Chuyển đến nội dung chính

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 239

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cú lừa ngoạn mục của tình báo Mỹ dưới đáy đại dương

TPO - Mùa hè năm 1974, một con tàu lớn bất thường ra khơi từ bờ biển Bãi Dài ở California để hướng đến trung tâm Thái Bình Dương. Chủ tàu tự hào tuyên bố sứ mệnh của con tàu là mở ra một ngành công nghiệp mới mang tính cách mạng bên dưới những con sóng biển.

Con tàu Hughes Glomar Explorer mà Mỹ chế tạo để vớt chiếc tàu ngầm đắm của Nga. (Ảnh: Getty Images)
Con tàu Hughes Glomar Explorer mà Mỹ chế tạo để vớt chiếc tàu ngầm đắm của Nga. (Ảnh: Getty Images)

Mùa hè năm 1974, một con tàu lớn bất thường ra khơi từ bờ biển Bãi Dài ở California để hướng đến trung tâm Thái Bình Dương. Chủ tàu tự hào tuyên bố sứ mệnh của con tàu là mở ra một ngành công nghiệp mới mang tính cách mạng bên dưới những con sóng biển.

Được trang bị một giàn khoan khổng lồ và hiện đại nhất vào thời điểm đó, con tàu được thiết kế để lặn sâu xuống những vùng nước sâu và tối nhằm khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ dưới đáy biển.

Đó được coi là bước đi mạnh bạo nhất cho đến thời điểm đó nhằm hiện thực hóa giấc mơ từ lâu về việc mở ra biên giới mới trong ngành khai khoáng, khi đáy biển được đánh giá là chứa nhiều kim lại quý.

Nhưng giữa những hào hứng của công chúng, toàn bộ chuyến thám hiểm này cuối cùng chỉ là một lời nói dối. Mục tiêu thực sự của thủy thủ đoàn trên con tàu khổng lồ đó là chiếc tàu ngầm mất tích của Liên xô.

 6 năm trước đó, chiếc tàu ngầm K-129 bị đắm dưới độ sâu 1.500 dặm ở vùng biển tây bắc bang Hawaii (Mỹ) khi trên tàu đang có các tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Người Nga không tìm được con tàu này dù đã rất nỗ lực, nhưng mạng lưới thiết bị nghe dưới nước của Mỹ đã phát hiện âm thanh một vụ nổ nên sau đó dẫn đến chuyến đi của con tàu Mỹ nhằm trục vớt chiếc tàu đắm.

Với độ sâu như vậy, sứ mệnh trục vớt con tàu là điều chưa từng có tiền lệ. Những cuốn sách về vũ khí và mật mã tối mật cũng là thứ mà Mỹ muốn tìm được.

Với nỗ lực giành được lợi thế quân sự so với Liên Xô, chiếc tàu ngầm được Mỹ coi như viên ngọc trên vương miện. Việc tìm kiếm con tàu là cơ hội để Mỹ khám phá các tên lửa hạt nhân của Mátxcơva và thâm nhập hệ thống thông tin liên lạc hải quân.

Vì thế, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) vạch ra một kế hoạch táo bạo, vạch ra Dự án Azorian để trục vớt chiếc tàu ngầm Nga. Riêng mục tiêu đó đã là quá khó. Nhưng bên cạnh đó còn một thách thức khác: làm sao để người Nga không phát hiện ra.

Các điệp viên Mỹ phải tạo ra một màn khói mù nên họ giả vờ là sẽ bắt đầu khai thác tài nguyên dưới đáy biển.

Chiến dịch PR rầm rộ được thực hiện để chuyển tải thông tin này. Họ cần một người đứng ra tuyến đầu, một người đủ giàu và kỳ dị để phù hợp với chiến dịch. Nhà tỷ phú sáng chế sống ẩn dật Howard Hughes hoàn hảo cho vai diễn này.

Ông Hughes đồng ý tham gia dưới danh nghĩa của mình. Con tàu độc đáo được thiết kế. Về mặt truyền thông, con tàu được trang bị mọi thứ để đào bới đáy biển.

Con tàu Hughes Glomar Explorer được chế tạo tinh vi giống như trong các phim James Bond. Thân tàu có những sàn rất rộng, có thể xoay để tạo nên một cái bể đủ chứa và che giấu chiếc tàu ngầm Nga.

Lắm trục trặc

Mãi đến năm 1974, tức 6 năm sau vụ chìm tàu ngầm Liên Xô, CIA mới sẵn sàng cho nhiệm vụ bí mật. Chi phí cho kế hoạch là 500 triệu USD, tương đương chi phí chế tạo một cặp tàu sân bay hoặc chi phí phóng tàu vũ trụ Apollo lên Mặt trăng.

Chưa có ai từng thử làm điều gì quy mô lớn như vậy dưới đáy đại dương. Bản thân chiếc tàu ngầm có trọng lượng gần 2.000 tấn, nhưng những ống thép dài dài 3 dặm cần để lôi chiếc tàu lên còn nặng hơn như vậy nhiều. Cần có những hệ thống mới để giữ con tàu Glomar Explorer ở đúng vị trí cũng như xử lý một vật thể trọng lượng lớn, vì thế tất cả mọi người trên tàu đều lo lắng.
Cú lừa ngoạn mục của tình báo Mỹ dưới đáy đại dương - ảnh 1 Một tàu ngầm Nga cùng loại với chiếc K-129 bị đắm. (Ảnh tư liệu)

Ông Dave Sharp, một trong số ít người của CIA, đến giờ đã sẵn sàng kể lại câu chuyện này. Ông nói rằng ông thấy vô cùng sợ hãi khi biển động đến mức muốn xé tung con tàu cồng kềnh.

Nhưng điều lo lắng hơn cả là bị người Nga phát hiện. Để khiến Nga tin rằng Howard Hughes thực sự quan tâm đến khoáng sản, các giám đốc điều hành doanh nghiệp được huy động đến dự nhiều hội nghị về khai khoáng dưới đáy biển và ở đó họ trình bày chi tiết nhiều kế hoạch về việc sẽ khai thác dưới mặt nước.

“Chúng tôi khiến chuyện khai khoáng dưới đáy biển trở nên đáng tin hơn. Chúng tôi thực sự gây nhầm lẫn cho nhiều người và điều ngạc nhiên là câu chuyện này tồn tại khá lâu”, ông Sharp kể.

Màn che đậy tốt đến mức nhiều trường đại học ở Mỹ mở các khóa học về khai khoáng dưới đáy biển và giá trị của những công ty liên quan đến ngành này cũng tăng mạnh. “Mọi người nghĩ, nếu Howard Hughes tham gia thì chúng ta cũng phải tham gia”, ông Sharp nhớ lại.
Cú lừa ngoạn mục của tình báo Mỹ dưới đáy đại dương - ảnh 2 Chiếc tàu do thám của Liên Xô theo dõi tàu Hughes Glomar Explorer. (Ảnh tư liệu)
Dự án tìm kiếm tàu ngầm Nga cần diễn ra trong điều kiện thời tiết tốt nên chỉ có thể thực hiện trong mùa hè. Nhưng khi nó sắp được triển khai vào mùa hè năm 1974, Tổng thống Mỹ Richard Nixon sắp có chuyến thăm Nga để dự hội nghị thượng đỉnh nhằm kiến tạo hòa bình.

Việc vớt trộm tàu ngầm Nga sẽ không phục vụ mục đích này, nên Nixon nhất quyết yêu cầu tạm ngừng triển khai cho đến khi ông ra khỏi Nga. Đó là ngày 3/7. Khi đó, con tàu Hughes Glomar Explorer đã vào vị trí và chuẩn bị khởi hành vào ngày hôm sau.

Mọi việc không diễn ra suôn sẻ. Ông Sharp nhớ lại các máy bơm và dây nối liên tục hỏng. Con tàu bị rung lắc lớn khi thiết bị trục vớt bị sóng đẩy tới đẩy lui. Đến ngày 30/7, ông thấy qua camera rất nhiều con vật trông như cua và một con cá trắng rất lớn trông như cá mập dưới thân tàu.

Điều đáng ngạc nhiên là những chiếc móc thép khổng lồ đã chụp được chiếc tàu ngầm. Nhưng đó là khi thảm họa xảy ra. Lúc kéo tàu lên, lực kéo quá lớn, một chiếc móc sắt bị gãy khiến phần lớn chiếc tàu ngầm tuột xuống.

Chỉ có phần trước chiếc tàu ngầm vẫn giữ được. Thi thể 6 thủy thủ Liên Xô được đưa lên rồi sau đó được tổ chức một lễ thủy táng. Nhưng những tên lửa và sách mật mã trong tàu ngầm không bao giờ được tìm thấy.

Lịch sử chính thức của CIA khẳng định rằng dự án này là một trong những kế hoạch tình báo lớn nhất thời Chiến tranh Lạnh, nhưng chi phí quá lớn và vẫn còn nhiều nghi vấn về giá trị mà nó mang lại. Một năm sau đó, những chi tiết câu khách về kế hoạch được báo chí đăng tải và kế hoạch vớt nốt phần còn lại của chiếc tàu ngầm bị cấm thực hiện.

Ông Sharp cho biết, việc tiết lộ kế hoạch khai khoáng dưới đáy biển chỉ là giả đã gây ra “cú sốc đột ngột” cho nhiều công ty khai khoáng cũng như nhiều nhà ngoại giao ở Liên Hợp quốc vì khi đó họ đang thảo luận về quyền khai khoáng đáy biển.

Cựu Giám đốc tình báo Mỹ tiết lộ "gót chân Achilles" Triều Tiên

Thứ Năm, ngày 01/02/2018 19:45 PM (GMT+7)

Cựu giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ mới đây đã đề xuất cho chính quyền Tổng thống Donald Trump giải pháp khác cho vấn đề Triều Tiên mà không tốn một viên đạn.

192 64
Cựu Giám đốc tình báo Mỹ tiết lộ "gót chân Achilles" Triều Tiên - 1
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo Business Insider, trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cân nhắc việc sử dụng vũ lực chống lại Triều Tiên, cựu Giám đốc tình báo Mỹ Dennis Blair lại đề xuất một cách khác không dùng đến vũ khí.
"Đòn chí mạng đối với Triều Tiên là thông tin từ bên ngoài biên giới nước này", ông Blair viết trong báo cáo gửi Ủy ban Quân vụ Thượng Viện Mỹ.
Theo cựu giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia, người Triều Tiên không biết về tình hình nước mình và các biểu ngữ, thông điệp của Bình Nhưỡng xuất hiện khắp nơi.
Ông Blair gợi ý Mỹ có thể tận dụng một xu hướng nổi lên gần đây tại Triều Tiên. Đó là điện thoại di động. Cứ 5 người thì có 1 người sở hữu điện thoại. Nhiều điện thoại trong số này có thể kết nối với các tháp di động của Trung Quốc bên kia sông Áp lục, dọc biên giới hai nước.
"Nếu chúng ta gửi tin nhắn đến những chiếc điện thoại này, sự thật sẽ được phơi bày. Chúng ta có thể mở rộng tháp di động, tuồn dữ liệu vào các loại đĩa CD và ổ lưu trữ, kích hoạt các đài phát thanh và truyền hình.”, ông Blair nói.
“Mục tiêu là tách gia đình nhà lãnh đạo Kim Jong-un khỏi cảnh sát, quân đội và bộ tuyên truyền" - ông Blair nói thêm.
Cựu Giám đốc tình báo Mỹ tiết lộ "gót chân Achilles" Triều Tiên - 2
Cựu Giám đốc tình báo Mỹ Dennis Blair.
Theo ông Blair, mặc dù các cơ quan truyền thông nước ngoài vẫn vào Triều Tiên và được phép tiếp cận quan chức nước này, Mỹ có thể đơn phương gia tăng nỗ lực để đưa tin tức từ bên ngoài vào Bình Nhưỡng. Giống như chiến thuật lắp trạm radio phủ sóng đến tận Liên Xô của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh.
Yun Sun, chuyên gia về Triều Tiên tại trung tâm Stimson nói ý tưởng tương tự từng được cựu đặc nhiệm SEAL Mỹ đưa ra hồi năm ngoái.
Kế hoạch mà cựu đặc nhiệm SEAL Jocko Willink đưa ra không bao gồm giải pháp quân sự hay chiến dịch đột kích bí mật. Thay vào đó, Willink đề xuất thả điện thoại iPhone xuống Triều Tiên.
“Thả 25 triệu chiếc iPhone cho họ và phát wifi miễn phí qua vệ tinh", Willink đề xuất. Theo ông Sun, kế hoạch hoàn toàn mang tính khả thi.
"Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiểu rằng, xã hội càng sớm cởi mở, người dân Triều Tiên sẽ càng sớm nhận ra những điều họ đã bỏ lỡ...", ông Sun giải thích trên Business Insider.
Chuyên gia này nhấn mạnh, chính vì lý do đó, Triều Tiên sẽ phản đối mạnh mẽ bất cứ biện pháp nào tương tự như kế hoạch của cựu Giám đốc tình báo Mỹ Dennis Blair hay cựu đặc nhiệm SEAL Willink đề xuất.
Quân đội Triều Tiên bắt đầu “thấm đòn” trừng phạt?
Quân đội Triều Tiên đang cắt giảm quy mô các cuộc tập trận mùa đông năm nay trong dấu hiệu cho thấy kinh tế nước này...
Theo Đăng Nguyễn - Business Insider (Dân Việt)

Tình báo Mỹ bị "hố" về năng lực hạt nhân Triều Tiên thế nào?

Thứ Hai, ngày 08/01/2018 17:00 PM (GMT+7)

Một báo cáo chính thức từng khẳng định tới năm 2022 Triều Tiên mới đủ khả năng bắn tên lửa tới đất Mỹ.

51 17
Tình báo Mỹ bị "hố" về năng lực hạt nhân Triều Tiên thế nào? - 1
Ông Kim Jong-un thị sát tên lửa.
Tình báo Mỹ ban đầu tin rằng Triều Tiên phải mất gần chục năm nữa mới có thể phát triển tên lửa đủ sức bắn tới đất Mỹ. Tuy nhiên, tờ Thời báo New York danh tiếng khẳng định, đánh giá này của cơ quan tình báo Mỹ là sai lầm.
Khi ông Trump nhậm chức cách đây gần 1 năm, tình báo Mỹ nói rằng Tổng thống Mỹ có ít nhất 4 năm để ngăn chặn tên lửa hoặc bom hạt nhân của Triều Tiên đủ sức bắn tới Washington. Cơ quan này tin rằng Triều Tiên gặp phải rất nhiều vấn đề kĩ thuật khiến quá trình hoàn thiện tên lửa sẽ phải mất nhiều thời gian. Đến lúc đó, họ cho rằng ông Trump đã có thể đàm phán hoặc tìm các biện pháp đáp trả phù hợp.
Hồi tháng 11.2017, Triều Tiên khẳng định quả tên lửa Hwasong-15 có thể bắn xa ít nhất 12.000 km. Điều này đồng nghĩa tên lửa có thể bắn vươn tới Washington. Tình báo Mỹ khẳng định quả tên lửa này không thể quay trở lại khí quyển và sẽ vỡ nát thành nhiều mảnh nếu dùng để bắn tới Mỹ.
Tờ Thời báo New York khẳng định, khi các quan chức cấp cao của Mỹ xem xét chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên, họ đã đưa ra nhận định sai lầm về tốc độ phát triển tên lửa của Bình Nhưỡng.
Một nhận định sai lầm, theo thời báo New York, đó là Triều Tiên cần nhiều thời gian để giải bài toán tên lửa giống nhiều quốc gia trong Chiến tranh Lạnh. Một báo cáo chính thức từng khẳng định phải tới năm 2022, Triều Tiên mới có thể bắn tới Mỹ. Ông Kim Jong-un hiện nay đặt ưu tiên về tên lửa và hạt nhân lớn hơn nhiều so với ông và cha ruột của mình.
Trung tướng McMaster, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, nhận định ngày 6.1 rằng chương trình phát triển hạt nhân của ông Kim “tiến bộ nhanh hơn và áp lực thời gian căng hơn nhiều những gì được đánh giá”.
Tình báo Mỹ bị "hố" về năng lực hạt nhân Triều Tiên thế nào? - 2
Tên lửa Hwasong-15 bắn thử nghiệm hồi tháng 11.2017.
McMaster nói: “Chúng ta cần tăng tốc các biện pháp ngăn chặn đang làm để giải quyết vấn đề này trong thời gian ngắn”. Brian Hale, phát ngôn viên của giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, nói: “Tình báo Mỹ chưa bắt kịp tốc độ phát triển hạt nhân của Triều Tiên. Không thể dựa vào các vụ thử tên lửa để đánh giá khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng”. Gần đây, Bình Nhưỡng thử nghiệm tên lửa tầm trung lần thứ 8 trong năm 2017, dù 7 quả trong số này nổ tung hoặc bị phá hủy khi đang bắn thử.
Tướng McMaster trả lời Thời báo New York rằng Tổng thống Trump không lo lắng về chuyện này. “Tổng thống hiểu rằng tin tức tình báo không thể chuẩn xác 100%. Ông ấy luôn dự liệu mọi việc”.
Ngày 5.1, ông Trump từng nói rằng sẵn sàng nói chuyện với ông Kim qua điện thoại nhưng Triều Tiên không được đưa ra bất kì điều kiện nào.
NÓNG nhất tuần: Tên lửa Triều Tiên nổ, rơi xuống TP. 240.000 người?
Tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 của Triều Tiên đã phát nổ vài phút sau khi rời khỏi bệ phóng vào ngày 29.4.2017 và...
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)

CIA từng dùng nhà ngoại cảm để thu thập tin tình báo

Thứ Hai, ngày 13/02/2017 12:00 PM (GMT+7)

Trong Chiến tranh Lạnh, cơ quan tình báo Mỹ CIA đã khởi động chương trình tối mật, tuyển chọn những người được cho là có khả năng tâm linh để thu thập thông tin tình báo.

36 12
CIA từng dùng nhà ngoại cảm để thu thập tin tình báo - 1
Ảnh minh họa.
Theo Sputnik, các tài liệu giải mật tiết lộ, cơ quan tình báo Mỹ (CIA) đã mở chiến dịch sử dụng nhà ngoại cảm thu thập các thông tin quan trọng vào năm 1975.
Có hàng trăm người tham gia ứng tuyển, tự nhận mình có khả năng tâm linh hoặc biết sử dụng khả năng này. Cuối cùng, CIA chọn ra 6 người ưu tú nhất.
Trong nhiều năm, chương trình Grill Flame chỉ tập trung vào nghiên cứu và thu thập các giả thuyết về khả năng siêu linh. Năm 1979, bước ngoặt diễn ra khi khả năng tâm linh được sử dụng để giúp tìm kiếm một máy bay mất tích của hải quân Mỹ.
Chiến dịch đem đến thành công ngoài mong đợi. Các nhà ngoại cảm có thể xác định vị trí máy bay mất tích với sai số khoảng 24km. Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter đã đề cập gián tiếp tới chương trình này trong một cuộc trả lời phỏng vấn, 12 năm sau khi sự việc xảy ra.
“Chúng ta có một máy bay rơi ở Cộng hòa Trung Phi. Đó là một máy bay nhỏ, hai động cơ và chúng ta không thể tìm ra nó dù có sự hỗ trợ của vệ tinh”, ông Carter nói. “Giám đốc CIA đã tới và nói với tôi rằng ông ấy đã liên lạc với một người phụ nữ ở California có khả năng siêu nhiên. Khi bước vào trạng thái hôn mê, bà ấy đã viết ra vĩ độ và kinh độ, rồi chúng tôi đã triển khai vệ tinh theo hướng đó và tìm thấy máy bay".
Tuy nhiên, các chiến dịch sau đó dường như không mấy thành công. Một trong những thất bại nặng nề nhất của chương trình là vụ khủng hoảng con tin ở sứ quán Mỹ tại Iran cùng năm.
Theo các tài liệu giải mật, các nhà ngoại cảm liên tục đưa ra các thông tin không chính xác trong suốt cuộc khủng hoảng, từ lúc bắt đầu cho đến khi các con tin bị chia rẽ và đưa đi rải rác trên đất nước.
CIA từng dùng nhà ngoại cảm để thu thập tin tình báo - 2
Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA.
Các vị trí mà những nhà ngoại cảm phán đoán đôi khi cách xa điểm thực tế hàng trăm kilomet. 52 nhà ngoại giao Mỹ và công dân đã bị giam giữ ở Iran suốt 444 ngày, từ ngày 4.11.1979-20.1.1981.
Dù thất bại, chương trình Grill Flame tiếp tục kéo dài thêm 14 năm, qua nhiều lần đổi tên và người giám sát. Thậm chí là đến tận ngày nay, những tranh cãi xoay quanh chương trình này vẫn chưa chấm dứt.
"Các nhà ngoại cảm cũng hữu ích như các nguồn tin tình báo khác", Edwin May, một nhà vật lý từng làm việc trong chương trình Grill Flame nói. May tham gia giám sát nghiên cứu Siêu tâm lý học cho cơ quan tình báo của chính phủ Mỹ trong 20 năm.
“Ban đầu, chúng tôi tìm hiểu về nghiên cứu của những quốc gia khác”, May nói. “Chúng tôi nhận được thông tin rằng, Trung Quốc hoặc Nga sử dụng các nhà ngoại cảm, những người cho rằng mình có thể làm được điều này, điều kia và nếu đúng thì điều đó tạo ra mối đe dọa như thế nào đối với Mỹ”.
“Trong môt số trường hợp, các nhà ngoại có thể nhìn thấy nơi con tin giam giữ, xác định tình trạng sức khỏe của họ. Đó là những thông tin hữu ích”, May nói với các phóng viên.
Chương trình chính thức bị đóng cửa vào năm 1995, sau khi CIA kết luận rằng dự án không đưa ra được những thông tin cụ thể, xác thực và có giá trị về tình báo.
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik (Dân Việt)

Điệp viên Nga khiến Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên

Thứ Ba, ngày 31/01/2017 00:30 AM (GMT+7)

Chiều 22.04.1954, điệp viên KGB Nikolai Khokhlov tới Bonn, Germany để đầu hàng Mỹ trước sự chứng kiến của báo giới thay vì làm nhiệm vụ ám sát.

90 30
Điệp viên Nga khiến Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên - 1
Khokhlov khi còn trẻ 
Khi đó, Khokhlov 32 tuổi, trông như một sinh viên với mái tóc vàng, trong bộ vest màu xanh đậm và cặp kính, trả lời câu hỏi bằng tiếng Nga một cách bình thản. Đây là tin sốt dẻo, vì Khkhlov còn mang theo cả các vũ khí tối tân nhất của Nga lúc bấy giờ, như dụng cụ chứa chất độc xyanua trá hình hộp đựng thuốc lá vô hại.
Sau này, ông còn điều trần trước quốc hội Mỹ về hoạt động tình báo của Liên Xô và trở thành nhân vật truyền thông, làm cảm hứng cho phim ảnh. Năm 1957, Khokhlov suýt mất mạng vì bị đầu độc, nhưng may mắn hồi phục. Ông cho rằng chính KGB đã ra tay, và lên tiếng chỉ trích: "Khoa học với mục đích gây ra chết chóc chẳng hay ho gì".
Điệp viên Nga khiến Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên - 2
Cuốn sách của Khokhlov
Nhận thấy tác hại của việc bị chú ý quá mức, Khokhlov tránh né truyền thông và quyết định bắt đầu cuộc đời nghiên cứu tại ĐH Duke trong những năm 1960. Nhưng ông không thể thoát được việc trở thành trung tâm sự chú ý.
Khi nghiên cứu tâm lý học, Khokhlov bị hấp dẫn bởi ngoại cảm khi làm việc với nhà thực vật học Joseph Banks Rhine, người tin rằng cây cỏ có một loại giác quan riêng. Ông suy luận rằng ngoài 5 giác quan, hẳn nhận thức của con người vượt xa hơn nhiều. Khokhlov bắt đầu nghiên cứu thấu thị, hiện tượng siêu nhiên, thần giao cách cảm và thậm chí được cấp phép thành lập Viện Siêu tâm lý học tại ĐH Duke với phòng thí nghiệm riêng, thu hút rất nhiều nhà khoa học Mỹ tới thực nghiệm.
Điệp viên Nga khiến Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên - 3
Sau này, Khokhlov thậm chí còn mở cả lớp giảng dạy tại trung tâm. Ông cho biết tại Xô Viết, chính phủ đã khuyến khích nghiên cứu sự huyền bí của nhận thức con người, với kết quả cho thấy một người có thể 'nhìn' ra được hình ảnh cách đó 1.600km. Tuy nhiên, sau khi Rhine có học hàm tiến sĩ, xuất bản sách và mời cựu điệp viên KGB làm cho mình, thì Khokhlov từ chối, nói rằng "thất vọng vì Rhine không thể thoát khỏi nhu cầu trần tục của ý thức và bỏ quên sự siêu hình trong bản chất tâm lý".
Điệp viên Nga khiến Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên - 4
Sau này Khokhlov chuyển sang học lập trình 
Với sở trường là các hiện tượng siêu nhiên, Khokhlov tiến như diều gặp gió. Ông trở thành giáo sư ĐH bang California danh tiếng, tổ chức các cuộc hội nghị về hiện tượng tâm linh, sau này là phụ trách các khóa học và giảng dạy về đời sống tinh thần. Chính phủ Mỹ thậm chí còn cử ông đại diện quốc gia nghiên cứu về Siêu tâm lý học tại Liên Xô. Năm 1978, quốc gia chưa bao giờ quan tâm tới hiện tượng siêu nhiên này thực hiện dự án Stargate nhằm nghiên cứu các khả năng đặc biệt.
Khokhlov trở thành công dân Mỹ năm 1970. Vào những năm cuối đời, ông chuyển sang ngành khoa học sáng tạo, học lập trình máy tính và hoạt động bảo vệ môi trường, chế tạo ra công cụ "đi chung xe" để các sinh viên dọc một tuyến đường có thể tới trường cùng nhau. Năm 2007, người đàn ông chạy trốn khỏi Nga đã qua đời sau một cơn đau tim ở tuổi 84.
Theo Mẫn Di - AtlasObscura (Dân Việt)

Điệp viên CIA tung bằng chứng Hitler bay tới Nam Mỹ trốn

Thứ Hai, ngày 16/01/2017 11:00 AM (GMT+7)

Thông tin gây sốc khẳng định Hitler định xây dựng một “Đế chế thứ tư” ở Argentina sau khi phát xít Đức bị tiêu diệt.

33 11
Điệp viên CIA tung bằng chứng Hitler bay tới Nam Mỹ trốn - 1
Hitler thời đỉnh cao quyền lực.
Cựu điệp viên CIA Bob Baer và Tim Kennedy, người từng tham gia trong chiến dịch truy bắt trùm Osama bin Laden và Abu al-Zarqawi của tổ chức al-Qaeda, khẳng định Hitler vẫn còn sống ở thời điểm Thế chiến II kết thúc. Trùm phát xít sau đó trốn tới Nam Mỹ trên một chiếc máy bay và kết thúc cuộc đời mình ở đây.
Điệp viên CIA tung bằng chứng Hitler bay tới Nam Mỹ trốn - 2
Hitler và vợ Eva Braun.
Hai điệp viên đưa ra thông tin gây sốc trên sau khi rà soát và phân tích hơn 14.000 trang tài liệu mật. Trong hàng thập kỷ qua, nhiều người vẫn tin rằng Hitler và vợ Eva Braun đã tự sát trong ngày Thế chiến II chấm dứt năm 1945.
Một tài liệu được tình báo Anh cung cấp khẳng định Hitler bay khỏi thủ đô Berlin (Đức) trên chiếc máy bay Luftwaffe do phi công Peter Baumgart điều khiển. Sau đó, phi công này tự sát để bảo toàn thông tin mật.
Điệp viên CIA tung bằng chứng Hitler bay tới Nam Mỹ trốn - 3
Boong-ke nơi Hitler tự sát cùng vợ. Địa điểm này bị Liên Xô phá sau đó.
Hai cựu điệp viên cũng tìm thấy bằng chứng về một lối thoát hiểm thứ 5 trong boong-ke, nơi Hitler và Eva được cho là đã chết. Lối thoát hiểm này dẫn tới một tuyến đường khác nằm bên ngoài cửa hầm.
Một tên lính từng hoạt động trong đội ngũ của Đức quốc xã khẳng định đã nhìn thấy Hitler ở Đan Mạch, ít phút trước khi trùm phát xít đổi máy bay và tới Nam Mỹ. Tại Argentina, nhiều bằng chứng cho thấy một căn hộ kiểu dáng quân đội đã được trùm phát xít sử dụng làm nơi lưu trú trong nhiều năm.
Điệp viên CIA tung bằng chứng Hitler bay tới Nam Mỹ trốn - 4
Baer mất nhiều thời gian để khẳng định giả thuyết của mình.
Theo Baer, Hitler có kế hoạch xây dựng “Đế chế thứ tư” tại Argentina. Ông chỉ ra bằng chứng rằng có hàng ngàn lính phát xít đã tới Argentina trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Đến nay, cái chết của Hitler và vợ vẫn là bí ẩn lớn của thời đại.
Bằng chứng duy nhất về cái chết của Hitler được nhiều sử gia chấp thuận chính là một mẩu xương hàm. Phần xương này đang được lưu trữ ở Nga.
Theo quân đội Nga, thi thể của Hitler và Eva được bọc trong chăn rồi đặt trong một hố bom. Sau đó, họ tẩm xăng đốt cháy. Kết quả giám định pháp y của Nga năm 1945 khẳng định đây là xác của trùm phát xít Đức.
Điệp viên CIA tung bằng chứng Hitler bay tới Nam Mỹ trốn - 5
14.000 trang tài liệu được Baer nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng.
Một phần xương hàm của thi thể biến mất vì lí do Hitler đã dùng súng tự sát trước đó ít giờ. Trợ lý nha sĩ của Hitler xác nhận mẩu xương phù hợp với các thông tin bệnh lý của trùm phát xít này.
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH