BIỂU DIỄN GIANG HỒ 18

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
HOTEL CALIFORNIA cover by Naudo Rodrigues

Câu chuyện ly kỳ về ca khúc bất hủ 'Hotel California'

Bên cạnh giai điệu tuyệt vời, những câu chuyện ly kì đã phủ lên ca khúc một màn sương huyền ào, khiến nó càng trở nên bất tử trong lòng người nghe.
Tranh cãi về địa danh Hotel California
California là một trong những thành phố nổi tiếng nhất nhì của nước Mỹ. Nơi đây không những sản sinh cho làng nhạc thế giới những nghệ sĩ tài ba mà còn là nguồn cảm của nhiều ca khúc bất hủ. Trong đó, ca khúc Hotel California đã đi vào huyền thoại cùng tên tuổi của ban nhạc Eagles.
Kể từ khi ra đời (năm 1976 ) đến nay, địa danh Hotel California vẫn luôn là một bí ẩn mà người hâm mộ đi tìm kiếm. Xung quanh tựa đề của ca khúc này là nhiều câu chuyện kỳ lạ xen lẫn rùng rợn được thêu dệt từ trí tưởng tượng của những người hâm mộ.
Cau chuyen ly ky ve ca khuc bat hu 'Hotel California' hinh anh 1
Một số người vẫn cho rằng, ca khúc viết về một quán trọ có thật mang tên Hotel California. Tuy nhiên, dù có một Hotel California ở Todos Santos - thị trấn nhỏ nằm trên bán đảo Mexico’s Baija California, thế nhưng, mối quan hệ duy nhất giữa khách sạn California này và bài hát Hotel California của Eagles chỉ là cái tên. Chưa có thành viên nào của The Eagles từng nghỉ tại khách sạn này và cũng không ai trong nhóm có ý tưởng về khách sạn ấy khi họ viết bài hát mà sau đó đã trở nên rất nổi tiếng kia.
Từ chối đỉnh cao
Theo những gì The Eagles từng chi sẻ, Hotel California chỉ đơn giản là một bài hát phản ánh về chủ nghĩa vật chất và sự dư thừa quá mức tại miền nam California trong những năm 60 của thế kỷ trước. Trong ca khúc này, The Eagles sử dụng rất nhiều hình ảnh liên quan tới tình dục và cuộc sống trụy lạc. Tuy nhiên, ca khúc này cũng tồn tại khá nhiều câu từ mang tính mâu thuẫn và khó hiểu như "They stab it with their steely knives but they just can't kill the beast" (Họ đâm nhau bằng những con dao thép, nhưng họ không thể giết chết con quái vật trong con tim). Điều này về sau cũng đã được lý giải là lối chơi chữ mà The Eagles dành cho Steely Dan khi cả 2 ban nhạc này từng cạnh tranh lẫn nhau và có cùng chung một người quản lý.
Cau chuyen ly ky ve ca khuc bat hu 'Hotel California' hinh anh 2
The Eagles
The Eagles phải thu tới 3 lần ca khúc Hotel California trước khi phiên bản hoàn chỉnh được ra đời với phần hòa âm phối khí tỉ mỉ và phức tạp. Chỉ 2 năm sau khi ra mắt, ca khúc đã nhanh chóng trở thành hít lớn trên toàn thế giới. Không dừng lại ở đó, bài hát xuất sắc đem về cho The Eagles giải thưởng ghi âm của năm tại lễ trao giải Grammy lần thứ 20.
Tuy nhiên, ban nhạc lại từ chối giải thưởng này và vắng mặt tại lễ trao giải khiến rất nhiều người hâm mộ phải bất ngờ. Đây có lẽ cũng là một tiền lệ hiếm hoi trong làng âm nhạc thế giới bởi có rắt ít nghệ sĩ từ chối một giải thưởng âm nhạc lớn như Grammy.
Cau chuyen ly ky ve ca khuc bat hu 'Hotel California' hinh anh 3
Quay trở lại với ca khúc Hotel California, phiên bản ra mắt năm 1976 có vẻ như vẫn chưa làm các thành viên của The Eagles hài lòng. Vì vậy, nhóm quyết định thực hiện lại bản live của ca khúc trong lần tái hợp năm 1994 (album Hell Freezes Over). Album này lại tiếp tục vươn lên vị trí no.1 ngay trong tuần đầu tiên ở US. Bảy thành viên cũ và mới của Eagles đã cùng trình diễn bản này năm 1998 khi họ được giới thiệu vào Rock And Roll Hall Of Fame.
Bìa của album là hình chụp khách sạn Beverly Hills Hotel, được biết đến với tên Pink Palace, nơi thường được các ngôi sao Holywood lui tới. Bức ảnh được chụp bởi hai nhiếp ảnh gia David Alexander và John Kosh. Họ đã túc trực ở đại lộ Sunset Boulevard, canh đúng thời điểm để lấy được cảnh khách sạn nhìn qua những hàng cây lúc hoàng hôn.
Những truyền thuyết ly kỳ
Mặc dù sau rất nhiều lần The Eagles trả lời phỏng vấn, ca khúc này chỉ mang một ý nghĩa ẩn dụ. Nhưng trên Internet vẫn còn lan truyền rất nhiều câu truyện rùng rợn liên quan đến ca khúc này mà tiêu biểu là 3 giả thuyết dưới đây. Một số người khẳng định, bài hát này có liên quan đến bệnh viện Camarillo - một bệnh viện tâm thần của Nhà nước. Hotel California là biệt danh của bệnh viện này. Với những bệnh nhân của bệnh viện, lời của bài hát dường như phản ánh đúng những bế tắc tâm lý mà họ đã phải trải qua. Những hình ảnh trong bài hát được lý giải như là những ảo giác nối tiếp nhau giữa tỉnh và điên.
Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất liên quan đến bài hát này là lời đồn cho rằng, bài hát liên quan đến một quán trọ quỷ dữ, của những kẻ ăn thịt người. Lời bài hát giống như căn nguyên của nhiều học thuyết về quỷ Satan. Tuy nhiên lời đồn đại này có lẽ xuất phát từ bìa của album một tấm ảnh chụp cảnh hoàng hôn trên sân của một khách sạn có thiết kế kiểu một quán trọ Tây Ban Nha. Những người trên bức ảnh như vô thức với niềm hân hoan của những bóng quỷ quanh họ. Vẻ vô thức đã tạo cho người xem cảm giác những con người kia đang lang thang trong ngôi nhà của quỷ dữ.
Cau chuyen ly ky ve ca khuc bat hu 'Hotel California' hinh anh 4
Người ta đã đồn rằng, bài hát viết ra để tỏ lòng tôn kính với địa điểm Kinh của quỷ Satan (Satanic Bible) ra đời. Những kẻ thờ quỷ dữ đã mua một nhà thờ cũ và đổi tên thành Hotel California. Có lẽ đã có thành viên của The Eagles đã có liên hệ mật thiết với những kẻ này. Những lời đồn đại còn cho rằng, ảnh bìa của album có lẽ đã được chụp gần trụ sở chính của Nhà thờ Quỷ dữ (Church of Satan), nhà thờ này đã “đăng ký” ở California dưới cái tên Hotel California.
Một số lời đồn khác lại cho rằng, Hotel California là một quán trọ, chủ nhân là những kẻ ăn thịt người. Quán trọ đón khách vào buổi tối và khách sẽ không bao giờ trở về: "You can check out any time you like, but you can never leave.” (Anh có thể trả phòng bất cứ khi nào anh muốn. Nhưng anh sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây…).
Lời đồn khác lại cho rằng, Hotel California nói về con đường dẫn đến nghiện ngập ma túy: "Warm smell of colitas rising through the air" (Mùi ấm nồng của colitas dâng đầy trong không khí), và từ “Hotel California” được xem như là một tên lóng của một loại cocaine.

Hotel California.
Theo Báo Đất Việt

'Hotel California', những huyền thoại kỳ quái về một ca khúc vĩ đại

Thứ Ba, 29/09/2015 12:08 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Năm 2015, Hotel California được đùa là “bài hát được viết dành riêng cho Facebook” vì câu hát có phần kinh dị: “Bạn có thể trả phòng bất cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây”.
Từ “trả phòng” (check out) dịch theo nghĩa Facebook thì là “đăng xuất”.
Nói như vậy về cơn nghiện Facebook toàn cầu thì quá đúng. Nhưng, lịch sử của ca khúc Hotel California còn nhiều giai thoại hấp dẫn hơn thế. Cũng như nhiều bài hát cùng đẳng cấp khác, Hotel California kinh điển của The Eagles là nguồn cảm hứng của vô số huyền thoại.
Kỳ quái nhất, là câu chuyện cho rằng ý nghĩa bài hát nói về niềm tin vào quỷ Satan, suy đoán về hình ảnh một con quỷ xuất hiện trên bìa album cùng tên. Vậy thực hư ra sao?
Khách sạn không có thật
Tuần qua, đoạn phim quay một ban nhạc Việt Nam chơi đàn và hát Hotel California bên bàn nhậu gây sốt trên mạng. Sự kiện đồng thời nhắc người ta nhớ rằng ca khúc này tuyệt vời đến mức nào. Đó là ca khúc có mặt trong hầu như mọi danh sách những bài hát hay nhất mọi thời đại.
Hoặc, người ta có thể nhớ về Hotel California như một “ca khúc kỳ quặc của The Eagles” hay “bài hát tôn thờ quỷ dữ”. Nằm trong album cùng tên ra năm 1976 và được phát hành thành đĩa đơn vào năm 1977, giai điệu ma quái của Hotel California quyến rũ người nghe đến tận năm 2015 và hơn thế nữa.
Bìa album “Hotel California” với hình ảnh giống quỷ được cho là Anton LaVey, người sáng lập nhà thờ Satan và Satan giáo
Dù sao thì, “khách sạn California” là khách sạn gì mà đến gần 40 năm sau (bài hát ra đời năm 1976) vẫn còn bí ẩn? Nhân vật chính trong Hotel California là một vị khách xưng “tôi” bí ẩn không kém khách sạn trong tiêu đề bài hát. Ý nghĩa ẩn dụ của vị khách này là gì cũng là câu hỏi gợi bao liên tưởng xa xôi trong suốt những thập kỷ qua.
Bài hát do 3 thành viên của The Eagles sáng tác gồm: Don Felder (nhạc), Don Henley và Glenn Frey (ca từ). Mặc dù có một khách sạn California thực sự ở Todos Santos, một thị trấn ở bang Baja California thuộc Mexico, gần kề bang California của Mỹ, nhưng đây chỉ là sự trùng hợp. Chưa một thành viên nào của The Eagles từng nghỉ tại khách sạn, chưa nói đến chuyện sáng tác nhạc ở đó.
Vậy nên, khách sạn California chắc chắn là một nơi chốn tưởng tượng. Nó có thể là biểu tượng của bất cứ thứ gì, và trong một bài hát huyền thoại thì người ta càng mặc sức tưởng tượng.
Những huyền thoại hấp dẫn và kinh dị
Huyền thoại đầu tiên liên quan đến một hình ảnh trên bìa album Hotel California (1976). Đó là ảnh chụp ban nhạc The Eagles cùng nhiều người khác đứng ở sảnh một khách sạn sang trọng. Nhưng điểm bí ẩn trong bức ảnh lại là một thứ không rõ là người hay quỷ đứng trên ban công, trong bóng tối, với cái đầu trọc trông đầy hăm dọa. Nhiều người cho rằng đó là Anton LaVey, kẻ sáng lập Nhà thờ Satan.
Nếu đó chính là Anton LaVey, có vẻ như từ “con quỷ” trong ca từ bài hát (mà những vị khách cố giết chết bằng dao thép) đã được giải đáp. Họ cố thoát khỏi một thứ tôn giáo của quỷ dữ? Nghe đậm chất kinh dị, rất hợp với không khí huyền bí xung quanh khách sạn California.
Đi kèm với huyền thoại này là các giả thuyết khác: bài hát là để tưởng niệm nơi cuốn sách Kinh thánh Satan của Anton LaVey đã được viết ra; những kẻ tôn thờ quỷ đã mua một nhà thờ cổ và đặt tên nó là “Khách sạn California”; các thành viên của The Eagles cũng theo giáo phái của LaVey; các bức ảnh quảng bá cho album cũng được chụp ở một tòa nhà từng là trụ sở chính của Nhà thờ Satan; ở California, Nhà thờ Satan được gọi là Khách sạn California...
Các thuyết này nghe đều hấp dẫn, khiến bài hát nhuốm màu quỷ quái. Vấn đề là, huyền thoại Satan này lại trật lất. Địa điểm chụp ảnh bìa cho album cũng là khách sạn 5 sao Beverly Hills ở Hollywood, chứ không phải Nhà thờ Satan.
Còn nhân vật trên ban công khách sạn trong ảnh bìa album, theo trang Snopes, là một... nữ diễn viên được mời đến chụp ảnh bìa nhưng đến muộn nên bị lỡ buổi chụp. Vì ánh sáng quá yếu, cô bị nhìn nhầm thành con quỷ trọc đầu hung tợn.
Huyền thoại thứ hai nói rằng khách sạn California thực chất là một bệnh viện tâm thần. Đó là bệnh viện bang Camarillo ở gần Los Angeles, nơi chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân tâm thần trong suốt 60 năm, trước khi đóng cửa vào năm 1997.
Với những người tin vào huyền thoại này, ca từ bài hát quá phù hợp để nói về trải nghiệm của một người điên (vị khách xưng tôi) trong quá trình điều trị. Hành động của các vị khách khác trong bài hát cũng gần như tương đồng với những bệnh nhân khác trong bệnh viện tâm thần. Toàn bộ bài hát thể hiện sự hoang mang của một người không biết mình là ai và đang ở đâu. Nói cách khác, giống như của một kẻ điên.
Một huyền thoại khác còn kinh dị hơn, cho rằng khách sạn California là một quán trọ của bộ lạc ăn thịt người, nơi nhận khách vào trọ và... làm thịt họ cho bữa tối. Câu hát cuối cùng đầy ám ảnh “Bạn có thể trả phòng bất cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây” cho thấy đây điều này. Vị khách sẽ bị giết thịt một khi đã nhận phòng trong khách sạn California? Nghe hấp dẫn không kém huyền thoại về quỷ Satan.
Không kinh dị bằng nhưng cũng chẳng lành mạnh, đó là huyền thoại cho rằng bài hát nói về cảm giác phê khi dùng ma túy. Tất cả dựa vào câu hát “Làn hơi nồng ấm của đọt lá cần sa lan tỏa trong không khí”. Khách sạn California cũng được suy luận là biệt danh của cocaine. Cả bài hát và album cùng tên đều nói về trải nghiệm của kẻ nghiện ma túy trong cơn ảo giác thăng hoa.
Vậy, đâu mới là thật?
“Khách sạn California” của lòng người
Câu trả lời vừa là “không gì cả” vừa là “tất cả”. Không một huyền thoại nào là chính xác, nhưng sự thật về ý nghĩa bài hát do The Eagles công bố có thể hiểu là một sự tổng hòa.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1995, Don Henley, đồng tác giả ca từ, nói rằng bài hát “nắm bắt những tư tưởng của thời đại, một thời đại ngập trong sự thừa mứa của nước Mỹ và ngành công nghiệp âm nhạc”.
Bài hát là trải nghiệm của một con người từ khi ngây thơ đến khi đánh mất sự ngây thơ, là ngụ ngôn về chủ nghĩa khoái lạc và lòng tham ở California thập niên 70.
Khi bài hát ra đời, The Eagles đang ở đỉnh cao thế giới. Cuộc sống của họ thừa mứa tiền bạc, ma túy và phụ nữ. Nhưng bài hát chính là lời cảnh tỉnh của ban nhạc về mặt trái của tất cả những thứ đó. Đó, phải chăng cũng là những con quỷ trong lòng người?
Như vậy, khách sạn California không có thật, nhưng còn hiện hữu hơn cả một nơi chốn có thật.
Cùng nghe lại ca khúc Hotel California:

Nha Đam
Thể thao & Văn hóa

  
Tuổi đá buồn (St Trịnh Công Sơn) - Mèo Ú

Những bóng hồng đi qua đời Trịnh Công Sơn: Yêu nhiều mà không của riêng ai!

Với Trịnh Công Sơn, dù đau đớn đến tận cùng, cuộc sống của ông vẫn không thể tồn tại nếu như thiếu đi âm nhạc và tình yêu.

Nhiều người vẫn nói, nghệ sĩ đa tình, và chỉ khi đa tình nghệ sĩ mới có cảm hứng làm nên những tác phẩm say đắm lòng người. Với Trịnh Công Sơn cũng thế. Ở người nhạc sĩ tài ba này, tình chưa bao giờ dứt. Cuộc đời ông nếm trải bao phong ba bão tố, cuối cùng khép lại vẫn là chút hoài niệm về yêu đương chưa trọn vẹn.

Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn
Trong 62 năm Trịnh Công Sơn có mặt trên cõi đời, ông đã yêu day dứt, yêu đến đớn đau nhiều cô gái. Và bằng những câu chuyện, lý do khác nhau, Trịnh Công Sơn chưa bao giờ có một mối tình nào trọn vẹn. Đến cuối cuộc đời, ông vẫn là chàng lãng tử hát nghêu ngao giữa cuộc đời bằng tâm sự: “Tôi luôn luôn nhớ thương tuổi trẻ, tuổi của tình yêu nồng nàn. Khi tôi yêu cái tuổi đời ngào ngạt hương hoa này thì đồng thời tôi cũng yêu một cõi đời tôi đã mất”.
Nhiều tài liệu về Trịnh Công Sơn cho biết, ít nhất 2 lần trong cuộc đời, nhạc sĩ đã có ý định từ giã cuộc sống độc thân. Lần đầu tiên vào năm 1983 với một thiếu phụ tên C.N.N sống tại Pháp. Người phụ nữ này đã rời thành phố Paris hoa lệ để bay về Việt Nam chuẩn bị đám cưới với ông. Tuy nhiên, vì một sự cố ngoài ý muốn, hai người sau đó đã chia xa. Lần thứ hai, Trịnh Công Sơn định làm hôn lễ với Vân Anh, cô gái kém ông 30 tuổi, là Á hậu Tiền Phong 1990. Nhưng một lần nữa, đám cưới lại không thành dù lễ phục đã chuẩn bị xong. Trịnh Công Sơn khước từ hạnh phúc nhẹ nhàng chỉ bằng một cái nhún vai. Bạn bè ông cho biết, Trịnh Công Sơn là người con có hiếu, khi mẹ ông qua đời, chuyện lập gia đình để hưởng một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn đã không còn trong người nhạc sĩ. Vì lý do gì, tất cả vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp!
Không chọn gắn bó cuộc đời với bất kỳ phụ nữ nào nhưng Trịnh Công Sơn lại yêu đến quên cả bản thân mình. Chữ tình vận vào con người ông như máu thịt, và dù nhiều lúc cô đơn xâm chiếm, nhạc sĩ vẫn tự nhủ với bản thân mình rằng: “Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại. Dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi”.
Mối tình được cho là khắc cốt ghi tâm đầu tiên của nhạc sĩ họ Trịnh được cho là với Bích Diễm – người con gái dong dỏng cao, nét mặt thanh tú và có bước đi nhẹ nhàng. Sơn yêu Diễm mê mệt, hằng ngày anh phải tìm đủ mọi cớ để được đứng trên lầu cao ngắm cô đi học về. Diễm là nguồn cảm hứng cho Sơn sáng tác bài Diễm xưa với những lời hát như tạc trong tâm trí. Diễm biết Sơn yêu cô, và nhiều lần cũng toan đáp lại tấm chân tình. Tuy nhiên, vì sự ngăn cấm của cha, Diễm đã rời bỏ Sơn để vào Sài Gòn học. Lý do nhạc sĩ họ Trịnh bị từ chối là vì thời điểm đó ông không có bằng tốt nghiệp đại học, chỉ là một anh nhạc sĩ quèn, tóc dài rối tung, râu ria lởm chởm.
Mối lương duyên đứt gánh giữa đường của Sơn sau đó được Dao Ánh – em gái Bích Diễm lấp đầy. Giống như cô chị, Dao Ánh cũng là mẫu người nhạy cảm và sống trọng chữ tình. Khi mới 15 tuổi, Dao Ánh đã viết thư động viên Trịnh Công Sơn 24 tuổi vì những nỗi đau mà chị mình đã gây ra. Và rồi chuyện tình Dao Ánh – Trịnh Công Sơn kéo dài được 4 năm. Khoảng thời gian này, nhạc sĩ đã viết cho cô gái nhỏ khoảng 300 bức thư, trong đó có những lời lẽ nồng nàn như: “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh, nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ. Làm thế nào Ánh nghe thấy... Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh trở về buổi trưa mắt buồn, áo trắng... Rất mong thư Ánh mỗi ngày mỗi giờ mỗi tháng mỗi năm...”.

Trịnh Công Sơn và Dao Ánh.
Trịnh Công Sơn và Dao Ánh.
Trịnh Công Sơn yêu say đắm như thế nên khi thất tình, ông cũng tự mình nhận lấy sự đau thương. Để rồi 20 năm sau, khi Dao Ánh từ Mỹ trở về tìm Trịnh Công Sơn, mối tình dang dở lại một lần nữa hồi sinh. Dù rằng cả Sơn và Ánh đều trải qua nhiều cuộc dâu bể, nhưng với nhạc sĩ họ Trịnh lúc này, Dao Ánh như giấc mơ ngọt ngào chứa chan của thời tuổi trẻ. Cuộc hội ngộ 20 năm và những biến chuyển từ mối quan hệ với Dao Ánh đã làm cảm hứng cho Trịnh Công Sơn sáng tác bài Xin trả nợ người với ca từ sâu lắng như: “Hai mươi năm xin trả nợ dài, trả nợ một đời em đã phụ tôi”.
Khác với Dao Ánh, thứ tình cảm Trịnh Công Sơn có với Khánh Ly còn hơn cả tình yêu đôi lứa thông thường. Và mối lương duyên này đã khiến báo giới tốn hao nhiều giấy mực, khiến người đương thời tò mò, háo hức. Cho đến thời điểm hiện tại, Khánh Ly vẫn là người hát nhạc Trịnh thành công nhất, chất giọng liêu trai, đầy tự sự và nặng ân tình của chị luôn khiến người nghe phải “nổi da gà” mỗi khi các ca khúc do Trịnh Công Sơn sáng tác vang lên. Quá nhiều bể dâu xoay quanh Trịnh Công Sơn – Khánh Ly. Tuy nhiên, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly chỉ thực sự thuộc về nhau trong âm nhạc, giữa họ có sự đồng điệu đến lạ thường. Và chính vì sự đồng điệu không rõ là yêu hay bạn ấy mà có lần Khánh Ly đã níu áo Trịnh Công Sơn để hỏi: “Anh bảo rằng yêu tất cả mọi người, tại sao anh không một lần nói yêu em?”.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly
Trịnh Công Sơn và Khánh Ly

Những năm sau này, Khánh Ly vẫn luôn đau đáu mớ ký ức cũ về Trịnh Công Sơn.
Những năm sau này, Khánh Ly vẫn luôn đau đáu mớ ký ức cũ về Trịnh Công Sơn.
Khi Khánh Ly rời khỏi, những năm tháng cuối đời Trịnh Công Sơn dành tất cả sự đắm say vào Hồng Nhung. Sự trong trẻo, tinh khôi từ cô Bống khiến Trịnh Công Sơn trẻ lại. Nhạc sĩ họ Trịnh gần như quên mất khoảng cách tuổi tác, ông say đắm sáng tác, say đắm tìm nguồn sống trong những bản nhạc tình. Và ca khúc Bống Bồng ơi, Thuở bống là người ra đời như một lẽ tất yếu. Trịnh Công Sơn đã viết bài nhạc dành cho Hồng Nhung, cô gái xuân thì đẹp đẽ, luôn dành cho ông thứ tình cảm gần gũi, thân thương đến mức không thể tách rời.

Trịnh Công Sơn ở bên cạnh Hồng Nhung trong những năm tháng cuối đời.
Trịnh Công Sơn ở bên cạnh Hồng Nhung trong những năm tháng cuối đời.
Những câu chuyện tình của Trịnh Công Sơn, nếu kể sẽ không biết khi nào mới hết. Vì cuộc đời nghệ sĩ nghêu ngao giữa đất trời, Trịnh Công Sơn đã yêu quá nhiều cô gái. Trịnh Công Sơn chưa bao giờ chán tình, ông cứ yêu mà không nề hà đó là đơn phương hay song phương. Đó không phải thứ cảm giác bồng bột, nhất thời mà đúng hơn là sự trải nghiệm, thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ. Với Trịnh Công Sơn, đã yêu là yêu mãi, dù bị phụ tình vẫn không thể ngừng yêu. Khi thì với Hoàng Anh, lúc là Michiko, lần khác lại là Trần Thị Nh. H rồi cả Ph.Th. - em ruột ca sĩ Hà Thanh… Với mối tình nào ông cũng rút hết ruột hết gan, để rồi đau đớn, để rồi tổn thương và co mình lại vào vỏ ốc. Sau khi thoát được tâm trạng nặng nề từ cuộc tình trước, Trịnh Công Sơn lại lao vào cuộc tình sau. Cứ thế, trọn một kiếp người, Trịnh Công Sơn đã yêu và trân trọng những bóng hồng xinh đẹp. Và nhiều người trong số họ, khi ông qua đời còn xin gia đình cho được để tang.

Hồng Nhung
Hồng Nhung
Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng ông không là của riêng ai. Mỗi người phụ nữ đi qua cuộc đời ông đều để lại dấu ấn đặc biệt. Dù là nỗi đau, nhưng hoài niệm về nó vẫn còn hoài. Trịnh Công Sơn cô đơn, không con cái nhưng chưa bao giờ cô độc, vì chính bản thân ông cũng tự nhận cái sự đa tình của mình là: “Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu. Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu”.
“Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa” - Định mệnh đã khiến người nhạc sĩ tài hoa luôn dừng chân trước ngưỡng cửa hạnh phúc. Nhiều người cho rằng, do Trịnh Công Sơn quá nhạy cảm nên không thể chấp nhận được những va chạm, đớn đau có thể xảy ra ở cuộc sống vợ chồng. Nhưng dù, cuộc đời giăng khổ ải cỡ nào, Trịnh Công Sơn cũng đã có một hành trình khiến triệu người ngưỡng mộ. Nếu những mối tình thử thách ông đều đơm hoa kết trái thì liệu cuộc đời này còn có những tuyệt phẩm âm nhạc như Một cõi đi về, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Diễm xưa, Biển nhớ, Tuổi đá buồn chăng?
Theo Tri thức trẻ

Chân dung người tình đẹp nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

VOV.VN - Dao Ánh được xem là người tình đẹp nhất và cũng là bóng hồng trong 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn.
Với chủ đề Thư tình gửi một người, đêm nhạc tưởng nhớ 16 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt đã tái hiện lại cuộc tình lãng mạn của nhạc sĩ họ Trịnh cùng người tình mang tên Dao Ánh. Câu chuyện được trích từ 300 bức thư mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi cho người yêu.
 Trong dịp kỷ niệm 16 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt, bà Dao Ánh đã hồi âm cho em cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi không thể về tham gia chương trình. Bà gửi hình về và viết: “Chị gửi ảnh xem như thay mặt chị...”.
Những bức ảnh đầy kỷ niệm này vừa mới được công bố trong đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt mới đây. 
Mối tình kì lạ của Trịnh Công Sơn và Dao Ánh lần đầu tiên được tái hiện trên sân khấu “Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Thư tình gửi một người” nhân kỉ niệm 16 năm ngày mất của ông. Đêm nhạc sẽ là món quà mà gia đình và các nghệ sĩ dành tặng cho khán giả yêu nhạc Trịnh.
Trước khi chương trình diễn ra, BTC có gửi thư mời bà Dao Ánh - chủ nhân của 300 bức thư tình trong đêm nhạc này về tham dự chương trình, để cùng những người yêu nhạc Trịnh hát lại những ca khúc mà ông đã sáng tác tặng cho bà cũng như viết tặng cho đời, cho mình.
Dao Ánh từng nhận được 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn.
Trả lời thư mời, bà cho biết rất lấy làm tiếc khi không thể tham dự chương trình đặc biệt lần này.
“Muốn về lắm chứ nhưng chắc là không về kịp rồi. Chị gửi ảnh xem như thay mặt chị..", bà trả lời thư cho nữ ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - người em gái út của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
chan dung nguoi tinh dep nhat cua nhac si trinh cong son hinh 3
Bức ảnh chân dung thời trẻ với nét đẹp thu hút được bà Dao Ánh gửi về trước khi đêm nhạc chính thức được diễn ra.
Ngày 1/4/2011, đúng 10 năm sau ngày nhạc sĩ mất, bà Dao Ánh - người tình đầu tiên - một trong những người tình đã mãi mãi bất tử bằng những ca khúc của ông cho công bố hơn 300 bức thư tình Trịnh Công Sơn gửi cho bà. Những bức thư này đã hé mở phần sâu thẳm trong trái tim nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ về tình yêu và thân phận.
Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh cho biết, ngày 1/4 vừa qua, khi gia đình đang chuẩn bị lo ngày giỗ lần thứ 16 cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bà Dao Ánh đã gửi thư cho chị Trịnh Vĩnh Thuý - em gái của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong thư bà viết: “Giờ này ở Việt Nam chắc đã là 1/4. Nén hương thắp lên và ngụm rượu nhấp môi, Ánh ngày xưa cũng như Ánh hôm nay, nhớ anh hôm nay cũng như nhớ anh bao ngày, tháng, năm đã qua, những ngày tháng, năm sắp tới. Thăm cả nhà."
Không chỉ gửi thư, bà Dao Ánh còn gửi tặng gia đình những bức ảnh còn trẻ rất xinh đẹp.
Dao Ánh là em ruột của Ngô Vũ Bích Diễm (người mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng yêu và viết tặng Diễm xưa). Tuy nhiên mối tình của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Bích Diễm không sâu nặng như với Dao Ánh.
Chuyện kể lại, khi yêu Bích Diễm, những lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao Ánh - em gái của Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến bốn năm tuổi, chạy loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau, Dao Ánh trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường. Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, nói như nhạc sĩ Đinh Cường: “Sơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao Ánh để rồi thất vọng, để rồi...”
"Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao Ánh, Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao Ánh trở về VN tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao Ánh nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại. Chính Dao Ánh là cảm hứng cho Trịnh Công Sơn viết: "Hai mươi năm xin trả nợ dài/ Trả nợ một đời em đã phụ tôi.(Xin trả nợ người)".
Ngay từ khi còn nhỏ, Dao Ánh đã ngưỡng mộ và yêu quý Trịnh Công Sơn. Chính vì thế, khi biết chị mình (Diễm) đã chia tay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết thư cho ông để nói lên tình cảm thân thương đồng thời chia sẻ những chuyện không vui đang bủa vây ông. Ngay sau khi nhận thư, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hồi âm và từ đó cả hai thường xuyên trao đổi thư từ. Năm 1964, Dao Ánh mới 15 tuổi còn Trịnh Công Sơn 24 tuổi.
chan dung nguoi tinh dep nhat cua nhac si trinh cong son hinh 5
Ca khúc được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho bà Dao Ánh.
Lá thư đầu tiên của ông viết cho Dao Ánh là vào ngày 2/9/1964. Đến lá thư cuối cùng qua e-mail vào ngày 17/1/2001, trước khi ông mất chưa đầy 3 tháng. Khi đó, ông đang nằm trên giường bệnh, không còn khả năng cầm viết, nhưng vẫn nhớ tới Dao Ánh nên nhờ bạn đánh máy và gửi hộ.
Kể từ ngày gặp Dao Ánh cho đến tận cuối cuộc đời, trong 37 năm, ông đã viết 300 lá thư cho Dao Ánh, nhiều nhất là khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1967.
chan dung nguoi tinh dep nhat cua nhac si trinh cong son hinh 6
Mối tình với Dao Ánh được xem là một trong những cuộc tình sâu đậm nhất trong cuộc đời Trịnh Công Sơn.
Cũng trong khoảng thời gian này, ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc hay cho Dao Ánh. Mỗi lần sáng tác xong, ông đều gửi kèm trong thư tặng Dao Ánh. Có thể kể đến là Mưa hồng, Còn tuổi nào cho em, Ru em từng ngón xuân nồng, Lời buồn thánh…
Dù rất yêu Dao Ánh nhưng sau đó, cuộc tình họ cũng tan vỡ. Dao Ánh sang Mỹ tiếp tục học và lập gia đình nhưng bà vẫn giữ liên hệ rất thân thiết với những người trong nhà của nhạc sĩ.
chan dung nguoi tinh dep nhat cua nhac si trinh cong son hinh 7
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bà Dao Ánh trong một lần hội ngộ.
“Sau này mỗi khi có dịp, dù ở trong nước hay ở ngoài nước, vào dịp chị (Dao Ánh) về Việt Nam, chị nói với gia đình chúng tôi rằng, những lá thư này giờ đã nằm trong tâm tưởng của chị. Chị muốn đưa ra để mọi người cùng biết thêm về anh Sơn thời trẻ, thời yêu thương say đắm dẫn đến sự ra đời của những bản tình ca mượt mà. Khi chúng tôi chuẩn bị trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của anh Sơn, gia đình đã mời chị Ánh xuất hiện trước công chúng, nhưng vốn là người không thích có mặt trước đám đông nên chị đã cám ơn và xin khất lại… Nay thì chương trình này chị muốn có mặt lại không thể sắp xếp được. Thật tiếc”, nữ ca sĩ Trịnh Trinh chia sẻ./.
Đào Bích/VOV.VN (Tổng hợp) Ảnh: BTC

  
Phượng hồng - solo guitar - Mèo Ú
  
29/6 Tây Du Ký - 2 Anh Em Huỳnh Phong Bảo Nhí Khánh Hòa
  
Hoa Cài Mái Tóc, Đời Tôi Cô Đơn - 2 anh em thần đồng nhí phong bảo khánh hòa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH