BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/34 (Kế sách thứ ba mươi tư: KHỔ NHỤC KẾ )

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kế thứ 34:
KHỔ NHỤC KẾ

Đày thân khổ nhục kế như là
Chuốc hận cho mình để hại ta
Câu Tiễn bắt heo buồn nợ nước
Phù Sai giữ cọp đắng thù nhà
Căm hờn mấy bận không nhìn thấy
Uất hận bao lần chẳng ngộ ra
Muốn được sao còn e ngại mất
Dùng khi bất đắc dĩ thôi mà

 
36 kế - Kế Thứ 34: Khổ nhục kế

Kế thứ 34:  KHỔ NHỤC KẾ 
Tự gây thương tích có hai cách áp dụng. Cách thứ nhất, địch sẽ lơi lỏng, coi thường, không cho rằng ta còn là mối nguy nữa. Cách thứ hai, làm thân với địch bằng cách giả như bị thương bởi kẻ thù chung, mà từ đó đi vào hàng ngũ địch mà phá hoại.
Khổ nhục kế là một trong những kế đau đớn nhất của chương Bại Chiến. Vừa khổ, vừa nhục, đau đớn cả tinh thần và thể xác. Chỉ vì ở trong thế bại, có ít lựa chọn mà phải thực hiện.
Cái khó của Khổ Nhục Kế là làm sao phải như thật, để không bị nghi ngờ. Bởi nếu bị lộ thì vừa khổ, vừa nhục mà chẳng đánh đổi được gì. Chiêu này thường được sử dụng bởi những người ở trong thế yếu mà lại muốn đạt mục đích nhanh vì sợ để lâu thì chống cự không nổi hoặc kết cục mất mát còn đau đớn hơn.
Những hình ảnh trong phim truyền hình Hàn Quốc dùng rất nhiều kế này. Cảnh đứng trong mưa, ướt sũng, nức nở như cha chết, đón đường bắt gặp như vô tình, đau khổ vô biên để khiến người ta cảm động mà tụt quần tốc váy là một cảnh rất thường thấy vậy.
Kế này muốn dùng được cũng phải hiểu đối phương khá rõ. Nếu nó coi mình kém cả súc vật thì việc mình tự gây thương tích để được thương cảm chẳng còn tác dụng. Có khi còn ăn đạp vào vết thương. Đây là sai lầm của bọn trồng cây si sai chỗ.
Ứng dụng của chiêu này trong kinh doanh có thể kể một ví dụ như sau.
Những năm đầu thập kỉ 90, thị trường bán lẻ của Singapore xuống dốc nặng sau khủng hoảng 85-86. Chính phủ Lý Quang Diệu trong thế khó, phải tìm cách cứu thị trường bán lẻ, bèn áp Khổ Nhục Kế bằng cách kêu gọi tất cả các thương hiệu bán lẻ đồng loạt giảm giá trong 66 ngày từ đầu tháng 6 tới tháng 8 để đánh đổi lại một số miễn, giảm thuế, ưu đãi của chính phủ.
Đây là khổ, nhục vì trong ngắn hạn là mất doanh thu (dẫn tới chính phủ thất thu thuế). Thế nhưng, khi tất cả các thương hiệu lớn nhỏ cùng giảm giá theo chương trình Great Singapore Sales (GSS) thì tạo một hiệu ứng tức thì trong khu vực. Khách du lịch tràn về Singapore, ăn tiêu và tạo nên nguồn thu mới từ du lịch. GSS sau khi thực hiện vài lần một cách tốt đẹp thì lại tạo ra thói quen cho khách du lịch, mua sắm trong khu vực, cứ tới mùa hè là đổ về Singapore để mua hàng hiệu giá rẻ. Từ đó đến giờ, đã mấy chục năm, GSS vẫn là một yếu tố hút khách khủng khiếp vào mùa hè tại Singapore.
Đấy, khổ chủ động thì sướng. Khổ bị động thì nhục. Hơn nhau ở mỗi chỗ biết cách khổ, khi nào và như thế nào mà thôi.
#drdavidnguyen #chieuthucbgm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH