vị thủy âm (sonar) và thiết bị lặn điều
khiển từ xa ROV. Tuy cuộc tìm kiếm không mang lại kết quả, nhưng họ phải
thừa nhận rằng "có điều gì đó rất bất thường dưới hồ này".
Xứ
Iceland băng giá thì có con trùn biển khổng lồ Lagarfljot ở hồ
Lagarfljot, nó xuất hiện từ năm 1345. Các nhân chứng mô tả nó dài khoảng
60m, lưng có các bướu, thình thoảng nó lên bờ nằm cuộn lại như rắn.
Lần
cuối cùng người ta thấy nó xuất hiện là vào năm 2012, một người nông
dân địa phương tên Hjortur Kjerulf đã quay được đoạn video ngằn về một
con vật to lớn dạng rắn đang bơi dưới hồ.
Một
ủy ban do hội đồng thị chính hạt Fljotsdalsherad lập nên để tìm hiểu về
sự tồn tại của thủy quái Lagarfljot đã trao tặng cho ông này giải
thưởng trị giá 3.300 euro vì cho rằng Kjerulf đã giúp chứng minh
Lagarfljot là có thật.
Ở Ý thì có con thủy quái
Lariosauro sống ở cái hồ có phong cảnh đẹp tuyệt vời và sâu vào hàng
nhất châu Âu là hồ Como, vùng Lombardy.
Một ngư dân nhìn
thấy nó lần đầu tiên vào năm 1949. Đến năm 1957, một thợ lặn cho biết
đã nhìn thấy một con vật rất kỳ quái, có cái đầu giống cá sấu và bốn
chân như loài bò sát ở độ sâu 100m.
Vào năm 1830, các
nhà khảo cổ Ý tìm thấy ở vùng gần bờ hồ bộ xương hóa thạch của một con
vật có cái đầu nhỏ, cổ ngắn, thân có 4 cái vây bơi và một đuôi dài, họ
đặt tên cho con vật này là Lariosaurus. Nhiều người tin rằng Lariosauro
là hậu duệ của con vật tiền sử này.
Tại
nước Nga, nổi tiếng nhất là con thủy quái Brosno sống ở cái hồ cùng tên
thuộc địa phận vùng Andreapol, cách thủ đô Moscow 250km. Theo truyền
thuyết của dân địa phương, con thủy quái có dạng mình rắn đầu rồng, có
màu phát sáng lóng lánh.
Nó được nói là xuất hiện lần
đầu vào thế kỷ 13. Khi đó, Khả Hãn Batu Khan (cháu của Thành Cát Tư Hãn)
dẫn đoàn quân viễn chinh Mông Cổ xâm lăng nước Nga. Lúc quân Mông dừng
chân đóng trại bên bờ hồ Brosno, con quái vật này đã từ dưới nước xông
lên bờ và nuốt sống rất nhiều binh lính và ngựa chiến.
Quá
kinh hoàng, cả đoàn quân Mông Cổ phải rút lui trong hoảng loạn và bỏ dở
cuộc xâm lăng. Truyền thuyết cũng kể rằng, sau đó, có những ngư dân
đang đánh cá trên mặt hồ bị nó từ dưới nước trồi lên nuốt sống.
Theo
lời đồn, nó còn xuất hiện vào thời Thế chiến thứ II, một số máy bay của
Đức Quốc Xã bị lực lượng phòng không Liên Xô bắn hỏng máy phải đáp khẩn
cấp xuống mặt hồ, con thủy quái đã trồi lên và ăn thịt các phi công
Đức.
Thỉnh
thoảng nó còn xông lên bờ tấn công làng mạc của ngư dân sống quanh hồ
cũng như khu vực sông Volga kế cận. Có tin đồn rằng nó đã làm lật một số
thuyền đang đánh cá trên hồ và là thủ phạm của nhiều vụ mất tích bí ẩn
của cư dân nơi đây.
Năm 1996, thông tấn xã Itar-Tass
tường thuật rằng người dân sống quanh bờ hồ rất kinh sợ con quái vật mà
họ gọi là Brosnya, đến mức họ phải gia cố nhà cửa thật chắc chắn để đề
phòng bị nó tấn công.
Cùng
năm này, một gia đình du khách từ Moscow đến đã tình cờ chụp được bức
ảnh về nó, khi đứa bé trai 7 tuổi của gia đình này thấy "một con rồng
rất lớn" đang lội dưới hồ.
Mùa hè năm 2002, các chuyên
gia thuộc Hiệp hội Nghiên cứu khu vực Komsomolsk đã đến hồ. Họ tiến hành
thả thiết bị thu âm thanh và chất nổ xuống hồ để thu tiếng dội và đã
nhận được những kết quả lạ thường không thể giải thích.
Có một phát hiện khá thú vị là trong hồ có nhiều loài cá chỉ sống ở nước mặn như cá tuyết và cá pecca.
Người
ta cho rằng vì đáy hồ có hệ thống hang động nên có thể có đường ngầm
thông ra biển. Nhờ thế nên các loài cá này (và có thể cả con thủy quái)
có thể từ hồ bơi ra biển hoặc ngược lại.
Tuy thế, những
người không tin vào sự tồn tại của Brosnya cho rằng đến nay vẫn chưa có
bức ảnh nào chụp con vật một cách đủ rõ ràng để giới chuyên môn phân
tích. Họ cho rằng đó chỉ là những con cá chó đã sống cả trăm năm nên có
kích thước cực lớn thỉnh thoảng xuất hiện mà thôi.
Một số
nước châu Âu khác cũng có những cái hồ mà cư dân địa phương tin rằng có
thủy quái. Khu vực Nam Mỹ thì có thủy quái Nahuelito ở hồ Nahuel Huapi
thuộc Argentina, ở Colombia có thủy quái Muyso ở hồ Tota.
Còn
ở châu Phi, có nhiều vùng hồ, thác mà cư dân địa phương thấy có thủy
quái thỉnh thoảng xuất hiện, nổi tiếng nhất là con Inkanyamba sống ở
vùng thác Howick của Nam Phi.
Nhưng
những con thủy quái ở các khu vực trên rất ít người chứng kiến khi
chúng xuất hiện, hầu như không có bức ảnh nào chụp về chúng nên không
gây nhiều chú ý.
Ở Scotland có
một con thủy quái thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng và giới
khoa học, bởi nó đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 kéo dài đến ngày nay.
Tần suất xuất hiện của nó khá thường xuyên và đã có nhiều người chụp ảnh, quay phim được lúc nó nổi lên mặt nước.
Nó nổi tiếng đến nỗi nhiều đoàn nghiên cứu khoa học và đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về nơi nó sinh sống để điều tra, quan sát.
Mời đón đọc Kỳ II: 'Quái vật' hồ Loch Nes
Tần suất xuất hiện của nó khá thường xuyên và đã có nhiều người chụp ảnh, quay phim được lúc nó nổi lên mặt nước.
Nó nổi tiếng đến nỗi nhiều đoàn nghiên cứu khoa học và đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về nơi nó sinh sống để điều tra, quan sát.
Mời đón đọc Kỳ II: 'Quái vật' hồ Loch Nes
Thủy quái có thật? - Kỳ 2: 'Quái vật' hồ Loch Ness
TTO - Nhắc đến thủy quái, không thể không nhắc đến Nessie - thủy quái sống ở hồ Loch Ness từng khiến báo chí thế giới tốn không biết bao nhiêu giấy mực.
Video tạm dừng
Đoạn video về 'quái vật' hồ Loch Nes được kỹ sư Timothy Dinsdale quay
Hồ Loch Ness là một hồ nước ngọt dài 37km gần thị trấn Inverness ở Scotland. Điểm sâu nhất của hồ là 230m. Đến nay, đã có 1.000 trường hợp báo cáo về sự xuất hiện của Nessie ở hồ này.
Năm 2017 là năm tin tức về sự xuất hiện của Nessie tăng đột biến.
Từ truyền thuyết đến cú lừa ngoạn mục
Theo
truyền thuyết, Nessie xuất hiện lần đầu tiên vào năm 565, sự việc này
từng được đề cập trong một quyển tiểu sử nói về một con quái vật từ dưới
nước xông lên bờ tấn công một người đàn ông đi ngang hồ.
Rất lâu sau đó, vào năm 1802, một người nông dân tên Anderson đã chứng kiến một con vật rất to, dài chừng 45m, trồi lên mặt hồ.
Nhưng
những sự kiện trên đã chìm lắng theo thời gian, không còn ai nhớ nữa.
Cho đến năm 1933, một con đường mới được xây dựng, người dân có điều
kiện đi ngang hồ nước đẹp hoang sơ này nhiều hơn.
Và, bắt đầu có nhiều người cho rằng họ đã nhìn thấy con vật xuất hiện.
Tháng 5-1933, tờ báo địa phương Inverness Courier
đăng tin cặp vợ chồng George Spicer khi lái xe trên con đường dọc hồ đã
nhìn thấy "một con vật to lớn bò từ đám rừng dương xỉ cạnh bờ hồ băng
ngang qua mặt đường, lội xuống hồ và lặn mất".
Tin này đã đánh động sự quan tâm của báo chí và công chúng, một số tờ báo của Anh đã cử phóng viên đến đây để tìm hiểu.
Năm 1934, một bác sĩ phụ khoa người Anh tên Robert Kenneth Wilson đã bán cho tờ báo Daily Mail một
bức ảnh chụp về một con vật giống khủng long có chiếc cổ dài đang lội
dưới hồ. Bức ảnh được báo đăng tải ngày 21-4-1934, làm cho con vật chưa
rõ nguồn gốc càng nổi tiếng hơn.
Nhưng đến năm 1975, rồi
năm 1994, giới chuyên môn đã chứng minh tấm ảnh này là giả mạo. Con quái
vật trong tấm ảnh thật ra chỉ là một chiếc tàu ngầm đồ chơi có gắn bên
trên một cái cổ dài.
Đây là trò chơi khăm nhằm trả đũa báo Daily Mail, nguyên do là năm 1934, tờ báo có thuê một người thợ săn tên Marmaduke Wetherell lùng bắt con vật.
Wetherell sau đó đã dùng chân hà mã làm giả dấu chân Nessie trên bờ hồ. Khi sự việc bị phát hiện, báo Daily Mail đã công khai nhạo báng ông này.
Quá
xấu hổ và bực tức, Wetherell và người con rể Christian Spurling đã làm
mô hình con quái vật thả xuống hồ rồi chụp ảnh. Sau đó họ đưa phim cho
Robert Kenneth Wilson để tráng rửa và bán cho Daily Mail, làm tờ báo bị lừa một vố đau.
Những
năm sau đó, tuy cũng có một vài người chụp ảnh, quay phim được con vật
nhưng đều không đủ rõ ràng để làm bằng chứng rằng con vật có thật. Tuy
thế, công chúng lại rất yêu thích con vật và trìu mến đặt tên cho nó cái
tên là Nessie, dựa theo tên hồ Ness.
Nhưng nổi tiếng
nhất cho đến nay vẫn là đoạn phim quay vào tháng 4-1960 của kỹ sư hàng
không Timothy Dinsdale, cho thấy có một con vật đang bơi làm nổi sóng
trên mặt hồ.
Đoạn phim đã được gửi đến Trung tâm Phân
tích Không ảnh JARIC của Tình báo Không quân Anh để phân tích. JARIC kết
luận đoạn phim là thật, có một vật đang di chuyển với vận tốc khoảng
16km/h, phần nổi trên mặt nước rộng khoảng 2-3m, cao khoảng 1,5m.
Năm 1993, hãng truyền thông Discovery Communications (Mỹ) làm một bộ phim tài liệu khoa học tựa đề Khám phá Loch Ness, họ lấy bản phim gốc rồi làm tăng độ phân giải bằng kỹ thuật số.
Một
người trong nhóm kỹ thuật viên xử lý phim gốc phát hiện có một cái bóng
mà trước đây người ta không chú ý, khi phóng to và tăng thêm độ phân
giải thì thấy đó là phần sau của một con vật khuất dưới nước.
"Trước
đây tôi luôn cho rằng Nessie chỉ là thứ lường gạt vớ vẩn. Nhưng khi xem
đoạn phim đã được xử lý lại, tôi không còn dám đoan quyết như thế", kỹ thuật viên này phát biểu.
Đã
có nhiều tổ chức cũng như cá nhân tìm đến Loch Ness để khám phá xem
thủy quái Nessie có thật hay không. Trong thập niên 1960, một số trường
đại học ở Anh đã dùng máy sonar rà quét khắp hồ.
Tuy họ
không tìm thấy gì, nhưng cũng có một số trường hợp không giải thích được
khi kết quả dò thủy âm cho thấy có một vật to lớn đang di chuyển dưới
đáy hồ.
Nessie là hậu duệ khủng long?
Kiên
trì nhất trong việc tìm kiếm Nessie là Viện Khoa học Ứng dụng Boston
(Mỹ), họ đã nhiều lần cử các đoàn nghiên cứu do Robert Rines, một khoa
học gia từ Học viện Công nghệ MIT dẫn dầu, đến hồ trong các năm 1972,
1975, 2001 và lần cuối vào năm 2008.
Năm 1972, họ dùng
phương pháp kết hợp định vị thủy âm và chụp ảnh tự động dưới nước để tìm
kiếm Nessie. Trong một lần quét, sóng sonar cho thấy có một vật thể
(hoặc các vật thể) đang di chuyển có chiều dài từ 6-9m ở độ sâu 11m.
Trong số các bức ảnh chụp được, có một bức cho thấy một cái vây bơi giống như vây của loài khủng long tiền sử Plesiosaur.
Có
một lần, máy sonar cho thấy có hai vật thể dài khoảng 9m, cùng lúc, máy
ảnh chụp tự động dưới nước cho thấy chính giữa đám bong bóng nước đang
cuồn cuộn bốc lên có hai vật thể lớn màu trắng có bướu.
Khi
thấy bức ảnh này, những người tin về Nessie cho rằng đó chính là hai
con đang bơi cùng nhau, có nghĩa là dưới hồ còn có nhiều con khác nữa.
Năm 1987, một nhóm nghiên cứu khác thuộc tạp chí khoa học Journal of Scottish Natural History
(Scotland) đã dùng 24 chiếc thuyền có gắn máy sonar dàn hàng ngang rà
soát khắp hồ. Kết quả quét sonar cho thấy có một vật thể to lớn đang di
chuyển dưới nước ở độ sâu 180m.
Sau khi kiểm tra lại,
chuyên gia về sonar Darrell Lowrance cho biết "Có cái gì dưới đó, nhưng
chúng tôi không biết là cái gì, nó to lớn hơn loài cá, có thể là một
loài động vật mà chúng ta chưa hề biết tới".
Năm
2001, máy quay phim dưới nước điều khiển từ xa của nhóm nghiên cứu
Robert Rines đã thu được hình ảnh về một vật thể lớn dưới đáy hồ giống
như cái xác đang phân hủy và thấy có một số loài sò và nấm chỉ sống
ngoài biển.
Họ cho rằng có thể có một con đường ngầm
thông từ hồ ra biển nên Nessie và các loài sinh vật khác từ biển có thể
vào đến nơi này và ngược lại.
Năm 2003, hãng truyền thông
BBC (Anh) cũng cử một nhóm chuyên viên đến hồ dùng máy sonar rà quét
khắp hồ, kết quả là không tìm thấy gì. BBC đưa ra kết luận rằng thủy
quái Nessie không có thật.
Vào năm 2008, sau lần khảo sát
cuối cùng, ông Robert Rines cho rằng có thể Nessie đã chết. Lý do là dò
quét sonar không còn thu được những kết quả đáng chú ý như các lần
trước, và cũng ít ai còn thấy Nessie nổi lên nữa (nhưng năm 2017, Nessie
lại tái xuất hiện nhiều lần).
Dựa theo các mô tả của
những nhân chứng và các ảnh chụp, một số nhà sinh vật học và giới nghiên
cứu chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư cho rằng Nessie thuộc loài khủng
long sống dưới nước tên Plesiosaur.
Loài này đã
tuyệt chủng trong vụ thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất cách đây
65 triệu năm làm toàn bộ loài khủng long tuyệt chủng.
Không
chỉ ở châu Âu, châu Mỹ và châu Phi là có thủy quái sông hồ, ở châu Á -
trong đó Việt Nam, cũng có nhiều truyền thuyết dân gian và tin tức của
giới truyển thông đề cập về những con quái vật sống dưới hồ và ngoài
biển.
Mời đón đọc Kỳ 3: Những con 'quái' nổi tiếng châu Á
Thủy quái có thật? - Kỳ 3: Những con 'quái' nổi tiếng châu Á
TTO - Hồ Kanas ở Tân Cương, Trung Quốc được cho là có thủy quái sinh sống. Nhật Bản cũng có hai cái hồ thu hút du khách vì tin đồn có thủy quái.
Video tạm dừng
Hình ảnh "thủy quái" hồ Kanas được phát trên truyền hình Trung Quốc
"Thủy quái" vùng Tân Cương
Đầu
tiên là con thủy quái ở hồ Thiên Hồ trên đỉnh núi Trường Bạch thuộc
vùng biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Dân địa phương cho rằng nó
xuất hiện lần đầu vào năm 1903, có hình dạng một con trăn rất lớn, cái
cổ dài đến hơn 1m và cái đầu giống đầu người.
Theo
lời kể, nó đã xông lên từ dưới hồ để tấn công một nhóm cư dân, sau khi
bị họ nã đến 6 phát đạn vào mình nó mới chịu rút lui xuống hồ và lặn mất
tăm.
Đến năm 1962, có một số người còn thấy nó thỉnh thoảng nổi lên mặt nước.
Nổi
tiếng hơn nữa là loài thủy quái ở hồ Kanas thuộc khu tự trị Tân Cương.
Trong thập niên đầu thế kỷ 21, nhiều du khách đến tham quan nơi này đã
chứng kiến thủy quái xuất hiện.
Ngày
5-7-2007, một du khách đã quay được đoạn video về sự xuất hiện
của một đàn 15 con vật rất lớn đang di chuyển với tốc độ cao làm mặt hồ
nổi sóng trắng xóa.
Đoạn video đã được đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát trong một bản tin đề cập về những con vật bí ẩn này.
Tháng 7-2010, tờ Nhân dân nhật báo
bản điện tử đăng tải những bức ảnh "thủy quái" do một du khách
tên Chu Hiểu Toàn bất ngờ chụp được trên hồ Kanas vào lúc 3h19
chiều ngày 2-7-2010. Con vật đang lặn dưới nước có chiều dài bằng
chiếc du thuyền gần đó.
Giáo sư Viên Quốc Anh thuộc
Viện bảo vệ môi trường Tân Cương là người đã bắt đầu theo dõi dấu vết
của những con vật lạ này từ năm 1980. Có một lần ông nhìn thấy
khoảng 50 sinh vật to lớn.
Theo miêu tả của vị giáo sư này, chúng giống những con nòng nọc khổng lồ màu nâu đỏ, chiều dài mỗi con chừng 10-15m.
Tuy
vậy, cũng có những ý kiến hoài nghi cho rằng đây chỉ là những con cá
hồi hucho taimen, một loài cá có kích thước khá lớn sống ở hồ này.
"Thủy quái" xứ anh đào
Nhật Bản cũng có hai cái hồ thu hút rất nhiều du khách vì lời đồn có thủy quái sinh sống.
Ở
hồ Kussharo trên đảo Hokkaido có con thủy quái được đặt tên là Kusshii.
Theo lời kể của những người đã thấy nó xuất hiện, Kusshii dài khoảng
10-20m, có các bướu trên lưng, cổ rất dài, đầu có cặp sừng.
Có
nhân chứng kể rằng nó có thể bơi nhanh như thuyền có gắn động cơ. Vụ
chứng kiến Kusshii xuất hiện nổi tiếng nhất là vào năm 1973 của một nhóm
gồm 40 nhà sinh vật học Nhật. Năm 1974, có 15 trường hợp người ta thấy
nó xuất hiện trên hồ.
Còn
hồ Ikeda trên đảo Kyushu thì có con thủy quái Issii. Trước đây chưa ai
biết đến sự hiện diện của nó. Nhưng tháng 9-1978, có đến 20 người kể lại
rằng họ đã thấy một con vật to lớn bơi với vận tốc rất nhanh dưới
nước.
Theo mô tả của các nhân chứng, nó có màu đen, trên
lưng có cái bướu to. Tin này đã thu hút đông đảo du khách cũng như giới
nghiên cứu kéo đến nơi đây.
Đã có một số bức ảnh và
đoạn video được cho là sự xuất hiện của Issii, nhưng không đủ thuyết
phục để chứng minh rằng Issii có thật.
Có một số giả thuyết cho rằng có thể Issii và Kushii thuộc giống Xà đầu long Plesiosaur
thời tiền sử còn sót lại, giống như hai con thuỷ quái Champ ở Mỹ và
Nessie ở Scotland, hoặc có thể là một giống lươn khổng lồ chưa ai biết.
Phần
lớn các nhà khoa học Nhật thì không tin vào sự tồn tại của một loài
thủy quái ở hồ Ikeda, họ cho rằng đó chỉ là những cơn sóng cuộn xuất
hiện một cách bất thường do những cơn gió mạnh trên mặt hồ gây ra.
Nhưng
sau đó có một sự việc mà đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Năm 1961, quân đội Mỹ đóng ở Nhật mở cuộc tìm kiếm một chiến chiến đấu
cơ của họ cho là đã bị rơi ở vùng hồ này.
Lực lượng cứu
hộ Mỹ đã dùng máy định vị thủy âm (sonar) để rà quét đáy hồ, kết quả cho
thấy có một vật thể hình dạng giống tảng đá lớn đang di chuyển khá
nhanh dưới đáy.
Những con vật khổng lồ bí ẩn ở Thái Lan, Indonesia
Video tạm dừng
Hình ảnh con vật được cho là thủy quái Phaya Nak
Ở
Thái Lan thì có con thủy quái có hình dạng rắn được đặt tên Phaya Nak
thường xuất hiện ở hồ Bueng Khong Long, tỉnh Bueng Kang.
Năm
2013, trong một lễ hội trên sông Mekong ở Thái Lan, nhiều cư dân đã
nhìn thấy một con vật giống rắn nhưng rất to bơi lội giữa sông. Nhiều
người đã quay được video, những đoạn video này sau đó được phát trên các
đài truyền hình ở Thái Lan.
Xứ
vạn đảo Indonesia thì có truyền thuyết về Nabau, một con rắn khổng lồ
dài đến 30m, đầu giống như đầu rồng và có đến 7 lỗ mũi. Nabau được cho
là thường xuất hiện trên khu vực sông Baleh thuộc đảo Borneo vào thời xa
xưa, nhưng đã rất lâu không ai nhìn thấy nó.
Năm 2009,
một toán quan trắc tình hình nước lũ trong khi bay bằng trực thăng trên
con sông đã tình cờ chụp được bức ảnh về một con vật rất lớn đang bơi
giữa sông. Cư dân địa phương nhất mực cho rằng đó là Nabau đã trở về.
Bức ảnh đã gây nên những tranh cãi về việc là ảnh thực hay nguỵ tạo bằng phần mềm Photoshop, đến nay vẫn chưa có kết luận.
Sự việc nổi tiếng đến mức tờ báo uy tín là New Strait Times của Malaysia cũng đăng tải về vụ việc, song tờ báo không đưa ra bình luận mà đề nghị bạn đọc tự nhận định lấy.
Trong
kỳ tới, chúng ta sẽ xem giới khoa học thế giới và công chúng nhận định
thế nào về thủy quái, liệu chúng có thật không hay chỉ là huyền thoại?
Nhận xét
Đăng nhận xét