MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/9
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thông cáo Bộ Công an nói việc bổ sung quyết định khởi tố bị can hôm 18/4 với ông Anh Vũ, cùng quyết định bổ sung khởi tố bị can đối với ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc DAB) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản liên quan đến hành vi chiếm đoạt 200 tỷ đồng của DAB.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 18/4/2018, một ngày sau khi Việt Nam đã bắt một Trung tướng Công an, khởi tố hai cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng cùng nhiều người khác có liên quan vụ ông Vũ Nhôm (tức Phan Văn Anh Vũ), Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Diễn biến, tình hình Đà Nẵng qua vụ án tạm gọi là vụ án Vũ Nhôm, người ta cũng đã tiên liệu là có những sự việc nổ bùng ra trong vỏ bọc từ lâu đến giờ. Ở Việt Nam, như chúng ta đã biết, khi đã thanh tra, truy tìm các sự việc, thì nhiều sự việc sẽ vỡ ra từng mảng, từng mảng, đó là điều đã nhìn thấy...
Vụ Vũ Nhôm: Bắt tướng công an và cựu chủ tịch Đà Nẵng
Con trai ông Lê Thanh Hải bị khiển trách
VN: Chống tham nhũng cần nhất điều gì?
Việt Nam: Đảng viên đã qua đời vẫn có thể bị kỷ luật?
"Đà Nẵng đã được mang tên là một thành phố đáng sống, đẹp nhất của Việt Nam, mà bây giờ thực chất nó là như thế, thì đó là một điều cảnh báo cho những người cầm quyền, những người có trách nhiệm thấy sự thật rằng nền kinh tế và sự phát triển của đội ngũ cán bộ là có vấn đề.
"Thể chế này, muốn hoạt động được, nó có nhiều cái ma mãnh, ghê gớm, nhiều người giàu có một cách không bình thường, suy cho cùng, thực tế cũng từ đất đai mà ra, sinh lợi từ đất đai, mà sinh lợi từ đất đai, thì cái giàu đó không bình thường, bản chất của cái giàu đó là 'cướp' của người dân, 'cướp' của nông dân để làm giàu cho người đó.
"Và những người che chắn nhân danh cái này, nhân danh cái kia để làm những việc sai trái, thì điều đó cho thấy pháp luật Việt Nam chưa đi vào cuộc sống và sự kiểm soát chưa có hiệu quả.
"Cho nên qua đây, ta thấy rằng lực lượng trước đây người ta tin tưởng nhất là công an, là thanh 'Bảo kiếm,' là 'Lá chắn', là 'Còn Đảng còn ta', bây giờ rõ ràng là nhiều cán bộ cao cấp, đến lúc này là hai Trung tướng công an, một Thiếu tướng đã bị truy tố, đã bị bắt."
"Và công an đang có một cuộc cải cách tôi cho là rất đại quy mô, qua cải cách mà Đảng bộ Bộ Công an trình cho Bộ Chính trị mà đã được cho ý kiến và báo chí đã công khai, tôi nhìn thấy áng chừng một nửa hàng tướng lĩnh sẽ có một sự sắp xếp trở lại.
"Đó là một cuộc cải cách mà nếu lực lượng không kiểm soát, cải cách được, thì người ta thường nói đây là một cơ quan quyền lực không kiểm soát được, rõ ràng chúng ta phải biết chuyện sai trái, chuyện vơ vét tiền của của nhân dân, của nhà nước làm giàu cho mình, thì đó là một chuyện không thể nào tránh khỏi được và dĩ nhiên việc này suy cho cùng liên quan đến những người còn cấp cao hơn nữa," cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc Hội của Việt Nam nói với BBC.
VN đang có 'bước tiến tốt, tích cực' trong chống tham nhũng
Bàn tròn BBC: về Chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng và Quy định 102
Tiến sỹ Vũ Quang Việt bình luận về tái sắp xếp ở Bộ Công An
Từ Đà Nẵng, blogger Trương Duy Nhất, nguyên phóng viên báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, nói với BBC:
"Tôi từng khẳng định rằng vụ án Phan Văn Anh Vũ sẽ là một vụ án gây một dư chấn lớn trên chính trường Việt Nam, nó sẽ rúng động hơn cả vụ án Đinh La Thăng rất nhiều, bởi vụ án Đinh La Thăng chỉ gây chú ý và lớn bởi vì vị thế của ông Đinh La Thăng, tức là ông đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh..., nhưng mà hình như nó chỉ dính đến cá nhân vai trò của ông Thăng thôi.
"Tôi nói vụ của ông Phan Văn Anh Vũ sẽ gây chấn động hơn vụ của ông Đinh La Thăng hơn bởi vì nó không phải là bản thân một mình ông Phan Văn Anh Vũ mà nó sẽ liên đới tới rất nhiều cán bộ cao cấp trong bộ máy, mà đặc biệt là những tướng, tá, trong lãnh đạo Bộ Công An.
"Tiến trình có vẻ chậm hơn dư luận đồn đoán, bởi vì ngay sau khi bắt ông Phan Văn Anh Vũ, dư luận đã đồn ông tướng này bị bắt và ông tướng kia sẽ bị vào tù, người ta đã liệt kê hàng loạt, nhưng đến giờ phút này, hôm qua mới bắt một ông Trung tướng, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục tình báo (Tổng cục 5) Bộ Công An, thì tôi cho rằng tiến trình hơi chậm, nhưng như thế nó cũng là rúng động.
"Một ông tướng Bộ Công An và một cán bộ nghiệp vụ của Bộ Công An, mà đây là một ông tướng tình báo nổi tiếng là Phó Tổng cục trưởng của Bộ này, thì tôi cho đó là một cuộc đại phá, rúng động Bộ Công An, tôi nghĩ nó sẽ không dừng ở đó.
"Vì sao ông Vũ Nhôm vào ngành Công An, ai đưa vào ngành Công An đúng hay sai, và những hoạt động thực tế ông hoạt động tình báo, hay hoạt động cái gì, và những cuộc mua bán đất đai, những lợi ích khổng lồ đó qua những cái mà chúng ta thấy, thì lợi lộc, nguồn lợi đó có đem lại cho hoạt động tình báo của Bộ Công An hay không, hay nguồn tiền đó tập trung vào ai trong Bộ Công An?"
"Đà Nẵng lâu nay được coi là thành phố hiện tượng, thành phố đáng sống, thì bây giờ 'tanh bành' hết rồi.
"Hôm qua, đúng là trong lịch sử, chưa có lúc nào mà người ta có thể nghĩ là hết vụ án Đinh La Thăng, rồi đến vụ án Phan Văn Vĩnh 'cờ bạc', đến bây giờ vụ Phan Văn Anh Vũ bắt hàng loạt tướng tá ở trong công an, bây giờ lại khởi tố cả hai cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng mà trong đó có một cựu Chủ tịch là ông Trần Văn Minh, từng là Trung ương Ủy viên và Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
"Những chấn động này dần dần cho thấy đúng là công cuộc chống tham nhũng mà người ta hay dùng từ ví von là 'nhóm lò', 'đốt lò' như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay nói đúng là có vẻ như nó đã không chừa một ai, bất kể anh là ai, anh làm gì, sai là bắt.
"Tôi cho là không chỉ dư luận ở Đà Nẵng, mà dư luận ở khắp nơi cho rằng đây là một hiệu ứng tốt, người dân có vẻ rất hồ hởi, mà không chỉ với vụ Phan Văn Anh Vũ..., bởi vì bộ máy này có quá nhiều 'tệ hại' quá rồi, nên bây giờ có quan chức nào, thậm chí bắt càng nhiều quan chức, quan chức càng to, thì người dân càng mừng, càng hồ hởi," ông Trương Duy Nhất nêu quan điểm riêng.
‘Không để ông Vũ Huy Hoàng hạ cánh an toàn’
Ông Võ Kim Cự bị cách chức nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh
Về sự việc mới diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh, với việc con trai ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, là ông Lê Trương Hải Hiếu, người có chức vụ Thành ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12, vừa bị nhận hình thức 'khiển trách' vì "có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức," Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn bình luận:
Phan Văn Vĩnh: Từ anh hùng thành bị can
VN tiếp tục ‘dẹp tham nhũng lộng quyền’
TBT Trọng 'đốt lò': Mạng xã hội nói gì?
"Sự việc đó trong mấy tháng vừa qua đã râm ran trong dư luận rất nhiều và bây giờ cũng công khai lên báo chí. Tôi cho rằng một kỷ luật với một Thành ủy viên mà được công khai trên báo chí đưa tin, thì đó cũng là một điều tốt.
Từ Đà Nẵng, blogger Trương Duy Nhất nhân dịp này bình luận thêm:
"Từ năm 2015, tôi đã có một loạt bài mà tôi gọi là tình trạng 'Thái tử Đảng'. Trước đây, nếu có thì cũng không nhiều, không tràn lan như bây giờ.
"Hai năm vừa rồi có rớt một số trường hợp như trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh... từ một người là phóng viên của Ban Quốc tế, Báo Thanh niên, đùng một cái chuyển vào trong này 'vèo vèo', đi trong vòng một, hai năm thành Ủy viên dự khuyết, rồi Ủy viên chính thức [Trung ương Đảng], rồi làm Bí thư Thành ủy.
"Con đường đi rất nhanh, nếu không có bệ đỡ của bố họ, thì các nhân vật ấy không thể lên nhanh trong bộ máy như thế được... Vấn đề làm người dân bất bình là ở điểm đó. Đất nước này đâu phải là chiếu cỗ để để phân chia mâm bát cho vài gia đình, dòng tộc.
"Trong việc 'đốt lò' này, tôi nghĩ ngoài chuyện chống tham nhũng, thì hình như cũng có một mũi thứ hai đang bắt đầu tấn công vào nhóm 'Thái tử Đảng' này," ông Trương Duy Nhất nói với BBC.
Nhận thấy việc chuyển nhượng này vi phạm Quy chế quản lý tài sản
công, Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu Công ty TNHH MTV đầu
tư và xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng.
Cũng trong ngày, Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe lãnh đạo Văn phòng Thành ủy báo cáo về vụ việc chuyển nhượng phần đất đã nêu trên.
Qua thảo luận, Ban Thường vụ Thành ủy nhận thấy: "Việc ký kết Hợp đồng này không đúng theo Quyết định số 1087-QĐ/TU, ngày 31/3/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty TNHH một thành viên thuộc Đảng bộ Thành phố".
Trước vụ việc nghiêm trọng này, Thường vụ Thành ủy chỉ đạo xem xét giải quyết việc thực hiện chuyển nhượng đúng quy định của pháp luật.
Dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM có diện tích hơn 30 ha. Nguồn gốc đất dự án này thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TPHCM).
Công ty Tân Thuận đã chuyển quyền chủ sở mảnh đất hơn 30ha này cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Tổng Giám đốc).
Điều đáng nói, phần đất công sản “siêu lớn” này có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai - một công ty tư nhân theo Hợp đồng Chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 ký ngày 5/6/2017 với giá ở mức 1.290.000 đồng/m2. Sau thương vụ này, Công ty Tân Thuận chỉ thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng.
Tại văn bản số 13026/STNMT-KTĐ, ngày 13/12/2017 gửi Thành ủy TPHCM,
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, dù tính toán trên mức giá
đất nông nghiệp thấp nhất để bồi thường cho lô đất công sản diện tích
30ha thì mức giá đất này không thể dưới mức 1.768.000 đồng/m2. Tính ở
mức giá Nhà nước quy định (không phải giá thị trường) thì giá trị mỗi m2 đất tại dự án Khu Dân cư Phước Kiển phải cao hơn 478.000 đồng/m2 so với giá mà Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai trước đó.
Theo khảo sát của PV, giá đất tại khu vực xã Phước Kiển hiện nay dao động từ 8,5 - 11 triệu đồng/m2.
Cụ thể, chuyến bay 1380 cất cánh từ sân bay LaGuardia (New York) lúc 10h (giờ địa phương) để đến thành phố Dallas (bang Texas, Mỹ).
Tuy nhiên, chưa đầy một giờ sau, động cơ bên trái của máy bay bất ngờ phát nổ, khiến nhiều mảnh vỡ văng ra làm vỡ một ô cửa kính.
Một nữ hành khách gần như bị hút ra khỏi cửa sổ máy bay, nhưng kịp thời được các hành khách ngồi cạnh kéo lại.
Người phụ nữ xấu số - có tên Jennifer Riordan, 43 tuổi, đến từ Albuquerque (bang New Mexico) - được xác định tử vong ngay sau đó.
“Một phần của máy bay bị hư hỏng, vì vậy chúng tôi phải giảm tốc độ”, nữ cơ trưởng chuyến bay – Tammy Jo Shults thông báo với đài kiểm soát không lưu.
Khi được hỏi có phải chiếc máy bay đã bốc cháy, Shults trả lời: “Không. Nhưng thân máy bay thủng lỗ, và ai đó đã bị hút ra.”
Đại diện Southwest Airlines cho hay hãng này đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc.
"An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, và chúng tôi đang làm việc tích cực để hỗ trợ khách hàng tại thời điểm này," hãng Southwest Airlines nói trong một tuyên bố ngắn gọn.
Theo Minh Hạnh - RT, Straitstimes (Tiền Phong)
Ngôi vương đã chính thức thuộc về Man City, nhưng cuộc chiến giành ngôi á quân vẫn còn với MU.
Thêm nữa, "Quỷ đỏ" cần một màn trình diễn "rửa mặt" sau thất bại ngay
trên sân nhà trước đội bét bảng West Brom cuối tuần trước. Bởi vậy, cho
dù đại chiến với Tottenham đã ở rất gần, HLV Mourinho vẫn tung đội hình
khá mạnh trong cuộc hành quân đến sân Bournemouth.
Sau giờ nghỉ, kịch bản của hiệp 2 lặp lại gần như y hệt với hiệp 1. MU vẫn chơi với thứ bóng đá ru ngủ các đối thủ, để rồi tung ra đòn định đoạt. Phút 70, Romelu Lukaku - cầu thủ chỉ vào sân kể từ phút 63, băng vào dứt điểm tinh tế, cụ thể hóa đường kiến tạo của đồng đội Paul Pogba. Trận đấu xem như đã an bài từ đây.
Chung cuộc, MU nhẹ nhàng đánh bại Bournemouth với tỷ số 2-0 ngay trên sân khách. Với chiến thắng này, MU tiếp tục bảo vệ vị trí thứ hai chung cuộc, nhiều hơn Liverpool 4 điểm và có cùng 34 trận đấu. Trong khi đó, thất bại này cũng không ảnh hưởng nhiều đến Bournemouth, bởi đội chủ nhà xem như đã thành công trong cuộc đua trụ hạng và tiếp tục đứng ở vị trí thứ 11.
Tỷ số chung cuộc: Bournemouth 0-2 MU (H1: 0-1)
Ghi bàn
MU: Smalling 28’, Lukaku 70'
Đội hình thi đấu
Bournemouth: Begovic - Francis, S. Cook, Ake, Daniels - Fraser, L. Cook, Surman, Ibe - King, Wilson
MU: De Gea - Darmian, Smalling, Jones, Shaw - Herrera, Pogba, Fellaini - Lingard, Martial – Rashford
Thông số trận đấu
Chấm điểm cầu thủ
Đen: Cầu thủ tệ nhất trận
Đỏ: Cầu thủ xuất sắc nhất trận
Theo Tiến Long (Khám phá)
Nhưng ông Obama không muốn tấn công quy mô nhỏ, theo cách không để Iran hay Nga phản ứng.
Sau khi lên nắm quyền ông Trump đã 2 lần làm điều mà ông Obama quyết định không làm. Nhưng đợt không kích hôm 14.4 chỉ càng làm tổn hại uy tín của Mỹ trên trường quốc tế, đặc biệt là phản tác dụng với Triều Tiên, theo Fox News.
Marc Thiessen, chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) cho rằng, cuộc không kích của Mỹ, Anh, Pháp nhắm vào Syria cuối tuần trước chỉ là hành động phô trương sức mạnh mang tính biểu tượng, đủ “để không bị chê cười".
Đợt không kích bằng 105 quả tên lửa không đánh trúng tiêm kích, sân bay hay bất cứ bệ phóng nào của quân đội Syria. Không có thông tin về người chết tại hiện trường, chứng tỏ chính quyền Damascus đã có đủ thời gian sơ tán ba mục tiêu được coi là cơ sở tàng trữ và sản xuất vũ khí hóa học.
Tướng về hưu Jack Keane, cựu phó tham mưu trưởng lục quân Mỹ, tin rằng người Syria có lý do để ăn mừng. “Cách Mỹ đáp trả cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học rất yếu. Đó lẽ ra phải là đợt tấn công phủ đầu mạnh mẽ”.
Đợt không kích của Mỹ cũng không làm ảnh hưởng đến chiến dịch giải phóng miền đông Ghouta khỏi tay phe nổi dậy của
chính quyền Syria. Đây là một trong những thành trì cuối cùng mà phiến quân còn kiểm soát, kể từ khi cuộc nội chiến Syria nổ ra năm 2012.
Như vậy, đòn đáp trả của Mỹ và đồng minh chỉ càng khiến Syria và Nga, Iran cảm thấy thêm tự tin vào sức mạnh của mình, ông Theissen nhận định. Các đối thủ khác của Mỹ trên toàn cầu như Triều Tiên cũng có thể nhận ra thế yếu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ra lệnh tấn công Syria.
Thay vì cảnh báo lính Nga rời khỏi các căn cứ nếu không muốn bỏ mạng ở Syria, Washington lại lên kế hoạch để tên lửa không đe dọa đến tính mạng người Nga ở Syria, nhằm tránh nguy cơ đụng độ quân sự giữa hai cường quốc.
Ông Kim có thể sẽ rút ra bài học rằng, nếu ông Trump không dám tấn công sân bay Syria vì lo sợ bị Nga đáp trả thì Mỹ chắc chắn cũng sẽ không dám tung đòn phủ đầu vào cơ sở hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.
Bởi động thái đó sẽ châm ngòi cho đòn trả đũa bằng pháo binh quy mô lớn trút vào thủ đô Hàn Quốc, cũng như khiến đồng minh lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc tức giận.
Theo chuyên gia Theissen, Mỹ đang đánh dấu bước lùi trong việc ngăn Triều Tiên phát triển tên lửa hạt nhân đe dọa thành phố Mỹ. Sau những gì diễn ra ngày 14.4, năng lực răn đe của Mỹ đang giảm mạnh, chứ không phải được cải thiện.
Như vậy, ông Trump đã vô tình phơi bày điểm yếu trước nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đây là cơ hội để ông Kim chiếm ưu thế trong cuộc đàm phán với ông Trump vào tháng tới. “Bởi ai cũng hiểu rằng ông Trump đang dọa nhiều hơn là làm”.
Theo Đăng Nguyễn - Fox News (Dân Việt)
Hai bé trai Michel (bên phải) và Edmond Navratil (bên trái) (Ảnh: EAST NEWS)
Khi được đưa lên bờ, bởi còn quá nhỏ lại không có ai nhận là cha mẹ nên 2 đứa trẻ đã được một vị khách là Margarets Hays nhận bảo trợ cho tới khi người nhà tới nhận. Thời điểm sau đó, hình ảnh của Michel và Edmond ngập tràn trên các mặt báo. Giữa tháng 5/1912, mẹ của 2 đứa bé đã tới nhận lại con mình.
Margaret Brown, một nạn nhân may mắn sống sót trong vụ chìm tàu Titanic (Ảnh: Wikipedia)
Một góc trưng bày kỷ vật Titanic trong bảo tàng của Margaret tại quê nhà ở Denver (Ảnh: Internet)
Người phụ nữ sống sót trong 3 thảm họa chìm tàu
Chân dung Violet Jessop, người may mắn thoát chết trong 3 vụ tai nạn tàu (Ảnh: Internet)
Dorothy Gibson, nữ diễn viên Mỹ đã có mặt trên chuyến tàu định mệnh (Ảnh: Internet)
Chân dung Richard Norris Williams, tay vợt huyền thoại của Mỹ đã sống sót trong thảm họa Titanic (Ảnh: Wikipedia)
Gia đình ông bà Hart và cô con gái nhỏ Eva, 7 tuổi (Ảnh: Internet)
Một đoạn trong bức thư bà Hart viết vài giờ trước khi con tàu Titanic chìm (Ảnh: Internet)
Dân trí Quốc hội Zimbabwe dự kiến triệu tập cựu Tổng
thống Robert Mugabe để điều tra việc ông từng cáo buộc 15 tỷ USD kim
cương “bốc hơi” khỏi một mỏ của nước này.
Theo AFP, năm 2016, Tổng thống Zimbabwe khi đó là ông Robert Mugabe nói rằng 15 tỷ USD doanh thu kim cương đã “bốc hơi” khỏi mỏ Marange cách thủ đô Harare khoảng hơn 4 giờ lái xe.
Ông Mugabe, nhà lãnh đạo bị phế truất tháng 11 năm ngoái sau gần 40 năm cầm quyền, khi đó cáo buộc việc bốc hơi này là do tình trạng tham nhũng và sự khai thác của nước ngoài.
Quốc hội Zimbabwe đã mở một cuộc điều tra để làm sáng tỏ cáo buộc của ông Mugabe. Ủy ban điều tra của quốc hội Zimbabwe có kế hoạch triệu tập ông Mugabe để điều trần về cáo buộc trên.
Tuy nhiên, mới đây ông Mugabe đã rút lại bình luận này. Trả lời phỏng vấn hãng tin Zimbabwe Independent, ông Mugabe nói: “Toàn bộ 15 tỷ USD bốc hơi chỉ là một truyền thuyết không có căn cứ thực tế”. Ông nói, cáo buộc này là do một quan chức trong chính quyền cung cấp cho ông vào thời điểm đó.
“Đó chỉ là một con số. Một số quan chức đã cung cấp cho tôi. Có rất nhiều đồn thổi về con số này, nhưng chưa được xác thực. Đó chỉ là một câu chuyện với các số má”, ông Mugabe nói.
Tờ Japan Times cho hay, một nhóm các nhà nghiên cứu của
Nhật Bản đang mong muốn tìm được tế bào gốc của khối u ác
tính trên người bằng cách sử dụng công nghệ cảm biến quan sát
cực kỳ chính xác. Công nghệ này đã được sử dụng trong kính
thiên văn gắn cùng vệ tinh Hitomi của nước này.
Cơ quan Thám hiểm Không gian Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Viện Kavli chuyên nghiên cứu Toán học và Vật lý Vũ trụ thuộc Đại học Tokyo (IMPU) sẽ tạo ra một thiết bị nguyên mẫu vào năm 2020, sau đó thử nghiệm trên chuột. Tờ Asahi cho hay, thiết bị này là kính hiển vi, có thể phát hiện tế bào gốc ung thư tốt hơn 50 lần so với những thiết bị hiện tại.
Các nhà nghiên cứu đánh giá tế bào gốc của tế bào ung thư
vẫn có thể tồn tại sau khi phẫu thuật, hóa trị, xạ trị dẫn
đến tế bào ác tính tiếp tục sinh ra khiến bệnh ung thư tái
phát và di căn sang các bộ phận khác. Vì vậy, để loại bỏ
hoàn toàn ung thư, cần phải nắm được chính xác vị trí tế bào
gốc tồn tại trong cơ thể con người và số lượng tế bào.
Năm ngoái, IMPU và JAXA đã thiết lập một trung tâm nghiên cứu chung cho lĩnh vực vũ trụ và y học. Từ tháng 4/2018, viện sẽ thúc đẩy nghiên cứu bằng cách mời các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Y Keiko và Khoa Dược của Đại học Tokyo.
Theo đó, nhóm nghiên cứu sẽ phát triển một đồng vị phóng xạ thâm nhập vào tế bào gốc ung thư cùng thiết bị theo dõi các tế bào gốc này có sử dụng công nghệ cảm biến đã được áp dụng trên vệ tinh Hitomi.
Thiết bị này sẽ cho phép các bệnh nhân ung thư não khó phát hiện bằng phương pháp chụp cắt lớp sẽ được theo dõi ba chiều với độ chính xác 0,1mm hoặc nhỏ hơn nữa.
Chuyên gia Hideyuki Saya, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Keiko và là thành viên nhóm nghiên cứu cho hay ung thư não có thể tái phát khi chụp cắt lớp không phát hiện được tế bào gốc ung thư. Thiết bị mới này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện chúng .
Vệ tinh có gắn kính thiên văn Hitomi được thiết kế với mục đích quan sát tia X từ các lỗ đen và các nơi khác được chế tạo trong 10 năm. Theo các quan chức JAXA, công nghệ áp dụng cho kính thiên văn có thể phát hiện vật thể 100 micromet.
Tháng 2/2016, Hitomi đã được phóng lên vũ trụ nhưng vệ tinh đã bị vỡ do bị hỏng hệ thống kiểm soát vị trí cũng như các vấn đề khác. Sau 2 tháng kể từ khi được phóng lên, vệ tinh đã dừng hoạt động.
Thời sự quốc tế sáng 19/4/2018
Tin Tức 24h Mới Nhất Hôm Nay 19/04/2018
60 Giây Chiều - Ngày 18/04/2018 - Tin Tức Mới Nhất
An ninh ngày mới ngày 18.04.2018 - Tin tức cập nhật
Trực thăng Việt Nam dùng động cơ VK-2500, có hệ thống Richag-AV mạnh nhất trên thế giới
Tin biển đông mới nhất hôm nay 19/4/2018 - Tin cấp nóng biển đông RFI 19/4,Thời sự quốc tế mới 19 /4
HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM - Trọng Tấn
Vụ việc ở Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh 'có hiệu ứng tốt'
Vụ việc xử lý cán
bộ của chính quyền và ban ngành liên quan ở Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh
như truyền thông Việt Nam mới loan tin 'có hiệu ứng tốt', làm 'người dân
rất hồ hởi' và đã được 'tiên liệu', theo ý kiến các nhà quan sát thời
sự chính trị nội bộ Việt Nam từ trong nước.
Hôm 18/4, trong diễn
biến mới nhất, ông Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố thêm tội "Lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP
Đông Á (DAB).Thông cáo Bộ Công an nói việc bổ sung quyết định khởi tố bị can hôm 18/4 với ông Anh Vũ, cùng quyết định bổ sung khởi tố bị can đối với ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc DAB) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản liên quan đến hành vi chiếm đoạt 200 tỷ đồng của DAB.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 18/4/2018, một ngày sau khi Việt Nam đã bắt một Trung tướng Công an, khởi tố hai cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng cùng nhiều người khác có liên quan vụ ông Vũ Nhôm (tức Phan Văn Anh Vũ), Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Diễn biến, tình hình Đà Nẵng qua vụ án tạm gọi là vụ án Vũ Nhôm, người ta cũng đã tiên liệu là có những sự việc nổ bùng ra trong vỏ bọc từ lâu đến giờ. Ở Việt Nam, như chúng ta đã biết, khi đã thanh tra, truy tìm các sự việc, thì nhiều sự việc sẽ vỡ ra từng mảng, từng mảng, đó là điều đã nhìn thấy...
Vụ Vũ Nhôm: Bắt tướng công an và cựu chủ tịch Đà Nẵng
Con trai ông Lê Thanh Hải bị khiển trách
VN: Chống tham nhũng cần nhất điều gì?
Việt Nam: Đảng viên đã qua đời vẫn có thể bị kỷ luật?
"Đà Nẵng đã được mang tên là một thành phố đáng sống, đẹp nhất của Việt Nam, mà bây giờ thực chất nó là như thế, thì đó là một điều cảnh báo cho những người cầm quyền, những người có trách nhiệm thấy sự thật rằng nền kinh tế và sự phát triển của đội ngũ cán bộ là có vấn đề.
"Thể chế này, muốn hoạt động được, nó có nhiều cái ma mãnh, ghê gớm, nhiều người giàu có một cách không bình thường, suy cho cùng, thực tế cũng từ đất đai mà ra, sinh lợi từ đất đai, mà sinh lợi từ đất đai, thì cái giàu đó không bình thường, bản chất của cái giàu đó là 'cướp' của người dân, 'cướp' của nông dân để làm giàu cho người đó.
"Và những người che chắn nhân danh cái này, nhân danh cái kia để làm những việc sai trái, thì điều đó cho thấy pháp luật Việt Nam chưa đi vào cuộc sống và sự kiểm soát chưa có hiệu quả.
"Cho nên qua đây, ta thấy rằng lực lượng trước đây người ta tin tưởng nhất là công an, là thanh 'Bảo kiếm,' là 'Lá chắn', là 'Còn Đảng còn ta', bây giờ rõ ràng là nhiều cán bộ cao cấp, đến lúc này là hai Trung tướng công an, một Thiếu tướng đã bị truy tố, đã bị bắt."
"Và công an đang có một cuộc cải cách tôi cho là rất đại quy mô, qua cải cách mà Đảng bộ Bộ Công an trình cho Bộ Chính trị mà đã được cho ý kiến và báo chí đã công khai, tôi nhìn thấy áng chừng một nửa hàng tướng lĩnh sẽ có một sự sắp xếp trở lại.
"Đó là một cuộc cải cách mà nếu lực lượng không kiểm soát, cải cách được, thì người ta thường nói đây là một cơ quan quyền lực không kiểm soát được, rõ ràng chúng ta phải biết chuyện sai trái, chuyện vơ vét tiền của của nhân dân, của nhà nước làm giàu cho mình, thì đó là một chuyện không thể nào tránh khỏi được và dĩ nhiên việc này suy cho cùng liên quan đến những người còn cấp cao hơn nữa," cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc Hội của Việt Nam nói với BBC.
'Rúng động hơn vụ Đinh La Thăng'
Việt Nam: Mới mẻ trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?VN đang có 'bước tiến tốt, tích cực' trong chống tham nhũng
Bàn tròn BBC: về Chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng và Quy định 102
Tiến sỹ Vũ Quang Việt bình luận về tái sắp xếp ở Bộ Công An
Từ Đà Nẵng, blogger Trương Duy Nhất, nguyên phóng viên báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, nói với BBC:
"Tôi từng khẳng định rằng vụ án Phan Văn Anh Vũ sẽ là một vụ án gây một dư chấn lớn trên chính trường Việt Nam, nó sẽ rúng động hơn cả vụ án Đinh La Thăng rất nhiều, bởi vụ án Đinh La Thăng chỉ gây chú ý và lớn bởi vì vị thế của ông Đinh La Thăng, tức là ông đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh..., nhưng mà hình như nó chỉ dính đến cá nhân vai trò của ông Thăng thôi.
"Tôi nói vụ của ông Phan Văn Anh Vũ sẽ gây chấn động hơn vụ của ông Đinh La Thăng hơn bởi vì nó không phải là bản thân một mình ông Phan Văn Anh Vũ mà nó sẽ liên đới tới rất nhiều cán bộ cao cấp trong bộ máy, mà đặc biệt là những tướng, tá, trong lãnh đạo Bộ Công An.
"Tiến trình có vẻ chậm hơn dư luận đồn đoán, bởi vì ngay sau khi bắt ông Phan Văn Anh Vũ, dư luận đã đồn ông tướng này bị bắt và ông tướng kia sẽ bị vào tù, người ta đã liệt kê hàng loạt, nhưng đến giờ phút này, hôm qua mới bắt một ông Trung tướng, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục tình báo (Tổng cục 5) Bộ Công An, thì tôi cho rằng tiến trình hơi chậm, nhưng như thế nó cũng là rúng động.
"Một ông tướng Bộ Công An và một cán bộ nghiệp vụ của Bộ Công An, mà đây là một ông tướng tình báo nổi tiếng là Phó Tổng cục trưởng của Bộ này, thì tôi cho đó là một cuộc đại phá, rúng động Bộ Công An, tôi nghĩ nó sẽ không dừng ở đó.
"Vì sao ông Vũ Nhôm vào ngành Công An, ai đưa vào ngành Công An đúng hay sai, và những hoạt động thực tế ông hoạt động tình báo, hay hoạt động cái gì, và những cuộc mua bán đất đai, những lợi ích khổng lồ đó qua những cái mà chúng ta thấy, thì lợi lộc, nguồn lợi đó có đem lại cho hoạt động tình báo của Bộ Công An hay không, hay nguồn tiền đó tập trung vào ai trong Bộ Công An?"
'Chưa từng có trong lịch sử'
Theo ông Trương Duy Nhất, điều vừa xảy ra ở Đà Nẵng là chưa từng có trong lịch sử và các diễn biến có thể được xem như một cuộc 'mổ xẻ' đại phẫu ở thành phố biển duyên hải miền Trung của Việt Nam."Đà Nẵng lâu nay được coi là thành phố hiện tượng, thành phố đáng sống, thì bây giờ 'tanh bành' hết rồi.
"Hôm qua, đúng là trong lịch sử, chưa có lúc nào mà người ta có thể nghĩ là hết vụ án Đinh La Thăng, rồi đến vụ án Phan Văn Vĩnh 'cờ bạc', đến bây giờ vụ Phan Văn Anh Vũ bắt hàng loạt tướng tá ở trong công an, bây giờ lại khởi tố cả hai cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng mà trong đó có một cựu Chủ tịch là ông Trần Văn Minh, từng là Trung ương Ủy viên và Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
"Những chấn động này dần dần cho thấy đúng là công cuộc chống tham nhũng mà người ta hay dùng từ ví von là 'nhóm lò', 'đốt lò' như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay nói đúng là có vẻ như nó đã không chừa một ai, bất kể anh là ai, anh làm gì, sai là bắt.
"Tôi cho là không chỉ dư luận ở Đà Nẵng, mà dư luận ở khắp nơi cho rằng đây là một hiệu ứng tốt, người dân có vẻ rất hồ hởi, mà không chỉ với vụ Phan Văn Anh Vũ..., bởi vì bộ máy này có quá nhiều 'tệ hại' quá rồi, nên bây giờ có quan chức nào, thậm chí bắt càng nhiều quan chức, quan chức càng to, thì người dân càng mừng, càng hồ hởi," ông Trương Duy Nhất nêu quan điểm riêng.
'Công khai là điều tốt'
'Cuối cùng Đảng cũng xử lý cán bộ cấp cao'‘Không để ông Vũ Huy Hoàng hạ cánh an toàn’
Ông Võ Kim Cự bị cách chức nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh
Về sự việc mới diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh, với việc con trai ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, là ông Lê Trương Hải Hiếu, người có chức vụ Thành ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12, vừa bị nhận hình thức 'khiển trách' vì "có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức," Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn bình luận:
Phan Văn Vĩnh: Từ anh hùng thành bị can
VN tiếp tục ‘dẹp tham nhũng lộng quyền’
TBT Trọng 'đốt lò': Mạng xã hội nói gì?
"Sự việc đó trong mấy tháng vừa qua đã râm ran trong dư luận rất nhiều và bây giờ cũng công khai lên báo chí. Tôi cho rằng một kỷ luật với một Thành ủy viên mà được công khai trên báo chí đưa tin, thì đó cũng là một điều tốt.
Từ Đà Nẵng, blogger Trương Duy Nhất nhân dịp này bình luận thêm:
"Từ năm 2015, tôi đã có một loạt bài mà tôi gọi là tình trạng 'Thái tử Đảng'. Trước đây, nếu có thì cũng không nhiều, không tràn lan như bây giờ.
"Hai năm vừa rồi có rớt một số trường hợp như trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh... từ một người là phóng viên của Ban Quốc tế, Báo Thanh niên, đùng một cái chuyển vào trong này 'vèo vèo', đi trong vòng một, hai năm thành Ủy viên dự khuyết, rồi Ủy viên chính thức [Trung ương Đảng], rồi làm Bí thư Thành ủy.
"Con đường đi rất nhanh, nếu không có bệ đỡ của bố họ, thì các nhân vật ấy không thể lên nhanh trong bộ máy như thế được... Vấn đề làm người dân bất bình là ở điểm đó. Đất nước này đâu phải là chiếu cỗ để để phân chia mâm bát cho vài gia đình, dòng tộc.
"Trong việc 'đốt lò' này, tôi nghĩ ngoài chuyện chống tham nhũng, thì hình như cũng có một mũi thứ hai đang bắt đầu tấn công vào nhóm 'Thái tử Đảng' này," ông Trương Duy Nhất nói với BBC.
Bán hơn 30ha đất công giá “bèo”: Yêu cầu đàm phán để hủy hợp đồng
Dân trí Việc ký kết chuyển nhượng hơn 30ha đất công tại huyện Nhà Bè với giá "bèo" nhưng lại không báo cáo theo Quy chế quản lý tài sản công, do đó Thành ủy TPHCM vừa yêu cầu một doanh nghiệp trực thuộc đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng.
Ngày 18/4, Văn phòng Thành ủy TPHCM đã phát đi thông tin liên quan đến việc Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai hơn 30ha, với giá 1,29 triệu đồng/m2.
Công ty Tân Thuận đã chuyển
quyền chủ sở hữu mảnh đất hơn 30ha tại Phước Kiểng cho CTCP Quốc Cường
Gia Lai (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Tổng Giám đốc)
Cũng trong ngày, Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe lãnh đạo Văn phòng Thành ủy báo cáo về vụ việc chuyển nhượng phần đất đã nêu trên.
Qua thảo luận, Ban Thường vụ Thành ủy nhận thấy: "Việc ký kết Hợp đồng này không đúng theo Quyết định số 1087-QĐ/TU, ngày 31/3/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty TNHH một thành viên thuộc Đảng bộ Thành phố".
Trước vụ việc nghiêm trọng này, Thường vụ Thành ủy chỉ đạo xem xét giải quyết việc thực hiện chuyển nhượng đúng quy định của pháp luật.
Dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM có diện tích hơn 30 ha. Nguồn gốc đất dự án này thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TPHCM).
Công ty Tân Thuận đã chuyển quyền chủ sở mảnh đất hơn 30ha này cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Tổng Giám đốc).
Điều đáng nói, phần đất công sản “siêu lớn” này có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai - một công ty tư nhân theo Hợp đồng Chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 ký ngày 5/6/2017 với giá ở mức 1.290.000 đồng/m2. Sau thương vụ này, Công ty Tân Thuận chỉ thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng.
Không đồng ý việc bán chỉ định
đối với dự án này nên Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu Công
ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy
hợp đồng
Theo khảo sát của PV, giá đất tại khu vực xã Phước Kiển hiện nay dao động từ 8,5 - 11 triệu đồng/m2.
Công Quang
Máy bay chở 149 người nổ động cơ, hành khách bị hút ra cửa sổ
Thứ Tư, ngày 18/04/2018 15:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:
Thời sự thế giới
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Southwest Airlines chở theo 149 người đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp sau khi một động cơ bất ngờ nổ tung giữa trời.
Theo Straitstimes, vụ tai nạn xảy ra hôm qua, 17/4, buộc chiếc máy bay của hãng hàng không Southwest Airlines phải hạ cánh khẩn cấp tại Philadelphia (Mỹ).Cụ thể, chuyến bay 1380 cất cánh từ sân bay LaGuardia (New York) lúc 10h (giờ địa phương) để đến thành phố Dallas (bang Texas, Mỹ).
Tuy nhiên, chưa đầy một giờ sau, động cơ bên trái của máy bay bất ngờ phát nổ, khiến nhiều mảnh vỡ văng ra làm vỡ một ô cửa kính.
Một nữ hành khách gần như bị hút ra khỏi cửa sổ máy bay, nhưng kịp thời được các hành khách ngồi cạnh kéo lại.
Người phụ nữ xấu số - có tên Jennifer Riordan, 43 tuổi, đến từ Albuquerque (bang New Mexico) - được xác định tử vong ngay sau đó.
“Một phần của máy bay bị hư hỏng, vì vậy chúng tôi phải giảm tốc độ”, nữ cơ trưởng chuyến bay – Tammy Jo Shults thông báo với đài kiểm soát không lưu.
Khi được hỏi có phải chiếc máy bay đã bốc cháy, Shults trả lời: “Không. Nhưng thân máy bay thủng lỗ, và ai đó đã bị hút ra.”
Động cơ máy bay phát nổ giữa trời. Ảnh: Twitter
Ô cửa kính máy bay vỡ toang khiến một hành khách nữ bị hút ra ngoài. Ảnh: Facebook
Ảnh: Facebook
Ảnh: Facebook
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên máy bay có 144 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn.Đại diện Southwest Airlines cho hay hãng này đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc.
"An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, và chúng tôi đang làm việc tích cực để hỗ trợ khách hàng tại thời điểm này," hãng Southwest Airlines nói trong một tuyên bố ngắn gọn.
Các hành khách sơ tán khỏi máy bay tại sân bay Philadelphia (Mỹ).
Các thỏi vàng nằm rải rác trên đường băng sau một vụ tai nạn hy hữu ở Siberia.
Bournemouth - MU: Người hùng ngoài dự đoán, kết liễu sắc lẹm
Thứ Năm, ngày 19/04/2018 03:58 AM (GMT+7)
(Video bóng đá, kết quả bóng đá, Bournemouth - MU,vòng 35 Ngoại hạng Anh) MU nhắm đến mục tiêu giành ngôi á quân, và rất nỗ lực trong chuyến hành quân đến sân Bournemouth.
Trận đấu giữa Bournemouth và MU đã diễn ra căng thẳng, quyết liệt
Thế nên, đội khách cụ thể hóa những cơ hội bằng bàn mở tỷ số phút 28
của trung vệ Chris Smalling. Trước đó Ander Herrera có pha chọc khe xẻ
nách thông minh trước khi Lingard dọn cỗ cho Smalling ghi bàn. Trước và
sau thời điểm mở tỷ số, MU vẫn chơi ung dung, còn Bournemouth không đủ
lực để uy hiếp đối thủ.Sau giờ nghỉ, kịch bản của hiệp 2 lặp lại gần như y hệt với hiệp 1. MU vẫn chơi với thứ bóng đá ru ngủ các đối thủ, để rồi tung ra đòn định đoạt. Phút 70, Romelu Lukaku - cầu thủ chỉ vào sân kể từ phút 63, băng vào dứt điểm tinh tế, cụ thể hóa đường kiến tạo của đồng đội Paul Pogba. Trận đấu xem như đã an bài từ đây.
Chung cuộc, MU nhẹ nhàng đánh bại Bournemouth với tỷ số 2-0 ngay trên sân khách. Với chiến thắng này, MU tiếp tục bảo vệ vị trí thứ hai chung cuộc, nhiều hơn Liverpool 4 điểm và có cùng 34 trận đấu. Trong khi đó, thất bại này cũng không ảnh hưởng nhiều đến Bournemouth, bởi đội chủ nhà xem như đã thành công trong cuộc đua trụ hạng và tiếp tục đứng ở vị trí thứ 11.
Tỷ số chung cuộc: Bournemouth 0-2 MU (H1: 0-1)
Ghi bàn
MU: Smalling 28’, Lukaku 70'
Đội hình thi đấu
Bournemouth: Begovic - Francis, S. Cook, Ake, Daniels - Fraser, L. Cook, Surman, Ibe - King, Wilson
MU: De Gea - Darmian, Smalling, Jones, Shaw - Herrera, Pogba, Fellaini - Lingard, Martial – Rashford
Thông số trận đấu
Bournemouth
|
Thông số
|
MU
|
13 (2) |
Sút khung thành
|
13 (4) |
44% |
Thời gian kiểm soát bóng
|
56% |
9 |
Phạm lỗi
|
8 |
3 |
Thẻ vàng
|
1 |
0 |
Thẻ đỏ
|
0 |
1 |
Việt vị
|
3 |
8 |
Phạt góc
|
5 |
2 |
Cứu thua
|
2 |
Bournemouth
|
MU
|
||
Cầu thủ
|
Điểm
|
Cầu thủ
|
Điểm
|
Begovic |
6.2
|
De Gea
|
6.5
|
Francis
|
6.7
|
Darmian
|
6.9
|
S. Cook
|
6.8
|
Smalling
|
7.9
|
Ake
|
6.8
|
Jones
|
7.8
|
Daniels
|
6.2
|
Shaw
|
7.0
|
Ibe
|
5.8
|
Fellaini
|
7.2
|
L. Cook
|
7.7
|
Herrera
|
8.0
|
Surman
|
5.9
|
Pogba
|
7.6
|
Fraser
|
6.6
|
Lingard
|
7.0
|
King
|
6.9
|
Rashford
|
6.9
|
Wilson
|
6.0
|
Martial
|
7.0
|
Thay người
|
Điểm
|
Thay người
|
Điểm
|
Mousset |
6.1
|
Lukaku
|
7.3
|
Gosling |
6.2
|
Matic
|
6.1
|
Defoe | 6.2 |
Blind
|
6.1 |
Đen: Cầu thủ tệ nhất trận
Đỏ: Cầu thủ xuất sắc nhất trận
Một huyền thoại Arsenal vừa đả kích HLV Mourinho đã bạc đãi Pogba ở MU.
Bầu Đức: "Ông Tú trúng cử VFF và ôm nhiều chức, HAGL bỏ giải luôn"
ANTD.VN - "Nếu ông Tú trúng cử Phó chủ tịch VFF và vẫn làm VPF, trúng cử
ngày trước, ngày sau tôi bỏ giải ngay", Chủ tịch CLB HAGL Đoàn Nguyên
Đức khẳng định.
Cuộc họp chiều 18-4 giữa đại diện Bộ VH-TT&DL với Tổng cục TDTT,
Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) kết thúc với việc cơ bản thống nhất bỏ
tiêu chí "ứng viên chủ tịch, phó chủ tịch VFF khóa VIII phải có bằng đại
học" và chỉ còn chờ ban chấp hành họp biểu quyết thông qua.
Với diễn biến này, ứng viên Đoàn Nguyên Đức hoàn toàn đủ điều kiện tranh cử chủ tịch VFF. Thông qua báo chí, đương kim chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng nhắn nhủ: "VFF vẫn chờ anh Đức quay lại tranh cử và tôi nghĩ đó cũng là mong mỏi của nhiều người".
Không chỉ từ chối tranh cử Chủ tịch VFF, bầu Đức còn tái khẳng định tuyên bố rút HAGL khỏi các giải chuyên nghiệp quốc gia do Công ty VPF tổ chức: "Nếu ông Tú (Chủ tịch VPF Trần Anh Tú) trúng cử Phó Chủ tịch VFF và vẫn làm VPF, trúng cử ngày trước, ngày sau tôi bỏ giải ngay".
Với phát ngôn cứng rắn trên từ bầu Đức, các thành viên HAGL khó tránh khỏi cảm giác hoang mang khi có thể phải ngưng thi đấu, thậm chí giải tán đội bóng ngay sau đại hội VFF khi khả năng trúng cử của ứng viên Trần Anh Tú là khá sáng sủa.
Về phần mình, ông Trần Anh Tú cho biết đã bày tỏ nguyện vọng xin rút khỏi vị trí Tổng giám đốc VPF tuy nhiên không được các thành viên HĐQT công ty chấp thuận, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tranh cử Phó chủ tịch phụ trách mảng tài trợ cho VFF khóa VIII.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khi được đề nghị đã từ chối đưa ra bình luận về việc ông Trần Anh Tú - Ủy viên thường trực VFF, kiêm quá nhiều chức danh trong làng bóng.
Trong khi Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng nêu quan điểm: "VPF là một tổ chức thành viên của VFF, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nên cần phải tôn trọng. Tuy vậy những phát biểu của anh Đoàn Nguyên Đức cũng rất tâm huyết. Chúng tôi đã đề nghị VFF xem xét lại ý kiến của ông bầu HAGL để làm sao tạo môi trường tốt nhất cho bóng đá Việt Nam phát triển và đại hội diễn ra thành công".
Với diễn biến này, ứng viên Đoàn Nguyên Đức hoàn toàn đủ điều kiện tranh cử chủ tịch VFF. Thông qua báo chí, đương kim chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng nhắn nhủ: "VFF vẫn chờ anh Đức quay lại tranh cử và tôi nghĩ đó cũng là mong mỏi của nhiều người".
Bầu Đức tái khẳng định việc HAGL sẽ bỏ giải nếu ông Trần Anh Tú tiếp tục ôm nhiều ghế ở VPF và VFF
Tuy nhiên gần như ngay lập tức, bầu Đức đã lên tiếng, một mặt hoan
nghênh VFF đã lắng nghe phản biện từ nhiều phía để bỏ việc áp tiêu chí
"phải có bằng đại học", mặt khác bảo lưu quan điểm không quay lại VFF -
nơi mà ông chủ HAGL cho rằng đang tồn tại lợi ích nhóm. Và nếu muốn bộ
máy này hoạt động hiệu quả, vì cái chung thì cần phải loại bỏ ngay nhóm
lợi ích này.Không chỉ từ chối tranh cử Chủ tịch VFF, bầu Đức còn tái khẳng định tuyên bố rút HAGL khỏi các giải chuyên nghiệp quốc gia do Công ty VPF tổ chức: "Nếu ông Tú (Chủ tịch VPF Trần Anh Tú) trúng cử Phó Chủ tịch VFF và vẫn làm VPF, trúng cử ngày trước, ngày sau tôi bỏ giải ngay".
Với phát ngôn cứng rắn trên từ bầu Đức, các thành viên HAGL khó tránh khỏi cảm giác hoang mang khi có thể phải ngưng thi đấu, thậm chí giải tán đội bóng ngay sau đại hội VFF khi khả năng trúng cử của ứng viên Trần Anh Tú là khá sáng sủa.
Công Phượng và đồng đội đang bị dao động tâm lý sau tuyên bố bỏ giải của bầu Đức
Thời gian qua, bầu Đức từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích ông Trần
Anh Tú "ôm" nhiều ghế tại VPF (bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc,
Trưởng ban điều hành giải) và còn tới đây còn tiếp tục tranh cử Phó chủ
tịch tài chính VFF. Theo ông bầu Gia Lai, đó là biểu hiện của thâu tóm
quyền lực, lợi ích nhóm và HAGL với tư cách một cổ đông VPF không chấp
nhận điều đó.Về phần mình, ông Trần Anh Tú cho biết đã bày tỏ nguyện vọng xin rút khỏi vị trí Tổng giám đốc VPF tuy nhiên không được các thành viên HĐQT công ty chấp thuận, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tranh cử Phó chủ tịch phụ trách mảng tài trợ cho VFF khóa VIII.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khi được đề nghị đã từ chối đưa ra bình luận về việc ông Trần Anh Tú - Ủy viên thường trực VFF, kiêm quá nhiều chức danh trong làng bóng.
Trong khi Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng nêu quan điểm: "VPF là một tổ chức thành viên của VFF, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nên cần phải tôn trọng. Tuy vậy những phát biểu của anh Đoàn Nguyên Đức cũng rất tâm huyết. Chúng tôi đã đề nghị VFF xem xét lại ý kiến của ông bầu HAGL để làm sao tạo môi trường tốt nhất cho bóng đá Việt Nam phát triển và đại hội diễn ra thành công".
Nhân viên LHQ điều tra vũ khí hóa học ở Syria bị tấn công
Tổ chức Cấm vũ khí hóa học quốc tế OPCW cho biết nhân viên an ninh của
Liên Hợp Quốc bị tấn công khi làm nhiệm vụ tại địa đểm nghi sử dụng vũ
khí hóa học ở Syria.
Theo Reuters, Tổng giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu cho biết một
đội an ninh của Liên Hợp Quốc đã bị hỏa lực tấn công khi tiến hành khảo
sát tại thị trấn Douma, Syria trong ngày 17/4. Vụ tấn công đã buộc các
nhân viên của Liên Hợp Quốc phải rút lui, làm kế hoạch đưa thanh sát
viên quốc tế tới Douma điều tra vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học
bị trì hoãn.
Thông tin trên được ông Uzumcu đưa ra trong cuộc họp tại trụ sở OPCW tại Hà Lan hôm 18/4. Cũng tại cuộc họp, ông Uzumcu cho biết không thể xác nhận liệu các thanh sát viên của OPCW đã đến được thị trấn Douma hay chưa. Truyền thông thân chính phủ Syria tuyên bố đoàn thanh sát viên đã tiếp cận hiện trường, trong khi bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chuyến đi vẫn chưa diễn ra.
Theo kế hoạch, thanh sát viên quốc tế sẽ có mặt tại thị trấn Douma
trong ngày 18/4 để bắt đầu thu thập thông tin, bằng chứng và phỏng vấn
người dân về vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ngày 7/4.
Thị trấn Douma hiện nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng chính phủ Syria và Nga. Từ ngày 12/4, Nga đã triển khai quân cảnh tới thị trấn này nhằm duy trì trật tự và thực thi pháp luật.
Trước đó, Anh cáo buộc Nga cố tình ngăn cản thanh sát viên quốc tế tiếp cận thị trấn Douma. Mỹ thì cho rằng Nga và lực lượng chính phủ Syria cố tình trì hoãn cuộc điều tra nhằm làm giả bằng chứng liên quan tới vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học.
Đáp lại cáo buộc của phương Tây, Nga cho biết việc tiếp cận Douma bị trì hoãn do các vấn đề an ninh. Nga khẳng định sẽ đưa các chuyên gia của OPCW tới Douma trong ngày 18/4 dưới sự hỗ trợ và bảo vệ của lực lượng an ninh nước này.
Hôm 7/4, một vụ không kích diễn ra tại thị trấn Douma, ngoại ô thủ đô
Damascus gây ra cái chết cho 75 người. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế
thế giới WHO, 40 trong số 75 người thiệt mạng có dấu hiệu trúng độc. Hơn
500 người bị thương do tiếp xúc với chất độc.
Phương Tây cáo buộc chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học. Liên quân Mỹ - Anh - Pháp sau đó tiến hành không kích các cơ sở nghiên cứu, nhà kho nghi được sử dụng nhằm phát triển và lưu trữ vũ khí hóa học tại thành phố Homs và thủ đô Damascus trong ngày 14/4.
Thông tin trên được ông Uzumcu đưa ra trong cuộc họp tại trụ sở OPCW tại Hà Lan hôm 18/4. Cũng tại cuộc họp, ông Uzumcu cho biết không thể xác nhận liệu các thanh sát viên của OPCW đã đến được thị trấn Douma hay chưa. Truyền thông thân chính phủ Syria tuyên bố đoàn thanh sát viên đã tiếp cận hiện trường, trong khi bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chuyến đi vẫn chưa diễn ra.
Một nạn nhân được đưa ra khỏi hầm trú ẩn trong trạng thái bất tỉnh sau vụ tấn công ngày 7/4. Ảnh: Reuters. |
Thị trấn Douma hiện nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng chính phủ Syria và Nga. Từ ngày 12/4, Nga đã triển khai quân cảnh tới thị trấn này nhằm duy trì trật tự và thực thi pháp luật.
Trước đó, Anh cáo buộc Nga cố tình ngăn cản thanh sát viên quốc tế tiếp cận thị trấn Douma. Mỹ thì cho rằng Nga và lực lượng chính phủ Syria cố tình trì hoãn cuộc điều tra nhằm làm giả bằng chứng liên quan tới vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học.
Đáp lại cáo buộc của phương Tây, Nga cho biết việc tiếp cận Douma bị trì hoãn do các vấn đề an ninh. Nga khẳng định sẽ đưa các chuyên gia của OPCW tới Douma trong ngày 18/4 dưới sự hỗ trợ và bảo vệ của lực lượng an ninh nước này.
Thị trấn Douma nằm ở ngoại ô thủ đô Damascus. Đồ họa: BBC. |
Phương Tây cáo buộc chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học. Liên quân Mỹ - Anh - Pháp sau đó tiến hành không kích các cơ sở nghiên cứu, nhà kho nghi được sử dụng nhằm phát triển và lưu trữ vũ khí hóa học tại thành phố Homs và thủ đô Damascus trong ngày 14/4.
Chính phủ al-Assad phải tự định đoạt số phận dân tộc mình
19/04/2018 02:07 GMT+7
-
Sau 7 năm nội chiến và can thiệp, không những Syria không thể tái lập
được sự hòa hợp dân tộc và thống nhất quốc gia mà nguy cơ tình trạng phụ
thuộc vào bên ngoài ngày càng trở nên trầm trọng. Trước khi quy kết
trách nhiệm của sự hỗn loạn tại đây cho các thế lực bên ngoài, có thể
khẳng định rằng sai lầm chiến lược của chính phủ al-Assad đã khiến quốc
gia này khó thoát ra khỏi khủng hoảng dài hạn.
Xem lại kỳ 1: Những sai lầm tính toán địa chính trị của Bashar al-Assad
Syria – sự lựa chọn liên minh trong bối cảnh địa chính trị khu vực và toàn cầu
Cho tới trước khi nổ ra nội chiến và can thiệp nước ngoài năm 2011, Syria vẫn đóng vai trò là một thế lực khu vực với thái độ chống Israel và Iraq, cũng như can thiệp và chiếm đóng Lebanon trong một thời gian dài, từ 1976 đến 2005.
Trong
suốt thời kì độc lập, với hầu hết thời gian do đảng Ba’ath cầm quyền
dưới lãnh đạo của gia đình al-Assad và các tướng lĩnh quân đội, Syria có
sự lựa chọn quan hệ quốc tế rõ ràng: liên minh, gây ảnh hưởng và chống
lại các quốc gia thù địch. Các lựa chọn như cân bằng quan hệ quốc tế hay
không can dự vào xung đột của các nước khác dường như không được đảng
Ba’ath cầm quyền, vốn do gia đình al-Assad và giới quân sự chi phối,
tính đến.
Chống Israel và Iraq: Syria được độc lập hoàn toàn năm 1946 sau khi chế độ bảo hộ của Pháp chấm dứt năm 1943. Ngay sau đó, Syria đã tham gia ngay vào tiến trình định hình chính trị khu vực Trung Cận Đông và Tây Nam Á. Đầu tiên là cuộc chiến với Israel năm 1948 với thất bại thuộc về Syria và liên minh Arab (Lebanon, Syria, Ai Cập, Arab Saudi và Iraq).
Không phải nhà nước Hồi giáo cực đoan Daesch hay IS (tên viết tắt của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria) mới là nhóm khởi xướng sự thống nhất giữa các quốc gia Hồi giáo khu vực này mà trước đó, trong giai đoạn 1958 – 1971, giới quân sự cầm quyền ở Syria đã cùng Ai Cập thiết lập Liên hiệp cộng hòa Arab nhằm hướng tới một liên hiệp Arab rộng lớn hơn. Đảng cầm quyền Ba’ath, đảng với ý thức hệ kết hợp dân tộc chủ nghĩa Arab, tinh thần đoàn kết rộng rãi khối Arab, là nguồn gốc thúc đẩy sự hợp nhất này.
Đáng chú ý là đảng Ba’ath được thành lập ở Syria vào 1947 và nhanh chóng phát triển các nhánh tại các quốc gia khác, cho dù chỉ nắm quyền được ở Syria và Iraq. Năm 1966, sau khi nhánh quân sự của đảng này ở Syria làm đảo chính lật đổ nhánh dân sự thì đảng Ba’ath tại Syria và Iraq cũng tách ra tuy vẫn giữ cùng tên. Trong khu vực, Syria giữ thái độ thù địch với Iraq và Israel. Vì thế Iran, tuy không phải là quốc gia Arab, vẫn là đồng minh chiến lược của Syria. Trong chiến tranh Iran – Iraq, Syria là quốc gia Arab duy nhất ủng hộ Iran chống Iraq.
Can dự vào Lebanon: Syria luôn coi quốc gia láng giềng Lebanon là nước nằm trong khu vực ảnh hưởng của mình. Từ 1975 đến 1990, Syria can dự vào cuộc nội chiến giữa phe Hồi giáo thân Liên Xô và phe Thiên chúa giáo nắm quyền thân phương Tây. Cùng với Iran, Syria hỗ trợ và huấn luyện lực lượng Hezbollah. Sau khi nội chiến chấm dứt, Syria tiếp tục chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Lebanon cho đến khi rút quân vào 2005.
Liên minh với Liên Xô (và Liên bang Nga sau này): Syria thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1944. Bối cảnh chiến tranh lạnh và thái độ cảnh giác, thù địch với phương Tây là các lí do để Syria gần hơn với Liên Xô.
Về phía Liên Xô, khu vực Tiểu Á – Trung Cận Đông là khu vực chiến lược do đây được coi là vùng đệm an ninh của Liên Xô trước đây và Nga sau này. Do ở vĩ độ cao nên các hạm đội phía Bắc bị hạn chế hoạt động trong mùa đông do mặt biển đóng băng.
Tuyến đường và đặc biệt là việc có quân cảng ở vùng biển nóng giúp Nga có thể vươn ra toàn cầu, bỏ qua thế bị bao vây trên bộ từ biên giới với châu Âu hay các khu vực biển Baltic và biển Nhật Bản vốn bị khống chế bởi các quốc gia mạnh. Tuyến đường biển qua Biển Đen vào Địa Trung Hải để ra các đại dương, do đó đóng vai trò tối quan trọng đối với Nga và trước đây là Liên Xô trong việc kiểm soát an ninh, vượt qua sự bao vây của châu Âu và NATO từ phía Tây, Nhật và Mĩ ở phía Đông, hạn chế bởi châu Á lục địa từ phía Nam.
Với những lí do đó, Liên Xô năm 1971 đã mở căn cứ hải quân ở cảng Tartus của Syria và năm 1980 kí Hiệp ước hữu nghị và tương trợ, một dạng hiệp ước đồng minh với Syria.
Ngoài cảng Tartus, Nga còn căn cứ không quân Khmeimim tại Latakia. Các căn cứ này trước hết là để phục vụ mục đích chiến lược của Nga. Các hoạt động hỗ trợ chính quyền Al-Assad từ các căn cứ này không phải là mục đích chính của các căn cứ này mà chỉ xuất hiện khi Syria trở thành khu vực cạnh tranh chiến lược giữa Nga và phương Tây trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Trung Cận Đông và tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng Daesch (IS hay ISIL).
Việc Syrie liên minh với Liên Xô, tiếp tục mối quan hệ này với Nga hiện nay với sự cho phép nước này đóng các căn cứ quân sự có thể coi là một tính toán an ninh chiến lược của nhà cầm quyền Syria. Lựa chọn Liên Xô, một cường quốc hàng đầu thế giới, quốc gia duy nhất có khả năng cạnh tranh ngang ngửa về quân sự với Mĩ, tưởng như đã giúp Syria an toàn hơn, mạnh hơn và có vị thế hơn trong khu vực.
Tuy nhiên, sự suy sụp của Liên Xô, cũng như thế đối đầu trong đối ngoại của Nga hiện nay với châu Âu và Mĩ khiến Syria cũng khó tránh khỏi bị cuốn vào thế cạnh tranh này, khi mối liên hệ đồng minh Syria – Nga còn thể hiện qua sự hiện diện của các căn cứ và sự can thiệp của Nga trên đất Syria.
Bất ổn, xung đột nội bộ và yếu kém của chính quyền Syria là ngòi nổ dẫn đến can thiệp nước ngoài
Syria là một quốc gia có chủ quyền và một chính phủ hợp hiến. Vì vậy, trong điều kiện thông thường, các quốc gia bên ngoài không có quyền và không thể can thiệp một cách chính danh.
Từ sau khi Hafez al-Assad mất và con trai là Bashar al-Assad lên nắm quyền, trong bối cảnh Mùa xuân Arab, Syria bắt đầu chìm vào xung đột và nội chiến giữa một bên là chính quyền al-Assad với một bên là tập hợp các phong trào chống đối bị đàn áp. Lực lượng vũ trang chống đối được tạo thành do sự kết hợp giữa các sĩ quan thuộc quân đội chính phủ đào ngũ với các nhóm nổi dậy mong muốn lật đổ Bashar al-Assad.
Xung đột
vũ trang bắt đầu nổ ra vào 2011 và đến tháng 3/2013, lực lượng nổi dậy
chiếm được Raqqa, thành phố đầu tiên quân chính phủ bị mất vào tay lực
lượng nổi dậy. Sau đó quân đội chính phủ tổ chức lại và tổ chức phản
công.Tháng 8/2013, chính phủ al-Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học
nhưng không có can thiệp quốc tế, ngoại trừ việc Liên hiệp quốc ra nghị
quyết 2118 buộc Syria hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hóa học.
Cuối 2013, nhân tố mới xuất hiện làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường theo hướng quốc tế hóa: nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Việc lực lượng IS bắt đầu kiểm soát lãnh thổ Syria khiến Mĩ bắt đầu can thiệp tại Syria vào tháng 9/2014. Đến 2015, được sự yêu cầu của chính phủ Syria, Nga bắt đầu chính thức can thiệp tại đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga với Mĩ và đồng minh ngày càng xấu đi sau sự kiện Nga sát nhập Crimea và các rắc rối tại Ukraina, các hoạt động can thiệp của các cường quốc tại Syria có xu hướng trái ngược nhau, thậm chí xung đột nhau.
Một khi Syria suy yếu, các đối thủ của nước này đều tận dụng thời cơ gia tăng ảnh hưởng và giải quyết các lợi ích quốc gia riêng. Từ các đối thủ ở mức độ toàn cầu như Nga, Mĩ và đồng minh (dẫn đầu là Anh, Pháp), tới các thế lực khu vực như Israel, Iran, Arab Saudi, Thổ Nhĩ Kì, tất cả đều có mục tiêu riêng dẫn đến sự hỗn loạn và phức tạp trên đất Syria.
Xung đột Nga – Mĩ và đồng minh: Căng thẳng giữa Nga với Mĩ và đồng minh trên đất Syrialà xung đột lớn nhất, chi phối nhất. Nếu như mục tiêu công bố của Nga là bảo vệ nhà nước do al-Assad đứng đầu và chống IS thì chắc chắn mục tiêu không tuyên bố là bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia dựa trên các căn cứ quân sự đóng tại đây. Nếu chính phủ al-Assad không còn thì Nga cũng khó có thể giữ được các căn cứ này.
Rõ ràng là Syria không giống như Crimea nên đảm bảo duy nhất cho các căn cứ này là sự tồn tại của chính quyền al-Assad. Để bảo vệ được chính quyền al-Assad, Nga và quân đội chính phủ Syriacần phải dẹp được các nhóm quân nổi dậy cũng như sự chiếm đóng của IS. Không những thế, quân đội chính phủ Syria còn cần phải đủ khả năng đối đầu với sự xâm nhập của Thổ Nhĩ Kì và Israel. Vấn đề là nhiều nhóm nổi dậy như lực lượng Syria tự do (FSA), lực lượng người Kurd hay các quốc gia can thiệp như Thổ Nhĩ Kì và Israel là các đồng minh của Mĩ.
Về
phía Mĩ và đồng minh, mục tiêu chính thống là loại bỏ nhà nước Hồi giáo
tự xưng IS và hạn chế các hành động quân sự ngoài khuôn khổ thông
thường (ở đây là vũ khí hóa học) của quân đội al-Assad. Ngoài các lí do
chống lại các hành động quân sự vượt khuôn khổ cho phép và lí do nhân
đạo, Mĩ và đồng minh không có cơ sở nào để can thiệp trực tiếp tại
Syria, ngoài trường hợp các nhóm nổi dậy thiết lập được chính phủ đối
lập và kêu gọi Mĩ và đồng minh tham gia, tương tự như trường hợp chính
phủ al-Assad kêu gọi Nga tham gia can thiệp.
Tuy nhiên, khó khăn ở đây là các nhóm nổi dậy có thực lực yếu và nhóm có khả năng tương đối tốt là các lực lượng người Kurd lại đang bị một đồng minh khác của Mĩ và NATO là Thổ Nhĩ Kì tấn công do lo ngại một viễn cảnh người Kurd tuyên bố xây dựng một nhà nước độc lập. Có thể dự đoán rằng chừng nào các nhóm nổi dậy chưa thống nhất, hoặc chưa có một lực lượng nào có năng lực vượt trội, đủ để lãnh đạo Syria, thì lúc đó Mĩ và đồng minh còn chưa can thiệp trực tiếp nhằm tránh một viễn cảnh sa lầy như đã xảy ra trong quá khứ ở Afghanistan và Iraq.
Các thế lực khu vực: Các thế lực khu vực đã từng trong thế đối đầu với Syria trước đây nay gia tăng hoạt động tại nước này nhằm bảo vệ các lợi ích của chính họ. Việc các thế lực chỉ quan tâm đến lợi ích và sự sống còn của mình khiến chiến trường trở nên phức tạp.
Thổ Nhĩ Kì: trước làn sóng người tị nạn từ Syria, Thổ Nhĩ Kì trở thành nơi tập trung đông người tị nạn nhất. Đối với lực lượng IS, Thổ Nhĩ Kì giữ thái độ 2 mặt, một mặt chống lại như là một thành viên của NATO, một mặt ngầm duy trì hợp tác (có những cáo buộc Thổ Nhĩ Kì duy trì trao đổi dầu thô và các nhu yếu phẩm với IS).
Tại Syria, lực lượng người Kurd là một trong những lực lượng được tổ chức tốt nhất để chống lại IS và chống lại chính phủ al-Assad nhưng đây cũng là mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kì. Nếu một nhà nước Kurd độc lập ra đời thì một bộ phận người Kurd sinh sống tại Thổ Nhĩ Kì sẽ li khai và nhập vào lãnh thổ Kurd tại Syria, Iraq. Vì không thể chấp nhận điều này mà Thổ Nhĩ Kì đã điều quân ra biên giới trấn áp các lực lượng người Kurd.
Ở mức độ lớn hơn, Thổ Nhĩ Kì do thất vọng với châu Âu và Mĩ đã chỉ trích sự độc tài của mình đã quay ra hợp tác với Nga, mặc dù trước đó nước này đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga ở khu vực giáp ranh biên giới của nước này và Syria.
Việc Thổ Nhĩ Kì tấn công người Kurd, vốn được Mĩ và châu Âu ủng hộ, và nghiêm trọng hơn, Thổ Nhĩ Kì là một thành viên của NATO quay ra hợp tác với Nga đã đặt ra vấn đề rất khó giải quyết đối với châu Âu và Mĩ, khi mà Thổ Nhĩ Kì còn là nơi tiếp nhận người tị nạn Syria lớn nhất, tránh cho châu Âu một làn sóng nhập cư ồ ạt và không thể kiểm soát.
Iran: với lực lượng Hezbollah và mối quan hệ đồng minh truyền thống, Iran hỗ trợ tổng tống al-Assad. Thông qua việc này, Iran cũng duy trì được sức ép lên Israel. Sau các trừng phạt và cô lập quốc tế vì chương trình hạt nhân, Syria là nơi Iran duy trì ảnh hưởng cũng như để đàm phán với Mĩ và phương Tây.
Arab Saudi : Là quốc gia Arab lớn nhất đối đầu với Iran, Arab Saudi cắt quan hệ ngoại giao với Syria từ 2012. Hiện nay nước này vẫn tài trợ vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Syria.
Israel: lo ngại sự hiện diện của Iran và Hezbollah, cũng như trước thái độ thù địch trước đây từ Syria, Israel đã tiến hành nhiều cuộc tấn công không tuyên bố như các cuộc tấn công vào căn cứ không quân Tiyas nhằm tiêu diệt các tay súng Iran cũng như các phương tiện như máy bay không người lái.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS/Daesch và các lực lượng khủng bố cực đoan: dù bị quân đội chính phủ, các lực lượng nổi dậy và các lực lượng can thiệp như Nga, Mĩ và đồng minh tấn công, IS và các lực lượng khủng bố cực đoan vẫn chưa có xu hướng mất hẳn tại Syria. Một khi các lực lượng này còn tồn tại thì tình hình bất ổn tại Syria còn kéo dài.
Cuộc chiến ở Syria và những hình thái phức tạp cao độ
Cuộc chiến ở Syria đã mang những hình thái phức tạp cao độ. Từ một cuộc nội chiến giữa chính quyền và các lực lượng nổi dậy, Syria đã dần trở thành chiến trường giữa các cường quốc, thế lực khu vực và cả các lực lượng Hồi giáo cực đoan. Sự lựa chọn sử dụng vũ lực đàn áp các lực lượng nổi dậy và kêu gọi đồng minh bên ngoài là Nga can thiệp đã khiến Syria trở thành nơi cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp giữa các thế lực khác nhau.
Nếu như trước sự xâm lấn từ Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, chính phủ al-Assad đã hòa hoãn với các lực lượng nổi dậy để tập trung lực lượng bảo vệ lãnh thổ, ngăn chặn IS thì có lẽ kịch bản xung đột Syria đã khác rất nhiều. Có lẽ chính các tính toán chính trị và quân sự nhằm bảo vệ sự cầm quyền của al-Assad và đảng Ba’ath đã khiến Syria chìm vào khủng hoảng và trở thành nơi can thiệp của các lực lượng quốc tế.
Sau 7 năm nội chiến và can thiệp, không những Syria không thể tái lập được sự hòa hợp dân tộc và thống nhất quốc gia mà nguy cơ tình trạng phụ thuộc vào bên ngoài ngày càng trở nên trầm trọng. Phương Tây không còn đặt nặng vấn đề Barsha al-Assad phải ra đi vì chưa có giải pháp thay thế nào có khả năng nhưng một giải pháp chính trị và quân sự tổng thể ở Syria là không hề rõ ràng vào lúc này. Vì thế, trước khi quy kết trách nhiệm của sự hỗn loạn tại đây cho các thế lực bên ngoài, có thể khẳng định rằng sai lầm chiến lược của chính phủ al-Assad đã khiến quốc gia này chìm vào khủng hoảng dài hạn.
Trần Bình, từ Paris
Dân trí Đồng Nai là thị trường có số lượng tỷ phú lớn
nhất trong 6 thị trường Đông Nam Bộ. Sau 1,5 năm kinh doanh, Đồng Nai đã
có 9 tỷ phú Vietlott, đóng góp cho ngân sách địa phương hơn 85 tỷ đồng.
Tối 17/4, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã thực
hiện quy trình quay số mở thưởng (QSMT) thứ 111 sản phẩm Power 6/55. Hội
đồng giám sát xổ số xác nhận kết quả kỳ QSMT này có bộ số 02 – 10 – 26 –
27 – 31 – 38 và số đặc biệt là 39.
Qua xác định từ hệ thống kinh doanh xổ số tự chọn, Vietlott xác định
có 1 vé trúng Jackpot 2 với giá trị giải là 66,9 tỷ đồng (chưa khấu trừ
thuế thu nhập cá nhân theo quy định nhà nước). Tấm vé may mắn được phát
hành tại điểm bán hàng ở huyện Tân Phú, Đồng Nai. Bộ số trúng thưởng
Jackpot 2 của khách hàng là 02 – 10 – 26 – 31 – 38 – 39.
Đồng Nai là thị trường có số lượng tỷ phú lớn nhất trong 6 thị trường Đông Nam Bộ. Sau 1,5 năm kinh doanh (06/10/2016), Đồng Nai đã đón nhận 9 tỷ phú Vietlott, đóng góp cho ngân sách địa phương hơn 85 tỷ đồng.
Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC, người sở hữu vé trúng thưởng thực hiện nộp thuế theo quy định hiện hành khi lĩnh thưởng (thuế suất 10% phần giá trị trúng thưởng trên 10 triệu đồng).
Theo Trí Nghiên (Dân Việt)
Xem lại kỳ 1: Những sai lầm tính toán địa chính trị của Bashar al-Assad
Syria – sự lựa chọn liên minh trong bối cảnh địa chính trị khu vực và toàn cầu
Cho tới trước khi nổ ra nội chiến và can thiệp nước ngoài năm 2011, Syria vẫn đóng vai trò là một thế lực khu vực với thái độ chống Israel và Iraq, cũng như can thiệp và chiếm đóng Lebanon trong một thời gian dài, từ 1976 đến 2005.
Trước khi quy kết trách nhiệm của sự hỗn loạn tại đây cho các thế lực bên ngoài, có thể khẳng định rằng sai lầm chiến lược của chính phủ al-Assad đã khiến quốc gia này khó thoát ra khỏi khủng hoảng dài hạn. |
Chống Israel và Iraq: Syria được độc lập hoàn toàn năm 1946 sau khi chế độ bảo hộ của Pháp chấm dứt năm 1943. Ngay sau đó, Syria đã tham gia ngay vào tiến trình định hình chính trị khu vực Trung Cận Đông và Tây Nam Á. Đầu tiên là cuộc chiến với Israel năm 1948 với thất bại thuộc về Syria và liên minh Arab (Lebanon, Syria, Ai Cập, Arab Saudi và Iraq).
Không phải nhà nước Hồi giáo cực đoan Daesch hay IS (tên viết tắt của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria) mới là nhóm khởi xướng sự thống nhất giữa các quốc gia Hồi giáo khu vực này mà trước đó, trong giai đoạn 1958 – 1971, giới quân sự cầm quyền ở Syria đã cùng Ai Cập thiết lập Liên hiệp cộng hòa Arab nhằm hướng tới một liên hiệp Arab rộng lớn hơn. Đảng cầm quyền Ba’ath, đảng với ý thức hệ kết hợp dân tộc chủ nghĩa Arab, tinh thần đoàn kết rộng rãi khối Arab, là nguồn gốc thúc đẩy sự hợp nhất này.
Đáng chú ý là đảng Ba’ath được thành lập ở Syria vào 1947 và nhanh chóng phát triển các nhánh tại các quốc gia khác, cho dù chỉ nắm quyền được ở Syria và Iraq. Năm 1966, sau khi nhánh quân sự của đảng này ở Syria làm đảo chính lật đổ nhánh dân sự thì đảng Ba’ath tại Syria và Iraq cũng tách ra tuy vẫn giữ cùng tên. Trong khu vực, Syria giữ thái độ thù địch với Iraq và Israel. Vì thế Iran, tuy không phải là quốc gia Arab, vẫn là đồng minh chiến lược của Syria. Trong chiến tranh Iran – Iraq, Syria là quốc gia Arab duy nhất ủng hộ Iran chống Iraq.
Can dự vào Lebanon: Syria luôn coi quốc gia láng giềng Lebanon là nước nằm trong khu vực ảnh hưởng của mình. Từ 1975 đến 1990, Syria can dự vào cuộc nội chiến giữa phe Hồi giáo thân Liên Xô và phe Thiên chúa giáo nắm quyền thân phương Tây. Cùng với Iran, Syria hỗ trợ và huấn luyện lực lượng Hezbollah. Sau khi nội chiến chấm dứt, Syria tiếp tục chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Lebanon cho đến khi rút quân vào 2005.
Liên minh với Liên Xô (và Liên bang Nga sau này): Syria thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1944. Bối cảnh chiến tranh lạnh và thái độ cảnh giác, thù địch với phương Tây là các lí do để Syria gần hơn với Liên Xô.
Về phía Liên Xô, khu vực Tiểu Á – Trung Cận Đông là khu vực chiến lược do đây được coi là vùng đệm an ninh của Liên Xô trước đây và Nga sau này. Do ở vĩ độ cao nên các hạm đội phía Bắc bị hạn chế hoạt động trong mùa đông do mặt biển đóng băng.
Tuyến đường và đặc biệt là việc có quân cảng ở vùng biển nóng giúp Nga có thể vươn ra toàn cầu, bỏ qua thế bị bao vây trên bộ từ biên giới với châu Âu hay các khu vực biển Baltic và biển Nhật Bản vốn bị khống chế bởi các quốc gia mạnh. Tuyến đường biển qua Biển Đen vào Địa Trung Hải để ra các đại dương, do đó đóng vai trò tối quan trọng đối với Nga và trước đây là Liên Xô trong việc kiểm soát an ninh, vượt qua sự bao vây của châu Âu và NATO từ phía Tây, Nhật và Mĩ ở phía Đông, hạn chế bởi châu Á lục địa từ phía Nam.
Với những lí do đó, Liên Xô năm 1971 đã mở căn cứ hải quân ở cảng Tartus của Syria và năm 1980 kí Hiệp ước hữu nghị và tương trợ, một dạng hiệp ước đồng minh với Syria.
Ngoài cảng Tartus, Nga còn căn cứ không quân Khmeimim tại Latakia. Các căn cứ này trước hết là để phục vụ mục đích chiến lược của Nga. Các hoạt động hỗ trợ chính quyền Al-Assad từ các căn cứ này không phải là mục đích chính của các căn cứ này mà chỉ xuất hiện khi Syria trở thành khu vực cạnh tranh chiến lược giữa Nga và phương Tây trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Trung Cận Đông và tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng Daesch (IS hay ISIL).
Việc Syrie liên minh với Liên Xô, tiếp tục mối quan hệ này với Nga hiện nay với sự cho phép nước này đóng các căn cứ quân sự có thể coi là một tính toán an ninh chiến lược của nhà cầm quyền Syria. Lựa chọn Liên Xô, một cường quốc hàng đầu thế giới, quốc gia duy nhất có khả năng cạnh tranh ngang ngửa về quân sự với Mĩ, tưởng như đã giúp Syria an toàn hơn, mạnh hơn và có vị thế hơn trong khu vực.
Tuy nhiên, sự suy sụp của Liên Xô, cũng như thế đối đầu trong đối ngoại của Nga hiện nay với châu Âu và Mĩ khiến Syria cũng khó tránh khỏi bị cuốn vào thế cạnh tranh này, khi mối liên hệ đồng minh Syria – Nga còn thể hiện qua sự hiện diện của các căn cứ và sự can thiệp của Nga trên đất Syria.
Bất ổn, xung đột nội bộ và yếu kém của chính quyền Syria là ngòi nổ dẫn đến can thiệp nước ngoài
Syria là một quốc gia có chủ quyền và một chính phủ hợp hiến. Vì vậy, trong điều kiện thông thường, các quốc gia bên ngoài không có quyền và không thể can thiệp một cách chính danh.
Từ sau khi Hafez al-Assad mất và con trai là Bashar al-Assad lên nắm quyền, trong bối cảnh Mùa xuân Arab, Syria bắt đầu chìm vào xung đột và nội chiến giữa một bên là chính quyền al-Assad với một bên là tập hợp các phong trào chống đối bị đàn áp. Lực lượng vũ trang chống đối được tạo thành do sự kết hợp giữa các sĩ quan thuộc quân đội chính phủ đào ngũ với các nhóm nổi dậy mong muốn lật đổ Bashar al-Assad.
Syria là một quốc gia có chủ quyền và một chính phủ hợp hiến. Vì vậy, trong điều kiện thông thường, các quốc gia bên ngoài không có quyền và không thể can thiệp một cách chính danh. |
Cuối 2013, nhân tố mới xuất hiện làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường theo hướng quốc tế hóa: nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Việc lực lượng IS bắt đầu kiểm soát lãnh thổ Syria khiến Mĩ bắt đầu can thiệp tại Syria vào tháng 9/2014. Đến 2015, được sự yêu cầu của chính phủ Syria, Nga bắt đầu chính thức can thiệp tại đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga với Mĩ và đồng minh ngày càng xấu đi sau sự kiện Nga sát nhập Crimea và các rắc rối tại Ukraina, các hoạt động can thiệp của các cường quốc tại Syria có xu hướng trái ngược nhau, thậm chí xung đột nhau.
Một khi Syria suy yếu, các đối thủ của nước này đều tận dụng thời cơ gia tăng ảnh hưởng và giải quyết các lợi ích quốc gia riêng. Từ các đối thủ ở mức độ toàn cầu như Nga, Mĩ và đồng minh (dẫn đầu là Anh, Pháp), tới các thế lực khu vực như Israel, Iran, Arab Saudi, Thổ Nhĩ Kì, tất cả đều có mục tiêu riêng dẫn đến sự hỗn loạn và phức tạp trên đất Syria.
Xung đột Nga – Mĩ và đồng minh: Căng thẳng giữa Nga với Mĩ và đồng minh trên đất Syrialà xung đột lớn nhất, chi phối nhất. Nếu như mục tiêu công bố của Nga là bảo vệ nhà nước do al-Assad đứng đầu và chống IS thì chắc chắn mục tiêu không tuyên bố là bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia dựa trên các căn cứ quân sự đóng tại đây. Nếu chính phủ al-Assad không còn thì Nga cũng khó có thể giữ được các căn cứ này.
Rõ ràng là Syria không giống như Crimea nên đảm bảo duy nhất cho các căn cứ này là sự tồn tại của chính quyền al-Assad. Để bảo vệ được chính quyền al-Assad, Nga và quân đội chính phủ Syriacần phải dẹp được các nhóm quân nổi dậy cũng như sự chiếm đóng của IS. Không những thế, quân đội chính phủ Syria còn cần phải đủ khả năng đối đầu với sự xâm nhập của Thổ Nhĩ Kì và Israel. Vấn đề là nhiều nhóm nổi dậy như lực lượng Syria tự do (FSA), lực lượng người Kurd hay các quốc gia can thiệp như Thổ Nhĩ Kì và Israel là các đồng minh của Mĩ.
Tuy nhiên, khó khăn ở đây là các nhóm nổi dậy có thực lực yếu và nhóm có khả năng tương đối tốt là các lực lượng người Kurd lại đang bị một đồng minh khác của Mĩ và NATO là Thổ Nhĩ Kì tấn công do lo ngại một viễn cảnh người Kurd tuyên bố xây dựng một nhà nước độc lập. Có thể dự đoán rằng chừng nào các nhóm nổi dậy chưa thống nhất, hoặc chưa có một lực lượng nào có năng lực vượt trội, đủ để lãnh đạo Syria, thì lúc đó Mĩ và đồng minh còn chưa can thiệp trực tiếp nhằm tránh một viễn cảnh sa lầy như đã xảy ra trong quá khứ ở Afghanistan và Iraq.
Các thế lực khu vực: Các thế lực khu vực đã từng trong thế đối đầu với Syria trước đây nay gia tăng hoạt động tại nước này nhằm bảo vệ các lợi ích của chính họ. Việc các thế lực chỉ quan tâm đến lợi ích và sự sống còn của mình khiến chiến trường trở nên phức tạp.
Thổ Nhĩ Kì: trước làn sóng người tị nạn từ Syria, Thổ Nhĩ Kì trở thành nơi tập trung đông người tị nạn nhất. Đối với lực lượng IS, Thổ Nhĩ Kì giữ thái độ 2 mặt, một mặt chống lại như là một thành viên của NATO, một mặt ngầm duy trì hợp tác (có những cáo buộc Thổ Nhĩ Kì duy trì trao đổi dầu thô và các nhu yếu phẩm với IS).
Tại Syria, lực lượng người Kurd là một trong những lực lượng được tổ chức tốt nhất để chống lại IS và chống lại chính phủ al-Assad nhưng đây cũng là mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kì. Nếu một nhà nước Kurd độc lập ra đời thì một bộ phận người Kurd sinh sống tại Thổ Nhĩ Kì sẽ li khai và nhập vào lãnh thổ Kurd tại Syria, Iraq. Vì không thể chấp nhận điều này mà Thổ Nhĩ Kì đã điều quân ra biên giới trấn áp các lực lượng người Kurd.
Ở mức độ lớn hơn, Thổ Nhĩ Kì do thất vọng với châu Âu và Mĩ đã chỉ trích sự độc tài của mình đã quay ra hợp tác với Nga, mặc dù trước đó nước này đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga ở khu vực giáp ranh biên giới của nước này và Syria.
Việc Thổ Nhĩ Kì tấn công người Kurd, vốn được Mĩ và châu Âu ủng hộ, và nghiêm trọng hơn, Thổ Nhĩ Kì là một thành viên của NATO quay ra hợp tác với Nga đã đặt ra vấn đề rất khó giải quyết đối với châu Âu và Mĩ, khi mà Thổ Nhĩ Kì còn là nơi tiếp nhận người tị nạn Syria lớn nhất, tránh cho châu Âu một làn sóng nhập cư ồ ạt và không thể kiểm soát.
Iran: với lực lượng Hezbollah và mối quan hệ đồng minh truyền thống, Iran hỗ trợ tổng tống al-Assad. Thông qua việc này, Iran cũng duy trì được sức ép lên Israel. Sau các trừng phạt và cô lập quốc tế vì chương trình hạt nhân, Syria là nơi Iran duy trì ảnh hưởng cũng như để đàm phán với Mĩ và phương Tây.
Arab Saudi : Là quốc gia Arab lớn nhất đối đầu với Iran, Arab Saudi cắt quan hệ ngoại giao với Syria từ 2012. Hiện nay nước này vẫn tài trợ vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Syria.
Israel: lo ngại sự hiện diện của Iran và Hezbollah, cũng như trước thái độ thù địch trước đây từ Syria, Israel đã tiến hành nhiều cuộc tấn công không tuyên bố như các cuộc tấn công vào căn cứ không quân Tiyas nhằm tiêu diệt các tay súng Iran cũng như các phương tiện như máy bay không người lái.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS/Daesch và các lực lượng khủng bố cực đoan: dù bị quân đội chính phủ, các lực lượng nổi dậy và các lực lượng can thiệp như Nga, Mĩ và đồng minh tấn công, IS và các lực lượng khủng bố cực đoan vẫn chưa có xu hướng mất hẳn tại Syria. Một khi các lực lượng này còn tồn tại thì tình hình bất ổn tại Syria còn kéo dài.
Cuộc chiến ở Syria và những hình thái phức tạp cao độ
Cuộc chiến ở Syria đã mang những hình thái phức tạp cao độ. Từ một cuộc nội chiến giữa chính quyền và các lực lượng nổi dậy, Syria đã dần trở thành chiến trường giữa các cường quốc, thế lực khu vực và cả các lực lượng Hồi giáo cực đoan. Sự lựa chọn sử dụng vũ lực đàn áp các lực lượng nổi dậy và kêu gọi đồng minh bên ngoài là Nga can thiệp đã khiến Syria trở thành nơi cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp giữa các thế lực khác nhau.
Nếu như trước sự xâm lấn từ Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, chính phủ al-Assad đã hòa hoãn với các lực lượng nổi dậy để tập trung lực lượng bảo vệ lãnh thổ, ngăn chặn IS thì có lẽ kịch bản xung đột Syria đã khác rất nhiều. Có lẽ chính các tính toán chính trị và quân sự nhằm bảo vệ sự cầm quyền của al-Assad và đảng Ba’ath đã khiến Syria chìm vào khủng hoảng và trở thành nơi can thiệp của các lực lượng quốc tế.
Sau 7 năm nội chiến và can thiệp, không những Syria không thể tái lập được sự hòa hợp dân tộc và thống nhất quốc gia mà nguy cơ tình trạng phụ thuộc vào bên ngoài ngày càng trở nên trầm trọng. Phương Tây không còn đặt nặng vấn đề Barsha al-Assad phải ra đi vì chưa có giải pháp thay thế nào có khả năng nhưng một giải pháp chính trị và quân sự tổng thể ở Syria là không hề rõ ràng vào lúc này. Vì thế, trước khi quy kết trách nhiệm của sự hỗn loạn tại đây cho các thế lực bên ngoài, có thể khẳng định rằng sai lầm chiến lược của chính phủ al-Assad đã khiến quốc gia này chìm vào khủng hoảng dài hạn.
Trần Bình, từ Paris
Một học sinh Hà Nội ngã từ trên cao xuống sân trường, đang nguy kịch
TTO - Trước giờ học chiều 18-4, một học sinh ở Trường tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, Hà Nội ngã từ trên cao xuống sân trường.
Ban giám hiệu trường và giáo viên chủ nhiệm lập tức đưa cháu bé đi cấp cứu tại Bệnh viện E gần đó.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Đào - phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết hiện đang cùng gia đình thường trực ở bệnh viện.
"Cháu bé bị nạn không đăng ký ăn bán trú tại trường mà được gia đình đón về sau buổi học sáng. Thời điểm cháu bị ngã, học sinh bán trú vẫn đang ngủ trong các phòng vì chưa tới giờ học chiều. Vì thế khó có thể xảy ra việc học sinh nô đùa, đẩy nhau ngã.
Tuy nhiên chúng tôi chưa thể phán đoán điều gì. Ban giám hiệu trường đã mời công an vào điều tra và sẽ trích xuất camera để xác minh nguyên nhân", bà Đào cho biết thêm.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online, đại diện Bệnh viện E (Bộ Y tế) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch và cháu bé đang được cấp cứu khẩn.
Được biết, Trường tiểu học Dịch Vọng B là một trong những trường có chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất tốt của quận Cầu Giấy.
Có mặt tại bệnh viện, anh Lê Nguyễn Thanh Hà (bác ruột nạn nhân) cho biết cháu bé tên N.T.C. 10 tuổi, đang học lớp 4. Bốn năm liền cháu đều là học sinh giỏi. Bình thường cháu rất ngoan ngoãn và chăm học. Hôm qua cháu còn vừa đi dã ngoại cùng bạn bè...
Cũng theo anh Hà, trưa 18-4, mẹ cháu N.T.C. đưa cháu đến trường, lúc quay về đến nhà thì nhận được tin cháu bị ngã từ trên cao xuống sân trường.
"Gia đình có đến trường hỏi thăm thì bạn bè của cháu cho biết cháu bị rơi từ tầng 4 xuống", anh Hà kể lại.
Theo thông tin từ gia đình, các bác sĩ chẩn đoán cháu C. bị dập não, gãy tay và chân, dập thận, tràn dịch màng phổi và chấn thương đốt sống cổ. Hiện các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi và điều trị, nếu có biến chứng sẽ phải tiến hành phẫu thuật não.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Đào - phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết hiện đang cùng gia đình thường trực ở bệnh viện.
"Cháu bé bị nạn không đăng ký ăn bán trú tại trường mà được gia đình đón về sau buổi học sáng. Thời điểm cháu bị ngã, học sinh bán trú vẫn đang ngủ trong các phòng vì chưa tới giờ học chiều. Vì thế khó có thể xảy ra việc học sinh nô đùa, đẩy nhau ngã.
Tuy nhiên chúng tôi chưa thể phán đoán điều gì. Ban giám hiệu trường đã mời công an vào điều tra và sẽ trích xuất camera để xác minh nguyên nhân", bà Đào cho biết thêm.
Được biết, Trường tiểu học Dịch Vọng B là một trong những trường có chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất tốt của quận Cầu Giấy.
Có mặt tại bệnh viện, anh Lê Nguyễn Thanh Hà (bác ruột nạn nhân) cho biết cháu bé tên N.T.C. 10 tuổi, đang học lớp 4. Bốn năm liền cháu đều là học sinh giỏi. Bình thường cháu rất ngoan ngoãn và chăm học. Hôm qua cháu còn vừa đi dã ngoại cùng bạn bè...
Cũng theo anh Hà, trưa 18-4, mẹ cháu N.T.C. đưa cháu đến trường, lúc quay về đến nhà thì nhận được tin cháu bị ngã từ trên cao xuống sân trường.
"Gia đình có đến trường hỏi thăm thì bạn bè của cháu cho biết cháu bị rơi từ tầng 4 xuống", anh Hà kể lại.
Theo thông tin từ gia đình, các bác sĩ chẩn đoán cháu C. bị dập não, gãy tay và chân, dập thận, tràn dịch màng phổi và chấn thương đốt sống cổ. Hiện các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi và điều trị, nếu có biến chứng sẽ phải tiến hành phẫu thuật não.
Ngân sách địa phương tăng "chóng mặt" nhờ xuất hiện hàng loạt tỷ phú
Dân trí Đồng Nai là thị trường có số lượng tỷ phú lớn
nhất trong 6 thị trường Đông Nam Bộ. Sau 1,5 năm kinh doanh, Đồng Nai đã
có 9 tỷ phú Vietlott, đóng góp cho ngân sách địa phương hơn 85 tỷ đồng.
>> Sau một năm “tung hoành” của Vietlott, các công ty xổ số truyền thống lời lãi ra sao?
>> Vé trúng độc đắc 105 tỷ đồng bị “bỏ quên”, giải thưởng về tay… Vietlott
>> Con đường giàu “bất thình lình” của những tỷ phú Vietlott
Tối 17/4, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã thực
hiện quy trình quay số mở thưởng (QSMT) thứ 111 sản phẩm Power 6/55. Hội
đồng giám sát xổ số xác nhận kết quả kỳ QSMT này có bộ số 02 – 10 – 26 –
27 – 31 – 38 và số đặc biệt là 39.
Tấm vé may mắn được phát hành tại điểm bán hàng ở huyện Tân Phú, Đồng Nai.
Đồng Nai là thị trường có số lượng tỷ phú lớn nhất trong 6 thị trường Đông Nam Bộ. Sau 1,5 năm kinh doanh (06/10/2016), Đồng Nai đã đón nhận 9 tỷ phú Vietlott, đóng góp cho ngân sách địa phương hơn 85 tỷ đồng.
Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC, người sở hữu vé trúng thưởng thực hiện nộp thuế theo quy định hiện hành khi lĩnh thưởng (thuế suất 10% phần giá trị trúng thưởng trên 10 triệu đồng).
Công Quang
Vừa trở lại The Voice, Thu Phương đã gây sốc vì quá nổi loạn
Thứ Năm, ngày 19/04/2018 00:08 AM (GMT+7)
Thu Phương khiến nhiều khán giả bất ngờ khi xuất hiện với mái tóc undercut với điểm nhấn là 2 chữ TP.
Chiều ngày 18.4, buổi ghi hình tập đầu tiên của The Voice 2018 đã diễn ra với sự góp mặt của 4 tứ HLV quyền lực - Thu Phương, Lam Trường, Noo Phước Thịnh và Tóc Tiên. Vừa trở về từ Mỹ, giọng ca "Chưa bao giờ" đã khiến nhiều khán giả bất ngờ khi xuất hiện với hình ảnh cá tính, nổi loạn.
Thậm chí, mái tóc undercut của nữ ca sĩ còn được tạo thêm điểm nhấn với hai chữ TP (viết tắt của Thu Phương) ấn tượng.
Trái ngược
với vẻ ngoài nam tính của Thu Phương, Tóc Tiên vẫn trung thành với hình
ảnh gợi cảm, nóng bỏng. Đây cũng là lần hiếm hoi cô xuất hiện công khai
sau ồn ào MV mới bị chê “mặc như không mặc”.
Nữ ca sĩ
lễ phép chào hỏi khi gặp lại đàn chị Thu Phương. Trước đây, cả hai từng
hoạt động tại trung tâm Thúy Nga Paris By Night.
Các nghệ sĩ trò chuyện rôm rả trước khi trở thành "đối thủ" của nhau trên ghế nóng The Voice 2018.
Lam Trường
khá trầm lặng khi ngồi trên hàng ghế khán giả để dõi theo công đoạn
chuẩn bị trước giờ ghi hình. Dù từng có thời gian ngồi ghế nóng The
Voice Kids nhưng giọng ca "Tình thôi xót xa" vẫn không giấu được sự hồi hộp, áp lực khi trở lại vai trò giám khảo.
Noo Phước
Thịnh diện vest lịch lãm khi trở lại ghế nóng quen thuộc. Nam ca sĩ
không quên giao lưu cùng người hâm mộ trên đường di chuyển từ cổng chính
đến nơi ghi hình.
Trước đó,
chương trình The Voice 2018 từng gây tranh cãi khi công bố bộ tứ HLV mùa
mới. Nhiều ý kiến cho rằng Noo Phước Thịnh và Tóc Tiên vẫn còn "non" về
tuổi tác lẫn kinh nghiệm để ngồi cùng ghế nóng với Thu Phương, Lam
Trường.
Tuy nhiên,
đại diện BTC và người trong cuộc vẫn giữ động thái im lặng trước ồn ào
dư luận. Dự kiến, The Voice sẽ được lên sóng vào giữa tháng 5.2018 sau
khi kết thúc cuộc thi Sing my song.
Huy MC cho biết, suốt mấy năm qua anh luôn nhận mình là kẻ ngoại tình để vợ cũ đỡ bị mang tiếng.
U19 Việt Nam thảm bại tại Hàn Quốc, CLB Thái Lan tạo 'cú sốc' tại giải châu Á
Thứ Tư, 18/04/2018 19:54 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - U19
Việt Nam thảm bại tại Hàn Quốc, CLB Thái Lan tạo 'cú sốc' tại giải châu
Á là những thông tin chính có trong chuyển động bóng đá Việt tối ngày
18/4.
- Video clip highlights bàn thắng U19 Việt Nam 0-4 U19 Mexico, Suwon JS Cup 2018
- VFF làm việc với Bộ về bầu Đức, U19 Việt Nam gặp Mexico chiều nay
- Tuấn Anh phải nằm viện thêm 1 tuần, U19 Việt Nam loại cầu thủ Việt Kiều
U19 Việt Nam thảm bại tại Hàn Quốc
Dù U19 Việt Nam chơi rất cố gắng nhưng thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn
đã không thể làm nên bất ngờ trước U19 Mexico ở trận mở màn Suwon JS Cup
2018.
Chiều ngày hôm nay 18/4, đội tuyển U19 Việt Nam
đã bước vào trận đấu đầu tiên ở giải Suwon JS Cup 2018 tại Hàn Quốc,
gặp ứng viên số 1 cho chức vô địch là U19 Mexico. Trên thực tế, với lối
đá phòng ngự phản công, U19 Việt Nam đã có một hiệp 1 khá tốt khi không
để cho đối phương chọc thủng lưới. Tuy nhiên, bước sang hiệp 2, sự thua
kém về mặt thể lực và sự thiếu chắc chắn trong khâu phòng ngự đã khiến
U19 Việt Nam phải trả giá bằng 4 bàn thua.
Chung cuộc, U19 Việt Nam nhận thất bại 0-4 trước U19 Mexico. Ở lượt
trận thứ 2, U19 Việt Nam sẽ gặp Morocco lúc 18 giờ ngày 20/4.
CLB Thái Lan tạo 'cú sốc' tại giải châu Á
CLB Buriram Utd của Thái Lan mới đây đã gây bất ngờ lớn khi đánh
bại đối thủ Jeju Utd ngay tại Hàn Quốc để giành quyền đi tiếp ở đấu
trường AFC Champions League 2018. Sau thành tích lọt vào bán kết ASIAN
Cup 2018 của đội tuyển nữ Thái Lan, tới lượt CLB Buriram Utd xuất sắc
vượt qua vòng bảng AFC Champions League với những kết quả ấn tượng.
Trước lượt đấu thứ 6, Buriam vẫn xếp thứ ba bảng G, kém Cerezo
Osaka 2 điểm. Đội bóng Thái Lan buộc phải đánh bại chủ nhà Jeju United,
đồng thời hy vọng đại diện Nhật Bản sảy chân trước Guangzhou Evergrande
mới có hy vọng đi tiếp. Và bằng sự nỗ lực cùng một chút may mắn, Buriam
đã lách qua khe cửa hẹp để góp mặt vào vòng trong.
Nằm ở bảng đấu mạnh với sự góp mặt của 3 đại diện Trung, Nhật, Hàn
là Guangzhou Evergrande, Cerezo Osaka và Jeju Utd, CLB Buriram Utd đã
không hề tỏ ra run sợ khi họ thi đấu khá hay với thành tích để thua đúng
1 trận trong suốt 6 trận vòng bảng. Đó là thất bại 0-2 trước Jeju ở
lượt đi trên nhà Chang Arena. CLB Buriram Utd chính là đại diện duy nhất
của khu vực Đông Nam Á vào vòng knock-out tại AFC Champions League
2018.
Tiền vệ Trùm Tỉnh nói về pha bóng khiến anh gãy xương sườn
Tiền vệ CLB Sanna Khánh Hòa chia sẻ về tính huống anh bị cầu thủ
Hải Huy vào bóng nguy hiểm dẫn tới chấn thương nặng: “Trước khi va chạm,
trọng tài đã cắt còi. Tôi đứng ngay gần vị trí bóng rơi và chỉ định
vung chân lên đá quả bóng đi, rồi sau đó chạy về phần sân nhà. Anh Hải
Huy đứng cách đó khoảng 2 m, anh lao lên và nhảy vào người tôi. Có lẽ đó
là pha bóng cố ý.
Tôi thấy anh ấy hơi nóng. Không biết khi vào bóng, anh ấy nghĩ gì
khi đó không phải là pha bóng tranh chấp. Chẳng thà, tôi là người chủ
động lao vào và dính đòn thì tôi chịu. Sau trận, anh Huy có nhắn tin xin
lỗi, nên tôi không biết phải nói gì nữa".
Chấn thương của Trùm Tỉnh diễn ra trong trận đấu giữa Sanna Khánh
Hòa và Than Quảng Ninh trong khuôn khổ vòng 5 V-League 2018. Ở trận đấu
này, Sanna Khánh Hòa giành chiến thắng chung cuộc 1-0.
Đội hình TP.HCM đắt giá nhất V-League
Trang web chuyên định giá cầu thủ Transfermarkt nhận định, CLB
TP.HCM sở hữu đội hình ước tính với giá trị 25 tỷ đồng. Đội bóng của Chủ
tịch Công Vinh là đội bóng đắt giá nhất khi tổng giá trị cầu thủ rơi
vào khoảng 788 nghìn bảng (25 tỷ đồng). Xếp sau TP.HCM là CLB FLC Thanh
Hóa (24 tỷ), Sài Gòn (16 tỷ) và Hà Nội (gần 15 tỷ). Đội có giá trị
thấp nhất là SHB Đà Nẵng, có tổng giá trị đội hình là 750 triệu đồng.
An Bình
Nga: Đòn trả đũa Mỹ sẽ 'đau đớn và chuẩn xác'
Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga cảnh báo việc Mỹ theo đuổi các biện pháp
cấm vận Moscow sẽ phải đối mặt với những biện pháp trả đũa cứng rắn.
"Đòn đáp trả của Nga, mà chúng tôi gọi là phản trừng phạt, sẽ chính xác và đau đớn", Reuters dẫn lời bà Valentina Matviyenko, chủ tịch Hội đồng liên bang (lãnh đạo Thượng viện) Nga, phát biểu hôm 18/4.
Theo Interfax, bà Matviyenko cảnh báo "không bên nào nên ảo tưởng" rằng công kích Nga có thể thoát khỏi bị trừng phạt. Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga khẳng định cấm vận là "con dao hai lưỡi" sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho những nước sử dụng chống lại Moscow.
Hãng thông tấn Nga Interfax cho biết thông điệp bà Matviyenko đưa ra nhắm vào Mỹ,
nước mới đây đã đưa 38 cá nhân và tổ chức Nga vào danh sách trừng phạt.
Bà Matviyenko là nhân vật xếp thứ 2 danh sách kế nhiệm trong trường hợp
tổng thống Nga không thể thực thi nhiệm vụ, sau Thủ tướng Dmitri
Medvedev.
Trong khi đó, Hạ viện Nga cũng vừa soạn thảo dự luật cho phép chính phủ cấm hoặc hạn chế các mặt hàng nhập khẩu và dịch vụ từ Mỹ, trong đó có thực phẩm, thuốc men, động cơ tên lửa và các dịch vụ tư vấn. Điện Kremlin chưa xác nhận có ủng hộ dự luật này hay không.
Quan hệ song phương Nga - Mỹ đang trong tình trạng được Tổng thống Trump mô tả là "tồi tệ chưa từng có".
Hồi tháng 3, Mỹ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa tổng lãnh sự quán Nga ở Seattle. Đáp trả động thái này, Nga trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Mỹ và đóng cửa tổng lãnh sự quán Mỹ ở St. Petersburg. Mới đây, Mỹ đưa 38 cá nhân và tổ chức Nga, trong đó có nhiều chính trị gia, vào danh sách trừng phạt.
Sau vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma, Syria mà Washington cáo buộc do lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad thực hiện, Mỹ dự định áp đặt thêm các lệnh trừng phạt chống Nga. Tổng thống Trump sau đó hoãn thực thi quyết định này, cảnh báo sẽ mở rộng trừng phạt nếu Nga tiếp tục có các hành động khiêu khích.
Theo Interfax, bà Matviyenko cảnh báo "không bên nào nên ảo tưởng" rằng công kích Nga có thể thoát khỏi bị trừng phạt. Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga khẳng định cấm vận là "con dao hai lưỡi" sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho những nước sử dụng chống lại Moscow.
Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Valentina Matviyenko . Ảnh: RT. |
Trong khi đó, Hạ viện Nga cũng vừa soạn thảo dự luật cho phép chính phủ cấm hoặc hạn chế các mặt hàng nhập khẩu và dịch vụ từ Mỹ, trong đó có thực phẩm, thuốc men, động cơ tên lửa và các dịch vụ tư vấn. Điện Kremlin chưa xác nhận có ủng hộ dự luật này hay không.
Quan hệ song phương Nga - Mỹ đang trong tình trạng được Tổng thống Trump mô tả là "tồi tệ chưa từng có".
Hồi tháng 3, Mỹ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa tổng lãnh sự quán Nga ở Seattle. Đáp trả động thái này, Nga trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Mỹ và đóng cửa tổng lãnh sự quán Mỹ ở St. Petersburg. Mới đây, Mỹ đưa 38 cá nhân và tổ chức Nga, trong đó có nhiều chính trị gia, vào danh sách trừng phạt.
Sau vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma, Syria mà Washington cáo buộc do lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad thực hiện, Mỹ dự định áp đặt thêm các lệnh trừng phạt chống Nga. Tổng thống Trump sau đó hoãn thực thi quyết định này, cảnh báo sẽ mở rộng trừng phạt nếu Nga tiếp tục có các hành động khiêu khích.
Mỹ cùng các nước phương Tây đã trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga. Đồ họa: Như Ý. |
Nã tên lửa Syria, Trump để lộ điểm yếu trước Kim Jong-un?
Thứ Tư, ngày 18/04/2018 19:00 PM (GMT+7)
Đợt không kích Syria ngày 14.4 của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm phô trương sức mạnh, nhưng có thể gây phản tác dụng trước các đối thủ khác như Triều Tiên.
Nã tên lửa Syria, Trump để lộ điểm yếu trước Kim Jong-un.
Năm 2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó từng có kế hoạch tấn công
Syria, để đáp trả hành động sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Tổng
thống Bashar al-Assad.Nhưng ông Obama không muốn tấn công quy mô nhỏ, theo cách không để Iran hay Nga phản ứng.
Sau khi lên nắm quyền ông Trump đã 2 lần làm điều mà ông Obama quyết định không làm. Nhưng đợt không kích hôm 14.4 chỉ càng làm tổn hại uy tín của Mỹ trên trường quốc tế, đặc biệt là phản tác dụng với Triều Tiên, theo Fox News.
Marc Thiessen, chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) cho rằng, cuộc không kích của Mỹ, Anh, Pháp nhắm vào Syria cuối tuần trước chỉ là hành động phô trương sức mạnh mang tính biểu tượng, đủ “để không bị chê cười".
Đợt không kích bằng 105 quả tên lửa không đánh trúng tiêm kích, sân bay hay bất cứ bệ phóng nào của quân đội Syria. Không có thông tin về người chết tại hiện trường, chứng tỏ chính quyền Damascus đã có đủ thời gian sơ tán ba mục tiêu được coi là cơ sở tàng trữ và sản xuất vũ khí hóa học.
Đợt không kích bằng 105 tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp không gây thiệt hại về người.
Sáng ngày hôm sau, người Syria đổ ra đường ăn mừng như thể họ đã
giành chiến thắng, bởi họ biết rằng Mỹ và đồng minh chỉ tung ra đòn tấn
công yếu ớt.Tướng về hưu Jack Keane, cựu phó tham mưu trưởng lục quân Mỹ, tin rằng người Syria có lý do để ăn mừng. “Cách Mỹ đáp trả cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học rất yếu. Đó lẽ ra phải là đợt tấn công phủ đầu mạnh mẽ”.
Như vậy, đòn đáp trả của Mỹ và đồng minh chỉ càng khiến Syria và Nga, Iran cảm thấy thêm tự tin vào sức mạnh của mình, ông Theissen nhận định. Các đối thủ khác của Mỹ trên toàn cầu như Triều Tiên cũng có thể nhận ra thế yếu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ra lệnh tấn công Syria.
Thay vì cảnh báo lính Nga rời khỏi các căn cứ nếu không muốn bỏ mạng ở Syria, Washington lại lên kế hoạch để tên lửa không đe dọa đến tính mạng người Nga ở Syria, nhằm tránh nguy cơ đụng độ quân sự giữa hai cường quốc.
Tàu tuần dương tên lửa USS Monterey phóng tên lửa Tomahawk trong đợt tấn công ngày 14.4.
Có vẻ như Nhà Trắng đã phải chịu lùi bước sau khi các quan chức Điện
Kremlin phát đi cảnh báo rằng Nga sẵn sàng bắn hạ mọi tên lửa đe dọa đến
tính mạng quân nhân của họ ở Syria. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
hiểu rất rõ điều này, theo ông Theissen.Ông Kim có thể sẽ rút ra bài học rằng, nếu ông Trump không dám tấn công sân bay Syria vì lo sợ bị Nga đáp trả thì Mỹ chắc chắn cũng sẽ không dám tung đòn phủ đầu vào cơ sở hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.
Bởi động thái đó sẽ châm ngòi cho đòn trả đũa bằng pháo binh quy mô lớn trút vào thủ đô Hàn Quốc, cũng như khiến đồng minh lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc tức giận.
Theo chuyên gia Theissen, Mỹ đang đánh dấu bước lùi trong việc ngăn Triều Tiên phát triển tên lửa hạt nhân đe dọa thành phố Mỹ. Sau những gì diễn ra ngày 14.4, năng lực răn đe của Mỹ đang giảm mạnh, chứ không phải được cải thiện.
Như vậy, ông Trump đã vô tình phơi bày điểm yếu trước nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đây là cơ hội để ông Kim chiếm ưu thế trong cuộc đàm phán với ông Trump vào tháng tới. “Bởi ai cũng hiểu rằng ông Trump đang dọa nhiều hơn là làm”.
Năng lực hải quân Anh đang suy yếu đến mức báo động và điều này lộ rõ trong đợt tấn công Syria bằng tên lửa hành...
Cách thức đảm bảo an ninh tại bệnh viện ở Mỹ
Kiểm soát khách viếng thăm hay thành lập đội ngũ cảnh sát riêng là hai trong các cách bệnh viện tại Mỹ áp dụng nhằm đảm bảo an ninh.
Lực lượng cảnh sát bệnh viện hiện đã trở thành bộ phận không thể thiếu tại một số cơ sở y tế ở Mỹ. Ảnh: Medical Center Hospital.
|
Năm 2010, con trai một phụ nữ lớn tuổi đang điều trị ung thư tại bệnh
viện Johns Hopskins ở Baltimore, Mỹ, đã nổ súng vào chính bác sĩ phẫu
thuật cho mẹ anh này. Hành động diễn ra bất ngờ buộc bệnh viện phải
phong tỏa khẩn cấp và các nhân viên không khỏi cảm thấy sợ hãi, sốc.
Người bác sĩ phẫu thuật đã bình phục nhưng tâm lý hoang mang không bào
giờ có thể xóa bỏ.
Năm ngoái, y tá Elise Wilson, 65 tuổi, bị một thanh niên 24 tuổi tên
Conor O'Regan đâm 11 nhát trong phòng cấp cứu tại bệnh viện Harrington
thuộc thị trấn Southbridge, bang Massachusetts. Khai nhận trước tòa,
Conor O'Regan cho biết y chọn nạn nhân ngẫu nhiên để trả thù cho việc
mình đã bị đối xử bất công trong một lần điều trị khớp cổ tay trước đó.
Đây chỉ là một vài trong rất nhiều vụ bạo lực tại bệnh viện đang có
chiều hướng gia tăng ở Mỹ. Dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy
tỷ lệ nhân viên bệnh viện bị cố ý gây thương tích khi đang làm việc cao
hơn đáng kể so với các ngành nghề thuộc khu vực tư nhân khác.
Những sự việc trên làm bật lên câu hỏi về mức độ an ninh tại các bệnh
viện Mỹ và làm thế nào để biến bệnh viện trở thành nơi an toàn hơn. Theo
các chuyên gia, thực tế, không có quy chuẩn nào về an ninh đối các bệnh
viện ở Mỹ bởi như lời ông Gabor Kelen, chủ nhiệm khoa cấp cứu tại bệnh
viện Đại học Johns Hopkins, "bảo vệ bệnh viện là công việc rất khác
biệt. Bệnh viện đáng nhẽ phải là nơi chào đón tất cả mọi người. Ý tưởng
biến bệnh viện thành căn cứ quân sự Fort Knox không thực sự khả thi".
Tuy nhiên, trước thực trạng những vụ bác sĩ, y tá bị hành hung ngày càng
trở nên phổ biến, các bệnh viện đều phải tự đưa ra những biện pháp đối
phó của riêng mình.
Tại bệnh viện Đại học George Washington ở Washinton DC, bất kỳ ai vào
bệnh viện cũng phải làm thủ tục đăng ký, nêu rõ lý do đến (nếu đến thăm
bệnh nhân, người bệnh nhân đó phải được gọi để xác nhận) và xuất trình
giấy tờ tùy thân. Bệnh viện lắp khoảng 130 camera an ninh ở các địa điểm
khác nhau, ví dụ phòng chờ, quán cà phê, nhằm quan sát bao quát tình
hình mọi lúc, mọi nơi, song không phải trong khu vực bệnh nhân lưu trú
vì lý do riêng tư.
Bệnh viện Đại học George Washington không đặt máy phát hiện kim loại hay
thuê các nhân viên an ninh có vũ trang bên trong khuôn viên như một số
bệnh viện khác. Nhưng những khoa đặc biệt, chẳng hạn như khoa sản, cấp
cứu, hồi sức tích cực hay thần kinh vẫn được tăng cường bảo vệ. Nếu muốn
ra vào, cả người nhà, bệnh nhân lẫn bác sĩ, y tá đều phải quẹt thẻ.
Theo trang Fierce Healthcare, một số bệnh viện Mỹ hiện còn được
phép tự thành lập đội ngũ cảnh sát riêng. Khác với các nhân viên an
ninh, thành viên đội cảnh sát này hoàn toàn có quyền bắt giữ trong khuôn
viên bệnh viện như các quan chức thực thi pháp luật khác.
Bệnh viện La Porte thuộc Đại học Indiana là một trong những cơ sở áp
dụng mô hình trên. Lãnh đạo bệnh viện hy vọng nó sẽ giúp tăng cường độ
an toàn khi các cảnh sát bệnh viện có thể hành động ngay lập tức khi có
những sự việc bất ngờ xảy ra, không cần chờ tới sự can thiệp của lực
lượng cảnh sát địa phương.
Trung tâm Y tế Khu vực Adena ở Ohio cũng đã thành lập phòng cảnh sát
riêng vào năm 2014. Bộ phận này sẽ ưu tiên xử lý các hành vi tội phạm
trong khuôn viên bệnh viện, để phân biệt với đội an ninh có nhiệm vụ tập
trung vào những vấn đề thuộc về quy trình hoạt động như tiêu chuẩn an
toàn hay luật lệ.
Y tá Elise Wilson với cánh tay chằng chịt vết khâu vì bị đâm dao. Ảnh: Massachusetts Nurses Association.
|
Sau vụ đâm dao nữ y tá Elise Wilson năm 2017, bệnh viện Harrington bắt
đầu chú ý hơn tới công tác đảm bảo an ninh. Bệnh viện đã ban hành những
quy định nghiêm ngặt hơn về an ninh, an toàn, đặc biệt tại phòng cấp
cứu. Một số biện pháp được đưa ra, bao gồm hạn chế số lượng khách tới
thăm đối với từng bệnh nhân hay tư trang của khách tới bệnh viện đều
phải qua kiểm tra.
Bệnh viện Harrington đã lắp đặt hai máy phát hiện kim loại tại hai cửa
ra vào khu vực cấp cứu. Thêm vào đó, mỗi bệnh nhân chỉ được phép tiếp
không quá hai khách một lần. Dòng khách viếng thăm sẽ do các nhân viên
an ninh kiểm soát. Bệnh viện còn có kế hoạch lắp thêm camera và hàng
loạt nút báo động khẩn cấp ở nhiều địa điểm khác nhau trải khắp khuôn
viên.
Một lượng lớn nhân viên tại bệnh viện Harrington sẽ phải trải qua các
khóa huấn luyện kiểm soát khủng hoảng và chiến thuật phòng vệ. Các nhân
viên an ninh giờ đây được trang bị thêm dùi cui, còng tay và bình xịt
hơi cay để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Đội ngũ lãnh đạo hy vọng bệnh viện Harrington có thể trở thành "mô hình
kiểu mẫu" về đảm bảo an ninh, an toàn cho các cơ sở y tế khác trên khắp
nước Mỹ.
Vũ Hoàng
Hé lộ số phận của những người may mắn sống sót sau thảm họa Titanic
Thứ năm, 19/04/2018 06:00
Hơn 1.500 người thiệt mạng trong vụ tai nạn tàu
Titanic năm 1912 mãi là nỗi ám ảnh với những người còn sống. Có nạn nhân
thoát chết đã vượt lên số phận để ghi dấu trong làng quần vợt Mỹ.
Đã hơn 100 năm trôi qua kể từ sau thảm họa tàu Titanic
nhấn chìm hơn 1.500 người nhưng ám ảnh về vụ tai nạn nghiêm trọng nhất
ngành hàng hải vẫn chưa bao giờ nguôi, nhất là với những nạn nhân may
mắn sống sót trong đêm 14/4/1912 kinh hoàng ấy.
Cuộc sống của họ sau đó ra sao?
Mới đây, tạp chí Bright Side đã tổng hợp
câu chuyện về một số người sống sót sau thảm họa Titanic, trong đó có 2
em bé bị chính người cha bắt cóc và đã ở trên con tàu Titanic hướng đến
Mỹ.
Số phận ly kỳ của 2 em bé mồ côi trên còn tàu Titanic
Tháng 4/1912, hai anh em Michel Navratil
(3 tuổi) và Edmond Navratil (2 tuổi) cùng cha mình, ông Michel (cùng tên
với con trai lớn) trên con tàu Titanic trong lộ trình tới Mỹ. Ông
Michel là một thợ may người Slovakia sống ở Nice, Pháp ly thân với vợ
trước đó và 2 đứa bé sống cùng mẹ. Nhân dịp lễ Phục Sinh, hai đứa trẻ
được đưa tới thăm cha và đã bị chính cha mình dàn dựng chuyện bắt cóc để
đưa chúng tới Mỹ.
Hai bé trai Michel (bên phải) và Edmond Navratil (bên trái) (Ảnh: EAST NEWS)
Ông Michel đã đặt 3 vé hạng sang, dưới tên
giả là người đàn ông góa vợ Hoffman cùng hai con Louis và Lolo, tới Mỹ
nhằm làm lại cuộc sống mới. Nhưng không may, thảm họa đã xảy đến với con
tàu Titanic.
Trong lúc "ngàn cân treo sợi tóc", Michel đã gửi được 2 đứa bé vào
phao cứu sinh. Nhờ vậy Michel và Edmond sống sót trong vụ chìm tàu nổi
tiếng.Khi được đưa lên bờ, bởi còn quá nhỏ lại không có ai nhận là cha mẹ nên 2 đứa trẻ đã được một vị khách là Margarets Hays nhận bảo trợ cho tới khi người nhà tới nhận. Thời điểm sau đó, hình ảnh của Michel và Edmond ngập tràn trên các mặt báo. Giữa tháng 5/1912, mẹ của 2 đứa bé đã tới nhận lại con mình.
Lớn lên, Michel trở thành giáo sư tâm lý
và kết hôn với bạn học. Ông sống phần đời còn lại ở Montpellier, Pháp và
qua đời ở tuổi 92. Còn người em Edmond trở thành một kiến trúc sư,
nhưng sau đó gia nhập vào quân đội Pháp trong thế chiến 2.
Edmond qua đời khi còn trẻ, ở tuổi 43.
Người phụ nữ "không thể chìm" và viện bảo tàng "hồi ức Titanic"
Margaret Brown, một trong số các nạn nhân
may mắn sống sót trong thảm họa Titanic được mệnh danh là "người phụ nữ
không thể chìm". Sinh năm 1867, là một nhà từ thiện và nhà hoạt động xã
hội người Mỹ, Margaret kết hôn cùng một người chồng giàu có và sống
trong nhung lụa.
Margaret Brown, một nạn nhân may mắn sống sót trong vụ chìm tàu Titanic (Ảnh: Wikipedia)
Vừa là nhân chứng lại vừa là nạn nhân sống sót trong vụ chìm tàu lịch sử, Margaret đã trở nên nổi tiếng. Câu chuyện của người phụ nữ này cũng trở thành đề tài cho bộ phim mang tên The Unsinkable Molly Brown (tạm dịch: Bà Molly Brown không thể chìm). Mặc dù tên thật của Margaret Brown không có chữ "Molly", nhưng người ta vẫn nhớ đến bà là Molly Brown từ sau bộ phim đó.
Tuy bộ phim có nhiều chi tiết hư cấu về bà
Brown nhưng sự thực, Margaret Brown là người đã đứng trên boong tàu và
chứng kiến cảnh tảng băng trôi va vào thân tàu.
Khi vụ tai nạn xảy ra, Margaret được đưa
lên xuồng cứu hộ số 6 và lênh đênh suốt một đêm trên biển cùng nhiều
người trước khi được tàu Carpathia cứu. Bà cũng chính là người đã yêu
cầu xuồng cứu hộ này phải quay trở lại nơi xảy ra tai nạn để cứu thêm
các nạn nhân, tuy nhiên chưa rõ họ có cứu thêm được ai nữa không.
Sống sót sau thảm họa chìm tàu Titanic,
Margaret Brown sau đó thành lập một quỹ quyên tiền từ những người giàu
có để giúp đỡ các nạn nhân Titanic. Không dừng lại ở đó, bà còn dựng nên
một viện bảo tàng nhỏ ngay tại quê hương Denver để trưng bày các kỷ vật
liên quan đến sự kiện Titanic.
Năm 1932, Margaret qua đời ở New York vì bệnh ung thư.
Một góc trưng bày kỷ vật Titanic trong bảo tàng của Margaret tại quê nhà ở Denver (Ảnh: Internet)
Được mệnh danh là "Miss Unsinkable" (tạm
dịch là "Quý bà không thể chìm"), trường hợp của Violet Jessop được coi
là có 1-0-2 trong lịch sử. Bà là người sống sót trong cả 3 vụ chìm tàu
nổi tiếng của hãng White Star Line (Olympic, Titanic và Britannic).
Violet là nhân viên phục vụ trên cả 3 con tàu và đều thoát chết trong
gang tấc sau cả 3 vụ tai nạn tàu.
Ngày 10/9/1911, Olympic va chạm với tàu
chiến Anh HMS Hawke ngoài Đảo Wight. Con tàu bị hư hại và được mang trở
lại Belfast để sửa chữa. Ở thời điểm đó, hãng phải tạm ngừng công đoạn
hoàn thiện tàu Titanic để ưu tiên chỗ cho Olympic. Một chân vịt của
Titanic cũng được sử dụng thay thế vào tàu Olympic.
Chân dung Violet Jessop, người may mắn thoát chết trong 3 vụ tai nạn tàu (Ảnh: Internet)
Tháng 4/1912, Titanic thực hiện chuyến
vượt biển đầu tiên và cũng là chuyến đi cuối cùng khi đâm vào một tảng
băng trôi, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Khi con tàu đâm vào tảng
băng và từ từ chìm xuống, Violet đang ngủ trong phòng. Tiếng đâm mạnh
cùng với tiếng người hoảng hốt kêu la đã khiến bà tỉnh giấc. Ngay sau
đó, người phụ nữ này đã nhanh chân chạy lên, hòa cùng dòng người tìm
thuyền cứu hộ.
Năm 1914, Britannic được hạ thủy và thực
hiện chuyến đi đầu tiên vào năm 1915. Đây là con tàu to nhất trong bộ 3
con tàu mà hãng White Star Line đã hy vọng sẽ thay thế được con tàu
Titanic. Tuy nhiên, số phận của Britannic không khác gì "người anh em"
của nó.
Ngày 21/11/1916, Britannic phát nổ ngoài
khơi đảo Kea, Hy Lạp, khiến 30 người tử vong, nhưng Violet vẫn may mắn
sống sót nhờ nhanh trí nhảy xuống biển. Bà được một thuyền cứu hộ cứu
sống kịp thời.
Sau 5 lần 7 lượt thoát chết trong gang
tấc, Violet tiếp tục theo đuổi công việc yêu thích là phục vụ trên tàu
tới khi bà 60 tuổi. 84 tuổi, bà qua đời do bệnh tim.
Nữ diễn viên Mỹ sống sót trong thảm họa
Là một nữ diễn viên Mỹ chuyên đóng phim
câm, Dorothy Gibson bước lên con tàu định mệnh ấy và may mắn sống sót
trong thảm họa. Tháng 5/1912, chỉ 1 tháng sau vụ tai nạn, bà cho ra mắt
bộ phim đầu tiên về con tàu Titanic, do chính bà viết kịch bản và thủ
vai nữ chính mang tên Saved From the Titanic (tạm dịch là Giải cứu khỏi tàu Titanic).
Bộ phim nhanh chóng đạt được thành công vang dội, nhưng sau này bị lu mờ bởi bộ phim Titanic
sản xuất năm 1997. Ngày nay, không còn ai nhớ tới bộ phim đầu tiên về
thảm họa Titanic cũng như tên tuổi của diễn viên Dorothy Gibson nữa.
Dorothy Gibson, nữ diễn viên Mỹ đã có mặt trên chuyến tàu định mệnh (Ảnh: Internet)
Năm 1928, Dorothy Gibson chuyển đến Paris sống và dành toàn bộ phần đời của mình ở đó. Năm 1946, bà qua đời vì bệnh tim.
Huyền thoại tennis sống sót kì diệu trong vụ tai nạn Titanic
Richard Norris Williams, tay vợt tennis
gốc Thụy Sĩ nổi tiếng của làng thể thao Mỹ đã có mặt trên con tàu
Titanic năm 1912. Khi ấy, Richard đang phấn đấu cho sự nghiệp quần vợt
của mình. Ông có mặt trên tàu cùng cha thẳng tới Mỹ để sẵn sàng cho việc
thi đấu trong đội tennis của trường ĐH Harvard tại giải Ivy League.
Lúc con tàu gặp nạn, Richard đã bám vào
phao cứu sinh, cố gắng vượt qua nỗi hoảng sợ và đau đớn khi cha ông bị
chiếc chân vịt khổng lồ nghiền nát khi nhảy xuống nước. Thời điểm đó,
chân của Richard bị tê cóng vì lạnh và gần như mất hết cảm giác. Ông đã
phải lê từng bước suốt hàng giờ đồng hồ trên sàn tàu cứu hộ để hy vọng
khôi phục lại cảm giác cho đôi chân. Và sức mạnh tinh thần cũng như ý
chí của Richard đã giúp ông chiến thắng.
Chân dung Richard Norris Williams, tay vợt huyền thoại của Mỹ đã sống sót trong thảm họa Titanic (Ảnh: Wikipedia)
Chỉ vài tháng sau thảm họa Titanic, ông
đoạt danh hiệu đôi nam US Nationals rồi tiếp tục giành được nhiều danh
hiệu cao quý khác ở các giải Grand Slam trước khi được lưu danh vào ngôi
nhà các tay vợt huyền thoại năm 1957.
Năm 1968, ông qua đời ở tuổi 77.
Hai mẹ con thoát chết nhờ linh cảm
Eva Miriam Hart, một trong 700 người may
mắn sống sót trong vụ chìm tàu Titanic được nhớ tới là 1 trong những
nhân chứng nhỏ tuổi nhất. Năm 1912, khi ấy Eva mới 7 tuổi, bước lên con
tàu định mệnh với cha mẹ.
Vào đêm 14/4/1912, họ thao thức không ngủ vì mẹ của Eva bỗng cảm thấy khó chịu, bồn chồn trong người. Eva kể lại: "Đêm đó, mẹ tôi quyết định thức trắng vì bà nói rằng bà cảm thấy bất an, lo lắng".
Khi con tàu gặp nạn, cô gái Eva bé nhỏ
được cha quấn trong chăn và đặt vào tay mẹ, rồi đưa 2 người xuống thuyền
cứu hộ. Nhờ đó, họ vẫn sống sót nhưng cha cô đã qua đời trong thảm họa
ấy. Câu nói cuối cùng của ông để lại cho Eva là: "Cầm tay mẹ con và hãy là một cô bé ngoan!".
Gia đình ông bà Hart và cô con gái nhỏ Eva, 7 tuổi (Ảnh: Internet)
Sau thảm họa, hai mẹ con Eva quay trở về
Anh sinh sống. Lớn lên, Eva hoạt động trong Đảng bảo thủ của Anh. Người
phụ nữ này đã từng có những chia sẻ chi tiết về vụ tai nạn Titanic với
báo giới. Năm 1996, bà qua đời tại nhà riêng ở tuổi 91.
Tháng 4/2014, bức thư của mẹ Eva được bán
đấu giá tại Anh với mức giá 100.000 bảng Anh (khoảng hơn 3 tỉ đồng). Bức
thư được bà Hart viết chỉ vài giờ sau khi con tàu Titanic chìm xuống
đại dương. Theo một số chuyên gia, đây là bức thư duy nhất còn tồn tại
sau thảm kịch Titanic.
Trong thư, bà Hart viết: "Các thủy thủ
nói rằng con tàu đã có chuyến khởi hành tuyệt vời tính cho tới lúc này.
Thậm chí thời tiết cũng ủng hộ họ, chẳng hề có bão tố nào đe dọa. Thời
tiết thật đẹp, chỉ có điều gió mạnh và lạnh quá. Chỉ có Chúa mới biết
điều gì sẽ xảy ra".
Bà cũng gửi gắm vài lời tới mẹ bà ở quê nhà: "Mỗi
khi con nhắm mắt lại, con lại nhìn thấy những gì mình đã bỏ lại ở Anh
mà ra đi, con hy vọng mọi người ở nhà đều ổn cả. Hãy để lá thư này là
một lá thư viết về những điều tốt lành… Con đã gặp nhiều người thú vị
trên chuyến tàu này và cho tới giờ chuyến đi diễn ra thật tuyệt. Nhưng
dù sao đây vẫn là những ngày, những đêm dài nhất trong cuộc đời con".
Một đoạn trong bức thư bà Hart viết vài giờ trước khi con tàu Titanic chìm (Ảnh: Internet)
Mộc
Theo Vietnamnet
Theo Vietnamnet
Tuyên bố 15 tỷ USD kim cương “bốc hơi”, cựu tổng thống Zimbabwe bị triệu tập
Dân trí Quốc hội Zimbabwe dự kiến triệu tập cựu Tổng
thống Robert Mugabe để điều tra việc ông từng cáo buộc 15 tỷ USD kim
cương “bốc hơi” khỏi một mỏ của nước này.
>> Người Zimbabwe đổ xô tới nông trang cựu đệ nhất phu nhân “Gucci” đào vàng
>> Bị thất thoát quá nhiều kim cương, Zimbabwe quyết mở cửa cho nhà đầu tư ngoại
>> Chế độ nghỉ hưu khó tin của cựu Tổng thống Zimbabwe
Cựu Tổng thống Robert Mugabe (Ảnh: Reuters)
Theo AFP, năm 2016, Tổng thống Zimbabwe khi đó là ông Robert Mugabe nói rằng 15 tỷ USD doanh thu kim cương đã “bốc hơi” khỏi mỏ Marange cách thủ đô Harare khoảng hơn 4 giờ lái xe.
Ông Mugabe, nhà lãnh đạo bị phế truất tháng 11 năm ngoái sau gần 40 năm cầm quyền, khi đó cáo buộc việc bốc hơi này là do tình trạng tham nhũng và sự khai thác của nước ngoài.
Quốc hội Zimbabwe đã mở một cuộc điều tra để làm sáng tỏ cáo buộc của ông Mugabe. Ủy ban điều tra của quốc hội Zimbabwe có kế hoạch triệu tập ông Mugabe để điều trần về cáo buộc trên.
Tuy nhiên, mới đây ông Mugabe đã rút lại bình luận này. Trả lời phỏng vấn hãng tin Zimbabwe Independent, ông Mugabe nói: “Toàn bộ 15 tỷ USD bốc hơi chỉ là một truyền thuyết không có căn cứ thực tế”. Ông nói, cáo buộc này là do một quan chức trong chính quyền cung cấp cho ông vào thời điểm đó.
“Đó chỉ là một con số. Một số quan chức đã cung cấp cho tôi. Có rất nhiều đồn thổi về con số này, nhưng chưa được xác thực. Đó chỉ là một câu chuyện với các số má”, ông Mugabe nói.
Minh Phương
Theo News24
Một robot tại Nhật Bản đứng ra... tranh cử vị trí thị trưởng thành phố
Thị trưởng AI là điều chúng ta chưa từng nghĩ tới nhưng nó đã suýt trở thành sự thật tại Nhật Bản. Thậm chí, thị trưởng AI được kỳ vọng sẽ đem tới sự công bằng trong chính sách điều hành và hạn chế tham nhũng tốt hơn con người.
Robot đã và đang tiếp nhận nhiều công việc của con người nhưng có lẽ
ít ai dám nghĩ rằng, có ngày robot hoặc AI sẽ đảm đương các vị trí trong
bộ máy chính quyền của một đất nước.
Thế nhưng, điều này rất có thể sẽ trở thành sự thật tại Nhật Bản. Nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên khi ứng cử viên cho cuộc vận động bầu cử chức danh thị trưởng tại một quận ở Tokyo lại là AI.
Theo Wonderful Engineering, đề xuất này do ứng cử viên có tên Michihito Matsuda đến từ TP. Tama, Tokyo đưa ra nhằm tìm cách tối đa hóa việc sử dụng AI trong các hoạt động của thành phố. Ông tự nhận đã tổ chức chiến dịch ủng hộ AI nắm chức thị trưởng thành phố.
Tuy nhiên, Matsuda chỉ là người đại diện AI tham gia tranh cử. Những người đứng sau chiến dịch này là hai doanh nhân quyền lực Tetsuzo Matsumoto, Phó chủ tịch Softbank và Norio Murakami, cựu đại diện của Google chi nhánh Nhật Bản.
Matsuda
đề xuất thay thế các nhân sự chính quyền bằng AI. Trí tuệ nhân tạo sẽ
đóng vai trò thu thập, phân tích dữ liệu của thành phố và đưa ra những
chính sách công bằng, đồng thời cân bằng lợi ích cho tất cả người dân.
Ông chia sẻ trên Twitter: "Lần đầu tiên trên thế giới, AI sẽ tham gia tranh cử. Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi thành phố Tama. Sự ra đời của một thị trưởng AI sẽ giúp chúng ta vận hành bộ máy chính trị một cách vô tư và cân bằng hơn. Chúng ta sẽ đẩy nhanh được tốc độ thực hiện các chính sách tương lai, tích lũy thông tin, bí quyết và đưa thế hệ nối tiếp đi lên".
Michihito Matsuda, 44 tuổi, lần đầu tiên tranh cử chức danh thị trưởng vào năm 2014 nhưng không thành công. Lần này, ông quyết định chỉ đứng ra thay mặt AI để vận động tranh cử. Ông tin rằng, một thị trưởng AI sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn con người. Matsuda cũng đặc biệt nhấn mạnh, AI không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng như con người.
Chiến
dịch vận động tranh cử của AI cũng giống các ứng cử viên khác với băng
rôn, poster cổ động được treo khắp nơi trong thành phố. Bên cạnh những
lo ngại về tính hợp pháp của một thị trưởng AI, cũng có không ít người
đồng tình, ủng hộ.
Cuộc vận động tranh cử chức danh thị trưởng thành phố Tama đã được tổ chức vào ngày 15/4 vừa qua. Theo đài NHK, AI đã giành được 4.000 phiếu bầu, xếp thứ ba trong cuộc chạy đua. Người về nhất trong cuộc chạy đua là Hiroyuki Abe.
AI đã thua nhưng điều này không có nghĩa AI sẽ không quay trở lại tranh cử trong tương lai. Điều này chắc chắn là một viễn cảnh vừa đáng mừng nhưng cũng vừa đáng lo cho con người. Sẽ ra sao nếu AI thay mặt con người điều hành nhiều quyết sách chính trị, kinh tế, văn hóa,...?
Thế nhưng, điều này rất có thể sẽ trở thành sự thật tại Nhật Bản. Nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên khi ứng cử viên cho cuộc vận động bầu cử chức danh thị trưởng tại một quận ở Tokyo lại là AI.
Theo Wonderful Engineering, đề xuất này do ứng cử viên có tên Michihito Matsuda đến từ TP. Tama, Tokyo đưa ra nhằm tìm cách tối đa hóa việc sử dụng AI trong các hoạt động của thành phố. Ông tự nhận đã tổ chức chiến dịch ủng hộ AI nắm chức thị trưởng thành phố.
Tuy nhiên, Matsuda chỉ là người đại diện AI tham gia tranh cử. Những người đứng sau chiến dịch này là hai doanh nhân quyền lực Tetsuzo Matsumoto, Phó chủ tịch Softbank và Norio Murakami, cựu đại diện của Google chi nhánh Nhật Bản.
Hình ảnh của AI xuất hiện trên khá nhiều băng rôn và khẩu hiệu tranh cử thị trưởng
AI đứng ngang hàng với các ứng cử viên khác
Poster tranh cử chức danh thị trưởng của AI
Ông chia sẻ trên Twitter: "Lần đầu tiên trên thế giới, AI sẽ tham gia tranh cử. Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi thành phố Tama. Sự ra đời của một thị trưởng AI sẽ giúp chúng ta vận hành bộ máy chính trị một cách vô tư và cân bằng hơn. Chúng ta sẽ đẩy nhanh được tốc độ thực hiện các chính sách tương lai, tích lũy thông tin, bí quyết và đưa thế hệ nối tiếp đi lên".
Michihito Matsuda, 44 tuổi, lần đầu tiên tranh cử chức danh thị trưởng vào năm 2014 nhưng không thành công. Lần này, ông quyết định chỉ đứng ra thay mặt AI để vận động tranh cử. Ông tin rằng, một thị trưởng AI sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn con người. Matsuda cũng đặc biệt nhấn mạnh, AI không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng như con người.
Michihito Matsuda
Cuộc vận động tranh cử chức danh thị trưởng thành phố Tama đã được tổ chức vào ngày 15/4 vừa qua. Theo đài NHK, AI đã giành được 4.000 phiếu bầu, xếp thứ ba trong cuộc chạy đua. Người về nhất trong cuộc chạy đua là Hiroyuki Abe.
AI đã thua nhưng điều này không có nghĩa AI sẽ không quay trở lại tranh cử trong tương lai. Điều này chắc chắn là một viễn cảnh vừa đáng mừng nhưng cũng vừa đáng lo cho con người. Sẽ ra sao nếu AI thay mặt con người điều hành nhiều quyết sách chính trị, kinh tế, văn hóa,...?
Theo Trí Thức Trẻ
Nghiên cứu mới nói rằng trước con người, đã tồn tại một nền văn minh tiên tiến khác nữa
Chẳng cần tìm đâu xa ở ngoài Vũ trụ rộng lớn kia, có lẽ một giống loài tiên tiến khác ngoài con người đã từng tồn tại nơi đây trước chúng ta.
Tính đến thời điểm này, ta vẫn là giống loài thông minh, có não bộ
tiến hóa nhất Vũ trụ này. Và đã từ lâu, ta vẫn kiếm tìm một giống loài
tương tự trong Vũ trụ rộng lớn.
Ta có hàng loạt dự án nhắm tới mục đích này: Viện SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence - Tìm kiếm Sinh vật Thông minh ngoài Trái đất) sử dụng sóng vô tuyến quét toàn bộ vũ trụ này, ta khám phá ra nước tại hành tinh khác nhằm tìm kiếm dấu vết sự sống, ta tìm thấy hàng ngàn hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có thể là nơi sự sống phát triển.
Ta muốn trả lời câu hỏi con người có cô đơn trong Vũ trụ này không.
Nhưng liệu ta đã tìm đúng nơi đúng chỗ chưa? Trái Đất này chính là hành tinh duy nhất ta chắc chắn 100% rằng sự sống có thể tồn tại, ta có thể tự tìm kiếm dấu vết của một nền văn minh tiến hóa trong lịch sử 4,5 tỉ năm phát triển của Trái Đất chứ? Thế giới này mà ta đang sống rất có thể đã tạo ra nhiều hơn một nền văn minh.
Đây không phải là một câu chuyện giả tưởng. Đã từng có công trình nghiên cứu của nhà thiên văn học Jason Wright, về việc con người không phải là giống loài duy nhất xây dựng được một nền văn minh hiện đại, tiên tiến trong Hệ Mặt Trời này.
"Thực sự là ta chưa khám phá xa đến thế", nhà khí hậu học Gavin Schmidt, giám đốc Viện Goddard chuyên ngành Nghiên cứu Vũ trụ tại NASA, nói với trang tin Motherboard. "Nó thậm chí chưa bao giờ trở thành đề tài nghiên cứu tiềm năng cả".
Nhằm làm rõ vấn đề, ông Schmidt hợp tác cùng nhà vật lý học Adam Frank, cùng nghiên cứu về việc "tìm ra một nền văn minh tiên tiến khác trong lịch sử địa chất Trái Đất". Họ muốn biết rằng trên chính Trái Đất này, liệu đã có một "loài người" nữa tồn tại.
Nghiên cứu vừa mới được xuất bản trên Tạp chí Sinh vật học Vũ trụ Quốc tế này chỉ ra đâu là những dấu vết còn lại một nền văn minh đã có thể tồn tại trong quá khứ. Schmidt và Frank sử dụng những dấu vết của Kỷ Anthropocene, có thể gọi là Kỷ Nhân sinh, kỷ hiện tại mà trong đó hoạt động của con người ảnh hưởng tới hành tinh này, gây nên biến đổi trên những khía cạnh như khí hậu hay đa dạng sinh học.
Với Kỷ Nhân sinh làm kim chỉ Nam, ta có thể tìm những dấu vết tương tự khác trong lịch sử Trái Đất, từ đó tìm ra dấu vết của một nền văn minh hiện đại khác.
"Có rất nhiều thứ tốt đẹp đang diễn ra với nền văn minh nhân loại, nhưng để có được nó thì hệ sinh thái và các loài sinh vật đã phải trả cái giá rất đắt", nhà nghiên cứu Schmidt nói. Ông nhấn mạnh rằng rất nhiều hậu quả thuộc phạm trù "khuất mắt trông coi" bởi mức độ tiện lợi của nó, đơn cử có thể kể tới hệ thống cống ngầm hay việc xả thải. Bởi lẽ đó, Kỷ Nhân sinh đã để lại rất nhiều vết hằn lên lịch sử địa chất của hành tinh này.
"Toàn bộ chỗ rác thải được giấu đi khỏi mắt nhân loại, nhưng không hề biến mất khỏi lịch sử Trái Đất".
Hai nhà nghiên cứu Schmidt và Frank đề xuất là hãy tập trung vào tìm kiếm những dấu hiệu khó tìm thấy, như phụ phẩm của việc sử dụng chất đốt hóa thạch, những sự kiện tuyệt chủng lớn. Thậm chí đó là dấu vết của nhựa đã từng được sử dụng bởi (những) nền văn minh trước chúng ta, những vật liệu tổng hợp, dấu vết của canh tác mức độ cao, việc phá rừng để phát triển kinh tế, hay có thể tìm tới những dấu vết phóng xạ từ những nhà phát hạt nhân hay chiến tranh hạt nhân.
"Sẽ phải thực sự nghiên cứu vô vàn lĩnh vực khác nhau và tổng hợp lại chính những gì bạn muốn tìm", ông Schmidt nói. "Nó bao gồm hóa học, trầm tích học, địa chất học và nhiều ngành khác nữa. Rất thú vị đấy chứ".
Trong lúc rảnh rỗi, Schmidt đã viết một cuốn truyện ngắn có tên Dưới Bóng Mặt Trời – Under the Sun, kịch tính hóa một số nghiên cứu mà ông đang thực hiện. Trong đó, có một ý tưởng được nêu thế này:
"Có thể khoảng thời gian mà trong đó một nền văn mình để lại dấu vết của mình ngắn hơn rất nhiều so với tổng thời gian tồn tại của nền văn minh ấy, bởi lẽ một nền văn minh không thể tồn tại quá lâu khi vẫn làm những thứ như chúng ta vẫn đang làm đây".
"Hoặc là họ dừng lại, hoặc là bạn làm hỏng mọi thứ, hoặc bạn không tiến triển được xa hơn. Dù thế nào, thì những hoạt động có thể để lại được dấu vết sẽ đều nằm gọn trong một khoảng thời gian rất ngắn".
Có thể có tới hàng tỉ dấu vết như thế này khắp vũ trụ này, nhưng chúng vừa ít vừa rải rác nên ta chẳng bao giờ thấy được.
Và logic này cũng đúng với chính Trái đất và nền văn minh của chúng ta. Nếu như ta tìm thấy dấu vết của một nền văn minh trước con người, có lẽ đó sẽ là một bài học quý giá cho chính chúng ta: có thể chính những hành động phá hoại môi trường đã xóa sổ nền văn minh trước đây, và nhân loại lại phát triển từ con số 0, ra được chúng ta như ngày hôm nay.
Ta có hàng loạt dự án nhắm tới mục đích này: Viện SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence - Tìm kiếm Sinh vật Thông minh ngoài Trái đất) sử dụng sóng vô tuyến quét toàn bộ vũ trụ này, ta khám phá ra nước tại hành tinh khác nhằm tìm kiếm dấu vết sự sống, ta tìm thấy hàng ngàn hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có thể là nơi sự sống phát triển.
Ta muốn trả lời câu hỏi con người có cô đơn trong Vũ trụ này không.
Nhưng liệu ta đã tìm đúng nơi đúng chỗ chưa? Trái Đất này chính là hành tinh duy nhất ta chắc chắn 100% rằng sự sống có thể tồn tại, ta có thể tự tìm kiếm dấu vết của một nền văn minh tiến hóa trong lịch sử 4,5 tỉ năm phát triển của Trái Đất chứ? Thế giới này mà ta đang sống rất có thể đã tạo ra nhiều hơn một nền văn minh.
Đây không phải là một câu chuyện giả tưởng. Đã từng có công trình nghiên cứu của nhà thiên văn học Jason Wright, về việc con người không phải là giống loài duy nhất xây dựng được một nền văn minh hiện đại, tiên tiến trong Hệ Mặt Trời này.
"Thực sự là ta chưa khám phá xa đến thế", nhà khí hậu học Gavin Schmidt, giám đốc Viện Goddard chuyên ngành Nghiên cứu Vũ trụ tại NASA, nói với trang tin Motherboard. "Nó thậm chí chưa bao giờ trở thành đề tài nghiên cứu tiềm năng cả".
Nhằm làm rõ vấn đề, ông Schmidt hợp tác cùng nhà vật lý học Adam Frank, cùng nghiên cứu về việc "tìm ra một nền văn minh tiên tiến khác trong lịch sử địa chất Trái Đất". Họ muốn biết rằng trên chính Trái Đất này, liệu đã có một "loài người" nữa tồn tại.
Nghiên cứu vừa mới được xuất bản trên Tạp chí Sinh vật học Vũ trụ Quốc tế này chỉ ra đâu là những dấu vết còn lại một nền văn minh đã có thể tồn tại trong quá khứ. Schmidt và Frank sử dụng những dấu vết của Kỷ Anthropocene, có thể gọi là Kỷ Nhân sinh, kỷ hiện tại mà trong đó hoạt động của con người ảnh hưởng tới hành tinh này, gây nên biến đổi trên những khía cạnh như khí hậu hay đa dạng sinh học.
Với Kỷ Nhân sinh làm kim chỉ Nam, ta có thể tìm những dấu vết tương tự khác trong lịch sử Trái Đất, từ đó tìm ra dấu vết của một nền văn minh hiện đại khác.
"Có rất nhiều thứ tốt đẹp đang diễn ra với nền văn minh nhân loại, nhưng để có được nó thì hệ sinh thái và các loài sinh vật đã phải trả cái giá rất đắt", nhà nghiên cứu Schmidt nói. Ông nhấn mạnh rằng rất nhiều hậu quả thuộc phạm trù "khuất mắt trông coi" bởi mức độ tiện lợi của nó, đơn cử có thể kể tới hệ thống cống ngầm hay việc xả thải. Bởi lẽ đó, Kỷ Nhân sinh đã để lại rất nhiều vết hằn lên lịch sử địa chất của hành tinh này.
"Toàn bộ chỗ rác thải được giấu đi khỏi mắt nhân loại, nhưng không hề biến mất khỏi lịch sử Trái Đất".
Hai nhà nghiên cứu Schmidt và Frank đề xuất là hãy tập trung vào tìm kiếm những dấu hiệu khó tìm thấy, như phụ phẩm của việc sử dụng chất đốt hóa thạch, những sự kiện tuyệt chủng lớn. Thậm chí đó là dấu vết của nhựa đã từng được sử dụng bởi (những) nền văn minh trước chúng ta, những vật liệu tổng hợp, dấu vết của canh tác mức độ cao, việc phá rừng để phát triển kinh tế, hay có thể tìm tới những dấu vết phóng xạ từ những nhà phát hạt nhân hay chiến tranh hạt nhân.
"Sẽ phải thực sự nghiên cứu vô vàn lĩnh vực khác nhau và tổng hợp lại chính những gì bạn muốn tìm", ông Schmidt nói. "Nó bao gồm hóa học, trầm tích học, địa chất học và nhiều ngành khác nữa. Rất thú vị đấy chứ".
Trong lúc rảnh rỗi, Schmidt đã viết một cuốn truyện ngắn có tên Dưới Bóng Mặt Trời – Under the Sun, kịch tính hóa một số nghiên cứu mà ông đang thực hiện. Trong đó, có một ý tưởng được nêu thế này:
"Có thể khoảng thời gian mà trong đó một nền văn mình để lại dấu vết của mình ngắn hơn rất nhiều so với tổng thời gian tồn tại của nền văn minh ấy, bởi lẽ một nền văn minh không thể tồn tại quá lâu khi vẫn làm những thứ như chúng ta vẫn đang làm đây".
"Hoặc là họ dừng lại, hoặc là bạn làm hỏng mọi thứ, hoặc bạn không tiến triển được xa hơn. Dù thế nào, thì những hoạt động có thể để lại được dấu vết sẽ đều nằm gọn trong một khoảng thời gian rất ngắn".
Có thể có tới hàng tỉ dấu vết như thế này khắp vũ trụ này, nhưng chúng vừa ít vừa rải rác nên ta chẳng bao giờ thấy được.
Và logic này cũng đúng với chính Trái đất và nền văn minh của chúng ta. Nếu như ta tìm thấy dấu vết của một nền văn minh trước con người, có lẽ đó sẽ là một bài học quý giá cho chính chúng ta: có thể chính những hành động phá hoại môi trường đã xóa sổ nền văn minh trước đây, và nhân loại lại phát triển từ con số 0, ra được chúng ta như ngày hôm nay.
Hy vọng diệt ung thư tận gốc nhờ thiết bị rất đặc biệt này
Việt Phong (Theo Japantimes và Asahi) Thứ Tư, ngày 18/04/2018 14:40 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Bằng cách sử dụng công nghệ quan sát chính xác đã dùng cho kính thiên văn, các nhà khoa học Nhật Bản kỳ vọng sẽ tạo ra thiết bị có thể phát hiện tế bào gốc ung thư.
Cơ quan Thám hiểm Không gian Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Viện Kavli chuyên nghiên cứu Toán học và Vật lý Vũ trụ thuộc Đại học Tokyo (IMPU) sẽ tạo ra một thiết bị nguyên mẫu vào năm 2020, sau đó thử nghiệm trên chuột. Tờ Asahi cho hay, thiết bị này là kính hiển vi, có thể phát hiện tế bào gốc ung thư tốt hơn 50 lần so với những thiết bị hiện tại.
Năm ngoái, IMPU và JAXA đã thiết lập một trung tâm nghiên cứu chung cho lĩnh vực vũ trụ và y học. Từ tháng 4/2018, viện sẽ thúc đẩy nghiên cứu bằng cách mời các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Y Keiko và Khoa Dược của Đại học Tokyo.
Theo đó, nhóm nghiên cứu sẽ phát triển một đồng vị phóng xạ thâm nhập vào tế bào gốc ung thư cùng thiết bị theo dõi các tế bào gốc này có sử dụng công nghệ cảm biến đã được áp dụng trên vệ tinh Hitomi.
Thiết bị này sẽ cho phép các bệnh nhân ung thư não khó phát hiện bằng phương pháp chụp cắt lớp sẽ được theo dõi ba chiều với độ chính xác 0,1mm hoặc nhỏ hơn nữa.
Chuyên gia Hideyuki Saya, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Keiko và là thành viên nhóm nghiên cứu cho hay ung thư não có thể tái phát khi chụp cắt lớp không phát hiện được tế bào gốc ung thư. Thiết bị mới này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện chúng .
Vệ tinh có gắn kính thiên văn Hitomi được thiết kế với mục đích quan sát tia X từ các lỗ đen và các nơi khác được chế tạo trong 10 năm. Theo các quan chức JAXA, công nghệ áp dụng cho kính thiên văn có thể phát hiện vật thể 100 micromet.
Tháng 2/2016, Hitomi đã được phóng lên vũ trụ nhưng vệ tinh đã bị vỡ do bị hỏng hệ thống kiểm soát vị trí cũng như các vấn đề khác. Sau 2 tháng kể từ khi được phóng lên, vệ tinh đã dừng hoạt động.
Nhận xét
Đăng nhận xét