CÂU CHUYỆN TÂM LINH 150

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Giải mã hiện tượng ‘kiệu bay’ trong lễ hội làng

Giải mã hiện tượng “kiệu bay” qua ruộng, đập vỡ cửa kính ô tô

Thiên Di |
Giải mã hiện tượng “kiệu bay” qua ruộng, đập vỡ cửa kính ô tô

“Kiệu bay” đập vỡ cửa kính ô tô, đoàn rước kiệu 16 người ngâm mình dưới ao, kiệu chạy qua cánh đồng…ở các lễ hội được coi là hiện tượng văn hóa tâm linh.

Kiệu bay qua cánh đồng
Dư luận sửng sốt khi xem clip ghi lại hình ảnh chiếc kiệu 4 người khiêng trong lễ hội làng Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) năm 2012 đâm vỡ cửa hậu ô tô tại Trường THPT Xuân Đỉnh.
Kiệu quay lao vào ô tô đập vỡ cửa kính hậu ở Xuân Đỉnh năm 2012.
Kiệu quay lao vào ô tô đập vỡ cửa kính hậu ở Xuân Đỉnh năm 2012.
Tại một số lễ hội đầu năm của các làng cũng xảy ra hiện tượng “kiệu bay” - kiệu nhiều người khiêng chạy xuống ao, ra đồng...khiến nhiều người tò mò và khó giải thích.
Đi tìm câu trả lời cho hiện tượng này, chúng tôi có buổi trao đổi với PGS.TS, nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Lai Thúy – nguyên TBT Tạp chí văn hóa nghệ thuật.
Ông cho rằng, kiệu rước với tốc độ bình thường đột nhiên đoàn người chạy nhanh, xoay tròn thậm chí có nơi còn đồn rằng kiệu bay lên trời nên mọi người gọi là “kiệu bay”.
“Đây là hiện tượng văn hóa tâm linh có từ lâu đời và thường xảy ra tại các lễ hội làng đầu xuân và rất khó giải thích.
Cho đến nay, không ai khẳng định được câu trả lời nào là đúng hay sai mà chỉ đưa ra các giả thuyết”, PGS.TS Đỗ Lai Thúy nêu ý kiến.
Ông cho biết, rước kiệu thường có tối thiểu 4 người tùy thuộc vào lễ hội và kiệu rước của làng đó.
Bản thân ông cũng đã từng chứng kiến “kiệu bay” cách đây khoảng chục năm trước ở Thuận Thành (Bắc Ninh) trên đường ra Hà Nội.
“Kiệu đang rước trên đường thì lao xuống ruộng, chạy rất nhanh qua cánh đồng mà kiệu không hề đổ, người rước không hề vấp ngã dưới sự chứng kiến của đông đảo dân làng.
Những thanh niên rước cũng không lý giải được tại sao lại như vậy và chỉ nói rằng có sức mạnh nào đó kéo họ đi cho đến khi kiệu dừng lại.
Còn đối với những người chứng kiến thì khó giải thích và những người nghe kể thì không tin”, ông kể lại.
PGS.TS, nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Lai Thúy giải mã hiện tượng kiệu quay.
PGS.TS, nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Lai Thúy giải mã hiện tượng "kiệu quay".
Nhìn nhận hiện tượng tâm linh này, PGS.TS Đỗ Lai Thúy đưa ra hai cách giải thích:
Thứ nhất, lễ hội làng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của vị thánh, thần mà cả làng thờ tự. Họ diễn lại các tích lịch sử, hành trạng của vị thánh, thần này.
Việc kiệu chạy qua cánh đồng, ngâm mình xuống ao có thể là tích đánh giặc hoặc hoạt động giúp dân làng của vị thánh đó ngày xưa. Người dân tin vào điều tâm linh, khi đó họ sẽ rơi vào trạng thái “lên đồng tập thể”.
Thứ 2, những người khiêng kiệu có thể rơi vào trạng thái vô thức. Bằng chứng là khi kiệu chạy nhanh mà không vấp ngã, không đổ lễ khi chạy xuống ao, sông. Và khi thoát khỏi trạng thái đó họ trở lại bình thường và không giải thích được.
Ông kể thêm rằng, ở hội đám làng ông (Ngọc Than, Quốc Oai) không có hiện tượng “kiệu bay” nhưng cũng có điều khó giải thích tương tự.
Trước đám rước, ban tổ chức lễ hội chọn người khiêng kiệu, người tham gia tế lễ yêu cầu phải “sạch sẽ” hàng tuần lễ như không ăn đồ tanh hôi, “kiêng” ngủ với vợ…
Buổi đầu tiên của lễ hội, ông chủ lễ hô “kiểm soát” để kiểm tra xem ai vi phạm. Sau khi hô xong, lập tức lá cờ đình làng bay, ngọn đuốc tạt sang một bên, quần áo của người “hàng đô” (rước kiệu, cầm cờ - PV) bay phần phật.
Nếu ai vi phạm thì bị ngã hoặc ngất khiến nhiều người tin đấy là “thần phạt, thần quở trách”.
Nhắc đến sự việc “kiệu bay” đập vỡ cửa kính ô tô ở lễ hội làng Xuân Đỉnh, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng có thể xe đó làm vướng trên hành trình bay, đường đi của kiệu nên bị “trừng phạt”.
“Có thể những người rước kiệu đó rơi vào trạng thái xuất thần nên không hề biết. Hoặc làng đó có tục lệ nếu khi "kiệu quay" phá một tài sản nào đó thì sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc cho người dân trong làng.
Vì họ nghĩ rằng thánh thần đang thể hiện quyền uy, đang răn đe, cảnh cáo nên họ cho đó là hiện tượng tâm linh và cảm thấy bình thường”, PGS.TS Đỗ Lai Thúy đưa ra giải thuyết.
Hiện tượng “lên đồng tập thể”?
Trao đổi về vấn đề này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết “kiệu bay” có từ xa xưa chứ không phải bây giờ.
 
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
Về mặt tín ngưỡng lý giải, vị thần mà họ thờ đã dẫn đường và họ chỉ là người thực hiện ý nghĩ của các vị thần đó bay qua đâu, đến đâu… Xét về mặt khoa học thì đây có thể là một hiện tượng lên đồng tập thể - mọi người đều rơi vào trạng thái thôi miên, bị ám ảnh bởi một vị thần. Những lần tôi chứng kiến, khi kiệu dừng lại tôi hỏi nhưng họ đều không biết họ vừa làm cái gì cả.
Ông cho biết, ở làng Giá (Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng với "kiệu bay" và được ghi trong ca dao “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy/ Vui thì vui vậy chẳng tầy rã La”.
“Không phải lễ hội nào cũng xuất hiện “kiệu bay”. Người dân tin vào sự dẫn đường của thần linh nhưng có dẫn đường không thì tôi không khẳng định điều đó”, GS Ngô Đức Thịnh nói.
Nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Lai Thúy cũng cho biết thêm, “kiệu bay” (có nơi nói là “kiệu quay”) là hiện tượng văn hóa độc đáo, không phải bao giờ cũng xảy ra ở các lễ hội.
“Tuy nhiên, “kiệu bay” xuất hiện ít hơn xưa bởi lòng tin của người dân về tâm linh thiêng liêng không còn nhiều.
Hiện tượng này có thể sẽ dần mất đi nếu chúng ta không bảo tồn lễ hội theo đúng nghĩa của nó”, PGS.TS Đỗ Lai Thúy nói.
Lễ hội đền - chùa Phượng Vũ (xã Minh Khai, Vũ Thư, Thái Bình) diễn ra vào ngày mùng 9, mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm.
Trong nghi lễ rước kiệu truyền thống, đoàn kiệu được rước đi vòng quanh làng và trước khi giáng đền, kiệu phải được lội sông, quay liên tục dưới nước hàng tiếng đồng hồ kể cả những ngày trời rét tím tái.
theo Trí Thức Trẻ

Giải mã hiện tượng kiệu bay dưới góc nhìn khoa học

05/03/2015 06:41
Những huyền bí từ hiện tượng kiệu bay, kiệu xoay đã được các nhà khoa học giải mã.
Kiệu bay ngoài đồng, kiệu lội qua ruộng hay kiệu xoay đâm vỡ kính ôtô… không ít những hiện tượng huyền bí trong những lễ rước kiệu tại các lễ hội gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Người địa phương cho rằng, do thần hoặc thánh nhập vào người rước kiệu. Cũng có người tin rằng, có một nguồn năng lượng huyền bí nào đó đã giúp những chiếc kiệu này bay...
Vậy thực hư ra sao, hãy cùng các chuyên gia lý giải hiện tượng này dưới góc nhìn khoa học.
Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu con người (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), hiện tượng được cho là huyền bí với nhiều người thực chất là do yếu tố không cân xứng về trọng lực của những người khi khiêng kiệu.
Cụ thể, chiếc kiệu được khiêng rất nặng, trong khi đó sức khỏe, chiều cao của đội khiêng kiệu mỗi người một khác nhau, từ đó dẫn đến trọng lượng kiệu không được dàn đều và trở nên khập khiễng, liêu xiêu.
Giải mã hiện tượng kiệu bay dưới góc nhìn khoa họcẢnh minh họa
Ngoài ra, vì lễ hội thường diễn ra ở nông thôn nên địa bàn chỗ cao chỗ thấp, người xem kiệu đông dẫn đến xô đẩy, còn người khiêng không phải ai cũng chịu được sức nặng và giữ thăng bằng nên cảm tưởng kiệu bay được mô phỏng từ đó.
Vậy sẽ có người đặt câu hỏi tại sau khi khiêng kiệu, dù xoay hay va đập thế nào, tại sao kiệu lại không bị rơi?
Đứng ở góc độ chuyên môn về vật lý, GS.TS Nguyễn Văn Trị, Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội lý giải, hiện tượng kiệu quay có thể được thực hiện nhờ Định luật bảo toàn mômen động lực, trong đó 8 người khênh đều thống nhất với nhau.
Đây là trạng thái thăng hoa cao độ của con người, gần giống như hình ảnh những người đứng trên không trung.
Nhờ sự cân bằng của chiếc gậy nên họ có thể biểu diễn nhiều động tác trên không trung, mà không sợ rơi kiệu.
Tuy nhiên, cũng có người sẽ hỏi, tại sao những người rước kiệu, nhiều khi họ như thể lên đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người giải thích:
'Lên đồng thực chất là hiện tượng đưa mình vào trạng thái để nhận thông tin từ nhiều miền khác nhau như từ người khác, vũ trụ...
Đó cũng chính là sự thôi miên một cách thụ động không có chủ định. Vì có khả năng thôi miên nên không phải ai cũng có thể nhập đồng được'.
Ông Hải cũng khẳng định, quan niệm kiệu bay có thể chỉ là sự ngộ nhận, chủ quan riêng của một số người mà thôi.
Bên cạnh đó, lợi dụng sự cả tin vào hiện tượng kiệu bay, kiệu xoay, đã có một số người loan tin tại các lễ hội có trường năng lượng siêu nhiên có thể giúp con người khỏe mạnh, nhằm chuộc lợi nhờ mê tín dị đoan.
Nhà nghiên cứu vật lý, TS Văn Bằng, Giám đốc Công ty cổ phần nghiên cứu môi trường tia đất bảo vệ sức khỏe cho rằng tin đồn trên là hoàn toàn bịa đặt.
Theo ông, tại các khu vực này không hề có trường năng lượng nào đặc biệt của thiên nhiên và môi trường tạo ra.
Chẳng qua vì nhiều người tu tập, trong khi đó mỗi người đều có lượng nhiệt tỏa ra riêng, vì thế sẽ tạo ra lượng nhiệt bức xạ ra môi trường khiến mọi người thấy nóng ấm lên mà thôi.
Cũng vì yếu tố nhiệt bức xạ từ đám đông này khá lớn nên nhiều ý tưởng về khoa học như thu lượng nhiệt này để làm sáng bóng đèn cho khu vực lễ hội... Khoa học thực hiện có thể đo mức năng lượng bức xạ bằng máy đo.
Dù thế nào cũng nên nhìn nhận từ hai phía, nên tôn trọng những truyền thống nhưng không mê tín dị đoan.

Theo Phạm Kiên - Đất Việt

Giải mã kiệu quay kỳ bí

- Lễ hội đón Thành hoàng làng ở Hà Trì, Hà Đông (Hà Nội) đã có hàng trăm năm nay. Người dân nơi đây truyền miệng rằng khi rước kiệu không đi theo ý người khênh, mà như có một sức mạnh nào đó điều khiển, lúc nặng lúc nhẹ, lúc như kiệu quay đi tứ tung và nhấc bổng mọi người lên... không thể lý giải nổi. Những giải đáp của các nhà khoa học trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan về hiện tượng này.
Cứ rước cụ về là kiệu quay Lễ hội truyền thống làng Hà Trì được tổ chức từ 3 - 5 năm một lần (14, 15 và 16 tháng Giêng). Tại cụm di tích lịch sử (đình, chùa, miếu) của làng Hà Trì, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) xếp hạng năm 1993. Theo sử sách ghi lại Đô Hồ đại vương đã có nhiều công trạng trong việc đánh giặc giữ nước từ thời Trần Dụ Tông, Giản Định, đặc biệt phò tá Lê Lợi đánh tan quân Minh xâm lược đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Chính vì vậy, ông đã được vua phong tất cả là 43 đạo sắc phong, hiện vẫn được lưu giữ tại Viện Hán Nôm. Từ đó đến nay, người dân nơi đây tôn vinh cụ là vị thánh sống của làng. Theo quy định của người dân làng Hà Trì, ngay từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng, bắt đầu làm lễ đến miếu rước cụ về đình làng và chiều 17 đưa cụ từ đình làng về miếu. Người dân nơi đây chú ý nhiều nhất vào 2 buổi lễ này, bởi họ cho rằng thành hoàng làng linh thiêng, ứng nghiệm. Kiệu không đi theo hướng người khênh mà như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó điều khiển, lúc nặng lúc nhẹ, lúc như kiệu quay đi tứ tung nhưng không vào bất kỳ ai. Anh Trần Văn Thông (giáo viên trường THPT Nguyễn Huệ) là người trực tiếp khênh kiệu trong lễ hội năm nay. Anh Thông kể: Ban đầu khi kiệu mới ra khỏi miếu thì rất nặng, khi về tới cổng làng thì cứ chạy vù vù, mọi người trong làng phải "cản cụ lại để giảm tốc độ". Lúc đưa cụ về miếu, kiệu vừa ra khỏi cổng làng đã ghì lại, rồi nhấc bổng 8 người chúng tôi lên, kiệu cứ quay vòng tròn... Hồi nhỏ đi xem tôi không tin là có thật, nhưng khi trực tiếp khênh kiệu tôi mới thực sự bất ngờ. Ông Nguyễn Quý Thường, điều hành buổi lễ rước và đưa cụ về miếu cho biết: Chúng tôi là người dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nhưng cũng không giải thích được. Mỗi lần đón đưa cụ về kiệu đều quay tít, thậm chí những người đứng khênh kiệu như bay trên không trung. Chỉ đặt tựa kiệu vào vai nhưng kiệu vẫn giữ nguyên như có lực hút, thế mà kiệu vẫn không lao vào ai... Buổi lễ đưa cụ về miếu vì thế dù có đoạn đường nhưng phải mất nửa ngày mới đưa cụ về đến miếu. Hiện tượng vật lý hay tâm linh? Cụ Nguyễn Văn Bạch (96 tuổi) nhớ lại, hiện tượng kiệu quay đã có hàng chục năm nay. Khi về đình làng kiệu như đi nhanh hơn. Khi đi về phía miếu, kiệu cứ đứng yên và quay lại như không muốn đi... Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn thông tin và dự báo, Trung tâm phát triển tiềm năng con người thì trong lễ hội tất cả những người khênh kiệu có tấm lòng kính trọng đối với vị thần, đức tin họ cao, nên tâm trạng của họ có trạng thái vô thức. Trạng thái đó những người lên đồng thường hay gặp phải, lúc đó tiềm năng của con người được phát huy và họ có sức mạnh mà người bình thường không thể có được. Trong 8 người khênh kiệu thì mỗi người có độ vô thức khác nhau, lực của họ không kiểm soát được, có người có sức mạnh đẩy kiệu lên, người khác cảm thấy nhẹ. Khi rơi vào trạng thái vô thức và bán vô thức thì hành động không theo lý trí của con người. Có thể do mọi người khênh kiệu không hướng vào một lực, không định được hướng đi nên đã quay và đi lảo đảo, lúc thì quay thế này, lúc thì quay thế kia và không cân bằng lực giữa mọi người với nhau. Ông Hải phỏng đoán, cũng không thể loại trừ những người khênh kiệu đã bị điều khiển bằng lực lượng siêu nhiên. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là bí ẩn. Đức Lợi

Giải mã kiệu quay kỳ bí

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Lễ hội đón Thành hoàng làng ở Hà Trì, Hà Đông (Hà Nội) đã có hàng trăm năm nay. Người dân nơi đây truyền miệng rằng khi rước kiệu không đi theo ý người khênh, mà như có một sức mạnh nào đó điều khiển, lúc nặng lúc nhẹ, lúc như kiệu quay đi tứ tung và nhấc bổng mọi người lên... không thể lý giải nổi. Những giải đáp của các nhà khoa học trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan về hiện tượng này.
Người dân nơi đây chú ý nhiều nhất vào 2 buổi lễ này, bởi họ cho rằng thành hoàng làng linh thiêng, ứng nghiệm.
Người dân nơi đây chú ý nhiều nhất vào 2 buổi lễ này, bởi họ cho rằng thành hoàng làng linh thiêng, ứng nghiệm.
Cứ rước cụ về là kiệu quay
Lễ hội truyền thống làng Hà Trì được tổ chức từ 3 - 5 năm một lần (14, 15 và 16 tháng Giêng). Tại cụm di tích lịch sử (đình, chùa, miếu) của làng Hà Trì, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) xếp hạng năm 1993.
Theo sử sách ghi lại Đô Hồ đại vương đã có nhiều công trạng trong việc đánh giặc giữ nước từ thời Trần Dụ Tông, Giản Định, đặc biệt phò tá Lê Lợi đánh tan quân Minh xâm lược đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.

"Hiện tượng thăng hoa cao độ của con người"
Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Văn Trị, Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo GS.TS Trị, hiện tượng kiệu quay có thể được thực hiện nhờ Định luật bảo toàn mômen động lực, trong đó 8 người khênh đều thống nhất với nhau. Đây là trạng thái thăng hoa cao độ của con người, gần giống như hình ảnh những người đứng trên không trung. Nhờ sự cân bằng của chiếc gậy nên họ có thể biểu diễn nhiều động tác trên không trung, cả mấy tiếng đồng hồ mà không sợ rơi lơ lửng...
Chính vì vậy, ông đã được vua phong tất cả là 43 đạo sắc phong, hiện vẫn được lưu giữ tại Viện Hán Nôm. Từ đó đến nay, người dân nơi đây tôn vinh cụ là vị thánh sống của làng.
Theo quy định của người dân làng Hà Trì, ngay từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng, bắt đầu làm lễ đến miếu rước cụ về đình làng và chiều 17 đưa cụ từ đình làng về miếu.
Người dân nơi đây chú ý nhiều nhất vào 2 buổi lễ này, bởi họ cho rằng thành hoàng làng linh thiêng, ứng nghiệm. Kiệu không đi theo hướng người khênh mà như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó điều khiển, lúc nặng lúc nhẹ, lúc như kiệu quay đi tứ tung nhưng không vào bất kỳ ai.
Anh Trần Văn Thông (giáo viên trường THPT Nguyễn Huệ) là người trực tiếp khênh kiệu trong lễ hội năm nay. Anh Thông kể: Ban đầu khi kiệu mới ra khỏi miếu thì rất nặng, khi về tới cổng làng thì cứ chạy vù vù, mọi người trong làng phải "cản cụ lại để giảm tốc độ".
Lúc đưa cụ về miếu, kiệu vừa ra khỏi cổng làng đã ghì lại, rồi nhấc bổng 8 người chúng tôi lên, kiệu cứ quay vòng tròn... Hồi nhỏ đi xem tôi không tin là có thật, nhưng khi trực tiếp khênh kiệu tôi mới thực sự bất ngờ.
s
Mỗi lần đón đưa cụ về kiệu đều quay tít, thậm chí những người đứng khênh kiệu như bay trên không trung.
Ông Nguyễn Quý Thường, điều hành buổi lễ rước và đưa cụ về miếu cho biết: Chúng tôi là người dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nhưng cũng không giải thích được. Mỗi lần đón đưa cụ về kiệu đều quay tít, thậm chí những người đứng khênh kiệu như bay trên không trung. Chỉ đặt tựa kiệu vào vai nhưng kiệu vẫn giữ nguyên như có lực hút, thế mà kiệu vẫn không lao vào ai... Buổi lễ đưa cụ về miếu vì thế dù có đoạn đường nhưng phải mất nửa ngày mới đưa cụ về đến miếu.


Hiện tượng vật lý hay tâm linh?
Cụ Nguyễn Văn Bạch (96 tuổi) nhớ lại, hiện tượng kiệu quay đã có hàng chục năm nay. Khi về đình làng kiệu như đi nhanh hơn. Khi đi về phía miếu, kiệu cứ đứng yên và quay lại như  không muốn đi...
Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn thông tin và dự báo, Trung tâm phát triển tiềm năng con người thì trong lễ hội tất cả những người khênh kiệu có tấm lòng kính trọng đối với vị thần, đức tin họ cao, nên tâm trạng của họ có trạng thái vô thức.
Trạng thái đó những người lên đồng thường hay gặp phải, lúc đó tiềm năng của con người được phát huy và họ có sức mạnh mà người bình thường không thể có được.
d
Khênh kiệu bát cống phải là những trai làng khoẻ mạnh nhất, có vị thế trong xã hội.
Trong 8 người khênh kiệu thì mỗi người có độ vô thức khác nhau, lực của họ không kiểm soát được, có người có sức mạnh đẩy kiệu lên, người khác cảm thấy nhẹ. Khi rơi vào trạng thái vô thức và bán vô thức thì hành động không theo lý trí của con người.
Có thể do mọi người khênh kiệu không hướng vào một lực, không định được hướng đi nên đã quay và đi lảo đảo, lúc thì quay thế này, lúc thì quay thế kia và không cân bằng lực giữa mọi người với nhau.
Ông Hải phỏng đoán, cũng không thể loại trừ những người khênh kiệu đã bị điều khiển bằng lực lượng siêu nhiên.
Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là bí ẩn.
Đây là hiện tượng văn hóa đã ăn sâu trong đời sống nhân dân, nó chịu ảnh hưởng của chủ quan và khách quan và là cơ sở để thu hút sự quan tâm của mọi người đến lễ hội. Khi kiệu quay, thể hiện niềm tin của dân chúng đối với đối tượng thần thánh mà người dân thờ cúng.
Hiện tượng này có nét riêng biệt, tạo thành bản sắc riêng biệt của các địa phương. Xuất phát từ niềm tin, khi đặt vào khung cảnh, thời gian không gian tưng bừng của buổi lễ hội, sự ngưỡng mộ của dân chúng về vị thánh của mình thì sự bùng phát khả năng kỳ diệu có thể xảy ra.
TS Dương Văn Sáu (Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, trường Đại học Văn Hóa Hà Nội)

Sự thật việc đoàn rước kiệu phá hoại tài sản của dân

- Theo PGS TS Lê Quý Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân
Sáng 27/2/2015, dư luận xã hội xôn xao trước đoạn video clip ghi lại cảnh đoàn rước kiệu tại một lễ hội liên tục đâm vào chiếc ô tô hiệu KIA trắng làm chiếc ô tô tung vỡ kính phía sau.
Sau từng hồi trống và còi, kiệu lao thẳng vào kính sau xe Morning nhiều lần đến mức kính vỡ vụn. Đám đông đứng xung quanh liên tục hò reo, nhiều người “mách” chủ xe phải làm lễ mới được “thánh” tha. Trong clip cũng xuất hiện một người phụ nữ được cho là chủ xe đã quỳ sụp xuống, tay cầm tờ tiền liên tục khấn vái hướng về phía kiệu rước. Sau đó, chiếc kiệu đã chuyển hướng đi đường khác.
Địa điểm xảy ra sự việc được xác định là khu vực gần cổng Trường Trung học phổ thông Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội) trong lễ rước kiệu lễ hội Đình Giàn.
Sự việc đoàn rước kiệu đâm vỡ kính xe của một giáo viên khiến dư luận tranh cãi nảy lửa về quy cách thực hành nghi lễ rước kiệu, người thì cho rằng đó là đường của thánh, thánh đi, không cấm được. Người lại cho rằng, đó là hành động nhân danh tâm linh để phá hoại tài sản của công dân.
Kiệu bay, đâm vỡ ô tô, Đình Giàn, Từ Liêm
Đình Giàn, nơi xảy ra sự việc
Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Các làng xã thường tổ chức rước kiệu trong hội làng vào dịp Tết, nhằm tôn vinh công trạng của Thành hoàng làng. Đông, vui, hân hoan là những trạng thái, cảm xúc có thể thấy ở những nơi tổ chức rước kiệu, nhưng hiện tượng "kiệu quay” và "kiệu bay" cho tới nay vẫn gây tranh cãi nhiều trong cộng đồng.
TS Đức phân tích theo chủ nghĩa duy vật, hiện tượng kiệu bay, kiệu quay là một dạng vô thức tập thể của những người tham gia rước kiệu. Đây cũng có thể là hiện tượng tâm lý đám rước.
“Cũng có thể mấy ông rước kiệu cố tình làm như vậy để cho ông Thành hoàng làng của mình thiêng hơn. Cũng có thể chiếc ô tô kia đỗ ở vị trí làm cản trở đường đi của đoàn rước, cũng có thể đoàn rước thấy chướng mắt với chiếc ô tô này nên làm vậy,..”, TS Đức phân tích.
Tuy nhiên, theo TS Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân. “Từ trước tới nay chưa có tiền lệ nào như vậy”, TS Đức nói.
Theo TS Đức, pháp luật Việt Nam cũng có những chiếu cố nho nhỏ cho những trường hợp ma chay cưới hỏi, chẳng hạn như nhà có tang, nhà có đám cưới, với không gian chặt hẹp nơi phố phường, người ta vẫn căng phông dựng bạt lấn chiếm không gian công cộng trong một khoảng thời gian. Rõ ràng điều này pháp luật không cho phép nhưng lại được chiếu cố linh hoạt.
“Tuy nhiên, hiện tượng phá hoại tài sản của người khác dù hữu thức hay vô thức thì vẫn phải bồi thường tài sản cho người bị hại. Và đây là hiện tượng mới xảy ra nên chúng ta phải cảnh tỉnh cả BTC lễ hội. Vai trò của ban tổ chức lễ hội rất quan trọng, họ phải đưa ra được các cảnh giới, sắp xếp không gian rước kiệu phù hợp”, TS Đức nói.
Đồng quan điểm, PGS TS Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa Nghệ thuật VN cho rằng, quan niệm tâm linh của người rước kiệu từ xưa tới nay là ‘Đường thánh thánh đi, đường trần trần đi’, người rước kiệu có thể đi bất cứ đường nào vì thánh muốn. Tuy nhiên, trong xã hội bây giờ, cũng không loại trừ nhiều trường hợp những người thực hiện nghi lễ vô tình hay hữu ý lợi dụng tâm linh để xảy ra những chuyện khiến dư luận bức xúc.
“Xung đột xã hội Việt Nam với người giàu người nghèo, người nông dân thường bức xúc với những khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đương đại. Nên việc kiệu đâm hỏng ô tô cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Xe đó của ai, có mâu thuẫn gì với đội ngũ rước kiệu hay không, có đậu xe đúng quy định hay không,…Nhưng tôi cần nhấn mạnh rằng phải xem xét kỹ xem xung đột đời thường ở trường hợp này là như thế nào”, TS Thắng bày tỏ.
Chia sẻ trên Đời sống và Pháp luật ông Nguyễn Hữu Khiêm, Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lên tiếng xác nhận sự việc “kiệu bay” đâm vỡ kính ô tô xảy ra tại địa điểm gần trường THPT Xuân Đỉnh.
Ông Khiêm cho biết, sự việc xảy ra từ 3 năm trước: “Ngay khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã giao cho cán bộ xử lý và tiến hành tuyên truyền vận động để người dân cùng ban quản lý Đình Giàn tránh để xảy ra sự việc tương tự”.
Vị Chủ tịch phường Xuân Đỉnh thông tin, chủ nhân chiếc ô tô cũng không có phản ánh và đòi bồi thường.
Ông Khiêm cũng cho hay, hiện tượng “kiệu bay” không thể lý giải được và trong một vài năm gần đây thì có biến thể gây ra việc va chạm làm hư hỏng tài sản của nhân dân.
T.Lê

Lý giải hiện tượng kiệu bay trong lễ "Rước kiệu bay"

Leave a Comment
Kiệu bay ! Thần thánh hiển linh hay là do người điều khiển
Kiệu bay hay "Rước kiệu bay" là 1 lễ hội truyền thống thường diễn ra ở các tỉnh phía bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng.... Trong lễ hội phần "Rước kiệu bay" là được chú ý hơn cả khi các thành viên trong lễ rước kiệu bay sẽ bị điều khiển đi theo hướng của kiệu bay mà chưa xác định được trước. Nhiều người khiêng kiệu bay cho rằng bị thần thánh hiển linh điều khiển đi theo hướng kiệu và khi khiêng kiệu rất nhẹ.
Trong nhiều lễ hội kiệu bay phần lớn mọi người đều làm cho kiệu chạy tứ tung có khi chạy cả xuống ao, hồ, vào nhà dân...và cả việc đâm vỡ kính  ô tô.
Có nhiều người quan niệm rằng việc kiệu bay là có thật nhưng cũng không ít người cho rằng đó chỉ là 1 phong tục đẹp và vui hội đầu xuân.
Các clip trên mạng tràn ngập về kiệu bay nhưng phần lớn đều chỉ ra rằng kiệu bay chỉ là do những người điều khiển quay tròn chiếc kiệu.
Vậy còn bạn thì sao, bạn có cho rằng hiện tượng kiệu bay là có thật, do thần thánh hiển linh.

Kỳ bí ngôi đình kiệu rước 'bay' và có những cổ vật 'bất khả xâm phạm'

Người làng Xuân Đỗ (phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội) từ nhiều năm nay vẫn truyền tai nhau những câu chuyện lạ lùng về ngôi đình làng “nổi tiếng thiêng nhất vùng”. Nhiều vụ trộm đã xảy ra tại đây nhưng kỳ lạ thay, cứ vài bữa sau khi mất thì đồ bị trộm thế nào cũng được những đối tượng hành nghề “hai ngón” trả lại vì sợ hãi. Lạ lùng “kiệu bay”

Sử làng còn chép, cách đây đã 2000 năm, thưở xưa làng Xuân Đỗ có sáu giáp nhỏ heo hắt nằm dọc bờ sông Hồng. Năm ấy có vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng là Đào Khỏa Ba Sơn (SN 27 sau công nguyên) chỉ huy 500 binh sĩ trên đường tiến đánh thành Luy Lâu (tỉnh Hà Bắc cũ nay là tỉnh Bắc Ninh) đã dừng chân nghỉ lại bên miếu thờ công chúa con gái Lạc Long Quân) Đêm đó, điềm lạ đã đến khi công chúa hiển linh báo mộng với vị tướng rằng “Nếu đánh thắng quân giặc thì sẽ cùng cho về trời”. Sớm ngày hôm sau, vị tướng tài xuất quân đầy khí thế và chẳng mấy chốc thành giặc đã “tan tành xác pháo”.
Nhớ lời báo mộng của công chúa đêm hôm trước, vị tướng lệnh lui quân về bên miếu báo tin vui cho dân làng và mở tiệc khao quân tại một cánh đồng. Liền đêm hôm đó, trước sự chứng kiến của mọi người, vị tướng từ từ biến thành đám mây màu hồng thác lên trời. Từ đó cánh đồng xưa có tên gọi là “vườn hồng”, còn nhớ ơn công lao vị tướng tài đã có công diệt giặc, dân làng đã xây đình Xuân Đỗ, tôn ngài làm Thành hoàng làng.

Hàng ngàn năm, ngôi đình thờ vị tướng năm nào vẫn sừng sững dù đã trải qua bao thăng trầm biến cố. Ghé chân quán ven đường trước cửa đình, người phụ nữ bán quán không chút ngần ngại khẳng định chắc chắn: "Đã 50 tuổi đời, cũng đi nhiều nơi nhưng tôi không thấy đâu có ngôi đình thiêng như làng tôi". Trước tiên, chị chứng minh sự linh thiêng của đình bằng dẫn chứng “kiệu bay” trong hội làng mùng 9 – 10/2 âm lịch hàng năm.
Theo sự mô tả của người phụ nữ này, chiếc kiệu bát cống nặng cả ngàn cân, thế mà chỉ cần "ngài" nhập vào thì sẽ nhẹ chẳng khác như kiệu giấy, bốn thanh niên lúc đó chân tay cứ dẻo như kẹo, “múa may xoay tít như ngựa phi trên đường làng”. “Khối lần cả người cả kiệu xoay xuống ao đình; thế nhưng dù trời lạnh cắt da cắt thịt, nước ngập tới cổ mà bỗng chốc cả người cả kiệu lại nhảy phốc từ dưới ao qua bức tường bao cao cả hai mét lên đường mà không ai hề hấn gì, cũng không đồ cúng lễ nào rơi vãi”, chị cho biết.
Người dân trong làng cho biết, sợ nhất là ai trong đoàn lễ vô tình hoặc cố ý báng bổ sẽ cũng đều bị “thánh vật”, bị "ngài hành” làm chiếc kiệu bỗng nặng cả ngàn cân, trĩu người không lê chân được trong khi người bên cạnh thì vẫn… chạy như bay.
Ngôi đình “không thể bị mất trộm”.
Kiểm chứng câu chuyện, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Khắc Chứ (60 tuổi, Trưởng tiểu ban quản lý di tích đình) thì cũng được khẳng định “đó là câu chuyện thật”. Ông Chứ cho biết, từ xưa tục làng đã vậy, mỗi năm một lần trước ngày hội 10 ngày, làng sẽ lựa chọn những thanh niên ưu tú để tham gia rước kiệu "ngài". Trong thời gian này, tất cả những người rước kiệu đều không được ăn tỏi, hành, đồ ăn mặn và tuyệt nhiên kiêng kị chuyện "tình cảm".

Ngôi đình “bất khả xâm phạm”

Thế nhưng những câu chuyện đặc sắc nhất về ngôi đình, theo ông Chứ phải là chuyện những món đồ tại đây không thể bị mất, dù tương đối quý hiếm và đình cũng không canh phòng cẩn mật.

Thời xưa, đình làng có đôi quạt ngà rất quý giá, được xem là “bảo vật” của cả làng nhưng không may một lần đạo chích viếng thăm đã cuỗm đi khiến cả dân làng tiếc ngẩn ngơ. Bẵng đi một thời gian, tự dưng người từ một ngôi chùa cách làng 5 - 6 cây số bắn tin về báo đến nhận lại đôi quạt ngà của đình làng đang thất lạc ở đó. Tin lạ loang nhanh cả làng, các cụ bô lão liền tất tưởi tới xem thì được sư thầy ở chùa đó cho biết có người tự dưng mang đôi quạt ngà đến để ở chùa nhờ trả hộ.

Rồi vào những năm 1970, trong một lần tu sửa đình có một kẻ gian tự mang nộp chiếc đỉnh đồng mà hắn đã ăn trộm trước đó. Ông Chứ cười khà: "Tôi đoán chắc do kẻ gian đã lấy trộm nhưng rồi rốt cuộc cũng gặp không ít những chuyện chẳng lành nên sợ quá mà đem trả lại thôi. Thành làng tôi “thiêng” lắm, không để kẻ gian toại ý đâu".

Rồi lần mất trộm gần đây nhất cách đây 3 năm, ông Chứ vẫn nhớ buổi sáng hôm đó khi cụ từ trông đình mở cửa đền thờ thì phát hiện toàn bộ đồ đồng gồm đỉnh đồng, chuông, khánh... “không cánh mà bay”. Tin động trời ấy chẳng chốc loang khắp cả làng xóm, ai cũng hoang mang nhưng rồi lại một lần nữa chuyện đồ đạc bị mất “tự nhiên quay lại” lại xảy ra: Gần một năm sau cụ từ bỗng phát hiện một bao tải lạ được đặt ngay ngắn ở sân đình. Gọi các cụ trong làng đến xem thì quả thực toàn bộ đồ lễ đã mất nay được trả lại đầy đủ trước sự vui mừng khôn tả của cả làng. Ông Chứ tự hào: “Trong đình cũng còn rất nhiều vật dụng quý giá, thậm chí có cả dát vàng nhưng mảy may chẳng kẻ trộm nào đủ gan để lấy đi”.

Theo dân làng, "ngài hiển linh” còn… xua đuổi được quân thù. Những năm giặc Pháp xâm lược, một ngày cuối năm 1946 một nhóm giặc Pháp kéo đến chiếm đóng trong đình bất chấp sự phản đối của dân làng. Đêm hôm đó, trong đình không biết đã xảy ra điều lạ gì người trong làng chỉ thấy đám lính cứ nhộn nhạo, kẻ thì la hét, người ngã méo xẹo mồm miệng, đến sáng hôm sau ra thì đã thấy chúng cuốn xéo đi hết không còn một tên. Thấy vậy, người trong làng khấp khởi mừng đồn đại ““ngài” đã hiển linh đuổi lũ giặc bảo vệ dân làng”.

Nói về sự lạ của đình làng, ông Chứ cũng không thể nhớ hết có bao nhiêu chuyện nữa. Mới đây, chẳng hiểu sao có cháu bé người làng khác đến chơi, xuống ao trước đình nghịch ngợm rồi không hiểu sao thằng bé khốn khổ cứ nổi bồng bềnh ở giữa ao không tài nào bơi được vào bờ. Hoảng quá, người nhà cháu bé đến phải vào đình làm lễ vái van xin thì đứa bé mới bơi vào bờ được. Còn có những chuyện cách đây ít năm, có người trong làng trèo cây doi trong đình hái quả không may làm gãy cành,  thế là người cứ dính tịt trên cây không thể xuống được, người nhà lại phải vào đình vái xin "ngài" tha cho.

Kể là vậy, nhưng ông Chứ cười xòa cho biết thêm: “Thánh thiêng” là vậy nhưng từ trước đến nay cũng không hành ai đến mức thập tử nhất sinh bao giờ, biết mà vào xin khấn tội thì ngài ắt sẽ xá cho".
Điều lạ là dù những câu chuyện nhuốm màu tâm linh ly kỳ đến mấy thì từ hàng trăm năm nay, không ai bảo ai người làng Xuân Đỗ cứ truyền từ đời này sang đời khác. Dân làng Xuân Đỗ vẫn tin đó là chuyện có thực, người ta cho rằng những câu chuyện đó trước tiên để thể hiện lòng tôn kính với thành hoàng, sau nữ để cảm hóa, giáo dục con cháu phải biết thờ tụng tôn kính những bậc cha ông ngày xưa đã dựng làng giữ nước để con cháu có những miền quê bình yên, trù phú như ngày nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH