Phút giây cảnh giác 23
(ĐC sưu tầm trên NET)
PHÚT GIÂY CẢNH GIÁC ★ Gói thuốc lá - Tưởng như lòng tốt - Nhân viên mới
'Vạch mặt' những chiêu trò lừa đảo tinh vi khi mua hàng trên mạng
17/11/2016 08:38 GMT+7
Mua
sắm online có nhiều tiện ích nhưng cũng đầy rủi ro, dưới đây là những
kinh nghiệm giúp bạn không bao giờ bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng xã
hội.
Mặc dù rất tiện ích song dịch vụ bán hàng online cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy, nếu không cẩn thận người tiêu dùng sẽ rất dễ dàng bị lợi dụng.
Chiêu trò lừa đảo bán hàng qua mạng
Theo Vietnamnet cho biết, dưới đây là một số mánh lới lừa đảo mà bạn cần hết sức lưu tâm nếu không muốn trở thành nạn nhân.
Sản phẩm thật khác xa với sản phẩm rao bán
Mua bán hàng online giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian đi mua sắm, nhưng một trong những “tai nạn” thường gặp nhất khi mua hàng online đó là sản phẩm nhận được khác xa trong hình.
Không
ít những cửa hàng lấy cắp ảnh từ các trang web nước ngoài hoặc ảnh thật
của các shop khác để đưa ra chào hàng. Sau đó, họ đem bán cho khách
hàng loại 2, loại 3, hoặc hàng may gia công nhái theo hoàn toàn không
giống với những hình ảnh bạn đã được xem.
Mua phải hàng fake
Các sản phẩm thường hay bị lừa kiểu này thường là những sản phẩm được rao là “hàng xách tay” như hàng hiệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện thoại di động… Người mua thấy các sản phẩm được “cam kết” về chất lượng, giá lại chỉ bằng 2/3, thậm chí là một nửa so với nơi khác nên quyết định mua rất nhanh. Đến khi nhận hàng mới phát hiện ra thì đã quá muộn.
Nhận tiền cọc rồi… tháo chạy
Nhiều người bán hàng online còn có những chiêu giật tiền
của khách hàng vô cùng tinh vi, kín kẽ. Chiêu lừa đảo cơ bản nhất là
người bán yêu cầu người mua chuyển tiền trước rồi mới chuyển hàng sau.
Để lấy được tiền của khách hàng, những người bán này thường giảm giá sản
phẩm ở mức rất sốc, rồi giục người mua chuyển khoản trước để giữ hàng,
nếu không sẽ không mua được giá đó.
Thậm chí, chúng còn cử đồng bọn giả làm nhân viên dịch vụ giao hàng, gọi cho khách hàng xác nhận địa chỉ và thời gian giao hàng. Người mua thấy sản phẩm của mình sắp được giao, giá lại rẻ, sợ chậm chân sẽ mất "món hời" nên người mua đành vội vàng chuyển tiền và rồi đợi mòn mỏi mà không nhận được hàng.
Giả dạng cửa hàng và khách hàng
Tinh vi hơn là kiểu lừa đảo “hai mang”, lợi dụng các shop bán hàng thật để chiếm đoạt tài sản. Những kẻ lừa đảo sẽ giả dạng một shop bán hàng có thật, có uy tín trên thị trường và giả làm nhân viên bán hàng ở đó (bằng cách lập website giả hoặc facebook giả…) để liên hệ với khách hàng.
Khi khách hàng chọn mua được sản phẩm tại shop thật, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng chuyển tiền và cung cấp thông tin cho mình (như mã đơn hàng, mã giao dịch chuyển tiền, thông tin người nhận hàng…). Có thông tin trong tay, kẻ gian liền tới shop thật, mạo danh là khách hàng đã chuyển tiền, lấy hàng và “mất tích”, người mua đợi không thấy giao hàng, đến lúc hỏi ra thì đã không thể tìm được kẻ mạo danh.
Những kinh nghiệm tránh bị lừa đảo khi mua hàng trên mạng
Chọn cửa hàng uy tín và chất lượng
Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, khi mua hàng trên mạng xã hội người tiêu dùng nên chọn những cửa hàng có uy tín, được nhiều người biết như trang web chính hãng của sản phẩm, đại lý phân phối…
Ngoài ra, nếu có thời gian bạn nên trực tiếp đến cửa hàng để đảm bảo chất lượng và xem sản phẩm có phù hợp với mình không.
Chỉ trả tiền sau khi nhận và kiểm tra hàng
Đã có nhiều trường hợp không nhận được hàng sau khi đã thanh toán tiền trước cho những người bán hàng online. Để tránh bị lừa đảo người tiêu dùng nên chỉ thanh toán sau khi đã nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Đối với những cửa hàng uy tín và bắt buộc thanh toán trước bạn cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giao dịch, đồng thời tránh để lộ thông tin cá nhân cho những người mà chưa xác thực có đáng tin hay không biết được.
Quan sát giao diện Facebook
Hàng chục trang web có giao diện giả mạo Facebook được lập ra hàng ngày khiến bạn có thể dễ dàng sập bẫy nếu như không quan sát kỹ. Địa chỉ chuẩn của mạng xã hội Facebook luôn ở dạng:https://facebook.com hoặc https://www.facebook.com. Nếu địa chỉ truy cập bị đổi thành faecbook.com hay fecabook.com hãy cẩn thận, đó là bẫy của những kẻ lừa đảo.
(Theo Viet Q)
Mặc dù rất tiện ích song dịch vụ bán hàng online cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy, nếu không cẩn thận người tiêu dùng sẽ rất dễ dàng bị lợi dụng.
Chiêu trò lừa đảo bán hàng qua mạng
Theo Vietnamnet cho biết, dưới đây là một số mánh lới lừa đảo mà bạn cần hết sức lưu tâm nếu không muốn trở thành nạn nhân.
Sản phẩm thật khác xa với sản phẩm rao bán
Mua bán hàng online giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian đi mua sắm, nhưng một trong những “tai nạn” thường gặp nhất khi mua hàng online đó là sản phẩm nhận được khác xa trong hình.
Hình và hàng thật khác nhau một trời một vực. |
Mua phải hàng fake
Các sản phẩm thường hay bị lừa kiểu này thường là những sản phẩm được rao là “hàng xách tay” như hàng hiệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện thoại di động… Người mua thấy các sản phẩm được “cam kết” về chất lượng, giá lại chỉ bằng 2/3, thậm chí là một nửa so với nơi khác nên quyết định mua rất nhanh. Đến khi nhận hàng mới phát hiện ra thì đã quá muộn.
Các cửa hàng online thường sử dụng chiêu trò giảm giá để thu hút người mua. |
Thậm chí, chúng còn cử đồng bọn giả làm nhân viên dịch vụ giao hàng, gọi cho khách hàng xác nhận địa chỉ và thời gian giao hàng. Người mua thấy sản phẩm của mình sắp được giao, giá lại rẻ, sợ chậm chân sẽ mất "món hời" nên người mua đành vội vàng chuyển tiền và rồi đợi mòn mỏi mà không nhận được hàng.
Giả dạng cửa hàng và khách hàng
Tinh vi hơn là kiểu lừa đảo “hai mang”, lợi dụng các shop bán hàng thật để chiếm đoạt tài sản. Những kẻ lừa đảo sẽ giả dạng một shop bán hàng có thật, có uy tín trên thị trường và giả làm nhân viên bán hàng ở đó (bằng cách lập website giả hoặc facebook giả…) để liên hệ với khách hàng.
Khi khách hàng chọn mua được sản phẩm tại shop thật, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng chuyển tiền và cung cấp thông tin cho mình (như mã đơn hàng, mã giao dịch chuyển tiền, thông tin người nhận hàng…). Có thông tin trong tay, kẻ gian liền tới shop thật, mạo danh là khách hàng đã chuyển tiền, lấy hàng và “mất tích”, người mua đợi không thấy giao hàng, đến lúc hỏi ra thì đã không thể tìm được kẻ mạo danh.
Những kinh nghiệm tránh bị lừa đảo khi mua hàng trên mạng
Chọn cửa hàng uy tín và chất lượng
Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, khi mua hàng trên mạng xã hội người tiêu dùng nên chọn những cửa hàng có uy tín, được nhiều người biết như trang web chính hãng của sản phẩm, đại lý phân phối…
Ngoài ra, nếu có thời gian bạn nên trực tiếp đến cửa hàng để đảm bảo chất lượng và xem sản phẩm có phù hợp với mình không.
Chỉ trả tiền sau khi nhận và kiểm tra hàng
Đã có nhiều trường hợp không nhận được hàng sau khi đã thanh toán tiền trước cho những người bán hàng online. Để tránh bị lừa đảo người tiêu dùng nên chỉ thanh toán sau khi đã nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Đối với những cửa hàng uy tín và bắt buộc thanh toán trước bạn cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giao dịch, đồng thời tránh để lộ thông tin cá nhân cho những người mà chưa xác thực có đáng tin hay không biết được.
Quan sát giao diện Facebook
Hàng chục trang web có giao diện giả mạo Facebook được lập ra hàng ngày khiến bạn có thể dễ dàng sập bẫy nếu như không quan sát kỹ. Địa chỉ chuẩn của mạng xã hội Facebook luôn ở dạng:https://facebook.com hoặc https://www.facebook.com. Nếu địa chỉ truy cập bị đổi thành faecbook.com hay fecabook.com hãy cẩn thận, đó là bẫy của những kẻ lừa đảo.
(Theo Viet Q)
Chiêu lừa quá tinh vi, khiến các tiểu thương sành sỏi vẫn sập bẫy
GiadinhNet - Những ngày này, nhiều tiểu thương tại TP Vinh tìm đến trụ sở Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Nghệ An kêu cứu. Họ đã sa bẫy một băng lừa đảo chuyên nghiệp từ Bắc vào Nam vừa được cơ quan Công an tỉnh Nghệ An phá vỡ. Dù mất tiền, nhưng nhiều người trong số họ ngại ngùng khi kể lại quá trình sập bẫy của bản thân.
Đối tượng Ngô Thị Xuyên, Đoàn Văn Đạt. Ảnh: H.C
Dùng phần trăm hoa hồng để... nhử mồi
Bà Trần Thị H (SN 1967, trú tại phường
Hồng Sơn, TP Vinh) nghẹn ngào khi kể lại việc bản thân bị sập bẫy lừa
đảo một cách tinh vi. Theo bà H, thời gian vừa qua, bà được 2 nhân viên
tiếp thị xưng tên là Đạt và Xuyên đến xin dán tờ quảng cáo tại ki ốt của
gia đình, đồng thời cam kết nếu bán được hàng sẽ trích hoa hồng để cảm
ơn bà. Lúc đó bà H nghĩ đơn giản là không mất gì nên bà để cho họ dán
quảng cáo. Vài ngày sau, bà H thấy có 2 người khác đến ngó nghiêng,
nghiên cứu sản phẩm tại tờ quảng cáo và ngỏ ý muốn mua các sản phẩm này.
Khi bà H gọi vào số điện thoại mà 2 nhân viên tiếp thị đã để lại, có
người tự xưng là giám đốc công ty nghe máy, khoảng mấy phút sau thì có
nhân viên đến giao hàng.
Mấy ngày sau, lại có người tiếp tục đến
ki ốt của bà H đặt mua sản phẩm với số lượng lớn rồi để lại số điện
thoại và hẹn khi nào có hàng sẽ quay lại lấy, đồng thời đặt cọc một ít
tiền làm tin. Vài lần như vậy, bà H đã tin là thật nên gọi lại vào số
điện thoại ghi trên tờ quảng cáo để đặt mua hàng rồi bán lại lấy tiền
“hoa hồng” 20%.
Lần giao dịch cuối, bà H đã đưa cho nhóm
người bán sản phẩm số tiền lớn, nhưng sau đó bà gọi vào các số máy họ
để lại thì không liên lạc được. Biết mình bị lừa, bà H kiểm tra hàng đã
mua thì không có giá trị như quảng cáo, đem bán cũng không ai mua vì
hàng không rõ nguồn gốc. Cay đắng hơn, sau khi đem chuyện kể lại cho mấy
người bạn cùng kinh doanh, bà H mới hay họ cũng sập bẫy lừa tương tự.
Quá đau khổ vì bỗng dưng bị mất số tiền lớn, những tiểu thương này đã
trình báo sự việc đến cơ quan Công an tỉnh Nghệ An.
Bóc gỡ đường dây lừa đảo tinh vi
Trung tá Trần Hoa Kỳ - Đội trưởng Đội 5,
Phòng PC45, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, sau khi nhận được trình báo
của người dân, Công an tỉnh Nghệ An đã lập chuyên án mang bí số 815L để
đấu tranh, triệt xóa băng nhóm lừa đảo này. Trong quá trình phá án, lực
lượng làm nhiệm vụ nhận thấy hành vi lừa đảo của băng nhóm này hết sức
tinh vi, xuất hiện lần đầu theo hình thức vòng tròn khép kín, từ khâu
giới thiệu sản phẩm đến nhân viên công ty, giám đốc đều do người trong
băng nhóm thủ vai. Nhiều người bị lừa đảo, số tiền băng nhóm lừa đảo này
đã chiếm đoạt được là rất lớn.
Theo Công an tỉnh Nghệ An thì đến nay,
băng nhóm này đã bước đầu được làm rõ gồm 13 đối tượng do Ngô Thị Xuyên
(SN 1980, trú tại tỉnh Thanh Hóa) và Đoàn Văn Đạt (SN 1982, trú tại Hà
Nội) cầm đầu.
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, từ
tháng 4/2014 đến tháng 8/2015, băng nhóm này đã xuất hiện trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, đi giới thiệu sản phẩm rồi tiến hành lừa đảo chiếm đoạt
tài sản. Hai đối tượng Xuyên và Đạt chỉ đạo đàn em lên mạng Internet tìm
một số sản phẩm như: Nồi cơm điện, quạt điện, máy lọc nước, thuốc long
não, bột phòng ngừa dịch Ebola… rồi in hình vào tờ quảng cáo sản phẩm
của Công ty TNHH Hóa chất Á Đông (địa chỉ tại 119, đường số 17, phường
11, quận Gò Vấp, TPHCM). Các sản phẩm là đồ điện tử đều in đúng giá trên
thị trường, riêng đối với bột phòng ngừa dịch Ebola thì thực chất là
thuốc chống muỗi, thuốc long lão được bọn chúng mua với giá từ 7.000
-10.000 đồng/gói. Sau khi “hô biến” thành bột phòng ngừa dịch Ebola,
chúng báo giá là 120.000 đồng/gói. Tương tự, thuốc chống gián trên thị
trường khoảng 20.000 đồng/gói, chúng mua về rồi báo giá 250.000
đồng/gói.
Chuẩn bị xong số hàng hóa trên, các đối
tượng mang theo các tờ giới thiệu sản phẩm này đi giới thiệu hàng tại
quán hàng tạp hóa, đại lý để giới thiệu và xin được dán quảng cáo. Đồng
thời, chúng đề nghị với chủ quán, chủ đại lý xin được cắm biển quảng
cáo, mỗi tháng sẽ trả từ 200.000 đồng đến 5 triệu đồng tùy vào từng vị
trí, địa điểm.
Trước khi ra về, các đối tượng nhận
nhiệm vụ dán quảng cáo để lại số điện thoại và dặn chủ nhà, chủ quán bán
hàng là khi có người cần mua hàng thì liên hệ với số điện thoại trên sẽ
được trích hoa hồng từ 15 - 20%. Sau đó, Xuyến và Đạt đóng giả khách
hàng đến tại các địa điểm đã dán tờ rơi, tự giới thiệu là người nhà của
cán bộ sở y tế địa phương, hoặc người nhà giám đốc bệnh viện trên địa
bàn. Làm ra vẻ bất ngờ khi thấy thuốc long não và bột chống dịch Ebola
được giới thiệu trên catalog giá rẻ hơn nhiều so với mua ở Hà Nội, bọn
chúng sẽ đặt cọc ít tiền và nhờ chủ cửa hàng gọi điện lấy hàng giúp.
Vì ham tiền hoa hồng nên nhiều người đã
gọi đến số điện thoại trên tờ quảng cáo để đặt hàng. Lúc này sẽ có một
đối tượng trong nhóm tự xưng là giám đốc công ty và nói sẽ cho nhân viên
mang hàng tới. Khi các đối tượng mang “hàng lởm” đến cho chủ cửa hàng
thì Xuyên hoặc Đạt báo là đang bận đi họp và nhờ chủ cửa hàng đặt thêm
số lượng hàng lớn. Số phần trăm hoa hồng lớn đã khiến các chủ cửa hàng
“mờ mắt”, rút tiền túi ra mua thêm hàng để chờ Xuyên và Đạt đến. Nhưng 2
đối tượng này đã mất hút.
Được biết, bước đầu xác định được là
băng nhóm này đã tiến hành lừa đảo tại các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Nghệ An. Nhiều đối tượng khác trong đường dây lừa đảo
này đang bị lực lượng phá án truy bắt.
Theo những nạn nhân kể lại thì nhóm lừa
đảo này đã rất sòng phẳng khi trích ngay 20% hoa hồng cho chủ cửa hàng
và giao hàng rồi ra về. Khi nghi ngờ bị lừa, họ kiểm tra hàng thì phát
hiện nó không có giá trị như quảng cáo, đem bán cũng không ai mua. Còn
các đối tượng khi nhận được tiền thì lập tức tắt máy, đổi sim rồi về
khách sạn chia nhau tiền tiêu xài.
T. Thành - H. Châu/Báo Gia đình & Xã hội
5 chiêu trò lừa đảo qua điện thoại bạn cần phải biết
Những chiêu trò 'xưa như trái đất' nhưng vẫn khiến nhiều
người mắc bẫy đặc biệt là phụ nữ, người lớn tuổi. Có nạn nhân mất cả tỷ
đồng chỉ sau một cú điện thoại.
Thời
gian gần đây, các chiêu trò này bắt đầu bùng phát trở lại. Dưới đây là 5
chiêu trò lừa đảo qua điện thoại bạn nhất định phải đọc, đừng quên chia
sẻ lại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người phụ
nữ, người lớn tuổi.
Thông báo nợ cước điện thoại
'Không trả nợ sẽ phải đi tù". Ảnh minh họa
Kẻ
lừa đảo dạng này thường dùng hộp thư thoại hoặc gọi trực tiếp đến số cố
định để nhắc nợ cước với số tiền lớn, yêu cầu phải thanh toán ngay nếu
không sẽ tạm cắt dịch vụ, khởi kiện ra tòa.
Tinh vi hơn, chúng còn dùng đầu số bán hàng 18001166 của VNPT để dễ chiếm được lòng tin của khách hàng.
Đại
diện VNPT cảnh báo số 18001166 của VNPT là tổng đài bán hàng qua điện
thoại, chỉ tiếp nhận các cuộc gọi đến không bao giờ phát sinh các cuộc
gọi đi. Vì vậy, tất cả các cuộc gọi đến điện thoại cố định nhắc nợ cước
hiển thị số 18001166 đều là giả mạo.
Hãy báo ngay cho cơ quan công an khi có nghi ngờ. Không nên tự mình xử lý vì dễ sập bẫy lừa đảo của tội phạm.
Công an thông báo liên quan đến rửa tiền
Những
kẻ lừa đảo thường gọi điện thoại xưng danh là cán bộ công an, viện kiểm
sát, thông báo tới người dân rằng họ có liên quan đến đường dây mua bán
ma túy, rửa tiền lớn, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra.
Nếu không sẽ bị phạt tù.
Tinh vi hơn, chúng không cần xưng danh mà cho số điện thoại bảo nạn nhân gọi hỏi trực tiếp tổng đài 1080 để biết chúng là ai.
Thực
ra cả trường hợp này và thông báo nợ cước điện thoại, chúng đã sử dụng
phần mềm giả lập số điện thoại giống hệt số máy của các cơ quan chức
năng.
Tin lời, sợ phải đi tù, không ít người dân “nhẹ dạ”, thiếu hiểu biết đã sập bẫy.
Trường hợp này, người dân không cần suy nghĩ mà cúp máy ngay lập tức vì đây là thông tin lừa đảo.
“Thứ
nhất các công ty điện thoại chỉ gửi thư để thông báo nợ cước chứ không
sử dụng hộp thư thoại. Thứ hai, công an làm việc sẽ có thư mời ghi rõ
thời gian, địa điểm và người dân tới trực tiếp tại cơ quan, trụ sở công
an để làm việc. Thứ ba, công an không không bao giờ yêu cầu chuyển tiền
vào tài khoản cá nhân.”, Trung tá Lê Minh Lê, đội trưởng Đội Tổng hợp
Công an quận 3 khẳng định.
Người thân bị hại
Những
đối tượng này thường gọi điện đêm hôm thông báo người thân (vợ chồng,
con cái…) bị nạn, yêu cầu người nhà tới gấp. Địa điểm thông báo thường
là khu vực hẻo lánh, vắng người. Chúng sẽ mai phục sẵn để cướp tài sản.
Nếu
gặp trường hợp này, đầu tiên hãy gọi điện thoại ngay cho người thân và
những người quen của người thân đó. Trong trường hợp quá lo lắng cho
người thân mà không gọi điện được cho họ, hãy rủ thêm vài người nữa
cùng. Tuyệt đối không được cập nhật tình hình mình đi đến đâu rồi cho
bất kì ai.
Lừa trúng thưởng qua điện thoại
Một
ngày đẹp trời bạn bỗng dưng được thông báo qua tin nhắn Facebook, điện
thoại về việc trúng thưởng xe máy SH, điện thoại iPhone, tiền mặt hàng
trăm triệu đồng dù chẳng bao giờ tham gia chương trình quay số trúng
thưởng nào…Bạn chỉ phải gửi một khoản tiền trị giá khoảng 3 triệu đồng
tiền thuế hoặc thẻ cào điện thoại mệnh giá cao để nhận được phần thưởng.
Yên tâm, bạn bị lừa rồi đấy!
Hãy tham khảo
thông tin kỹ, từ nhiều nguồn (Internet, bạn bè, hỏi kĩ địa chỉ cơ quan
trao thưởng, địa chỉ trao…). Bạn có thể nhờ người quen sống gần địa chỉ
trên qua xác nhận xem công ty đó tồn tại hay không, thông tin khách hàng
trúng thưởng có tên mình không,… Thậm chí, chỉ vài thao tác đơn giản:
gõ số điện thoại, địa chỉ này lên, sẽ xuất hiện hàng loạt thông tin cảnh
báo lừa đảo trước đó. Tuyệt đối không tiến hành giao nộp tiền cho đối
tượng thông qua các hình thức nạp thẻ cào, chuyển tiền qua tài khoản
ngân hàng.
Tặng quà bị hải quan giữ
Nhóm người nước ngoài lừa đảo bị bắt tại TPHCM. Ảnh: Quốc Thắng.
Nhiều
nạn nhân sập bẫy vì chiêu trò cũ rích này. Chúng thường xưng danh là
người nước ngoài, đang định cư ở nước Anh, Mỹ tìm rồi làm quen, tán tỉnh
nhiều phụ nữ.
Sau một thời gian “yêu đương”,
chúng sẽ hào phóng đề nghị gửi tặng một thùng hàng trị giá hàng trăm
triệu đồng (bao gồm giày dép, túi xách, trang sức, điện thoại, iPad,
USD...).
Tiếp đó là một người Việt giả danh là
nhân viên chuyển phát của bưu điện trực tiếp gọi điện yêu cầu chuyển
tiền phí vào tài khoản ngân hàng để nhận hàng.
Cuối
cùng là màn yêu cầu đóng tiền phạt để nhận hàng với đủ lý do: thùng
hàng có tiền bị hải quan giữ…. Tin tưởng, các nạn nhân tiếp tục nộp tiền
để hy vọng lấy được hàng, ai dè sập bẫy: tiền mất, tình tan.
Ngày
31/7/2017, anh N.T.L (24 tuổi, Hậu Giang) nhận được cuộc điện thoại của
một phụ nữ yêu cầu anh thanh toán cước phí hơn 18 triệu đồng để nhận 01
thùng hàng từ Graham Bond (sống tại London, anh L quen qua mạng xã
hội).
Anh L đã đến ngân hàng BIDV trên địa bàn
quận 3 gửi tiền nhưng sau đó không nhận được hàng nên đến CAP8Q3 trình
báo. Qua truy xét, CAQ3 xác định Nguyễn Tuấn Anh (19 tuổi, P6Q11) là
người mở tài khoản tại ngân hàng BIDV cung cấp cho số đối tượng người
nước ngoài.
Ngày 15/9/2017, CAQ3 đã bắt được
Graham Bond tên thật là Okwudilichukwu Chinedu Timothy (27 tuổi, QT:
Nigeria, P. Tân Hưng Thuận Q12). Qua đấu tranh, Timothy đã khai nhận
cùng đồng bọn người Nigeria móc nối với đối tượng người Việt Nam để thực
hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc lên mạng
facebook kết bạn làm quen dụ dỗ về tình cảm và gửi quà để lừa đảo.
Timothy thừa nhận đã cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 94.000 USD và trên 01 tỷ đồng của các nạn nhân ở Việt Nam.
CA quận 3 đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Nhận xét
Đăng nhận xét