ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 90 (Lê Thị Riêng)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nữ Anh Hùng LÊ THỊ RIÊNG – Sự Ra Đi Anh Dũng Trong Tay VNCH Khiến Cả Thế Giới Nể Phục
Bà có bí danh Hai Liên, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Cha tham gia k/C Pháp rồi mất tích, mẹ mất sớm, bà được người chú ruột nuôi dưỡng. Bà được một nhà giáo hoạt động cách mạng giác ngộ và giới thiệu đi làm thợ dệt ở xưởng dệt Láng Tròn, bắt đầu tham gia cách mạng từ ngày đầu Cách mạng tháng Tám 1945.

Nữ Anh hùng Lê Thị Riêng - cái chết hóa thành bất tử

21:29 29/01/2018

Trên đường Hồng Bàng (Quận 5, TP Hồ Chí Minh) đoạn giáp vòng xoay Châu Văn Liêm trong hoa viên có một tấm bia lịch sử lưu dấu cho người đời về nơi kẻ thù đã xả súng thủ tiêu ba đồng chí là tù chính trị. Một vụ giết người man rợ và hèn nhát khiến lịch sử căm phẫn, lên án.

Những giây phút cuối hào hùng của chị Lê Thị Riêng

Nhung giay phut cuoi hao hung cua chi Le Thi Rieng
Chị Lê Thị Riêng
Trước những loạt đạn xối xả của kẻ thù, không chút suy nghĩ, chị Hai Riêng đã dũng cảm lấy thân mình làm lá chắn cho đồng đội.
Chiều mồng Hai Tết Mậu Thân, không khí trại giam rất căng thẳng. Bọn lính có vũ trang đi tuần tra liên tục quanh Tổng nha Cảnh sát, nơi đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị.
Ngọc Anh, anh Chín K bị giam mỗi người một xà lim ở trại A (Tổng nha cảnh sát). Một phòng giam rất chật hẹp sơn toàn màu đen. Các cửa phòng giam đóng kín mít không bịt nổi tiếng súng, tiếng lựu đạn bên ngoài vọng vào.
Địch nghiêm cấm không cho ai ra khỏi phòng. Lúc nào chúng cũng lăm lăm tay súng. Người tù cả ngày được ăn một chén cơm. Năm giờ chiều, xích khóa các cửa phòng kêu lẻng xẻng, kèm theo tiếng quát tháo dữ dằn:
- Đi ra!
Anh Chín K không khai báo gì. Anh bị địch tra tấn rất dã man, đốt cháy hết da thịt, lòi ống xương chân, băng bó cả năm vẫn còn rợn nước vàng, ướt hết bông băng. Chúng cõng anh ra xe. Ngọc Anh cũng bị đánh đau sau lần chống chào cờ ba que. Cô phải cố hết sức mới lê nổi hai chân lên phòng tiếp nhận. Có người hỏi theo:
- Đi đâu vậy?
- Không biết.
Trên phòng đã có Hai Riêng (chị Lê Thị Riêng – Trưởng ban Phụ vận Trung ương Cục miền Nam). Ngọc Anh nhận ra chị nhờ mớ tóc xoăn đằng trước và đôi mắt tình cảm của chị.
Ngọc Anh biết chị bị tra tấn dã man. Năm ngón tay bị đốt bằng đèn cày, đứt một lóng tay. Chị còn bị đánh toét hai bàn chân, mấy tháng mới đi lại được. Thấy người nữ thanh niên đi vào, chị nhìn cô trìu mến. Chúng đem còng đến còng riêng từng người, cấm nói chuyện. Chúng quát:
- Ai nhúc nhích, bắn liền.
Một chiếc xe loại nhỏ chở hàng có bao mắt lưới tiến sát đến thềm nhà. Bọn lính gác dàn súng ống bên ngoài và mở cửa xe. Chúng tháo cùm rồi bắt anh Chín K, Hai Riêng và Ngọc Anh lên xe.
Cả ba người ngồi phía sau. Hai tên cảnh sát cầm súng ngồi cạnh tài xế. Có thêm một chiếc xe chạy phía sau chĩa họng súng trung liên vào xe đi trước. Cả hai xe ra khỏi Tổng nha.
Ngọc Anh ngồi phía trước có thể quan sát được hướng xe chạy. Đang lúc giới nghiêm, tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ dữ. Đường phố vắng tanh. Xe chạy loanh quanh suốt buổi chiều qua nhiều đường phố Sài Gòn, bến Hàm Tử, thẳng đường vô Chợ Lớn. Anh Chín K nói nhỏ:
- Tình hình này chúng đưa mình đi là bất lợi.
Hai Riêng bình tĩnh nói:
- Đúng là bất lợi rồi nhưng không biết bất lợi đến đâu. Có thể lực lượng ta đã nổ súng tấn công. Chúng đang tìm cách ám hại mình. Ngọc Anh phải sẵn sàng đối phó, nghe em. Trong tình huống này, ta phải xứng đáng là những người Cộng sản.
Khoảng 7 giờ tối, chiếc xe chạy qua Chợ Lớn, dừng lại một chút. Cửa xe mở, lại thêm một số tù nhân bị bắt lên xe. Xe chạy ngược về phía Tổng nha Cảnh sát.
Đến Tổng nha Cảnh sát, chúng đưa tất cả về phòng giam, trừ 3 người. Mệt và khát, ba người uống nước bằng vỏ hộp sữa ghi gô. Bọn lính kéo nhau lên lầu bàn bạc. Mặt tên nào cũng căng thẳng, nhớn nhác. Xe vẫn đứng giữa sân.
Trời tối dần, tiếng lựu đạn nổ ngoài phố ngày càng tăng. Đến khuya, xe chuyển bánh, vẫn có chiếc xe sơn xanh gắn súng trung liên chạy phía sau. Anh Chín K dự đoán:
- Bên ngoài tấn công vô, bên trong bắn ra. Thế là nó sẽ tìm cách thủ tiêu mình một cách hợp pháp. Càng thất bại, chúng càng lồng lộn như thú dữ.
Anh quay lại, đôi mắt người lãnh đạo Công đoàn lấp lánh tính cảm. Anh cầm tay Ngọc Anh, hôn lên những chỗ cháy lang lổ vì bị đổ axít, dịu dàng nói:
- Chà, Ngọc Anh mới hai mươi tuổi, trẻ quá!
Anh lại cầm tay Hai Riêng, hôn lên ngón tay bị địch đốt cháy trụi, từng lóng xương được buộc ngoài bằng mấy miếng giẻ trắng. Hai Riêng và Ngọc Anh nhìn anh xúc động.
Trời tối, Ngọc Anh không nhìn rõ nét mặt anh nhưng qua giọng nói, cô biết anh nghĩ nhiều đến tuổi thanh niên. Cô thấy như được bàn tay âm ấm của anh truyền thêm nghị lực.
Chiếc xe có gắn súng trung liên vẫn chạy phía sau. Ba người thầm vĩnh biệt nhau. Âm mưu của địch đã rõ. Bọn cảnh sát ác ôn trang bị thêm súng máy, leo lên xe. Chúng hét:
- Đi thôi tụi bay.
Ngoài trời tối đen. Không gian vắng lặng, nặng nề. Hai Riêng nhắc Ngọc Anh:
- Em ngồi phía trước, coi chừng đường phố xem xe chạy ngả nào.
Trong giờ phút căng thẳng ấy, lời nói nhẹ nhàng, bình thản của chị đã làm Ngọc Anh vững tâm hơn. Xe bịt bùng chạy qua bến Hàm Tử, xuống Chợ Lớn. Anh Chín K, rồi Hai Riêng cất tiếng hát:
Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian/ Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…
Giọng Hai Riêng thanh trong hòa cùng giọng trầm trầm của anh Chín K. Ngọc Anh thấy sôi nổi khí thế như những ngày nào cùng sinh viên xuống đường biểu tình:
Đấu tranh này là trận cuối cùng/ Đoàn kết lại để ngày mai…
Xe đột nhiên dừng lại ở giữa sân bốt Bà Hòa. Lính cảnh sát đông đặc trong sân, tiếng lưỡi lê nghe lách cách. Cửa xe mở. Chúng bấm đèn pin soi vào mặt từng người.
Anh Chín K, Hai Riêng và Ngọc Anh bình thản ngồi im, không nhúc nhích. Mấy phút sau, chúng lệnh cho xe đi. Lần này, chiếc xe gắn súng trung liên vẫn bám sát. Trong xe lố nhố khoảng chục tên cảnh sát, trang bị súng lục, trung liên, tiểu liên.
Cả hai xe chạy thêm một lúc, quẹo ra đường Hồng Bàng, hướng về Sài Gòn. Vừa qua khỏi đường Tổng đốc Phương một đoạn thì có tiếng súng lục nổ đầu xe. Xe đột nhiên dừng lại. Xe có gắn súng trung liên dừng sau xe này chừng mươi mét. Bọn lính đi theo xe gọi nhau:
- Xuống, xuống, chúng mày ơi. Xuống hết, chạy nhanh.
Chúng sắp hàng sau xe và xả súng bắn vô xe trước. Tiếng đạn rít chéo trên đầu. Hai Riêng la to:
- Nằm xuống, nằm xuống.
Đạn bay vun vút như mưa. Trong xe chật quá. Hai Riêng nằm úp mặt xuống, đưa cả thân mình che chở cho Ngọc Anh. Súng vẫn ria mãi từ ngoài vào. Khói thuốc cay xè. Xung quanh xe tối đen. Hai Riêng và Ngọc Anh cùng hô to để đồng bào nghe:
- Đả đảo tàn sát!
Nhưng tiếng la bị chìm trong tiếng súng. Chúng vẫn tiếp tục bắn. Ngọc Anh cảm thấy ươn ướt một bên má và phía dưới vành tai. Giọng anh Chín thưa dần, yếu dần và tắt hẳn. Khói thuốc mù mịt trong xe, đắng cả họng. Bọn lính ngừng bắn. Hai Riêng ngẩng đầu dậy, gọi khẽ:
- Anh Chín ơi.
Không có tiếng trả lời. Có lẽ anh đã hy sinh. Ngọc Anh bị trúng đạn vào đùi, không còn sức để hô. Một mình Hai Riêng vẫn tiếp tục hô. Chị nghẹn ngào gọi:
- Ngọc Anh ơi, em có sao không.
- Em bị thương rồi.
Hai Riêng đạp cửa xe nhưng không nổi. Nghe tiếng động, bọn cảnh sát lại bắn tới tấp. Tiếng súng ngừng, Hai Riêng bật ngồi dậy trong tư thế hiên ngang, la to:
- Đả đảo khủng bố, đả đảo tàn sát.
- Hồ Chí Minh muôn năm.
Bốn năm tên mặc đồ lính vàng và một tên mặc sơ mi trắng, cầm súng trái khế chĩa sát gần chị. Hai Riêng lại hô:
- Hồ Chí Minh muôn năm!
Chúng kề súng vào lỗ hổng, bắn thẳng vào ngực chị. Ngọc Anh ngất đi. Khi cô tỉnh dậy thấy xung quanh yên lặng, đường phố vắng tanh. Từ xa vọng lại tiếng súng các lực lượng tiến công của ta.
Một lúc sau, Ngọc Anh mới nhận thấy Hai Riêng đang nằm đè lên mình, che chở cho cô. Chị đã hy sinh. Thân hình chị như chim đại bàng dang rộng đôi cánh, ấp ủ, cứu sống Ngọc Anh.
Ngọc Anh nhìn sang anh Chín K. Tay anh đang trong tư thế giơ lên. Cô cố gắng đỡ tay anh xuôi xuống nhưng không còn đủ sức. Ngọc Anh khóc không ra nước mắt:
- Thiếu anh, thiếu chị, một mình em chống đỡ sao đây.
Ngọc Anh nghĩ đội tự vệ lúc này chắc đang trong cuộc tổng tiến công. Đồng hồ gõ mười một tiếng. Có tiếng chân người trở lại. Ngọc Anh giả chết, nằm im. Cô nghe tiếng bọn chúng:
- Tụi nó chết hết rồi.
Chúng ria thêm một loạt ngắn nữa nhưng đạn bắn lần này không trúng. Có tiếng la lớn:
- Có lệnh ngừng bắn để bác sĩ lấy xác.
Mười phút sau, có tiếng máy xe hơi và ánh đèn pha rọi ánh. Một chiếc xe hồng thập tự đậu sát chiếc xe bịt bùng. Một tên cảnh sát mở cửa xe, khiêng xác anh Chín K ra, quăng anh sang xe bên kia. Bỗng chúng phát hiện Ngọc Anh còn sống. Người bác sĩ trong xe Hồng thập tự đem băng ca xuống, tự mình đỡ cô qua xe. Trong xe Hồng thập tự, Ngọc Anh không nhìn được Hai Riêng vì chị nằm phía bên kia. Cạnh Ngọc Anh là anh Chín K.
Xe nổ máy. Bác sĩ ngồi phía trước với tài xế. Hai tên cảnh sát nói chúng không có chỗ ngồi, nhất định đòi ngồi phía sau. Một tên ngồi dưới chân Ngọc Anh.
Khi xe chạy, cả hai tên lấy báng súng đập vào đầu Ngọc Anh. Nhưng nó ngồi dưới chân cô, mui xe lại quá thấp nên cú giáng xuống không mạnh. Nên cô mới không bị chúng đập chết.
Xe đậu trước nhà xác bệnh viện Chợ Quán. Người ta khiêng Ngọc Anh vô nhà thương tù. Mấy hôm sau, xe của Tổng nha Cảnh sát đến nhà thương Chợ Quán, đưa cô về lại Tổng nha.
Chị em tù biết Ngọc Anh vừa thoát chết, cõng cô vào chăm sóc. Nằm giữa các chị, Ngọc Anh lại nhớ hơi ấm Hai Riêng. Ngọc Anh như còn nghe tiếng hô của chị:
- Hồ Chí Minh muôn năm!
Vẫn còn như vẳng bên tai cô giọng ngâm thơ yêu đời của Hai Riêng trong trại giam nữ, đêm giao thừa Tết Mậu Thân năm ấy:
Roi điện, cùm tay tóe máu tươi/ Xà lim không thể khóa tay người/ Bừng bừng tiếng hát rung song sắt/ Tiếng hát bay xa lộng giữa trời
Khi Hai Riêng nằm che đạn cho Ngọc Anh, cô muốn rút khăn rằn đội đầu của chị làm kỷ niệm. Nhưng yếu sức, Ngọc Anh không rút nổi, đành lấy hai chiếc kẹp tóc trên đầu chị. Nhìn hai chiếc kẹp, Ngọc Anh lại khóc:
- Chị Hai ơi, em sẽ giữ mãi kỷ niệm về chị.
Những phút cuối cùng vừa qua đã gắn bó Ngọc Anh với Hai Riêng bằng một mối tình ruột thịt.
Nguyệt Tú
Việt Báo (Theo_Tiền Phong )

Tiểu đoàn Biệt động Sài Gòn mang tên Lê Thị Riêng

Thứ Năm, 22/09/2011, 21:21:00
 

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Biệt động Lê Thị Riêng gặp lại nhau sau ngày độc lập
Cách đây 43 năm, ngày 8-3-1968, nhân Ngày quốc tế Phụ nữ, Khu ủy Sài Gòn - Gia Ðịnh và Bộ Tư lệnh Biệt động Sài Gòn quyết định thành lập một tiểu đoàn biệt động nữ, am hiểu và chuyên hoạt động sâu vào nội đô Sài Gòn để nắm tình hình, tiến công khi có thời cơ đến, gọi tên là tiểu đoàn Lê Thị Riêng.
Quân số của tiểu đoàn chủ yếu là nữ, chỉ có một số ít chiến sĩ biệt động là nam đã hoạt động trong nội đô lâu ngày, do  một đảng viên trung kiên vừa mới 21 tuổi, tên chị là Ðào Thị Hồng Nga làm Tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn tập trung nhiều chị em từng chiến đấu, am hiểu địa bàn, thông thạo từng con phố, hẻm ra vào; đã từng vào sống ra chết với bà con nội đô, nên rất am hiểu các vùng của Sài Gòn và Chợ Lớn.
Chị Ðào Thị Hồng Nga, quê quán tại xã Phú Thứ huyện Châu Thành (Cần Thơ) nay đang sống tại phường 25, quận Bình Thạnh. Trước khi vào đội Biệt động Thành, tuy mới 17 tuổi, chị đã là Bí thư xã đoàn tại Cần Thơ, rồi được đứng vào hàng ngũ của Ðảng, khi đó chị là Xã đội phó tại quê hương. Sau đó được tổ chức điều lên Sài Gòn tham gia vào lực lượng đội Biệt động Thành Sài Gòn.
Ðại tá, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Biệt động Sài Gòn, Nguyễn Ðức Hùng (tức Tư Chu) cho biết, trong đợt một tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, vào 21 giờ đêm, ngay sắp đến giờ giao thừa; Bộ Tư lệnh Biệt động Sài Gòn chủ trương, tranh thủ lúc cảnh rộn rịp đón giao thừa, bọn địch chủ quan, đã tổ chức chớp nhoáng cho cuộc nói chuyện của các chiến sĩ cách mạng với nhân dân công khai ngay giữa chợ Bến Thành. Tại cửa tây của Chợ Bến Thành, chị đã nhờ một chủ sạp hàng Tết là cơ sở của ta cho mượn ghế đứng lên cao, thay mặt anh, chị em Biệt động Thành chúc Tết bà con Sài Gòn trong đêm giao thừa năm 1968 và đọc dõng dạc bài thơ Chúc Tết Xuân 1968 của Bác Hồ gửi nhân dân cả nước. Trong lịch sử chiến tranh miền nam, có lẽ đây là một việc làm có một không hai, ngay trong đêm giao thừa, tại trung tâm của hang ổ chính quyền Sài Gòn, một tiểu đoàn trưởng biệt động, lại chúc Tết công khai ngay trong đêm đón Tết 1968 tại Chợ Bến Thành.
Cùng lúc đó, với sự hợp đồng tác chiến nhanh, gọn, các chiến sĩ trong đội Biệt động Thành đã nhanh chóng giương cao lá cờ Giải phóng cỡ lớn của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam; được nhân dân hò reo, hưởng ứng. 
Sau đó Bộ Tư lệnh Biệt động Sài Gòn nhìn thấy xu hướng tiến công bất ngờ giành thế chủ động, có hiệu suất chiến đấu cao, cho nên ra lệnh tiếp tục vào đợt hai tổng tiến công. Ngày 27-4-1968, Tiểu đoàn trưởng Hồng Nga nhận thêm mệnh lệnh mới của Ðảng ủy và Bộ Chỉ huy Tiền phương, đánh địch ngay tại địa bàn hai quận trung tâm là: quận 1 và chi viện cao nhất cho quận 4 kế bên.
Ðúng giờ G, vào tối mồng 4 rạng ngày 5-5-1968, Tiểu đoàn trưởng và chị em gấp rút, hết sức bí mật hoàn thành việc ém quân, chuyển quân, cất giấu vũ khí và trữ thêm lương thực, đồ dùng cần thiết... cho khoảng 150 người của tiểu đoàn ngay giữa lòng địch. Như vậy, bằng những bí mật tuyệt đối, 150 cán bộ, chiến sĩ nữ Biệt động Thành, trong đó có 14 đảng viên, đã được hơn 30 cơ sở đầu mối của bà con ta tại quận 1, quận 4 đưa về nhà nuôi chứa, bí mật lọt vào trung tâm Sài Gòn an toàn, mà địch hoàn toàn không hề hay biết. 
Rạng sáng 5-5-1968, từ toàn bộ khu vực quận I, trung tâm thành phố, chị em cho khởi động kế hoạch tiến công. Bà con tại đây rất xông xáo, ủng hộ chị em Biệt động Thành, đem các loại bàn ghế, các vật dụng trong nhà ra các con đường, hẻm ngăn làm phòng tuyến, hoặc làm chướng ngại vật ngăn chặn quân địch. Bà con ta đã lợi dụng những ống cống kích thước lớn dọc đường Ðề Thám (ngày nay) lăn ra giữa đường để ém quân ngụy và bố trí súng bảo vệ các tuyến chiến đấu. Lực lượng cảnh sát dã chiến của ngụy quyền Sài Gòn đóng trên tầng 5 của chung cư Cô Giang (phường Cô Giang bây giờ) phát hiện ra nhưng cũng án binh bất động, để chờ lệnh cấp trên. Ngay rạng sáng 5-5-1968, các chị đã dùng loa phóng thanh tăng âm, kêu gọi bọn địch ra đầu hàng, hô hào hơn 100 quần chúng ủng hộ cách mạng. Chị em đã nổi dậy làm chủ địa bàn, làm chủ thế trận trong lòng của địa bàn trung tâm Mỹ - ngụy đang chiếm giữ. Suốt trong cả đêm và cả ngày đó, toàn bộ khu vực các đường phố Ðề Thám, Cô Giang, Cô Bắc, chợ Cầu Muối... sang tới đường Bến Vân Ðồn, quận 4 bên kia cầu Ông Lãnh, tiểu đoàn nữ Biệt động Lê Thị Riêng làm chủ thế trận.
Gắn bó và tạo lòng tin từ trong lòng nhân dân, đó là bài học kinh nghiệm của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Ngay từ khi ra đời và phát triển đã được nhân dân che chở, bảo vệ, để hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức giao phó. Trong những tình thế nguy hiểm nhất, mà các sĩ quan, chiến sĩ Biệt động Sài Gòn được giao nhiệm vụ, thì vai trò nhân dân bao bọc, chở che, nuôi chứa đã thành một nguyên tắc bất di bất dịch: "Từ nhân dân mà ra - Vì nhân dân mà chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ".
PHẠM BÁ NHIỄU
Theo:

Sự thật hố chôn tập thể và những oan hồn trong công viên Lê Thị Riêng

(VTC News) - Công viên Lê Thị Riêng trước đây chính là nghĩa trang Đô Thành, nơi an giấc ngàn thu của hàng nghìn quan binh thời chiến vì thế luôn gắn với những tin đồn ma quái rùng rợn khiến người dân hoang mang.
Bao trùm bởi hàng trăm cây cổ thụ rợp bóng mát, bên trong là hồ câu cá dành cho người lớn, khu vui chơi Thỏ trắng cho thiếu nhi, công viên Lê Thị Riêng (phường 15, quận 10) là khu vui chơi, giải trí quen thuộc và không thể thiếu của người dân TP.HCM.
Tuy nhiên, công viên Lê Thị Riêng cũng khiến nhiều người “lạnh sống lưng” mỗi khi nhắc đến những tin đồn ma quái ở khu vực này.
Hố chôn tập thể và hồn ma ẩn hiện mỗi đêm?
Ít người biết rằng công viên Lê Thị Riêng trước đây chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa, nơi an giấc ngàn thu của hàng nghìn quan binh trong thời chiến.
Đến mãi sau này, nghĩa trang Chí Hòa mới được quy hoạch thành công viên Lê Thị Riêng bây giờ.
Su that ho chon tap the va nhung oan hon trong cong vien Le Thi Rieng hinh anh 1

Công viên Lê Thị Riêng nằm trên đường Cách mạng tháng 8 (phường 15, quận 10, TP.HCM). 

Dạo quanh công viên, chúng tôi gặp ông Phùng Chí Tuấn, 69 tuổi, đang ngồi câu cá bên hồ. Hỏi về những điều khiến người ta “lạnh sống lưng”, ông Thành cho biết, thời kỳ chiến tranh, hàng loạt nấm mồ không tên mọc lên tại đây, đa phần là của lính chết trận không người thân nhận xác. Vì vậy, nghĩa trang Đô Thành trở thành vùng đất linh thiêng bậc nhất lúc bấy giờ.
“Nhà tôi ngay đường Bắc Hải, tính đến nay cũng đã 69 năm cuộc đời gắn bó với nơi này rồi. Còn những chuyện ma quái thì tránh đâu được. Nghĩa địa mà không có ma mới là chuyện lạ. Với lại, trước kia nghĩa trang Đô Thành còn có cái hố chôn tập thể lớn nhất nhì thành phố”, ông Tuấn cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, sau trận chiến lịch sử, xác binh lính chết la liệt nhưng không có ai đến nhận về. Hàng nghìn xác người đang đến hồi hoại tử, không còn cách nào khác, chính quyền phải cho đào một hố to trong nghĩa trang Đô Thành, sau đó đổ xác người xuống rồi chôn tập thể.
“Hồi đó, vì số lượng xác quá lớn, nên dù đào sâu cỡ nào mùi hôi thối vẫn bốc lên nồng nặc mấy ngày liền. Không thể chịu nổi, gia đình tôi cùng những nhà dân gần đây phải khóa kín cửa nhà, để tránh mùi tử khí ộc vào. Cũng từ đó, những câu chuyện huyền bí về oan hồn lính chết trận, bị chôn tập thể không thể siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than bắt đầu được dân vùng này truyền tụng”, ông Tuấn kể lại.
Bên cạnh đó, từ trước đến nay, không ít vụ việc nhìn thấy xác chết trôi trong hồ câu cá tại công viên đã xảy ra. Vì thế, tin đồn về những hồn ma không thể siêu thoát ngày ngày vất vưởng, lẩn khuất ở công viên Lê Thị Riêng ngày càng nhiều hơn.
Bà Nguyễn Thị Kiều, người bán bánh tráng trộn lâu năm trước công viên cho biết, trong các câu chuyện về ma quỷ ở đây, nổi tiếng nhất là chuyện oan hồn biến thành những người bưng thúng bánh chưng, bánh giò đứng rao bán trên đường Trường Sơn.
“Họ” cứ đứng đó chờ có người tới mua, sau đó dẫn người ta vào ngủ qua đêm trên khu đất hồi xưa chôn người tập thể. Không phải chỉ mình tôi nói đâu, ai ở gần đây mà chẳng biết mấy chuyện đó. Có bà Tám hồi trước cũng bán bánh tráng với tôi ở đây từng bị ma dụ mua bánh giò, rồi vô ngủ thâu đêm trong công viên đó", bà Kiểu kể.
Su that ho chon tap the va nhung oan hon trong cong vien Le Thi Rieng hinh anh 2
Hồ cá phía sau công viên, nơi được đồn đại có nhiều người chết.
Tất cả chỉ là đồn thổi
Để giải mã sự thật đằng sau những lời đồn ma quái xung quanh công viên này, chúng tôi tìm gặp ông Trần Văn Phong, bảo vệ lâu năm tại đây.
Ông Phong cho biết, việc hố chôn tập thể xác quan binh ngày xưa là có thật, còn những hồn ma lảng vảng như nhiều người đồn thổi là hoàn toàn bịa đặt.
“Làm bảo vệ ở đây, ngày nào tôi chẳng phải dạo hết công viên để kiểm tra. Kiểm tra cả ngày lẫn đêm nhưng có bao giờ thấy ma quỷ gì đâu. Nhiều lúc cũng ước gặp được lần, nhưng không có thì sao gặp.
Việc có người chết trong hồ chẳng lạ gì. Hồ nào chẳng có người chết. Cứ hồ sâu là có người đến tự tử thôi, không tin thì thử tìm xem có hồ sâu nào mà chưa có người chết không.
Còn việc mồ chôn tập thể quan binh, chuyện cũng đã lâu, các anh ấy cũng đều an nghỉ hết rồi, hơi đâu đi dọa người như người ta nói”, ông Phong chia sẻ.
Su that ho chon tap the va nhung oan hon trong cong vien Le Thi Rieng hinh anh 3

 Mặc những lời đồn thổi, nhiều người dân vẫn thích thú với không gian yên tĩnh, mát mẻ ở công viên này.

Lý giải về việc xuất hiện các lời đồn, ông Phong cho rằng, trong công viên có bãi đất um tùm cây bạch đàn. Nơi này tận cuối công viên, mỗi khi mưa xuống đất trở nên nhầy nhụa khiến không ai lui tới khu vực này. Và rồi, nơi này trở thành "sào huyệt" của bọn chích hút ma túy.
Để đảm bảo bí mật “hang ổ” của mình, những con nghiện đã không ít lần giả ma, giả quỷ nhát người dân, để người dân không còn ai dám lui tới khu này. Cũng chính vì vậy, những lời đồn ma quái được lan xa.
Ông Phong cho biết thêm, cách đây khá lâu, cơ quan chức năng quận 10 đã có đợt truy quét lớn nhằm ngăn chặn tệ nạn buôn bán và hút chích ma túy trên đường Cách mạng tháng 8 và khu vực xung quanh công viên Lê Thị Riêng.
Lúc đó, công an đã bắt giữ hơn 41 đối tượng mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Tại cơ quan công an, bọn chúng khai báo công viên Lê Thị Riêng là “hang ổ” của chúng.
Bà Lưu Mỹ Hoa, nhà đối diện công viên Lê Thị Riêng khẳng định: “Tất cả chỉ là đồn thổi thôi, tôi sống gần cả đời người ở đây mà có bao giờ thấy bóng dáng ma quỷ gì đâu. Ngày nào cũng vậy, 4 giờ sáng tôi đã qua công viên tập thể dục, đi từ đầu tới cũng chẳng thấy gì bất thường. Lời đồn thì cứ bay xa, một người truyền, triệu người nghe và bàn tán”.
An Nhiên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH