HIỆN THỰC KỲ ẢO 90

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lạ lùng Cặp vợ chồng ở Miền Tây có sở thích Đốt Nhà

Câu chuyện ngược đời ở một quốc gia khiến nhiều người kinh ngạc: Khi đi làm còn tốn tiền hơn ngồi ở nhà

Skye, Theo Helino 12:04 26/02/2018

Đó là sự thật đang diễn ra tại quốc gia Nam Mỹ Venezuela khi đồng tiền mất giá đã kéo theo nhiều hệ lụy trong xã hội và người dân luôn rơi vào tình cảnh túng thiếu cùng quẫn.

Tại Venezuela, việc tiền mất giá đã khiến việc đi làm của người dân còn tốn kém hơn việc ngồi ở nhà. Thay vì phải trả tiền cho phương tiện giao thông, quần áo, tiền ăn, nhiều nhân viên tại quốc gia này đã quyết định là nghỉ ở nhà - một giải pháp đơn giản nhất.
Câu chuyện này cũng tương tự với các sinh viên đại học khi nhiều người thấy rằng, việc đi học cũng không giúp họ kiếm nhiều tiền, mà còn tốn kém hơn ngồi ở nhà.
Tình hình này đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng tại Venezuela khi nhiều người đã quyết định không đi làm bởi vì cứ ra ngoài đường là họ mất tiền. "Bạn sẽ phải tiêu cả khoản lớn nếu ra ngoài", Hugo Santaromita, một người dẫn chương trình nổi tiếng phát biểu.
Câu chuyện ngược đời ở một quốc gia khiến nhiều người kinh ngạc: Khi đi làm còn tốn tiền hơn ngồi ở nhà - Ảnh 1.
Nhiều người đã quyết định nghỉ việc, bỏ làm ở Venezuela vì chi phí đi làm quá đắt.
 Ví dụ đơn giản như việc tiền vé xe bus có thể bằng với lương tháng của một người. Chính vì vậy, nhiều người Venezuela phải lựa chọn giữa việc đi làm để kiếm vài đồng bolivar một ngày, hay là dùng tiền đó để mua vài món hàng theo giá quy định của chính phủ.
Với nhiều người, bỏ công việc họ đang làm và tìm một việc làm thêm khác còn kiếm nhiều tiền hơn việc sử dụng tấm bằng đại học. Một số còn quyết định không tham gia bất cứ hoạt động sản xuất nào mà sống nhờ trợ cấp của chính phủ.
Thu nhập trung bình theo ngày tại Venezuela tương đương với khoảng 26,583 bolivar (0,13 USD) - đủ tiền mua một tách cà phê. Tại quốc gia này, mức lương tối thiểu ở Venezuela là 248.510 bolivar (khoảng 1,2 USD), trong khi giỏ hàng hóa cơ bản cho hộ gia đình tốn tới 123 USD một tháng (tương đương với khoảng gần 3 triệu).
Câu chuyện ngược đời ở một quốc gia khiến nhiều người kinh ngạc: Khi đi làm còn tốn tiền hơn ngồi ở nhà - Ảnh 2.
Thu nhập trung bình theo ngày tại Venezuela tương đương với khoảng 26,583 bolivar (0,13 USD) - đủ tiền mua một tách cà phê.
 "Tôi quyết định nghỉ giảng dạy tại trường đại học. Lương của tôi thì rất thấp mà phương tiện giao thông công cộng lại quá đắt đỏ. Học sinh còn không buồn đến học cơ", Andrea Vargas, một giảng viên đại học trả lời phỏng vấn. 
Trong một dòng Tweet trên Twitter, sinh viên đại học phát biểu: "Tại UCV (Central University of Venezuela), tôi nghe sinh viên nói rằng: Tôi muốn tốt nghiệp thật nhanh rồi đi di cư" thay vì nói "Tôi muốn tốt nghiệp rồi tìm một công ty tốt để làm". Quả là đáng buồn khi đất nước có vẻ như đang chảy máu, không phải vì hết tiền mà bởi những thanh thiếu niên được coi là tương lai của Venezuela".
Câu chuyện ngược đời ở một quốc gia khiến nhiều người kinh ngạc: Khi đi làm còn tốn tiền hơn ngồi ở nhà - Ảnh 3.
Tại quốc gia này, mức lương tối thiểu ở Venezuela là 248.510 bolivar (khoảng 1,2 USD), trong khi giỏ hàng hóa cơ bản cho một hộ gia đình ngốn tới 123 USD một tháng.
 "Tôi không có đủ tự tin để thuyết phục mọi người tiếp tục việc học trong tình thế này. Kỳ học vừa qua, tôi đã chứng kiến nhiều học sinh bỏ học bởi vì họ đói, hoặc họ không có tiền để đi lại. Số khác bỏ học vì họ muốn đi tìm cuộc sống riêng cho mình hoặc tìm việc để có thể sống sót. Tôi thuyết phục họ làm sao được?".
Andrea Rondón, một sinh viên 19 tuổi cho biết cô sẽ bỏ việc học của mình vì Andrea biết là mình cũng không hoàn thành được. "Nếu mọi thứ tiếp tục diễn ra như này, tôi sẽ phải đi tìm một con đường khác cho mình với cuộc sống bình thường. Tôi phải bỏ rất nhiều tiền cho chi phí đi lại để học đại học và nhiều khi giáo viên còn không xuất hiện. Tôi chỉ muốn tiết kiệm tiền và làm việc chăm chỉ nhất có thể".

Kỳ lạ bài cáo phó "ngược đời" cho người cha quá cố

Dân trí Một người khi từ giã cuộc sống thường được tiếc thương vì những gì họ đã để lại cõi đời, nhưng với trường hợp của người đàn ông 74 tuổi ở Texas (Mỹ) thì hoàn toàn ngược lại.


Leslie Ray Charping qua đời hồi cuối tháng 1/2017 vì bệnh ung thư, và bản cáo phó mà cô con gái viết cho ông này khiến nhiều người kinh ngạc.
Mở đầu bản cáo phó, như mọi bản cáo phó khác, ghi: Leslie - hay còn gọi là "Popeye" - sinh tháng 11 năm 1942 và qua đời vào tháng trước. Sự kỳ dị của bản cáo phó nằm ở những thông tin tiếp theo:
"Leslie qua đời vào 30/1/2017, dài hơn được kỳ vọng những 29 năm và dài hơn rất nhiều so với ông đáng được hưởng... Ông ra đi để lại 2 đứa con được giải thoát - con trai Leslie Roy Charping và con gái Shiela Smith - cùng 6 đứa cháu và vô số nạn nhân khác bao gồm vợ, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, bác sĩ, y tá và cả những người lạ ngẫu nhiên gặp gỡ".
Tiếp theo, bản cáo phó viết, Leslie sẽ được tưởng nhớ "chỉ vì những gì ông ấy chưa từng làm - là một người chồng, người cha đầy yêu thương và một người bạn tốt.
Sẽ không có đám tang nào được tổ chức và không lời cầu nguyện nào cho sự yên nghỉ vĩnh hằng, không lời tiếc thương đến gia đình người đã khuất...
... Leslie qua đời là minh chứng cho việc cái xấu xa cuối cùng rồi sẽ chết và hy vọng sẽ mở ra quãng thời gian an toàn, chữa lành vết thương cho tất cả".
Theo nguồn tin từ ABC, người phụ nữ viết bản cáo phó này không tiết lộ danh tính và đăng nó trên Eyewitness News.
"Tôi viết cáo phó cho bố, tôi yêu ông ấy vì ông ấy là cha tôi và nếu ông ấy là một người cha tốt thì việc ông qua đời đã chẳng có chút khó khăn nào. Là một người "ghét kẻ nói dối", tôi tin rằng đến cha tôi cũng mong được nghe nói thật. Tôi xin lỗi tới những ai đã bị cha gây cho đau khổ, thật không phải nếu nói về ông ấy khác đi so với con người thật của ông. Cáo phó này được viết để chúng ta gần nhau hơn, bởi không nói về bạo lực gia đình thì không đuổi nó đi được! Cảm ơn những người đã gửi đến chúng tôi lời chia buồn chân thành, sự thấu hiểu và những lời cầu nguyện. Tôi cảm thấy hạnh phúc cho những người đơn giản là không hiểu chuyện này, bởi điều đó có nghĩa là họ có một người cha/mẹ tốt - hãy trân trọng những gì bạn có.
Cho dù tôi đánh giá cao sự quan tâm của mọi người, sẽ tốt hơn nếu sự quan tâm này được dành cho quãng đời thơ ấu của tôi. Với những người đang độc ác, hãy nhớ bạn hiện giờ giống cha tôi và tôi sẽ thật vui mừng nếu một ngày nào đó được viết cáo phó cho bạn", người phụ nữ giấu tên bày tỏ.
Huyền Anh
Theo Mirror

Cặp đôi sống cùng nhà nhưng cả đời không làm vợ chồng

Mấy mươi năm chung sống, cụ Cầu không cho cụ Diệu chạm vào người mình. Một ngày đầu tháng 2/2016, cụ bà mới được phá lệ một lần duy nhất trong cuộc đời, đó là khi cụ tận tay tắm rửa, thay quần áo cho ông, để ông ra đi mãi mãi.
Từ ngày cụ ông mất đi, cụ Diệu đầu óc không còn tỉnh táo, chỉ ngày ngày làm bạn với những con chó
Ở thôn Hội Phú, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, người dân đã quen với hình ảnh cụ bà Nguyễn Thị Diệu (SN 1930) lưng còng tới gối nhưng vẫn tỉnh táo, nói cười rổn rảng, còn cụ ông Trần Văn Cầu (SN 1915), 2 mắt đã mù, ngồi đầu hè lấy tay xoa đầu mấy chú chó.
Đã 8 tháng nay, cụ ông về với cát bụi, nỗi đau đớn mất đi người bạn đời cùng chung sống khiến cụ bà suy sụp, đầu óc lú lẫn, không thể tự lo được cuộc sống cho mình nữa.
Không ai nghĩ, mấy chục năm trôi qua, từ lúc căn nhà mái lá bao phen đổ sụp, được Nhà nước và người dân hỗ trợ xây căn nhà tình thương, thì 2 con người ấy vẫn chung sống với nhau như vợ chồng nhưng với thứ tình cảm trong veo. Mấy mươi năm chung sống, cụ Cầu không cho cụ Diệu chạm vào người.
Những ký ức về cố hương và người thân với cụ ngày càng mờ nhạt và xa vời
Cụ Diệu quê ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế), lên 10 tuổi cụ đã đi ở đợ cho người ta, 17 tuổi, Diệu lấy chồng rồi vào Nam sống. Năm mới 25 tuổi, chồng mất, để lại cho cụ 2 đứa con, 1 trai 1 gái. Chiến tranh loạn lạc, 2 đứa con được anh ruột chồng đem về nuôi. Năm 1967, cụ tìm gặp 2 con, nhưng hoàn cảnh lúc đó cơ cực quá, mẹ con không thể đoàn tụ. Cụ lang bạt khắp nơi kiếm sống qua ngày rồi trôi dạt đến vùng đất này.
Sau ngày hòa bình lập lại, cụ Diệu theo chủ thầu làm phụ hồ cho công trình hồ chứa nước. Ở đây, cụ Diệu gặp cụ Cầu làm công nhân bốc vác. Cụ Cầu sinh ra ở thôn Kim Sơn (xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, Bình Định). Hồi trẻ ông Cầu đẹp trai phong độ. Khi ông chuẩn bị lấy một cô gái trong làng, thì ông bị tai nạn và trở thành người tật nguyền từ đó. Một lần nghe lời nói từ chối của bà mẹ vợ tương lai, ông về nhà tự chặt đứt ngón tay út, thề sẽ ở vậy đến chết, không bao giờ lấy vợ.
Căn nhà tình thương của 2 cụ giờ cũng đã xuống cấp, hư hỏng
Công trình xây dựng kết thúc, tình cờ là cả ông Cầu và bà Diệu không biết đi về đâu, nên lúc đầu họ kết nghĩa anh em, rồi được chính quyền cho mảnh đất dựng căn nhà lá 2 gian, sống tạm qua ngày. Hơn 40 năm, hai mảnh đời bất hạnh này no đói, ốm đau có nhau với cái nghĩa còn nặng hơn cả tình vợ chồng. Nhưng chỉ vì bị từ chối duyên 1 lần mà cụ ông sống lập dị đến tận cuối đời.
Với cụ Diệu lúc này, người đàn ông được coi là người thân duy nhất mất đi, cụ Diệu suy sụp, chới với, tinh thần bấn loạn suốt mấy tháng qua. Bà Đoàn Thị Dung, người hàng xóm cụ Diệu, tình nguyện hàng ngày giúp bữa ăn cho cụ bảo: “Hôm trước cụ Diệu nuôi 7 con chó, tôi thấy đông quá sợ cụ nuôi không nổi nên vờ xin 1 con, nhưng cụ không cho, bảo là để bầu bạn cho vui. Khổ vậy đó, tuổi già lầm lũi một mình, không người thân thích, chỉ làm bạn với mấy con chó rồi nhang khói cho cụ ông”.
Theo bà Dung, nhiều năm qua, khi tuổi xế đời chiều, biết mình sống nay chết mai, 2 cụ có một nguyện vọng đó là muốn trước lúc mất được về lại nguồn cội. Tuy nhiên, với cụ Diệu, đến bây giờ ký ức về gia đình, quê hương cũng chỉ là những thông tin rời rạc. "Cụ chỉ nói với tôi bố tên Nguyễn Văn Thơm, mẹ tên Bứa, chị ruột tên Xoa, một em ruột tên Vạt"- bà Dung cho biết.
Những bước đi nặng nhọc của cụ Diệu khi không còn người bạn đời và cũng là người thân duy nhất ở bên cạnh
Bao nhiêu lần bà Dung nhờ người dân dò hỏi tin tức về người thân ở quê cụ Diệu nhưng không được. Đến lúc này, cụ Diệu không còn dám nghĩ đến chuyện về lại cố hương. Cụ ông đã nằm lại đất này, cụ Diệu không muốn để hương hồn cụ ông một mình lạnh lẽo.
Nhuận Kiệt

Nghệ An: Đôi vợ chồng sống như thời “nguyên thủy” giữa cánh đồng

Ngọc Tú |
Nghệ An: Đôi vợ chồng sống như thời “nguyên thủy” giữa cánh đồng

Suốt 40 năm qua, vợ chồng ông Đức sống biệt lập tại "căn nhà" giữa cánh đồng hoang. Không giao lưu, không điện... ông bà như sống trong thời “nguyên thủy”.

Hai vợ chồng “lập dị” mà chúng tôi muốn nói đến là ông Lê Viết Đức và bà Trần Thị Quy ở cánh đồng xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên, Nghệ An).
Cặp vợ chồng “lập dị” mà chúng tôi muốn nói đến là ông Lê Viết Đức và bà Trần Thị Quy. Hiện nay vợ chồng ông Đức đang sống tại cánh đồng xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên, Nghệ An).
Nơi trú ngụ của ông Đức và vợ là căn nhà nhỏ khuất sau lùm tre giữa cánh đồng. Nhìn từ ngoài đường, không ai nghĩ, trong lùm cây này lại có người đang sinh sống.
Mặc dù chỉ nằm cách Quốc lộ 1A (đường tránh TP Vinh) chỉ hơn 100m, nhưng khi bước vào căn nhà, chúng tôi không khỏi giật mình bởi cảnh sống như thời “nguyên thủy” của đôi vợ chồng này.
Mặc dù chỉ nằm cách Quốc lộ 1A (đường tránh TP Vinh) chỉ hơn 100m, nhưng khi bước vào "căn nhà", chúng tôi không khỏi giật mình bởi cảnh sống như thời “nguyên thủy” của đôi vợ chồng này.
Căn nhà nhỏ lụp xụp có mái lợp pờ-rô xi măng, bốn phía được che chắn bằng những tấm phên tre cũ nát. Nếu không có lùm tre che chắn, có lẽ chỉ cần 1 cơn gió đến căn nhà cũng có thể đổ bất cứ lúc nào.
Căn nhà nhỏ lụp xụp có mái lợp pờ-rô xi măng, bốn phía được che chắn bằng những tấm phên tre cũ nát. Nếu không có lùm tre che chắn bên ngoài, có lẽ chỉ cần 1 cơn gió thổi đến căn nhà cũng có thể đổ bất cứ lúc nào.
Ông Đức năm nay đã ngoài 80 tuổi. Cách đây 2 năm, trong 1 lần trèo lên sửa nhà, ông bị ngã làm cánh tay phải bị thương. Do không có tiền điều trị nên giờ các ngón tay mang tật, co quắp lại và chỉ nằm 1 chỗ trên giường.
“Cách đây 40 năm, tui và chị gái ra ở đây. Khi đó bố mẹ mất lâu rồi, chỉ còn 2 chị em nương tựa vào nhau. Sau đó không lâu thì chị tui cũng mất. Giờ tui sống với vợ trong này”, ông Đức tâm sự.
“Cách đây 40 năm, tui và chị gái ra ở đây. Khi đó bố mẹ mất lâu rồi, chỉ còn 2 chị em nương tựa vào nhau. Sau đó không lâu thì chị tui cũng mất. Giờ tui sống với vợ trong này”, ông Đức tâm sự.
Ngày trước ông Đức sống 1 mình trong căn nhà giữa đồng này. Cách đây 20 năm, ông gặp bà Quy rồi 2 người về ở chung, xem nhau như vợ chồng.
Cánh tay ông Đức bị cơ quắp và người đau ốm nên hàng ngày ông chỉ nằm 1 chỗ trên chiếc giường chờ vợ mình phục vụ cơm nước, vệ sinh cá nhân.
Do ở ngoài nhà hoang nên ông Đức và bà Quy không làm đăng kí kết hôn, không sổ hộ khẩu. Thậm chí, ông bà cũng không có chứng minh nhân dân, không nhập tịch vào xã mà sống tự do không ai quản lý.
Do ở ngoài nhà hoang nên ông Đức và bà Quy không làm đăng kí kết hôn, không sổ hộ khẩu. Thậm chí, ông bà cũng không có chứng minh nhân dân, không nhập tịch vào xã mà sống tự do không ai quản lý.
Ngoài việc đi xin, bà Quy còn 1 mình bươn chải cấy hái với 3 sào ruộng. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng 2 ông bà luôn đùm bọc, chăm sóc lẫn nhau.
Ngoài việc đi xin, bà Quy còn 1 mình bươn chải cấy hái với 3 sào ruộng. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng 2 ông bà luôn đùm bọc, chăm sóc lẫn nhau.
Được biết, vợ chồng ông bà sinh được 1 đứa con gái. Nhưng hiện này, con gái ông bà bỏ học đi làm thuê ở trong TP Vinh. Lâu lắm rồi, ông bà cũng không gặp con mình.
Được biết, vợ chồng ông bà sinh được 1 đứa con gái. Nhưng hiện này, con gái ông bà bỏ học đi làm thuê ở trong TP Vinh. Lâu lắm rồi, ông bà cũng không gặp con mình.
Trong căn nhà của vợ chồng ông Đức không có gì đáng giá ngoài mấy chiếc nồi nấu cơm hàng ngày.
Trong căn nhà của vợ chồng ông Đức không có gì đáng giá ngoài mấy chiếc nồi nấu cơm hàng ngày và bộ bàn ghế nhựa đã cũ.
Không điện, không vật dụng hiện đại, đường vào chỉ nhờ vào bờ ruộng...40 năm qua, vợ chồng ông Đức sống như người “nguyên thủy”.
Không điện, không vật dụng hiện đại, đường vào chỉ nhờ vào bờ ruộng...40 năm qua, vợ chồng ông Đức sống như người “nguyên thủy”.
Bàn thờ để thờ cúng bố mẹ và chị gái trong căn nhà ông Đức.
Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Quốc Khế - Chủ tịch UBND xã Hưng Lợi, cho biết, trước đây, ông Đức ở TP Vinh. Sau này, ông chuyển sang khu đất trống của xã để ở từ đó đến nay.
Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Quốc Khế - Chủ tịch UBND xã Hưng Lợi, cho biết, trước đây, ông Đức ở TP Vinh. Sau này, ông chuyển sang khu đất trống của xã để ở từ đó đến nay.
“Xã nhiều lần đến mời ông Đức về làm thủ tục nhập hộ tịch, hộ khẩu nhưng ông Đức không chịu. Chúng tôi muốn đưa ông về xã để tiện bề quản lý và giúp đỡ nhưng cũng không được”, Chủ tịch UBND xã Hưng Lợi cho hay.
“Xã nhiều lần đến mời ông Đức về làm thủ tục nhập hộ tịch, hộ khẩu nhưng ông Đức không chịu. Chúng tôi muốn đưa ông về xã để tiện bề quản lý và giúp đỡ nhưng cũng không được”, Chủ tịch UBND xã Hưng Lợi cho hay.
theo Đại Lộ

"Chuyện vợ chồng" nói chẳng ai tin của cặp đôi "dị nhân trần truồng" ở bãi giữa sông Hồng

Thứ bảy, 25/06/2016 08:45
Gia đình "dị nhân" Nguyễn Tuấn Nghĩa (42 tuổi) sống trần như nhộng ở bãi giữa sông Hồng khiến nhiều người ngạc nhiên. Bản thân họ thì thấy cực kì hạnh phúc. Chuyện vợ chồng của cặp đôi "điên khùng" này cũng rất lạ và khiến người ta tò mò...
 
"Vợ nhặt" thời hiện đại
 
Anh Nguyễn Tuấn Nghĩa (1974) và Lê Thị Mùi (1964) từng được rất nhiều người biết đến qua những bức ảnh trần truồng về cuộc sống, sinh hoạt ngay bãi giữa sông Hồng. Cuộc sống không giống ai của gia đình “dị nhân”  cùng con gái là Nguyễn Đức Hạnh (7 tuổi), biệt lập với thế giới xô bồ và bụi bặm bên ngoài, không giấy khai sinh, hộ khẩu, không quần, không áo và cuộc sống với họ phơi phới, tự do như chim giữ rừng khiến nhiều người không giấu nổi ngạc nhiên.
 
Nếu ai từng gặp và trò chuyện với gia đình “dị nhân” này thì có thể thấy được cái khùng, cái điên, cái khác người của họ - nhưng theo một nghĩa nào đó, họ cũng rất hạnh phúc với lựa chọn của mình. Với cặp vợ chồng này thì cuộc sống tự do tự tại như thế mới là "thực tại, trần trụi và theo bản ngã của loài người."
 
gia đình dị nhân

Con gái Nguyễn Đức Hạnh (7 tuổi) có nước da đen nhẻm vì quanh năm không mặc áo như cha mẹ.  

Chị Lê Thị Mùi được biết đến với bộ ảnh của một nhiếp ảnh gia nước ngoài có tên “Mùi & Phả” ghi lại cuộc sống của hai mẹ con trần truồng ở bãi giữa sông Hồng năm 2007. Chị là gái phố cổ giữa Thủ đô thế nhưng cuộc sống không như mơ ước, người chồng chị nghiện ma túy rồi tử vong, để lại cho căn bệnh thế kỷ HIV cũng như bệnh ho hen và đứa con tên Phả. Từ khi chồng mất, cuộc sống của 2 mẹ con dường như rẽ sang hướng khác, chị trở nên điên dại, bất cần đời và mặc kệ những thứ xô bồ trong cuộc sống để làm những gì mình thích. Hai mẹ con sống trần truồng trên bãi giữa sông Hồng, chị ngày ngày nhặt rác, xin ăn nuôi con.
 
Anh Nghĩa cũng là trai phố với thân hình vạm vỡ, trắng trẻo, điển trai nhưng trí nhớ không bình thường. Anh không ngần ngại kể lại: “Năm 10 tuổi trong một lần đu tàu điện đã bị ngã và ảnh hưởng đến trí não. Từ đó nhiều người nói tôi hâm hấp, khùng điên và tâm tính thay đổi, thế nhưng bản thân tôi thấy mình là người minh mẫn, hiểu biết và am hiểu về đạo Phật”.
 
“Dị nhân” Trần Tuấn Nghĩa trước khi đến với chị Mùi đã trải qua 4 đời vợ và từng có nhà ở tử tế, thế nhưng tất cả những người vợ trước kia đều đã bỏ anh ra đi, để rồi đến năm 2006 anh gặp chị Mùi. Nói về vợ mình hiện tại, “dị nhân” cho biết: “Vợ tôi cũng là kẻ khùng điên, kẻ ăn mày, nhặt rác, tôi thấy thương nên rủ về sống chung. Mà lạ, rủ về phát là tôi đòi ngủ chung ấy thế mà đồng ý luôn, tôi cũng là con người mà vợ cũng là con người nên khi bén duyên cái là ngủ với nhau, đến với nhau cứ như ăn phải bùa mê thuốc lú”.
 
Thế rồi từ đêm “nhặt vợ” về ngủ chung ấy, chị Mùi bén hơi anh Nghĩa và 2 người chung sống với nhau. Nói thêm về cái khùng điên của mình, “dị nhân” tuyên bố: “Từ khi gặp Mùi thấy như dính với nhau và không thiết tha gì phía ngoài kia (tức cuộc sống – PV) nữa”. 
 
gia đình dị nhân
Chị Mùi dạo này sức khỏe yếu do bệnh hen nên không hay đi nhặt rác.

 
gia đình dị nhân
"Dị nhân" Nghĩa không ngần ngại "khoe" đã giúp chuyện chăn gối cho 30 người đàn bà.
 
Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, chị Mùi dù rất mệt do bệnh hen hành hạ nhưng vẫn nở nụ cười tươi rói khi nghe chồng bô bô khoe về tình yêu, chuyện "vợ nhặt" thời hiện đại và cả... chiến tích gối chăn. Họ tỏ vẻ tự hào vì đang được sống cùng nhau, làm chủ "đại bản doanh" gồm 4 túp lều 4 bề là chuối, có lối đi "độc đạo" ở bãi giữa sông Hồng, sống vui vầy cùng thiên nhiên, cây cỏ. 
 
Trong nhà gia đình “dị nhân” nuôi đến 13 con mèo, anh hồn nhiên kể: “Cách đây gần 1 năm tôi có nhặt được 1 con mèo cái về nuôi nấng, khi nó trưởng thành thế là tự đi tìm mèo đực rồi đẻ đến lứa thứ 2 và có được 12 con”.
 
Phả, đứa con riêng của chị Mùi hiện tại đã về ở với ông bà, riêng đứa con chung của chị và anh Nghĩa là Nguyễn Đức Hạnh (7 tuổi) đang sống cùng 2 vợ chồng trong túp lều ở sông Hồng. Em không đi học, cũng ở trần như cha mẹ, đầu trọc và da đen nhẻm vì cháy nắng, hồn nhiên vui chơi với đám bạn ở quanh sông Hồng và khi rảnh rỗi thì chơi với mèo hoặc chơi "đồ hàng" là những món quà được các tình nguyện viên mang tặng trong những đợt ghé thăm.
 
"Tôi thấy các bạn khổ quá vì phải sống "cuộc sống lồng chim"
 
Trước kia anh Nghĩa, chị Mùi sống tại một căn chung cư tại Văn Quán (Hà Đông), hàng ngày cả gia đình đạp xe ra bãi giữa sông Hồng để tắm. Thế nhưng được một thời gian thì thấy đường sá xa xôi, lại ngán cảnh phải sống gò bó, ép buộc chốn thị thành đông đúc, bon chen, nên họ đã bỏ hẳn căn chung cư ấy để dựng túp lều rách tại bãi giữa sông Hồng và sống với thiên nhiên, cây cỏ.
 
Theo “dị nhân” Nghĩa thì từ khi chuyển về bãi giữa sông Hồng bên túp lều rách nát ở vườn chuối thì bản thân như được sống lại với thiên nhiên, với cuộc sống thực tại và đó cũng là cuộc sống lý tưởng đối với cả gia đình.
 
Và, khi chuyển về đây chẳng ai trong gia đình mặc quần áo, họ cứ trần truồng, hồn nhiên và tự nhiên như con chim trong rừng mà chẳng cần phải che đậy hay ngại ngùng, xấu hổ.
 
gia đình dị nhân
Quanh vườn chuối có đến 4 túp lều như thế này và cũng là "đại bản doanh" của gia đình "dị nhân".
 
“Quần áo với chúng tôi là phù du bởi xét cho cùng quần áo cũng chỉ mặc vào để che đậy đi cái dục tính của con người, trong khi đó bất cứ ai cũng có nhu cầu, thậm chí nhiều người nhu cầu cao. Bản thân tôi thấy mình cứ như thế này là sướng nhất, khoái nhất”, “dị nhân” Nghĩa cười sảng khoái.
 
Chỉ vào bộ quần áo PV đang mặc trên người, “dị nhân” cười khẩy cho rằng: “Bản thân mình thấy các bạn khổ - quá khổ bởi mặc quần áo bức bí, nóng nực rồi phải lựa quần này, áo kia trong khi mình chả cần cái gì có phải sướng không”? Khi chúng tôi thắc mắc là sao anh chị không cho cháu mặc quần áo cho con thì “dị nhân” gạt phắt tay: “Ấy con chim sinh nở ra chúng được tự do bay nhảy, được húy sáo, được chuyền cành… chả sướng gấp vạn lần là nuôi nhốt chúng ở trong lồng đó hay sao. Con gái tôi nó quen với lối sống thế này rồi nên cứ để nó tự do chứ cứ ép buộc nó theo phép tắc do con người đưa ra là sai hoàn toàn”
 
Và cũng với quan điểm "tự do", "thoát xác", “dị nhân” cho rằng con cái lớn lên chẳng cần giấy khai sinh cho cháu hay hộ khẩu gì cả mà chỉ cần tình yêu thương, đùm bọc của cha mẹ. “Có học nhiều cũng thế, con người chúng ta sống rồi cũng chết đi, học nhiều cũng chỉ làm nô lệ cho cuộc sống công nghiệp, cuộc sống lồng chim. Thế nên cứ sống như thế này mới thích, mới đúng với bản chất”, "dị nhân" vẫn trung thành với quan điểm của mình.
 
gia đình dị nhân
Cổng vào "đại bản doanh" của gia đình "dị nhân".
 
Tuy nhiên, “dị nhân” cũng cho rằng thời gian này do nhiều người hàng xóm khuyên nhủ nên cũng đã bước đầu vận động vợ và con gái mặc quần áo. Còn bản thân "dị nhân" thì vẫn chọn cách trần truồng.
 
Chỉ tay về đứa con gái Nguyễn Đức Hạnh (7 tuổi) “dị nhân” khoe rằng: “7 tuổi nhưng lém lỉnh và tinh nghịch lắm, mà từ khi nó sinh ra chả đau ốm gì, chả sữa gì cứ thế lớn lên làm bạn với vườn chuối với sông nước và tự nhiên. Bản thân tôi thấy như thế lại hay, lại tự do cứ như các bạn, như những đứa trẻ khác phải sống một cuộc sống theo khuôn phép, phép tắc với quần quần áo áo thì quá khổ. Thật ra tôi thấy các bạn khổ quá vì phải sống trong cái lồng nuôi công nghiệp".
 
Dị nhân trần truồng bãi giữa sông Hồng:
Anh Nghĩa, chị Mùi cùng con gái vẫn tiếp tục sinh sống ở bãi giữa sông Hồng, mặc cho người đời dị nghị. Họ có cái lý cho sự lựa chọn của mình và thấy hài lòng, hạnh phúc vì điều đó.

“Dị nhân” vừa nói vừa phá lên cười, mắt long lanh nhìn vợ, nhìn con một cách âu yếm rồi tu một hơi dài bình sấu ngâm. Phải chăng, cuộc sống của gia đình “dị nhân” như thế là quá đủ, quá sung sướng. Họ có cái lý riêng, lựa chọn riêng của mình mà không mưu cầu một cuộc sống bon chen với dòng chảy công nghiệp như tất cả những người xung quanh. Điều chúng tôi lo lắng là tương lai của bé Hạnh khi không được đến trường, sống kiểu "lập dị" như cha mẹ. Như chuyên gia giáo dục - tâm lý Nguyễn Đức Hùng nhận định: 
 
"Người Việt mình cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ quên đi những hình ảnh về thời thơ ấu nhưng tất cả những gì xảy ra sẽ được ghi nhận vào tiềm thức của trẻ và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý đối với lứa tuổi dậy thì. Hiện tại cần để cháu Đức Hạnh phát triển bình thường như những đứa trẻ khác, đặc biệt vài năm nữa cháu sẽ trở thành thiếu nữ thì bắt buộc phải hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Càng để lâu thì khả năng hòa nhập càng khó. Ngoài ra, cháu phải được đi học, đến trường, vui chơi… Cháu bé không thể phát triển bình thường với cách sống biệt lập như thế được".
 
Theo Lê Bảo (aFamily.vn/Trí thức trẻ)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH