TT & HĐ - 23/k
Kinh thành Huế và Vương Triều Nguyễn - Phần 1 NGUYỄN HOÀNG và cuộc Nam tiến.
Phim tư liệu Lịch sử: Kinh thành Huế và Vương Triều Nguyễn - Phần 2 Từ PHỦ tới ĐÔ.
Kinh thanh Hue và Vương triều Nguyễn p3
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXIII: NƯỚC NON
"Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào."
Aisopos (Hy Lạp)
Aisopos (Hy Lạp)
"Lòng
yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là
sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không
chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó
và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn "Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh."
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề”
Tản Đà
Sự thể xé rào
trong “đêm trước của Đổi Mới” ngày càng lan rộng đến mức “nghiêm trọng” và tín
hiệu tốt lành đến đời sống kinh tế đất nước không thể không tác động tích cực đến
tư duy “tầng cao”.
“Sau khi nhận
thấy yêu cầu cấp bách của thực tiễn cũng như hình hài con đường đổi mới của Việt Nam, đồng chí Trường Chinh cho rằng
tình thế lúc này không thể kéo dài được nữa, nhưng để thay thế cái cũ, phải nắm
vững lý luận, hiểu rõ thực tế và nhìn thẳng vào sự thật. Do vậy ông quyết định
làm gấp hai việc: một là tập hợp một nhóm tư vấn gồm những người có tư duy đổi
mới để nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm căn cứ và tìm ra phương
pháp luận cho việc xác định con đường, bước đi sắp tới; hai là tổ chức những
chuyến đi thực tế các địa phương, tìm rõ cái hay cái dở, thành công và thất bại
để có những đánh giá chính xác…”.
(Trích từ “TrườngChinh với hành trình đổi mới tư duy”, Gs. Trần Nhâm, NXB Chính trị Quốc gia, năm
2005)
Ông Nguyễn Minh
Nhị, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh An Giang, nói: “Cuộc sống dồn chúng ta đến
chân tường của cơ chế lỗi thời mà nếu không phá nó đi thì không còn đường sống.
Toàn Đảng đồng lòng phá nó, Đảng bộ An Giang đi đầu trong cuộc đột phá đó, cho
dù không ít người “ba phải” chờ thời hoặc tỏ ra “kiên định cách mạng” nhưng không
thể ngăn được giông bão cách mạng. Và năm 1986, cái gì đến phải đến. Đại hội VI
của Đảng là mốc son và những người góp công đóng cái mốc son đó trong lịch sử đất
nước, được người đời nhắc nhở như các cụ Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn
Kiệt… là những “đại công thần” đổi mới!”.
(Trong
“Đêm trước Đổi Mới”, sđd)
Về mặt thời
gian thì có thể xác định thời “đêm trước” là khoảng từ Giải Phóng đến Đại hội
VI. Sự tồn tại ly kỳ của nó dù thế nào đi nữa cũng không nằm ngoài nguyên lý nhân
- quả và nguyên nhân của nó thì cũng đã được chúng ta nhắc đến rồi. Nhiều người
cho rằng việc xuất hiện cái hàng rào cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là do ấu
trĩ trong tư duy hoặc chưa nhận thức đúng kinh tế - chính trị học Mác - Lê. Chúng
ta không cho là như vậy. Những cái đầu được đào tạo bài bản thì không thể suy
nghĩ ấu trĩ, những bộ não chuyên gia thì không thể không nhận thức sâu sắc Mác -
Lê. Phải cho rằng nó có nguyên nhân sâu xa hơn rất nhiều, là nguyên nhân của những
nguyên nhân làm ra thời đêm trước đổi mới.Thực ra tiền thân của thời đêm trước chính là thời xây dựng CNXH ở miền Bắc - hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thời đó cũng đã bộc lộ đủ những đặc điểm của thời sau Giải Phóng, thống nhất Tổ Quốc. Tuy nhiên sự bức xúc chưa đạt đến mức độ gay gắt, căng thẳng gần như không chịu nổi của thời sau này (trừ cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 - đã sớm được nhận dạng sai lầm, một cách công khai). Có điều đó là vì phần lớn nhờ nhân dân hiểu rõ tình hình đất nước, chấp nhận thắt lưng buộc bụng, “mỗi người làm việc bằng hai” vì miền Nam ruột thịt đang đứng ở tuyến đầu chống Mỹ với biết bao hy sinh gian khổ; dồn sức vào mục tiêu trước mắt là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; phần nữa là nhờ sự giúp đỡ, viện trợ to lớn và quí báu, trong đó có viện trợ lương thực, của Liên Xô, Trung Quốc, cả phe XHCN cũng như của nhiều nước khác. Khi không còn chiến tranh và đồng thời cũng mất luôn nguồn viện trợ dồi dào thì sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế ấy mới được phơi bày ra hoàn toàn.
Nhìn rộng hơn
chúng ta thấy toàn bộ phe XHCN, sau một thời gian kiên trì với nền kinh tế tập
trung XHCN đã hầu như đồng loạt tan rã về mặt chính trị, những nước còn “trụ” được
thì cũng phải đổi mới toàn diện về cơ cấu kinh tế, và tất cả đều phải quay lại
với kinh tế thị trường, chấp nhận hoàn toàn tư bản tư nhân và tư hữu về tư liệu
sản xuất tồn tại bình đẳng bên cạnh sở hữu nhà nước. Nước Nga thời Putin không
nhắc tới XHCN vẫn nhanh chóng phục hồi vị thế cường quốc của nó và bước vào sự
phát triển mạnh mẽ về kinh tế, là một thí dụ điển hình dành cho sự suy ngẫm.
Trung Quốc ngày nay có mức sống tươi vui hơn hẳn thời Đại Cách Mạng Văn Hóa là
nhờ đâu nếu không có sự đổi mới hướng về kinh tế thị trường và tư hữu?
Nhìn sâu hơn vào
lịch sử trước khi có chủ nghĩa Mác, ở thời nào, ở nơi nào mà nhân dân được bảo
hộ cho làm ăn trong tự do, bình đẳng, bác ái thì ở thời đó, ở nơi đó nếu không
thịnh vượng cũng ấm no (ở đây không nói đến thiên tai tàn phá), tình hình chính
trị ổn định.
Có lẽ một đất nước
muốn có một cuộc sống lành mạnh thì việc gắn hay không gắn nhãn mác XHCN là không
quan trọng, nhưng trước tiên phải thực sự “dân chủ và cộng hòa”. Nước ta, sau Cách
Mạng Tháng Tám đã từng giơ tay thân thiện về phía Mỹ, giang tay nhân nhượng trước
mặt Pháp. Đó là những cử chỉ của bậc đức độ vĩ nhân, thể hiện cái nhãn quan sáng
suốt ở mức độ thiên tài của nguyên chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếc rằng những cái đầu
nóng và đầy thiên kiến đã cự tuyệt những cơ hội kiến tạo hòa bình, đôi bên cùng có lợi!
Nói thế có nghĩa
XHCN là sai chăng? Không hẳn như thế! Không biết nói thế nào cho phải phép nữa! Có lẽ đó là nhẵn mác khó hiểu, thậm chí là sai, một cách đơn giản, nên thay XHCN bằng DGNM, nghĩa là thay cho khẩu hiệu "xây dựng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa" bằng khẩu hiệu "xây dựng xã hội theo định hướng dân giàu nước mạnh"!
Trong “Đêm trước
Đổi Mới”, Đặng Phong, chuyên gia sử kinh tế Việt Nam, có câu rất hay: “Tính Đảng
hay CNXH xét cho cùng cũng chính là vì sự giàu mạnh của đất nước, vì những gì mà
nhân dân đồng tình”.Thế nhưng đó mới chỉ là ý chí đẹp chứ chưa hẳn đã là chân lý
khách quan!
Vậy thì có thể
nói nôm na và ngây thơ thế này: mục đích của Cách mạng vô sản nhằm đấu tranh chống
áp bức, bóc lột, bạo quyền; xây dựng một xã hội công bằng không có người bóc lột
người là hoàn toàn đúng đắn. Lý tưởng của CNXH là phù hợp với Đức Huyền Diệu.
Tuy nhiên cơ sở lý luận của nó đã ẩn chứa những lệch lạc nào đó thậm chí là rất
cơ bản, ở tận tầng nền tảng. Chẳng hạn hiểu như thế nào về khái niệm “bóc lột”
khi trong thực tế xảy ra trường hợp lương người làm công ở cơ sở tư nhân cao hơn
lương cũng của người ấy nếu làm ở cơ sở do nhà nước XHCN quản lý? Qui luật về
giá trị thặng dư được cho là phát kiến thiên tài của Mác có thể là đúng ở thế kỷ
XIX, có còn đúng ở nửa cuối thế kỷ XX và thế kỷ XXI nữa hay không?
Chúng ta có cảm
giác rằng triết học Mác và triết học Phật giáo là hai con đường xuất phát từ hai điểm khác nhau nhưng cùng hướng về một mục đích: diệt khổ; là hai nhận thức về Tự Nhiên có nhiều đúng mà cũng có sai; là hai phương
hướng được đề ra để thực hiện Đức Huyền Diệu và đều phiến diện, một đàng thì tích
cực đấu tranh, cải tạo, một đàng thì tự động tu thân giác ngộ; một đàng sắt máu, một đàng cải lương! Biết đâu chừng nếu
hai triết thuyết này bổ khuyết hợp lý cho nhau, giũ bỏ những cái phi lý ở mỗi
thuyết đi, sẽ ra được một thuyết mới, xác thực hơn nhiều, nhân đạo hơn nhiều và đức độ hơn nhiều?!
Trong thời đổi
mới, người ta vẫn còn phải giải quyết một số di chứng đã hóa thành tệ nạn của
thời trước để lại. Thế nhưng bức tranh tổng quát về đời sống kinh tế của thời đổi
mới đã mang những sắc màu, những đường nét tự nhiên, hợp đạo và đời.
Đêm trước của sự
nghiệp Đổi Mới đã thành bài học đắt giá trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó
là sự trả giá cho một niềm tin đến mức cuồng tín vào một triết thuyết, để rồi
trở thành duy ý chí một cách cực đoan, mà trong thực tế đã hành động mù quáng,
quên mất cái ưu tiên hàng đầu: “Nhà nước là của dân, phải do dân và vì dân”.
“Do dân và vì dân” kể từ ngày lập quốc đến nay, đối với mọi chính thể quốc gia, dù muốn hay không, luôn là quốc sách tối thượng trong phép trị nước; là yếu tố có tính
cốt lõi, ảnh hưởng sống còn đến vận mệnh của cả một dân tộc. Chúng ta ai cũng có thể nói được
như thế nhưng thực tế đã không làm được như thế trong thời đêm trước của Đổi Mới.
Cũng vì một “đức tin” mà có thể chúng ta đã đọc, thậm chí là đọc nhiều lần nhưng
chưa thuộc, chưa thấm thía được những bài học mà ông cha chúng ta đã để lại
trong hoạt động thực tiễn của mình. Thật là đáng tiếc!
Trong “Đêm trước
Đổi Mới” (sđd), giáo sư Tương Lai viết: “Dòng chảy của cuộc sống là liên tục,
không gì có thể ngăn chặn, lực cản chỉ có thể làm chậm lại, nhưng rồi sự sống sẽ
vẫn phải tự khơi thông dòng để mở đường cho chính nó, vận động đúng theo qui luật
của cuộc sống. Vai trò tiền phong lãnh đạo chính là chủ động khơi dòng, dẹp bỏ
những rào cản, nhận ra được qui luật phát triển, thúc đẩy sự phát triển thuận
theo qui luật ấy.”
Trước khi quay
về với câu chuyện trị thủy còn dở dang, chúng ta nghe thêm câu chuyện do giáo sư
Nguyễn Phan Quang và tiến sĩ Võ Xuân Đoàn kể trong “Lịch sử Việt Nam -
từ nguồn gốc đến năm 1884 (sđd), về công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế của
vua Quang Trung:
“Trải qua một
thời kỳ khủng hoảng kéo dài của chế độ quân chủ chuyên chế, tình hình kinh tế nước
ta vào cuối thế kỷ XVIII tiêu điều xơ xác. Nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất
của giai cấp địa chủ ngày càng diễn ra khốc liệt. Chính sách thuế khóa, phu dịch
nặng nề và bộ máy quan lại thối nát thời Trịnh - Nguyễn càng đẩy nhanh sự phá sản
của đông đảo nông dân. Thêm nữa, trải qua hàng thế kỷ phân liệt, nội chiến, tiếp
đến phong trào nông dân rầm rộ suốt thế kỷ XVIII và kháng chiến chống ngoại xâm,
ruộng đất trong nước bị bỏ hoang rất nhiều. Nông dân bị bần cùng, nhiều xóm làng
trở nên hoang vắng. Sử cũ chép: “Khoảng đời Cảnh Hưng (1710-1786), Chiêu Thống
(1787-1789) luôn năm mất mùa đói kém, dân gian trôi dạt lưu ly, cha con không
thể nuôi nhau, anh em không thể nương nhau”. Ở Thanh Hóa, Nghệ An, tình hình cũng
diễn ra tương tự. Trong một bức thư của Nguyễn Thiếp gửi Quang Trung cuối năm
1789 có đoạn: “Nghệ An đất xấu dân nghèo…, gặp năm mất mùa dịch tễ, kẻ thì chết
đói, người thì phiêu bạt, 10 phần chỉ còn lại 5, 6 mà thôi. Nay mùa khô hạn, đồng
ruộng bỏ hoang, ruộng đất rất ít.”
Sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung nhìn thấy vấn đề cấp thiết trước mắt là phải nhanh chóng
giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang, tận dụng sức lao động vào sản xuất nông
nghiệp, trên cơ sở đó mà bước đầu phục hồi nền kinh tế tiểu nông đang bị phá hoại
nghiêm trọng.
Năm 1789, Quang
Trung ban bố “Chiếu khuyến nông” đề ra những biện pháp tích cực để giải quyết nạn
lưu vong và tình trạng ruộng đất bỏ hoang: “Ít lâu nay trong nước bị binh lửa, đinh
tán điền hoang, số đinh điền so với trước kia 10 phần kém đến 4, 5 phần. Nay
trong nước đã bình định, cần phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ
hoang, làm cho dân du thủ du thực trở về với ruộng đất. Vậy trước kia, người nào
ngụ cư ở địa phương khác, hoặc đến ở quê vợ, quê mẹ, hoặc làm nghề buôn bán để
trốn tránh lao dịch, thì trừ những người đã ghi tên vào sổ xã khác được ba đời
rồi; còn hết thảy phải trở về nguyên quán, xã khác không được chứa chấp. Những
ruộng công ruộng tư trước bỏ hoang, nay phải trở về cày cấy không được bỏ hoang
nữa. Lý dịch xã sở tại phải xét số đinh thực tại có bao nhiêu suất, phân tán mới
về làng bao nhiêu suất, ruộng thực khẩn được bao nhiêu mẫu, ruộng hoang mới
khai khẩn được bao nhiêu mẫu, hạn đến tháng 9 khai thành sổ để nộp. Xã nào ruộng
hoang để quá hạn không khai khẩn, nếu là ruộng công phải chiếu theo nguyên ngạch
thuế điền thu gấp đôi, nếu là ruộng tư sẽ phải tịch thu làm ruộng công, ngạch
thuế cũng theo như ruộng công”.
Việc giải quyết
tình trạng dân phiêu tán và thanh toán ruộng bỏ hoang là hai biện pháp chủ yếu
về nông nghiệp liên quan khăng khít với nhau. Chiếu khuyến nông của Quang Trung
đã giải quyết đúng hai yêu cầu trước mắt đó. Nhờ vậy, trong vòng ba, bốn năm, sản
xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. Sử cũ chép: năm 1791 “mùa màng trở
lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình”.
(…)
Thời Quang
Trung, tình hình công thương nghiệp bị đình trệ hàng thế kỷ cũng được hồi phục
dần. Trong lần hội kiến với Nguyễn Thiếp ở Nghệ An vào cuối năm 1788, Quang
Trung nói lên hoài bão muốn xây dựng một nền kinh tế công thương nghiệp phát
triển, có thể bảo đảm cung cấp mọi nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Quang Trung
không chủ trương cắt đứt quan hệ buôn bán với nước ngoài, nhưng cũng muốn kinh
tế nước nhà không lệ thuộc vào ngoại quốc. Với tinh thần đó, Quang Trung chủ trương
phát triển công thương nghiệp trong nước đi đôi với mở rộng quan hệ ngoại thương.
Bài phú “Tụng TâyHồ” của Nguyễn Huy Lượng ghi lại hoạt động kinh tế ở Thăng Long với những phường
thủ công sản xuất rộn rịp. với cảnh buôn bán tấp nập. Các trung tâm thủ công
nghiệp khác cũng dần dần được phục hồi, như làng gốm Bát Tràng với cảnh tượng
“chợ phố đông đúc, hàng bày đầy ắp, mái chèo đi lại tới tấp” (thơ của Cao Huy Diệu)…
Quang Trung chủ
động đặt quan hệ ngoại thương, trước hết với nhà Thanh, đấu tranh yêu cầu nhà
Thanh mở cửa buôn bán với nước ta. Sau thất bại của Tôn Sĩ Nghị (tướng cầm đầu
30 vạn quân Thanh xâm lược nước ta), nhà Thanh nghiêm cấm việc thông thương với
nước ta: “Việc biên phòng phải rất cẩn mật. Những người vượt ải vụng trộm đi buôn
bán lén lút đều phải nhất thiết ngăn cấm. Nhưng Quang Trung kiên quyết đòi nhà
Thanh phải “mở cửa ải”, thông chợ búa, khiến hàng hóa không ngưng đọng, để làm
lợi cho sự tiêu dùng của dân”. Cuối cùng nhà Thanh phải đồng ý cho nhân dân hai
nước được qua lại buôn bán ở một số cửa ải dọc biên giới… (…)
Đối với thuyền
buôn các nước tư bản phương Tây, Quang Trung tỏ ra rộng rãi, dành cho họ những điều
kiện dễ dàng, muốn họ tăng cường buôn bán với nước ta. Một số thư từ, hồi ký của
giáo sĩ, thương nhân đương thời phản ánh thái độ thiện cảm của họ đối với Tây Sơn
và triều Quang Trung nói riêng. Năm 1976, một giáo sĩ Pháp viết: “Lúc bấy giờ
chúng tôi đươc hưởng sự yên ổn ở Bắc Kỳ và ở Nam Kỳ. Những quan lại đều chăm lo
công việc, họ suy tôn ba người lên cầm quyền…, những người yêu hòa bình, can đảm
và được nhân dân yêu mến”. Một người Anh tên là Crao-phớt (Crawfurd) đến Việt Nam năm
1822 (triều Minh Mạng) nói: “Tôi đã gặp những thương nhân Hoa Kiều ở Huế và nói
chuyện với họ. Họ đã sống dưới cả hai chế độ Tây Sơn và chế độ thời Nguyễn. Họ
nói chắc chắn rằng anh em Tây Sơn cai trị công bằng và ôn hòa hơn nhà vua hiện
nay (Minh Mạng) hay cha của ông ta (Gia Long).”
(…)
Về mặt tài chính,
Quang Trung thi hành một chế độ thuế khóa đơn giản, bãi bỏ nhiều thứ thuế phức
tạp trước đó. Ngạch thuế ruộng công và ruộng tư được thi hành thống nhất trong
tất cả các vùng thuộc quyền cai trị của Quang Trung. Theo tinh thần “bớt thuế,
thương dân” (“Ban bố Bắc thành các điều”), các loại thuế nhân đi, thuế thổ sản,
thuế công thương đều được giảm nhẹ hoặc bãi bỏ. Riêng việc thông thương với
Trung Quốc qua vùng biên giới thì được miễn thuế hoàn toàn.
(…)
(…)
(…)
Ngược dòng lịch
sử, cho đến thế kỷ XV, cấu trúc chính trị của Việt Nam là một nhà nước quân chủ
tập quyền kiểu phương Đông với nền tảng của nó là quyền sở hữu tối cao của nhà
vua về ruộng đất trong cả nước. Cấu trúc đó phát triển đến đỉnh cao ở thời Lê
Thánh Tông (nửa sau thế kỷ XV) với chế độ “quân điền” hoàn chỉnh, qua đó nhà nước
quản lý chặt chẽ đông đảo nông dân, trói buộc họ vào mảnh ruộng khẩu phần để bảo
đảm mọi nhu cầu tô thuế, binh dịch, lao dịch… cho nhà nước quân chủ.
Nhưng cũng từ
thế kỷ XV, nhu cầu giao lưu, trao đổi trong xã hội ngày càng phát triển mạnh, và
đây là một nhu cầu khách quan có tính qui luật, là sự vận động tự thân của xã hội,
phản ánh xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Xu thế đó tác động vào người nông
dân đang bị xiết chặt trong cơ chế “sở hữu ruộng đất lớn”. Họ bắt đầu có nhu cầu
bứt ra để trở thành người sản xuất hàng hóa và tham gia vào luồng kinh tế hàng
hóa đầy sinh lực đang hấp dẫn họ.
Trước xu thế đó,
nhà nước quân chủ càng ra sức duy trì nền thống trị trên cơ chế cũ. Và chính sách
“trọng nông” từ đây cũng mất dần tính chất tích cực, ngày càng nổi rõ dụng ý của
nhà nước quân chủ muốn buột chặt người nông dân và ruộng đất làng xã, không muốn
họ vượt ra khỏi tầm quản lý của mình. Chính sách “ức thương” lần đầu tiên xuất
hiện như một quốc sách ở thời Lê Thánh Tông là xuất phát từ thực tế đó (và không
phải là không hợp lý - NV).
Nhưng chính sách
“ức thương” không thể đảo ngược xu thế phát triển của kinh tế hàng hóa, trái lại
làm cho yêu cầu đẩy mạnh giao lưu và mở cửa đất nước càng bức xúc thêm. (Đến một
giai đoạn nhất định, nó sẽ trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của nền kinh
tế đất nước - NV).
Quang Trung
Nguyễn Huệ đã ý thức được những yêu cầu bức xúc đó của lịch sử. Sau khi lãnh đạo
cả dân tộc đại phá quân Thanh, ông bắt tay ngay vào công việc tái thiết đất nước
theo những phương hướng mới. Quang Trung nhận rõ: phải nỗ lực tranh thủ thời
gian sau chiến thắng để tập hợp lực lượng và trí tuệ toàn dân vào công cuộc kiến
quốc. Những đoạn sau đây trong tờ “Chiếu cầu hiền” phản ánh sắc nét nỗi lo toan
trăn trở của Quang Trung: “Nay một cuộc đại định mới ở bước đầu, mọi việc còn đương
mới mẻ, rường mối nhà vua có nhiều thiếu sót, việc biên cương cũng ở chỗ dùng dằng
chưa ổn định, đức hóa nhà vua chưa được thấm khắp. Trẫm chăm chăm chú chú ngày
này qua ngày khác, hàng vạn công việc phải quan tâm. Trẫm nghĩ rằng một cây không
chống nổi tòa nhà đó, mưu lược một kẻ sĩ không thể làm nên cuộc thái bình…”.
Đối với nông dân
và ruộng đất, cho đến nay những người nghiên cứu đều nhận thấy một sự thực là:
trong ngót 4 năm ở ngôi (1789-1792), khi hàng loạt chính sách cải cách khác đã
lần lượt được ban hành, thì về vấn đề ruộng đất, hình như Quang Trung không chủ
trương quay trở lại chế độ quân điền đã quá lỗi thời của các triều trước kia.
Sau khi lên ngôi, Quang Trung chỉ mới xuống “chiếu khuyến nông” nhằm giải quyết
nhanh chóng nạn lưu vong và tình trạng ruộng đất bỏ hoang sau hàng thế kỷ loạn
lạc kéo dài. Và nội dung “Chiếu khuyến nông” - như chính tên gọi của tờ chiếu -
chưa bao hàm một chính sách “phân định điền sản” với đúng nghĩa của nó.
(…)
Trong lúc đó,
những chính sách của Quang Trung nhằm đẩy mạnh giao lưu, phát triển kinh tế hàng
hóa, mở cửa đất nước lại được phản ánh đậm nét trong nhiều nguồn tư liệu, thể
hiện rõ chủ trương xóa bỏ hẳn chính sách “ức thương” và “bế quan tỏa cảng”, như
đã đề cập ở phần trên.
(…)
(…)
Cái chết đột ngột
của Quang Trung (ngày 16-9-1792) khi chưa tròn 40 tuổi đúng vào thời điểm lịch
sử ấy là một tổn thất lớn cho dân tộc. Giả thiết rằng Quang Trung còn sống thêm
mươi mười lăm năm nữa, thì cánh cửa tạo lối thoát cho đất nước vừa được hé mở có
nhiều khả năng không thể bị đóng sập trở lại…”.
Sự ra đi quá sớm
của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự - hiện thân
của Phù Đổng Thiên Vương cuối thế kỷ XVIII, một nhà ngoại giao kiệt xuất, một
nhãn quan kinh tế trác việt, một tấm lòng yêu nước thương nòi sâu sắc, là một định
mệnh buồn thương của dân tộc Việt!
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét