TT & HĐ - 23/m
TT Võ Văn Kiệt - Việt Nam không phải của riêng người cộng sản hay bất kỳ phe phái, tôn giáo nào
Thủ tướng Võ văn Kiệt
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXIII: NƯỚC NON
"Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào."
Aisopos (Hy Lạp)
Aisopos (Hy Lạp)
"Lòng
yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là
sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không
chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó
và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn "Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh."
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề”
Tản Đà
Hiện tượng Võ Văn
Kiệt có thể là đặc sắc của một thời đại nhưng là thường thấy nếu nhìn xuyên suốt lịch
sử cải tạo thiên nhiên, chế ngự thiên tai và chống ngoại xâm của dân tộc Việt.
Bao giờ cũng thế, khi đất nước lâm vào tình thế khủng hoảng nghiêm trọng, sẽ có
những con người bất chấp hiểm nguy, đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, xả thân vì đại
nghĩa. Đó thực chất là những vị anh hùng. Võ Văn Kiệt nằm trong số đó. Nói thêm:
khi mọi phương cách cứu nước đều đi đến bế tắc, tình thế xã hội chìm trong bi đát, ngột ngạt, thì tại điểm nút ấy sẽ hình thành
một dấu hỏi lớn. Đó là thời khắc xuất hiện một đại anh hùng dân tộc, người biết
kế thừa những quan niệm đương thời nhưng không theo đương thời mà sáng tạo vượt
đương thời để không những tìm ra được lời đáp trả lời được câu hỏi lớn đó mà còn đưa đất nước vượt
qua hiểm nguy đến bến bờ tươi sáng. Tiêu biểu cho những vị đó là Lạc Long Quân,
Phù Đổng Thiên Vương, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,
Quang Trung Nguyễn Huệ và Hồ Chí Minh. Nói theo tâm linh: khí thiêng sông núi đã hun đúc nên
họ và họ được sinh ra là vì núi sông. Có thể vì thế mà ở họ đều toát nên một nét
rất chung, tạc nên biểu tượng duy nhất về một lãnh tụ của Đại Chúng, mô tả cái ý niệm: “Của dân, do dân và vì
dân”.
Địa linh ắt phải
có nhân kiệt, ông cha ta bảo thế. Và kinh nghiệm mách bảo rằng đó là sự thực
thiêng liêng và là thiêng liêng theo lẽ tự nhiên. Nếu không có cơm gạo ùn ùn của
dân chúng thì sẽ không có Phù Đổng; nếu không có những khởi nghĩa nối nhau thời
Bắc thuộc sẽ không có Ngô Quyền; nếu Trịnh Nguyễn không phân tranh làm thế nước,
lòng dân xuống đến cùng cực thì không có Nguyễn Huệ, nếu không có phong trào kháng
Pháp bền bỉ trước đó và cuộc đấu tranh của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… thì cũng
không thể có Hồ Chí Minh được.
Địa linh ắt phải
có nhân kiệt, ông cha ta bảo thế. Và kinh nghiệm mách bảo rằng đó là sự thực
thiêng liêng và là thiêng liêng theo lẽ tự nhiên. Nếu không có cơm gạo ùn ùn của
dân chúng thì sẽ không có Phù Đổng; nếu không có những khởi nghĩa nối nhau thời
Bắc thuộc sẽ không có Ngô Quyền; nếu Trịnh Nguyễn không phân tranh làm thế nước,
lòng dân xuống đến cùng cực thì không có Nguyễn Huệ, nếu không có phong trào kháng
Pháp bền bỉ trước đó và cuộc đấu tranh của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… thì cũng
không thể có Hồ Chí Minh được.
Là con người cụ
thể của một thời đại cụ thể, Hồ Chí Minh đã tin tuyệt đối vào học thuyết có mục
đích sáng ngời, hoàn toàn phù hợp với ước nguyện cứu nước cứu dân của bản thân
mình ấy và từ đó, ông đã vạch ra “Đường Cách mệnh” duy nhất đúng: đánh đổ ách đô
hộ của Thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến, mưu cầu ấm no hạnh phúc cho nhân
dân. Đó là hướng đi được đại chúng đồng tình, ủng hộ và nhiệt liệt hưởng ứng.
Tuy tự nhận là
học trò của Mác - Lê, nhưng trong ngôn từ của Hồ Chí Minh khi nói với quần chúng
lao động, hiếm khi thấy xuất hiện những khái niệm, những câu lý luận có tính
“kinh điển”, đặc trưng thường thấy của triết học Mác, chẳng hạn như: “biện chứng
duy vật”, “thượng tầng kiến trúc”, “chuyên chính vô sản”, “chủ nghĩa cộng sản”…;
chẳng hạn khi Lênin viết: “Giai cấp vô sản phải làm cách mạng xã hội chủ nghĩa
bằng cách kéo đông đảo những phần tử nửa vô sản trong nhân dân theo mình, để bằng
sức mạnh mà đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản và làm tê liệt tính không
kiên định của nông dân và của giai cấp tiểu tư sản”, thì Hồ Chí Minh nói: “Nông
dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của
giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến, kiến quốc thành công, muốn độc lập thống
nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân”; chẳng hạn khi Lê Nin viết:
“Chỉ khi nào ngành vận tải và nền đại công nghiệp đã hoàn toàn được khôi phục,
khiến giai cấp vô sản có thể cung cấp cho nông dân nhằm đổi lấy các loại nông sản,
tất cả những vật phẩm công nghiệp mà công dân cần dùng cho bản thân họ và để cải
tiến kinh tế của họ, thì khi đó, đứng về quan điểm xã hội chủ nghĩa mà nói, sự
liên minh giữa những người tiểu nông và giai cấp vô sản mới trở nên hoàn toàn đúng
đắn và vững chắc”, thì Hồ Chí Minh nói: “Chỉ có khối liên minh công nông do
giai cấp công nhân lãnh đạo mới có thể kiên quyết và triệt để đánh đổ các thế lực
phản cách mạng, giành lấy và củng cố chính quyền của nhân dân lao động, hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Chẳng
hạn khi nói về gia đình, Lê Duẩn (nguyên tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam)
viết: “Người cách mạng không coi nhẹ gia đình. Trái lại, một người yêu nước, một
người thiết tha với những lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội, một chiến sĩ
nhiệt tình đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân không thể không quan tâm đến vấn
đề gia đình”, thì Hồ Chí Minh nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều
gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt”. Có thể thấy Hồ Chí Minh luôn có cách nói chân phác dễ
hiểu, rất gần với cách nói quần chúng nhưng cũng rất khúc chiết, sâu sắc. Trong
ngôn văn của ông, người ta thấy rất nhiều những cách ngôn, những câu nói triết lý của Đạo
gia, Nho gia, Mặc gia… được ứng dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chắc rằng
Hồ Chí Minh đã thấy được “giáo lý” của chủ nghĩa cộng sản về cuộc cách mạng đấu
tranh giải phóng và xây dựng một xã hội tươi đẹp, nếu không chú ý đến những yếu
tố nảy sinh trong thời đại mới, thì hầu như tương hợp với quan niệm của tổ tiên,
ông cha ta thời cổ, trung đại; với những tinh hoa triết lý của Trung Hoa cổ đại,
mà cốt lõi đều là: “Dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc). Cách đây hơn 2500 năm,
trong Kinh Thư đã có câu: "Dân duy bang bản,bản cố bang ninh" (Dân là gốc của nước, gốc vững thì nước yên). Sau đó quan đại phu Văn Chủng trong Đông Chu Liệt Quốc cũng nói: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên” (Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm trời), về ý nghĩa cũng tương tự như câu: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên” (Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu). Và theo chúng ta thì đây chính là chân
lý muôn đời của xã hội loài người, mà bất cứ thứ chủ nghĩa nào nếu không có tiêu
chí thỏa mãn nó thì đều không được Đại Chúng tin theo, ủng hộ, đều đi ngược lại Đức Huyền
Diệu, chưa cần phải nói đến trong thực tiễn có thực hiện được điều đó hay không.
Hồ Chí Minh có nói: “Địch muốn giành cách đánh mau, thắng mau. Nếu chiến tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại. Vậy ta dùng chiến lược trường kỳ kháng chiến để phát triển lực lượng… thế địch như lửa, thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa”. Có thể đặt câu nói đó ở bối cảnh đời Trần, Lê cũng hoàn toàn “hợp lệ”. Hay câu nói: “Muốn thành công phải có ba điều kiện, đó là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa” là của Hồ Chí Minh, nhưng đem nó đặt vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc cũng không sai.
Hồ Chí Minh có nói: “Địch muốn giành cách đánh mau, thắng mau. Nếu chiến tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại. Vậy ta dùng chiến lược trường kỳ kháng chiến để phát triển lực lượng… thế địch như lửa, thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa”. Có thể đặt câu nói đó ở bối cảnh đời Trần, Lê cũng hoàn toàn “hợp lệ”. Hay câu nói: “Muốn thành công phải có ba điều kiện, đó là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa” là của Hồ Chí Minh, nhưng đem nó đặt vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc cũng không sai.
Vì những lẽ đó
mà ở con người ông, cái phần “Ái Quốc”, “Chí Minh” đã nổi trội hơn hẳn phần “Cộng
Sản”. Mọi người, trong đó có nhiều người bất đồng chính kiến, hoặc thậm chí là
kẻ thù dân tộc, đều khâm phục ông, biểu tượng trước hết và trên hết về chủ nghĩa
yêu nước, thương nòi và cốt cách ung dung, mã thượng.
Chúng ta có cảm
nhận rằng: mục đích cả đời của Hồ Chí Minh là cứu nước cứu dân và trong cuộc bôn
ba tìm đường cứu nước, ông đã thấy sự hòa hợp giữa mục đích "tìm đường cứu nước" với mục đích của chủ nghĩa Cộng Sản, và đã gặp được Cách mạng tháng Mười Nga (7-11-1917). Ông đã
thấy ở đó một con đường đến đích, một phương tiện để có thể đạt được hoài bão
không những của ông mà của cả một thế hệ nhân sĩ yêu nước trước ông như Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…
Hồ Chí Minh là
tựu trung của kế thừa, học hỏi và sáng tạo. Ông đích thực là một hiền triết phương
Đông đồng thời là một đại anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã đặt
trọn niềm tin vào Chủ nghĩa Cộng Sản và suốt đời đi theo chủ nghĩa ấy. Vì ông cũng là một con người sồng trong một thời đại, chịu sự chi phối về nhận thức của thời đại ấy. Tuy nhiên
ông là một trong số ít người cộng sản có tư tưởng linh động và uyển chuyển nhất.
Hồ Chí Minh từng viết: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm ở sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng bác ái. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương
pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó
thích hợp với điều kiện của chúng tôi. Khổng Tử, Giêsu, Các Mác, Tôn Dật Tiên
chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người,
mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu họ còn sống trên đời này và họp lại một chỗ, tôi
tin rằng nhất định họ chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân
thiết.”. Ông tuyệt vời là vì thế!
Đảng Cộng sản
Nhật Bản từng đánh giá: “Hồ Chí Minh đã để lại công trạng bất hủ trong lịch sử đấu
tranh giải phóng cho nhân dân Việt Nam cũng như của các dân tộc bị áp
bức và nhân dân bị áp bức ở Châu Á và thế giới”. Còn báo “Bình Minh” ở Pakistan
đã từng viết rằng Hồ Chí Minh “một nhân vật thần thoại, đã trở thành một trong
những người cầm cờ vĩ đại nhất của cuộc đấu tranh giành giải phóng và tái sinh
của nhân dân Châu Á trong thời đại ngày nay”…
Một lãnh tụ,
khi đã thấm vào máu thịt cái nghĩa “lấy dân làm gốc”; đã thấu suốt được cái tình
“của dân, do dân và vì dân” thì như Quỷ Cốc Tử chỉ dạy, có cơ may sẽ đạt được cái
thần minh là thiên lý nhãn, thuận phong nhĩ và vạn linh tâm, còn không thì cũng
có tầm nhìn xa trông rộng hơn người, và vị lãnh tụ đó sẽ được lưu danh đến sâu
xa hậu thế, đến ngàn thu. Hồ Chí Minh là một lãnh tụ như thế. Tháng 1-1946, khi
trả lời câu hỏi của một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân
tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…”.
Võ Văn Kiệt đã
noi được tấm gương sáng ngời ấy. Điều đó thể hiện rõ ở quãng đời hoạt động của ông
thời khoảng Giải Phóng - Đổi Mới. Ở ông, xét ra, cũng toát lên một chữ “Dân”.
Võ Văn Kiệt là
một thiếu niên nông dân đến với cách mạng, kế thừa được tính cách khoáng đạt, bộc
trực và khẳng khái của người dân Nam Bộ. Do đó về sau này, dù ở đâu, ở cương vị
nào, tâm hồn ông trước hết là tâm hồn của một người dân Nam Bộ, am tường và đồng
cảm được với đời sống cũng như tình cảm của dân đồng bằng sông Cửu Long, nơi ông
đã từng sống và hoạt động cách mạng lâu dài. Và cũng qua quãng đời hoạt động dân
vận sôi nổi lúc công khai lúc bí mật, qua những năm tháng bám trụ chiến đấu với
kẻ thù xâm lược và ngụy quyền tay sai, được sự dẫn dắt trui rèn của cách mạng, ông
càng thấy được tấm lòng tin yêu của quần chúng, sự giúp đỡ hy sinh vô bờ bến mà
vô tư của họ đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng; càng
hun đúc trong ông tình yêu sâu sắc đối với đất nước, nhân dân. Đặc biệt, thực
tiễn của cuộc đấu tranh mà ông là người trong cuộc, đã dạy ông điều này:
“Dễ trăm lần không
dân cũng chịu
Khó
vạn lần dân liệu cũng xong”
(Lời
Hồ Chí Minh)
Sự ngột ngạt của
đời sống kinh tế sau Giải Phóng gây ra nỗi bức xúc ngày một tăng trong dân chúng
và đây đó, một cách tự phát, nhỏ lẻ, người dân đã âm thầm đục thủng hàng rào cơ
chế. Từ “gợi ý” đó mà một số người đã từng xông pha lửa đạn thời chiến tranh và
hiện giữ những trọng trách khác nhau ở tầng cơ sở đã mạnh dạn làm ra những cuộc
xé rào với qui mô “nghiêm trọng” hơn nhưng thật ngoạn mục. Đó chính là lúc câu
hỏi lớn được đặt ra tại vòng xoáy của thời cuộc: không thể chọn đồng thời cả
hai thì ưu tiên chọn cái nào, thỏa mãn ước nguyện thiết tha của dân hay tuân
theo pháp lệnh, giải quyết đời sống cực khổ của người lao động trước hay bảo toàn
cơ chế trước? Những nhà lý luận “kinh viện”, những người làm luật giáo điều sẽ
rất khó xử trước câu hỏi đó. Họ sẽ phải lúng túng giữa đạo lý và đức độ, sẽ phải
vòng vo khi trả lời và thường là trả lời sai.
Trả lời câu hỏi
đó là quá dễ nếu đem nó ra để “đố” Lão Tử hay Quỷ Cốc Tiên Sinh, những người
(hay một người?) đã thấu suốt cái lý của Đạo Tự Nhiên và cái tình của Đức Huyền
Diệu.
Thời cuộc đã chọn
Võ Văn Kiệt, làm vị tướng đi tiên phong thay đổi vận mệnh cho nó theo đúng hướng
mà nó đã âm thầm chỉ ra. Mặt khác Võ Văn Kiệt đã chủ động, nhạy bén, phát hiện
ra và đủ dũng cảm đi theo hướng mở đúng đắn đó. Bởi vì ngay từ đầu không phải
ai cũng nhận dạng được hướng đi có vẻ ngược chiều chân lý, nhất là đối với những
cái đầu đã bị xiết bởi vòng kim cô giáo điều, những tư tưởng đã bị “tín ngưỡng
hóa” đến cứng đờ, đến vô tình khư khư ôm giữ lấy tín điều mà quên mất chữ “vì dân”.
Chỉ có những tấm lòng thấm đẫm tình dân mới làm được công việc thay đổi diện mạo
thời cuộc đó, không màng danh lợi. Võ Văn Kiệt là người tiêu biểu trong số họ, hội đủ điều kiện, xuất
hiện tại đúng vùng xoáy ẩn chứa câu hỏi lớn, đúng thời khắc và lịch sử đã giao
trọng trách cho ông. Và cũng chính vì thế mà ông trở thành tài ba, kiệt xuất, lập nên những
thành quả nhiều người mơ ước.
Tóm lại, Võ Văn
Kiệt có được những phẩm chất quí báu như đã nói là vì con người ông thấm đẫm chữ
“dân”, qua từng trải đấu tranh cách mạng mà bản thân ông đã thấu tỏ một cách chân
thành cái ý nghĩa lớn lao của quan niệm “lấy dân làm gốc” (Dĩ dân vi bản)) đã có
từ ngàn đời của ông cha ta nói riêng và của triết học cổ đại phương Đông nói
chung.
Ông đã được đại
chúng đương thời trìu mến. Nhiều người đã kể những câu chuyện có tính giai thoại,
“bên lề”, rất thú vị về ông.
Có lần, ông
Nguyễn Minh Nhị kể: “Nghe chú Sáu đề ra quyết sách này (cải tạo đồng bằng sông
Cửu Long), tụi tôi mê lắm. Nhưng lúc đó không phải địa phương nào cũng chịu chương
trình này. Có địa phương cứ e ngại việc thoát lũ như vậy, phù sa dẫn về đâu không
thấy, chỉ thấy đất đai nhiễm phèn (…). Có lần, nghe tôi than, chú Sáu nói một câu
đầy chất ngang tàng Nam Bộ khiến tôi nhớ hoài: “Tao làm tới chức Thủ Tướng mà
tao còn không sợ mất chức. Cái chức của mày ăn nhằm gì!”. Câu nói của chú Sáu
khiến tôi mạnh dạn làm nhiều chuyện… vượt rào khác”.
Đây là câu chuyện
của ông Hà Văn Tiến (Bảy Tiến), người cận vệ thời “chống Mỹ cứu nước” của ông Võ
Văn Kiệt: “Anh Sáu rất chân tình, giản dị, gần gũi, thường xuyên hỏi thăm, quan
tâm đến những người lính”. Sau Giải Phóng, ông Bảy nghỉ mất sức về quê. “Mãi đến
năm 1996, một người lạ mặt đến nhà tôi, nói: “Lệnh của chú Sáu bảo anh bằng mọi
giá phải lên Sài Gòn để chú gặp”. Thế là tại căn nhà trên đường Tú Xương, quận
3, Tp.HCM, ngày đầu năm mới đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa ông Sáu và ông Bảy. Ông
Bảy kể: “Nghe tôi kể về hoàn cảnh gia đình có 7 con nhỏ và đang nuôi thêm hai đứa
cháu, con của đứa em đã chết, và người mẹ già, trong khi nhà lại nghèo, kiếm ăn
từng bữa, anh Sáu rầy: “Mày bê bối quá!”. Rồi anh lấy 1 triệu đồng cho tôi, dặn
dò: “Nhớ chú tâm làm ăn!”. Thấy tôi lưỡng lự không dám cầm số tiền trên, anh Sáu
la: “Tao cho chút vốn để mày làm ăn lo cho bà cụ và các con. Ráng lên nghe chưa!”.
Ông siết chặt tay tôi. Nước mắt tôi cứ chảy dài…”.
Bà Bùi Thị Lạng,
tốt nghiệp Đại học California (Mỹ), năm 1965, trở thành nữ tiến sĩ hải dương học
đầu tiên của Đông Nam Á; kể: “Giữa những năm tháng khó khăn đó, anh Sáu Dân như
một nguồn động viên lớn cho anh chị em trong Hội trí thức yêu nước. Anh không
bao giờ khuyên chúng tôi những lời sáo rỗng, chẳng hứa hẹn đủ điều cũng chẳng hề
dọa nạt. Tới giờ, sau hơn 30 năm, tôi vẫn còn nhớ như in lời đề nghị chân tình
của anh: “Tôi rất trân trọng những đóng góp của anh chị em trí thức mình. Chúng
tôi rất hoan nghênh nếu mọi người ở lại. Nhưng, một khi muốn ra đi (rời bỏ đất
nước), mọi người nên nói trước một lời chứ đừng tự ý bỏ đi như vậy, không an toàn
chút nào!”… Lớp trí thức miền Nam
chúng tôi ngày ấy quyết định ở lại vì Sài Gòn còn có những người như anh Sáu”.
Thời còn làm việc tại Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Thành phố Hồ Chí
Minh, bà Bùi Thị Lạng rất thẳng tính, thấy
sai là phản đối, là đề nghị giải pháp khác. Do đó không được lòng một số người.
Trong một cuộc họp, ông Kiệt nói rằng “trí thức phải nói được như vậy”, khiến bà
Lạng ngạc nhiên, thầm cảm phục. Bà nói: “Tôi bất ngờ lắm khi biết người đàn ông
này tuy không nhiều bằng cấp nhưng có được tầm nhìn xa trông rộng. Ông nắm vững
nhiều qui luật của cuộc sống, ông biết rõ muốn chuyển biến xã hội phải chuyển
biến quần chúng; ông biết vận dụng sức mạnh của tập thể; ông luôn tìm mọi cách để
mọi người được tự do phát triển năng lực bản thân…”.
Câu chuyện nữa:
khi Võ Văn Kiệt đã đề xướng, dự tính lấy Dung Quất làm nơi đặt khu công nghiệp
hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, khi dự án nhà máy lọc hóa dầu và khu kinh tế
Dung Quất - Quảng Ngãi đã tượng hình, thì rất nhiều người dân Quảng Ngãi còn chưa
biết đến địa danh Dung Quất. Ngay trong thời gian Quảng Ngãi phát động “di dân
Dung Quất lấy đất nền cho nhà máy lọc dầu, Võ Văn Kiệt đã không ít lần về tận
Dung Quất, gặp người dân ở đó, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ để tìm
ra quyết sách hợp lòng dân nhất. Và “ông Sáu vì dân” đã chỉ đạo, thay vì di dân
theo kiểu “bứng sạch gốc” thì đổi thành dãn dân theo kiểu “gài răng lược”, làm
sao để các khu công nghiệp vẫn bảo đảm hoạt động bình thường mà người dân Dung
Quất - chủ yếu là nông dân - vẫn có thể sống bên cạnh hay ngay trong lòng khu công
nghiệp để tham gia làm công nhân, dịch vụ, và được hưởng lợi trực tiếp từ những
hoạt động công nghiệp. Ông Kiệt nói: “Chúng ta làm công nghiệp hóa là để nông dân
có cơ hội vươn lên một đời sống dễ chịu hơn, được hưởng lợi trực tiếp từ công
nghiệp hóa, chứ không phải để bị bần cùng hóa, bị xua đuổi khỏi mảnh đất bao đời
họ đã sống và canh tác, bị gạt ra bên lề của tiến trình công nghiệp hóa”.
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét