HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 59
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đường đi
Từ ngã ba Rạch Sỏi (Rạch Giá), rẽ trái qua phà Tắc Cậu, đi khoảng 20km rẽ về Vĩnh Thuận (Kiên Giang). Đi thêm khoảng non 20km nữa chúng ta sẽ đến khu vực vùng đệm của rừng U Minh Thượng
Khám phá vườn quốc gia U Minh Thượng, U Minh Hạ
U Minh Thượng có diện tích trên 21.107 hécta, với vùng lõi được bảo tồn nghiêm ngặt rộng 8.000 hécta là loại rừng nhiệt đới ngập nước rất hiếm trên thế giới, hệ động thực vật rất phong phú với nhiều loài có tên trong sách Đỏ.
Tại hồ Hoa Mai,
trung tâm của Vườn quốc gia U Minh Thượng, bạn ngồi vỏ lãi thâm nhập vào
ngõ ngách của U Minh rợp bóng tràm xanh và nếu thích có thể tìm chỗ để
buông câu.
Từ U Minh Thượng, bạn đến Vườn quốc gia U Minh Hạ có
tổng diện tích 8.286ha có hệ sinh thái mang nét độc đáo của vùng đất
ngập nước trên lớp than bùn, với thực vật đặc trưng là cây tràm và các
loại dây leo.
Sản vật rừng U Minh
Ở U Minh Hạ, cá tự nhiên còn khá nhiều do rừng được bảo tồn nghiêm ngặt. Nếu gặp may, bạn có thể câu được những chú lóc nặng tới 2kg mà nhờ nhà hàng nướng trui thì nhậu… mệt nghỉ!
Chiều xuống, khi muôn ngàn loài chim bay về tổ rợp trời, cũng là lúc
khách trở về khu nhà hàng của vườn quốc gia, thưởng thức những món ăn
đồng quê dân dã, được chế biến từ những sản vật của rừng U Minh. Trước
hết là cá vốn phong phú, dồi dào, dù so với “ngày xưa” thì kém xa.
Cá và rau là những nguyên liệu chủ yếu trong cơ cấu bữa ăn của cư dân
người Việt ở phương Nam ngày xưa và hôm nay. Cá được chế biến nhiều
cách thật tự nhiên, đơn giản như: nướng trui, nướng mọi (nướng rơm),
nướng than hồng, nướng vỉ; nấu canh chua cơm mẻ, xoài, me, khế, trái
bần, trái giác; xào bầu, xào bông mướp, xào lá cách, um lá nhàu…
Phổ biến nhất là cá lóc cỡ bằng cườm tay, có con sống lưu niên, to
bằng bắp chuối người lớn, thịt ngon và bổ. Rồi là cá rô cỡ hai, ba ngón
tay, thịt trắng và ngon. Cá sặt thì nơi nào cũng có.
Ngoài ra, trong môi trường nước ngọt của U Minh còn có cá chạch, cá mè, cá ngát, cá lăng, cá thát lát, cá trê, lươn, rắn, rùa, cua đinh, tôm càng xanh, ếch, nhái, các loại ốc…
Chẳng bao lâu nữa là những ngày Tết Nguyên đán,
bà con mình có tới gần chục ngày nghỉ tết. Có thể bạn sẽ ngán ngẩm với
các món ăn quá quen thuộc như thịt kho, lạp xưởng, chả lụa, giò thủ, gà,
vịt… Chi bằng tìm về phương Nam thưởng thức những món tươi ngon, lạ
miệng. Đất rừng U Minh chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những bữa tiệc giữa
rừng, dân dã mà độc đáo!
Đi vi vu tổng hợp
Những ngày cuối năm rảnh rang, công việc đã xong,
bạn muốn đi xa một chuyến để thư giãn, nghỉ ngơi. Nhưng đi đâu để tìm
những cảm giác mới lạ, khác với thông thường đôi chút? – Về rừng U Minh ở
cực Nam Tổ quốc sẽ là chuyến đi hấp dẫn.
Từ
ngã ba Rạch Sỏi (Rạch Giá), rẽ trái qua phà Tắc Cậu, đi khoảng 20km rẽ
về Vĩnh Thuận (Kiên Giang). Đi thêm khoảng non 20km nữa chúng ta sẽ đến
khu vực vùng đệm của rừng U Minh Thượng.
U Minh Thượng có diện tích trên 21.107 hécta, với vùng lõi được bảo tồn nghiêm ngặt rộng 8.000 hécta là loại rừng nhiệt đới ngập nước rất hiếm trên thế giới, hệ động thực vật rất phong phú với nhiều loài có tên trong Sách Đỏ.
Tại hồ Hoa Mai, trung tâm của Vườn quốc gia U Minh Thượng, bạn ngồi vỏ lãi thâm nhập vào ngõ ngách của U Minh rợp bóng tràm xanh và nếu thích có thể tìm chỗ để buông câu.
Từ U Minh Thượng, bạn đến Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286ha có hệ sinh thái mang nét độc đáo của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn, với thực vật đặc trưng là cây tràm và các loại dây leo.
Ở U Minh Hạ, cá tự nhiên còn khá nhiều do rừng được bảo tồn nghiêm ngặt. Nếu gặp may, bạn có thể câu được những chú lóc nặng tới 2kg mà nhờ nhà hàng nướng trui thì nhậu… mệt nghỉ!
Chiều
xuống, khi muôn ngàn loài chim bay về tổ rợp trời, cũng là khách trở về
khu nhà hàng của vườn quốc gia, thưởng thức những món ăn đồng quê dân
dã, được chế biến từ những sản vật của rừng U Minh.Trước hết là cá vốn
phong phú, dồi dào, dù so với “ngày xưa” thì kém xa.
Cá và rau là những nguyên liệu chủ yếu trong cơ cấu bữa ăn của cư dân người Việt ở phươngNamngày xưa và hôm nay. Cá được chế biến nhiều cách thật tự nhiên, đơn giản như: nướng trui, nướng mọi (nướng rơm), nướng than hồng, nướng vỉ; nấu canh chua cơm mẻ, xoài, me, khế, trái bần, trái giác; xào bầu, xào bông mướp, xào lá cách, um lá nhàu…
Phổ biến nhất là cá lóc cỡ bằng cườm tay, có con sống lưu niên, to bằng bắp chuối người lớn, thịt ngon và bổ. Rồi là cá rô cỡ hai, ba ngón tay, thịt trắng và ngon. Cá sặt thì nơi nào cũng có.
Ngoài ra, trong môi trường nước ngọt của U Minh còn có cá chạch, cá mè, cá ngát, cá lăng, cá thát lát, cá trê, lươn, rắn, rùa, cua đinh, tôm càng xanh, ếch, nhái, các loại ốc…
Thật
thú vị khi bạn như được sống lại thời khẩn hoang, ngồi dưới tán rừng
tràm nướng trui cá lóc, rắn bông súng chấm với muối hột đâm nhỏ, dầm ớt
hiểm lai rai với chút chất cay! Còn rau ăn kèm thì bạn có thể hái đọt
choại, lá sen non, bông súng ma, rau mác, bông lục bình, đọt cóc kèn…
hầu như có ở khắp nơi.
Từ những món ăn chế biến cực kỳ đơn giản đó, bạn tiếp tục thưởng thức những món cầu kỳ hơn như món ốc bươu nhồi thịt nướng tiêu, rắn ri voi rút xương nấu cháo đậu xanh, chả cá thát lát hấp nấm…
Chẳng bao lâu nữa là những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, bà con mình có tới gần chục ngày nghỉ tết. Có thể bạn sẽ ngán ngẩm với các món ăn quá quen thuộc như thịt kho, lạp xưởng, chả lụa, giò thủ, gà, vịt…
Chi bằng tìm về phương Nam thưởng thức những món tươi ngon, lạ miệng. Đất rừng U Minh chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những bữa tiệc giữa rừng, dân dã mà độc đáo!
Riêng đất Cà Mau, người dân thường tự hào rằng bồn bồn là loại rau sạch nhất, lớn lên từ phù sa nên chẳng có loại hóa chất nào có thể nhiễm vào. Vì vậy khi ăn tươi thì bồn bồn rất ngon, vị ngọt và giòn rụm.
Cá kèo là món ăn truyền thống của người dân Nam mà ngon nhất là món cháo cá kèo. Ở miền Tây, vào những ngày xổ tôm, người dân đã có thể thu hoạch cá kèo.
Để nấu được một nồi cháo cá kèo ngon người ta làm như sau: Chọn cá kèo ngon đem rửa sạch rồi cho vào dĩa, bên cạnh đó chuẩn bị một dĩa hành sống cọng non mơn mởn để khi nấu nêm vào. Song song đó bắc một nồi cháo trắng, nấu nhừ nêm nếm bột ngọt, mắm muối vừa ăn. Khi nồi cháo vừa sôi, cho cá kèo còn tươi đã chuẩn bị ở dĩa vào, tiếp theo cho vào vài cọng hành sống.
Khi cá kèo vừa chín lại thì múc ra tô hoặc chén không quên rắc thêm một ít hành lá, ngò, tiêu vào. Chuẩn bị thêm nước mắm mặn, một chén gừng xắt nhỏ và một đĩa chanh ớt, tùy ý khách có thể cho thêm để hợp khẩu vị mình. Vậy là Quý khách đã có thể thưởng thức hương vị của nồi cháo cá kèo của vùng sông nước.
Cháo cá kèo ngon hay không ở chỗ độ tươi của cá kèo và cách nên nếm của người nấu. Món cháo cá kèo thật tuyệt vời khi vừa ăn vừa thổi mới thấy hết vị ngon và hấp dẫn. Món cháo cá kèo ăn vào có tính giải nhiệt, người đang bị cảm sẽ bớt ngay. Cũng có thể đó là món ăn dễ tiêu hóa và rất đơn giản nhưng mang “âm hưởng” của vùng sông nước phương Nam nên được nhiều người ưa chuộng.
Về miền Tây, cánh đàn ông, dân nhậu vẫn thòm thèm nhất là món chuột đồng. Riêng vùng đất Cà Mau thì món chuột đồng chiên xả ớt là trứ danh và ai đi xa cũng phải nhớ. Tuy chuột đồng ở Cà Mau là loại sâu bọ cắn phá hại cây trồng nhưng lại là “mồi ngon” trên bàn nhậu của những “tay sành ăn thứ thiệt”. Các món ăn được chế biến từ chuột đồng lại là những món ăn khoái khẩu mà người Cà Mau vô cùng yêu thích ví dụ như chuột khìa, thịt chuột sấy khô, chuột chiên… trong đó có món chuột chiên sả ớt là món ăn “đưa cơm” nhất.
Món này giống như các món được làm từ con đuông, rất “kén” khách ăn. Về Cà Mau thưởng thức món chuột đồng này mới được xem là đã thưởng thức đến “tuyệt đỉnh công phu” món ngon ẩm thực của vùng đất Mũi.
Nghe tên gọi thì có vẻ lạ. Cua dùng làm tiết canh nhất thiết phải là cua biển, và nên lựa những con có gạch thì đĩa tiết canh cua mới ngon ngọt và đầy đủ chất bổ. Người ta cần từ ba đến bốn con cua loại lớn, mỗi con chừng bảy tám trăm gam đến một ký mới có đủ tiết canh cua làm. Tiết cua không như tiết vịt, tiết heo nên người ta phải chuẩn bị trước phần nguyên liệu từ một con cua khác. Luộc sơ cua và cho thêm chút rượu khi luộc để cho thơm thịt cua. Khi cua chín, gỡ lấy nạc cua cho vào đĩa để nguội, rồi trộn với gia vị cho vừa miệng. Sau đó thêm ít ngò gai, tía tô, rau húng xắt nhuyễn, lá quế.
Đây là món ăn đòi hỏi sự kỳ công nên cực kỳ tốn kém và khan hiếm, cho nên ít phổ biến. Tuy nhiên, đây có thể coi là một món ăn mang đặc trưng hương vị Cà Mau, vì vậy sẽ rất may mắn nếu bạn được thưởng thức những món này.
Nhắc đến món cá lóc nướng trui là người đọc, thực khách hoặc người nghe lại nghĩ ngay đến miền Tây Nam Bộ. Và ngược lại, sự nổi tiếng và phổ biến của món ăn này đến độ hễ nhắc đến ẩm thực Nam Bộ là nhiều người lại nghĩ ngay đến cá lóc nướng trui. Đây là món ăn ngon mà dân dã thường xuất hiện trong bữa cơm của người miền Tây, từ thời xa xưa cho đến bây giờ. Và lần này, nếu Quý khách có về miền Tây đến vùng đất Cà Mau thì hãy nhớ thưởng thức món cá lóc nướng trui Cà Mau để cảm nhận được hương vị thơm ngon, đậm đà và rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, dù có điểm chung nhưng bên cạnh đó vẫn có điểm riêng cho món “cá lóc nướng trui” ở mỗi vùng miền. Thậm chí có người, phải về đúng miệt Cà Mau mới ăn món cá lóc nướng trui. Ở một số nơi khác vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me, cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại. Có thể nói món cá lóc nướng trui này bao đời nay đã làm say lòng thực khách. Vì thế, nếu về Cà Mau, hãy tự thưởng cho mình một bữa tiệc với cá lóc nướng trui, Quý vị sẽ thấy mùi vị nó khác xa với nhiều loại cá lóc được nướng bằng vỉ, bằng điện trên thành phố.
(No Ratings Yet)
BỮA TỐI NO & SAY
Sau 1 ngày dài, vừa mệt, vừa vui. Anh em chúng tôi nấu bữa tối, hôm nay
có Măng Luộc, Thịt Gà Đen Nướng, Bầu Xào, và tất nhiên, rượu uống bằng
bát, nào, mời các bác vào mâm
VE SẦU RANG MUỐI
Tối nay, chúng tôi đi bắt Ve Sầu, và đây cũng là lần đầu tiên tôi ăn thử
món này: Ve Sầu Rang, thú thực là khó tả vị lắm. Các bác đã ai ăn thử
rồi nào?
Về rừng U Minh trải nghiệm cuộc sống thời khẩn hoang
Xa khỏi cuộc sống đô thị ồn ã, bạn về với rừng U Minh để hòa mình với thiên nhiên hoang dã, câu cá, ăn cá đồng “nướng lèo” như thời khẩn hoang… Có lẽ đây sẽ là một chuyến du lịch thú vị! Sông Trẹm chia U Minh (có nghĩa là sáng tối mờ ảo) thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.Từ ngã ba Rạch Sỏi (Rạch Giá), rẽ trái qua phà Tắc Cậu, đi khoảng 20km rẽ về Vĩnh Thuận (Kiên Giang). Đi thêm khoảng non 20km nữa chúng ta sẽ đến khu vực vùng đệm của rừng U Minh Thượng
U Minh Thượng có diện tích trên 21.107 hécta, với vùng lõi được bảo tồn nghiêm ngặt rộng 8.000 hécta là loại rừng nhiệt đới ngập nước rất hiếm trên thế giới, hệ động thực vật rất phong phú với nhiều loài có tên trong sách Đỏ.
Sản vật rừng U Minh
Ở U Minh Hạ, cá tự nhiên còn khá nhiều do rừng được bảo tồn nghiêm ngặt. Nếu gặp may, bạn có thể câu được những chú lóc nặng tới 2kg mà nhờ nhà hàng nướng trui thì nhậu… mệt nghỉ!
Ngoài ra, trong môi trường nước ngọt của U Minh còn có cá chạch, cá mè, cá ngát, cá lăng, cá thát lát, cá trê, lươn, rắn, rùa, cua đinh, tôm càng xanh, ếch, nhái, các loại ốc…
Đi vi vu tổng hợp
Ẩm thực U Minh
Những ngày cuối năm rảnh rang, công việc đã xong, bạn muốn đi xa một chuyến để thư giãn, nghỉ ngơi. Nhưng đi đâu để tìm những cảm giác mới lạ, khác với thông thường đôi chút?
Về
U Minh câu cá, hòa mình với thiên nhiên hoang dã, ăn cá đồng “nướng
lèo” như thời khẩn hoang sẽ là một lựa chọn thú vị! Trước tiên bạn ghé
Vườn quốc gia U Minh Thượng. Sông Trẹm chia U Minh (có nghĩa là sáng tối
mờảo) thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U Minh
Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.
Bạt ngàn rừng U Minh Thượng |
U Minh Thượng có diện tích trên 21.107 hécta, với vùng lõi được bảo tồn nghiêm ngặt rộng 8.000 hécta là loại rừng nhiệt đới ngập nước rất hiếm trên thế giới, hệ động thực vật rất phong phú với nhiều loài có tên trong Sách Đỏ.
Tại hồ Hoa Mai, trung tâm của Vườn quốc gia U Minh Thượng, bạn ngồi vỏ lãi thâm nhập vào ngõ ngách của U Minh rợp bóng tràm xanh và nếu thích có thể tìm chỗ để buông câu.
Từ U Minh Thượng, bạn đến Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286ha có hệ sinh thái mang nét độc đáo của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn, với thực vật đặc trưng là cây tràm và các loại dây leo.
Ở U Minh Hạ, cá tự nhiên còn khá nhiều do rừng được bảo tồn nghiêm ngặt. Nếu gặp may, bạn có thể câu được những chú lóc nặng tới 2kg mà nhờ nhà hàng nướng trui thì nhậu… mệt nghỉ!
Quán giữa rừng |
Cá và rau là những nguyên liệu chủ yếu trong cơ cấu bữa ăn của cư dân người Việt ở phươngNamngày xưa và hôm nay. Cá được chế biến nhiều cách thật tự nhiên, đơn giản như: nướng trui, nướng mọi (nướng rơm), nướng than hồng, nướng vỉ; nấu canh chua cơm mẻ, xoài, me, khế, trái bần, trái giác; xào bầu, xào bông mướp, xào lá cách, um lá nhàu…
Phổ biến nhất là cá lóc cỡ bằng cườm tay, có con sống lưu niên, to bằng bắp chuối người lớn, thịt ngon và bổ. Rồi là cá rô cỡ hai, ba ngón tay, thịt trắng và ngon. Cá sặt thì nơi nào cũng có.
Ngoài ra, trong môi trường nước ngọt của U Minh còn có cá chạch, cá mè, cá ngát, cá lăng, cá thát lát, cá trê, lươn, rắn, rùa, cua đinh, tôm càng xanh, ếch, nhái, các loại ốc…
Lẩu cháo cá lóc |
Từ những món ăn chế biến cực kỳ đơn giản đó, bạn tiếp tục thưởng thức những món cầu kỳ hơn như món ốc bươu nhồi thịt nướng tiêu, rắn ri voi rút xương nấu cháo đậu xanh, chả cá thát lát hấp nấm…
Chẳng bao lâu nữa là những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, bà con mình có tới gần chục ngày nghỉ tết. Có thể bạn sẽ ngán ngẩm với các món ăn quá quen thuộc như thịt kho, lạp xưởng, chả lụa, giò thủ, gà, vịt…
Chi bằng tìm về phương Nam thưởng thức những món tươi ngon, lạ miệng. Đất rừng U Minh chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những bữa tiệc giữa rừng, dân dã mà độc đáo!
Cá lóc nướng lèo gói lá sen non |
Khi đến Cà Mau, bạn nên thưởng thức những món ăn sau đây
Mũi Cà Mau không chỉ là
vùng đất cuối cùng trên bản đồ Việt Nam, mà còn là xứ sở của rất nhiều
món ngon làm say lòng thực khách bốn phương. Khi du lịch đến Cà Mau,
ngoài việc thưởng ngoạn những cảnh đẹp nơi đây, chắc hẳn bạn sẽ phải
dành nhiều thời gian mới có thể khám phá được hết ẩm thực Cà Mau.
Ngay cả những người không phải đến Cà myssay.com
Mau để du lịch mà đi công tác, công việc, học hành, thăm viếng, họ
cũng tranh thủ thời gian để được thưởng thức 1 vài trong số rất nhiều
những món ăn ngon đặc sản ở Cà Mau. Đặt phòng khách sạn
ở Cà Mau, lựa cho mình một vị trí đẹp và thuận tiện để đi thăm thú.
Chắc chắn, cảnh vật và con người, ẩm thực ở nơi đây sẽ sớm làm say lòng
bất cứ thực khách nào khi đến Cà Mau.
1. Lẩu mắm U Minh
Contents [hide]
Miền Tây là nơi “tự sinh” nhiều chợ có
những tên đặc biệt. Người ta không dùng từ hoa mĩ để đặt tên mà chủ yếu
dựa vào đặc điểm, vị trí địa lý của từng vùng để gọi tên cho nó. Một
trong những món ăn nổi tiếng đó chính là Lẩu mắm U Minh.
Điều đặc biệt của nồi lẩu này chính là
nguyên liệu để làm nên nồi lẩu mắm ngon đó là các loại mắm, với rất
nhiều nhiều loại cá và rau đồng chỉ có ở vùng đất U Minh. Lẩu mắm hợp
với nhiều loại thịt hay cá tùy thích. Lẩu này được ăn chung với các loại
rau có ở miền Tây như bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải
xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so
đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi. Riêng đọt choại là một loại rau
rừng chỉ có nhiều nhất ở rừng tràm U Minh.
Để cho nồi lẩu mắm được ngon, người ăn
có thể cho thêm đậu bắp, nấm rơm khi lẩu vừa sôi, với các loài cá đồng
tươi như cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc hoặc lươn. Dần dần lẩu mắm U
Minh đã trở thành món ăn ngon nức tiếng của vùng đất Cà Mau.
2. Ba khía Rạch Gốc
Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ
đẹp hoang sơ thì chắc chắn những ai đến Rạch Gốc cũng sẽ rất thích thú
với món ba khía mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương này. Ba
khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này
con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch
hằng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn quả mắm đen rụng xuống
nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các vùng khác.
Người dân Cà Mau
còn chế biến ba khía bằng cách luộc sả và ăn cùng với nước chấm. Loại
nước chấm ăn ba khía luộc sả được làm như sau: sả băm nhuyễn, trộn chung
với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay, nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Ăn
ba khía luộc sả với nước chấm này sẽ làm cho Quý khách cảm nhận được vị
ngọt của thịt ba khía, hương thơm của sả và ớt cay, chút chua nồng của
cơm mẻ.
Nói tóm lại, món ba khía luộc sả mà được
ăn cùng với nước chấm này sẽ là một món ăn Quý khách khó lòng mà cưỡng
lại. Nếu du lịch Cà Mau vào tháng 7, 8 âm lịch, bạn nhớ tìm đường ghé về
Rạch Gốc tìm thưởng thức món ba khía nổi tiếng trong làng ẩm thực miền
Nam này nhé!
3. Vọp nướng chấm muối tiêu
Mặc dù Cà Mau bây giờ rất hiếm vọp, vì
nó trở thành món ăn quý hiếm và luôn mang hương vị rất đặc biệt khiến
những thực khách nhớ mãi. Để chế biến được ngon thì phải lựa loại vọp
ta, rửa sạch, để ráo nước.
Ướp gia vị gồm muối tiêu chanh thêm bột
ngọt, các loại rau cải. Lò than cháy đều và bắt đầu nướng vọp, có thể
nướng nhiều con cùng một lúc. Lúc vọp há miệng là vừa chín tới, ăn rất
ngọt, nếu để lâu sẽ chín quá, khô nước, thịt dai, vị rất nhạt.
4. Gỏi nhộng ong
Về Cà Mau mà ở khu vực U Minh thì chắc
chắn bạn sẽ nghe đến món gỏi nhộng ong ngon được xếp vào hạng “đệ nhất”.
Nhộng ong U Minh có rất nhiều, vị bùi, béo ngậy, ngon không thể tả.
Người dân sau khi gác kèo lấy mật thường mang theo một hai phần sáp đầy
nhộng ong về. Lấy tổ nhộng ong nhúng vào nước sôi, lọc lấy nhộng ong
sạch, là có thể chế biến hàng chục món ăn ngon như cháo nhộng ong, nhộng
ong xào, nhộng ong trộn gỏi… Trong đó, món nhộng ong trộn gỏi được
nhiều người ưa thích vì có thể giữ được trọn vẹn vị ngon bùi của nhộng
ong và kết hợp được với nhiều vị thơm của các loại rau.
5. Chả trứng mực đất Mũi
Trứng mực là món ăn có sức hấp dẫn và
quyến rũ kỳ lạ đối với người dân ở vùng U Minh, đất Mũi Cà Mau. Món này
có nguồn gốc xuất xứ từ ai và ở đâu thì chưa có tài liệu nhắc đến, chỉ
thấy món ăn này là món đặc sản mà bất cứ ai ăn rồi cũng phải ghiền.
Trứng mực chiên thành chả có màu vàng
rộm như chả quế, đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Khi ăn, chả được cắt
thành từng lát khoảng bằng ngón tay, dọn ra bàn cùng rau thơm và bánh
tráng. Nước chấm ăn kèm phải là nước mấm nhĩ hoặc muối tiêu chanh mới
hợp “gu”. Món đặc sản này đem đến cho thực khách cảm nhận được sự mềm
mại của rau, dai mềm của bánh tráng, dẻo xốp, béo bùi của trứng mực,
không lẫn được với bất kỳ món ăn nào. Món này được người Cà Mau dùng để
đãi khách quý, khách phương xa ghé lại hoặc dùng để làm quà cho người
thân xa quê, nhớ món ăn mặn nồng đậm đà mùi vị quê hương.
6. Bồn bồn Cà Mau
Riêng đất Cà Mau, người dân thường tự hào rằng bồn bồn là loại rau sạch nhất, lớn lên từ phù sa nên chẳng có loại hóa chất nào có thể nhiễm vào. Vì vậy khi ăn tươi thì bồn bồn rất ngon, vị ngọt và giòn rụm.
Nếu làm dưa thì dưa bồn bồn cũng được
xem là món ăn rất được yêu thích của người dân Cà Mau cũng như khách
phương xa. Người Cà Mau thường ăn dưa bồn bồn với các loại cá đồng kho
tộ, khi ăn kèm với cơm thì thực khách khó lòng mà “dừng đũa”.
7. Các loại khô
Khô cá kèo là món ăn đơn giản nhưng khá
thú vị, thực khách có thể mua về làm quà hoặc tặng biếu người thân ở xa.
Con khô phải có độ mặn vừa phải, nướng lên nghe ngào ngạt mùi thơm,
thường ăn với cơm hay cháo trắng đều ngon tuyệt. Ở nhiệt độ thông
thường, khô chỉ được bảo quản tối đa khoảng một tháng, khi bảo quản
trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể giữ được thời gian lâu hơn.
Tôm tích làm khô là một trong những đặc
sản nổi tiếng của vùng đất Mũi, một số gia đình đã ép mỏng những con tôm
tích đem phơi khô, coi đó là món ngon hảo hạng dùng đãi khách hoặc biếu
bạn bè.
Để làm khô tôm tích, người ta đem nó đi
bóc vỏ, rửa sạch, tẩm thêm gia vị, ép thành những miếng tròn rồi đem
phơi. Giống như khô cá kèo, để khô tôm tích ngon, ngọt và giữ được mùi
vị đặc trưng cần phải phơi dưới ánh nắng thật tốt. Khô tôm tích có thể
chế biến thành nhiều món ăn ngon mà đơn giản như luộc, chiên hay nướng.
Tôm khô Rạch Gốc không chỉ có tiếng
trong nước mà hiện nay đã được biết đến ở các thị trường thế giới. Để có
được sản phẩm mang hương vị đặc trưng của rừng, biển, người dân Cà Mau
có những bí quyết riêng khi luộc tôm. Người ta tính bình quân cứ khoảng
7-8 kg tôm nguyên liệu sẽ chế biến được 1 kg tôm khô thành phẩm.
8. Cháo cá kèo Cà Mau
Cá kèo là món ăn truyền thống của người dân Nam mà ngon nhất là món cháo cá kèo. Ở miền Tây, vào những ngày xổ tôm, người dân đã có thể thu hoạch cá kèo.
Để nấu được một nồi cháo cá kèo ngon người ta làm như sau: Chọn cá kèo ngon đem rửa sạch rồi cho vào dĩa, bên cạnh đó chuẩn bị một dĩa hành sống cọng non mơn mởn để khi nấu nêm vào. Song song đó bắc một nồi cháo trắng, nấu nhừ nêm nếm bột ngọt, mắm muối vừa ăn. Khi nồi cháo vừa sôi, cho cá kèo còn tươi đã chuẩn bị ở dĩa vào, tiếp theo cho vào vài cọng hành sống.
Khi cá kèo vừa chín lại thì múc ra tô hoặc chén không quên rắc thêm một ít hành lá, ngò, tiêu vào. Chuẩn bị thêm nước mắm mặn, một chén gừng xắt nhỏ và một đĩa chanh ớt, tùy ý khách có thể cho thêm để hợp khẩu vị mình. Vậy là Quý khách đã có thể thưởng thức hương vị của nồi cháo cá kèo của vùng sông nước.
Cháo cá kèo ngon hay không ở chỗ độ tươi của cá kèo và cách nên nếm của người nấu. Món cháo cá kèo thật tuyệt vời khi vừa ăn vừa thổi mới thấy hết vị ngon và hấp dẫn. Món cháo cá kèo ăn vào có tính giải nhiệt, người đang bị cảm sẽ bớt ngay. Cũng có thể đó là món ăn dễ tiêu hóa và rất đơn giản nhưng mang “âm hưởng” của vùng sông nước phương Nam nên được nhiều người ưa chuộng.
9. Chuột đồng Cà Mau
Về miền Tây, cánh đàn ông, dân nhậu vẫn thòm thèm nhất là món chuột đồng. Riêng vùng đất Cà Mau thì món chuột đồng chiên xả ớt là trứ danh và ai đi xa cũng phải nhớ. Tuy chuột đồng ở Cà Mau là loại sâu bọ cắn phá hại cây trồng nhưng lại là “mồi ngon” trên bàn nhậu của những “tay sành ăn thứ thiệt”. Các món ăn được chế biến từ chuột đồng lại là những món ăn khoái khẩu mà người Cà Mau vô cùng yêu thích ví dụ như chuột khìa, thịt chuột sấy khô, chuột chiên… trong đó có món chuột chiên sả ớt là món ăn “đưa cơm” nhất.
Món này giống như các món được làm từ con đuông, rất “kén” khách ăn. Về Cà Mau thưởng thức món chuột đồng này mới được xem là đã thưởng thức đến “tuyệt đỉnh công phu” món ngon ẩm thực của vùng đất Mũi.
10. Tiết canh cua Cà Mau
Nghe tên gọi thì có vẻ lạ. Cua dùng làm tiết canh nhất thiết phải là cua biển, và nên lựa những con có gạch thì đĩa tiết canh cua mới ngon ngọt và đầy đủ chất bổ. Người ta cần từ ba đến bốn con cua loại lớn, mỗi con chừng bảy tám trăm gam đến một ký mới có đủ tiết canh cua làm. Tiết cua không như tiết vịt, tiết heo nên người ta phải chuẩn bị trước phần nguyên liệu từ một con cua khác. Luộc sơ cua và cho thêm chút rượu khi luộc để cho thơm thịt cua. Khi cua chín, gỡ lấy nạc cua cho vào đĩa để nguội, rồi trộn với gia vị cho vừa miệng. Sau đó thêm ít ngò gai, tía tô, rau húng xắt nhuyễn, lá quế.
Đây là món ăn đòi hỏi sự kỳ công nên cực kỳ tốn kém và khan hiếm, cho nên ít phổ biến. Tuy nhiên, đây có thể coi là một món ăn mang đặc trưng hương vị Cà Mau, vì vậy sẽ rất may mắn nếu bạn được thưởng thức những món này.
11. Cá lóc nướng trui
Nhắc đến món cá lóc nướng trui là người đọc, thực khách hoặc người nghe lại nghĩ ngay đến miền Tây Nam Bộ. Và ngược lại, sự nổi tiếng và phổ biến của món ăn này đến độ hễ nhắc đến ẩm thực Nam Bộ là nhiều người lại nghĩ ngay đến cá lóc nướng trui. Đây là món ăn ngon mà dân dã thường xuất hiện trong bữa cơm của người miền Tây, từ thời xa xưa cho đến bây giờ. Và lần này, nếu Quý khách có về miền Tây đến vùng đất Cà Mau thì hãy nhớ thưởng thức món cá lóc nướng trui Cà Mau để cảm nhận được hương vị thơm ngon, đậm đà và rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, dù có điểm chung nhưng bên cạnh đó vẫn có điểm riêng cho món “cá lóc nướng trui” ở mỗi vùng miền. Thậm chí có người, phải về đúng miệt Cà Mau mới ăn món cá lóc nướng trui. Ở một số nơi khác vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me, cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại. Có thể nói món cá lóc nướng trui này bao đời nay đã làm say lòng thực khách. Vì thế, nếu về Cà Mau, hãy tự thưởng cho mình một bữa tiệc với cá lóc nướng trui, Quý vị sẽ thấy mùi vị nó khác xa với nhiều loại cá lóc được nướng bằng vỉ, bằng điện trên thành phố.
Nhận xét
Đăng nhận xét