KÝ ỨC CHÓI LỌI 91/k
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồi ký: Trung đoàn Một thời chiến trận 28 + 29 + 30
Cuối tháng 5-1974, thiếu tướng Lê Công Phê - sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 thuộc Quân đoàn 2 đang ở Quảng Trị- nhận được lệnh hành quân vào chiến trường khu V theo đường rừng dài 400km. Đến nơi, lại nhận được lệnh của Tư lệnh Quân khu V Chu Huy Mân:”Chiến dịch này phải thắng cả quân sự lẫn chính trị. Quân sự là diệt gọn địch. Chính trị là giải phóng hơn một vạn dân trong khu dồn”. Chiến dịch mang mật danh K711.
Đúng 5 giờ sáng ngày 29-7-1974, hai phát pháo hiệu trùm lên căn cứ Thượng Đức. Tuy được chuẩn bị rất công phu, với hỏa lực áp đảo ngay từ đầu, ta chỉ tiêu diệt và bắt sống quân địch ở vòng ngoài. Vì vậy địch phản kích dữ dội, gây cho ta nhiều thương vong. Cuộc chiến đấu phải tạm dừng lại.
Được tin báo Thượng Đức đang gặp phải khó khăn, Tư lệnh quân khu Chu Huy Mân cử Phó tư lệnh quân khu, tướng Nguyễn Chánh đang trực chiến tại Bộ Tư lệnh chiến dịch Nông Sơn - Trung Phước đến ngay mặt trận Thượng Đức, cùng với các tướng Trần Bình, Chính ủy sư đoàn 304, tướng Hoàng Đan, Tư lệnh phó Quân đoàn 2, tướng Lê Công Phê, sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, tướng Phan Hàm, đặc phái viên của Bộ Tổng tham mưu bàn kế hoạch tác chiến mới nhằm bảo đảm dứt điểm mục tiêu.
Rạng sáng ngày 7-8-1974, chờ cho lớp sương mù dày đặc như mây trên các sườn núi vừa tan, đưa ống nhòm có thể nhìn thấy rõ từng người lính và công sự địch, thì các khẩu pháo bắn thẳng từ trên đồi nhả đạn tới tấp vào công sự cố thủ của chúng. Sức công phá và sức nóng như thiêu đốt của đạn pháo gây nên nỗi kinh hoàng chưa từng có trong quân địch. Nhiều tên la hét hoảng loạn, tuồn chạy về phía đông, nhảy xuống nước. Hàng trăm tên lính địch tháo chạy đã bị bắt. Đến 8 giờ 15 phút sáng ngày 7-8-1974 “cánh cửa thép” đã bị mở toang, căn cứ Thượng Đức hoàn toàn sụp đổ. Lá cờ chiến thắng của quân cách mạng đã tung bay trên nóc hầm công sự Thượng Đức sụp đổ.
Tướng Ngô Quang Trưởng từ Đà Nẵng kêu gào “tử thủ giữ lấy Thượng Đức”, vào lúc 10 giờ sáng, biết Thượng Đức đã bị thất thủ, liền cho hai chiếc A37 đến ném bom hủy diệt Thượng Đức. 13.000 đồng bào bị tập trung vào chi khu đã được giải phóng để trở về với làng quê, ruộng đồng của mình.
Tướng Hoàng Đan, người tham gia chỉ huy trận đánh nói: “Đây là một trận đánh lớn, ta phải đổ xương máu, mồ hôi, công sức, tiền của rất nhiều. Cái giá thật “chẳng rẻ” chút nào. Nhưng bằng trí và lực, bằng mồ hôi và xương máu của quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng, của cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn 2, mà trực tiếp là sư đoàn 304, chúng ta có thể kết luận rằng chủ lực ta đủ sức đè bẹp đối phương, và như thế quân đội ta có thể mở những trận đánh lớn, tổng tiến công giành thắng lợi cuối cùng”.
Bí thư Khu ủy V Võ Chí Công nhận xét: “Chiến thắng Thượng Đức không chỉ phá tan “cánh cửa thép” bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng, mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng vào thời gian này. Từ thực tiễn đó đã góp phần cho Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có những nhận định mới, đề ra những quyết sách đúng đắn và quyết định trong chiến lược Tổng tấn công và nổi dậy vào mùa xuân lịch sử năm 1975”.
Sau ngày giải phóng, một tượng đài Chiến thắng Thượng Đức được xây dựng tại nơi đây.
Ngày 28-7-1974, toàn bộ đội hình các đơn vị tham chiến đã vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công. 5 giờ ngày 29-7-1974, Bộ tư lệnh chiến dịch phát lệnh tiến công Thượng Đức. Pháo binh ta lập tức dồn dập nã đạn, đánh trúng mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu. Dưới sự chi viện hiệu quả của hỏa lực pháo binh, bộ binh ta đánh thẳng vào các vị trí đã xác định. Hỏa lực pháo binh các cấp chi viện kịp thời cho các đơn vị tiến công, ngăn chặn và tiêu diệt địch chi viện; làm chủ trận địa và các mục tiêu được phân công, tạo thành thế trận bao vây chia cắt địch ngay từ đầu.
Trong trận Thượng Đức, ta đã phát huy hiệu quả hỏa lực pháo binh với
cách đánh độc đáo luồn phía sau địch, chiếm lĩnh bí mật, bố trí trận địa
hiểm hóc. BĐPB đã dũng cảm đưa pháo lên cao, kéo pháo vào gần, bắn ngắm
trực tiếp chi viện cho bộ binh trên từng hướng, từng mũi đánh địch hiệu
quả. Để phát huy uy lực của pháo binh, đặc biệt là bắn các mục tiêu
kiên cố trong công sự, đồng thời làm cho tinh thần địch hoang mang, Cơ
quan pháo binh Quân khu 5 và Sư đoàn 304 lập kế hoạch đưa pháo 85mm từ
Điểm cao 118 lên Điểm cao 296 để bắn ngắm trực tiếp ở cự ly 700m. Đây là
kế hoạch sử dụng pháo táo bạo và hiểm hóc. Trung đoàn Pháo binh 68 đã
thực hiện thành công việc tháo rời từng bộ phận để di chuyển pháo, trinh
sát phát hiện mục tiêu chính xác, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ giữa
pháo binh với bộ binh và các loại hỏa lực khác để chi viện cho các lực
lượng tiến công địch giành thắng lợi.
BĐPB đã vận dụng sáng tạo phương pháp bắn, cơ động lực lượng, hỏa lực kịp thời, nhanh chóng xử trí các tình huống, đáp ứng yêu cầu chi viện hỏa lực trong chiến đấu. Khi phát triển vào trung tâm, các mũi tiến công của Trung đoàn 66 bị chững lại trước hỏa lực dày đặc của địch cả mặt đất và trên không. Hướng chủ yếu bị địch ngăn chặn không phát triển được. Trong lúc khó khăn như vậy, BĐPB đã sáng tạo dùng hỏa lực bắn lướt sườn chi viện cho Tiểu đoàn 8 đánh khu biệt động của địch rất hiệu quả. Việc chuyển hướng tiến công đã hạn chế một phần hỏa lực bắn thẳng và phi pháo của địch, tạo điều kiện đột phá thành công. BĐPB vừa chiến đấu vừa củng cố lực lượng, bố trí lại đội hình, mở các đợt tiến công mãnh liệt, giúp các đơn vị đánh chiếm toàn bộ căn cứ địch.
8 giờ 30 phút ngày 7-8-1974, Sư đoàn 304 đã làm chủ, giải phóng hoàn toàn Thượng Đức. Sau đó, BĐPB đã chi viện hỏa lực cho Sư đoàn 304 tiếp tục chiến đấu giữ vững vùng mới giải phóng Thượng Đức.
Chiến thắng Thượng Đức thể hiện ý chí quyết tâm và sáng tạo trong chiến đấu của BĐPB. Trước hết, BĐPB được tổ chức, xây dựng lực lượng, chuẩn bị thế trận pháo binh chặt chẽ. Hệ thống hỏa lực pháo binh triển khai toàn diện ở các cấp, từ cấp sư đoàn đến tiểu đoàn bộ binh. Do vậy, từng cấp chủ động, dùng hỏa lực của mình kịp thời chi viện cho bộ binh tiến công mỗi khi gặp các tình huống khó khăn, không trông chờ, ỷ lại vào hỏa lực pháo binh cấp trên. Các đơn vị phát huy được vai trò của pháo cối mang vác đi cùng trong đội hình tiểu đoàn bộ binh. Đặc biệt khi tiến công trong điều kiện địch phân tán rộng, luôn biến động, hỏa lực pháo cối đi cùng phát huy được hiệu quả bắn trúng, đúng thời cơ, chi viện cho bộ binh đánh địch.
Trong trận Thượng Đức, ta đã tập trung pháo binh ưu thế hơn hẳn so với địch. Cũng như các đơn vị bạn, pháo binh đã có lực lượng dự bị chiến lược và chiến dịch mạnh, triển khai được thế trận có lợi trên các chiến trường. Ta còn tổ chức cụm pháo binh chuyên trách để chế áp pháo binh địch, lấy pháo mang vác làm nòng cốt, phát huy được cách đánh sở trường, luồn sâu, lót sẵn, bí mật, bất ngờ, bắn trúng, đúng thời cơ. Chỉ huy chiến dịch và đơn vị linh hoạt, sáng tạo sử dụng pháo binh cho từng hướng, từng trận đánh để đạt hiệu suất chiến đấu cao, giành thắng lợi. Từ thực tế sử dụng hỏa lực pháo binh trận Thượng Đức, BĐPB cần tiếp tục nghiên cứu phát triển, vận dụng vào huấn luyện và tác chiến pháo binh trong điều kiện mới.
Chiến thắng Thượng Đức: Bước phát triển vượt bậc về khả năng tác chiến
VOV.VN - Chiến thắng Thượng Đức đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc về trình độ và khả năng tác chiến của quân đội ta.
Trong
những ngày đất nước chuẩn bị kỉ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, về thăm xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nơi đã
diễn ra trận chiến Thượng Đức, chúng tôi đến thăm người chỉ huy quân
đội địa phương năm xưa. Ông là Nguyễn Trung Chính, nguyên Huyện đội
trưởng huyện Đại Lộc. Một trong những người trực tiếp chỉ huy quân đội
địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực của ta, chiến đấu giành lại cứ
điểm Thượng Đức.
Chi
khu quân sự-quận lỵ Thượng Đức nằm trên tuyến đường Quốc lộ 14, gần
sông Vu Gia, có vị trí vô cùng quan trọng nên được quân đội Ngụy Sài Gòn
xây dựng thành “cánh cửa thép” nhằm bảo vệ khu liên hợp quân sự Đà
Nẵng. Điểm mạnh nhất và khó đánh thắng nhất của Chi khu quân sự Thượng
Đức chính là hệ thống hầm ngầm dưới mặt đất.
Rút
kinh nghiệm từ những lần đánh trước đó và vận dụng phương thức tác
chiến hiệp đồng binh chủng theo phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”, quân
đội ta cũng được chuẩn bị kĩ lưỡng cả về tinh thần và quân lực nên khi
đã ở vào thế thượng phong thì thắng lợi gần như chắc chắn.
Qua
10 ngày đêm chiến đấu liên tục, đúng 8h30 sáng ngày 7/8/1974, lá cờ
giải phóng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Đà đã tung bay trên căn cứ
Thượng Đức, hơn 13.000 dân tại khu vực được giải phóng.
Để
có chiến thắng lừng lẫy mang tầm vóc chiến lược ở Thượng Đức, 921 cán
bộ, chiến sĩ quân giải phóng đã anh dũng hy sinh và hơn 2.000 cán bộ,
chiến sĩ bị thương.
Chiến
thắng Thượng Đức đã cho thấy bước tiến bộ vượt bậc về trình độ và khả
năng tác chiến của quân đội ta, từ đó Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương
có thể dần khẳng định “quân chủ lực Sài Gòn không thể đương đầu với
quân chủ lực của ta, khả năng đánh thắng toàn bộ quân địch đang trở
thành hiện thực trước mắt”, là cơ sở mở ra các chiến dịch lớn…giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thồng nhất đất nước./.
Mời quý độc giả cùng theo dõi:
Di tích chiến thắng Thượng Đức (7-8-1974)
Xem với cỡ chữ
Căn cứ Thượng Đức nằm trên thôn Hà Tân thuộc xã Đai Lãnh, nơi
ngã ba sông Con gặp sông Vu Gia, cạnh tỉnh lộ 609, cách thành phố Đà
Nẵng 45km. Phía tây dựa vào dãy Trường Sơn, nam và đông bắc được bao bọc
bởi sông, theo đánh giá của địch, đây là một "căn cứ bất khả xâm
phạm"(!).
Tượng đài chiến thắng Thượng Đức
Do nằm ở vị trí chiến lược
quan trọng, Thượng Đức trở thành mục tiêu cần phải tiêu diệt để mở
đường tiến xuống miền đồng bằng Đại Lộc, Hòa Vang, Điện Bàn, uy hiếp sân
bay Đà Nẵng.
Cuối tháng 5-1974, thiếu tướng Lê Công Phê - sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 thuộc Quân đoàn 2 đang ở Quảng Trị- nhận được lệnh hành quân vào chiến trường khu V theo đường rừng dài 400km. Đến nơi, lại nhận được lệnh của Tư lệnh Quân khu V Chu Huy Mân:”Chiến dịch này phải thắng cả quân sự lẫn chính trị. Quân sự là diệt gọn địch. Chính trị là giải phóng hơn một vạn dân trong khu dồn”. Chiến dịch mang mật danh K711.
Đúng 5 giờ sáng ngày 29-7-1974, hai phát pháo hiệu trùm lên căn cứ Thượng Đức. Tuy được chuẩn bị rất công phu, với hỏa lực áp đảo ngay từ đầu, ta chỉ tiêu diệt và bắt sống quân địch ở vòng ngoài. Vì vậy địch phản kích dữ dội, gây cho ta nhiều thương vong. Cuộc chiến đấu phải tạm dừng lại.
Được tin báo Thượng Đức đang gặp phải khó khăn, Tư lệnh quân khu Chu Huy Mân cử Phó tư lệnh quân khu, tướng Nguyễn Chánh đang trực chiến tại Bộ Tư lệnh chiến dịch Nông Sơn - Trung Phước đến ngay mặt trận Thượng Đức, cùng với các tướng Trần Bình, Chính ủy sư đoàn 304, tướng Hoàng Đan, Tư lệnh phó Quân đoàn 2, tướng Lê Công Phê, sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, tướng Phan Hàm, đặc phái viên của Bộ Tổng tham mưu bàn kế hoạch tác chiến mới nhằm bảo đảm dứt điểm mục tiêu.
Rạng sáng ngày 7-8-1974, chờ cho lớp sương mù dày đặc như mây trên các sườn núi vừa tan, đưa ống nhòm có thể nhìn thấy rõ từng người lính và công sự địch, thì các khẩu pháo bắn thẳng từ trên đồi nhả đạn tới tấp vào công sự cố thủ của chúng. Sức công phá và sức nóng như thiêu đốt của đạn pháo gây nên nỗi kinh hoàng chưa từng có trong quân địch. Nhiều tên la hét hoảng loạn, tuồn chạy về phía đông, nhảy xuống nước. Hàng trăm tên lính địch tháo chạy đã bị bắt. Đến 8 giờ 15 phút sáng ngày 7-8-1974 “cánh cửa thép” đã bị mở toang, căn cứ Thượng Đức hoàn toàn sụp đổ. Lá cờ chiến thắng của quân cách mạng đã tung bay trên nóc hầm công sự Thượng Đức sụp đổ.
Tướng Ngô Quang Trưởng từ Đà Nẵng kêu gào “tử thủ giữ lấy Thượng Đức”, vào lúc 10 giờ sáng, biết Thượng Đức đã bị thất thủ, liền cho hai chiếc A37 đến ném bom hủy diệt Thượng Đức. 13.000 đồng bào bị tập trung vào chi khu đã được giải phóng để trở về với làng quê, ruộng đồng của mình.
Tướng Hoàng Đan, người tham gia chỉ huy trận đánh nói: “Đây là một trận đánh lớn, ta phải đổ xương máu, mồ hôi, công sức, tiền của rất nhiều. Cái giá thật “chẳng rẻ” chút nào. Nhưng bằng trí và lực, bằng mồ hôi và xương máu của quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng, của cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn 2, mà trực tiếp là sư đoàn 304, chúng ta có thể kết luận rằng chủ lực ta đủ sức đè bẹp đối phương, và như thế quân đội ta có thể mở những trận đánh lớn, tổng tiến công giành thắng lợi cuối cùng”.
Bí thư Khu ủy V Võ Chí Công nhận xét: “Chiến thắng Thượng Đức không chỉ phá tan “cánh cửa thép” bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng, mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng vào thời gian này. Từ thực tiễn đó đã góp phần cho Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có những nhận định mới, đề ra những quyết sách đúng đắn và quyết định trong chiến lược Tổng tấn công và nổi dậy vào mùa xuân lịch sử năm 1975”.
Sau ngày giải phóng, một tượng đài Chiến thắng Thượng Đức được xây dựng tại nơi đây.
30 năm trước, Sư đoàn dù đã bị đánh quỵ ở Thượng Đức như thế nào ?
;
Thứ Ba, 24/10/2006, 16:40 [GMT+7]
Ngày 16-8-1974, lữ đoàn dù 1 và trung đoàn 2 sư
đoàn 3 ngụy bắt đầu mở cuộc tiến công vào vùng giải phóng Thượng Đức
theo hai hướng : Hướng thứ nhất theo trục đường số 14 đánh vào trận địa
cua trung đoàn 3 - sư đoàn 304 của ta ở khu vực điểm cao 52, 126, 109,
Hà Nha, Bàn Tân 2. Hướng thứ hai đánh vào trận địa tiểu đoàn 7 trung
đoàn 66 trên các điểm cao phía tây Thượng Đức. Cậy có quân đông, hỏa lực
mạnh, trong những ngày trung tuần tháng 8-1974, địch tổ chức tiến công
ồ ạt hòng nhanh chóng chiếm các trận địa của trung đoàn 3 để tạo bàn
đạp đánh vào Thượng Đức.
Thế nhưng, sau 13 ngày
tiến công vào khu vực điểm cao 52, Bàn Tân 2 không thành công, bọn chỉ
huy sư đoàn dù ngụy quyết định bỏ hướng đường 14 để tập trung đánh lên
các điểm cao 109, 700, 1062. Về chiến thuật, địch bỏ lối đánh ồ ạt
chuyển sang áp dụng chiến thuật "lấn dũi" (đa từng được dùng vào năm
1972 ở miền tây Quảng Trị). Chúng hy vọng, với cách đánh "lấn dũi"
cộng với bom, pháo bắn vào trận địa ta, quân ta sẽ bị hao mòn dần,
không còn đủ sức giữ trận địa. Và khi đó, chúng sẽ "gặm nhấm" dần vùng
giải phóng Thượng Đức.
Đối mặt với lực lượng tổng
dự bị chiến lược của địch, ở thời điểm này, lực lượng của ta gặp rất
nhiều khó khăn : Quân số hao hụt nhiều sau chiến dịch giải phóng Thượng
Đức. Đạn súng lớn phải tính từng viên trong ngày, bộ đội ngày đêm giữ
chốt không chỉ đối phó với bom đạn mà còn phải hứng chịu thời tiết
khắc nghiệt : mưa nhiều, hầm sụt lở từng mảng, trong hầm lúc nào cũng
có nước và bùn ngập tới mắt cá chân. Đường vận chuyển, tiếp tế luôn gặp
ách tắc. Ăn uống thiếu thốn lại phải chiến đấu căng thẳng khiến sức
khỏe của chiến sĩ ta giảm đi rõ rệt. Thêm vào đó, chiến thuật "lấn
dũi" của địch tỏ ra có hiệu quả : Một số chốt (như 700, 109, 383) của ta
bị địch chiếm. Việc mất một số cao điểm đã có ảnh hưởng đến tư tưởng
và tinh thần chiến đấu của một số cán bộ, chiến sĩ.
Trước
tình hình đó, cuối tháng 10-1974, Đảng ủy Sư đoàn 304 họp mở rộng và
thống nhất nhận định : Địch tuy chiếm được một số chốt nhưng chúng đã
bị động và sa lầy ở mặt trận Thượng Đức. Quyết tâm của Đảng ủy sư đoàn
là nhanh chóng rút kinh nghiệm chiến đấu, tổ chức lại trận địa phòng
ngự, nhất là hầm hào, chặn đứng sư đoàn dù, đánh bại âm mưu tái chiếm
Thượng Đức.
Lúc này, đồng chí Hoàng Đan, Tư lệnh
phó Quân đoàn 2 trở lại Thượng Đức cùng với trung đoàn 24, hai tiểu
đoàn công binh và 4.000 viên đạn pháo cối để hỗ trợ cho lực lượng đang
bảo vệ Thượng Đức. Trong hồi ký của mình, ông cho biết : Vào đến sư
đoàn, việc đầu tiên tôi đề xuất với Bộ Chỉ huy sư đoàn là phải tiến
hành tập huấn về phòng ngự ngay cho cán bộ từ tiểu đội đến tiểu đoàn.
Mỗi lớp tập huấn được tổ chức 3 ngày. Một hình mẫu trận địa được xây
dựng ngay cạnh lớp học. Các cán bộ được tự do nêu ý kiến phân tích,
tranh luận đến cùng. Kết thúc lớp học, đồng chí Hoàng Đan nêu vấn đề :
Với hệ thống chốt được xây dựng thành nhiều tuyến, cho dù địch cứ 3
ngày lấn chiếm được một chốt của ta thì cũng phải mất 3 tháng địch mới
mò tới Thượng Đức. Ba tháng nữa là đã đến mùa khô, tình hình lúc đó lại
đã khác rồi.
Tuy chỉ tổ chức tập huấn trong 3
ngày nhưng nhờ xây dựng trận địa làm mẫu, nội dung huấn luyện sát với
những thực tế đòi hỏi nên hiệu quả mang lại rất cao : Tất cả cán bộ đều
biết cách xây dựng trận địa, biết cách đánh và tin tưởng ở cách đánh.
Với khẩu hiệu : "Tất cả cho phía trước”. "Tất cả để chiến thắng quân
dù”, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân toàn mặt trận Thượng Đức đều hướng về
các trận địa chốt lao động quên mình, khắc phục mọi khó khăn để chuyển
vật liệu đạn dược, gạo lên phía trước.
Ngày
28-10-1974, sư đoàn 304 tổ chức một trận phản kích, chiếm lại toàn bộ
điểm cao 1062. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3
sư đoàn dù.
Tháng 11-1974, sư đoàn dù đưa tiếp
lữ dù 2 vào cuộc chiến. Bộ Chỉ huy chiến dịch của ta nhận định : Địch
tung lực lượng dự bị vào không phải để thay đổi thế trận mà chủ yếu là
hoạt động hỗ trợ cho lữ dù 1 và 3 đã mất sức chiến đấu. Với lực lượng
mới này, địch chỉ đủ quân để rải ra trên các tuyến chiến đấu với ta chứ
không thể có lực lượng tiến công nữa.
Thực hiện
chủ trương của Bộ Chỉ huy chiến dịch, khi lữ dù 2 vừa chân ướt chân
ráo đến khu vực tập kết, pháo binh ta đã đánh phủ đầu khiến chúng bị
thương vong khá nhiều. Ta còn cho trinh sát luồn vào nơi đóng quân của
địch để tập kích trận địa pháo, đốt cháy kho đạn. Công binh của sư đoàn
304 dùng đạn pháo chưa nổ của địch liên kết với mìn làm giàn phóng vào
đội hình chúng gây hoang mang, lo sợ, không hiểu ta đã có vũ khí gì
mới.
Cuối tháng 12-1974, qua 4 tháng bị giam chân
ở chiến trường rừng núi, sư đoàn dù, một sư đoàn được coi là thiện
chiến bậc nhất nằm trong lực lượng tổng dự bị chiến lược của địch, đã bị
đánh quỵ ở mặt trận Thượng Đức. Điều này cho phép khẳng định : quân
chủ lực ngụy không thể đương đầu nổi với quân chủ lực của ta. Và, ngày
toàn thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - không còn xa
nữa.
Thu Minh
Linh hoạt, sáng tạo sử dụng pháo binh trong trận Thượng Đức
05:12 PM - 12/07/2015
BPO - Trận Thượng Đức (từ ngày 28-7-1974 đến ngày 7-8-1974) diễn ra ở phía tây tỉnh Quảng Nam(Khu 5) là một trong những trận đánh điển hình của Bộ đội Pháo binh (BĐPB). Trận này, pháo binh đã chi viện đắc lực, kịp thời và hiệu quả cho Sư đoàn 304 và các lực lượng vũ trang Quân khu 5 đánh địch. Chiến thắng Thượng Đức không chỉ mở toang "cánh cửa thép" bảo vệ phía tây TP Đà Nẵng, mà còn góp phần tạo thế, tạo lực cho ta, giúp Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh có những nhận định, đánh giá, mở những chiến dịch có ý nghĩa chiến lược tiếp theo, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 6-6-1974, Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 304, được tăng cường Trung đoàn Bộ binh 3 của Sư đoàn 324 và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng-Đà, cùng với một số đơn vị chiến đấu và bảo đảm chiến đấu khác, đảm nhiệm tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch trong khu vực Thượng Đức. Nhận nhiệm vụ, Sư đoàn 304 khẩn trương làm công tác chuẩn bị, hiệp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị.Ngày 28-7-1974, toàn bộ đội hình các đơn vị tham chiến đã vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công. 5 giờ ngày 29-7-1974, Bộ tư lệnh chiến dịch phát lệnh tiến công Thượng Đức. Pháo binh ta lập tức dồn dập nã đạn, đánh trúng mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu. Dưới sự chi viện hiệu quả của hỏa lực pháo binh, bộ binh ta đánh thẳng vào các vị trí đã xác định. Hỏa lực pháo binh các cấp chi viện kịp thời cho các đơn vị tiến công, ngăn chặn và tiêu diệt địch chi viện; làm chủ trận địa và các mục tiêu được phân công, tạo thành thế trận bao vây chia cắt địch ngay từ đầu.
Sư đoàn 304 tiêu diệt Chi khu Thượng Đức-Quảng Nam. Ảnh tư liệu. |
BĐPB đã vận dụng sáng tạo phương pháp bắn, cơ động lực lượng, hỏa lực kịp thời, nhanh chóng xử trí các tình huống, đáp ứng yêu cầu chi viện hỏa lực trong chiến đấu. Khi phát triển vào trung tâm, các mũi tiến công của Trung đoàn 66 bị chững lại trước hỏa lực dày đặc của địch cả mặt đất và trên không. Hướng chủ yếu bị địch ngăn chặn không phát triển được. Trong lúc khó khăn như vậy, BĐPB đã sáng tạo dùng hỏa lực bắn lướt sườn chi viện cho Tiểu đoàn 8 đánh khu biệt động của địch rất hiệu quả. Việc chuyển hướng tiến công đã hạn chế một phần hỏa lực bắn thẳng và phi pháo của địch, tạo điều kiện đột phá thành công. BĐPB vừa chiến đấu vừa củng cố lực lượng, bố trí lại đội hình, mở các đợt tiến công mãnh liệt, giúp các đơn vị đánh chiếm toàn bộ căn cứ địch.
8 giờ 30 phút ngày 7-8-1974, Sư đoàn 304 đã làm chủ, giải phóng hoàn toàn Thượng Đức. Sau đó, BĐPB đã chi viện hỏa lực cho Sư đoàn 304 tiếp tục chiến đấu giữ vững vùng mới giải phóng Thượng Đức.
Chiến thắng Thượng Đức thể hiện ý chí quyết tâm và sáng tạo trong chiến đấu của BĐPB. Trước hết, BĐPB được tổ chức, xây dựng lực lượng, chuẩn bị thế trận pháo binh chặt chẽ. Hệ thống hỏa lực pháo binh triển khai toàn diện ở các cấp, từ cấp sư đoàn đến tiểu đoàn bộ binh. Do vậy, từng cấp chủ động, dùng hỏa lực của mình kịp thời chi viện cho bộ binh tiến công mỗi khi gặp các tình huống khó khăn, không trông chờ, ỷ lại vào hỏa lực pháo binh cấp trên. Các đơn vị phát huy được vai trò của pháo cối mang vác đi cùng trong đội hình tiểu đoàn bộ binh. Đặc biệt khi tiến công trong điều kiện địch phân tán rộng, luôn biến động, hỏa lực pháo cối đi cùng phát huy được hiệu quả bắn trúng, đúng thời cơ, chi viện cho bộ binh đánh địch.
Trong trận Thượng Đức, ta đã tập trung pháo binh ưu thế hơn hẳn so với địch. Cũng như các đơn vị bạn, pháo binh đã có lực lượng dự bị chiến lược và chiến dịch mạnh, triển khai được thế trận có lợi trên các chiến trường. Ta còn tổ chức cụm pháo binh chuyên trách để chế áp pháo binh địch, lấy pháo mang vác làm nòng cốt, phát huy được cách đánh sở trường, luồn sâu, lót sẵn, bí mật, bất ngờ, bắn trúng, đúng thời cơ. Chỉ huy chiến dịch và đơn vị linh hoạt, sáng tạo sử dụng pháo binh cho từng hướng, từng trận đánh để đạt hiệu suất chiến đấu cao, giành thắng lợi. Từ thực tế sử dụng hỏa lực pháo binh trận Thượng Đức, BĐPB cần tiếp tục nghiên cứu phát triển, vận dụng vào huấn luyện và tác chiến pháo binh trong điều kiện mới.
Nguồn QĐND
Từ chiến thắng Thượng Đức đến đại thắng mùa Xuân
;
Thứ Năm, 07/08/2014, 08:37 [GMT+7]
Hôm nay 7.8, UBND tỉnh tổ
chức Lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Thượng Đức. Nhân sự kiện này, Báo
Quảng Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Chi -
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
về ý nghĩa của chiến thắng Thượng Đức đối với chiến dịch giải phóng Đà
Nẵng tiến tới đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Hội trại chào mừng 40 năm Chiến thắng Thượng Đức. Ảnh: Bích Liên |
Sau khi Hiệp định Pa-ri về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27.1.1973), Đảng
ta quán triệt tinh thần tuyệt đối tuân thủ những điều khoản các bên đã
thống nhất, chủ trương đấu tranh chính trị quần chúng, không sử dụng đấu
tranh vũ trang. Ngược lại, phía Mỹ - ngụy đã trắng trợn phá hoại hiệp
định. Tại chiến trường Quảng Nam - Quảng Đà, chỉ hai giờ sau khi lệnh
ngừng bắn có hiệu lực, quân ngụy đã tập trung càn quét các vùng tây Duy
Xuyên, vùng B Đại Lộc và các vùng tranh chấp giữa hai bên. Trong nội
thành Đà Nẵng, chúng thành lập lực lượng cảnh sát dã chiến được trang bị
đầy đủ thay thế cho quân đội đánh phá các lực lượng cách mạng, đàn áp
nhân dân, lợi dụng thời cơ dồn dân chiếm đất.
Trước tình hình đó, nhằm đối phó với mưu
đồ lật lọng của kẻ thù, Đảng ta quyết định chuyển sang chuẩn bị lực
lượng cho trận quyết chiến chiến lược. Tại Hội nghị lần thứ 21 vào tháng
7.1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích tình hình và đề ra
Nghị quyết về: “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ và nhiệm
vụ cách mạng trong giai đoạn mới”, khẳng định cách mạng miền Nam chỉ có
thể giành thắng lợi bằng con đường vũ trang cách mạng. Tháng 8.1973,
đồng chí Võ Chí Công - Bí thư Khu ủy khu 5 đã triệu tập Ban Thường vụ
Đặc khu ủy Quảng Đà để truyền đạt tinh thần nghị quyết và đề ra phương
hướng, nhiệm vụ để đưa phong trào đấu tranh cách mạng ở Quảng Nam và
Quảng Đà phát triển kịp với tình hình mới. Bộ máy tổ chức cán bộ, các
lực lượng quân đội, biệt động, tự vệ được phục hồi và củng cố vị trí như
trước khi ký Hiệp định Pa-ri.
Căn cứ bất khả xâm phạm?
Ban Thường vụ Khu ủy khu 5 xác định, sau
chiến thắng trận Nông Sơn - Trung Phước (từ đêm 17 đến chiều
18.7.1974), để đột phá dứt điểm khai thông toàn bộ chiến trường, Thượng
Đức được chọn là trận đánh tiếp và buộc phải thắng cả trên mặt trận quân
sự lẫn chính trị bởi tính chất cực kỳ quan trọng của cứ điểm này. Nhiệm
vụ quân sự là phải tiêu diệt gọn quân địch. Về chính trị là phải giải
phóng cho được hơn 1 vạn dân trong khu dồn; đồng thời từ trận đánh này
cho phép ta nhận định khả năng ứng phó của quân chủ lực ngụy sau khi Mỹ
rút để so sánh tương quan lực lượng đôi bên, làm cơ sở để Trung ương đề
ra những chủ trương, sách lược mới trong chiến lược giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước.
Chi khu quận lỵ Thượng Đức (nay thuộc xã
Đại Lãnh, huyện Đại Lộc) nằm ở vùng ngã ba sông Côn gặp sông Vu Gia,
cách Đà Nẵng chừng 45km về phía tây nam; phía tây dựa vào dãy Trường Sơn
với nhiều vách đá dựng đứng, phía nam và đông bắc được bao bọc bởi các
con sông. Theo đánh giá của địch, Thượng Đức là một “căn cứ bất khả xâm
phạm” nằm trong thế phòng thủ chung thuộc vùng 1 chiến thuật của chúng.
Với địa hình hiểm trở như vậy, chỉ huy của ta nhận định căn cứ Thượng
Đức chỉ có thể tiếp cận được từ phía tây. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, ta
đã có thông tin: Mỹ - ngụy có bố trí tiền đồn bảo vệ và hoàn toàn có thể
phát hiện đối phương từ xa. Chúng xây dựng tại đây hệ thống 35 lô cốt
lớn và hầm ngầm bằng bê tông cốt thép hai tầng, hàng trăm lô cốt tiền
duyên, ụ súng nửa chìm, nửa nổi. Tất cả mọi hoạt động khi xảy ra tác
chiến đều ở dưới mặt đất nên rất khó cho ta phát hiện mục tiêu. Đánh giá
về cứ điểm này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kiêu hãnh đặt cho tên gọi
“Mắt ngọc của đầu rồng”. Còn Tỉnh trưởng Quảng Nam khẳng định chắc nịch
đây chính là “cánh cửa thép bất khả xâm phạm”, một điểm chiến lược dễ
thủ khó công, là niềm tự hào, là chỗ dựa đáng tin cậy của vùng 1 chiến
thuật và căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng. Nhờ “mắt ngọc” này, địch dễ
dàng quan sát và đánh phá đường tiến quân của ta từ Bắc vào Nam theo
đường mòn Hồ Chí Minh. Hơn nữa, để tiến quân vào giải phóng Đà Nẵng buộc
quân ta phải vượt qua được “thách thức” này vì đây là tiền đồn chiến
lược bảo vệ căn cứ quân sự và sân bay Đà Nẵng. Quân ngụy kiêu ngạo thách
thức: “Bao giờ nước Vu Gia chảy ngược thì Việt Cộng mới chiếm được
Thượng Đức!”. Bởi chúng hoàn toàn tự tin với lối bố trí công sự cẩn mật,
tập trung hỏa lực mạnh, quân số đông (có những thời điểm tính cả quân
tại chỗ và lực lượng ứng cứu của địch lên đến 16 nghìn tên, trận địa
pháo tầm xa và pháo cơ động của Sư đoàn 3 lính ngụy từ 65 - 70 khẩu các
loại…). Ngoài ra, địch còn chuẩn bị lực lượng yểm trợ chi viện trực tiếp
từ các cứ điểm Ba Khe, động Hà Sống, Núi Lở, khi cần có thể điều đến 60
lượt máy bay/ngày từ Đà Nẵng viện trợ lên. Nham hiểm hơn, địch cho dồn
13 nghìn dân các xã lân cận và thị trấn Hà Tân vào xung quanh căn cứ để
dễ bề kìm kẹp và làm bia đỡ đạn cho chúng khi bị ta tấn công.
Mở “cánh cửa thép”
Trước âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ
thù, nhiệm vụ giải phóng và làm chủ chi khu quận lỵ Thượng Đức ngày
càng trở nên bức thiết, vừa có tính chiến dịch tại chỗ, vừa có tính
chiến lược lâu dài. Tiêu diệt lực lượng địch ở đây là xóa bỏ một mắt
xích phòng ngự vững chắc, phá tan “cánh cửa thép”, uy hiếp trực tiếp
phía tây nam Đà Nẵng, giải phóng hơn 1 vạn dân và một vùng địa bàn rộng
lớn, từng bước đánh bại kế hoạch “bình định lấn chiếm” của địch. Cũng
tại đây, hỏa lực tầm xa của ta có thể uy hiếp sân bay Đà Nẵng và sở chỉ
huy vùng 1 ngụy, tạo đòn tấn công mạnh và hiểm vào Đà Nẵng khi thời cơ
chín muồi.
Đầu tháng 6.1974, Sư đoàn 304 được tăng
cường Trung đoàn 3 (thuộc Sư đoàn 324) chính thức nhận nhiệm vụ: phối
hợp với Quân khu 5, bộ đội địa phương và dân quân du kích cùng sự nổi
dậy của quần chúng tiêu diệt chi khu quận lỵ Thượng Đức, giải phóng nhân
dân. Chiến dịch mang biệt danh K711. Sau nhiều ngày đêm ròng rã, với sự
giúp sức của nhân dân Quảng Đà, quân ta đã bí mật vận chuyển vũ khí,
lương thực áp sát mục tiêu. Có nhiều cách làm sáng tạo được phát huy
trong vận chuyển vũ khí và chiến đấu. Khai thác lợi thế địa hình có
sông, quân ta đã cho một số khẩu pháo hạng nặng xuống thuyền, bè mảng
xuôi về cứ điểm. Đêm trước ngày nổ súng, bộ đội và dân công đẩy kéo pháo
85 ly vượt qua bãi lầy và hai dốc lên điểm cao 118 để ngắm bắn trực
tiếp diệt lô cốt mẹ và cứ điểm tiền tiêu. Trong các đợt tấn công đầu, do
quân ngụy còn rất mạnh, chống trả ác liệt, hỏa lực từ các lô cốt ngụy
được chuẩn bị công phu, có sức công phá lớn, trong khi quân ta chưa nắm
chắc địa hình, tổ chức bố trí binh hỏa lực chưa thật phù hợp… nên cuộc
chiến diễn ra khá giằng co, cả quân số của ta và địch đều thương vong
quá nhiều. Sau khi họp bàn rút kinh nghiệm, đề ra kế hoạch tác chiến
mới, tổ chức lại lực lượng, ta chuyển từ chiến thuật đánh nhanh thắng
ngay sang “bao vây đánh lấn”. Với sự giúp sức quên mình của nhân dân địa
phương, ta có sáng kiến khai thác cây song mây loại lớn về làm dây
chằng, ròng rọc, đốn cây rừng làm đòn khiêng để di chuyển pháo lên các
điểm cao. Nhờ đó, đến giữa đêm 5.8.1974, các khẩu pháo đã được đặt đúng
vị trí như kế hoạch, sẵn sàng đợi lệnh. Rạng sáng 7.8.1974, nhận lệnh
tấn công, các khẩu pháo dồn dập nhả đạn, phá tan công sự cố thủ của
địch, góp phần quan trọng vào thế tiến công của quân ta. Đến 8 giờ 30
phút, sáng 7.8.1974, “cánh cửa thép” đã bị mở toang, căn cứ Thượng Đức
hoàn toàn sụp đổ. Lá cờ chiến thắng của quân ta tung bay trên nóc hầm
công sự Thượng Đức. Những cuộc tấn công phản kích hòng tái chiếm Thượng
Đức của địch sau đó đều bị ta đánh bại.
Tiến đến ngày toàn thắng
Chiến thắng Thượng Đức như tiếp thêm sức
mạnh cho ta tiến tới tiêu diệt các cứ điểm Hòn Chiêng, Núi Gai, Động
Mông, Lạc Sơn, Đá Hàm, ép địch lui về Cấm Dơi và quận lỵ Quế Sơn. Nhờ sự
giúp sức mạnh mẽ của Sư đoàn 2, lực lượng vũ trang Quảng Nam, Quảng Đà
tiêu diệt 70 cứ điểm, mở rộng vùng giải phóng ở huyện Điện Bàn, tây Tam
Kỳ, Quế Sơn, bức hàng trung đội dân vệ Gò Đa, phá sập cầu Thủy Tú, Giao
Thủy, Bà Bầu, đánh phá sân bay, đánh chìm tàu quân sự tại quân cảng Đà
Nẵng… Cũng từ thắng lợi quân sự này, phong trào đấu tranh chính trị của
quần chúng phát triển mạnh mẽ bằng 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị,
binh vận). Quần chúng liên tục đấu tranh buộc địch phải rút khỏi nhiều
thôn ở Phú Hương, Rừng Lớn (Quế Sơn), Vườn Cốc (Tam Kỳ)…, phá vỡ nhiều
khu dồn, vận động binh lính phản chiến… Thời điểm đó, phong trào đấu
tranh cách mạng lên cao, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Sau chiến thắng Thượng Đức, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã khẳng định: “Trận Thượng Đức cho phép ta rút ra nhận
định: Quân chủ lực cơ động của ta đã mạnh hơn chủ lực cơ động của ngụy.
Một tình thế mới bắt đầu xuất hiện: Địch không còn khả năng chiếm lại
các vị trí đã mất, quân ta có đủ khả năng tiến công tiêu diệt địch trong
công sự kiên cố, tiêu diệt cụm cứ điểm, chi khu, quận lỵ, giữ được mục
tiêu, chiếm đất, giải phóng dân ngay ở vùng giáp ranh”. Nhận định đầy
sức thuyết phục này của Đại tướng tác động tích cực đến việc hạ quyết
tâm chiến lược với những trận quyết chiến giành toàn thắng của quân và
dân ta.
Chiến thắng Thượng Đức cũng được nhắc
đến trong Hội nghị Bộ Chính trị ngày từ ngày 30.9.1974 đến ngày
8.10.1974, như để khẳng định thêm thời cơ của cách mạng Việt Nam. Chiến
thắng đó là niềm cổ vũ lớn lao, có sức lay động mãnh liệt tinh thần
quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta không chỉ ở Quảng Nam - Đà
Nẵng mà còn trên nhiều chiến trường, không chỉ trên mặt trận quân sự mà
cả trên đấu tranh chính trị và ngoại giao. Từ cột mốc quan trọng đó, Bộ
Chính trị khẳng định đã đến thời điểm ra trận quyết chiến cuối cùng
giành toàn thắng và chọn Tây Nguyên là chiến trường chính trong hoạt
động mùa khô của toàn miền Nam, lấy Buôn Mê Thuột làm trận mở màn của
chiến dịch nam Tây Nguyên, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước.
* *
*
*
Thấm thoắt đã 40 năm trôi qua! Khoảng
thời gian đủ cho những người đã đi qua kháng chiến và lớp thanh niên
sinh ra trong hòa bình suy ngẫm nhìn lại, cúi đầu tri ân trước sự hy
sinh cao cả của biết bao anh hùng liệt sĩ, thương binh, người có công
cách mạng, trong đó có cả những chiến sĩ tham gia chiến dịch Thượng Đức
anh hùng. Trận đánh Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam -
Đà Nẵng “trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ” và của cả nước với ý
nghĩa là trận thắng bước ngoặt, tạo đà cho chiến dịch giải phóng Đà Nẵng
tiến tới Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng toàn miền
Nam, non sông thu về một mối.
Chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước anh
linh các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để chiến thắng Thượng Đức mãi âm
vang, tượng đài chiến thắng mãi vươn cao, hòa cùng hồn thiêng sông núi,
sống mãi với dân tộc Việt Nam!
NGUYỄN VĂN CHI
Thượng Đức, những điểm nhìn - Bài 1: Trận chiến lịch sử
;
Thứ Ba, 05/08/2014, 08:56 [GMT+7]
Bốn mươi năm qua, máu và nước
mắt đã khô, màu xanh đã lại phủ trên chiến trường khốc liệt. Tượng đài
chiến thắng Thượng Đức (Đại Lộc) sẽ được khánh thành ngay trong ngày kỷ
niệm (7.8), không chỉ tôn vinh những người đã khuất mà còn là địa chỉ đỏ
giáo dục về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai
sau..
Bộ đội tiếp quản chi khu Thượng Đức. Ảnh tư liệu |
BÀI 1: TRẬN CHIẾN LỊCH SỬ
Đồi Thượng Đức giờ chỉ còn lại mặt phi
đạo sân bay dã chiến loang lổ, tróc lở, vài công sự đổ nát, khuất chìm
dưới những bụi sim, mua lúp xúp. Mặt trận ác liệt im tiếng súng suốt 40
năm qua. Ít ai biết được khu đồi đổ nát hiện tại này đã từng là căn cứ
kiên cố, trang bị vũ khí hiện đại nhất của chính quyền Sài Gòn với hệ
thống giao thông hào liên hoàn gồm 35 lô cốt nửa chìm, nửa nổi. Nhiều
công sự có nắp, hệ thống nhà hầm, hầm ngầm kiên cố có sức chứa 16.000
quân, được mệnh danh là “Mắt ngọc của đầu rồng”, một “cánh cửa thép” của
Đà Nẵng. Quân giải phóng đã hai lần tiến công vào Thượng Đức năm
1969-1970 đều không thành công. Chính quyền Sài Gòn huênh hoang tuyên bố
chỉ “khi nào nước sông Vu Gia chảy ngược thì Việt Cộng mới lấy được
Thượng Đức”.
Mười ngày đọ súng
Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân Phạm Xuân Thệ, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn
304, đơn vị chủ lực tấn công vào chi khu quận lỵ Thượng Đức kể, lúc 5
giờ ngày 29.7.1974, Bộ Tư lệnh chiến dịch phát lệnh tiến công Thượng
Đức. Hai phát pháo hiệu xanh, đỏ vút lên không trung và tín hiệu “bão
táp” được truyền đi các hướng. Pháo binh dồn dập nã đạn vào Thượng Đức.
Cả cứ điểm chìm trong khói lửa. Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 nổ súng chậm
hơn 15 phút so với toàn mặt trận vì sương mù không rõ mục tiêu. Hỏa lực
trung đoàn dội xuống Ba Khe, động Hà Sống, chiếm giữ tiền đồn phía đông
Thượng Đức. Bộ đội chủ lực và địa phương đã chốt đường bộ và đường sông,
cắt chia Thượng Đức với các vùng lân cận. Tuy nhiên, trận đánh vào chi
khu Thượng Đức không thuận lợi như dự định. Sau 3 ngày tấn công, công sự
phòng thủ cũng như hệ thống giao thông hào đều sụp đổ dưới những đợt
pháo kích liên tục của pháo binh, nhưng Trung đoàn 66 vẫn chưa thể chiếm
được chi khu quận lỵ và quân lực tổn thất khá nặng nề. Trung đoàn 66
phải tạm dừng để củng cố lực lượng đến tổ chức tấn công quyết liệt đêm
6.8. Đến 8 giờ 30 phút ngày 7.8.1974, chiến sĩ Sư đoàn 304 đã tràn ngập
cứ điểm Thượng Đức.
Tượng đài Chiến thắng Thượng Đức. Ảnh: T.DŨNG |
Sau này, Trung tướng Nguyễn Văn Tuyên -
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng cho biết, chiến thắng Thượng Đức 1974
đã thuộc về lịch sử nhưng vẫn còn quá nhiều điều để nói. Mấy chục tấn
đạn pháo các loại, hỏa lực rải khắp trên bề mặt chi khu, cả cứ điểm
Thượng Đức mù mịt trong khói bụi hàng giờ. Nhưng, ngay cả các lực lượng
pháo binh cũng không biết mục tiêu nào đã bị tiêu diệt, mục tiêu nào
chưa. Khi bộ binh xung phong, do hỏa lực pháo binh không tiêu diệt được
những mục tiêu xung quanh các cửa mở. Quân đội Sài Gòn từ các hầm ngầm,
dùng hỏa lực bắn quét từ nhiều phía. Hỏa lực phòng không không khống chế
hiệu quả máy bay địch, bị ném bom, bắn phá vào ngay đội hình ta trên
cửa mở. Bộ đội bị thương vong, hy sinh quá nhiều. Đợt tiến công thứ nhất
không thành công. Ngày 30 và 31 dù có thay quân đột phá, đơn vị mới vẫn
lặp lại các thiếu sót cũ, đánh không có sự chuẩn bị. Sự kết hợp giữa
công binh, pháo binh, bộ binh rất rời rạc, chệch choạc thiếu tỉ mỉ, cửa
mở vẫn không thông và bộ đội vẫn thương vong nhiều. Đến 17 giờ ngày
31.7, Trung đoàn 66 phải tạm dừng tiến công, chuyển sang giữ địa bàn đã
chiếm, rút kinh nghiệm, chuẩn bị lại tất cả các khâu thật chu đáo trước
khi thực hành đột phá tiếp. Đây là một trong những sai lầm lớn, dẫn đến
thương vong lớn.
Điểm cao 1062
Ngay sau khi giải phóng Thượng Đức, để
sẵn sàng đánh trả cuộc phản công lớn của địch hòng chiếm lại khu vực
này, Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 tiến công
đánh chiếm khu vực Bàn Tân 2, Hà Nha, các điểm cao 52, 126, 109 (đông
Thượng Đức 5km). Tiếp đó Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng Trung đoàn 3 và
Trung đoàn 66 tổ chức tuyến phòng ngự kéo dài từ điểm cao 52 qua Hà Nha,
Bàn Tân, vượt sông Vu Gia vào tới thung lũng núi Hữu Trinh, cắt đứt
hoàn toàn đường tiến quân của địch từ Đà Nẵng lên Thượng Đức. Trung đoàn
24 bộ binh vừa từ Quảng Trị vào được giữ làm lực lượng dự bị.
Dấu vết chiến tranh còn sót lại trên đồi. Ảnh: N.PHONG |
Chỉ một ngày sau Thượng Đức thất thủ,
lính dù Sài Gòn đã khẩn cấp không vận đến vùng hành quân Đại Lộc. Cuộc
chạm trán đầu tiên giữa lực lượng tinh nhuệ hai bên đã diễn ra ngày
18.8.1974. Cuộc chiến đấu giữa Trung đoàn 24, Trung đoàn 66 thuộc Sư
đoàn 304 và Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 324 với Sư đoàn dù của quân đội
Sài Gòn đã diễn ra quyết liệt ở khu vực điểm cao 1062 trong suốt tháng
10 và đầu 11.1974. Đây là cuộc đọ sức nảy lửa nhất, ác liệt nhất của hai
bên. Hai bên giành giật nhau từng tấc đất, từng mỏm đồi trên cao điểm
700, 383 và nhất là cao điểm 1062. Cuộc chiến đấu trở nên vô cùng ác
liệt và gian khổ. Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Trung đoàn phó Trung
đoàn 66 nói, những ngày đó mưa lớn kéo dài, các trận địa chốt ngâm
trong nước, hầm hào sạt lở. Việc vận chuyển, tiếp tế của Quân đoàn từ
phía sau gặp khá nhiều khó khăn. Sức khỏe giảm sút, quân số thiếu hụt,
nên ở một số nơi, có đơn vị không đủ sức giữ vững trận địa. Quân đội Sài
Gòn đã chiếm được một số cao điểm 109, 700, 383… trong hệ thống phòng
ngự phía trước. Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã
Lương, nguyên Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 nói, tháng 8
khởi đầu mùa mưa lớn, các con đường đều sụt lở, lầy lội, suối sâu nước
đổ ào ào dữ dội. Hàng ngày, máy bay, pháo binh trút bom dữ dội. Các
tuyến hào chiến đấu ngược lên đỉnh 1062 đầy bùn nước sền sệt ngập tới
đầu gối. Đi trên đỉnh như đi trong sình lầy, cây cối chỏng chơ không còn
một chiếc lá trên cành, nơi đây từng là khu rừng rậm rạp nhưng bây giờ
tựa như cánh đồng hoang đầy hiểm họa. Đỉnh 1062 là một nấm mộ tập thể
khổng lồ, chôn không biết bao nhiêu sinh mạng của cả hai bên. Mỗi khi
quân ta vừa chiếm được 1062, lập tức địch dội pháo, điên cuồng xông lên
quyết chiếm lại. Cả hai bên mất đi, rồi dành lại đỉnh 1062 nhiều lần.
Pháo, súng, lựu đạn và cả bom napalm đốt cháy cả cánh rừng nguyên sinh,
cày nát đỉnh đồi. Cuối cùng, quân dù phải rời bỏ điểm cao 1062, thiệt
hại đến 50% quân số sau 4 tháng giao tranh. Thế trận giằng co hai bên
còn kéo dài thêm vài tuần nữa, nhưng cuối tháng 11.1974, cuộc “thư hùng”
giữa hai lực lượng tinh nhuệ nhất chấm dứt. Chiến thắng Thượng Đức
khẳng định sức mạnh của chủ lực ta áp đảo chủ lực địch. Đây là một trong
những cơ sở để Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm giải phóng
miền Nam 1975.
Khói lửa chiến tranh vùng Thượng Đức đã
lùi xa. Một ngày đầu thu, vài người khách lạ đến cầu Ba Khe hỏi đường
lên đỉnh cao 1062. Những người dân địa phương ngồi nghỉ dưới những bóng
cây trùm mát rượi ven bờ khe nói không thể lên đồi cao ấy được vì đường
khó đi. Hình như nơi ấy còn nhiều mìn. Dọc khu vực ấy có rất nhiều biển
báo cấm người và trâu bò “xâm nhập”! Nhìn khung cảnh thanh bình, nên thơ
ấy với khe nước trong veo chảy từ cánh rừng trước mặt, vài con trâu
trầm mình giữa nước trong nắng sớm và không ít khách bộ hành mắc võng…
nghỉ chân, không ai có thể hình dung nổi, khu vực này, đã từng là dưới
chân đồi của một “đỉnh máu” 40 năm trước.
-----------------------
Bài 2: Nhận định từ hai phía
Bài 2: Nhận định từ hai phía
NHẬT PHONG
Thượng Đức, những điểm nhìn - Bài 2: Nhận định từ hai phía
;
Thứ Tư, 06/08/2014, 08:47 [GMT+7]
“Chiến thắng Thượng Đức góp
phần hình thành quyết tâm giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị và Quân
ủy Trung ương”. Nhận định này luôn được xác nhận tại các cuộc hội thảo,
kỷ niệm bàn đến sự kiện ngày 7.8.1974. Phía chính quyền Sài Gòn hay báo
chí phương Tây nhiều năm sau cuộc chiến cũng thú nhận: sự thất thủ của
chi khu Thượng Đức là điều khó tránh khỏi.
Dưới chân đồi 1062. Ảnh: NHẬT PHONG |
1.
Theo tài liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, trong suốt 20 năm, kể
từ 1954, chưa khi nào vấn đề đánh giá so sánh lực lượng hai bên lại đòi
hỏi sự “sáng tạo” như thời điểm giữa năm 1974. Lịch sử đã chứng minh,
khi mất chỗ dựa trực tiếp vào quân Mỹ, chính quyền Sài Gòn và quân lính
đã suy yếu đi rất nhiều. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu
đã phải kêu gọi quân lính “đánh theo kiểu con nhà nghèo”, nhưng thực lực
địch yếu đến mức nào, khả năng phản kích, yểm trợ tại chỗ và khả năng
cơ động ứng cứu giải tỏa của lực lượng tổng trù bị chiến lược của Bộ
Tổng tham mưu Sài Gòn ra sao, vẫn là ẩn số. Tuy nhiên, sự kiện Thượng
Đức đã đưa đến cái nhìn mới về cuộc chiến. Quận lỵ đầu tiên được giải
phóng, thoát khỏi sự cai trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau Hiệp
định Paris đã cổ vũ rất lớn đến phong trào đấu tranh chính trị của nhân
dân ở các vùng nông thôn và đô thị miền Nam. Thượng Đức thất thủ, báo
hiệu bắt đầu thất bại, đổ vỡ dây chuyền trong kế hoạch bình định, gom
dân của chính quyền Sài Gòn. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu
trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay,
thực tiễn chiến trường Thượng Đức đã cho thấy hai kết luận rất quan
trọng: Sức chiến đấu của quân chủ lực ta hơn hẳn quân chủ lực ngụy và Mỹ
khó có khả năng can thiệp trở lại miền Nam. Thượng Đức là thước đo so
sánh giữa chủ lực cơ động của ta và cơ động chính quyền Sài Gòn. Thực tế
chiến trường cho thấy quân đội của chính quyền Sài Gòn đã suy yếu rõ
rệt. Khả năng yểm hộ của phi pháo giảm cả về số lượng và cường độ. Quân
chủ lực Quân khu I ngụy không đủ sức tự ứng cứu giải tỏa. Quân cơ động
chiến lược phản ứng chậm chạp, điều động chắp vá, nhỏ giọt, bế tắc và
lúng túng trong áp dụng chiến thuật. Tinh thần chiến đấu ngày một sa
sút, dù rất muốn nhưng không đủ sức giành lại vị trí đã mất. Bộ Tổng
tham mưu nhận định khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động ta đã
hơn hẳn quân chủ lực cơ động của ngụy, mở ra niềm tin vào khả năng đánh
thắng toàn bộ quân đội Sài Gòn trong một tương lai gần. Bộ Chính trị và
Quân ủy Trung ương thống nhất nhận định đây là thời cơ thuận lợi nhất để
nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho
cách mạng dân tộc dân chủ. Ngoài thời cơ này, không còn thời cơ nào
khác. Nếu để chậm mươi, mười lăm năm nữa, bọn ngụy gượng dậy được, các
thế lực xâm lược hồi phục, bọn bành trướng mạnh lên thì tình hình sẽ
phức tạp vô cùng.
2. Chiến
sự Thượng Đức và cuộc tái chiếm bất thành của sư đoàn dù liên tục được
cập nhật trên các trang báo lớn ở miền Nam và phương Tây. Tờ Paris Press
(số ra ngày 29.7.1974) viết: “Bắt đầu đợt tấn công, pháo binh cộng sản
đã hạ nòng bắn tập trung diệt từng lô cốt một của căn cứ. Không quân
Việt Nam cộng hòa gửi phi pháo đến yểm trợ thì gặp phải trọng pháo dữ
dội của quân cộng sản”. Tin tức chiến sự được các tờ báo cập nhật liên
tục mỗi ngày. Thời báo New York bình luận ngày 30.7.1974: “Cộng sản Bắc
Việt bắn pháo dữ dội và tấn công trực tiếp vào chi khu quận lỵ Thượng
Đức. Chi khu trưởng (Thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng) đã bị thương
nặng. Có khả năng quân không giữ vững được phòng tuyến”. Báo Thế giới
Mỹ mô tả trận đánh vào đêm 6.8.1974 rằng, cường độ pháo tăng mạnh với
hơn 1.200 đạn pháo. Mọi chi viện đều bị cắt đứt. Quân Việt Nam cộng hòa
thiếu lương thực. Đạn dược tiếp tế không thể vào được căn cứ”. Cũng
trong khối tài liệu Bộ Quốc phòng Mỹ còn lưu, ghi rõ: “Tại chi khu quân
sự Thượng Đức, tổn thất của biệt động quân và các đơn vị trú phòng ngày
càng gia tăng, trong khi việc tải thương không thực hiện được do hỏa lực
phòng không ác liệt của cộng quân. Theo báo cáo của Sở chỉ huy chiến
dịch tại Đà Nẵng gửi về Sài Gòn: Tại Thượng Đức, tình hình trở nên nguy
kịch khi lính biệt động quân sắp cạn kiệt đạn dược cũng như lương thực.
Không quân Việt Nam cộng hòa cố gắng thả dù tiếp tế khẩn cấp vào ngày
5.8 nhưng do hỏa lực phòng không ác liệt của Bắc Việt, tám kiện hàng
tiếp tế đều rơi ngoài chu vi phòng thủ”.
Theo Thượng tá TS. Trần Mai Hương (Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam), sau nhiều năm, khá nhiều người vẫn đang còn
cố gắng tìm lời giải cho câu hỏi: tại sao miền Nam mất quá nhanh như
thế? Nhiều tướng lĩnh, chính khách Pháp - Mỹ, nhiều tư liệu được khai
thác, sách, báo, tạp chí được xuất bản đã bình luận, đưa ra nhiều ý
kiến. Có những ý kiến đánh giá khá gay gắt rằng, thất bại Thượng Đức
chính là do tinh thần binh lính sa sút, chỉ huy chủ quan và sử dụng cách
đánh không phù hợp với đối phương. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến ca
ngợi tinh thần quyết chiến thắng, sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ của bộ
đội Bắc Việt (cách gọi của báo chí phương Tây). Khi chiến dịch kết
thúc, chính quyền Sài Gòn đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của
chiến dịch Thượng Đức. Nhiều sách báo từ phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn
cũng đã khẳng định trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu kiên cường
của Bắc Việt. Tập san Quốc phòng của quân đội Sài Gòn nhận xét: “Đây là
trận đánh hiệp đồng binh chủng cường tập rất mạnh của Trung đoàn 66 cộng
sản Bắc Việt, sau nhiều đợt pháo bắn yểm trợ cho nhiều đợt bộ binh tấn
công”. Còn tờ tin Mỹ và Thế giới mô tả tất cả công sự phòng thủ cũng như
hệ thống giao thông hào đều sụp đổ dưới những đợt pháo kích liên tục
của quân cộng sản Bắc Việt. Thất bại với Mỹ và quân đội Sài Gòn là không
thể tránh khỏi. Thượng tá TS. Trần Mai Hương cho biết thêm, 10 năm sau
ngày chiến dịch kết thúc, tra cứu tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ và chính
quyền Sài Gòn cho thấy, đối phương đã theo dõi chặt chẽ, nắm rõ tin tức
tình báo việc ta chuẩn bị đánh vào căn cứ. Chính quyền Sài Gòn thừa
nhận, kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy nhiều khúc
đường 14 từ Thừa Thiên đến Buôn Mê Thuột đang được sửa chửa hoặc chuyển
quân. Một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt. Biệt kích đã được thả xuống
nhiều nơi để thám sát hoặc phá vỡ. Các phi cơ A.37 được gọi đến để oanh
tạc những đoàn xe đang chạy trên đường 14 hoặc các toán nhân công làm
đường… Nhưng phá xong chưa được bao lâu, con đường lại hoàn nguyên như
cũ. Chỉ có B.52 mới có thể phá sập những hệ thống đường và ống dẫn dầu
rộng lớn. Nhưng lúc đó B.52 không còn! Có nghĩa là chính quyền Việt Nam
cộng hòa biết, nhưng không thể làm gì được để ngăn cản làn sóng tiến
công của quân đội ta!
____
Bài 3: Di dân và lưu dân
Bài 3: Di dân và lưu dân
NHẬT PHONG
Thượng Đức, những điểm nhìn - Bài 3: Di dân và lưu dân
Thứ Năm, 07/08/2014, 08:41 [GMT+7]
Trong ký ức của những người
di tản khỏi vùng chiến trận Thượng Đức, ngày 7.8.1974 là ngày giải
phóng. Khá nhiều người chọn vùng đất mới Thạnh Mỹ, Thác Cạn, Đầu Gò, Ba
Tớt ở lại, tiếp tục những tháng ngày lưu dân.
Khách lên Đầu Gò. Ảnh: NHẬT PHONG |
Di tản
Các con số thống kê của Sư đoàn 304,
Huyện ủy Đại Lộc và nhân chứng không trùng khớp, nhưng ước chừng số
người di tản khỏi mặt trận Thượng Đức trong những ngày cuộc chiến nổ ra
không dưới 13 nghìn người. Quận Thượng Đức (cũ) bao gồm các huyện Nam
Giang, Đông Giang, Tây Giang và một phần đất phía tây Đại Lộc. Tuy
nhiên, trên thực tế, chính quyền Sài Gòn chỉ quản lý được 3 xã phía tây
Đại Lộc gồm Lộc Ninh, Lộc Bình và Lộc Vĩnh, nay là các xã Đại Sơn, Đại
Lãnh, Đại Hưng và Đại Hồng. Theo thống kê năm 1974, dân số Thượng Đức
nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn khoảng 14 nghìn người.
Ông Phạm Thanh Ba - nguyên Chánh Văn phòng Đặc khu ủy Quảng Đà cho hay,
chiến dịch đã vận động tổ chức dân bị dồn vào ấp chiến lược quay về vùng
giải phóng. Khi tiếng súng Thượng Đức nổ ra, quần chúng phá khu dồn,
bung ra vùng giải phóng. Ngay trong đêm 30.7.1974, hàng nghìn dân ở các
thôn 12, 13, 14, 15 xã Lộc Bình theo đường sông Khe Cùng và đường Gò
Trao lên vùng Hiên, hàng nghìn người dân khác của xã Lộc Vĩnh lên Đầu
Gò, Thác Cạn, Thạnh Mỹ; và khi chiếm được quận lỵ Thượng Đức, hơn 8.000
người dân đã được ra khỏi khu vực chiến đấu để tránh bom đạn khi lính dù
Sài Gòn hành quân tái chiếm Thượng Đức.
Đại tá Nguyễn Huy Toàn - nguyên Trưởng
ban Tuyên huấn Sư đoàn 304 nói, ngày ấy, sư đoàn đã làm nhiều lán trại
trong rừng, chuẩn bị cả lương thực, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu… đủ
cho nhân dân sống trong một thời gian. Khó khăn nhất là làm tư tưởng cho
đồng bào tin cách mạng và bộ đội. Tuy nhiên, nhờ có các đội công tác
địa phương và hành động thực tế của bộ đội đã cảm hóa được đồng bào miền
núi, bảo đảm an toàn cho người di tản. Đồng bào các dân tộc ở Thạnh Mỹ
đã giúp người dân di tản lên rất nhiều, từ việc dựng lán trại, đến chia
đất, cấp giống cây, vật nuôi… để họ tạm bắt đầu cuộc sống những ngày tản
cư. “Có thể nói đưa nhân dân sơ tán lên vùng căn cứ là nhiệm vụ khó
khăn cho ta và nhân dân, nhưng không còn lựa chọn nào khác. Sau giải
phóng chính quyền đã vận động hơn 8.000 người dân trở về làng cũ, giảm
bớt khó khăn lương thực nơi sơ tán, đồng thời tham gia xây dựng vùng mới
giải phóng” - ông Toàn nói. Bà Phạm Thị Minh (Hà Tân), nhân công trên
công trình tưởng niệm Thượng Đức là một trong số những người trở lại
làng cũ sau ngày mặt trận Thượng Đức im tiếng súng. Bà Minh nói không ít
người, trong đó có khá nhiều họ hàng của gia đình bà, đã quyết định ở
lại nơi đất mới. Có lẽ trong suy nghĩ của họ, làng cũ đã bị bom đạn cày
xới và nhiều người không muốn gặp lại cảnh khu dồn ngày trước, đã từng
“giam lỏng”, ám ảnh nhiều gia đình suốt thời gian dài, nên chấp nhận
sống đời lưu dân. Những người tản cư lên Thạnh Mỹ đã có cuộc sống khá,
còn dân ở lại Ba Tớt, Thác Cạn, Đầu Gò của xã Đại Sơn… vẫn chưa thể giàu
có hơn.
Theo dấu chân lưu dân
Cô chủ quán nước đầu ngã ba Tân Đợi nói,
cuối con đường bê tông ngoằn ngoèo, qua Tân Đợi, Đồng Chàm sẽ đến làng
mới Tam Hiệp (xã Đại Sơn). Tám giờ sáng, ngôi làng vừa định cư cho những
người dân bị mất đất sau những trận sạt lở kinh hoàng của hai làng Thác
Cạn và Ba Tớt vắng vẻ. Chen giữa những ngôi nhà khép hờ cửa là những
căn hộ trống trơn, không người ở. Một người rời làng, dắt theo hai con
chó săn nhỏ về phía bến đò, qua sông. Người đàn ông 26 tuổi tên Nguyễn
Văn Nhỏ ấy nói kẻ có tiền đã mua đất trung tâm Đại Sơn hay quê cũ Đại
Lãnh làm nhà ở, bỏ lại những căn nhà thông thốc gió. Người nghèo vẫn
phải trở lại làng cũ để làm đồng. Chiều tối mới về làng mới, tắm gội,
rửa ráy, giặt giũ ngay tại các giếng ở đầu làng. Có người dựng trại ở
luôn trên đất cũ, thi thoảng mới về làng.
Đầu Gò như một thế giới riêng, giống như
một rẻo đất nhỏ neo mình bên sườn núi, thấp thoáng bóng người giữa
những khu vườn xanh mát. Trừ vài ngôi nhà cất dọc sông, 65 ngôi nhà khác
của làng đối mặt nhau như một dãy phố qua con đường đầy bụi đất, đi dăm
phút hết đường. Họ là những lưu dân khắp nơi giạt về, nhưng nhiều nhất
là dân Đại Lãnh. Ký ức ngày giải phóng với họ là ngày 7.8.1974. Căn nhà
gỗ lim của anh Nguyễn Ngọ (dân Đại Lãnh tản cư) sát sông, mát rượi cây
trái. Cũng như nhiều người khác, anh không cần biết và cũng không cần
hỏi vì sao cha mẹ anh đã quyết định dựng nhà nơi “thâm sơn cùng cốc” này
để sống. Những người già lần lượt khuất núi để lại mảnh vườn, nhà cửa
sát kề nhau và các anh lớn lên trở thành chủ nhân của ngôi làng mấy trăm
dân thiếu thốn mọi bề nhiều năm. Vài tháng trước, điện đã về làng. Dân
làng bắt đầu sắm ti vi, tủ lạnh, đóng giếng tưới cây, hết cảnh các nhà
đóng tiền mua xăng chạy máy phát điện vài giờ mỗi tối như những năm
trước đây. Anh Ngọ nói dân làng không nghèo. Rất nhiều nhà có cỗ xe trâu
làm thuê. Khó khăn duy nhất của họ chính là đò giang cách trở và thiếu
đất canh tác. Ông Phạm Bình (82 tuổi), một trong số rất ít người già từ
Hà Dục tản cư ngày ấy còn khỏe ở làng nói, hồi chiến tranh chỉ lên làng ở
tạm, lâu ngày thành quen, nên sau giải phóng chẳng muốn về nữa. Những
đứa trẻ lớn lên cũng bắt đầu cuộc sống như vậy không có gì thay đổi.
“Không ai chọn nơi để sinh ra nhưng có quyền chọn quê cho mình sống,
miễn là vui” - ông Bình nói.
Điện đã về làng sau 40 năm như một “món
quà” bất ngờ. Một “món quà” lẽ ra họ phải được hưởng từ nhiều năm trước.
Người làng nói muộn vẫn còn hơn không. Thao thức của dân làng hiện thời
là chuyện không có phương cách gì để mưu sinh. Và cuộc sống gắn liền
với nỗi lo sợ mỗi năm mùa lũ, những căn nhà bị nhấn chìm trong biển
nước, có nguy cơ bị “bứng” đi lúc nào không hay. Ý nguyện của làng là
dời nhà vào sát chân núi, nhưng dường như chính quyền địa phương chưa đủ
kinh phí để tạo mặt bằng. Không đất, không việc làm, không còn cách nào
khác buộc họ phải vào rừng tìm kế sinh nhai.
Chiều xuống. Gió từ mặt sông phả lên
triền sông vắng. Vài thanh niên mắc võng giữa vườn. Phạm Văn Sơn, thợ
sơn tràng, rủ vài người bạn ngày mai lên Thạnh Mỹ làm thuê. Kẻ lắc đầu,
nghĩ ngợi điều gì không rõ. Chị Thanh, vợ anh Ngọ nói mới theo con trai
về lại làng cũ. Mấy hôm nay ở dưới Đại Lãnh vui lắm. Họ cắm trại, văn
nghệ, hội chợ… mừng kỷ niệm giải phóng. “Mới đó mà đã 40 năm”. Lời chị
Thanh rớt giữa tiếng sông gầm qua vách đất, mất hút!
__________
Bài cuối: Núi đồi đồng vọng
Bài cuối: Núi đồi đồng vọng
NHẬT PHONG
Thượng Đức, những điểm nhìn - Bài cuối: Núi đồi đồng vọng
;
Thứ Sáu, 08/08/2014, 09:26 [GMT+7]
Chiến thắng Thượng Đức đã
thuộc về lịch sử. Người dân vùng “đất chết” đã tìm thấy cuộc sống yên
bình bên mảnh vườn ngày cũ. Tượng đài Chiến thắng Thượng Đức khánh thành
ngay trong ngày kỷ niệm (7.8), không chỉ là nén tâm nhang tôn vinh
những người đã nằm lại đất Mẹ, mà còn là lời nhắn gửi đến thế hệ mai sau
về cái giá phải trả cho cuộc trường chinh, thống nhất hai miền Nam -
Bắc.
Tượng đài trong lòng dân
Tượng đài Chiến thắng sừng sững uy nghi
dựng trên đồi Thượng Đức, cạnh những chứng tích chiến tranh còn sót lại
40 năm qua, hướng mặt về dòng Vu Gia dùng dằng về xuôi. Trung tướng
Phạm Xuân Thệ - Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Trung đoàn phó
Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304), một trong những người vận động Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam tài trợ kinh phí xây dựng công trình chia sẻ,
tượng đài như nén tâm nhang của những người sống sót trên chiến trường
Thượng Đức thắp cho những người nằm lại. Nhưng sự tôn vinh, ghi nhớ công
trạng ấy vẫn chưa đủ. Cái giá phải trả cho trận chiến này, cho cả cuộc
trường chinh, thống nhất hai miền Nam - Bắc khá đắt. Đến nay chỉ có
khoảng 600 (trong số 1.000) chiến sĩ hy sinh được tìm thấy hài cốt.
Số còn lại đang nằm đâu đó trên đồi Thượng Đức hay ở những điểm cao
giao tranh dữ dội ngày ấy vẫn chưa thể về với đồng đội, hay nhiều
ngôi mộ vẫn mang dòng chữ “vô danh” đang day dứt, buộc những cựu binh
phải tiếp tục mở thêm nhiều đợt khảo sát, tìm kiếm, đến từng gia đình
người tham chiến để có thêm hình thức tôn vinh. Đại tá Nguyễn Huy Toàn -
nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn 304 hy vọng rằng Bộ Quốc phòng sẽ
cử công binh về rà phá bom mìn, tìm hài cốt của hơn 300 chiến sĩ
còn nằm đâu đó trên mặt trận Thượng Đức. “Tượng đài Chiến thắng
Thượng Đức khánh thành. Xây dựng đã khó, nhưng nuôi dưỡng tác dụng, để
các thế hệ mai sau hiểu hơn về cái giá của độc lập, xây dựng một tượng
đài trong lòng dân còn khó hơn” - Đại tá Nguyễn Huy Toàn nói.
Qua chợ Hà Tân. Ảnh: NHẬT PHONG |
Nỗi day dứt ấy không chỉ của Trung tướng
Phạm Xuân Thệ, Đại tá Nguyễn Huy Toàn, hay của cựu chiến binh Sư
đoàn 304, mà đó cũng là nỗi buồn dai dẳng của nhiều người thời hậu
chiến. Chủ tịch UBND xã Đại Lãnh (Đại Lộc) - Ngô Xuân Yến nói, chính
quyền đã phối hợp tổ chức những đợt tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ trên
đồi Thượng Đức nhưng vẫn chưa tìm thấy được gì. Giờ đây, người ta thường
nói về hòa giải để hòa hợp thì câu chuyện ấy đã từng được thể hiện trên
mảnh đất Thượng Đức. Chiến sự nổ ra, hơn một vạn người từ chi khu được
di tản và 1.600 tù binh địch đã được nhân dân vùng giải phóng đón nhận.
Họ đã được những người cách mạng dành những bịch gạo, lon sữa qua những
ngày bệnh tật, để rồi sau đó được trả về đoàn tụ gia đình. Bốn mươi năm,
thời gian đủ dài để người ta quên đi những đau thương mất mát trong
chiến tranh. Chiến công, mất mát lẫn dư vị đắng chát thời chiến tranh,
thường chỉ được nhắc tới trong các ngày giỗ chạp, ngày kỷ niệm hoặc một
sự kiện nào đó diễn ra trên quê hương. Hàng nghìn bộ đội, du kích địa
phương hy sinh trên mặt trận và cũng ngần ấy thương binh là những con số
thực, có thể đo đếm được, nhưng nỗi đau thương mất mát, trầm uất còn
sót lại trong mỗi người thì không thể nào định lượng. Nhưng họ nhắc lại
chuyện cũ không phải để sống trong hoài niệm, không phải nói về nỗi đau
mất mát, càng không phải để nuôi lòng thù hận mà để hướng về tương lai.
Truyền kỳ của đất
Nhiều người dân Hà Tân kể, ngày trở về
không thấy nhà, không thấy làng. Chỉ có một vùng đồi loang lổ, lơ thơ
cây cỏ và những chú chim lạc loài giật mình thảng thốt vỗ cánh bay lên
từ đáy những hố bom ken dày mặt đất. Thi thoảng vẫn có thêm những tiếng
nổ từ bom mìn còn sót lại sau chiến tranh trong những cuộc làm đồng,
khai hoang phục hóa. Vậy mà chẳng mấy ai dứt áo ra đi. Họ vẫn sống và
hy vọng. Cho tới giờ, không ít người vẫn còn tự hỏi, không hiểu vì sao
họ có thể sống qua được những ngày tháng đói nghèo thời hậu chiến mà vẫn
yêu nhau, sinh con, đẻ cái, cho chúng học thành tài, trở thành những kỹ
sư, bác sĩ, nhà giáo nhiều như hôm nay. Có lẽ người ta bắt đầu quên đi
cái nghèo khổ, kể từ khi cả làng hăm hở lao vào chiến dịch tấn công đồng
cỏ, ra quân làm thủy lợi, quy hoạch mồ mả, biến những cánh đồng hoang
hóa ken kín bom mìn thành những cánh đồng lúa tốt tươi, rau trên đất và
màu xanh trên biền bãi suốt mấy chục năm qua.
Người Đại Lộc vẫn thường ví von Đại Lãnh
có 3 thứ đặc sản là chiến trường lịch sử, rẻo đất nhỏ neo ven bờ sông
Cái, sông Côn quanh năm đón nắng gió mát và cái nghèo. Nhưng, họ không
bao giờ thôi khát vọng. Chợ Hà Tân vẫn tấp nập bán buôn. Khách thương hồ
từ thượng nguồn xuống, bến Hiên qua, neo thuyền, tải hàng hóa lên những
chuyến xe đò Hà Tân - Đà Nẵng và ngược lại mỗi ngày. Dân địa phương nói
vui, Đà Nẵng có gì, chợ Hà Tân có nấy. Chính quyền địa phương vẫn phải
thừa nhận dù tốc độ giá trị ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá ổn định, nhưng nguồn vốn đầu tư
phát triển cho lĩnh vực này thấp, thiếu giải pháp kinh doanh, liên kết,
phát triển ngành nghề mới và nông nghiệp bấp bênh… Nghĩa là cái nghèo
vẫn đeo đẳng đất này suốt bốn mươi năm qua. Điều ấy rất dễ để hình dung
khi vượt qua thị tứ Tân An, một con đường xuôi cầu Hà Tân đầy bụi đất
qua những ngôi nhà thấp nép mình giữa trung tâm xã, thiếu tiếng ồn ã của
những công xưởng, nhà máy hay cơ sở xí nghiệp, và thiếu cả những quán
cà phê dọc đường. Dân địa phương cũng đã nghĩ đến chuyện làm du lịch
hoài niệm chiến trường như ý kiến của nhiều cựu binh hay cơ quan quản
lý, nhưng giờ họ không có tham vọng ấy, dù biết chắc, du lịch phát triển
sẽ có thêm nguồn kinh phí để tái thiết, nhưng không dễ để đầu tư và
doanh nghiệp nào chịu bỏ tiền ra để tạo lập điểm đến, mở tour lên vùng
đất khá xa xôi này. Với họ đó là chuyện của ngày mai. Nhưng họ cũng tin
rằng, ở nghìn trùng xa nào đó, các liệt sĩ đang dõi mắt, cổ vũ dân
Thượng Đức biết quý từng tấc đất, nuôi dưỡng khát vọng cường thịnh, để
sự hy sinh cho độc lập tự do không trở thành vô nghĩa.
Con đường trở lại xuôi đã gần hơn. Cánh
đồng lúa xanh mướt có những bờ xe nước tưởng chỉ còn hiện hữu trong ca
dao, và rẻo đất nhỏ ven sông, suối đồi có trâu đầm, trẻ em nô đùa trên
cánh đồng mơ tưởng ấy… trôi ngược phía sau.
Thượng Đức ác liệt đạn bom đã trở thành lịch sử!
NHẬT PHONGMột kỷ niệm ở Thượng Đức
;
Thứ Ba, 29/07/2014, 14:50 [GMT+7]
(QNO) - Trung đoàn 3, Sư đoàn 324
(tiền thân là Trung đoàn 29, Sư đoàn 325 C), mang mật danh Trung đoàn
Thuận Hóa - anh hùng của chiến trường Trị Thiên, được điều vào Tây
Nguyên tham gia đánh chiếm quận lỵ Đăk Pét, tỉnh Kon Tum cùng với Trung
Đoàn 66 (Play Me) của Sư đoàn 10 do mặt trận B3 chỉ huy.
Tượng đài Chiến thắng Thượng Đức. |
Lần đầu tiên tại chiến trường, trung
đoàn hành quân bằng cơ giới. Sau một thời gian chuẩn bị cho trận đánh,
ngày 16.5.1974 chỉ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, Trung đoàn 3 sư đoàn
324 đã cùng đơn vị bạn giải phóng hoàn toàn quận lỵ Đăk Pét. Ngay sau
trận đánh, đơn vị lao vào giúp dân làm làm nhà, ổn định chổ ở cho bà con
từ ấp ra bản làm ăn.
Trung đoàn 3 lại được cơ giới đoàn 559
chở ra T’rao, chuẩn bị tiếp cho trận đánh Quận lỵ Thượng Đức, huyện Đại
Lộc, lúc bấy giờ thuộc tỉnh Quảng Đà, phối thuộc với sư đoàn 304 của
quân đoàn II do quân Khu 5 chỉ huy.
Sau một tháng, đơn vị vừa vận chuyển cơ
sở vật chất cho trận đánh, vừa trinh sát, nắm địch, lên quyết tâm chiến
đấu và làm đường vận chuyển nối từ đường Hồ Chí Minh vào sát cứ điểm
địch.
Giai đoạn một, Trung đoàn 3 làm nhiệm vụ
đánh chốt đường, chiếm các điểm cao phía trước như Ba Khe, điểm 383…
không cho địch từ Đà Nẵng lên ứng cứu và ngăn lính ngụy từ Thượng Đức
tháo chạy về Ái Nghĩa. Quân khu I và Quân đoàn I ngụy liên tiếp giải
vây, cứu nguy cho Thượng Đức nhưng không thể vượt qua bức “tường lửa”
của Trung đoàn 3, Sư đoàn 324. Ngày 7.8.1974, Trung đoàn 66, Sư đoàn
304, sau nhiều lần đột kích khó khăn đã chiếm được căn cứ Thượng Đức.
Mất cứ điểm quan trọng án ngữ Khu Liên
hiệp quân sự Đà Nẵng, quân ngụy điều động Sư đoàn dù là đội quân thiện
chiến và là xương sống của quân đội Việt Nam Cộng hòa lên phản kích
chiếm lại.
Ở giai đoạn II, Trung đoàn 3 là lực
lượng chủ yếu đối mặt với sư đoàn, bảo vệ vùng giải phóng Thượng Đức.
Nhiều trận đánh ác liệt xảy ra ở điểm 383, đồi 500, bình độ 700… Đặc
biệt, điểm cao 1062 là điểm quyết chiến điềm giành giật từng tất đất
giữa ta và địch, lực lượng hai bên tổn thất nặng nề. Đơn vị chúng tôi
luôn được chính quyền, nhân dân và bộ đội địa phương Quân khu V phối
hợp, động viên và tiếp tế tận tình từ tinh thần đến vật chất cho bộ đội
đánh địch dài ngày. Cuối cùng, bằng một đòn tiến công xuất sắc từ dải
phòng ngự trực tiếp giữa ta và địch, chúng ta đã đập tan quyết tâm lấy
lại Thượng Đức của Sư đoàn dù ngụy.
Là chiến sĩ thông tin của Trung đoàn,
trong chiến dịch này chúng tôi đã tỏa đi muôn ngả, cùng các đơn vị hiệp
đồng chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi. Đơn vị đã kịp thời gọi hỏa
lực Trung đoàn bắn trùm lên chốt T2 (đồi 500) khi bị địch chiếm chốt, đã
giữ vững trận địa, bảo đảm thế trận chung cho chiến dịch. Đại đội thông
tin còn có sáng kiến tận dụng dây thép gai và dây mìn định hướng của
địch lấy được, thiết lập một đường dây trần, lợi dụng dòng sông Vu Ga
làm dây âm để phục vụ trung đoàn, bảo đảm thông tin trong quá trình
chiến đấu đi đến thắng lợi.
Gần đến kỷ niệm 40 năm Chiến thắng
Thượng Đức (7.8.1974 - 7.8.2014) tôi xin viết vài kỷ niệm nhỏ này, thành
tâm làm nén hương thắp lên Đài Tưởng niệm, tưởng nhớ đồng đội tôi hy
sinh tại đây.
DƯƠNG ĐỨC HẠNH
Nhận xét
Đăng nhận xét