TỰ NHIÊN TỒN TẠI 12

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Hàng tỷ nền văn minh ngoài Trái Đất đang tồn tại | Khám phá vũ trụ - Khoa học và khám phá

Siêu tân tinh giải phóng vật chất với tốc độ 32 triệu km/h

Quan sát từ Đài thiên văn tia X Chandra cho thấy tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh Kepler bay với tốc độ nhanh gấp 25.000 lần âm thanh.

Tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh Kepler. Ảnh: Đại học Texas.
Tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh Kepler. Ảnh: Đại học Texas.

Siêu tân tinh Kepler là vụ nổ nhiệt hạch xảy ra vào cuối vòng đời của một ngôi sao trong Dải Ngân hà của chúng ta, cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng. Tàn dư của vụ nổ được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khoa học cùng tên Johannes Kepler vào năm 1604, nhưng nhóm nghiên cứu khi đó không biết siêu tân tinh mà họ nhìn thấy là do một ngôi sao nhỏ đậm đặc vượt quá giới hạn khối lượng sau khi tương tác với một ngôi sao đồng hành gây nên.
Ngày nay, các nhà thiên văn học gọi Kepler là siêu tân tinh "loại Ia". Trong một nghiên cứu mới được đăng tải trên tờ Science Daily hôm 20/8, các nhà thiên văn học tại Đại học Texas, Mỹ, cho biết họ có thể ước tính tốc độ những mảnh vụn "siêu nóng và phát sáng rực rỡ" của vật thể mở rộng ra ngoài không gian.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Đài thiên văn Chandra của NASA để phân tích quang phổ tia X phát ra từ vụ nổ sao. Sự lan tỏa ánh sáng trong không gian tạo ra lượng tia X ở các bước sóng khác nhau và dựa trên hiệu ứng Doppler, các nhà thiên văn học có thể chuyển những thay đổi về bước sóng trong quang phổ tia X thành tốc độ theo đường ngắm từ Chandra đến tàn dư của siêu tân tinh.
Họ kết hợp thông tin này với những phép đo thay đổi vị trí của các đám vật chất mà Chandra quan sát được trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2014. Qua đó, nhóm nghiên cứu có thể đo các chuyển động vuông góc với đường ngắm của chúng ta và ước tính tốc độ bay của từng đám.
Kết quả cho thấy vật chất phóng ra từ vụ nổ siêu tân tinh Kepler di chuyển với tốc độ hơn 32 triệu km/h, nhanh hơn khoảng 25.000 lần so với tốc độ âm thanh trên Trái Đất. Tốc độ này tương tự những gì các nhà khoa học quan sát thấy trong các siêu tân tinh ở thiên hà khác chỉ vài ngày hoặc vài tuần sau vụ nổ. Nhóm nghiên cứu tin rằng các mảnh vỡ của Kepler dường như không bị làm chậm lại khi va chạm với vật chất xung quanh trong ít nhất 400 năm kể từ vụ nổ.
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xác định chính xác lý do tại sao những đám vật chất ở Kepler lại di chuyển nhanh như vậy. Có thể đó là một vụ nổ siêu tân tinh đặc biệt mạnh, hoặc không gian mà các mảnh vỡ bay vào ít đậm đặc hơn. Dù câu trả lời là như thế nào, Kepler vẫn là vật thể đáng theo dõi trong những năm tới. 
Đoàn Dương (Theo Science Daily)

Hiện tượng kỳ bí nhất hành tinh: Mây nấm khổng lồ, cây sấm sét

Nếu như sét đụng độ núi lửa là hiện tượng thiên nhiên kỳ bí và cực hiếm xảy ra, thì việc sét xuất hiện cùng cầu vồng có lẽ bạn cũng chỉ gặp một lần trong đời.
Đây là một hiện tượng hiếm gặp khi sét di chuyển hướng lên trên tạo thành hình cây siêu to khổng lồ.
Dải lụa xanh khổng lồ trên bầu trời này thực chất là kết quả của vết nứt từ trường trên Trái Đất.
"Quả cầu" dung nham có hình dạng hoàn hảo khi trồi lên trên mặt biển.
Hiện tượng núi lửa phun trào cùng hàng loạt tia sét xuất hiện vẽ thành một tuyệt tác không thể tuyệt vời hơn nhưng cũng vô cùng đáng sợ. Khoa học vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho "cuộc tái hợp" lạ đời này nhưng giả thuyết cho rằng những phân tử tro tích điện dương được giải phóng ra bên ngoài đã được "nạp điện" cấp tốc nên đã phụt sáng thành những tia sét với cường độ hàng ngàn vôn.
Đám mây lớn hình cây nấm khiến người ta liên tưởng tới vụ nổ bom nguyên tử đáng sợ. Theo các nhà khí tượng học thì hiện tượng này không chỉ vô hại mà còn là kỳ quan hiếm thấy của thiên nhiên.
Mây bong bóng cực lạ xảy ra sau những cơn bão, cơn giông lớn đi qua sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn xáo trộn quá trình hình thành mây bình thường.
Không đủ thời gian thoát khỏi tán cây nên những giọt nước đóng băng thành từng đám, từng chuỗi sặc sỡ với hình dáng tinh tế như đóa hoa mới nở.
Băng trên mặt hồ tạo thành những ''con dao găm'' của tự nhiên cực kỳ đáng sợ.
Hiện tượng cầu vồng đôi hiếm thấy.
Vatnajökull ở Iceland là sông băng lớn nhất châu Âu. Các hang động ở đây lấp lánh màu xanh do khúc xạ ánh sáng mặt trời.
Nếu như sét đụng độ núi lửa là hiện tượng thiên nhiên kỳ bí và cực hiếm xảy ra, thì việc sét xuất hiện cùng cầu vồng thế này có lẽ bạn cũng chỉ gặp một lần trong đời.
Chính xác thì mớ hỗn độn này là một cơn mưa.
Bạn đã bao giờ tưởng tượng những con sóng đóng băng thì sẽ thế nào chưa?
Đâu chỉ trên mặt đất, dưới đại dương cũng tồn tại cả một khu rừng xanh mát và rộng lớn thế này.
Cây bạch đàn cầu vồng có khả năng ''biến hình'', tự bóc lớp vỏ xù xì để trở thành một cái cây đầy màu sắc. Đây có lẽ là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Nhiều tỉnh thành xuất hiện hào quang mặt trời kéo dài hơn 1 giờ | THVL Tổng Hợp
Mộc Nhiên (theo Brightside)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH