HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 62
(ĐC sưu tầm trên NET)
Về Vĩnh Long và bữa ăn toàn món ngon
Đây là buổi gặp mặt cuối năm tại nhà Cậu Tám Lành của anh Phúc ở Long Hồ, Vĩnh Long. Hãy bấm LIKE cũng như chia sẻ video này đến bạn bè nhé!
Vĩnh
Long là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không có núi đồi với
địa hình lòng chảo, bị chia cắt bởi nhiều con kênh, rạch với 2 mùa rõ
rệt đó là mùa mưa và mùa khô.
1. Cá lóc nướng trui Vĩnh Long
2. Cam xoàn
3. Cá tai tượng chiên xù
4. Bánh tráng cù lao Lục Sỹ
5. Bưởi năm roi
6. Canh cá rô bông so đũa
7. Thanh trà
8. Cá cháy
9. Khoai lang mắm sống
10. Tôm càng xanh nướng
Châu chấu có nhiều loại khác nhau nhưng người ta thường hay ăn châu
chấu lúa và châu chấu tre. Châu chấu lúa đầu nhỏ, bụng có nhiều trứng,
còn châu chấu tre to hơn nhưng không ngon bằng.
Châu chấu có thể chế biến thành những món ăn khác nhau như châu chấu xào sả ớt, lẩu châu chấu,… nhưng ngon nhất và phổ biến nhất là món chấu rang lá chanh bởi không chỉ đơn giản trong khâu chế biến mà còn có mùi vị khá độc đáo. Châu chấu bắt được đem về cho vào chai nửa ca nước sôi, xóc mạnh, trước khi chết, châu chấu giãy, đạp nhau làm cho cánh, càng rụng ra. Chừng mười phút sau, đổ châu chấu ra chậu nước lã, vớt sạch cánh, càng, bỏ phần đầu và ruột, để ráo nước, cho ra tô trộn với một ít muối hay bột nêm cho ngấm. Lá chanh rửa sạch xắt chỉ, hành khô băm nhỏ. Khử dầu, cho châu chấu vào đảo đều đến lúc chín vàng và cho ít lá chanh vào là bạn đã có món châu chấu rang thơm ngon hết ý. Châu chấu rang có thể ăn với cơm hay làm mồi nhậu thì tuyệt không gì bằng.
Ve sầu chiên
Đến những vườn du lịch sinh thái ở Vĩnh Long
mùa này, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ve sầu rồi giăng
võng nằm giữa vườn cây mát rượi, nghe ve sầu hát nỉ non trầm bổng. Đây
cũng chính là “chiêu” độc của nhiều nhà vườn Vĩnh Long trong việc thu
hút khách đến từ thành phố.
Theo Đông y, dùng xác ve sầu chữa sốt, kinh giật, kinh phong ở trẻ em, chân tay co quắp, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa… Gần đây, ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất được ưa chuộng ở Vĩnh Long.
Ve sầu nhặt đến đâu được quăng ngay vào chậu nước muối hoặc nước mắm pha loãng để chúng không mọc cánh thoát xác được, bà con nông dân nói vui là cho “ve sầu tắm biển”. Rồi được đem chế biến nhiều kiểu thứ như chiên bột, xào hành, nấu cháo và ngon nhất là chiên giòn. Thịt ve sầu non thơm hơn dế, cào cào; ít ngậy hơn con đuông. Ve sầu chiên giòn vừa mềm, có vị bùi, thơm lựng vừa giòn tan trong miệng.
Bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ
Ngoài cam xoàn, còn có bánh tráng nem ở cù lao Lục Sĩ Thành, cù lao
Mây khách hay mua mang về làm quà. Sản xuất bánh tráng nem trước kia
người ta chỉ dùng gạo lúa mùa, hiện nay được thay thế bằng loại gạo chất
lượng cao.
Bánh tráng ở đây gồm nhiều loại khác nhau như: bánh tráng nem, bánh tráng nhúng, bánh tráng ngọt, bánh tráng nướng. Bánh được làm bằng tay với 100% bột gạo và không sử dụng hóa chất, bánh có hương vị đặc trưng khi ăn mềm dẻo, vị mặn vừa, gói với tôm, thịt, rau, bún, chấm nước mắm me hay tương xay ăn rất hấp dẫn, làm nên nét độc đáo của ẩm thực đồng bằng.
Cá cháy
Cá cháy sông Hậu là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ tại xã Tích Thiện,
vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ. Cá cháy thịt rất ngon và có
trứng bổ, béo hiếm thấy. Do vậy, người dân rất chịu khó chế biến cá cháy
thành nhiều món dù nhỏ nhín, nhiều xương. Cá cháy mỗi lần ăn đều phải
kiên nhẫn chọn lọc xương nhưng người ăn sẽ không phải thất vọng khi
thưởng thức.
Cháo cá cháy thơm ngọt lắm. Múc một chén nhỏ, ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn thấy lòng thênh thang hơn, bụng dạ ấm áp hơn. Nếu có thời gian thì làm gỏi cá cháy. Tuy vất vả cho người làm nhưng chất lượng thì không chê được.
Đơn giản hơn là kho cá cháy. Cứ cho vào niêu, tẩm gia vị rồi để cho đến khi xương cá mềm nhừ là được. Cá cháy kho ăn với cơm nóng thì nồi có lớn bao nhiêu cũng hết. Hoặc cũng có thể nấu canh chua cá cháy với các loại rau như bạc hà, đậu bắp, giá, bông điên điển hay rim cá với lớp mía ở đáy nồi. Món nào cũng hấp dẫn, món nào cũng ngon, món nào cũng đưa cơm vì lạ miệng.
Canh cá rô
Ngoài kho nồi đất đặc trưng hay chiên nước mắm, cá rô còn được nấu
canh với bông so đũa. Chỉ cần một kg bông so đũa và khoảng chục con cá
rô cỡ nhỏ là đủ nấu thành nồi canh ngon ngọt.
Cá rô đánh vảy làm sạch, giữ lại phần mỡ béo ở bụng. Nước canh phi tỏi thơm nấu sôi, thả cá vào, đợi chín, sau đó mới cho thêm bông so đũa. Nêm nếm gia vị vừa vặn và thêm chút hành ngò thơm là món ăn sẵn sàng để thưởng thức.
Khoai lang mắm sống
Bình thường, người ta chỉ ăn khoai lang luộc không nhưng người dân
miền Nam lại sáng tạo ra món khoai luộc chấm với mắm sống rất tuyệt vời.
Các nguyên liệu làm món dễ kiếm, đơn giản và gần gũi. Chỉ cần khoai
lang hấp hoặc luộc chín để nguội, xắt miếng nhỏ, dừa khô nạo cơm, thêm
muối mè, đậu phộng, rau sống, rau thơm rửa sạch. Khoai lang mắm sống khi
xưa là món nhà nghèo nhưng giờ lại thành đặc sản của vùng đất này.
Khi ăn, dùng lá cách cuốn từng miếng khoai lang, dừa nạo, rau thơm và chấm cùng mắm. Món dân giã này đặc biệt và ngon khó tả. Hương vị bùi bùi, bở bở, ngọt thơm của khoai, và rau, vị béo dừa quyện với vị mắm mặn mang mùi đặc trưng khiến người ăn ăn hoài vẫn muốn thêm nữa. Ăn khoai lang mắm sống sẽ thấy đâu đó hương của nước, của đồng ruộng và của những tháng ngày lam lũ nhưng an hòa với thiên nhiên của người dân nơi đây.
Cá tai tượng chiên xù
Cá tai tượng chiên xù nguyên con là món ăn người dân Vĩnh Long nào
cũng biết. Cá tai tượng vừa từ chảo dầu vàng ruộm dọn ra cùng bánh
tráng, bún tươi, rau sống và chén nước chấm chua ngọt khiến chỉ nhìn
thôi cũng có thể chảy nước miếng. Cá tai tượng thịt dai, thơm, rất lý
tưởng cho món cuốn bánh tráng. Bóc tách lấy thịt cá, cho vào lát bánh
tráng, xếp thêm rau thơm, bún, rau sống và cuộn thành từng cuộn rồi chấm
vào chén nước chấm ngon giữa miệt vườn cây trái là cảm giác tuyệt vời
nhất du khách có thể tưởng tượng trong chuyến du hí của mình.
Cái ngon ngọt của thịt loài cá to bẹt thỉnh thoảng còn da giòn kết hợp với rau các loại, bún tươi và nước chấm chanh tỏi ớt thơm đậm thật hoàn hảo. Món ăn này vừa bùi béo, vừa thanh lại khó ngán. Không phải tự nhiên bao nhiêu chuyến du lịch đến đây, thực khách đều được giới thiệu cá tai tượng như món đầu bảng danh sách dễ ăn, ăn ngon và phù hợp với nhiều người.
Khoai lang Bình Tân
Năm 2015, khoai lang Bình Tân năm trong danh sách top 50 món ăn đặc sản, ẩm thực Việt Nam lần thứ ba do Tổ chức kỷ lục Việt Nam công bố.
Khu Bình Tân (Vĩnh Long) vốn được biết đến là thủ phủ khoai lang, là địa phương trồng khoai lang nhiều nhất Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chiếm 70% diện tích là khoai lang tím Nhật. Khoai lang Bình Tân đã xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…
Cải xà lách xoong Bình Minh
Cải xà lách xoong Bình Minh (Vĩnh Long) được biết đến với vị cay
nồng, ngọt, đúng chất của cải xà lách xoong, đây là đặc điểm khác biệt
của cải xà lách xoong Bình Minh với những nơi khác. Cải xà lách xoong
Bình Minh được sản xuất theo hướng an toàn có logo, nhà sơ chế đóng gói
bao bì và có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cải xà lách xoong Bình Minh cũng nằm trong top 50 món ăn đặc sản, ẩm
thực Việt Nam năm 2015 cùng với khoai lang Bình Tân.
Cá út nấu canh chua rau muống
Cá út ngon nhất là nấu với rau muống mọc ở chân ruộng, bờ đê; loại
rau này tự sinh, không phân, không thuốc, ăn rất mát. Đối với người dân
quê “sành” ăn rau ruộng, người ta sẽ chọn rau muống đỏ, sợi mềm mượt,
non tơ, tươi xanh.
Món cá út dù dễ chế biến nhưng đòi hỏi tay nghề và bí quyết làm sao để món canh chua trở thành khoái khẩu. Thịt cá út vừa mềm vừa béo chấm với muối ớt xanh cay xé lưỡi còn gì thú vị cho bằng.
Bưởi năm roi
Thả hồn dưới vòm lá xum xuê, mát rượi, tự tay chọn những trái ngon từ
trên cây và tận hưởng ngay tại miệt vườn là đặc quyền của khách thăm
nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long. Bưởi năm roi đặc sản Vĩnh Long cũng
như vậy. Không cần quảng cáo nhiều, cái tên bưởi năm roi đã là sự đảm
bảo quá tuyệt cho chất lượng dinh dưỡng của trái cây. Bưởi này đều quả,
đều múi và hiếm khi bị khô.
Bưởi năm roi không ngọt hoàn toàn nhưng cũng không chua quá mà là sự kết hợp vừa phải giữa hai vị ấy làm người ăn vặt thích thú. Tách từng múi bưởi, chấm vào chén muối tôm Tây Ninh hay muối ớt cay đều ngon não nề, dễ dàng chinh phục mọi khách du lịch. Đây cũng là thứ quà tặng tiện dụng cho bạn bè, người thân.
Chôm chôm
Đất Vĩnh Long là tỉnh trồng nhiều chôm chôm nhất nên có nhiều giống
khác nhau: chôm chôm “tróc” trái tròn dài, khi chín có màu đỏ thẳm, gai
mềm, ruột trong màu trắng, vị ngọt đậm; chôm chôm Java trái tròn gai
ngắn, cùi trắng giòn và thơm ngọt; chôm chôm nhãn nhỏ hơn hai loại trên,
khi chín vỏ màu vàng sẫm pha lẫn chút xanh, ruột trắng, ngọt đậm,
thoang thoảng mùi nhãn chín được nhiều người hâm mộ.
Chôm chôm chín đỏ bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 7 nhưng cũng tùy thuộc tài nghệ nhà vườn biết kích dục cho chôm chôm ra bông sớm hơn mùa vụ hoặc hãm chậm lại cho trổ bông muộn đều được.
Đất cù lao An Bình trên sông Tiền ngang thị xã Vĩnh Long còn gọi là bãi Tiên có tới 3 xã nối đuôi nhau là An Bình, Đồng Phúc nhưng nổi tiếng có chôm chôm ngon là Bình Hòa Phước.
Có người đã nói: ai xuôi sông Tiền mà chưa được nếm chôm chôm Bình Hòa Phước thì coi như chưa tới miền Tây Nam Bộ bởi chôm chôm nơi đó là đặc sản ở vùng cù lao sông nước này.
Thanh trà kho cá rô đồng
Thanh trà là loại trái cây khác thu hút không kém bưởi năm roi của
Vĩnh Long. Cứ nhìn những chùm quả tròn vàng ươm lúc tháng giêng, ba, khó
người nào kìm lòng mà không mua vài ký. Có hai loại thanh trà: chua và
ngọt phục vụ khẩu vị từng người. Thanh trà chín chấm muối ớt chinh phục
tất cả chị em phụ nữ như rất nhiều loại trái cây chua chua được ưa
chuộng xưa nay. Trong khi đó, món thanh trà dầm đường đá là nước giải
khát hữu hiệu. Thanh trà làm mứt tuy có lích kích nhưng cũng là món ăn
chơi khác được yêu thích.
Còn thanh trà chua dùng để nấu các món canh chua (cá lóc, cá ngát, tép…) hay kho cá (cá rô, cá bông lau…). Trong các món mặn chế biến từ thanh trà, món thanh trà kho cá rô đồng là ngon nhất.
Còn gì thú vị cho bằng trong những ngày hè nóng bức được thưởng thức bữa cơm với tô canh chua cá lóc hoặc đĩa cá rô kho thanh trà chua ngon và đầy hấp dẫn! Sau khi ăn xong, lấy món mứt thanh trà ra dùng như một món tráng miệng với nước trà thật tuyệt vời...
Theo Tùng Anh (Gia đình & Xã hội)
Đây là buổi gặp mặt cuối năm tại nhà Cậu Tám Lành của anh Phúc ở Long Hồ, Vĩnh Long. Hãy bấm LIKE cũng như chia sẻ video này đến bạn bè nhé!
Top 10 món ăn nổi tiếng không nên bỏ qua khi du lịch Vĩnh Long
Vĩnh
Long là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không có núi đồi với
địa hình lòng chảo, bị chia cắt bởi nhiều con kênh, rạch với 2 mùa rõ
rệt đó là mùa mưa và mùa khô.
