NHẮN NHỦ (ĐL)
NHẮN NHỦ
(Anh bất tài, chẳng có gì tặng cả
Chỉ lời thơ suông trong buổi lên đường)
Vinh ơi cố gắng nhé em
Trót làm quân tử, phải nên anh hùng
Anh hùng muốn tạc võ công
Phải ngồi yên ngựa, kiếm cung làu làu
Biết bày trận, biết quyền mưu
Trăm trận trăm thắng, phất cao ngọn cờ
Tay không đắp đập be bờ
Đời lưu lạc dựng cơ đồ mới ngoan
Trước được mình, sau giúp nhân
Bình thân lạc thú, ân cần chung vui
Làm cho nội, ngoại ngậm cười
Làm cho nhân thế bớt đời dối gian!...
Vinh ơi, cố gắng nhé em!
Trần Hạnh Thu
10 đội quân khiến kẻ thù khiếp sợ khi nhắc tên
Quân đội Macedonia
Macedonia không chỉ có bộ binh Phalanx (bộ binh đội hình phương trận) là mạnh nhất mà còn sở hữu cả lực lượng kỵ binh mạnh mẽ và quy củ bậc nhất thế giới. Nếu không có kỵ binh hỗ trợ thì bộ binh Phalanx khó có thể gọi là bất bại bởi quá chậm chạp và phải lệ thuộc vào đội hình.
Hetairoi là tên gọi lực lượng kỵ binh chủ chốt trong quân đội Macedonia và được đánh giá là lực lượng kỵ binh mạnh mẽ thành công nhất trong thế giới cổ đại dưới sự lãnh đạo của vua Philiops II và sau đó là con trai ông - Alexandros đại đế.
Bằng việc coi nghề lính là một nghề chính thống, có hệ thống trường đào tạo và luyện tập rất bài bản. Alexandros đại đế đã tạo ra cho mình một lực lượng kỵ binh hoàn hảo. Kỵ binh Hetairoi luôn rất thành công với chiến thuật đánh thọc sườn chớp nhoáng gây rối loạn đội hình chiến thuật đối phương sau đó là rút lui an toàn.
Quân đội La Mã
Những người lính trong quân đội La Mã được đào tạo trở thành những chiến binh thiện chiến và tuân thủ những quy định nghiêm ngặt. Xét theo biên chế đầy đủ, mỗi quân đoàn La Mã sau cải cách Marius năm 107 gồm khoảng 5.000 binh lính, trong đó có lực lượng equites legionis (tức kỵ binh lê dương) gồm khoảng 120 người.
Vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, quân đội La Mã có hơn 1 triệu binh sĩ. Trung bình, mỗi binh sĩ La Mã phải mang theo quân tư trang, vũ khí nặng khoảng hơn 40 kg và trung bình hành quân khoảng 32 km/ngày.
Tinh thần là một trong những yếu tố làm nên sức mạnh của quân đội La Mã trong nhiều thế kỷ. Bên cạnh đó, họ có chế độ tuyển quân độc đáo giúp quân đội liên tục có tân binh cho những trận đánh lớn. Đặc biệt, quân đội được chỉ huy bởi những vị tướng xuất sắc với tài thao lược giúp đánh bại những quốc gia có chiến lược phòng ngự chặt chẽ nhất.
Kỵ binh Teutonic
Các hiệp sĩ Teuton là những hiệp sĩ người Đức theo đạo Thiên Chúa vào cuối thế kỷ 12 ở Acre, Palestine (ngày nay thì nó thuộc Israel). Trong suốt thời Trung Cổ họ là những chiến binh thánh chiến với chiếc áo choàng màu trắng có in hình cây thánh giá màu đen.
Kỵ binh này tuy không phải bách chiến bách thắng, nhưng ở thời kỳ thịnh vượng nhất, Teutonic Knights đã thực sự kiểm soát toàn bộ phía đông khu vực biển Baltic. Họ luôn đi đầu trong các trận chiến, do được trang bị tốt họ thường lao thẳng vào đội hình đối phương cho đến khi chúng bị xé nhỏ ra.
Năm 1410 tại trận Grunwald (còn được biết đến với tên gọi trận Tannenberg), liên quân Ba Lan – Lithunia, do Wladyslaw II Jagiello và Vytautas chỉ huy, đã đánh bại Hội Teuton. thống lĩnh Ulrich von Jungingen và phần lớn chức sắc cao cấp của Hội đã tử trận (50 trong tổng số 60). Sau thất bại này, đội kỵ binh Teutonic gần như sụp đổ và đi vào quên lãng.
Kỵ binh Mông Cổ
Cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, đội quân khác thường này do Thành Cát Tư Hãn sáng lập và do người kế thừa của ông nắm giữ một đội. Kỵ binh Mông Cổ là những kỵ binh khát máu, đông đảo và thành công nhất trong mọi thời đại.
Các hiệp sĩ khắp Châu Âu, những kỵ binh Muslim của các vương quốc hồi giáo, chiến binh Slavic của Nga, binh lính đông đảo của Trung Quốc,… Không nơi nào chống đỡ được vó ngựa của dân Mông Cổ.
Đội quân này thoát khỏi sự trói buộc của tư tưởng quân sự truyền thống ở Châu Âu, hình thành nên một đế chế có quy mô lớn chưa từng có trên thế giới. Họ giống như những con thú dữ trên chiến trường được sinh ra trên lưng ngựa và chỉ với một mục đích là xông thẳng vào trận địa để giết chóc.
Kỵ binh Ba Lan
Tiền thân xuất phát từ một nhóm lính đánh thuê mộ đạo của người Serbia vào khoảng năm 1500 và dần dần phát triển thành một đạo quân chính quy hùng mạnh. Họ bất bại trước mọi đối thủ kể cả quân Ottoman, Cossacks (kỵ binh cô dắc) hay người Nga (Tatar).
Sử dụng những ngọn thương dài thuần thục cộng với chiến thuật càn quét mạnh mẽ tuy đơn giản nhưng gần như không có nhược điểm. Chiến công vĩ đại nhất của kỵ binh Ba Lan là trận đánh thành Vienna năm 1683.
Tháng 9 năm 1683 quân Ottoman đem tới 150.000 quân do Hoàng đế Mehmed IV chỉ huy và thêm 12.000 quân do tể tướng Ottoman Kara Mustafa Pasha dẫn đầu tiến đánh và bao vây thành Vienna. Sau đó chính giáo hoàng Innocent XI đã gửi quân đội Balan đến giải vây thành Vienna với khoảng 30.000 quân.
Trong trận đánh, đích thân vua Balan Jan Sobieski chỉ huy 3.000 kỵ binh Ba Lan phá vỡ hàng ngũ quân Ottoman, đánh thẳng vào doanh trại người Thổ kết hợp với quân đội thủ thành Viên xông ra trợ chiến. Sau hơn 3 tiếng đội quân của người Thiên chúa giáo hoàn toàn thắng trận và giải vây được thành Vienna.
Kỵ binh Cossack
Từ Cô Dắc trong tiếng Thổ là Qazaq (tiếng Anh là Cossack) có nghĩa là Kẻ mạo hiểm hay Người tự do. Bản thân người Cô dắc là một dân tộc hào hùng và khá bạo lực, nhiều ý kiến cho rằng người Cô Dắc hoang dã nhưng thực chất họ cũng rất hào hoa và nghệ sĩ.
Đây là những kỵ binh rất nổi tiếng thế giới và được xem như là những kỵ binh tốt nhất của mọi thời đại. Họ là bậc thầy của đánh trận, từ những trận chạm trán đối mặt, càn quét, đánh phá (raiding), trinh sát (reconssaince),... và đặc biệt là rút quân cực nhanh.
Mỗi người lính đều có những kỹ năng quân sự và tính độc lập rất cao. Tuy nhiên do có số lượng khá khiêm tốn cộng với việc họ chỉ là một cộng đồng các dân tộc rải rác trên các thảo nguyên phía nam của Đông Âu và phần Châu Á của nước Nga nên họ chủ yếu chiến đấu cho người Nga chứ không phải dân tộc mình, đó là lý do họ không mấy đoàn kết, thậm chí là chia rẽ theo hai phe phái khác nhau trong cuộc nội chiến Nga (1917).
Kỵ binh Napoleon
Những đạo thiết kỵ của hoàng đế Napoleon là biểu tượng của sự đông đảo, mạnh mẽ, kỉ luật và được trang bị bậc nhất thời bấy giờ.
Với khả năng tổ chức quân đội tài tình (và cả sự giàu có) của Naopleon I, quân đội và cả kỵ binh của Pháp trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. Bộ binh của Hoàng đế Napoleon không hề yếu nhưng kỵ binh lại được trang bị và tuyển chọn tốt hơn nhiều.
Tất nhiên Napoleon đã chứng minh học thuyết quân sự của mình là đúng khi bất bại trên mọi chiến trường, tham vọng của ông còn lớn hơn cả của Ceasar và Alexander đại đế. Ông chỉ thất bại 1 lần duy nhất nhưng 1 lần đó cũng đủ kết thúc tất cả…
Bộ binh Sparta
Trước khi trận chiến Leuctra diễn ra, Sparta được biết đến là thành bang đáng sợ nhất thời Hy Lạp cổ đại. Thành Sparta có núi non vây quanh, không tài nguyên nên những cư dân Sparta chỉ còn cách duy nhất là phải gây hấn với các vùng xung quanh nhằm cướp đất để canh tác.
Trong cuộc chiến Peloponnesian, 9 vạn quân bộ binh hạng nặng Sparta đã khiến cho người Athens trong mấy năm liền chỉ có thể trú ngụ trong nội thành. Trong cuộc chiến Ba Tư, chỉ 500 tên binh sĩ Sparta dẫn theo 3.000 quân Hy Lạp chiến đấu bất phân thắng bại với 100.000 quân Ba Tư. Cuối cùng, Ba Tư phải dựa vào sự chỉ dẫn của kẻ Hy Lạp phản bội mới giành được chiến thắng.
Với sự khát máu và thiện chiến họ tiêu diệt lần lượt các vùng đất khác, và chỉ còn một vật cản cuối cùng để thống nhất Hy Lạp - đó là thành Thebes. Thế nhưng tại đây, quân đội hùng mạnh của Sparta đã bị đập tan bởi 150 cặp đồng tính người Thebes tại trận Leuctra.
Quân đội nhà Hán
Đương thời, quân đội nhà Hán và đội quân La Mã được xem là hai thế lực hùng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, chiến tích của nhà Hán vẫn “nhỉnh hơn” quân La Mã rất nhiều khi xét đến các cuộc chiến với những dân tộc du mục.
Nhà Hán cũng là một triều đại rực rỡ, đông đảo nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đạo quân Bắc phủ dưới trướng của đại tướng Tạ Huyền thời Đông Tấn được coi là đội quân ưu tú nhất của triều đại này.
Danh tiếng của quân Bắc phủ gắn với trận Phì Thủy, khi đạo quân này đánh bại quân Tiền Tần đông hơn nhiều lần. Trận đánh này được xem là một trong những trận chiến lừng danh nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Quân đội nhà Đường
Quân đội chủ lực của triều Đường thường thì bộ và kỵ binh hỗn hợp, một quân đoàn tiêu chuẩn bao gồm: 12.500 bộ binh, 5.000 đến 6.000 kỵ binh, và 1.000 đến 2.000 lính quân nhu quân dụng, tổng cộng khoảng 20.000 người.
Trong 12.500 bộ binh thì giáp binh là 7.500, binh mạch đao khoảng 2.500 (mạch đao: cây thương hình hạt lúa kiều mạch). Những bộ binh này mỗi người có một cây cung với 30 mũi tên, một cây thương, và con dao nặng cán ngắn.
Còn lại 5.000 quân bộ binh nhẹ thì 2.500 người được trang bị cung, 30 mũi tên, dao nặng cán ngắn, thương dài, thuẫn da trâu hình vuông; 2.500 người khác được trang bị cung và 30 mũi tên, một cây thương, sau lưng còn đeo thêm bó tên lớn với 100 mũi tên và một cây nỏ.
Tỷ lệ trang bị cung nỏ của quân đội triều Đường lên đến 120%, mỗi binh sĩ đều có 3 loại vũ khí trở lên. Nếu so với quân thời Tần và Hán thì hỏa lực mạnh hơn từ 3 – 5 lần, sức tấn công cũng mạnh hơn nhiều.
Nhận xét
Đăng nhận xét