TT & HĐ - 23/g
Cách mạng tháng 8 năm 1945
Tóm Tắt Nhanh Chiến Dịch HCM Giải Phóng Miền Nam Năm 30/04/1975 - Lịch Sử Việt Nam
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXIII: NƯỚC NON
"Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào."
Aisopos (Hy Lạp)
Aisopos (Hy Lạp)
"Lòng
yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là
sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không
chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó
và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn "Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh."
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề”
Tản Đà
(Tiếp theo)
***
Nhận
biết được những biến động thuận lợi của tình hình thế giới, Hồ Chí Minh
đã tài tình lèo lái con thuyền giành độc lập tự do của dân tộc đi đến
thành công vào ngày 19-8-1945. Ngày 2-9-1945, nước ta tuyên bố độc lập
với một cái tên trong thời đại mới: Việt Nam dân chủ cộng hòa! Cái tên cách mạng đầu tiên của Tổ Quốc nghe sao mà thân thương thế!
Nhưng
thực dân Pháp vẫn không chịu từ bỏ những quyền lợi ăn cướp của chúng ở
Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Chúng tích cực ngấm ngầm chuẩn bị, tập
trung lực lượng để đánh úp Hà Nội nhằm tiêu diệt chính quyền non trẻ
của nhân dân ta - đầu não của cuộc Cách Mạng Tháng Tám. Trước đó chúng
đã đánh chiếm Sài Gòn và ngày 23-9-1945 sau này trở thành ngày kỷ niệm “Nam Bộ kháng chiến”.
Tại
Thủ đô, 21 giờ ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi tước
vũ khí của tự vệ và công an ta. Trong thư đó có câu: “Nếu đến ngày 20
tháng 12, những điều đó không được chấp nhận, quân đội Pháp sẽ đảm nhận
việc trị an ở Hà Nội”. Trước tình hình đó, ngay chiều hôm sau (19-12),
kế hoạch và giờ nổ súng toàn thành được bí mật phổ biến đến khắp các đơn
vị lực lượng vũ trang nhân dân Thủ đô.
Đúng
20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện phá máy. Đèn điện trong
thành phố vụt tắt. Đó cũng là lệnh chiến đấu. Cả thành phố nổ súng. Các
pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh, Đào Xuyên nã đại bác vào trại lính
Pháp ở trong thành.
Cuộc
chạm súng của quân dân ta và thực dân Pháp tại Đà Nẵng năm 1858 lại tái
hiện, nhưng lần này đã theo một kịch bản hoàn toàn khác. Kẻ xâm lược
làm sao mà biết được vì sao có sự biến đổi lớn lao đó?!
Cả Hà Nội vùng lên anh dũng chiến đấu, mở đầu cuộc kháng chiến cả nước đánh thực dân Pháp.
Sáng ngày 20-12-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân kháng chiến:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng
ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một
lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
Bất
kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp, cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có
gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân
cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến! Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước!
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”
Sau
ngót nghét 9 năm trường kỳ “toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng
chiến” đầy hy sinh gian khổ, với chiến thắng Điện Biên Phủ “vang dội địa
cầu” vào ngày 7-5-1954, dân tộc ta đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược
lần thứ hai của thực dân Pháp. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về
Đông Dương được ký kết: hòa bình được lập lại trên cơ sở Pháp và các
nước ký vào bản hiệp ước tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia; Pháp phải rút khỏi Đông
Dương; nước Việt Nam tạm chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (cầu Hiền Lương) làm phân giới tạm thời với miền Bắc - Việt Nam hoàn toàn giải
phóng, đến tháng 7-1956, nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự
do để thống nhất đất nước. Sau 100 năm giày xéo, đến đây, thực dân Pháp
đã phải cút khỏi đất nước ta.
Tuy
nhiên, đế quốc Mỹ đã không chịu ký vào bản hiệp định (nhưng ký hay
không ký thì có ăn thua gì đối với sự tráo trở thường thấy ở thực dân,
đế quốc?!) vì đã có sẵn mưu đồ thay Pháp, can thiệp trực tiếp vào Đông
Dương.
Được
sự hà hơi tiếp sức của đám âm mưu cướp nước, đám âm mưu bán nước nổi
dậy ầm ầm ở miền Nam - Việt Nam, đứng đầu là Ngô Đình Diệm, đàn áp khốc
liệt những người “kháng chiến cũ”, đẻ ra luật 10/59 để lê máy chém đi
khắp miền Nam chặt đầu không biết bao nhiêu người yêu nước. Giới tuyến
tạm thời, chờ tổng tuyển cử bỗng chốc trở thành sự đành đoạn chia lìa
gây biết bao nhiêu đau khổ cho hàng triệu gia đình, hàng ức vạn trái tim
biết yêu thương.
Sự
thao túng của một cường quốc đế quốc đã làm xuất hiện một chính quyền
cực kỳ phản dân hại nước ở miền Nam, gọi là chính quyền “gia đình trị họ
Ngô”, và như thế, cùng với sự độc đoán của nó, chẳng khác gì một triều
đình họ Nguyễn mà ông vua cuối cùng triều đại đó đã bị nó lừa! Triều
đình họ Ngô tàn bạo và mù quáng đến nỗi đi đàn áp cả đạo Phật chỉ vì đạo
này muốn yêu nước và được tự do tín ngưỡng như đạo Thiên chúa (là đạo
mà gia đình họ Ngô thích, theo). Có thể thấy đạo Phật là một trong những
đạo hiền lành nhất thế giới mà còn phải nổi dậy biểu tình rầm rộ, thậm
chí là tự thiêu (Thích Quảng Đức) để phản đối chế độ họ Ngô thì thử hỏi
còn gì để nói về chế độ ấy?!
Có
một điều lạ lùng là Ngô Đình Diệm cứ gợi cho chúng ta nhớ về Gia Long -
Nguyễn Ánh và kẻ bất tài vô tướng Nguyễn Văn Thiệu gợi nhớ về Bảo Đại (bỏ nước để lưu vong và làm ma xứ người). Trong chiều sâu tâm linh, chúng ta cảm nhận rằng
triều đình họ Ngô cũng như “triều đại” miền Nam đã làm tổ tiên dân tộc
Việt phẫn nộ, do đó chúng đã trở thành những bi kịch nếu không muốn nói
là thảm kịch, chóng vánh hơn triều đại nhà Nguyễn. Ngay cả đế quốc Mỹ
cũng phải chịu rút lui nhanh chóng và ê chề hơn nhiều so với thực dân
Pháp. (Chúng ta không đánh đồng thực dân, đế quốc với nhân dân. Nhân dân
Pháp, nhân dân Mỹ cũng như nhân dân Việt Nam, đều là bộ phận của nhân
dân thế giới, đều yêu chuộng hòa bình, muốn chí thú làm ăn, đều góp phần
làm nên Đức Huyền Diệu và đều thiết tha với Đức Huyền Diệu!).
Tâm
linh thì nghĩ thế nhưng thực tế là thế này: trước sự phá bỏ hiệp định
Giơnevơ một cách trắng trợn của Mỹ - Diệm làm cho sự thống nhất nước nhà
bị đe dọa nghiêm trọng, dân tộc ta, tin theo sự dẫn đường chỉ lối sáng
suốt (đã được thực chứng) của chủ tịch Hồ Chí Minh (mà chúng ta liên
tưởng như Phù Đổng Thiên Vương thuở xưa) - người con ưu tú nhất của tổ
tiên trong thời đại mới, tiếp tục cuộc trường chinh, chiến đấu ngoan
cường suốt 20 năm nữa. Cuộc trường chinh ấy là sự đương đầu với một đế
quốc hùng mạnh nhất thời đại và đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Nó có
cái tên giản dị: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Nó được nhân dân
thế giới ủng hộ và vì thế nó phù hợp với Đức Huyền Diệu. (Cũng định
nhắc đến “ông” Ngụy quyền một chút để thấy vai trò vớ vẩn của ông ta lúc
đó, nhưng coi lại, thấy chán quá xá, nên thôi!). Chúng ta cho rằng cuộc
kháng chiến cứu nước đó đích thực là cuộc kháng chiến thần thánh, tổ
tiên ông bà đều thức dậy cùng con cháu đánh giặc. Biết bao nhiêu câu
chuyện phi thường đã xảy ra trong cuộc tranh đấu ấy, mà dù có giải thích
khoa học này nọ đến mấy chăng nữa thì cũng không cắt nghĩa được tính
linh thiêng của chúng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc vào trưa ngày 30-4-1975. Đó cũng là thời điểm
đất nước ta trở về một mối: độc lập, tự do và thống nhất, thỏa lòng ước
nguyện của Hồ Chí Minh nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói
chung.
Xem
tư liệu ảnh, đọc tư liệu thành văn, nghe tư liệu âm thanh của thời điểm
lịch sử ấy, chúng ta tin rằng, thế hệ hôm nay cũng như mai sau đều trào
dâng trong lòng niềm hân hoan và tự hào khôn tả. Thời khắc ấy đã được
tạc vào lịch sử Việt Nam như một trong những trang oai hùng nhất, tươi
vui nhất và hy vọng nhất của lịch sử nước nhà và còn sống mãi theo lịch
sử.
Và
rồi thời gian cứ không ngừng trôi, cái ngày 30-4-1975 ấy cùng với niềm
hân hoan tột cùng cũng qua đi với cái danh gọi là ngày Giải Phóng. Một
thời kỳ mới bắt đầu với tất cả sự lạ lùng, trái khoáy của nó. Đó là thời
kỳ mà ngày nay người ta không biết gọi là gì. Người thì gọi nó là thời
kỳ sau Giải Phóng, kẻ thì gọi là thời kỳ “Kinh tế thời chiến trong hòa
bình”, ông thì gọi là thời: “quan liêu bao cấp”, thằng thì mạnh miệng:
“Thời mà ngay cột điện, nếu đi được, nó cũng vượt biên”; có đứa mạnh
miệng hơn, giở giọng phản động, nói: “Thời phát xít”. Nhưng sau này, khi
đã có những bước phát triển về kinh tế - xã hội, khi đời sống vật chất
đã được nâng lên đáng kể và khi không còn chú ý đến cuộc “kháng chiến
thần thánh” đã qua nữa, thì hầu như mọi người đều chung gọi thời kỳ này
là: “Thời trước đổi mới”, hoặc văn vẻ hơn: “Đêm trước của sự đổi mới”.
Nhưng tại sao lại phải đổi mới?
Rất có thể giai đoạn hơn 10 năm sau Giải Phóng là thời kỳ kỳ dị nhất trong lịch sử đất nước Việt Nam!(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét