BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/36 (Kế sách thứ ba mươi sáu: TẨU VI THƯỢNG SÁCH )
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kế thứ 36:
TẨU VI THƯỢNG SÁCH
(Trốn là thượng sách)
Thượng sách chuồn nhanh kế đã bày
Vì ba sáu chước, độc chiêu này
Khi thua chóng phải tìm đường vút
Lúc bại mau là dẫn lối bay
Tạc dạ trời cao không nản chí
Ghi lòng đất rộng chẳng bó tay
Năm châu bốn bể muôn đời thế
Thượng sách chuồn nhanh kế đã bày
Kế thứ 36: TẨU VI THƯỢNG SÁCH
Chào các bạn,
“Ba mươi sáu kế, chạy là kế hay nhất”. Đây là kế cuối cùng trong 36 kế trong binh pháp, mà người ta nói là của Tôn tử trong “Tôn Tử Binh Pháp” (1). Đại đa số bình giải gia, khi bình giải kế này, đều giải rằng khi mình không đủ sức đánh thì chạy là hay nhất để bảo toàn lực lượng, tìm cơ hội tấn công sau này.
Nhưng nếu chỉ bình giải như vậy thì e rằng chúng ta chưa hiểu được tài năng của chiến lược gia số một của thế giới đông tây kim cổ. Tất cả mọi người trên thế giới, từ con nít 5, 7 tuổi đến người lớn đều biết và đều đã tự trải nghiệm không đánh nổi thì chạy. Thế thì việc gì phải cần đến Tôn tử ?
Đọc lại câu “Ba mươi sáu kế, chạy là kế hay nhất”. Chạy là kế hay nhất trong 36 kế của binh pháp, không phải là kế cuối cùng khi mình không đủ sức đánh. 36 kế trong binh pháp gồm rất nhiều kế lừng danh kim cổ như dương đông kích tây, điệu hổ ly sơn, nhất tiển hạ song điêu, mỹ nhân kế, khích tướng kế… Nhưng tất cả kế này đều thua kế chạy—tam thập lục kế tẩu vi thượng sách.
Thế thì “chạy” có gì cao siêu?
Thưa, “chạy” có nghĩa là bỏ chạy, tránh đi để không đánh nhau. Đây là tránh đánh nhau, dù là mình đủ sức đánh hay không đủ sức đánh.
1. Tránh đánh nhau để không có chiến tranh, để có thể giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình.
Tôn tử nói: Trong phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. (Tôn Tử Binh Pháp, chương 3: Mưu công).
Có nghĩa là: Chính sách cao nhất là thắng địch mà không cần đánh. Tức là chiến thắng bằng đường lối hòa bình—qua phô trương lực lượng, ngoại giao, thương thảo, đạo đức, thuyết phục…
Nếu muốn chiến thắng bằng các đường lối hòa bình, thì thường là khi người ta đánh mình, mình tìm cách nhịn nhục, không đánh lại, để dùng thời gian thực hiện các biện pháp chiến thắng bằng các đường lối hòa binh.
Cho nên mới nói là “tẩu vi thượng sách”, chạy là hay nhất.
2. Ngay cả khi ta muốn đánh nhau, nếu sức mạnh ngang ngửa, trực diện chống lại mũi dùi tấn công của địch thường là hạ sách, vì trực diện như thế thì thường là bị thiệt hại. Cách chiến đấu tốt thường là tránh mũi dùi tấn công, tức là “chạy”, để tấn công lại từ một hướng khác, như là bên hông của địch (gần như là dương đông kích tây), hay là chạy để đưa địch đi xa hơn vị trí phòng thủ ban đầu (gần như là điệu hổ ly sơn), hay là chuyển vị thế đứng yên của ta thành vị trí chuyển động biến hóa (du long chuyển phượng – dời rồng chuyển phượng), hay vô trung sinh hữu (biến cái kín đáo của địch KHÔNG có chỗ cho ta tấn công, thành cái hở do tiến tới tấn công ta để CÓ chỗ cho ta tấn công)…
Tức là “chạy” là chuyển động biến hóa.
Cho nên dù là ta muốn dùng chỉ biện pháp hòa bình, hay muốn tác chiến kiểu biến ảo thực hư hư thực, thì “chạy” vẫn là nền tảng.
Cho nên các bạn đừng ngại “chạy” trong đời.
Chúc các bạn lăng ba vi bộ.
Mến,
Hoành
Chú thích: Bản chính của Tôn Tử Binh Pháp không nói gì đến 36 kế, mà 36 kế chỉ có trong phần phụ lục, là phần thêm của các tác giả sau này.
Kế thứ 36:
TẨU VI THƯỢNG SÁCH
(Trốn là thượng sách)
Thượng sách chuồn nhanh kế đã bày
Vì ba sáu chước, độc chiêu này
Khi thua chóng phải tìm đường vút
Lúc bại mau là dẫn lối bay
Tạc dạ trời cao không nản chí
Ghi lòng đất rộng chẳng bó tay
Năm châu bốn bể muôn đời thế
Thượng sách chuồn nhanh kế đã bày
36 kế - Kế Thứ 36: Tẩu phi thượng sách
Chào các bạn,
“Ba mươi sáu kế, chạy là kế hay nhất”. Đây là kế cuối cùng trong 36 kế trong binh pháp, mà người ta nói là của Tôn tử trong “Tôn Tử Binh Pháp” (1). Đại đa số bình giải gia, khi bình giải kế này, đều giải rằng khi mình không đủ sức đánh thì chạy là hay nhất để bảo toàn lực lượng, tìm cơ hội tấn công sau này.
Nhưng nếu chỉ bình giải như vậy thì e rằng chúng ta chưa hiểu được tài năng của chiến lược gia số một của thế giới đông tây kim cổ. Tất cả mọi người trên thế giới, từ con nít 5, 7 tuổi đến người lớn đều biết và đều đã tự trải nghiệm không đánh nổi thì chạy. Thế thì việc gì phải cần đến Tôn tử ?
Đọc lại câu “Ba mươi sáu kế, chạy là kế hay nhất”. Chạy là kế hay nhất trong 36 kế của binh pháp, không phải là kế cuối cùng khi mình không đủ sức đánh. 36 kế trong binh pháp gồm rất nhiều kế lừng danh kim cổ như dương đông kích tây, điệu hổ ly sơn, nhất tiển hạ song điêu, mỹ nhân kế, khích tướng kế… Nhưng tất cả kế này đều thua kế chạy—tam thập lục kế tẩu vi thượng sách.
Thế thì “chạy” có gì cao siêu?
Thưa, “chạy” có nghĩa là bỏ chạy, tránh đi để không đánh nhau. Đây là tránh đánh nhau, dù là mình đủ sức đánh hay không đủ sức đánh.
1. Tránh đánh nhau để không có chiến tranh, để có thể giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình.
Tôn tử nói: Trong phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. (Tôn Tử Binh Pháp, chương 3: Mưu công).
Có nghĩa là: Chính sách cao nhất là thắng địch mà không cần đánh. Tức là chiến thắng bằng đường lối hòa bình—qua phô trương lực lượng, ngoại giao, thương thảo, đạo đức, thuyết phục…
Nếu muốn chiến thắng bằng các đường lối hòa bình, thì thường là khi người ta đánh mình, mình tìm cách nhịn nhục, không đánh lại, để dùng thời gian thực hiện các biện pháp chiến thắng bằng các đường lối hòa binh.
Cho nên mới nói là “tẩu vi thượng sách”, chạy là hay nhất.
2. Ngay cả khi ta muốn đánh nhau, nếu sức mạnh ngang ngửa, trực diện chống lại mũi dùi tấn công của địch thường là hạ sách, vì trực diện như thế thì thường là bị thiệt hại. Cách chiến đấu tốt thường là tránh mũi dùi tấn công, tức là “chạy”, để tấn công lại từ một hướng khác, như là bên hông của địch (gần như là dương đông kích tây), hay là chạy để đưa địch đi xa hơn vị trí phòng thủ ban đầu (gần như là điệu hổ ly sơn), hay là chuyển vị thế đứng yên của ta thành vị trí chuyển động biến hóa (du long chuyển phượng – dời rồng chuyển phượng), hay vô trung sinh hữu (biến cái kín đáo của địch KHÔNG có chỗ cho ta tấn công, thành cái hở do tiến tới tấn công ta để CÓ chỗ cho ta tấn công)…
Tức là “chạy” là chuyển động biến hóa.
Cho nên dù là ta muốn dùng chỉ biện pháp hòa bình, hay muốn tác chiến kiểu biến ảo thực hư hư thực, thì “chạy” vẫn là nền tảng.
Cho nên các bạn đừng ngại “chạy” trong đời.
Chúc các bạn lăng ba vi bộ.
Mến,
Hoành
Chú thích: Bản chính của Tôn Tử Binh Pháp không nói gì đến 36 kế, mà 36 kế chỉ có trong phần phụ lục, là phần thêm của các tác giả sau này.
Bí ẩn chiến dịch di tản nhục nhã của người Mỹ khỏi Sài Gòn
Nhận xét
Đăng nhận xét