TT & HĐ III - 24/a
Tiêu Điểm: Nông thôn mới - Được và chưa được | VTV24
Phóng sự: Những công trình thủy lợi | LONG AN TV
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXIV: PHƯỢNG MÚA RỒNG BAY
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau..."
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau..."
(Trích "Việt Nam quê hương ta" - Nguyễn Đình Thi)
“Triết
lý Á Đông là cuộc sống phải hòa hợp với thiên nhiên. Mỗi người là một
tiểu vũ trụ hòa hợp trong đại vũ trụ. Chính thiên nhiên Hà Nội giúp
người ta hòa hợp một cách dễ dàng cái tôi chủ thể với bản thể vũ trụ
huyền bí và mênh mông. Tự thân mình trong môi trường ấy đã có sự hòa hợp
rồi… Tất nhiên là Sài Gòn rất đẹp… Nhưng Sài Gòn khác Hà Nội. Đi giữa
Sài Gòn, mình có cái bồn chồn của một doanh nhân đi tìm mối hàng, hay đi
tìm quán nhậu, còn đi giữa Hà Nội, tự nhiên ta thư thái như một lãng
tử. Ngồi ở một góc nào đấy tại Hà Nội là có thể nghĩ về đất nước và quên
đi xung quanh không cần một cố gắng nào hết. Nhưng mấy chục năm nay
người ta đã phá hoại quá nhiều môi trường sinh thái văn hóa tự nhiên
lắng đọng từ hàng nghìn năm… May mà dự án thủy cung Thăng Long thất bại
chứ không Hồ Tây cũng đã bị xâm hại rồi… “Đứng cạnh Hồ Tây có thể quên
được trời đất”. Đó là lời của ông tham tán văn hóa Đại sứ quán Phần Lan
tại Việt Nam - Pauli Mustonen nói với tôi trong buổi tối chia tay với
ông, một buổi tối Hồ Tây mù sương. Nhưng sau một lúc ngẫm nghĩ, ông ấy
nói: “Không biết khi tôi có dịp sang lại Việt Nam thì Hồ Tây có còn là
Hồ Tây như bây giờ hay không”. Nghe câu nói ấy, chúng tôi đều trầm hẳn
xuống và man mác buồn”
(Giáo sư Nguyễn Huệ Chi)
Có
những vấn đề về tầm nhận thức rất sâu, đòi hỏi phải thận trọng. Nhiều giáo sư, tiến sĩ
đã lầm lạc từ nhận thức ban đầu rất đúng, nhưng sau thì lầm lạc do tin tưởng thái quá vào cái tôi của mình. Thật là đáng tiếc, thậm chí
đáng thương nữa! Nhưng thôi, hãy để thời gian trả lời, vì chính chúng ta cũng thiếu sáng suốt để có được khách quan trong đánh giá!
Lang thang đi, lang thang ngắm và lang thang suy ngẫm, chúng ta không biết mình đã qua vùng cao nguyên Trung Phần - Việt Nam từ khi nào, băng rừng lội suối vào lúc nào mà giờ đây đã đứng trên đỉnh của “Trường Sơn đông nắng tây mưa / Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình” (Thơ Tố Hữu) - dãy núi hùng vĩ đóng vai trò như xương sống của đất nước Việt Nam nhiều những danh lam thắng cảnh có một không hai. Cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” đã đi vào lịch sử ngót nghét 40 năm, và nhờ có thiên nhiên vô tư, cần mẫn trong việc tái tạo lại màu xanh cây cỏ mà chúng ta không còn phải thấy những vạt rừng cháy xám, những cung đường lở lói hoang tàn, tanh lạnh chết chóc - chứng tích của một thời đạn bom khốc liệt…
Lang thang đi, lang thang ngắm và lang thang suy ngẫm, chúng ta không biết mình đã qua vùng cao nguyên Trung Phần - Việt Nam từ khi nào, băng rừng lội suối vào lúc nào mà giờ đây đã đứng trên đỉnh của “Trường Sơn đông nắng tây mưa / Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình” (Thơ Tố Hữu) - dãy núi hùng vĩ đóng vai trò như xương sống của đất nước Việt Nam nhiều những danh lam thắng cảnh có một không hai. Cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” đã đi vào lịch sử ngót nghét 40 năm, và nhờ có thiên nhiên vô tư, cần mẫn trong việc tái tạo lại màu xanh cây cỏ mà chúng ta không còn phải thấy những vạt rừng cháy xám, những cung đường lở lói hoang tàn, tanh lạnh chết chóc - chứng tích của một thời đạn bom khốc liệt…
Đứng
ở đây, lưng quay về phía tây, với cặp mắt của hồi ức đã được kích hoạt
lên tầm hoang tưởng, bất cứ ai có nỗi niềm về nhân tình thế thái, đều có
thể bao quát được cả một vùng trời, biển, núi, sông mênh mông chập
chùng, rộng đến choáng ngợp về không gian và dằng dặc sâu xa đến ngỡ
ngàng về thời gian. Ở tít tắp, nơi mà bầu trời như sà xuống hòa làm một
với biển Đông, trên nền của vùng cuối trời ấy hiện lên một hình tam giác
trắng bạc giữa một màu xanh lợt, phớt trắng. Tận đây mà chúng ta vẫn
cảm nhận được cái long lanh pha lê của phần đỉnh tam giác đó. Không thể
khác được, đó chính là ngọn núi Tu Di huyền thoại, nằm ở chính giữa Đại
Lục Mẫu - Địa Đàng tưởng chừng như đã mất của nhân loại. Sự hiện hữu của
nó trước mặt chúng ta lúc này đã gợi nên một niềm tin rằng: loài người
trước sau gì rồi cũng tìm lại được “Thiên đường đã mất” của mình, không ở
trên Trái Đất này thì cũng ở đâu đó trong… Vũ Trụ, khi mà tình yêu đồng
loại ở mọi cá thể của cái tập hợp giống loài ấy đã được duy trì không phải bởi lý
trí nữa mà là nhờ di truyền từ đời này sang đời khác như một bản tính, đã thành bản năng.
Nhìn
gần lại và nhìn qua phải qua trái, có thể thấy toàn cảnh đất nước Việt
Nam, từ lịch sử hình thành đến phân bố địa hình và hình thể ngày nay của
nó.
Việt
Nam là phần đất rìa của bán đảo Đông Dương - phần lục địa phía Đông -
Nam của Châu Á. Nó là dải đất hình chữ “S”, phía Tây dựa vào lục địa,
phía Đông nhìn ra Thái Bình Dương. Chính vị trí và hình dáng của lãnh
thổ Việt Nam đã làm nảy ra trong đầu chúng ta hình thành nên những ý tưởng tâm linh có vẻ kỳ lạ, vừa nghiêm trang huyền linh, vừa trào lộng ngộ nghĩnh.
Hình
dáng chữ “S” đã làm cho đất nước Việt Nam trở nên uyển chuyển, liền
lạc, như uốn, như lượn sinh động khác thường với đoạn giữa hẹp dài và
hai đầu phình nở, cái khối chữ “S” ấy gợi nên một hệ thống lưỡng nghi
tương phản nhưng cũng là tương đồng: có lồi thì có lõm, miền bắc nở ra
theo bề rộng thì miền nam nở ra theo bề dài một cách tương ứng, tạo nên
cái vẻ cân bằng và linh động một cách hài hòa. Nhưng cũng có thể nhìn ra như một cái
chong chóng hai cánh đang quay ngược chiều kim đồng hồ bởi gió bão
thường cuốn thổi vào vùng vịnh Bắc Bộ. Nhìn “siêu” hơn nữa, có thể thấy
một khu vực địa lý hình tròn được chia làm hai phần bởi chữ “S” Việt
Nam, có tâm nằm đâu đó trên dải đất miền Trung. Hình tròn đó có hồn vía
của Thái Cực với miền âm là biển Đông, miền dương là lục địa. Quần đảo Trường Sa như một dấu nhỏ, tượng trưng cho cái dương trong âm và Biển Hồ cũng
như một dấu nhỏ, tượng trưng cho cái âm trong dương. Một Thái Cực ảo
tưởng nằm kế một Địa Đàng huyễn hoặc, thật là một giấc mộng đẹp và có tính
thần tiên!
Một
cách “liến thoắng”, chúng ta còn có thể thấy trong hình hài Việt Nam có ẩn chứa những con
số 1, 2, 3, 4, 5. Không có 1 (nhất âm, nhất dương) thì không có 2 (lưỡng nghi, lưỡng
phân lưỡng hợp); lưỡng nghi không liên hệ được với nhau, chuyển hóa
nhau được nếu không có yếu tố thứ 3 - thể trung gian, cơ sở, vô cực, môi
trường… Chúng hợp thành hệ thống vận động. Số 3 còn “nhắc” đến quan
niệm tam tài, Thiên - Địa - Nhân. Thiên, Địa được biết như “một trời một
vực” là nhờ có nhân, không có nhân thì không có Thiên và Địa, nhưng
không có “trời, vực” thì nhân cũng chẳng được sinh ra để mà nói là Thiên
là Địa. Hệ thống (số 3) xoay vần theo tứ tượng (số 4) mà có được ngũ
hành (số 5) - còn gọi là thực thể, vật, hiện tượng… Ngoài ra, đất nước
Việt Nam cũng tượng hình ra con số 5 và có vẻ là cả con số 1 theo ký
hiệu La Mã (I) nữa. Đối với số 2, đó chính là gồm hai miền châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Còn đối với số 4, đó chính là số vùng địa lý của Việt Nam là rừng núi, trung du, đồng bằng, biển đảo. chúng ta đã cố “xoay sở” cho
đủ bộ lệ của một...Ngũ Hành. Kể ra thì hơi khiên cưỡng, nhưng dù sao thì cũng ly kỳ chứ nhỉ?
Chưa
hết, gần gũi với đời sống người Việt, chúng ta còn tưởng tượng ra vài
hình tượng nữa từ dải non sông nước Việt. Nếu coi biển Đông là nền trời
xanh và đất nổi hay hải đảo là mây thì Việt Nam đích thị là một cánh
diều có đuôi dài, đang bay lượn. Còn không, có thể thấy đó là một cô thôn
nữ thắt đáy lưng ong, đội nón quai thao trong một động tác múa uyển chuyển,
hay một nàng tiên từ đâu đó vừa hiện về nô đùa với sóng nước biển Đông. Dân dã hơn, có thể tưởng tượng ra một lão nông
đang lúc nông nhàn hay một ngư ông vừa cặp bờ sau một chuyến ra khơi trở
về, ngồi ngẩng đầu lim dim, xoay lưng ra biển Đông, nhả khói thuốc lào vào lục địa châu Á. Nhưng khi tâm trạng không được vui, hờn giận nổi lên, chúng ta dễ dàng mường tượng Việt Nam như một cột trụ chống trời, một mũi tên đang bay hoặc một cánh tay dơ ra một nắm đấm gân guốc về phương Bắc!
Mơ mộng huyền ảo hơn, cứ cho đó là một con rồng khổng lồ nằm tắm nắng dọc dài
theo bờ biển mà vây của nó là dải Trường Sơn hùng vĩ và bên cạnh là vịnh Hạ Long, phong cảnh thủy mặc tuyệt tác của thiên nhiên! Hình dung như thế cũng không đến nỗi khiên
cưỡng lắm!
Nếu
không hoang tưởng nữa mà nhìn một cách hiện thực, rõ ràng đất nước Việt
Nam đã tươi tắn lên rất nhiều nhờ đổi mới và đang sôi nổi, cuồng nhiệt
khai phá, dựng xây… Phải nói rằng, Đổi Mới đã tạo đà cho sự phát triển
vượt bậc của kinh tế đất nước. Mức sống của người dân nói chung đã được
nâng lên rất nhiều. Chính sách mở cửa, hội nhập ngày một toàn diện vào
thế giới về kinh tế - xã hội đã tạo ra biết bao nhiêu công ăn việc làm
cho người lao động cũng như tạo nhiều cơ hội, nhiều động lực kích thích
sáng tạo và làm ăn vươn lên giàu có. Và thực sự đã có rất nhiều người
giàu có, thường quen gọi là “đại gia”. Đó là điều đáng mừng. Vươn lên
giàu có nhờ tài năng, gặp thời, may mắn… trên con đường lương thiện, đều
đáng được khuyến khích và hỗ trợ…Nhưng chênh lệch giàu - nghèo quá mức dẫn đến hiện tượng "kẻ ăn không hết, người lần không ra", mọc lên chi chít "cung điện" lộng lẫy nguy nga và đắt giá trong khi đói nghèo vẫn còn đó, mồ mả các "quan cách mạng" rộng "bao la" trong khi quĩ đất nông nghiệp ngày càng eo hẹp có phải là định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa không!?
Đứng
đây, nhìn quang cảnh đất nước nhộn nhịp, xe hàng, xe khách ngược xuôi
như mắc cửi trên những con đường đã được tu bổ, trên những tuyến đường
làm mới “láng tưng”, thấy khoái chí biết bao! Nhưng bất chợt…
Đang
vui vẻ với những ý nghĩ tinh nghịch về hình thể đất nước, đang tấm tắc
trước diện mạo ngày một đẹp hơn ở khắp mọi miền đất nước, lòng chúng ta
bỗng chùng xuống, khi sực nhớ ra rằng sự phát triển còn có mặt trái của nó
nữa.
Đổi
Mới như một cơn gió mạnh thổi bay hàng rào cơ chế, nhưng vẫn còn sót
lại không ít móng cọc và vô tình còn tạo nhiều cơ hội cho những kẻ bất
lương đục nước béo cò, làm giàu bất chính từ sự bắt chẹt, ăn chặn, tham
ô, cửa quyền để ăn “bẩn” của người dân và ăn cắp của nhà nước (thực ra
cũng là đóng góp của dân). Đó là những tệ nạn gây nản lòng dân, làm
trì trệ sự phát triển kinh tế, làm băng hoại đạo đức xã hội. Những tệ
nạn đó gây tác hại to lớn cho đất nước. Trong đó, có những hiện tượng
tiêu cực, "trù úm" sinh ra từ trước "Giải Phóng" bắt nguồn từ nhận thức
sai lầm về chuyên chính vô sản, về đấu tranh giai cấp (như muốn được
đề bạt trưởng phòng trong cơ cấu kinh tế nhà nước thì phải là đảng
viên!...). Tuy nhiên nếu “người trên” trong sáng, tỉnh táo và biết cách
thì những tệ nạn đó sẽ bị khống chế nếu không hoàn toàn thì cũng giảm
đến không đáng kể nữa.
Những tệ nạn sau đây mới thật đáng sợ: qui
hoạch, giải tỏa và bê tông hóa tràn lan, vô tội vạ. Đành rằng muốn phát
triển một đất nước đói nghèo và thấp kém về kinh tế thì phải qui hoạch
và dựng xây cơ sở vật chất cho nó, nhưng không phải cứ qui hoạch hóa,
bê tông hóa, công nghiệp hóa càng ồ ạt, càng qui mô thì đất nước càng
phát triển, xã hội càng văn minh mà trái lại có thể còn gây nguy hại trầm trọng đến sự nghiệp "xóa đói giảm nghèo", đến công cuộc làm cho dân giàu nước mạnh, thậm chí hệ lụy đến cả hậu thế!
Tác
động hết sức tích cực và tức thì của Công cuộc đổi mới đến mọi mặt đời
sống kinh tế - xã hội đất nước đã làm cho, có thể nói là toàn dân lúc đó
hết sức phấn khởi, hăng hái làm ăn, tạo ra ngày càng dồi dào tiền của.
Quan trọng hơn là chính sự đổi mới đã vạch ra một hướng đi mới đầy lạc
quan hồ hởi cho sự phát triển: thông thương mở cửa, chấp nhận tư hữu về tư liệu
sản xuất, quay về với thị trường tự do, khuyến khích đầu tư tư nhân,
đầu tư từ nước ngoài, theo định hướng XHCN (?) của Nhà nước. Trên hướng
đi đã tỏ ra có vẻ (!) đúng đắn rồi ấy, người ta “thẳng tiến” không cần nghĩ ngợi
gì nhiều nữa, bệnh duy ý chí lại bắt đầu trở chứng. Có lẽ vì chưa nhận
thức được đầy đủ Tự Nhiên, nhất là chưa nhận thức được nguyên lý biểu
hiện nước đôi của mọi quá trình cả tự nhiên lẫn xã hội, chưa thấy được
qui luật phân định tương phản và chuyển hóa lưỡng nghi là bản chất của
mọi cuộc vận động; và cũng do “quên” mất quần chúng hoặc xem thường quần
chúng; mà mới có hiện tượng qui hoạch cực đoan, cửa quyền, xô bồ xô bộn, hợp lý có, bất công có, “vớ vẩn”
cũng có; mà mới có chồng chất hỗn độn các dự án to có, vừa có, nhỏ có,
hay có, dở có, hoàn toàn vô nghĩa, phản tác dụng cũng có; mà mới xuất
hiện “kiểu” công nghiệp hóa “đủ thứ”, không biết định hướng đến đâu nữa.
Đó là chưa kể đến những dự án, những công trình được “đẻ” ra bởi những
động cơ đục nước béo cò, móc ngoặc nhau chia chác công quĩ, xong rồi thì
“sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, chuyện dân chuyện nước, chuyện
“tương lai” con em chúng ta, coi như… “pha”. Yêu mình là chính đáng, làm
giàu là vô tội, nhưng lợi dụng lòng tin của dân chúng, dùng mưu ma
chước quỉ “qua mặt” bề trên để phè phỡn bằng cách bòn rút, trộm cắp,
cướp giật của cải thiên hạ, của những người nghèo khổ hơn mình, là một
tội ác, bất lương, hoàn toàn xa rời mục đích trong sáng, cao đẹp thuở đầu cách mạng là: vì dân…
Trên
tầm cao “chiến lược” này, ngẫm nghĩ về sự biểu hiện nước đôi của Tự
Nhiên Tồn Tại trước quan sát và nhận thức, dù có thể là còn mơ hồ, dù
suy nghĩ của chúng ta có thể là lệch lạc, thậm chí là có mầm mống tâm
thần, dù có thể là do bị ám ảnh bởi sự “thịnh - suy” như một tất yếu của
mọi quá trình xảy ra trong thiên nhiên cũng như trong lịch sử xã hội
loài người, thì chúng ta cũng không kìm lòng được, cũng đành phải thốt
ra, “tự thú trước bình minh” rằng hình như trên dải đất xanh tươi kia đã
lấp ló mặt sau của tấm huân chương. Hình như đã có một sự thất thoát,
lãng phí quá nhiều do đầu tư tràn lan, đầu tư không đem lại hiệu quả,
đầu tư không đồng bộ, đầu tư nửa vời bỏ đó, do nhận thức và quản lý yếu
kém, lỏng lẻo… Và điều nhạy cảm nhất, có ý nghĩa bao trùm là hiện thực
đang ngầm mách bảo hướng ưu tiên cũng như lâu dài về xây dựng kinh tế
đất nước đã có phần lệch lạc. Thường những tác hại nhỏ là dễ thấy, thấy
ngay được. Nhưng cũng có những tác hại phải hàng chục năm hay hàng trăm năm
sau mới thấy. Nghĩa là những tác hại tầm cỡ “chiến lược” thì phải qua một, hai
thế hệ, thậm chí là vài thế hệ mới “phát tác” ra.
Không
ai có thể hiểu được tại một nơi hẻo lánh, nghèo nàn, thay cho cái cầu
khỉ bắc qua con rạch “nhảy một cái cũng qua”, người ta làm một chiếc cầu
bêtông “tổ chảng”, dài ngót 5-7 trăm mét, rộng cỡ “đại lộ” để làm gì?
Xe tải chẳng qua đó được vì chưa có đường, trong khi người dân phải đi
vòng “mua đường”. Có thể việc xây cầu đó là rất cần nhưng là ở thời… 100
năm sau. Sao không làm nhỏ thôi, dành tiền cho dân nghèo ở đó “vay vốn”
làm ăn cái đã?
Không
đâu xa, ngay ở thành phố Hồ Chí Minh, nạn đào đường đã trở thành nổi
tiếng. Ngót 30 năm sau đổi mới, ngay vùng trung tâm của “hòn ngọc Viễn Đông” vẫn cứ đào lên lấp xuống hoài. Người ta nói đào đường để tu bổ hệ
thống cống ngầm thoát nước của thành phố, chống ngập. Đúng thôi! Hệ
thống đó sau thời gian sử dụng quá dài đã rệu rã, và cũng không còn đáp
ứng nổi trước sự phát triển, lớn lên của thành phố. Nhưng tại sao không
qui hoạch làm xong “cái rụp” một hai lần dứt điểm luôn; mà năm nào cũng
đào, đào đi đào lại, dân tình ca thán quá cũng cứ đào? Càng đào càng
ngập mới lạ!
Cả
ba ông điện, nước, giao thông đều đào, tranh nhau mà đào, hai ông đầu
đào xong, lấp qua loa cho ông đường tha hồ có việc mà làm. Có những con
đường vừa làm xong, dân tình tưởng êm, được 2,3 năm lại bị đào, đào đi
đào lại, đào tái đào hồi, hết cả đời vẫn còn đào. Lạ nhất là cứ đến
những tháng cuối năm, công việc quây vách đào lấy lệ rồi để đó qua năm
làm tiếp, sôi nổi hẳn lên, làm dân tình thành phố ăn cái Tết bớt phần
vui vẻ. Hỏi ra, có người chặc lưỡi: “Nghe đâu thường cuối năm, tiền ngân
sách rót xuống còn tồn, phải tìm cách xài cho hết kẻo lại phải trả về
Trung Ương vì năm sau không chừng thấy vậy, Trung Ương lại “rót” ít đi
thì uổng”. Số tiền tốn vào cái công trình đào đi đắp lại dài đằng đẵng
và “vĩ đại” ấy là bao nhiêu? Nếu dùng số tiền đó vào việc xóa đói giảm
nghèo cho dân thì giúp được bao nhiêu hộ?
Việc
xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động công quyền đã như một tàu há mồm,
nuốt không ít tiền của nhân dân (trong đó chủ yếu là ngân sách Nhà
nước!). Ở mức độ nào đó, việc xây dựng ấy là cần thiết, là phù hợp nhưng
khi vượt quá, nó trở nên dư thừa, kệch cỡm, phơi bày ra sự phi nghĩa, dung túng nạn tham quan lại nhũng, thêm giảm sút lòng tin của nhân dân.
Hình như con người ta, khi có tí chút chức quyền là mắc bệnh “nghiện”:
muốn xây dựng bằng tiền của của thiên hạ! Ông lớn đi xây dựng thêm cơ quan
này, mở rộng công sở kia, có cái chính thì thêm cái phụ, cái chính không
vừa mắt thì phá ra xây cho to hơn. Thế đã đành, ông nhỏ cũng bắt chước
làm theo, từ ông tỉnh - thành, ông huyện - quận đến ông xã - phường đều
hăm hở, nhiệt tình xin xỏ cho bằng được (mà chắc được thôi!) để xây chỗ
“làm việc” của mình thêm khang trang, hoành tráng. Có ông xã, cơ ngơi
hiện còn “xài” tốt, chẳng có vấn đề gì, bỗng đùng đùng “hạ quyết tâm” đi
xây cơ ngơi mới với đầy đủ trụ sở thỏa mãn “cơ quan, ban ngành, đoàn
thể” vốn đã cồng kềnh. Có những khu nhà “ủy ban nhân dân xã” xây mới, to
“vật vã”, cờ xí rợp trời nhưng vì thế mà trông lạc lõng, còn vắng hơn
cả “chùa Bà Đanh”. Còn thành phố, thị xã, thị trấn thì khỏi nói, đua
nhau mở rộng, đua nhau qui hoạch, di dời, đập phá, dựng xây, đua nhau bê
tông hóa. Có những thành phố qui hoạch mở rộng đến hai ba lần rồi vẫn
thấy chưa đủ đáp ứng, hệ thống đường phố làm đi làm lại cho rộng thêm
rốt cuộc vẫn thấy chật, kẹt xe thì càng ngày càng… kẹt. Rồi nạn xây tượng đài, cổng chào hoành tráng. Xây gì mà nhiều thế không biết. Xây khắp nơi, từ nơi xa xôi hẻo lánh đến nơi đô hội. Bỏ trăm ngàn tỷ đồng vào những khối bê tông khổng lồ dãi nắng dầm mưa vô ích, "hơn tượng đồng phơi những lối mòn". Nguyên nhân nào
dẫn đến bệnh nghiện xây của họ, đố ai biết?!
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét