Địa chỉ: Thôn Bù Gia Phúc 01 – xã Phú Nghĩa – huyện Bù Gia Mập – tỉnh Bình Phước. 1. Thành phần gia đình:
Em gái: Thị Dủn - Sinh năm 1995
Em trai: Điểu Than - Sinh năm 2000
2. Hoàn cảnh gia đình:
Năm 2004, cha mẹ bị bệnh rồi lần lượt
qua đời, bỏ lại 2 chị em côi cút, sống nương tựa vào nhau. Trước đây,
hai chị em còn một người chị lớn nữa, nhưng cách đây ba năm chị gái đã
đi lấy chồng.
Ngày ngày, Dủn đi làm những công việc
thời vụ để nuôi em như: nhặt điều, lượm mì… kiếm vài ngàn qua ngày. Điểu
Than thì còn nhỏ nên chưa có ai thuê mướn. Hai chị em chỉ được hưởng
chế độ cho trẻ mồ côi là 180.000 VNĐ/em/tháng.
Cuộc sống của hai chị em cứ rày đây mai
đó: lúc ở nhà cậu - nhà mợ, rồi thì vài ngày ở nhà của chị lớn. Tương
lai dường như không có lối mở khi nhà cửa thì không ổn định, tiếng Kinh
thì chỉ được mươi chữ. Trong khi đó, Thị Dủn không có một ngày được đến
trường, đứa em dù đã mười mấy tuổi đầu nhưng cũng chỉ mới học lớp 01 mà
ngày học - ngày không.
3. Tình trạng gia đình sau khi chương trình trợ giúp – Cập nhật: 29.11.2012.
Hai chị em nhận được tổng cộng
34,000,000 VNĐ tiền trợ giúp. Chương trình trích 2,000,000 VNĐ mua vôi
quét nhà và làm bếp. Đưa cho dì ruột 2,000,000 VNĐ để trang trải cuộc
sống. Số tiền 24,000,000 VNĐ sẽ được chuyển vào ngân hàng.
Bên cạnh đó, công ty luật HỢP DANH VIỆT
NAM quyết định xây dựng cho các em một ngôi nhà trị giá 30,000,000 VNĐ.
Ngoài ra, công ty còn tài trợ thêm toàn bộ các vật dụng thiết yếu cho
một căn nhà mới.
Cuộc sống của hai em đã đỡ vất vả hơn trước. Em Điểu Than đã được đến trường và không còn cảnh ngày đi – ngày nghỉ nữa.
Xin giúp đỡ hoàn cảnh hai bé mồ côi cả cha lẫn mẹ
Thứ Hai, 10/07/2017
Mẹ mất chưa được bao lâu, bố lại qua đời
vì căn bệnh hiểm nghèo khiến hai em Dương Thế Hào (5 tuổi) và Dương Văn
Đức (4 tuổi) ở thôn Bình Sơn, xã Như Thụy (Sông Lô) phải sống trong
cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Ông bà nội là điểm tựa duy nhất của Hào và Đức lúc này
Chúng
tôi đến thăm nơi ở của 2 em Dương Thế Hào và Dương Văn Đức khi tang
thương vẫn còn bao trùm lên ngôi nhà nhỏ chật chội nằm ở cuối thôn.
Khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt còn đỏ hoe vì thương con xấu số, thương hai
cháu nhỏ sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông Dương Văn Các, ông nội của hai
cháu Hào và Đức nghẹn ngào cho biết: “Cuộc sống bố mẹ 2 cháu Hào và Đức
rất vất vả. Ngay từ khi lập gia đình (năm 2009), hai vợ chồng chỉ trông
chờ vào mấy sào ruộng khoán, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, gia đình hai
bên nội, ngoại cũng chẳng khá giả gì. Năm 2010, con trai tôi - bố của 2
cháu phát hiện mình mắc căn bệnh hiểm nghèo, cuộc sống đã khó, lại càng
khó hơn, khi vừa phải chạy ăn từng bữa, lại lo chống chọi với bệnh tật”.
Cuộc sống của hai vợ chồng trẻ có thêm niềm hạnh phúc và hy vọng khi
anh chị lần lượt sinh được hai cháu trai là Dương Thế Hào và Dương Văn
Đức, cả hai cháu đều khỏe mạnh, chăm ngoan. Tuy cuộc sống hết sức khó
khăn, nhưng cả hai vợ chồng anh Chi và chị Hồng (bố mẹ cháu Hào, Đức)
rất thương yêu nhau, dù hàng ngày chỉ ăn cơm với canh rau, nhưng sự ấm
áp của tình thương vẫn hiện hữu trong căn nhà nhỏ ấy. Hạnh phúc êm đềm
trôi qua, tới năm 2015, trong một lần đi mò cua ngoài đồng, chị Hồng
không may bị đuối nước và qua đời. Nỗi đau quá lớn đối với anh Chi lúc
bấy giờ, khi vừa phải mang căn bệnh hiểm nghèo, giờ lại phải sống với
nỗi đau mất vợ, một mình nuôi hai con nhỏ. Do bị bệnh đã lâu, hoàn cảnh
lại éo le, không có tiền chữa trị, sức khỏe của anh Chi ngày càng giảm
sút, mất dần sức lao động, từ đó, cuộc sống đè nặng lên vai ông bà nội
của hai cháu Hào và Đức. Hàng ngày, ông bà vẫn thay nhau nấu cơm, chăm
sóc ba bố con anh. Sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, anh
Chi đã qua đời cách đây ít hôm, khi mới 39 tuổi.
Chia
sẻ với chúng tôi, chị Hà Thị Loan, một hàng xóm của gia đình họ không
giấu nổi xúc động cho biết: “Hoàn cảnh của hai cháu Hào và Đức rất đáng
thương, từ ngày bố mẹ hai cháu mất, gánh nặng cơm áo đè nặng lên vai ông
bà nội. Để có tiền nuôi hai cháu Hào và Đức, mặc dù tuổi cao, sức khỏe
ngày càng yếu, nhưng ngoài công việc đồng ruộng, nuôi vài con gà, ông bà
vẫn chịu khó đi làm thuê với thu nhập cũng chẳng đáng là bao, chỉ đủ
tiền đong gạo cho qua bữa. Trước sự hồn nhiên của hai đứa trẻ còn quá
nhỏ chưa thể nhận thức được hết sự mất mát quá lớn, không ai là không
mủi lòng thương xót khi mỗi lần chúng trực nhắc tới mẹ cha. Cả hai em
đều rất mong được tới trường, nhưng dường như giấc mơ ấy khó thực hiện
được, khi mà miếng ăn còn chưa đủ”.
Mặc
dù các cấp chính quyền địa phương và bà con làng xóm đã chia sẻ và động
viên gia đình hai em về mọi mặt, nhưng bước đường tương lai còn dài,
trong khi ông bà nội lại ngày càng già yếu. Gia đình hai em Hào và Đức
rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, để giúp các em vượt qua nỗi đau
mất mát và trưởng thành.
Mọi sự giúp
đỡ xin gửi về ông Dương Văn Các, ông nội hai cháu Dương Thế Hào và Dương
Văn Đức ở thôn Bình Sơn, xã Như Thụy (Sông Lô); hoặc gửi qua Quỹ nhân
ái Báo Vĩnh Phúc, số 6, đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa, thành phố
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, số điện thoại: 02113.862.567
Bài, ảnh Trường Khanh
Mẹ bỏ đi, Cha mất, 5 em nhỏ thành mồ côi, chị lớn đào chem chép nuôi các em nhỏ
Không Một Ai Có Thể Cầm Được Nước Mắt Khi Chứng Kiến Hoàn Cảnh Của Cậu Bé 15 Tuổi Này ?
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV
Nhã Hoàng |
2
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị xa lánh vì nghi ngờ bị lây nhiễm
căn bệnh thế kỷ, nhưng bằng nghị lực, Kiều Anh đã vượt lên tất cả để
sống kiêu hãnh.
Cô bé mồ côi sống trong nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ, bị xa lánh vì căn bệnh thế kỷ
Chiều
muộn, dạo qua nhiều con hẻm ngoằn nghèo, hỏi thăm mãi chúng tôi mới tìm
được đến nhà em Ngô Kiều Anh (học sinh lớp 9, ngụ xóm 5, xã Diễn Kỷ,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, Kiều Anh
đang ngồi chải tóc cho bà nội.
Ấn tượng đầu tiên về em là dáng
người nhỏ nhắn, da trắng, mái tóc dài, đen nhánh được búi cao, nụ cười
xinh tươi để lộ chiếc răng khểnh. Duy chỉ có ánh mắt là đượm buồn, không
thể che giấu nỗi bất hạnh mà em từng phải gánh chịu.
Kiều Anh và bà nương tựa sống với nhau đã hơn chục năm nay.
Thắp
nén nhang lên bàn thờ, em ngồi xuống bên cạnh bà, chậm rãi kể về cuộc
đời mình. Cô bé mới 14 tuổi, nhưng dường như những trải nghiệm khổ đau
mà em nếm trải thì nặng nề hơn nhiều số tuổi của em.
Chẳng có một
tuổi thơ bình thường như bạn bè cùng trang lứa, năm Kiều Anh lên 3 tuổi,
em đã là trẻ mồ côi, vì bố qua đời sau khi nhiễm HIV.
Đứa trẻ
ngây thơ ngày ấy chưa kịp thấm thía nỗi đau, chưa kịp quen với sự vắng
mặt của cha, thì 7 tháng sau, mẹ cũng bỏ lại em mà ra đi mãi mãi. Mẹ em,
một người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó đã bị lây nhiễm căn
bệnh thế kỷ từ bố em.
Kiều Anh sớm chịu cảnh côi cút khi mới tuổi lên ba.
Kiều
Anh mất cả cha lẫn mẹ, côi cút, bơ vơ giữa cõi đời. Nhưng đau đớn hơn,
tủi hổ hơn những đứa trẻ mồ côi "bình thường", Kiều Anh còn từng bị
người dân ở xóm làng nhỏ bé nơi em sống dè bỉu, xa lánh, vì cái chết
"không bình thường" của bố mẹ em. "Ngày ấy, em còn quá nhỏ để
hiểu được nỗi đau khi mất đi cha mẹ, cũng chẳng hề biết căn bệnh HIV là
như thế nào, bệnh thế kỷ là sao. Em chỉ thấy tủi thân khi bị bạn bè, mọi
người xa lánh, coi thường, thậm chí có người gặp em còn hoảng sợ như
gặp ma, nhất định không cho con chơi cùng em, vì sợ lây bệnh. Giữa
em và mọi người dường như có một bức tường vô hình nào đó ngăn cách.
Mãi đến sau này, khi hiểu được căn bệnh thế kỷ, em mới hiểu, và càng đau
hơn, Kiều Anh kể lại trong nước mắt.
Từ ngày cha mẹ qua đời,
Kiều Anh lớn lên trong tình thương yêu của bà nội Nguyễn Thị Sửu (85
tuổi). Nghi ngờ em cũng bị lây nhiễm HIV từ cha mẹ, mọi người xung quanh
xa lánh em.
Nhiều người còn ngăn cấm, không cho con cái chơi với
em vì sợ rước họa vào thân. Cuộc sống của Kiều Anh chỉ biết quay quẩn
quanh nhà cùng bà nội già nua, với những thứ đồ chơi cũ mà bà xin được
của người ta đưa về.
Cô bé đã vượt qua nhiều nỗi đau, bóng đêm quá khứ của bố mẹ để sống như một người bình thường.
"Rất
nhiều lần em hỏi bà vì sao bố mẹ lại bỏ em ra đi sớm như vậy? Vì sao
mọi người lại xa lánh trong khi em chẳng làm gì có lỗi. Em đã khóc rất
nhiều khi thấy mình bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời này… Nhưng rồi, em chẳng nhận được câu trả lời nào của bà ngoài những giọt nước mắt. Thấy bà khóc, em cũng khóc theo".
Năm
Kiều Anh bước vào lớp 1, để tháo gỡ bức tường vô hình, nhà trường đã
kết hợp với gia đình đưa em đi xét nghiệm, không phải một mà những hai
lần. Kết luận âm tính HIV đã làm mọi người dần thay đổi, có cái nhìn
thiện cảm với em hơn, thương em mồ côi. Dù chỉ có 3 năm, nhưng ký ức về mẹ vẫn lấp lánh
Với
Kiều Anh, mọi lời đàm tiếu về bố mẹ em, có lẽ em chẳng quan tâm, vì đó
vẫn là người thân yêu nhất đời. Sống trong mặc cảm, vượt qua nỗi đau,
Kiều Anh từng viết những lời tràn ngập ký ức đau thương, những mảnh vỡ
quá khứ, nỗi buồn thân phận... gửi đến mẹ em như thế này, vào ngày 8/3,
ngày của mẹ:
"Mẹ yêu quý! Bạn bè con ở lớp ai cũng dự định sẽ
mua hoa để tặng mẹ. Các bạn còn nói cho nhau nghe về cách tạo bất ngờ
cho mẹ mình vào hôm ấy nữa. Xem ra ai cũng rất hồi hộp và háo hức mẹ ạ.
Chắc chắn khi các bạn mang hoa về tặng mẹ sẽ được mẹ đáp lại bằng những
cái ôm thật ấm áp. Còn con, con sẽ tặng mẹ ở một nơi khác –
nơi thật xa – nơi mà có lẽ mẹ nhìn thấy con nhưng con lại chẳng thấy mẹ
ở đâu cả. Và món quà con nhận lại không phải là cái ôm của mẹ mà là
chính sự nhẹ nhõm trong lòng con. Tuy được vơi đi phần nào
nỗi buồn nhưng lòng con vẫn thấy trống trải. Không hiểu sao hôm nay con
lại nhớ mẹ nhiều đến thế! Con thèm khát một vòng tay âu yếm, thèm khát
một lời động viên an ủi và hơi ấm của tình mẫu tử.
Mẹ
ơi! Mẹ có còn nhớ ngày 8 tháng 3 của mười năm trước không? Hồi ấy sao
mà vui quá! Khi ấy con còn nhỏ nên mẹ đã làm một bữa ăn thật ngon để
dành tặng con và cũng là để tự tặng mẹ. Hai mẹ con mình cùng hát, cùng
vỗ tay, lời bài hát "Mồng 8 tháng 3" cứ ngân nga mãi trong lòng con, có
lẽ đến suốt đời. Con đâu ngờ rằng đó là năm đầu tiên và
cũng là năm cuối cùng con được đón ngày mồng 8 tháng 3 cùng mẹ, khi mà
con gần 4 tuổi thì mẹ đã bỏ con mà đi, đi thật xa. Với con, mất mẹ là
nỗi đau lớn nhất, là sự mất mát không gì có thể bù đắp được vì trước đó
không lâu con đã mất đi người cha yêu dấu do căn bệnh thế kỷ. Mẹ
có biết không. Sau khi mẹ mất con đã rất đau khổ, con cảm thấy bơ vơ,
hụt hẫng vì không có bàn tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nữa. Con chỉ
biết dựa vào bà nội hơn 80 tuổi như chiếc lá vàng trên cây. Con cứ tưởng
tượng đến một ngày nào đó bà cũng sẽ bỏ con mà đi thì cuộc sống của con
sẽ ra sao đây? Nghĩ đến mà con hoảng hốt".
Kể về nỗi khát thèm hơi mẹ mỗi lần thấy bạn được mẹ mình âu yếm, kể về những đêm mưa nhớ mẹ, nằm khóc, Kiều Anh bảo mẹ: "Thời
gian trôi đi, nỗi đau cũng vơi dần. Con cũng tập làm quen với thực tại.
Ban đầu con cũng rất nhút nhát nhưng giờ con đã mạnh mẽ rồi mẹ ạ. Con
không còn yếu đuối, nhút nhát, mặc cảm như trước kia nữa. Con
đã làm theo lời mẹ dặn trước lúc lâm chung rồi đấy. Con còn có ước mơ
sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cứu người nữa. Con mong sẽ
không ai bị bệnh, không ai mất mẹ để bao trẻ em khác sẽ không phải chịu
nhiều khổ đau như con". Bình tĩnh sống, làm chỗ dựa cho bà nội
Nói
về cuộc sống hiện tại của hai bà cháu, bà Sửu vui mừng khoe, suốt từ
năm học lớp 1 đến nay, Kiều Anh luôn là học sinh giỏi của trường. Em
được đánh giá là một học sinh ngoan, năng động, mạnh mẽ và học giỏi đều
các môn.
Hằng ngày, Kiều Anh đi học, tới buổi lại về phụ giúp bà
nội cơm nước, giặt giũ, chăn nuôi vịt gà. Hai bà cháu lại thui thủi bên
bữa cơm đạm bạc.
Vì sức khỏe yếu nên bà Sửu không thể ra đồng,
thu nhập của hai bà cháu phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp hằng
tháng của Nhà nước giành cho trẻ mồ côi và sự hỗ trợ của bà con lối
xóm..
"Em
thèm được như các bạn, thèm được gọi tiếng cha, tiếng mẹ; được cha mẹ
đưa đi học, đi chơi; được ăn những bữa cơm ấm cúng bên gia đình, được
cha mẹ chăm sóc, dỗ dành mỗi khi bị ốm… những điều này đối với em sao
quá xa vời. Mỗi lần có chuyện buồn hoặc khó khăn là em lại
nghĩ đến lời bà nói, số phận em không giống như các bạn nên phải cố gắng
gấp đôi, gấp 3 lần để vượt qua, phải mạnh mẻ, tự tin và suy nghĩ chín
chắn mới có thể sống tốt trên đời. Có như vậy mới làm bà
vui, cha mẹ dưới suối vàng sẽ yên lòng nhắm mắt. Nhớ những lời bà dặn em
lại càng có thêm nghị lực để phấn đấu" - cô bé tâm sự.
Chia
tay cô nữ sinh mồ côi, ngước nhìn lại vẫn thấy em đứng trước hiên nhà
ôm chặt bà nội già yếu như ngọn đèn trước gió. Kiều Anh nhoẻn miệng
cười, nói với theo: "Em thấy mừng cho những ai đang còn cha mẹ bên cạnh. Họ là những người hạnh phúc và xin hãy trân trọng hạnh phúc đó. Còn
cha mẹ em dù đã ở bên kia thế giới nhưng em biết cha mẹ vẫn đang từng
ngày dõi theo em. Em hứa sẽ sống thật tốt để cha mẹ được yên lòng".
theo Trí Thức Trẻ
Xót cảnh cô bé không cha, mồ côi mẹ sống quạnh hiu nơi góc làng: 'Tết này không có mẹ em đâu còn niềm vui!'
12/02/2018 17:02
Ngày mẹ Phượng mất, họ hàng xin được nhà chùa chiếc
hòm gỗ cho mẹ em nằm xuống. Suốt 3 tháng qua, em vẫn chưa nguôi nỗi nhớ
mẹ. Không dám sống một mình trong căn nhà vắng, tối đến em thắp cho mẹ
nén nhang rồi lặng lẽ sang nhà người chị họ ngủ nhờ. Tết năm nay là cái
Tết buồn thảm nhất của em…
Không
được may mắn như những người bạn khác, cô bé Trần Thị Bích Phượng (16
tuổi) sống tại thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận)
từ khi sinh ra đã không biết mặt cha. Mẹ em, cô Trần Thị Nga chấp nhận
sống cảnh mẹ đơn thân nhiều điều tiếng ở vùng quê nghèo, một mình nuôi
con ăn học. Hai mẹ con em sống trong căn nhà nhỏ xập xệ ở tận cuối làng.
Vốn
là cô bé thông minh, suốt 9 năm liền Phượng đạt danh hiệu học sinh giỏi
và là thành viên của đội tuyển thi học sinh giỏi môn Hóa. Học kì 1 năm
lớp 10, học lực em chỉ xếp loại khá vì biến cố lớn: Mẹ qua đời vì căn
bệnh ung thư.
“Giữa năm 2016, mẹ
em đi khám về mới biết bị ung thư vú. Mẹ buồn lắm, ngồi khóc hoài. Sau
đó bệnh tình mẹ em nặng dần. Mẹ trải qua 6 lần vào thuốc, 1 lần phẫu
thuật, 1 lần xạ trị. Lần nào cũng một mình mẹ đi vào Sài Gòn rồi về. Lần
làm phẫu thuật và xạ trị mẹ yếu quá nên em xin mẹ cho đi theo. Sau đó
về nhà mẹ bị liệt nửa người, chỉ nằm trên giường. Mẹ mất lúc em đang đi
học nên không kịp nhìn mẹ lần cuối…” – Phượng gạt nước mắt chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình.
Mẹ qua đời khiến Phượng bị sốc nặng trong thời gian dài - Ảnh: Minh Cát
Những
ngày mẹ nằm liệt giường, Phượng vừa chăm mẹ, vừa đi học. Một buổi sáng
của em bắt đầu bằng việc mua đồ ăn sáng cho mẹ ăn, lau người cho mẹ, nhờ
các dì và mợ trông mẹ giúp rồi chạy vội đến trường.
Cô Nguyễn Thị Huyền – mợ Phượng chia sẻ: “Phượng
rất có hiếu với mẹ và học rất giỏi. Mẹ đổ bệnh một tay con bé chăm sóc.
Việc gì nó cũng làm được hết. Còn nhỏ chưa thể tắm được cho mẹ nên mới
nhờ đến mấy dì và mợ giúp đỡ”.
Thương cháu gái mồ côi, cô Huyền vẫn hay chạy sang xem tình hình cháu hàng ngày - Ảnh: Minh Cát
“Con
bé sinh ra không biết mặt cha. Mà chắc cha nó cũng không biết đến sự
tồn tại của nó. Chỉ có hai mẹ con bé Phượng sống với nhau. Ngày mẹ
Phượng đổ bệnh trong nhà không còn gì giá trị nên mới bán xe để chờ lo
liệu ma chay. Em gái tôi đi mà không yên lòng, không nói được nên lúc
nào cũng nhìn con ú ớ vài câu rồi chảy nước mắt. Ngày đám tang trong nhà
không còn tiền, gia đình mới xin được chiếc hòm của nhà chùa cho nó yên nghỉ…” – cô Trần Thị Tư, dì ruột Phượng ngậm ngùi.
Mãi cho đến lúc dì Tư và những người họ hàng khác hứa sẽ chăm sóc Phượng, mẹ em mới thanh thản ra đi - Ảnh: Minh Cát
Một
ngày tháng 11/2017, không kịp chờ con gái đi học về, mẹ Phượng trút hơi
thở cuối cùng, hưởng thọ 45 tuổi. Phượng bỗng chốc trở thành cô bé
không cha, mồ côi mẹ ở tuổi 16.
Tương lai mịt mờ
Trong
khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị cho ngày Tết thì Phượng vẫn
chỉ lầm lũi lau dọn bàn thờ mẹ, quét dọn nhà cửa rồi ngồi thở dài, nhìn
xa xăm.
“Mẹ mất rồi em đâu còn gì nữa. Tết này không có mẹ em đâu còn niềm vui!” – Phượng òa khóc.
Một mình trong gian nhà vắng, Phượng không thiết tha làm gì khi Tết sắp đến - Ảnh: Minh Cát
Vốn
là cô bé học giỏi đều các môn, có niềm say mê đặc biệt với môn Hóa song
cú sốc quá nặng khiến tinh thần em bị ảnh hưởng nặng nề.
Cô Nguyễn Thị Như Huệ - Giáo viên chủ nhiệm của Phượng cho biết: “Phượng
ở lớp là cô học trò ngoan, nghe lời và học lực rất tốt. Từ ngày mẹ mất,
em lầm lì ít nói hơn xưa. Nhà trường và tập thể lớp cũng đã liên tục
hỏi thăm động viên em vượt qua giai đoạn này. Em thuộc diện hộ nghèo nên
nhà trường cũng tạo điều kiện tối đa. Chỉ mong em sớm nguôi ngoai nỗi
đau”.
Nhà trường và tập thể lớp luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến cô học trò nghèo mô côi mẹ nhưng học rất giỏi - Ảnh: Như Huệ
Giờ
đây, căn nhà chỉ có một mình em ở, sổ hộ khẩu chỉ duy nhất tên em. Xót
thương hoàn cảnh cháu gái mồ côi, những người dì ruột góp thêm mỗi người
một ít để em có tiền ăn học hàng ngày và mua cho em ít quần áo mới mặc
Tết.
“Hôm đám tang mọi người
thương tình cho con nhỏ ít tiền, đến nay còn dư ra gần mười triệu, tôi
để dành cho con nhỏ phòng thân. Mấy dì với cậu ai cũng nghèo. Nhà nông
làm lụng đâu được nhiêu tiền đâu cô. Phượng còn hai năm học cấp 3 rồi vô
Đại học, tương lai con bé không biết sẽ thế nào…” – cô Tư thở dài nhìn Phượng.
Cô Huyền góp lời: "Tuần
trước tôi có nằm mơ thấy mẹ bé Phượng về nhờ mang nó về nuôi đi. Mà nhà
tôi nghèo quá, nuôi 3 đứa con ăn học không đủ no nên không dám nhận
Phượng về nhà, sợ Phượng sẽ khổ".
Gia đình Phượng thuộc diện hộ nghèo của xã - Ảnh: Minh CátSổ hộ khẩu giờ chỉ còn duy nhất một mình em đứng tên - Ảnh: Minh Cát
Kể
từ ngày mẹ mất, tối nào họ hàng cũng cắt cử người sang ngủ với em. Sau
49 ngày, tối tối vì sợ ở một mình, em thắp cho mẹ nén nhang rồi sang nhà
người chị họ ngủ nhờ. Đến bữa cơm cũng ăn nhờ nhà chị họ. Sau đó em về
nhà với mẹ và chuẩn bị bài vở đến trường.
Nhìn di ảnh mẹ, Phượng kể: “Em
từng có khao khát gặp cha nhưng mẹ chưa bao giờ nói cho em nghe cha ở
đâu. Giờ mẹ cũng nằm xuống. Em không biết phải làm sao. Các dì nói em
không được khóc để mẹ thanh thản ra đi. Em không khóc nhưng em nhớ mẹ
quá! Em cũng phải ráng học cho mẹ yên lòng”.
Mọi đóng góp ủng hộ cô bé không cha, mồ côi mẹ, Quý độc giả vui lòng gửi về:
Em Trần Thị Bích Phượng
Địa chỉ: Thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Lớp 10C1 Trường THPT Lê Duẩn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Hoặc:
Chị Đào Thị Trang (Chị họ bé Phượng)
Điện thoại: 0949 406 381
Số tài khoản: 6151 00000 82221 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét