TT & HĐ - 23/a
bãi đá cổ ở xã Lao Chải - Mù Cang Chải, Yên Bái
Bí Ẩn Bãi Đá Cổ Ở Sapa
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXIII: NƯỚC NON
"Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào."
Aisopos (Hy Lạp)
Aisopos (Hy Lạp)
"Lòng
yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là
sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không
chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó
và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
"Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh."
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề”
Tản Đà
"Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh."
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề”
Tản Đà
Chúng
ta rảo bước trên con đường quê ngoằn ngoèo dưới trời xanh gió lộng.
Biết bao nhiêu dự định còn ngổn ngang và đè trĩu nỗi lòng. Khối lượng
công việc của tương lai hiện lên ngồn ngộn như những ngọn núi lam biếc ở
phía trước mặt. Quĩ thời gian của chúng ta không biết còn nhiều hay ít
và trí lực của chúng ta có đủ kham nổi không đây?
Thôi thì được chăng hay chớ! Chúng ta cứ đi theo sự quyến rũ của đam mê và theo ý muốn của định mệnh!
Mới
hôm qua còn ngồi co cẳng trên chạc ba của một cái cây cổ thụ thời tiền
sử mà hôm nay đã lại tung tăng trên con đường hiện tại để tiếp tục cuộc
hành trình đi tìm kiếm những ước mơ. Thời gian có lúc trôi nhanh đến
huyễn hoặc. Chúng ta chợt cảm thấy vui nhộn hẳn lên khi nhớ sáng nay,
lúc ngồi uống cà phê trong một quán nhỏ ven đường, nghe những người
trong quán bàn tán xôn xao về việc hôm qua tại vùng này xuất hiện UFO
(vật thể bay không xác định được)! Rất nhiều người nhìn thấy và thấy rất
rõ: nó xuất hiện trên vùng trời biển Đông, sà xuống rất nhanh vượt qua
miền duyên hải, ngóc lên bay về phía dãy Trường Sơn rồi đột ngột quay
lại, đứng yên như treo phía trên ngọn núi có khối tháp chàm di tích
khoảng độ năm phút đồng hồ, rồi cũng đột ngột như thế, bay vút ra biển
Đông, mất hút. Báo chí đăng tin và đưa những ý kiến giải thích rùm beng. Người
nói đó là phi thuyền của người ngoài hành tinh, kẻ nói đó là ảo tượng.
Cũng có người cho rằng đó là phương tiện chiến tranh cực kỳ hiện đại,
đang trong giai đoạn thí nghiệm bí mật của Nga hoặc Mỹ hoặc cũng có thể
là của Trung Quốc. Nói chung là mù tịt và đoán mò, chẳng ai biết thực hư
ra sao, chỉ có điều rất nhiều dân địa phương đã tận mắt chứng kiến hiện
tượng đó, ngay giữa ban ngày ban mặt. Còn một điều nữa là chỉ riêng
chúng ta biết tỏng đó là cái gì rồi. Chính vì thế mà chúng ta cứ im lặng
ngồi nghe mọi người bàn tán, lộ vẻ khoái chí ra mặt.
Con tàu Vượt Thời
Gian của thế giới Hoang Đường đã chở chúng ta về đây và chúng ta rời tàu
đúng vào ngày hôm qua!...
Chúng
ta đang có mặt ở miền duyên hải Trung - Trung Bộ. Càng đi về phía núi
cây cối càng có vẻ xum xuê và làng quê vì thế mà hình như cũng trù phú
hơn. Hai bên đường, dưới trũng, thường xuyên có những mảng nước khá lớn,
các con mương con rạch cũng khá đầy nước. Mấy bữa trước chắc là đã có
những đợt mưa lớn.
Người
ta nói bên kia dãy núi trước mặt là cao nguyên trung phần, xứ sở của
đồng bào các dân tộc người Thượng. Phải chăng trước đây hàng vạn năm,
tất cả các vùng duyên hải của lãnh thổ Việt Nam, vùng Tây - Nam Bộ, vùng
đồng bằng Bắc Bộ vẫn còn ngập chìm trong nước biển hoặc là những vùng
sình lầy nhiễm mặn? Chúng dần lộ ra như là những vùng đồng bằng vào thời
kỳ biển thoái và lác đác những cụm dân cư nhỏ đã xuất hiện ở đó vào
khoảng trên dưới hàng chục ngàn năm trước đây? Chúng ta có ý tưởng rằng miền
duyên hải của dải đất Việt Nam cổ xưa đã ở khá sâu trong lục địa so với
ranh giới ngày nay. Thế thì thời Kinh Dương Vương, miền duyên hải Bắc Bộ
nằm ở đâu và vùng hạ lưu sông Hồng lúc đó phải chăng là khu vực sình
lầy?
Chúng
ta nói các vua Hùng đã xây dựng Cổ Loa thành làm Kinh đô nước Văn Lang.
Nhưng trước khi có Cổ Loa thành thì kinh đô của vua Hùng đầu tiên ở
đâu? Rất có thể là ở đâu đó thuộc Việt Trì - Vĩnh Phú và cũng chính là
quê hương của vua Hùng. Tạm chấp nhận là vậy!
Còn
trước đó nữa, thời Lạc Long Quân thì kinh đô ở đâu? Chẳng ở đâu cả vì
đang là thời kỳ mở nước nên chưa có nước Văn Lang, và như thế cũng chẳng
có kinh đô.
Khi
nói đến kinh đô thời xưa, người ta thường gắn liền nó với thành quách
và những cung điện, đền đài nguy nga tráng lệ. Thực ra linh hồn của kinh
đô chỉ là trung tâm quyền lực và thường cũng là trung tâm văn hóa của
một quốc gia. Chính vì phải bảo vệ và cung phụng cho cái linh hồn đỏng
đảnh có một bộ não nhạy cảm ấy mà phải có một cái xác vừa đồ sộ vừa diêm
dúa là thành quách và cung điện.
Nếu
chúng ta quan niệm kinh đô là trọng tâm của một khu vực quần tụ dân cư
và cũng chính là trung tâm văn hóa của bộ phận quần tụ dân cư ấy thì
thời Lạc Long Quân cũng có kinh đô. Kinh đô đó ở đâu? Nó ở chỗ mà thời
Kinh Dương Vương cũng đã chọn làm kinh đô? Chợt nhớ tới câu chuyện ly kỳ
về bãi đá cổ Sa Pa, chúng ta vội bám víu vào đó và cho rằng kinh đô của
thời Kinh Dương Vương và của
nửa đầu thời kỳ Lạc Long Quân là ở Lào Cai ngày nay và cụ thể hơn có thể
là thung lũng Mường Hoa. Đến nửa sau thời kỳ Lạc Long Quân, đã có một
cuộc “dời đô” đến Việt Trì - Vĩnh Phú và tại đây đã xảy ra cuộc phân ly
huyền thoại giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân: một bộ phận dân cư lan tỏa
xuống miền duyên hải để khai phá và sinh cơ lập nghiệp; bộ phận ở lại
tiếp tục phát triển và trong đó có người con trưởng của vợ chồng Âu -
Lạc, sau này trở thành vua Hùng đời đầu tiên.
Bãi đá cổ Sa Pa vẫn còn là một bí ẩn lớn đối với giới nghiên cứu lịch sử - văn hóa của Việt Nam cũng như trên thế giới.
Mường
Hoa là một thung lũng được bao bọc bởi những núi cao trên dưới 2000
mét. Dọc theo thung lũng Mường Hoa, trải dài từ xã Tả Văn đến Lao Chải
là những khối đá lớn, có kích thước khác nhau từ 1x2x2 mét đến 6x8x12
mét. Vì giàu chất vôi nên những khối đá đó có độ cứng thấp, dễ bị phong
hóa. Các khối đá tập trung ở khe suối, từ lòng thung lũng đến độ cao 150
mét. Phần lớn trong số chúng đều có hình khắc ở những mặt phẳng nhất.
Số lượng đá cổ có hình khắc tập trung nhiều nhất thành hai bãi lớn tại
xã Hầu Tháo. Một bãi nằm cạnh bản Pho của người H’Mông. Một bãi nằm giữa
địa giới xã Hầu Tháo và Lao Chải trên các thửa ruộng bậc thang. Tại bãi
này có trên 100 hòn đá có hình khắc. Hai xã Tả Văn và Sử Pán nằm bên
rìa trung tâm bãi đá cổ nên chỉ có rải rác vài hòn đơn lẻ với nội dung
hình khắc tương tự. Như vậy bãi đá cổ Sa Pa nằm lọt trong thung lũng
Mường Hoa, cách thị trấn Sa Pa 7 km theo hướng Đông Nam.
Người
đầu tiên trong giới nghiên cứu phát hiện ra bãi đá cổ Sa Pa là giáo sư
Victor Goloubew, người Pháp, thuộc viện Viễn Đông Bác Cổ, vào năm 1925.
Sau đó, nhiều thế hệ các nhà khoa học cả người Việt Nam lẫn người Pháp
đã phát hiện thêm hàng trăm hòn đá có hình khắc nữa, nâng tổng số hòn đá
có hình khắc, tính đến nay, là 200 hòn.
Đã có rất nhiều kiến giải đa chiều về bãi đá cổ huyền vĩ này.
Theo
giáo sư Lê Trọng Khánh, một chuyên gia về chữ viết của người Việt Cổ
thì hình khắc trên vách đá là hiện tượng phổ biến khắp nơi trên thế giới
có từ cuối thời đại đồ đá cũ, ở Châu Phi (Sahara), Ý, Pháp, Bắc Âu,
Mông Cổ, Nam Xibia, Băng Đảo, Châu Mỹ… Chúng còn được phát hiện ở các
nước quanh Việt Nam như Ấn Độ, Miến Điện, Hồng Công, Quảng Tây... Ở nước
ta, các hiện vật khảo cổ bằng đá, xương, gỗ, sừng… có hình khắc tìm
thấy được ở nhiều nơi từ trước đến nay, như ở hang Đồng Nội, Động Ky,
NaCa, Lèn Đạt, Làng Bon, Gò Mun, Gò Hên. Trong đó, hiện vật sớm nhất có
niên đại thuộc văn hóa Bắc Sơn, cách nay 10.000 năm. Những hình khắc ấy
có loại thuộc trang trí, ngoài ra, chủ yếu là tiền văn tự đồ họa (proto
écriture). Theo Maxime Gorce, chuyên gia nổi tiếng về tiền văn tự của
Pháp, những yếu tố trước chữ viết ra đời từ thế kỷ XVIII - VIII TCN,
thuộc thời đại đồ đá mới.
Cũng
theo giáo sư Lê Trọng Khánh thì SaPa nằm trên trục đường giao lưu quốc
tế của Giao Chỉ xưa về phía Tây và Tây Bắc. Đó là một địa bàn có tầm
quan trọng chiến lược từ trước đến nay. Hiện nay có nhiều tộc người sinh
sống ở đó như người H’Mông, Da, Giáy, Phù Lá… nhưng qua nghiên cứu thì
thấy lớp địa danh cổ vùng SaPa không thuộc ngôn ngữ các tộc người ấy mà
có yếu tố tiếng nói chung của Lạc Việt, phân bố rộng khắp đất nước Văn
Lang xưa và còn lưu dấu khá vững chắc đến tận ngày nay. Chẳng hạn địa
danh có từ tố “Mường” còn tìm thấy khá phổ biến ở vùng người Việt mường
từ Vĩnh - Phú, Hòa Bình, Thanh Hóa đến Nghệ - Tĩnh như Mường Khong,
Mường Lam (Quý Châu, Nghệ - Tĩnh). Cứ liệu về địa danh ngôn ngữ cổ là
một trong những cơ sở quan trọng để xác định con người đã sống và sáng
tạo ra hệ thống chữ viết hình vẽ (Pictogramme) được khắc trên đá ở SaPa
không phải là tổ tiên những tộc người đang sống ở đây. Họ là lớp người
đến sau. Chính người Lạc Việt là chủ nhân hệ thống chữ viết hình vẽ ấy.
Những hình khắc trên đá ở SaPa có một quá trình lịch sử rất lâu dài, từ
đồ đá mới đến giai đoạn đồ đồng phát triển (Gò Mun), bao gồm những ký
hiệu tiền văn tự và cả hệ thống văn tự đồ họa đã hoàn chỉnh, có xu hướng
chuyển sang một loại hình chữ viết cao hơn. Chữ viết hình vẽ SaPa về
hình người (anthropomorphique) là đồng nhất với hình người khắc trên rìu
lưỡi xéo. Đây là cứ liệu quan trọng khác để xác lập mối quan hệ nguồn
gốc chữ viết đồ họa SaPa và Đông Sơn. Chữ viết hình vẽ SaPa đã mang tính
chất sơ đồ hóa rất cao, nhất là hình người. Trong đó có một số hình có
thể nói lên được ý nghĩ của con người. Trường hợp này, nó đã trở thành
chữ viết biểu ý (idéographique) đầu tiên. Theo những tài liệu đã được
công bố của các nhà khoa học Liên Xô, chữ viết đồ họa Tchoulouent (Mông
Cổ) được xác định thuộc văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ thứ II TCN. Chữ
viết SaPa, nhất là chữ viết hình vẽ, rất tương đồng với loại hình chữ
viết đó. Trên một hòn đá ở độ cao 150 m, trên đường đi Lao Chải có khắc
năm dòng chữ. Chúng thuộc một kiểu chữ đã tiến bộ, chứng tỏ những người
khắc chúng đã đạt đến một trình độ văn minh nhất định. So sánh với những
thứ văn tự hiện đại biết được như chữ Môn, Miến, Thái, Lào, Lô - lô…
chưa thấy có sự tương đồng.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét