TT & HĐ - 21/n
10 nhà khoa học lỗi lạc, vĩ đại nhất trong lịch sử
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG X: THÁI CỰC
"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý."
Niels Bohr
Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học.
Henri Frederic Amiel
"Không có khoa học vì
khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại
để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có
kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời
sống... ".
Khuyết danh
“Nếu
như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ
óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện
đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên
phía trước.”
L. Mandelstam
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
“Toán
học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà người
ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một
vùng mỏ quý mà người ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học
cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch;
toán học cũng không phải là lục địa hay đại dương mà ta có thể vẽ
chúng lại được. Toán học không có những giới hạn như không gian mà
trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng
của toán học là vô hạn như bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới
hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như
cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.
Cayley
“Toán
học chỉ cho ta những phương pháp hoặc những con đường dẫn tới chân
lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và
phơi bày chúng ra trước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu
biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu
sắc”.
Sylvester
"Toán
học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến
ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết!
Nhưng nó cũng là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của
sự giả tưởng quá đà."
Ba Đá
(Tiếp theo)
***
Trong
thế giới tương phản của sự tích hợp, số 1 được hình thành cũng phải
thông qua con đường tích hợp tương phản, nghĩa là nếu có một lực lượng
thực là a và ảo là b thì:
a x b = 1
Từ đó suy ra và còn gọi b là nghịch đảo của a (dấu phân cách “” là một ký hiệu khác của phép chia).
Trong khi lực lượng thực trong tích hợp luôn lớn hơn 1 thì lực lượng ảo luôn nhỏ hơn 1.
Khi thì ;
hoặc là nhỏ hơn 1 hoặc là lớn hơn 1. Lúc này, tương tự như ở trường hợp
tổng hợp tương phản, chúng ta nói rằng đã xảy ra sự tích hợp tương phản
không hoàn toàn, có thể mang “âm tính” hoặc “dương tính”, có thể “lặn”
hoặc “trội”. Tích hợp tương phản hoàn toàn bao giờ cũng cho kết quả là
1. Thí dụ nếu có:
,
thì
đó là một tích hợp hoàn toàn, tác tạo nên một đơn vị lực lượng mới, hơn
nữa đơn vị mới này còn có tính bình phương (số chính phương) vì:
Có thể nói: tích hợp tương phản ảo - thực hoàn toàn làm xuất hiện một đơn vị mới có lượng bằng lượng của đơn vị cũ nhưng khác bản chất.
Nhưng khi có:
thì đó là một tích hợp tương phản không hoàn toàn, kết quả không có tính trung tính, mặt “thực” trở nên trội (gồm 4 đơn vị 12 do đó lớn hơn 1).
Số
đơn vị (số 1) cũng có thể là tương đối hay tuyệt đối. Khi chúng ta nói
lượng đơn vị của một loại lực lượng nào đấy là 1 thì cũng có nghĩa đó là
tương đối, là qui ước. Còn đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối của Vũ Trụ chỉ có
thể là hạt KG. Từ nhận định đó, chúng ta đi đến việc phải cho rằng tích
hợp ảo thực hoàn toàn cũng có thể là tuyệt đối hay tương đối. Tích hợp
ảo thực hoàn toàn qua số 1 qui ước, là tương đối; tích hợp ảo thực hoàn
toàn ngoài qui ước (qua hạt KG) là tuyệt đối.
Có thể chuyển tích hợp ảo thực không hoàn toàn về tích hợp hoàn toàn. Chẳng hạn nếu có:
ta có thể qui ước lại gốc 4 là gốc 1 và điều chỉnh:
.
Nghĩa
là trước khi tích hợp, chúng ta chọn cho lực lượng thực 20 một đơn vị
mới gồm 4 đơn vị cũ và như vậy lực lượng 20 lúc này có 5 đơn vị. Tích
hợp với nghịch đảo của 5, chúng ta có kết quả là 1. Số 1 này chính là
bằng 12x 4 (gồm 4 đơn vị 12).
Như
vậy, trong mỗi trái táo có một đống táo ảo. Nếu biến đống táo ảo đó
thành thực (nghĩa là chúng ta lạc vào thế giới ảo) thì sẽ được một đống
táo. Nếu đống táo đó có N quả táo thì nội tại mỗi quả táo có quả
táo để khi tích hợp ảo - thực hoàn toàn sẽ có một quả táo bình phương,
một đơn vị lực lượng mới. Khi coi quả táo là 1, chúng ta có:
1 x N = 1 x (1 + 1 + 1 … + 1) = 12. N = N (quả táo)2
Khi coi nội tại quả táo là , chúng ta có:
Hay chúng ta qui ước tương phản với là 1.N (với dấu “.” cũng có nghĩa là “nhân”) và viết rõ hơn:
Biểu
thức này cũng chính là sự tích hợp tương phản hoàn toàn tuyệt đối nếu
coi quả táo là hạt KG, đống táo là Vũ Trụ và nội tại của hạt KG là ảo
của Vũ Trụ.
Để
phân biệt với tương phản âm - dương, chúng ta có thể gọi tương phản
loại này là tương phản nghịch đảo và cũng có thể biểu diễn nó bằng trục
số gọi là trục số nghịch đảo ở hình 37/b. Có thể tưởng tượng đó là Vũ
Trụ đơn thuần được hình thành nên từ sự tích hợp tương phản. Các số 1,
2, 3…; …; hay …; và …
không phải là do sự tổng hợp mà có. Chúng là kết quả của sự tích hợp
tương phản hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, tuyệt đối hay tương đối, tùy
cách thức và trạng thái (vận động) của hệ quan sát, tùy sự qui ước hay
không qui ước mà chúng, từng cặp một có thể biến đổi thành nhau. Khi ta
cho rằng gốc 1 của trục số là tuyệt đối thì nửa trục phía bên trái biểu
diễn phần ảo tuyệt đối của Vũ Trụ (nghĩa là nội tại của hạt KG). Khi cho
rằng gốc 1 là qui ước thì nó mang tính tương đối và nửa trục bên trái
là ảo tương đối cũng như nửa trục bên phải là thực tương đối (không đầy
đủ). Nếu qui ước tính tương phản của một tương phản tổng hợp là âm (-) và dương (+), với âm<o và dương>o thì chúng ta cũng có thể qui ước tính tương phản trong một tương phản tích hợp là lặn và trội, với lặn<1 và trội>1.
Khi
chúng ta đứng trong thế giới ấy (cũng chính là chúng ta đang ngồi đây
viết những dòng này!), một cách mặc nhiên và vô tình, chúng ta đã qui
ước bản thân chúng ta là “trung tâm Vũ Trụ”, là số 1 để nhìn thấy có hai
chiều trái ngược nhau: đến Vô Cùng Lớn và đến Vô Cùng Nhỏ (viết tắt là
VCL và VCN; ký hiệu: và (không
có dấu âm, dương). Toán học đã quan niệm rằng hai “đầu mút” đó tiến tới
vô tận. Điều đó có đúng không? Khó mà khẳng định được! Một cách đơn
giản, chúng ta thấy rằng trục số nghịch đảo, cũng tương tự như trục số
âm - dương, với tính vừa trực quan vừa cực đoan siêu hình, đã giúp sự
hình dung về Vũ Trụ dễ dàng, đúng đắn hơn và cũng khó khăn, sai lạc hơn.
Làm sao mà tưởng tượng được VCL và VCN nằm tách biệt nhau ở hai đầu xa
lắc như vậy? Nếu không có VCN thì làm sao có VCL? VCL phải là sự tích tụ
của vô vàn VCN, do đó VCN phải ở trong VCL và đi về VCN nghĩa là “đi
sâu” vào VCL. Tuy nhiên, nếu VCL là vô hạn thì nó phải không có ngoài.
Nếu đã không có ngoài thì làm sao biết được là có trong và biết rằng đó
là VCL? Tương tự, đối với VCN thì phải không có trong. Vì không có trong
nên cũng không thể biết thế nào là ngoài và cũng không thể biết rằng đó
là VCN. Hơn nữa, dù vô hạn về phía nào thì cũng không thể Hư Vô được,
nghĩa là chúng bị chặn để không xuất hiện Hư Vô. Nhưng cái gì chặn chúng
được khi chỉ có bản thân chúng “trên đời”? Phải chăng chúng chặn lẫn
nhau, cái VCL chặn VCN và ngược lại cái VCN chặn VCL? Nếu như thế sẽ xảy
ra sự ở ngoài nhau, sự tách biệt giữa hai cái qui định nhau và là tiền
đề tồn tại của nhau. Làm sao hình dung được VCN là “đi sâu” vào VCL lại
chặn VCL và VCL rời ngày một xa VCN lại chặn VCN được? Rốt cuộc thì có
thể đi đến với VCL hay VCN được không hay hai chiều ấy đơn giản chỉ là
vô cùng xa như nhau và tận cùng của sự xa ấy lại chính là nơi xuất phát?
Chắc rằng vĩnh viễn, loài người không thể đến được hai tận cùng ấy mà
chỉ có thể nhận thức được chúng nhờ tính tương phản ảo - thực của Tự
Nhiên Tồn Tại. Thậm chí là cũng không quan sát thấy trực tiếp chúng
được. Nếu trộn lẫn những bức ảnh chụp ở xa xôi Vũ Trụ của vật lý thiên
văn với những bức ảnh chụp ở sâu thẳm cấu trúc vật chất của vật lý vi
mô, đối với những người bình thường sẽ chẳng phân biệt được đâu là biểu
hiện của cái Vĩ Đại, đâu là biểu hiện của cái Vi Tiểu. Vì trên cùng một
cỡ ảnh thì qui mô của chúng là như nhau.
Có thể quan niệm VCN và VCL chỉ là ảo - thực của nhau và mô tả bằng trục số nghịch đảo kiểu đường tròn ở hình 38/b.
Ở trục số hình 37/b, chúng ta còn thấy giữa các số 1 và 2, 2 và 3…, hay 1 và …
là những khoảng cách bằng nhau. Những khoảng cách đó được coi như những
khoảng cách đơn vị nhỏ nhất trong thế giới thực của Vũ Trụ tương phản
nghịch đảo và chúng ta có thể hình dung đó là “kích thước” nội tại của
hạt KG. Vì chúng ta đã quan niệm rằng nội tại của hạt KG là Vũ Trụ ảo
nên khi Vũ Trụ thực có lực lượng là N thì nội tại hạt KG có lực lượng là
. Theo biểu thức mô tả sự tích hợp thì:
Sao lại thế?
Trước
hết biểu thức trên chưa bộc lộ được tính chung, áp dụng tổng quát cho
mọi quá trình tích hợp tương phản của Vũ Trụ. Cho nên chúng ta cần tìm
cách lý giải để cho nó trở thành như vậy. Nhìn vào biểu thức trên chúng
ta thấy rằng có thể thay N bằng bất kỳ số đếm (số nguyên dương) nào gọi
là K với điều kiện ; đồng thời có thể thay 1 bằng bất cứ số hữu tỷ nào gọi là với điều kiện . Biểu thức nêu trên được viết lại như sau:
(bản chất của lực lượng ban đầu đã biến đổi do có sự tăng hoặc giảm đột biến về lực lượng nếu qui ra thứ nguyên Không Gian!).
Để tìm lại lực lượng ban đầu, chúng ta phải khai căn kết quả.
“Giỏi” hơn nữa, từ 1 x N = 12 x N. Chúng ta suy ra 1.N = 1n x N với và do đó, sẽ có biểu thức nữa:
“Giỏi” nhất là chúng ta thay bằng với và như thế, chúng ta sẽ có biểu thức tổng quát cuối cùng:
Chúng ta gọi biểu thức trên là sự tích hợp nghịch đảo qua gốc
Và chúng ta nói, khi xảy ra sự tích hợp nghịch đảo của hai hạt KG qua gốc 12 sẽ làm xuất hiện một hạt KG bình phương:
Và chúng ta nói: khi tích hợp nghịch đảo hai Vũ Trụ qua gốc N2 thì sẽ xuất hiện một Vũ Trụ bình phương.
Tuy nhiên, đối với hạt KG thì còn thấy tạm “hợp nhãn” chứ đối với Vũ Trụ thì chối quá! Thứ nhất là lấy đâu ra gốc N2
và thứ hai là lấy đâu ra hai lực lượng N để tích hợp khi chỉ có duy
nhất một N thôi? Do đó phải nhét vào đây thêm một qui ước nữa: khi quá
trình tích hợp nghịch đảo là cô lập (không có sự tham gia của lực lượng
bên ngoài và có nghĩa là lực lượng ban đầu, sau khi tích hợp nghịch đảo
vẫn y nguyên hay có thể là quá trình không xảy ra) thì gốc qui chiếu là
chính nó. Chúng ta phải viết:
Và cho rằng khi thì và ngược lại, hoặc . Có thể viết biểu thức trên hay hơn nữa là:
Và
phát biểu một cách đầy tự tin: Sự tích hợp tương phản ảo thực hoàn toàn
qua gốc 1 tuyệt đối của Vũ Trụ sẽ làm xuất hiện hạt KG!
Đến đây, chúng ta cũng nên xem lại lần nữa sự biểu diễn lạ lùng và hơi bị điên cái đầu:
Đối
với một nhà toán học thì sự diễn giải trên là tầm thường, chẳng có điều
gì đáng bàn đến cả. Không những thế, có thể còn cho cái thằng vẽ ra
điều lẩn thẩn ấy có vấn đề về… “chính trị”. Nhưng chúng ta lại có ý kiến
khác. Quá trình biến hóa, xét ra là hoàn toàn tự nhiên, chẳng có gì sai
trái về “đường lối” cả; và dứt khoát không thể phủ nhận được , dù là hình thức bề ngoài (thực ra là khác cả về bản chất!).
Để
lý giải được “sự thật phũ phàng” đó, chúng ta nhớ lại rằng trong thế
giới thuần tích hợp thì không thể xuất hiện phép “+”, do đó phải hiểu N
là đống táo chứ không phải là đống được tập hợp rời rạc từ những quả
táo. Lúc này không thể viết được:
Và như thế cũng không thể xuất hiện và duy nhất chỉ có thể là:
Nếu 1 cũng như N là tuyệt đối thì đó cũng chính là tích hợp nghịch đảo hoàn toàn và tuyệt đối qua đơn vị tuyệt đối.
Tuy
nhiên trong thế giới ảo mộng, vừa khách quan vừa chủ quan, là cả hai mà
cũng không phải cả hai và đầy dẫy những qui ước thì Vũ Trụ lại được
nhìn như một thế giới đa tạp. Sự lồng nhau, đan xen nhau giữa âm -
dương, nghịch đảo, cong thẳng… là tất yếu, phù hợp với nguyên lý Tự
Nhiên. Lúc này đống táo cũng có thể là gồm những quả táo hợp thành và
là hiển nhiên!
Vấn đề nữa là để biểu hiện sự nghịch đảo đầy đủ thì khi có là phần ảo thì phần thực là . Cách viết tương đương với cách viết ; nghĩa là biểu thức trên đúng ra phải viết là:
Lại một sự tầm thường nữa xuất hiện!
Khốn
nạn thay, bộ não quen hoang tưởng không bao giờ biết nhìn một cách giản
dị cho cái thân xác mang vác nó “đỡ khổ”. Nó nhìn cái sự tầm thường
không đáng bận tâm một tý nào ấy như thế này đây: 1 là m (khối lượng); là vận tốc cực đại bình phương (c2) và là thể tích đơn vị (V), và thế là:
Tiếp theo, nếu N không tuyệt đối thì sao? Thì phải có ít nhất là và có thể viết:
Điều
này là trái với qui ước. Nhưng qui ước là chủ quan thì cũng có thể là
qui ước sai. Còn một hướng khác! Nội tại hạt KG là hữu hạn bởi bị các
hạt xung quanh khống chế. Vì nó là ảo cho nên chúng ta ký hiệu là và
đó là tới hạn VCN; không thể nhỏ hơn được nữa (nghĩa là trong thế giới
thực là tới hạn VCL; không thể lớn hơn được nữa). Vậy mà trong thế giới
thực lại có thêm một đơn vị (hạt KG) nữa, làm cho nó lớn hơn độ lớn tới
hạn. Nhưng vì là qui ước nên có thể qui ước lại thành . Đúng là có thể qui ước lại. Nhưng khi qui ước là thì
ở thế giới thực tại không còn là N+1 nữa mà phải là N+2. Nghĩa là có
thể ký hiệu kiểu gì cũng được nhưng khi biến đổi thành thực thì lực
lượng thực bao giờ cũng tự chúng được tăng lên 1 đơn vị (hạt KG) mà
không biết từ đâu, làm cho sự tích hợp nghịch đảo hoàn toàn và tuyệt đối
không “ra hồn vía” gì nữa. Kết quả của sự tích hợp bởi hai lực lượng ảo
thực của Vũ Trụ sẽ là:
Hạt KG lúc này phải được thêm vào từ đâu đó một lượng nữa!
Cứ cho là có Thượng Đế và vì Thượng Đế là toàn năng nên vẫn cứ “đùa” được như thế và lúc này phải được viết:
Nhưng nếu viết như thế thì rốt cuộc cũng chỉ là , vì:
Dù có là thì cũng chỉ là N mà thôi!!!
Kết luận cuối cùng:
Vũ
Trụ là không thể phân chia rời rạc một cách tuyệt đối và cũng không thể
vô hạn độ được. Hạt KG chính là giới hạn cuối cùng của cái gọi là VCL
lẫn VCN của cả hai thế giới ảo và thực. Ở thế giới nào thì cũng thấy thế
giới đó là thực và hạt KG là đơn vị tuyệt đối có tính chất cơ sở, nền
tảng của thế giới. Nếu ở “bên này” thế giới thấy lực lượng toàn Vũ Trụ
là N thì ở “bên kia” thế giới cũng phải thấy điều đó. Vì là nhỏ cùng cực
đối với cả hai thế giới nên chẳng có thế giới nào làm gì được nó (không
có cách gì phá hủy nó, chia rẻ, phân chia nó). Có thể nói, hạt KG là
một gã cứng đầu nhất thế gian (kim cương so với nó về độ cứng chỉ là… hư
vô!). Thế nhưng, như thực tại cho thấy, hạt KG cũng lại “nhu nhược” như
hư vô. Nó cho phép bất cứ thứ gì “đi xuyên qua” nó một cách hoàn toàn
dễ dàng. Đặc tính của hạt KG là như vậy, dù có kỳ quặc đến mấy thì nó
cũng phải đồng thời biểu hiện như thế, nếu không sẽ xảy ra cái… kỳ quặc
hơn!
Chúng
ta vẫn không thể hiểu được hạt KG đứng kiểu gì ở đó, nhưng kiểu gì thì
kiểu, nó phải có nghĩa vụ đứng đó để góp phần cho Vũ Trụ tồn tại; đóng
vai trò như điểm gốc tuyệt đối, trung dung giữa ngoài nó và trong nó,
giữa ảo và thực, giữa hai lực lượng trái ngược mà thực chất chỉ là một
lực lượng vừa có tính duy nhất vừa có tính vô vàn; vừa rời rạc tuân theo
sự tổng hợp vừa liền lạc tuân theo sự tích hợp. Lúc đầu, chúng ta quan
niệm hạt KG là do các yếu tố tiền không gian tác thành. Nhưng ý niệm về
sự liên thông thống nhất, về sự hữu hạn nhưng vô biên, về phân định
tương phản đã dẫn chúng ta đến một “sáng kiến” trong nhận thức, đó là
hạt KG vừa phải không có nội tại để được xem là nhỏ nhất, vừa phải có
nội tại để đảm bảo là một dạng của Tồn Tại. Việc cho rằng nội tại của
hạt KG là tiền không gian, một “thứ chất” vừa có tính không gian, vừa
không phải không gian đã giải quyết phần nào bế tắc bước đầu. Tuy nhiên
quan niệm như thế vẫn chưa triệt để mà phải quan niệm rằng đó là sự phân
định Vũ trụ thành hai thế giới ảo - thực mà thực chất chỉ là hai cách
nhìn về một không gian duy nhất. Chính khi quan niệm như vậy, chúng ta
đã giải quyết được cùng một lúc nhiều mâu
thuẫn tồn tại bấy lâu trong triết học và toán học, cũng như làm sáng tỏ
được những quan niệm hợp lý đã có từ rất xa xưa của nhận thức nhưng vẫn
bị những đám mây huyền bí bao phủ tạo nên sự bán tín, bán nghi cho đến
tận ngày nay.
Trên
cơ sở logic Aristốt nặng nề siêu hình hoặc kể cả logic biện chứng không
triệt để của Mác, không thể hiểu được bản chất đích thực của Tự Nhiên
Tồn Tại. Chỉ khi nào thừa nhận đặc tính thể hiện nước đôi của Tự Nhiên
Tồn Tại và lấy đó làm nền tảng xuất phát của tư duy lý luận đồng thời
phải nhận thức trên cơ sở thừa nhận tính nước đôi ấy như là một nguyên
lý cơ bản nhất của nguyên lý Tự Nhiên (hay còn gọi tên nữa là Tiên Đề về
cái Vốn Dĩ Thế!) thì con người mới có cơ may thấy được chính xác Tự
Nhiên Tồn Tại như nó vốn dĩ, dù vẫn chỉ là qua bức chân dung khái niệm
của Nó. Lão Tử quả thực đã là một thiên tài vượt trội, thiên tài của
thiên tài!
Lại
nói về hạt KG. Từ quan niệm Vũ Trụ phân định thành hai thế giới ảo -
thực qua hạt KG; chúng ta đã bày ra một quang cảnh là dù chúng ta đang ở
trong thế giới nào trong hai thế giới ấy thì chúng ta cũng luôn luôn là
ở thế giới thực (vì sự không thể nhận biết được hoặc chỉ có thể nhận
biết được nhờ qui ước: luôn coi bản thân mình là thực!); và cho rằng thế
giới thực ấy là do tổng - tích hợp của vô vàn hạt KG mà thành, còn hạt
KG là do thế giới bên kia - thế giới VCN cấu tạo nên. Vậy thực ra hạt KG
được tạo nên từ đâu, từ thế giới bên này hay thế giới bên kia? Để loại
bỏ sự tranh biện mù quáng đầy tính bảo thủ chủ quan giữa hai thế giới
với nhau, chúng ta đành “bước ra” cửa giữa (Tạo Hóa sẽ phì cười vì hành
động này đây!), đóng vai vị quan tòa công minh nhất để hòa giải hai thế
giới và dõng dạc phán quyết:
Hạt
KG là đứa con chung của hai thế giới: là kết quả của một mối duyên
tình; được tác thành tất yếu từ nguyên lý lưỡng phân đực - cái và lưỡng
hợp yêu đương nồng nàn của mối duyên tình ấy. Cũng vì vậy mà hạt KG có
nghĩa vụ và quyền lợi “có mặt” ở ngay chỗ ấy, chỗ thầm kín nhất của cả
hai thế giới chứ không thể là ở chỗ nào khác, vừa lung linh sáng ngời,
vừa hợp tình chính đáng!
Trước Tạo Hóa, chúng ta vụt biến thành một loài tối cổ về nhận thức khi khờ khạo vạch nên mặt đá những nét sau đây:
Sự tối giản thường là biểu hiện của hoặc là sự ngớ ngẩn, hoặc là chân lý. Không biết những vết vạch kia thuộc loại nào?
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét