Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT & HĐ - 22/h
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Tư Mã Thiên - Chu Du Thiên Hạ Viết Sứ Ký
PHẦN III: NGUỒN CỘI
"
Đi đi
con!
Trong khinh khi may nhớ nước
non Mà ôn lại cho đừng
quên lịch sử Bốn
ngàn năm rồi, Việt Nam bất
tử Dằng dặc đoạn trường
chống giặc ngoại xâm Biết mấy đau thương,
biết mấy anh hùng Ghi tạc địa
cầu bao chiến công hiển hách..."Trần Hạnh Thu
"Lịch
sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi
những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương
đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch
sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh
của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân." Cicero (La Mã)
Đừng
chê cõi trần
nhơ
Đừng khen cõi trần
đẹp
Cõi trần là thản
nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXII: TỔ TIÊN
"Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"Ca dao
"Noi gương tiên tổ truyền thống anh hùng muôn thuở thịnh
Nối nghiệp ông cha phát huy khí thế vạn đời vinh."
câu đối thờ gia tiên
“Ta
có tai, mắt, ta nghe, ta trông; ta có tâm tư ta suy, ta nghĩ; đối với
người xưa có lúc ta thờ như thầy, có lúc ta kính như bạn, cũng có lúc
ta kình địch không chịu, ta theo cái lý nhất quyết không làm tôi tớ cổ
nhân.”
Lương Khải Siêu
"Cuộc
sống phản bội lại tổ tiên là cuộc sống bấp bênh nhất, trơ tráo nhất.
Nếu không muốn phản bội lại tổ tiên, thì trước hết, đừng làm nô lệ cho
bất kỳ kẻ ngoại xâm nào khác, không tin theo bất kỳ thứ chủ nghĩa nào
khác." Trần Hạnh Thu
(Tiếp theo)
"Tư
Mã Thiên, tên tự là Tử Trường, sinh năm 145 TCN, ở Long Môn, nay là
huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây. Tổ tiên của ông từ đời Chu đã làm thái
sử. Đến đời cha của ông là Tư Mã Đàm làm thái sử lệnh của nhà Hán. Đàm
là một người học rộng, rất thích học thuyết Lão Trang. Chức sử quan
ngoài việc chép sử còn coi thiên văn, làm lịch, bói toán. “Nghề viết
văn, viết sử, xem sao, xem lịch thì cũng gần với bọn thầy bói, thầy
cúng. Chúa thượng vẫn đùa bỡn nuôi như bọn con hát, còn thế tục vẫn coi
thường”. Tuy vậy, Tư Mã Đàm vẫn thấy cái nghề của mình là cao qúi vì ông
biết nó có tác dụng to lớn đối với sự thịnh suy, hưng vong của một
nước. Trong các sử quan thời trước, cũng có những người dám hy sinh đời
mình để viết sự thật, dù sự thật ấy làm vua chúa tức giận. Chẳng hạn khi
Thôi Trữ giết vua Tề thì quan thái sử nước Tề viết: “Thôi Trữ giết vua
của mình là Trang Công”. Quan thái sử bị giết, người em lên thay vẫn
viết như vậy nên bị giết luôn. Ngay lúc đó, người em thứ ba xin lên
thay, cũng không thêm bớt một chữ. Thôi Trữ sợ không dám giết nữa (…).
Tư
Mã Thiên sống thời thơ ấu ở Long Môn, cày ruộng, chăn trâu, làm bạn với
những người nông dân bình thường và học các sách sử cổ. Lên mười tuổi,
ông đã học “Tả Truyện”, “Quốc ngữ”, “Thế bản” và thuộc lòng hầu hết
những bài văn nổi tiếng của thời trước.
Tư
Mã Đàm hết sức chú ý đến việc giáo dục con. Năm Tư Mã Thiên hai mươi
tuổi, ông bảo con lên đường đi du lịch để xem tận mắt những nơi sau này
Tư Mã Thiên sẽ phải viết sử. Tư Mã Thiên trước tiên đi về nam đến Trường
Giang, vượt sông Hoài, sông Tử, thăm mộ mẹ Hàn Tín, đoạn lên núi Cối Kê
xem nơi vua Hạ Vũ triệu tập chư hầu, vào hang Vũ Đông tìm di tích vua
Vũ. Ở Cối Kê ông đã nghe những câu chuyện kể về vua Việt Câu Tiễn. Ông
lên Cô Tô tìm di tích Ngũ Tử Tư, đi thuyền đến Thái Hồ sưu tầm truyền
thuyết về Tây Thi, Phạm Lãi. Sau đó, ông đi ngược lên Trường Sa, đến bến Mịch La khóc Khuất Nguyên, đến sông Tương trèo lên núi Cửu Nghi nhìn
dấu vết mộ vua Thuấn và khảo sát những tục cũ từ thời Hoàng Đế. Ông lên
miền Bắc, vượt sông Vần, sông Tứ đến nước Tề, nước Lỗ, bồi hồi nhìn lăng
miếu của Khổng Tử, say sưa nghe nhân dân kể chuyện Trần Thiệp, đến đất
Tiết thăm hỏi di tích của Mạnh Thường Quân, lên Bành Thành quê hương Lưu Bang để tìm hiểu rõ thời niên thiếu của những con người đã dựng nên nhà
Hán. Ông sang nước Sở thăm đất phong của Xuân Thân Quân, đến nước Ngụy
hỏi chuyện Tín Lăng Quân rồi trở về Tràng An. Sau chuyến đi kéo dài ba
năm ấy, ông còn đi những chuyến khác cũng để tìm tài liệu. (…) Có thể
nói trừ miền Quảng Đông, Quảng Tây, còn từ Vân Nam, Tứ Xuyên cho đến Vạn Lý Trường Thành, ở đâu cũng có vết chân của ông. Ông là một trong những
nhà du lịch lớn nhất của thời cổ.
Những
cuộc du lịch đã cung cấp cho ông vô số tài liệu, truyền thuyết, giúp
ông thấy được thái độ của nhân dân đối với những nhân vật, những biến cố
lịch sử và cho ông rất nhiều chi tiết điển hình, về đời sống từng người
trong lúc còn hàn vi.
Chính
những cuộc “đi chơi” như vậy đã làm cho Tư Mã Thiên thấy cái bao la
hùng vĩ của đất nước, có được một ý thức sâu sắc về sự vĩ đại của tổ
quốc về tất cả mọi mặt để thành nhà sử gia vĩ đại của cả một dân tộc. Mã
Tồn, một văn sĩ đời sau, nói: “Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì
trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường”. Câu nói đó không phải là
quá đáng.
(…)
Năm
110 TCN, Vũ Đế chuẩn bị làm lễ phong thiệu ở Thái Sơn. Tư Mã Đàm trên
đường đi theo nhà vua, mắc bệnh nặng, cầm tay con khóc mà rằng:
-
Tổ ta đời đời làm sử quan. Sau khi ta chết đi, thế nào con cũng nối
nghiệp ta làm thái sử. Khi làm thái sử, chớ quên những điều ta muốn bàn,
muốn viết… Hiện nay bốn biển một nhà, vua sáng tôi hiền, ta làm thái sử
mà không chép được rất lấy làm xấu hổ. Con hãy nhớ lấy!
Ông khóc mà vâng lời!
Ba
năm mãn tang, ông thay cha làm thái sử lệnh (năm 108 TCN) chuẩn bị viết
bộ “Sử ký”, thực hiện cái hoài bão lớn nhất của người cha, đồng thời là
điều mong ước duy nhất của mình. Từ năm 106 TCN, ông không giao tiếp
với khách khứa, bỏ cả việc nhà, ngày đêm miệt mài biên chép. Như thế
được bảy năm thì xảy ra cái vạ Lý Lăng.
Năm
99 TCN, Vũ Đế sai Lý Quảng Lợi cầm ba vạn quân đánh Hung Nô. Bấy giờ Lý
Lăng, cháu của danh tướng Lý Quảng, cầm năm ngàn quân vào biên giới Hung Nô. Bị tám vạn quân Hung Nô bao vây. Lăng chỉ huy cuộc chiến đấu
suốt 10 ngày liền, giết hơn vạn quân địch. Nhưng cuối cùng vì cách xa
biên giới, bị chặn mất đường về, quân sĩ chết hầu hết, mệt mỏi không còn
sức chiến đấu, Lăng phải đầu hàng. Vũ Đế nổi giận, muốn giết cả nhà
Lăng, quần thần đều hùa theo ý nhà vua. Thiên biết Lăng từ hồi hai người
còn làm lang trung, tuy không đi lại chơi bời, nhưng mến phục Lăng là
người can đảm, có phong thái của người quốc sĩ, nên tâu:
-
Lý Lăng mang năm ngàn quân, thâm nhập vào nước địch đánh nhau với quân
địch mạnh luôn 10 ngày liền, giết và làm bị thương vô số. Vua tôi Thuyền
Vu sợ hãi, đem tất cả kỵ binh toàn quốc bao vây, Lăng một mình hăng hái
chiến đấu ở ngoài ngàn dặm, tên hết, đường về bị cắt, cứu binh không
đến, người chết và bị thương chồng như núi, nhưng nghe Lý Lăng hô hào,
binh lính đều phấn chấn vuốt máu, chảy nước mắt giơ nắm tay không xông
vào mũi nhọn cùng Hung Nô quyết chiến. Thần cho rằng Lý Lăng có thể sánh
với những danh tướng ngày xưa. Nay tuy thất bại nhưng xem ông ta còn
muốn có cơ hội báo đáp nước nhà.
Ông
hy vọng lời nói của mình có thể giảm nhẹ tội cho Lý Lăng, không ngờ Vũ
Đế càng giận, cho ông cố ý đề cao Lăng để chê Lý Quảng Lợi nhút nhát
không lập nên công lao gì mà Quảng Lợi lại là anh của Kỳ phu nhân rất
được nhà vua yêu quí. Vũ Đế bèn sai bắt giam Tư Mã Thiên giao cho Đỗ Chu
xét xử.
Nhân
vật Đỗ Chu đã được Thiên nói đến trong “Khốc lại truyện”. Có người
trách y: “Ông thay nhà vua coi pháp luật, tại sao không căn cứ vào pháp
luật mà xét; trái lại chỉ lo chiều theo ý nhà vua?”. Đỗ Chu đáp: “Luật
lệnh ở đâu mà ra? Chẳng phải là do nhà vua mà ra đó sao?”. Gặp phải bọn
quan lại như vậy, cố nhiên ông không có cách nào khỏi tội. Bấy giờ có
phép lấy tiền chuộc tội. Chỉ cần 50 vạn đồng tiền là chuộc được tội
chết. Trong bức thư ông viết sau này cho Nhâm An, một người bạn cũ sắp
bị chém, một người cùng chung cảnh ngộ, ông đã kể lại nỗi cay đắng của
mình. Nhà ông nghèo, ông mải mê theo đuổi sự nghiệp của mình, quên cả
gia sản; nên không sao chuộc được tội. Bạn bè, thân thích không ai nói
hộ một lời, không ai giúp cho một đồng. Kết quả, con người ngang tàng,
hai mươi ba tuổi đầu đi khắp Trung Quốc, nhà học giả lớn nhất của thời
đại, con người ôm cái hoài bão của Chu Công, Khổng Tử, cuối cùng bị khép
vào tội “coi thường nhà vua” và bị thiến!
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một...
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm...
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên ...
Nhận xét
Đăng nhận xét