TT & HĐIII - 23/b
Kỳ vĩ đỉnh Fansipan - Phần 1 + 2
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXIII: NƯỚC NON
"Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào."
Aisopos (Hy Lạp)
Aisopos (Hy Lạp)
"Lòng
yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là
sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không
chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó
và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn "Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh."
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề”
Tản Đà
***
Giáo
sư Lê Trọng Khánh còn cho rằng những hình khắc trên đá SaPa không nhằm
vào yêu cầu chủ yếu là trang trí. Ông cũng cho rằng nhà khoa học lớn về
ngôn ngữ và chữ viết, Marcel Cohar, đã nói rất đúng: trong trường hợp
hình vẽ không sử dụng cho trang trí, mà thuộc về lĩnh vực trí tuệ thì
hình vẽ đó là chữ viết hình vẽ. Ông còn dẫn lời của Morgan, nhà nghiên
cứu bậc thầy về xã hội cổ đại: “Khi con người cần cố định tư tưởng của
mình, phương tiện đầu tiên để thể hiện là bằng hình vẽ giản đơn mà họ
nhận thức”.
Cuối
cùng, giáo sư Lê Trọng Khánh nhận định: “Qua thời gian khá dài nghiên
cứu hình khắc trên đá SaPa, dưới góc độ chữ viết, thì thấy một điểm nổi
bật là mỗi tập hợp hình khắc từng khối đá, có nội dung quan hệ nối tiếp
lẫn nhau. Trên phương diện này, có thể nghĩ rằng, tổng thể hình khắc ấy
là một bộ sách đá khổng lồ, được khắc bằng văn tự đồ họa”.
Quan
sát trên bình diện lịch sử hình thành văn tự - chữ viết thì theo chúng
ta cảm nhận, lập luận trên của giáo sư Lê Trọng Khánh về bãi đá cổ SaPa
là tương đối xác đáng. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều ý kiến trái chiều về
vấn đề này, và nhất là về ý nghĩa của những hình khắc.
Chỉ
riêng về vấn đề thời gian xuất hiện hình khắc trên bãi đá cổ SaPa thôi
mà cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau rồi. Người thì nói đó là công
trình của người H’Mông, người Dao, sống ở vùng này từ 200 đến 600 năm
trước. Người thì cho là của người Tày cổ, sống ở đây vào khoảng 900 năm
về trước. Có người lại khẳng định những hình khắc đó là của cư dân văn
hóa Đông Sơn, cách nay từ 2300 năm đến 3000 năm. Và cũng có người đi xa
hơn, quả quyết rằng các hình khắc đã có cách đây 5000 năm, thậm chí là
lâu hơn nữa, thuộc về một nền văn minh nào đó đã mất. Chúng ta đồ rằng, bãi đá cổ Sapa là thành quả kế thừa của nền văn minh Hòa Bình.
Xét
một cách tổng thể, có qui cách hình khắc về vài nhóm chính: hình tròn
và hình tròn khắc vạch làm liên tưởng đến mặt trăng, mặt trời, thái cực,
bánh xe nước; hình tượng người và nam, nữ khuyếch đại bộ phận sinh dục;
các đường lượn, vạch song song làm liên tưởng đến đồng ruộng, ruộng bậc
thang, các quái trong Kinh Dịch; các hình vuông và chữ nhật làm liên
tưởng đến nhà, cửa… Nói chung, đại bộ phận đều toát lên trình độ tư duy
tạo hình giản đơn, chất phác của con người thời nguyên sơ, sống gắn bó
mật thiết với thiên nhiên. Có lẽ vì thế mà mỗi nhà nghiên cứu đều có thể
nhìn thấy cái mình muốn từ lý giải riêng của mình từ bãi đá cổ Sapa và
không nhiều thì ít đều… có lý? Tựu trung thì gồm những ý kiến chính sau
đây về nội dung của quần thể hình khắc trên bãi đá Sapa:
- Đó là những hình vẽ hoa văn trang trí; là hình khắc thông thường, thậm chí… lăng nhăng.
- Đó là những hình vẽ những trận đánh chống xâm lăng của người H’Mông hoặc của người Lạc Việt
- Đó là những bản đồ mô tả thung lũng Mường hoa và các vùng xung quanh
- Đó là những bài cúng hoặc là những lời tiên tri (!)
-
Đó là những ghi chép về Kinh Dịch hay có thể gọi là “Lạc thư chu dịch” -
Sách của người Lạc Việt nói về sự vận động tuần hoàn của Vũ Trụ.
Chúng ta theo ai bây giờ?
Chúng ta theo… Lương Khải Siêu!!!
***
***
Mường
Hoa, thuở xa xưa có thể là gần biển và đã từng là môi trường khá thuận
lợi cho con người sinh sống. Do đó, không thể là ngoại lệ, con người
nguyên thủy đã có mặt ở đó từ rất sớm. Thời Kinh Dương Vương mang theo
văn hóa Bách Việt di cư sang thì dân cư ở Mường Hoa đã có một trình độ
văn hóa bản địa nhất định. Có thể suy đoán rằng, Mường Hoa, nếu không phải là "thủ đô" thì cũng đã từng là trung tâm quần cư lâu dài của người Việt Cổ. Thời đó, nhờ Mường Hoa nằm ở vị trí địa lý
thuận tiện mà nó dần trở thành một trọng tâm của khối quần cư mới, sau đó tiến lên đóng
vai trò như một Kinh đô, hòa hợp hai bản sắc văn hóa Bách Việt và bản
địa, làm hình thành nên một nền văn hóa mới. Đó là cội nguồn của nền văn
minh Lạc Việt.
Nền
văn hóa Bách Việt cổ và nền văn hóa bản địa cổ tuy đã bộc lộ ra những
nét đặc thù khác nhau, nhưng cũng có những nét cơ bản giống nhau và suy
cho cùng thì sâu xa trong quá khứ chúng đều xuất phát từ nền văn hóa Địa
Đàng. Do đó có thể vì văn hóa Lạc Việt là sự kết hợp của hai cá thể
cùng giống loài, nảy mầm trên cái nền văn hóa của vùng đông nam Châu Á,
vừa có tính kế thừa, vừa có tính sáng tạo; biểu hiện ra tương tự như bị
chi phối bởi nguyên lý trội - lặn(!).
Một
vùng đất đầy tiềm năng chỉ có ý nghĩa đối với một lực lượng dân cư mới,
tương hợp với nó (“mới” ở đây có nghĩa rộng, người cũ nhưng tư duy mới
cũng là mới!) và đó chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Một khu vực,
khi đã đạt được độ chín muồi như vậy sẽ dễ dàng đột khởi lên thịnh
vượng. Khu vực thung lũng Mường Hoa, hoặc khu vực rộng lớn hơn mà Mường
Hoa là trung tâm, thời kỳ Kinh Dương Vương đã là như vậy. Và vì vậy,
chúng ta tin rằng thời đó Mường Hoa nói riêng và vùng Sapa nói chung đã
từng một thời vàng son, rất thịnh vượng và rực rỡ văn hóa.
Hệ
thống hình khắc cổ trên bãi đá Sapa được hình thành trong điều kiện,
hoàn cảnh đó và là biểu trưng của văn hóa Lạc Việt. Tuy nhiên với một
khối lượng lớn các hình khắc trải rộng trong không gian như thế thì sự
hình thành của chúng cũng phải trải dài theo thời gian. Chúng ta tin
giáo sư Lê Trọng Khánh khi ông nói sự hình thành hệ thống văn tự đồ họa
trên bãi đá Sapa như ngày nay chúng ta thấy, phải là một quá trình lâu
dài. Có thể đã là công lao của nhiều thế hệ. Thậm chí là có những nét
được thêm thắt vào của người hiện đại do sự tinh nghịch vô ý thức hoặc
định “ăn theo” tổ tiên để lưu chút danh còm!
Quan
sát hình khắc vẽ trên đá cổ Sapa, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng vào
lúc đương thời, nó phải là kết quả của một ý đồ lớn, đầy uyên bác và của
một “tay nghề lão luyện” về vạch vẽ.
Người
hiện đại bình thường không thể vẽ được như thế. Ngay cả họa sĩ được đào
tạo bài bản cũng không thể vẽ được “một cái ăn ngay” những nét song
song uốn lượn (có chủ đích); bao trùm lên toàn bộ một hòn đá như thế mà
không cần qua một lần “vẽ nháp” nào. Ngoài ra, “cái bút” dùng để viết
những chữ viết hình vẽ ấy không thể là gỗ đá được mà phải bằng vật liệu
gì đó cứng hơn thứ đá của bãi đá cổ ấy để tạo được những vết khắc dài,
uốn lượn, đều nét và được thời gian lưu giữ… Phải chăng là mảnh gốm?
Có
thể nói rằng hệ thống chữ viết hình vẽ ở bãi đá Sapa là một công trình
đòi hỏi sự công phu, kiên trì, tỉ mỉ nhằm cố gắng giải bày những vấn đề
gì đó của người xưa. Những hình vẽ đầu tiên chí ít cũng xuất hiện từ
thời Kinh Dương Vương và khi mà chất liệu đồng (đồng thau) và gốm đã
được phát hiện (nhưng chưa được ứng dụng thay đá trong việc chế tác ra
các dụng cụ, phương tiện phục vụ đời sống và lao động!?)
Nhận
định như thế có nghĩa là chúng ta cũng nói luôn: ý kiến cho rằng những
hình vẽ đó chỉ là trang trí tùy tiện, thậm chí lăng nhăng là một ý kiến
thuộc loại… không tưởng.
Thế
còn ý kiến cho rằng đó là “Lạc thư chu dịch” - giải thích vũ trụ theo
Kinh Dịch, thì sao? Đó là ý kiến lý thú, đáng để suy nghĩ, chúng ta vẫn
tin rằng Kinh Dịch là niềm tự hào sáng tạo, là thiên cổ kỳ thư của dân
tộc Trung Hoa, có nguồn gốc từ quan niệm cổ xưa về tự nhiên của tổ tiên người Việt, hiển hiện một thời trong Hà Đồ - Lạc Thư.
Người
có ý kiến này (đề xướng ra giả thuyết Kinh Dịch là của người Lạc Việt)
là nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ông nói: “Cả đời tôi đã và sẽ dành
toàn bộ trí lực để chứng minh luận điểm của mình, cũng như bảo vệ quan
điểm cội nguồn Kinh Dịch là của dân tộc Lạc Việt, có nguồn gốc từ nước
Bách Việt cổ xưa”; “Sau khi quán xét bãi đá cổ Sapa, tôi thấy không cần
phải tiếp tục viết sách chứng minh cho nền văn minh Lạc Việt trải gần
5000 năm văn hiến. Bởi vì, sự kỳ vĩ của trí tuệ tổ tiên cho thấy sớm
muộn nền văn minh này sẽ được làm sáng tỏ”. Và có lần, ông còn nói có
phần hài hước: “Rất nhiều người ôm một đống sách Hán và bĩu môi trước
những lý thuyết của tôi. Họ khẳng định một cách chắc chắn rằng Kinh Dịch
chính là của người Hoa Hạ. Trong khi đó, hàng ngàn năm trôi qua chính
người Trung Quốc lại không lý giải được cội nguồn của nó cũng như không
hiểu được rất nhiều chỗ huyền bí trong Kinh Dịch mà tiêu biểu là họ
không tìm thấy căn nguyên của thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên từ nền văn minh
Hoa Hạ. Còn tôi lại có thể lý giải được cội nguồn của Kinh Dịch dựa trên
rất nhiều cơ sở khoa học mà sự kỳ vĩ trên các hình khắc ở bãi đá cổ
Sapa đã nói tất cả thì tôi chẳng thấy xấu hổ gì mà không nhận Kinh Dịch
là của người Việt mình. Tôi tin rằng, nếu có người giải mã được toàn bộ
bãi đá cổ Sapa thì đó phải là lúc một lý thuyết thống nhất Vũ Trụ được
chứng minh”.
Ngoài
Nguyễn Vũ Tuấn Anh còn có nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn cũng lý giải
bãi đá cổ Sapa theo hướng này. Ông cũng cho rằng toàn bộ nội dung hình
khắc ở đó là kiến thức về Vũ Trụ có liên quan đến Kinh Dịch. Hơn thế
nữa, ông còn gọi đó là pho sách khá hoàn chỉnh mô tả khởi nguyên Vũ Trụ
hay có thể đặt tên là “Mô hình Vũ Trụ”.
Ý
kiến của hai nhà nghiên cứu nêu trên không phải là không có lý. Tuy
nhiên việc gán cho một số đường khắc vạch thành những “quái” cụ thể nào
đó (chẳng hạn là Sơn Địa Bác, Địa Lôi Phục…) lại có vẻ hơi quá, không
những không làm tăng thêm chút giá trị nào cho bãi đá cổ Sapa mà vô tình
còn hạ thấp nó đi.
Đúc
rút các lý giải đa chiều của các nhà nghiên cứu, chúng ta cũng xin phép
nêu ra vài nhận định riêng về bãi đá cổ đó nhằm góp phần gây… rắm rối
thêm cuộc lần mò làm sáng tỏ sự bí ẩn:
-
Đó là bộ bách khoa toàn thư của dân tộc Lạc Việt thời mở nước, “ghi
chép” những hiểu biết của con người lúc đó về thiên nhiên, về xã hội và
về những sự kiện lịch sử cũng như những sự việc xảy ra đương thời.
Con
người được sinh ra là để sống, muốn sống thì phải ăn. Do đó việc đầu
tiên mà con người phải làm là kiếm ăn và kiếm ăn cũng là mục đích tối
hậu trong suốt quãng đời sống còn của loài người tối cổ. Mọi hành vi của
họ trong lao động, quan sát, suy nghĩ, nhận thức, sáng tạo… đều có kết
quả sâu xa từ đòi hỏi tìm ra được miếng ăn và trực tiếp hay gián tiếp
phục vụ cho sự sống còn. “Có thực mới vực được đạo”, nhưng vực đạo lên
để làm gì nếu không vì sự sống? Những vết khắc vạch lên đá đầu tiên của
loài người không có tính mỹ thuật và cũng không vì nghệ thuật, mỹ thuật
cũng như nghệ thuật là hậu quả của quá trình phát triển của hành động
vạch vẽ nhằm cố gắng mô tả rõ ràng hơn những kiến thức, kinh nghiệm, ý
tưởng về cuộc sống, về thiên nhiên trong truyền đạt và lưu giữ lâu dài.
Không thể có một cá nhân nào, một bầy người nào ở thời tiền sử lại “rỗi
hơi” khắc vạch một cách tỉ mỉ với số lượng lớn những hình họa như thế
lên một bãi đá rộng lớn như thế với mục đích lăng nhăng không vì cái gì
cả, trong khi bụng lại đang đói meo.
-
Để ghi chép được thành một pho sách như thế, tổ tiên ta ắt hẳn đã sáng
tạo được một hệ thống những ký hiệu vạch vẽ qui ước nhằm mô tả hình thể
thiên nhiên, diễn đạt khái niệm thay thế cho ngôn ngữ. Sẽ không thể
trình bày, diễn đạt một sự việc hay hiện tượng nào đó bằng ngôn ngữ hay
chữ viết nếu chưa có nhận thức. Mà khi đã nhận thức thì sẽ có quan niệm.
Một người, khi giải thích một quá trình biến hóa nào đó của thiên nhiên
thì đồng thời cũng bộc lộ quan niệm (cách hiểu) của mình về bản chất
của thiên nhiên.
-
Vì là bách khoa toàn thư nên nếu giải mã được nội dung của những hình
vẽ ở bãi đá cổ Sapa, rất có thể chúng ta sẽ thấy “đủ thứ” trong đó:
những “truyền thuyết” lịch sử, câu chuyện về một chiến thắng oai hùng,
bản đồ địa lý - phân bố dân cư của khu vực, kiến thức về khí hậu - thủy
văn - bão lụt, những quan sát thiên văn, quan niệm về tự nhiên cũng như
xã hội…
- Thung lũng Mường Hoa có lẽ là trung tâm văn minh đầu tiên, nơi hình thành nên dân tộc Việt và non nước Việt ngày nay, trước khi chuyển dịch về miền trung du (Phong Châu, Vĩnh Phúc) rồi về đồng bằng châu thổ sông Hồng (Cổ Loa thành)(?).
- Thung lũng Mường Hoa có lẽ là trung tâm văn minh đầu tiên, nơi hình thành nên dân tộc Việt và non nước Việt ngày nay, trước khi chuyển dịch về miền trung du (Phong Châu, Vĩnh Phúc) rồi về đồng bằng châu thổ sông Hồng (Cổ Loa thành)(?).
Tóm
lại hệ thống chữ viết hình vẽ ở bãi đá cổ Sapa có thể đã ra đời vào
giai đoạn hình thành Tổ Quốc Việt Nam, được củng cố và phát triển vào thời kỳ vươn lên thịnh vượng của thời Kinh Dương Vương (tương ứng
với bước đi mở đầu của nền văn hóa Phùng Nguyên) và hoàn thành vào nửa
cuối thời đại Lạc Long Quân. Đó là một pho sách đá và là cuốn bách khoa
toàn thư đầu tiên của dân tộc ta. Đơn giản chỉ là thế chăng?
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét