Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT & HĐ - 22/e
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Hùng Vương và Thục Phán Đã Tạo Lên Trận Đánh Kinh Hồn Bạt Vía Đầu Tiên Trong Lịch Sử Việt Nam
PHẦN III: NGUỒN CỘI
"
Đi đi
con!
Trong khinh khi may nhớ nước
non Mà ôn lại cho đừng
quên lịch sử Bốn
ngàn năm rồi, Việt Nam bất
tử Dằng dặc đoạn trường
chống giặc ngoại xâm Biết mấy đau thương,
biết mấy anh hùng Ghi tạc địa
cầu bao chiến công hiển hách..."Trần Hạnh Thu
"Lịch
sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi
những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương
đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch
sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh
của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân." Cicero (La Mã)
Đừng
chê cõi trần
nhơ
Đừng khen cõi trần
đẹp
Cõi trần là thản
nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXII: TỔ TIÊN
"Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"Ca dao
"Noi gương tiên tổ truyền thống anh hùng muôn thuở thịnh
Nối nghiệp ông cha phát huy khí thế vạn đời vinh."
câu đối thờ gia tiên
“Ta
có tai, mắt, ta nghe, ta trông; ta có tâm tư ta suy, ta nghĩ; đối với
người xưa có lúc ta thờ như thầy, có lúc ta kính như bạn, cũng có lúc
ta kình địch không chịu, ta theo cái lý nhất quyết không làm tôi tớ cổ
nhân.”
Lương Khải Siêu
"Cuộc
sống phản bội lại tổ tiên là cuộc sống bấp bênh nhất, trơ tráo nhất.
Nếu không muốn phản bội lại tổ tiên, thì trước hết, đừng làm nô lệ cho
bất kỳ kẻ ngoại xâm nào khác, không tin theo bất kỳ thứ chủ nghĩa nào
khác." Trần Hạnh Thu
(Tiếp theo)
***
Vừa
định quay lại với thời dựng nước của tổ tiên thì lại “gặp” Hoàng Xuân
Phương trong “Kiến thức ngày nay” số 614. Ông ta nói vừa ngao du một
chuyến thú vị trở về và muốn thuật lại những điều “tai nghe mắt thấy”
cho mọi người nghe. Vì bản tính quá tò mò, chúng ta không cưỡng được,
đành nán lại “nghe ngóng”.
Và ông kể (vì ngồi ở xa nên nghe chỗ được chỗ mất!):
“71500
năm trước, sau những cơn địa chấn dữ dội, núi lửa Toba nổ tung lên trời
- từng đợt, từng đợt kéo dài suốt hai tuần lễ - mang theo bụi tro bao
phủ trái đất và che kín mặt trời, tạo nên một mùa đông băng giá trong
khoảng 6 năm và ướp lạnh Trái Đất trong suốt 1000 năm sau đó. Lịch sử
Trái Đất ghi nhận cơn phún xuất hỏa sơn mạnh nhất trong hai triệu năm,
và lịch sử nhân loại ghi nhận một thảm họa diệt chủng, một kiếp nạn:
những con người - Homo Sapiens - thoát ly khỏi lục địa Châu phi trong
các năm 90.000, đến sinh sống dọc theo các bờ biển ở phía đông bán đảo Ả
Rập, ở Ấn Độ, và ở vùng Đông nam Á, nay bị chôn vùi dưới các lớp dày
tro bụi và bị tiêu diệt bởi cái giá lạnh khủng khiếp!
Nhưng
ở đâu đó giữa tam giác Việt Nam - Mã Lai - Nam Dương vẫn còn một nhóm
người sống sót, họ phát triển thành các nền văn hóa có trình độ cao nơi
một lục địa gọi là Sunderlan mà những nghiên cứu mới nhất của Stephen
Oppenheimer cho là “Địa đàng ở Phương Đông”, truyền thuyết các dân tộc
châu Á gọi là “vùng đất của người Mu”, và triết gia Hy Lạp, Platon (347
TCN) đặt tên là Atlantis, một cái nôi thực thụ của các nền văn minh, một
lục địa biến mất vào lòng đại dương theo sau các trận đại hồng thủy bắt
đầu 170000 năm trước và chỉ kết thúc cách nay 4200 năm
(…)
Chuyến
bay Bali - Jakarta - Medan hoãn lại một ngày và chúng tôi có thêm thời
giờ để xếp đặt các mẫu vật thu thập được nơi các di chỉ khảo cổ ở Komodo
và ở Flores, đồng thời dành thời gian coi lại ảnh chụp các bức họa
Bradshaws ở Kimberlites, nơi cung hải đảo châu Á tiếp cận lục địa châu
Úc. Người Bradshaws để lại hàng ngàn bức họa trên các vách đá trong
khoảng 60.000 năm trước, sau khi họ làm chủ vùng đất của các nhóm văn
hóa đá sớm, và rồi chính họ cũng di chuyển ra khỏi địa bàn trong khoảng
các năm 40.000, nhường chỗ cho tổ tiên các thổ dân ngày nay. Những bức
họa này cho thấy vào buổi bình minh của nhân loại đã có những nền văn
hóa rực rỡ và - dựa trên những họa tiết tại đó - không loại trừ đây là
tiền thân của các nền văn minh Kim Tự Tháp ở Ai Cập và ở Trung Mỹ.
Bali
là một đảo trong cung núi lửa nổi tiếng của vùng Đông Nam Á (…). Thực
ra nơi vành đai núi lửa Thái Bình Dương này, những con người hiện đại -
Homo Sapiens - không sống đơn độc, họ có những bạn đồng hành thuộc nhóm người JaVa - Homo erectus - javaentis - cho đến các năm 25000 và nhóm
người Flores - Homo floresiensis - chỉ biến mất cách nay 12000 năm (…)
(…)
Chúng tôi chọn con đường ngắn đi về phía nam đến Siantar, rồi xe bắt
đầu lên dốc rẽ về phía tây, xuyên qua các rừng già thâm u và những mảnh
ruộng bậc thang lọt thỏm bên dưới chân đồi. Từ Tigaras, xe men theo bờ
hồ Toba đến Prapat, từ đây xuống phà qua phía Tuk Tuk vào đảo Samosir.
Hồ Toba ngày nay sâu khoảng 529 mét. Mặt nước hồ nằm trên độ cao 900 mét
so với mặt biển, và bề rộng lòng hồ lên đến 31 km trong khi chiều dài
gần tới 90 km. Toba tiếp tục được hâm nóng nhiều ngàn năm sau vụ nổ
khủng khiếp, đất đá tiếp tục trương nở và một ngọn núi mọc lên giữa lòng
hồ như thể nút chặn miệng chai, tạo nên phong cảnh cù lao nằm giữa biển
hồ, nên thơ mà hùng vĩ.
Thực
ra hồ Toba, trung tâm văn hóa của người Batak, không chỉ là dấu tích
của một vụ nổ cơ hồ tận diệt nhân loại cách nay 70000 năm, mà còn là
chứng tích của một cuộc đào thoát khỏi vườn địa đàng. Tổ tiên của các người Batak đã đến đây sau trận hồng thủy cuối cùng cách nay 4200 năm
làm chìm ngập các vùng châu thổ và duyên hải ven biển đến hơn 5 mét. Ở
đây, câu chuyện về đại hồng thủy và con thuyền Noyê cứu nạn không chỉ là
ký ức mà còn là hình tượng: các ngôi nhà được kiến thiết như những con
thuyền với hai mũi (mái đầu hồi) cong lên, con người và súc vật đều sống
chung trong đó. Những trận đại hồng thủy đầu tiên diễn ra cách nay
17000 năm khi Trái Đất ấm lên, băng hà tan rã, nước biển dâng cao thu
hẹp Địa Đàng, nơi kiến tạo nền văn minh sớm nhất của nhân loại (…).
Kiểu nhà sàn hình thuyền của người Batak Toba rất giống với hình ảnh các
ngôi nhà sàn Việt cổ được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn.
Khác
với các dân tộc ít người ở Việt Nam, nơi đã có sự dung nạp ít nhiều
giữa hai truyền thống “con Rồng” và “cháu Tiên”, những người Batak ở đây
rặt dòng “con Rồng”, với hình rồng Komodo được khắc lên các mộ đá và
trên các đầu hồi nhà, tương tự hình vẽ nơi các mũi thuyền của người Việt
cổ xưa (…). Chúng tôi đáp tàu ra đảo Natuna Bear, nơi trước đây là
trung tâm của lục địa Sunderland tức Vườn Địa Đàng trong các năm 23.750
đến 15.250 TCN, nay chìm ngập trên dưới 100 mét nước trong lòng đại
dương!”.
Câu chuyện hay thật, bổ ích nữa, nhưng chúng ta vẫn bảo lưu ý kiến của mình về Địa Đàng!
Ra
khỏi “Kiến thức ngày nay”, chúng ta dáo dác tìm người hỏi đường đi đến
bến tàu “Vượt thời gian”. Hỏi cả chục người, chẳng ai biết mà cũng chẳng
ai thèm trả lời: người lắc đầy nguầy nguậy, người xua xua tay nhăn nhó,
có ông vừa mỉm cười vừa phẩy tay nhưng lạ nhất là có một bà già trố mắt
có vẻ kinh hãi, vừa lùi vừa chắp tay vái lấy vái để rồi đi vòng theo
hướng khác. Ô hay, sao lại lạ thế nhỉ? Chúng ta dừng lại nhíu mày nghĩ
ngợi. Chưa kịp nghĩ ra chuyện gì thì thấy có một người, quần ống thấp
ống cao, tay cầm một cái cuốc chim, hùng hổ đi tới. Thôi chết rồi, đích
thị là thằng “khảo của”! Chúng ta điếng người khi nghĩ đến cái ba lô
hành trang đựng đầy ngọc quý sắp đổi chủ.
- Làm gì mà đứng như thằng ngố thế hả Ba Đá?
Ủa! Sao nó lại biết tên “cúng cơm” của mình? Chúng ta hỏi lại:
- Ông là ai vậy?
-
Ôi dào ơi! Từ xa tôi đã nhận ra ông rồi mà đến giờ ông vẫn không nhận
ra tôi à! “Khảo Cổ” đây, cái người nhậu say rồi vẫn hay ghé sang bàn ông
tiếp tục nhậu vui với mấy em ở quán “Hương Cau” đó, nhớ chưa?
-
A! Nhớ rồi!... Thế mà tôi cứ tưởng thằng “Khảo Của”… Đội cái nón sùm
sụp thế, bố ai mà nhận ra! - Chúng ta thở phào, người nhẹ tưng - Đi đâu
thế?
-
Đào tìm di vật cổ… Thứ mà bây giờ bán có giá lắm… Vừa rồi tôi đào được
một con rùa đá bán cho một thằng “chệt” Đài Loan, tiền bán xây được căn
nhà “3 tấm” thênh thang, còn nhậu thoải mái với em út cả tuần mà vẫn
không hết…Thế còn ông?
Chúng ta giật thột, có gì đó buốt sống lưng:
- Thế con rùa đó trên lưng có gì không?
-
Chẳng có gì ngoài mỗi một lỗ hình vuông… Nghe nói bên Tàu có con rùa đá
lưng dát ngọc, thuộc dạng di vật cực kỳ cổ. Bây giờ, ai mà có nó là có
thể mua được cả thiên hạ…
- Ông nói quá thế chứ ai lại đi bán nước chỉ vì một con rùa đá!...
“Khảo
Của” (đúng là “Khảo Của” chứ không phải “Khảo Cổ”!) cười hì hì! Biết
bao nhiêu nhà khảo cứu lịch sử khốn khổ trước những trang sử bị thất lạc
có lẽ một phần không ít là do những gã loại này gây ra đây! Chúng ta
thoáng nghĩ thế rồi chặc lưỡi trong lòng và hỏi:
- Tôi muốn đến bến “Vượt thời gian”, ông biết đi đường nào tới đó không?
-
Á à! Ông cũng ghê lắm chứ bỡn!... Định về thời cổ để hớt tay trên bọn
này chứ gì? Vô ích thôi, trước ông, nhiều kẻ cũng đã ngông cuồng như vậy
nhưng rốt cuộc đều thành những anh hề. Ông đã đọc cuốn “Nguyên lý ảo -
thực” chưa? Chưa thì đọc đi!... Cái mà hôm nay gọi là thực thì ngày mai,
may lắm, chỉ còn là di tích thôi!
-
Không, tôi không có mục đích ấy. Thực sự là tôi có một việc rất nghiêm
túc cần giải quyết. Tôi muốn về Cổ Loa thành thời cổ đại…
-
Ơ… nếu đi tham quan thì được! Ông cứ đi thẳng theo hướng tay tôi chỉ
đây này, đến ngã tư gọi là “Tứ tượng” thì rẽ phải (“phải” của tôi chứ
không phải “phải” của ông, nhớ đấy!), đi tiếp sẽ gặp một vòng xoay tám
ngả gọi là “Bát Quái”, phía bên trái có một con đường mang tên “Lưỡng
Nghi”, cứ theo hướng ấy mà đi một đỗi nữa, khi nào nhìn sang bên trái
thấy số 15 thì rẽ phải, đi bộ 6 đơn vị khoảng cách nữa thì sẽ thấy một
cổng chào lộng lẫy với dòng chữ “Công viên Ngũ Hành”, ông cứ tự nhiên
như ruồi, đi thẳng vào đó, nhìn quanh sẽ thấy một đường cầu thang đi
xuống lòng đất, bên cạnh có biển đề “Hầm Âm Dương” (nhớ cho kỹ “Hầm Âm
Dương” chứ không phải “Nhà Vệ Sinh”!), đi xuống hết cầu thang đó, ông sẽ
thấy có hai mũi tên chỉ về hai chiều ngược nhau có ghi là “Âm” hoặc
“Dương”, ông đi theo chiều “Âm” sẽ đến bến “Vượt thời gian”…
- Nhằng nhịt quá nhỉ?!... Thế còn chiều “Dương”?
-
Hình như đó là đường hầm đi qua… Thủ Thiêm, ông mà đi theo hướng đó thì
chỉ có thể đến chỗ… tắc tị. Tôi nghe nhiều người nói thế chứ chưa xuống Hầm Âm
- Dương lần nào. Tôi còn nghe nói bến tàu Vượt thời gian lúc nào cũng
đông nghịt khách và rất lạ là đối với tuyến Hiện tại đi Quá khứ, hầu như
người ta chỉ mua vé tàu suốt, ít thấy ai mua vé khứ hồi…
- Tàu suốt là có đi mà không có về ấy à?
- Lại còn hỏi, rõ thật cái ông này!...
- Thôi, xin cảm ông nhiều vì đã “vẽ đường cho hươu chạy”. Tôi đi đây! Chào ông nhá!...
- Lâu ngày gặp nhau, kiếm chỗ nào chén tạc chén thù vài chai đã nào… Ủa, Ba Đá!... Vội gì mà như ma đuổi thế… ế.. ế…?
“Ế..
ế…” là những âm thanh cuối cùng còn nghe được từ gã “Khảo Của”, khi
chúng đã đi được khoảng 3 đơn vị khoảng cách. Khảo Cổ đâu có ngờ rằng đã
từ lâu chúng ta không còn muốn lông bông trong Hiện Tại nữa.
“Lưỡng
nghi” là một con đường thẳng tắp với hai bên là hai hàng cây sao cổ thụ
vươn cao lên trời xanh cũng thẳng tắp không kém. Nếu không “vướng”
những khu vực quây kín bằng vách tôn, nằm lù lù giữa lòng đường, rải rác
dọc suốt chiều dài của nó thì chắc chắn “Lưỡng nghi” là con đường đẹp
nhất ở chốn phồn hoa đô hội. Không biết người ta làm cái giống gì trong
những khu vực quây kín bằng tôn ấy mà có cả xe cạp đất to đùng. Không lẽ
họ tìm đồ cổ? Rất có thể vì không ai lại nỡ báng bổ một mặt đường mới
toanh, đang phẳng o, không tì vết như thế để tìm hay đặt một cái cống
cả. Để tìm của báu, đồ cổ đắt giá, người ta mới “chơi” như thế chứ! Ở
quê, chúng ta còn thấy có đám dám đào bới cả mồ mã nữa là!...
Vừa
đi, vừa lan man nghĩ, vừa nhìn sang trái để tìm số 15 và đến khi mồ hôi
đã không còn mà chảy nữa thì chúng ta thấy nó. Nếu không nhờ có gã
“Khảo Của” chỉ dẫn trước thì khó lòng thấy được số 15 vì nó không nằm
độc lập mà chỉ là một bộ phận nhỏ, có tính lặn trong một bảng hiệu với
hàng chữ đầy đủ là: “Lịch sử quân sự - số 15”.
Một đám người ngồi trong đó, vẻ mặt ai cũng chăm chú. Chuyện gì thế nhỉ? Sự tò mò vô độ bắt chúng ta phải tạt vào.
Người ngồi ngoài cùng quay ra nhìn. Chúng ta tranh thủ hỏi luôn:
- Chuyện gì thế?
- Suỵt! Trật tự để nghe Đinh Công Vĩ kể chuyện “Tổ tiên ta đánh giặc”!...
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một...
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm...
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên ...
Nhận xét
Đăng nhận xét