Nơi
đây là nơi tập trung sinh sống của 20 dân tộc anh em với 11 sắc thái
tôn giáo khác nhau tạo nên một màu sắc văn hóa đa dạng, phong phú, không
chỉ là văn hóa tâm linh với các lễ hội truyền thống, các đền đài, chùa
chiền tượng chưng cho các tôn giáo mà còn là một không gian nghệ thuật
ẩm thực mang nhiều nét đặc trưng khác nhau nhưng lại hài hòa trong một
tổng thể. Nếu có dịp đến đây du khách hãy tự mình trải nghiệm, nếm thử những món ăn nổi tiếng Vĩnh Long để cảm nhận hương vị đồng quê bình dị mà ngon đến khó tả trong từng món ăn nơi này.
1. Cá lóc nướng trui Vĩnh Long
Cá lóc nướng trui là một đặc sản ngon có tiếng Vĩnh Long
bởi cách nướng vô cùng độc đáo và cầu kỳ khác hẳn với cách nướng cá ở
những nơi khác, cá không để lên vỉ rồi làm chín bằng than đỏ hồng bê
dưới mà dùng một thanh tre nhọn xiên từ đầu xuống đuôi cá, cắm thanh tre
theo chiều thẳng đứng rồi phủ rơm lên trên cá để châm lửa đốt, cái tài
tình của người nướng cá chính là dù nướng nhiều hay nướng ít cá đều chín
một lượt, không hề bị cháy mà rất thơm, thịt cá trắng nõn, mềm mà ngọt
quyện với cái nồng đượm của rơm khô làm cho món ăn càng trở nên hấp dẫn.
2. Cam xoàn
Cam
xoàn là giống cây được trồng lâu đời ở vùng Trà Ôn – Vĩnh Long do cây
cam xoàn thích nghi với loại đất cao ráo, có độ thoát nước cao, cam xoàn
to hơn trái quýt một chút, bên trong có màu vàng, mọng nước và có vị
ngọt thanh chứ không hề bị thé cổ. Cam xoàn ngoài việc dùng để giải khát
còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và đặc biệt là
cải thiện làn da cho chị em phụ nữ, sử dụng cam xoàn trong một thời
gian sẽ giúp làn da trắng sáng, mịn màng vì thế loại cam này rất được ưa
chuộng trên thị trường.
3. Cá tai tượng chiên xù
Cá
tai tượng là một trong những món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày
của người dân xứ miệt vườn nhưng lại là món ăn ngon, hấp dẫn đối với du
khách khi đến du lịch Vĩnh Long. Cá tai tượng ở miền Tây nơi nào cũng có
nhưng cách chế biến ở Vĩnh Long lại độc đáo vô cùng khiến cho món cá
tai tượng vừa quen mà lại vừa lạ, chẳng thể tìm thấy hương vị ấy ở đâu
ngoài nơi này.
Cá
tai tượng được chế biến theo sở thích của mỗi người nhưng ngon nhất vẫn
phải kể đến cá tai tượng chiên xù, cá được đem về làm sạch, bỏ ruột để
nguyên con cho thật ráo nước, rồi bắc chảo dầu lên bếp, cho cả con vào
chiên mới giữ được hết vị ngon, ngọt của cá. Cá tai tượng chiên xù ăn
kèm với bánh tráng, rau sống và nước mắm nguyên chất mới cảm nhận được
hết vị giòn giòn của da cá trong cái sự mềm mại của phần thịt trắng bên
trong, thêm chút man mát của rau xanh và hương nước mắm đậm đà.
4. Bánh tráng cù lao Lục Sỹ
Cù
lao Lục Sỹ hay còn gọi là cù lao Mây thuộc huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh
Long nổi tiếng với các làng nghề làm bánh tráng. Bánh tráng ở đây có rất
nhiều loại để du khách lựa chọn như bánh tráng nem, bánh tráng nhúng
hay bánh tráng ngọt. Để làm nên những chiếc bánh tráng ngon, dai mà mềm
thì khâu chọn nguyên liệu đã phải rất kỹ càng, từ xay bột đến nêm nếm
gia vị, lượng muối sao cho vừa phải để bánh không quá cứng mà cũng không
quá mềm. Bánh tráng thường ăn kèm với thịt ba chỉ luộc cùng với các
loại rau thơm, rau húng đều rất ngon miệng.
5. Bưởi năm roi
Bưởi năm roi là một trong những quả ngon, hấp dẫn Vĩnh Long
bởi trái to, vỏ mỏng lại có màu vàng đẹp mắt, múi bưởi đều, tép bưởi to
và vô cùng mọng nước. Bưởi năm roi không quá chua mà cũng không quá
ngọt mà có một vị rất khó tả chỉ ai ăn mới cảm nhận được, rất nhẹ nhàng,
dìu dịu mà thanh thanh thôi, đặc biệt bưởi năm roi không hề bị he,
không tạo ra cảm giác đăng đắng the thé ở cổ như những loại bưởi khác,
bưởi năm roi chấm với muối ớt hoặc cầu kỳ hơn là chấm với muối tôm cay
sè thì đảm bảo sẽ chinh phục được cả những vị khách khó tính nhất.
6. Canh cá rô bông so đũa
Nghe
đến cá rô nhiều người lắc đầu bảo có gì là hấp dẫn đâu, cá rô thì đâu
mà chẳng có, chẳng nấu như vậy, thế nhưng cứ thử một lần đến Vĩnh Long,
ăn thử món cá rô nấu canh bông so đũa xem, bạn sẽ có một cách nhìn, một
cách nghĩ hoàn toàn khác hẳn. Một món ăn với những nguyên liệu quen
thuộc và đơn giản nhưng nhờ sự sáng tạo đến tài tình, một phút thăng hoa
trong cách nấu đã tạo nên một món ăn vô cùng lạ miệng mà mang đặc trưng
rất riêng của vùng miền. Canh cá rô bông so đũa ăn với cơm trắng hoặc
bún trong những ngày hè rất thích hợp.
7. Thanh trà
Thanh trà là một loại cây đặc sản Vĩnh Long được
nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà bởi không chỉ ngon, ngọt mà còn
bởi vẻ đẹp bên ngoài của loại trái cây này. Thanh trà nhìn xa trông gần
giống như quả xoài, cũng mọc thành chùm, khi chín có màu vàng ươm, thanh
trà thường có vào tháng giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch bởi vậy nếu
không đến đúng mùa sẽ không được thưởng thức thanh trà tươi mát.
Thanh
trà có thể dùng để dầm với nước đá mát lạnh dùng giải khát trong những
ngày hè cũng có thể dùng để kho cá hoặc được chế biến thành mứt thanh
trà khô cũng rất ngon và hấp dẫn.
8. Cá cháy
Cá
cháy một trong những loài cá đặc biệt ở Vĩnh Long, mặc dù cá nhỏ, nhiều
xương nhưng thịt cá lại trắng, ngọt và vô cùng mềm với một buồng trứng
béo ngậy rất tốt cho sức khỏe. Cá cháy có thể dùng để nấu cháo ăn với
rau cải cúc, rau đắng thêm chút gừng giúp thanh nhiệt giải độc, tốt cho
người mới ốm dậy hoặc dùng để kho cá cháy, thịt cá thơm thơm quyện với
giềng, sả, cay cay của ớt ăn với cơm nóng thì không có chỗ nào để chê.
9. Khoai lang mắm sống
Khoai
lang mắm sống nghe có vẻ “ kỳ kỳ” đối với dân miền Bắc nhưng lại là món
khoái khẩu của người dân miền Nam, nguyên liệu để làm nên món ăn này
thì vô cùng đơn giản và bình dị, chỉ cần luộc hoặc hấp khoai lang cho
chín tới không để khoai bị mềm nhũn sẽ mất ngon, cắt khoai thành những
miếng nhỏ vừa ăn, thêm chút dừa nạo, lạc rang, các loại rau thơm, dùng
bánh tráng gói lại với nhau rồi chấm với mắm cho một hương vị đặc biệt
khó tả, vị ngọt mềm của khoai, vị ngậy của dừa nạo, thêm chút bùi bùi
của lạc hòa quyện với vị mắm đậm đà tạo ra một cảm giác ngon, lạ miệng
đến khó tả, ăn rồi chỉ muốn ăn thêm.
10. Tôm càng xanh nướng
Tôm
càng xanh là một đặc sản ngon, hấp dẫn với giá thành không hề rẻ nhưng
lại được nhiều người ưa chuộng bởi tôm to, nhiều thịt. Tôm càng xanh khi
được bắt về vẫn còn tươi, nhảy tanh tách mà đem nướng thì ngon phải
biết. Đốt một lớp than hồng, cho than vào vỉ, vừa nướng vừa trở tay cho
tôm chín thật đều không bị cháy, lớp vỏ tôm chuyển dần từ màu hồng nhạt
sang màu đỏ au là tôm bắt đầu chín, gỡ tôm ra bóc bỏ đầu và phần vỏ cứng
chấm với muối tiêu chanh ớt mới cảm nhận được hết vị ngọt béo của thịt
tôm hòa với vị cay của ớt, chút chua chua của chanh, nhấp thêm ngụm rượu
nữa cảm giác như mình đang bay bổng giữa đất trời.
Vĩnh
Long không chỉ được biết đến với không gian văn hóa với các loại hình
văn học dân gian như nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình hay các di tích
lịch sử văn hóa thành Long Hồ, đình Tân Giai …mà còn nổi tiếng nhờ những
món ăn được sáng tạo từ những con người chân chất, thật thà nơi đây.
Đến với mảnh đất “ Châu Định Viễn” xưa kia mà không biết đến cá cháy
nướng, khoai lang mắm sống, thanh trà….những món ngon, hấp dẫn mang
thương hiệu đặc sản Vĩnh Long thì coi như chưa đặt chân đến nơi này.
Tấp nập phố... nhậu
Cập nhật, 10:58, Thứ Năm, 17/09/2015 (GMT+7)
Một số con đường trong nội ô TP
Vĩnh Long đã nhanh chóng trở thành “điểm hẹn” ăn nhậu mới và hàng quán
ăn uống cũng theo đó mọc lên như nấm sau mưa. Những quán nhậu bình dân
luôn đông đúc, nhất là từ chiều đến tối, khách tới quán có 1.001 lý do…
để nhậu!
Anh Quân (ở Long Hồ) bán bong bóng xếp hình “ăn theo” các quán ăn uống. Anh cho biết có thể “nặn” được 40 hình mẫu từ những cái bong bóng đầy màu sắc như thế này. Trong ảnh: “Tác phẩm” siêu nhân bong bóng vừa hoàn thành theo yêu cầu của thực khách. |
Đường mở tới đâu, quán… mọc tới đó
TP Vĩnh Long có nhiều con đường “thương
mại” gắn liền với hoạt động kinh doanh, dịch vụ khá sôi động, như “phố
decal” ở đường Lưu Văn Liệt, “phố tài chính” đường Hoàng Thái Hiếu, Phạm
Thái Bường, “phố thời trang” đường Lê Thái Tổ, phố chợ đêm Phường 1,
phố cháo trắng khu vực chợ Vĩnh Long… Thật ra, nói “phố” nghe hơi quá,
là bởi vì mỗi con đường, tuyến phố đó tập trung cùng buôn bán, cung cấp
cùng một dịch vụ tương tự nhau nên được nhiều người gọi vậy cho dễ nhớ.
Nên cũng không có gì là khó hiểu khi một số con đường có nhiều quán nhậu
được gọi là “những con đường ăn nhậu”.
Trước đây, đường Phạm Thái Bường (Phường
4) “nổi” lên với hàng loạt quán ăn, nhà hàng từ bình dân đến sang trọng
và trở thành “điểm hẹn” ăn nhậu hút khách. Nhưng hiện nay những quán
nhậu bình dân đã có sự “dịch chuyển” và một số tuyến đường mới như đường
Trần Đại Nghĩa, đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Văn Thiệt (Bạch Đàn
cũ)… hàng quán ăn uống mở ra ngày càng nhiều, nhất là quán nhậu bình
dân, cà phê, karaoke...
Nếu ở đường Võ Văn Kiệt các quán phục vụ
món ốc, hải sản, cà phê bình dân, với đối tượng khách đa phần là sinh
viên; thì ở đường Trần Đại Nghĩa là các quán cà phê tấp nập vào buổi
sáng, quán nhậu, karaoke đông đúc lúc chiều tối của đối tượng khách đã
đi làm việc, có thu nhập. Trong khi đó, sôi động nhất phải kể đến hàng
quán ở đường Nguyễn Văn Thiệt, nói như một số người dân “lâu lâu đi lại
đường này lại thấy quán nhậu mới”. Thật vậy, nếu một năm trước con đường
này còn khá vắng vẻ, thì bây giờ quán nhậu, cà phê dường như đã “lấp
đầy”. Điều đáng nói là quán nào cũng đông, có quán khách tới coi chừng
không còn bàn trống để ngồi.
“Hồi trước nhà tui tuốt trong này, chỉ
làm vườn, nuôi bò. Không ngờ khi đường mở ra mặt tiền buôn bán được hết
sức. Tui tính sang lấp thêm liếp vườn mở rộng quán để khách ngồi rộng
rãi”- một ông chủ quán ốc nói vậy. Mà quán của ông đông thật, khi mới mở
chỉ là khoảnh sân nhỏ phục vụ các món ốc, hải sản chỉ vài ba chục ngàn
một dĩa, xe cộ còn đậu dưới lòng đường. Người này dẫn người kia tới quán
nườm nượp, chỉ hơn năm, mấy liếp nhãn đã được san lấp dựng trại, kê
thêm bàn ghế nhưng nhiều bữa khách tới vẫn “cháy” bàn.
Đừng quá ham vui
Có cả 1.001 lý do để người ta rủ nhau ra
quán chén tạc chén thù, nhưng có chung một đặc điểm là thường ít ai
nhậu một chỗ rồi về mà kéo ra “tăng 2”, “tăng 3”. Có lẽ vậy mà bên cạnh
quán nhậu, quán karaoke, bar, massage thư giãn… cũng kịp mọc lên.
Quán nhậu đông đúc- hình ảnh thường thấy ở các quán tại TP Vĩnh Long. |
Nhóm bạn của anh Quân làm công nhân ở
Khu công nghiệp Hòa Phú ghé quán “phố nướng” ở đường Nguyễn Văn Thiệt
sau giờ làm việc, kêu vài món ăn, 4 người làm hết két bia Sài Gòn lùn.
Anh Quân giành trả tiền vì vừa lãnh lương, các bạn anh không chịu đòi đi
“tăng 2” karaoke để “có qua có lại” tới hơn 21 giờ, ai cũng thấm mệt
nhưng anh bạn khác lại đề nghị đi bar… cho biết. Thế là cả nhóm đi “tăng
3” trong bộ đồ đồng phục làm việc cả ngày, ghé vào quán có khu vực uống
bia và bar riêng biệt, có nhân viên nữ “chân dài” đưa lên bar. Tưởng
vui, nhưng ai cũng té ngửa khi giá bia gấp đôi ba lần quán bình dân, âm
thanh hết cỡ muốn vỡ toang lồng ngực… Sau lần đó anh Quân mới rút kinh
nghiệm: “Mấy chỗ đó hổng hợp với tụi tui, vì giá cao mà tụi tui hổng
biết nhảy nhót gì”.
Nhiều người sau nhiều lần say xỉn tâm sự
rằng “nếu đêm trước say quá, sáng ra nhức đầu, dậy không nổi và ngày đó
làm việc rất uể oải”. Hơn nữa, sau những tiệc rượu vui vẻ ồn ào, hầu
hết mọi người đều tự chạy xe về nhưng ít quan tâm đến vấn đề an toàn
giao thông và không ít trường hợp đáng tiếc đã xảy ra. Ngay cả những
người “thích nhậu” cũng khuyên rằng: “Đừng quá ham vui, uống vừa đủ rồi
còn chừa đường về. Nếu không, hãy gửi xe đi taxi về cho an toàn”.
“Phố nhậu” cũng vui, nhưng có lẽ thành
phố rất cần có thêm những điểm vui chơi, giải trí nữa, để người dân có
thể “xả tress” sau ngày làm việc vất vả, vừa tạo nét đẹp cho thành phố.
Bài, ảnh: LÝ AN
Về Vĩnh Long | Lạc vào bàn nhậu 15 món "HOA QUẢ SƠN"
Những món ngon dân dã ít người biết ở Vĩnh Long
Thứ Tư, ngày 15/06/2016 07:00 AM (GMT+7)
Ngoài trái cây ngon nổi tiếng như bưởi năm roi, thanh trà, chôm chôm, ít người biết rằng ở Vĩnh Long còn có các món đặc sản ngon mà vô cùng dân dã.
Châu chấu rang lá chanhChâu chấu có thể chế biến thành những món ăn khác nhau như châu chấu xào sả ớt, lẩu châu chấu,… nhưng ngon nhất và phổ biến nhất là món chấu rang lá chanh bởi không chỉ đơn giản trong khâu chế biến mà còn có mùi vị khá độc đáo. Châu chấu bắt được đem về cho vào chai nửa ca nước sôi, xóc mạnh, trước khi chết, châu chấu giãy, đạp nhau làm cho cánh, càng rụng ra. Chừng mười phút sau, đổ châu chấu ra chậu nước lã, vớt sạch cánh, càng, bỏ phần đầu và ruột, để ráo nước, cho ra tô trộn với một ít muối hay bột nêm cho ngấm. Lá chanh rửa sạch xắt chỉ, hành khô băm nhỏ. Khử dầu, cho châu chấu vào đảo đều đến lúc chín vàng và cho ít lá chanh vào là bạn đã có món châu chấu rang thơm ngon hết ý. Châu chấu rang có thể ăn với cơm hay làm mồi nhậu thì tuyệt không gì bằng.
Ve sầu chiên
Theo Đông y, dùng xác ve sầu chữa sốt, kinh giật, kinh phong ở trẻ em, chân tay co quắp, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa… Gần đây, ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất được ưa chuộng ở Vĩnh Long.
Ve sầu nhặt đến đâu được quăng ngay vào chậu nước muối hoặc nước mắm pha loãng để chúng không mọc cánh thoát xác được, bà con nông dân nói vui là cho “ve sầu tắm biển”. Rồi được đem chế biến nhiều kiểu thứ như chiên bột, xào hành, nấu cháo và ngon nhất là chiên giòn. Thịt ve sầu non thơm hơn dế, cào cào; ít ngậy hơn con đuông. Ve sầu chiên giòn vừa mềm, có vị bùi, thơm lựng vừa giòn tan trong miệng.
Bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ
Bánh tráng ở đây gồm nhiều loại khác nhau như: bánh tráng nem, bánh tráng nhúng, bánh tráng ngọt, bánh tráng nướng. Bánh được làm bằng tay với 100% bột gạo và không sử dụng hóa chất, bánh có hương vị đặc trưng khi ăn mềm dẻo, vị mặn vừa, gói với tôm, thịt, rau, bún, chấm nước mắm me hay tương xay ăn rất hấp dẫn, làm nên nét độc đáo của ẩm thực đồng bằng.
Cá cháy
Cháo cá cháy thơm ngọt lắm. Múc một chén nhỏ, ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn thấy lòng thênh thang hơn, bụng dạ ấm áp hơn. Nếu có thời gian thì làm gỏi cá cháy. Tuy vất vả cho người làm nhưng chất lượng thì không chê được.
Đơn giản hơn là kho cá cháy. Cứ cho vào niêu, tẩm gia vị rồi để cho đến khi xương cá mềm nhừ là được. Cá cháy kho ăn với cơm nóng thì nồi có lớn bao nhiêu cũng hết. Hoặc cũng có thể nấu canh chua cá cháy với các loại rau như bạc hà, đậu bắp, giá, bông điên điển hay rim cá với lớp mía ở đáy nồi. Món nào cũng hấp dẫn, món nào cũng ngon, món nào cũng đưa cơm vì lạ miệng.
Canh cá rô
Cá rô đánh vảy làm sạch, giữ lại phần mỡ béo ở bụng. Nước canh phi tỏi thơm nấu sôi, thả cá vào, đợi chín, sau đó mới cho thêm bông so đũa. Nêm nếm gia vị vừa vặn và thêm chút hành ngò thơm là món ăn sẵn sàng để thưởng thức.
Khoai lang mắm sống
Khi ăn, dùng lá cách cuốn từng miếng khoai lang, dừa nạo, rau thơm và chấm cùng mắm. Món dân giã này đặc biệt và ngon khó tả. Hương vị bùi bùi, bở bở, ngọt thơm của khoai, và rau, vị béo dừa quyện với vị mắm mặn mang mùi đặc trưng khiến người ăn ăn hoài vẫn muốn thêm nữa. Ăn khoai lang mắm sống sẽ thấy đâu đó hương của nước, của đồng ruộng và của những tháng ngày lam lũ nhưng an hòa với thiên nhiên của người dân nơi đây.
Cá tai tượng chiên xù
Cái ngon ngọt của thịt loài cá to bẹt thỉnh thoảng còn da giòn kết hợp với rau các loại, bún tươi và nước chấm chanh tỏi ớt thơm đậm thật hoàn hảo. Món ăn này vừa bùi béo, vừa thanh lại khó ngán. Không phải tự nhiên bao nhiêu chuyến du lịch đến đây, thực khách đều được giới thiệu cá tai tượng như món đầu bảng danh sách dễ ăn, ăn ngon và phù hợp với nhiều người.
Khoai lang Bình Tân
Năm 2015, khoai lang Bình Tân năm trong danh sách top 50 món ăn đặc sản, ẩm thực Việt Nam lần thứ ba do Tổ chức kỷ lục Việt Nam công bố.
Khu Bình Tân (Vĩnh Long) vốn được biết đến là thủ phủ khoai lang, là địa phương trồng khoai lang nhiều nhất Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chiếm 70% diện tích là khoai lang tím Nhật. Khoai lang Bình Tân đã xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…
Cải xà lách xoong Bình Minh
Cá út nấu canh chua rau muống
Món cá út dù dễ chế biến nhưng đòi hỏi tay nghề và bí quyết làm sao để món canh chua trở thành khoái khẩu. Thịt cá út vừa mềm vừa béo chấm với muối ớt xanh cay xé lưỡi còn gì thú vị cho bằng.
Bưởi năm roi
Bưởi năm roi không ngọt hoàn toàn nhưng cũng không chua quá mà là sự kết hợp vừa phải giữa hai vị ấy làm người ăn vặt thích thú. Tách từng múi bưởi, chấm vào chén muối tôm Tây Ninh hay muối ớt cay đều ngon não nề, dễ dàng chinh phục mọi khách du lịch. Đây cũng là thứ quà tặng tiện dụng cho bạn bè, người thân.
Chôm chôm
Chôm chôm chín đỏ bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 7 nhưng cũng tùy thuộc tài nghệ nhà vườn biết kích dục cho chôm chôm ra bông sớm hơn mùa vụ hoặc hãm chậm lại cho trổ bông muộn đều được.
Đất cù lao An Bình trên sông Tiền ngang thị xã Vĩnh Long còn gọi là bãi Tiên có tới 3 xã nối đuôi nhau là An Bình, Đồng Phúc nhưng nổi tiếng có chôm chôm ngon là Bình Hòa Phước.
Có người đã nói: ai xuôi sông Tiền mà chưa được nếm chôm chôm Bình Hòa Phước thì coi như chưa tới miền Tây Nam Bộ bởi chôm chôm nơi đó là đặc sản ở vùng cù lao sông nước này.
Thanh trà kho cá rô đồng
Còn thanh trà chua dùng để nấu các món canh chua (cá lóc, cá ngát, tép…) hay kho cá (cá rô, cá bông lau…). Trong các món mặn chế biến từ thanh trà, món thanh trà kho cá rô đồng là ngon nhất.
Còn gì thú vị cho bằng trong những ngày hè nóng bức được thưởng thức bữa cơm với tô canh chua cá lóc hoặc đĩa cá rô kho thanh trà chua ngon và đầy hấp dẫn! Sau khi ăn xong, lấy món mứt thanh trà ra dùng như một món tráng miệng với nước trà thật tuyệt vời...
Nhận xét
Đăng nhận xét