KÝ ỨC CHÓI LỌI 91/d
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồi ký: Trung đoàn Một thời chiến trận 10 + 11 + 12
Trận đánh Cao điểm 935
Trận A Sầu
Ảnh độc về Sư đoàn dù 101 của Mỹ ở Việt Nam
Phóng viên quân đội Mỹ Rick Parker đã ghi lại những hình ảnh
hiếm về Sư đoàn Dù 101 của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sư đoàn Dù 101 có biệt danh "Tiếng thét đại bàng" được đào tạo cho các hoạt động đổ bộ đường không của Mỹ.
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam,
sư đoàn này hoạt động chủ yếu ở phía Bắc Vùng 1 Chiến thuật, gồm các
tỉnh Quảng Trị , Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP Đã Nẵng
ngày nay.
Nhiệm vụ chủ yếu của Sư đoàn Dù 101
là hỗ trợ chiến đấu cho quân đội Sài Gòn và ngăn chặn sự xâm nhập của
lực lượng quân đội Giải phóng vào miền Nam qua ngả Lào và thung lũng A
Sầu (Huế).
Trọng 7 năm tham chiến ở Việt Nam, sư đoàn này đã tham gia 15 chiến dịch lớn, đáng chú ý trong số đó là trận Đồi Thịt Băm năm 1969 và trận đánh Căn cứ hỏa lực Ripcord năm 1970.
Lính Sư đoàn Dù 101 trong một cuộc tuần tra năm 1966.
Vượt một dòng suối nhỏ.
Trữ nước suối trong bình tông.
Băng qua khu rừng rậm rạp.
Một binh sĩ với khẩu M16.
Lính Sư đoàn dù 101 lục soát một ngôi làng ở miền Trung năm 1966.
Từng đụn rơm được kiểm tra xem có người lẩn trốn bên trong hay không.
Nhiều ngôi nhà bị đốt cháy vì tình nghi là nơi nuôi giấu quân đội Giải phóng.
Các vị trí khả nghi trên núi bị san phẳng bằng hỏa lực hạng nặng.
Giờ nghỉ của lính Sư đoàn dù 101.
Loạt ảnh vô cùng đắt giá về chiến tranh Việt Nam (1)
(Kiến Thức) - Các phóng viên, nhiếp
ảnh gia của hãng AP đã chụp được nhiều bức ảnh đắt giá về chiến tranh
Việt Nam giai đoạn 1963 – 1968.
Góc ảnh hiếm về chiến tranh VN của Charlie Haughey (2)
(Kiến Thức) - Những bức ảnh hiếm về
Chiến tranh Việt Nam của Charlie Haughey đã giúp thế giới hiểu rõ hơn về
tình hình chiến sự khốc liệt tại Việt Nam.
Ảnh hiếm về trận “Đồi thịt băm” trong chiến tranh VN
(Kiến Thức) - Trận "Đồi thịt băm"
(10/5 - 20/5/1969) là trận đánh nổi tiếng vì sự khốc liệt và con số
thương vong khó tin của quân Mỹ thời chiến tranh Việt Nam.
Người chiến sĩ đặc công nổi danh của Đoàn 367 Anh hùng |
Thứ Năm, 18/12/2014, 09:44:49
|
NDĐT
- Sinh ra trên đất lúa Thái Bình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
(Anh hùng LLVTND) Ngô Văn Lủi được biết đến là chiến sĩ đặc công mưu
trí, quả cảm, bất chấp hiểm nguy tham gia nhiều trận đánh lớn, nhỏ tạo
tiếng vang lớn trên chiến trường nước bạn Cam-pu-chia, góp phần vào
chiến thắng vang dội chống đế quốc Mỹ tại ba nước Đông Dương.
|
Duyên nghiệp với đặc công
Cũng như bao lớp thanh niên địa phương lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của Đảng, tháng 10-1968, khi vừa tròn 18 tuổi, Ngô Văn Lủi tình nguyện viết đơn nhập ngũ. Ước nguyện nung nấu được ra mặt trận sát cánh cùng đồng đội đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược không thành hiện thực khi cấp trên điều động anh vào Trung đoàn 51 (lực lượng bộ đội địa phương) đóng ở Đông Các, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Nhưng sau ba tháng huấn luyện, những tố chất bẩm sinh cùng “máu liều lĩnh” có sẵn trong con người anh đã bén duyên nhanh chóng với đơn vị đặc công. Tháng 12-1968, Lủi nhận nhiệm vụ tại tại Tiểu đoàn 6 (đặc công khô) đóng tại xã Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội). Tháng 4-1969, Ngô Văn Lủi tiếp tục được điều về tiểu đoàn 5 (đặc công nước) đóng tại huyện Thủy Nguyên (T.P Hải Phòng). Cuối năm 1969, Ngô Văn Lủi đi B, mặt trận chính của anh là tại đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng chỉ nửa năm sau, anh lại được biên chế vào Đoàn đặc công 367 , chủ yếu gồm lực lượng cán bộ khung cấp tiểu đoàn ngành tình báo và hai tiểu đoàn chiến đấu của đặc công miền Đông Nam Bộ. Khi đó, tình thế chiến tranh mở rộng trên cả ba nước Đông Dương và Đoàn đặc công 367 được nhận nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn trên nước bạn Cam-pu-chia, đó là mặt trận tại Thủ đô Pnôm Pênh. Và cũng từ đây, cái tên “sát thủ đặc công” dành cho Ngô Văn Lủi đã nổi danh trên khắp chiến trường bởi sự táo bạo, ý chí quyết chiến, quyết thắng, không lùi bước trước mọi thử thách, thậm chí đánh đổi bằng cả tính mạng. Những trận đánh làm nên tên tuổi người anh hùng Để tạo thế bất ngờ và nhằm tiêu hao sinh lực địch, ngày 21-1-1971, Tiểu đoàn Z25 và D7, thuộc Đoàn đặc công 367 thực hiện đánh chiếm, phá hủy khí tài quân sự tại sân bay Pô chen tông, cách Thủ đô Phnôm Pênh khoảng 8km. Lực lượng đặc công được điều động cho trận đánh này chỉ có 76 người, trong đó có Ngô Văn Lủi được chia làm sáu mũi tiến công. Phương châm đặt ra trước giờ xung trận là phải luồn sâu, ém sẵn ngay tại mục tiêu, đánh từ trong đánh ra, đánh nở hoa trong lòng địch. Vì thế, mặc dù sân bay chỉ cách Phnôm Pênh vài cây số, nhưng các chiến sĩ đặc công phải di chuyển mất ba ngày mới tiếp cận được mục tiêu. Ban đêm đi, ban ngày ngụy trang, ém mình tại chỗ tránh sự theo dõi, phát hiện của đối phương. Tổ chiến đấu của Ngô Văn Lủi có ba người, bắt đầu đột nhập vào sân đỗ máy bay lúc 2 giờ sáng, sau khi phải vượt qua một đường băng phụ, hồ sen và một hàng rào ngăn cách. Các chiến sĩ đều mặc quần áo lót, ngụy trang bôi trát cơ thể bằng thuốc chuyên dụng, có dây lưng đeo vũ khí, với khối lượng bình quân trên dưới 20kg. Riêng Lủi mang trên người 25 thủ pháo, hai lựu đạn, một súng ngắn, một bộc phá lệnh. Thời điểm này, hầu hết lực lượng của địch đang ngủ say, chỉ có số ít quân trực gác. Lợi dụng lúc địch sơ hở, mất cảnh giác, Lủi trườn, bò ẩn nấp vào gầm máy bay vận tải CH 47 đỗ trên sân bay, đầu quay ra ngoài. Sau đó, tiếp tục ôm bộc phá trốn trong nhà giặc lái, cài đặt hẹn giờ rồi quay ra ngoài sân đỗ máy bay. Bộc phá nổ ở cự ly quá gần khiến Ngô Văn Lủi bất tỉnh trong chốc lát, khi tỉnh dậy thấy đầu chảy nhiều máu, thủng màng nhĩ tai nhưng anh đã tự băng bó vết thương rồi xông lên dùng thủ pháo đánh bồi vào hệ thống kho tàng, nơi nghỉ ngơi của địch và nhanh chóng phá máy bay trên đường băng quân sự. Trận đánh sân bay Pô-chen-tông kết thúc lúc 5 giờ giờ sáng, ngày 21-1-1971, gây tiếng vang lớn khi chỉ sau ba giờ đồng hồ chiến đấu, 76 chiến sĩ đặc công đã tiêu diệt gần một nghìn tên địch, trong đó có 300 giặc lái và nhân viên kỹ thuật, 95 máy bay, 9 kho bom đạn, xăng dầu hậu cần, toàn bộ Sở chỉ huy quân chủng của địch bị phá hủy hoàn toàn. Riêng tổ chiến đấu của Ngô Văn Lủi tiêu diệt được 300 giặc lái, 16 máy bay, trong đó Lủi phá hủy được 8 máy bay. Với chiến công đặc biệt xuất sắc này, Ngô Văn Lủi đã được Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba. Nhưng trận đánh đi vào lịch sử đối với Ngô Văn Lủi diễn ra ngày 15-10-1972. Lần này, mục tiêu tiến công là Tổng kho bom đạn Mông-ruôn, nằm cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 15 km. Lực lượng của ta gồm 103 người của Tiểu đoàn 25 và Tiểu đoàn 10 pháo binh, thuộc Đoàn đặc công 367. Chúng ta tổ chức thành hai mũi, đánh bóc vỏ và một mũi đánh cảm tử gồm sáu người, trong đó có Ngô Văn Lủi. Được cấp trên tín nhiệm vì trước đó, Lủi có đến hai năm đi trinh sát mục tiêu này nên nắm rõ mọi đường đi, ngóc ngách cũng như số lượng cụ thể của từng kho bom đạn. Đúng 11 giờ đêm, lúc này có trăng sáng mờ mờ, Lủi cùng một chiến sĩ cảm tử cắt rào thép gai đột nhập vào hai kho bom loại 250kg đặt thuốc nổ khối lượng 5kg/kho, rồi rút ra ngoài lúc 1 giờ sáng hôm sau. Hơn một tiếng sau, khối thuốc hẹn giờ nổ tung, mặt đất rung chuyển và Tổng kho bom đạn Mông-ruôn nhìn xa trông như một nấm lửa khổng lồ bốc lên không trung trong màn đêm yên tĩnh. Trận này, gần 1.500 quân địch, tương đương một lữ đoàn bị tiêu diệt, Tổng kho bị phá hủy hoàn toàn, trong khi quân ta không có thiệt hại gì đáng kể. Sau trận đánh Mông-ruôn, Ngô Văn Lủi được Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng hai. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông Lủi tham gia đánh 10 trận lớn trên nước bạn Căm-pu-chia. Ông bảo rằng, khi đã xung trận thì không bao giờ lùi bước, ý chí tiến công luôn dồn nén trong người, dù biết rằng số mệnh rất mong manh trước bom rơi, đạn lạc giữa chiến trường cam go, ác liệt. Đối với người chiến sĩ đặc công, sự hy sinh là thầm lặng. Cũng chính vì thế, ngay trước những trận đánh cảm tử, ông đều được tổ chức “làm lễ truy điệu” và hơn thế, trong thời gian dài tham gia quân đội gia đình cùng người thân cũng bặt vô âm tín, không biết ông đang ở đâu, làm gì, còn sống hay đã hy sinh. Những chiến tích đặc biệt xuất sắc của Ngô Văn Lủi được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” do đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ký quyết định trao tặng ngày 21-12-1973. Hòa bình lập lại, người anh hùng quân đội đi học văn hóa, ngoại ngữ tại trường sĩ quan lục quân, rồi giữ nhiều cương vị trong lực lượng đặc công như Tiểu đoàn phó Trung đoàn 113 Đặc công đóng tại Mê Linh (Vĩnh Phú), Trung đoàn phó Đặc công nước đóng tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng)… Năm 1999, Ngô Văn Lủi về nghỉ chế độ, nhưng nhiệt huyết cách mạng, tinh thần sẵn sàng cống hiến cho quê hương, đất nước vẫn không ngừng nghỉ. Ông vẫn lao vào làm việc, tham gia nhiều tổ chức xã hội ở địa phương nơi sinh sống. Hiện, ông là Trưởng ban liên lạc Hội bạn chiến đấu đặc công tỉnh Thái Bình có số hội viên lên tới hơn hai nghìn người. Ở khu dân cư số 6, phường Tiền Phong (TP Thái Bình) ông giữ cương vị Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận nhiều năm nay, được nhân dân tin yêu, mến phục. Năm nay đã 65 tuổi, nhưng cứ 5 giờ sáng, bất kể trời mưa, rét, người ta vẫn thấy Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Văn Lủi trong vai trò là Trưởng Ban đại diện UNESCO Thái cực trường sinh tỉnh Thái Bình lặng thầm đạp xe ra sân tập, tuyên truyền và vận động hội viên sinh hoạt đều đặn để nâng cao sức khỏe, sống có ích cho xã hội. Thời gian vẫn lặng lẽ trôi đi, tuổi xuân cũng không còn, nhưng đối với Ngô Văn Lủi dường như sức trẻ trong con người anh bộ đội Cụ Hồ năm xưa vẫn cháy mãi, tiếp thêm sức mạnh cho ông đi tiếp chặng đường còn lại của đời người. Người anh hùng giữa đời thường - Đó là điều ông cảm thấy vui sướng nhất khi được nhân dân tôn vinh và nhắc nhớ! |
Bài, ảnh: MAI TÚ |
Nhận xét
Đăng nhận xét