TT & HĐ - 21/o


                                        10 Nền Văn Minh Đã Biến Mất Một Cách Đáng Sợ

                                               TRÒ CHƠI TIẾN HÓA CỦA TỰ NHIÊN


PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG X: THÁI CỰC

"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý." 

 Niels Bohr

Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học. 
 Henri Frederic Amiel

"Không có khoa học vì khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời sống... ".
Khuyết danh

“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam
 
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
 
“Toán học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà ng­ười ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một vùng mỏ quý mà ng­ười ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch; toán học cũng không phải là lục địa hay đại d­ương mà ta có thể vẽ chúng lại đ­ược. Toán học không có những giới hạn như­ không gian mà trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng của toán học là vô hạn như­ bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như­ cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.    
Cayley
 
“Toán học chỉ cho ta những ph­ương pháp hoặc những con đ­ường dẫn tới chân lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và phơi bày chúng ra tr­ước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu  sắc”. 
  Sylvester
 
"Toán học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết! Nhưng nó cũng  là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của sự giả tưởng quá đà."

Ba Đá


 

 

(Tiếp theo)


***
Những biên niên sử, những công trình tái tạo lịch sử, dù có thể được cho là công tâm đến mấy thì cũng không phải là sự thực lịch sử vốn dĩ mà đều chỉ có thể là những bản sao, những miêu tả giống, thậm chí là rất giống sự thực lịch sử đích thực là sự thật.
Nhận định đó là hiển nhiên, không cần bàn cãi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy. Trong số đó có một nguyên nhân là không thể loại bỏ “cái tôi” ra khỏi những người ghi chép lịch sử. Đã là con người thì phải có tư tưởng và vì thế mà loài người là bao gồm nhiều phương chiều tư tưởng đan xen chồng chéo nhau. Cái tôi của người viết sử không thể đứng bên ngoài mà phải đứng đâu đó trong cái thế giới tư tưởng đa tạp ấy để quan sát, tư duy, ghi chép lại những sự kiện được cho là nổi bật, hệ trọng, then chốt của “một thời oanh liệt đã qua”. Cũng có khi là đã lùi rất xa trong quá khứ. Chính sự ảnh hưởng về tư tưởng của cái tôi mà những bức tranh mô tả về cùng một thời kỳ lịch sử, đã ít nhiều sai biệt nhau, đã méo mó, đã pha màu chủ quan một cách vô tình (còn cố tình thì quá tệ hại, nói làm gì nữa!) trong đó mất rồi!
Rõ ràng, quá khứ chỉ có một, sự thực đã từng xảy ra cũng chỉ có một, nhưng sự tái hiện nó thì lại có nhiều, với biết bao nhiêu sắc thái khác nhau, thậm chí là trái ngược, tương phản nhau. Tất cả những tái hiện đó hiện hữu trước những “cái tôi” đọc sử (cũng chủ quan và thị phi không kém!) đã trở thành "những sự thực" lịch sử. Đến lượt những cái tôi đọc sử, sau khi đã ngốn ngấu, đã khảo cứu kỹ càng tất cả những cái gọi là “sự thực lịch sử thứ cấp” ấy, sẽ trở thành những cái tôi chép sử, và một lô một lốc những tái hiện lịch sử mới ra đời, vừa là sự đúc kết kế thừa, vừa là điều chỉnh sáng tạo theo hơi thở của thời đại mới, thâm chí là theo ý chí, sở thích của ngưới chép sử.
Theo đó, và tương tự như thế, những bài học và những chân lý có được, đúc kết được từ lịch sử cũng biến đổi, chuyển hóa cùng chiều phát triển ngày một xác đáng hơn, gần gũi nhau hơn của các hệ tư tưởng. Thế rồi, dù vĩnh viễn không thể nhìn thấy được những hiện thực đã mờ khuất trong quá khứ, nhưng con người tương lai, sau một quá trình nhận thức và nhận thức lại của thế hệ kế thừa thế hệ, của hậu thế nối tiếp hậu thế, sẽ có thể biết được chân tướng đích thực của những biến cố lịch sử, những thời kỳ lịch sử cũng như toàn bộ quá trình lịch sử. Có lẽ rồi đây, nhận thức chung của loài người về Tự Nhiên Tồn Tại sẽ đưa đến một lối duy nhất theo quan niệm của triết học duy tồn, đó là sự tồn tại và chuyển hóa Không Gian một cách chung nhất, lý tưởng nhất về lượng, hình dạng, ngoài thời gian (toán học...?) và trong thời gian (vật lý học...?)...
Nhiều người quan niệm rằng cái gì mà bản thân họ nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy “rõ ràng mười mươi” thì cái đó phải là sự thực khách quan. Chính chúng ta, trong cuộc sống đời thường, hay ngay cả khi đang viết những dòng này cũng vẫn nghĩ như thế. Có lẽ, đã là con người thì khó mà nghĩ khác được, và nếu có nghĩ khác đi thì cũng chỉ là nhất thời, không thể duy trì thường xuyên được, bởi nó đã bị cái tôi sống còn nhờ trực giác ngự trị. Cái tôi cố hữu và bảo thủ đâu có ngờ rằng những cái mà nó cho là sự thực khách quan ấy đã nhuốm màu chủ quan của nó và chỉ là sự thực khách quan của riêng nó mà thôi chứ không phải là sự thực khách quan đích thực. Cùng sống trong một thiên nhiên nhưng sự thực khách quan của con người và của con cá là hoàn toàn khác nhau; của con người tiền sử và của con người hiện đại là không đồng nhất. thậm chí là của cái tôi này với của cái tôi khác cũng có thể có nhiều sai biệt.
Lập luận nêu trên dẫn đến hệ quả: có nhiều sự kiện thuộc về xã hội loài người mà đương thời, do trình độ nhận thức hạn chế, đã không thấy được đích thực về chúng và phải qua thăng trầm của nhận thức lịch sử, dần dần chúng mới trở nên những sự thực lịch sử đích thực, và trình độ nhận thức càng sâu sắc, khách quan bao nhiêu, thì sự thật lịch sử càng gần với sự thật đích thực khách quan, càng chân chính bấy nhiêu. Sự thực lịch sử không xuất hiện ngay lúc sự kiện xảy ra mà phải xuất hiện sau một tiến trình lịch sử nhất định, có khi là rất dài lâu.
Do sự chằng chéo, đan xen, đa tạp của tư tưởng mà có nhiều sự thật lịch sử về một sự kiện ở quá khứ, nhưng sự thực lịch sử đích thực là sự thực thì chỉ có duy nhất, và có thể nhận biết đích xác về nó, khi đã thấu đạt được cái Đức Huyền Diệu, hay gọi nôm na là lập trường thị phi của Đại chúng!.
Quá trình nhận thức về Tự Nhiên Tồn Tại cũng tương tự như thế. Chỉ có thể quan niệm được cái Vốn Dĩ Thế một cách đích thực trong tư tưởng, bằng sự nhận biết đã đạt đến trác tuyệt. Thời điểm xảy ra sự kiện đó có lẽ còn rất xa vời. Cuộc đời hữu hạn của chúng ta không bao giờ rộng lượng cho chúng ta được chung hưởng niềm vinh quang của nhân loại mai sau. Thật là vô cùng buồn bã!
Nghĩ lại, thấy không nên buồn bã quá trước cái vô vọng. Tại sao đã đủ ăn đủ mặc rồi còn khao khát tiền muôn bạc bể như những kẻ may mắn khác dù biết rằng mình không có cách gì đạt tới được để cứ tự than thân trách phận? Tại sao không ở lại tuổi thơ để mãn nguyện trước những cổ tích, thần thoại và truyền thuyết về thế giới, mà phải thành người lớn để phải đau thương trước những trang chính sử đầy máu và nước mắt của loài người, để mà bứt rứt, tức tối vì muốn được biết về sự tích Vũ Trụ mà hoàn toàn bất lực trước những câu chuyện kể với giọng điệu quá cao siêu, không tài nào hiểu được của “hai ông khổng lồ” toán học và vật lý học?
Đúng rồi! Hãy ước mơ nhưng đừng thèm khát thái quá. Mỗi cái tôi đều có một sự thực khách quan của riêng mình. Tại sao không biết sống an nhiên vui vẻ trong cái sự thực khách quan đã có đó cùng với những dã sử và những mộng mơ để từ đó mà tự thêu dệt nên những truyền thuyết hay ho và đáng tin cậy về căn nguyên Vũ Trụ, thoả mãn ước mơ cháy bỏng của chính mình, cho riêng cuộc đời hữu hạn của mình?
Ừ nhỉ, một truyền thuyết bao giờ cũng là sự tích hợp, thêu dệt nên từ hiện thực và do đó cũng hàm chứa sự thực; một hiện thực khi được miêu tả lại, kể lại sẽ trở thành truyền thuyết dù hay dù dở. Do đó Tự Nhiên Tồn Tại, dưới ngòi bút của nhận thức, xét cho cùng cũng chỉ là một truyền thuyết.
Lịch sử chỉ ra rằng đã có vô vàn truyền thuyết về Tự Nhiên Tồn Tại. Và chúng ta đang cố viết ra một truyền thuyết nữa, góp thêm vào bộ sưu tập đó. Dù có thể là không đúng hơn những truyền thuyết hiện có nhưng cầu mong sao cho nó hay hơn, để trở thành câu chuyện hấp dẫn nhất đối với… Hoàng Tử Bé!
Vỗ về mình như thế, chúng ta đã tạm thấy yên lòng và tiếp tục lông bông!
Nhưng lông bông ở đâu bây giờ khi mà hầu như chúng ta đã đi khắp mọi miền trong lịch sử cũng như trong Vũ Trụ rồi? Đừng tưởng thế! Công nhận là đến đây, chúng ta đã trở thành kẻ lang bạt kỳ hồ vĩ đại nhất của mọi thời đại. Hành trình của những kẻ phiêu lưu nhất, chẳng hạn như: Alêchxanđơ Đại đế, Thành Cát Tư Hãn, Napôlêông… hay phi thường hơn, như Đônkihôtê, Tôn Ngộ Không… So với hành trình đã qua của chúng ta, nói không ngoa, chưa đáng gọi là một bước chân. Nhưng dù sao thì chúng ta vẫn đã thấy hết đâu?
Có thể rằng nhờ may mắn, chúng ta đã lờ mờ thấy được nội tại của hạt KG, thấy được chân tướng của VCL, thấy được viên ngọc quí trong lòng Lão Tử; tuy nhiên chưa thấy nội tạng của Mặt Trời, của Lỗ Đen; chưa thấy được “sức hút” của vạn vật, chân dung của điện tích, nơi “chôn nhau cắt rốn” của các hằng số vật lý v..v… Chưa thấy hết thì cũng có nghĩa là chưa đi hết, mà chưa đi hết thì làm sao đã hết được chỗ để tiếp tục lông bông? Hãy tin đi, bỏ cả một đời người cũng không thể lông bông hết cái xứ sở Vũ Trụ nước đôi này!
Tuy nhiên muốn lông bông đạt hiệu quả cao nhất thì phải biết tranh thủ thời gian thôi là chưa đủ, phải biết cách lông bông nữa. Theo kinh nghiệm rút ra được từ cuộc ngao du vừa qua (và cũng phù hợp với nguyên tắc nước đôi) thì một cái đầu lông bông sôi nổi nhất, “tung hoành ngang dọc” nhất khi nó ở yên một chỗ. Với một xó nhà rộng chừng 1,2 m2 thôi, nếu “xích” được một cái đầu ở đó thì cũng đồng nghĩa là đã thả nó vào một cuộc lông bông vô định và chỉ với một ngày lông bông của nó cũng đã đủ cho một “tốc ký” ghi chép cả đời.
Nếu muốn cho cái đầu bị xiềng xích đó lông bông “hiệu quả” hơn nữa, chúng ta có một bí quyết xin mách nhỏ thế này: tương tự như dùng dopping trong thể thao, cứ cho cái đầu ấy nốc vài ba chung rượu là chỉ mươi phút sau, nó sẽ… ôi thôi rồi, chẳng biết vi vu ở đâu mà tìm nữa (dù là vẫn đang bị xích, thế mới lạ lùng!!!)
Đã lông bông mà còn chọn nên lông bông ở đâu thì rõ ràng là chưa phải lông bông đích thực. Có ai nhận ra không khi chúng ta vừa làm cuộc lông bông mini đấy thôi!?

(Hết Chương XXI)
----------------------------------------------------------------------

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH