BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/35 (Kế sách thứ ba mươi lăm: LIÊN HOÀN KẾ )
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kế thứ 35:
LIÊN HOÀN KẾ
Liên hoàn kế nối lại cùng nhau
Lúc trước vừa dùng lại vẫn sau
Oán chuốc Điêu Thuyền muôn kiếp giận
Thù ôm Lã Bố vạn năm sầu
Quay vòng mắt xích như trời thẳm
Đảo lộn dây chuyền tựa biển sâu
Sách lược lưu truyền cho hậu thế
Liên hoàn kế nối lại cùng nhau
Kế thứ 35: LIÊN HOÀN KẾ
Yếu lĩnh:
“Khi đối đầu với cuộc chiến quan trọng, nên dùng nhiều kế phối hợp. Thiết lập các chuỗi chiến thuật với các hoàn cảnh khác nhau nhằm đạt được chiến lược cuối cùng. Như thế, dù một kế có không đạt thì vẫn còn có nhiều đường khác để tiến hành”
Liên hoàn kế là kế của các kế, muốn vận dụng được thành công cần có nội công thâm hậu, rèn luyện vững vàng chắc chắn ở từng chiêu thức, cân bằng cả nền tảng Cái biết, cái thấy, linh hoạt như nước chảy mây trôi.
Trong bài Thiết vị phu vi Tướng giả có câu:
“Bất động như Sơn Nhạc
Nan trắc như Âm Dương”
“Nan trắc” là khó dò tìm theo được một cách chính xác, khó như xác định thời điểm chuyển giao giữa âm và dương vậy. Sự linh hoạt của người sử dụng Liên hoàn kế ở chỗ, khi khởi đầu thiết lập chuỗi kế A, B, C…. nhưng khi thực hiện, lại như dòng nước, vấp tảng đá, lập tức linh hoạt đổi kế, uốn lượn theo dòng để đạt mục tiêu. Vì thế mà cần người sử dụng phải “Rộng lớn như trời đất, đầy đủ như kho tàng” như Gia Cát Lượng đã từng nói.
Có câu:
“Tướng đa binh chúng, bất khả dĩ địch, sử kỳ tự lụy, dĩ sát kỳ thế, tại sự trung cát, thừa thiên trùng dã”
Có nghĩa là:
Khi lực lượng quân địch lớn mạnh thì không nên đánh bạt mạng. Nên vận dụng mưu kế để làm cho bọn chúng tự hãm chân lại, làm yếu lực lượng của bọn chúng. Nếu chủ soái biết khéo léo vận dụng linh hoạt chuỗi mưu kế thì việc chiến thắng quân địch cũng giống như được thiên thần giúp vậy.
Kế thứ 35 này được chia thành 3 loại:
– Liên hoàn tung kế: chuỗi kế tung ra cùng một lúc để bổ trợ lẫn nhau
– Liên hoàn hoành kế: chuỗi kế tung ra nối tiếp nhau, kế này hoàn thành làm điều kiện để nảy sinh kế kia
– Liên hoàn tung hoành kế: nhóm kế nối tiếp nhóm kế
Chính sự phối hợp phức tạp như vậy mà Liên hoàn kế tạo ra vô số biến thiên, (nói theo ngôn ngữ toán học, đây là Tổ hợp xích ma của tổ hợp chập k của n với n = 36 và k biến thiên từ 1 tới 36 và có vòng lặp không giới hạn). Tức là tổ hợp của 36 kế đơn lẻ này khi phối hợp có thể tạo ra vô hạn cách sử dụng.
Ứng dụng của kế này thì nhìn đâu cũng thấy. Điển tích có thể xem Tam Quốc hồi thứ 47 (Hám Trạch Mật Dâng Thư Giả Hàng, Bàng Thống Khéo Dùng Liên Hoàn Kế).
#drdavidnguyen #binhphapungdung #chieuthucbgm
Kế thứ 35:
LIÊN HOÀN KẾ
Liên hoàn kế nối lại cùng nhau
Lúc trước vừa dùng lại vẫn sau
Oán chuốc Điêu Thuyền muôn kiếp giận
Thù ôm Lã Bố vạn năm sầu
Quay vòng mắt xích như trời thẳm
Đảo lộn dây chuyền tựa biển sâu
Sách lược lưu truyền cho hậu thế
Liên hoàn kế nối lại cùng nhau
36 kế - Kế Thứ 35: Liên hoàn kế
Yếu lĩnh:
“Khi đối đầu với cuộc chiến quan trọng, nên dùng nhiều kế phối hợp. Thiết lập các chuỗi chiến thuật với các hoàn cảnh khác nhau nhằm đạt được chiến lược cuối cùng. Như thế, dù một kế có không đạt thì vẫn còn có nhiều đường khác để tiến hành”
Liên hoàn kế là kế của các kế, muốn vận dụng được thành công cần có nội công thâm hậu, rèn luyện vững vàng chắc chắn ở từng chiêu thức, cân bằng cả nền tảng Cái biết, cái thấy, linh hoạt như nước chảy mây trôi.
Trong bài Thiết vị phu vi Tướng giả có câu:
“Bất động như Sơn Nhạc
Nan trắc như Âm Dương”
“Nan trắc” là khó dò tìm theo được một cách chính xác, khó như xác định thời điểm chuyển giao giữa âm và dương vậy. Sự linh hoạt của người sử dụng Liên hoàn kế ở chỗ, khi khởi đầu thiết lập chuỗi kế A, B, C…. nhưng khi thực hiện, lại như dòng nước, vấp tảng đá, lập tức linh hoạt đổi kế, uốn lượn theo dòng để đạt mục tiêu. Vì thế mà cần người sử dụng phải “Rộng lớn như trời đất, đầy đủ như kho tàng” như Gia Cát Lượng đã từng nói.
Có câu:
“Tướng đa binh chúng, bất khả dĩ địch, sử kỳ tự lụy, dĩ sát kỳ thế, tại sự trung cát, thừa thiên trùng dã”
Có nghĩa là:
Khi lực lượng quân địch lớn mạnh thì không nên đánh bạt mạng. Nên vận dụng mưu kế để làm cho bọn chúng tự hãm chân lại, làm yếu lực lượng của bọn chúng. Nếu chủ soái biết khéo léo vận dụng linh hoạt chuỗi mưu kế thì việc chiến thắng quân địch cũng giống như được thiên thần giúp vậy.
Kế thứ 35 này được chia thành 3 loại:
– Liên hoàn tung kế: chuỗi kế tung ra cùng một lúc để bổ trợ lẫn nhau
– Liên hoàn hoành kế: chuỗi kế tung ra nối tiếp nhau, kế này hoàn thành làm điều kiện để nảy sinh kế kia
– Liên hoàn tung hoành kế: nhóm kế nối tiếp nhóm kế
Chính sự phối hợp phức tạp như vậy mà Liên hoàn kế tạo ra vô số biến thiên, (nói theo ngôn ngữ toán học, đây là Tổ hợp xích ma của tổ hợp chập k của n với n = 36 và k biến thiên từ 1 tới 36 và có vòng lặp không giới hạn). Tức là tổ hợp của 36 kế đơn lẻ này khi phối hợp có thể tạo ra vô hạn cách sử dụng.
Ứng dụng của kế này thì nhìn đâu cũng thấy. Điển tích có thể xem Tam Quốc hồi thứ 47 (Hám Trạch Mật Dâng Thư Giả Hàng, Bàng Thống Khéo Dùng Liên Hoàn Kế).
#drdavidnguyen #binhphapungdung #chieuthucbgm
Trận đại chiến Xích Bích, máu nhuộm Trường Giang
Nhận xét
Đăng nhận xét