TT & HĐ - 22/a

 

                                                    Nguồn gốc người Việt người Mường

                                          PHONG TỤC NGÀY GIỖ CỦA NGƯỜI VIỆT

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!                                                                                   Trong khinh khi may nhớ nước non                                                  Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử                                                     Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử                                                Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm                                Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng                                        Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."                                                     Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau                                       Cervantes (Tây Ban Nha) 

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."                                                                                                                                             Cicero (La Mã) 

Đừng chê cõi trần nhơ                                                                  Đừng khen cõi trần đẹp                                                                    Cõi trần là thản nhiên                                                                      Chỉ có đời nhơ, đẹp.”                                                                                                            Trần Hạnh Thu

 

CHƯƠNG XXII: TỔ TIÊN 

"Dù ai đi ngược về xuôi                                                                   Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"                                                                    Ca dao

"Noi gương tiên tổ truyền thống anh hùng muôn thuở thịnh  
 Nối nghiệp ông cha phát huy khí thế vạn đời vinh."
câu đối thờ gia tiên

“Ta có tai, mắt, ta nghe, ta trông; ta có tâm tư ta suy, ta nghĩ; đối với người xưa có lúc ta thờ như thầy, có lúc ta kính như bạn, cũng có lúc ta kình địch không chịu, ta theo cái lý nhất quyết không làm tôi tớ cổ nhân.”
Lương Khải Siêu
 
"Cuộc sống  phản bội lại tổ tiên là cuộc sống bấp bênh nhất, trơ tráo nhất. Nếu không muốn phản bội lại tổ tiên, thì trước hết, đừng làm nô lệ cho bất kỳ kẻ ngoại xâm nào khác, không tin theo bất kỳ thứ chủ nghĩa nào khác."                                                                                                                    Trần Hạnh Thu



Nếu Hà Đồ - Lạc Thư thật sự đã từng hiện hữu như một pho sách đá thì có thể cho rằng đó là một đúc kết thành tựu về nhận thức thế giới khách quan của một nền văn minh trước đó trên lãnh thổ Việt Nam thời cổ nói riêng và của cả khu vực Đông Nam Á nói chung. Có thể rằng người Lạc Việt đã sáng tạo ra nó nhưng phải trên cơ sở những kiến thức, những quan niệm đã trở thành ổn định và phổ biến trong cộng đồng các tộc người ở khu vực có qui mô nào đó. Hơn nữa, cần nhận định thêm rằng vào thời gian bộ sách đá đó xuất hiện thì chức năng toán học của nó (của Hà Đồ) đã không còn tác dụng trong thực tiễn tính toán như một bảo bối nữa, mà chỉ còn như một câu chuyện huyền thoại đẹp đẽ về quan niệm lưỡng phân, lưỡng hợp mang đậm nét phồn thực, về sự tích hình thành trời - đất của tổ tiên (của con người thời ấy!) truyền lại, như một linh vật thiêng liêng.
Thời cổ xưa, sau quá trình lâu dài lan tỏa dân cư từ Đông Phi sang Đông nam Á, loài người tiến hóa dần và đến giai đoạn tổ chức cuộc sống theo phương thức chủ yếu là trồng trọt - chăn nuôi, cấy trồng lúa nước, hợp quần xã hội và định cư lâu dài. Tại vùng đất Nam Trung Quốc, tức phía Nam sông Dương Tử (ngày nay thuộc Trung Quốc và Việt Nam) dần tồn tại một quần thể dân cư thuộc các hệ ngữ Nam Á, Tai-Kadai, Nam Đảo, mà sau này gọi chung là Bách Việt. "Việt" (Với chữ khác như bây giờ) với ý nghĩa có lẽ là người phương Nam dùng rìu làm công cụ. Còn "Bách" để nói rằng trong cộng đồng dân cư ấy có nhiều sắc tộc người nhỏ hợp thành như Câu Ngô , Ư Việt , Điền Việt , Dương Việt , Cán Việt , Sơn Việt , Dạ Lang , Mân Việt, Lạc Việt, Âu Việt (hay còn gọi là Tây Âu)... Các bộ tộc Bách Việt không có nhà nước chung dù có sự trao đổi với nhau, giữa các bộ tộc này cũng có nhiều khác nhau về địa bàn cư trú, văn hoá và ngôn ngữ cũng như ranh giới quyền lợi.
Nhưng ngày nay khó xác định vì các nhóm bộ tộc này phần lớn đều đã bị các triều đại Trung Hoa ở phía Bắc đồng hoá nên có thể văn hoá của họ đã bị mất đi hoặc hoà vào văn hoá người Hán. Vì không có chữ viết nên họ cũng không để lại các bản ghi chép để các nhà khảo cổ có căn cứ nghiên cứu; các ký hiệu được phát hiện có lẽ chỉ là một hệ thống văn hóa hoặc tượng trưng trong thế giới đời sống của xã hội họ, có lẽ họ không có chữ. Chỉ còn sót lại Lạc Việt (Tổ tiên trực tiếp người Việt cổ và một số dân tộc thiểu số ở tại Việt Nam) cư trú ở phía Bắc Việt Nam hiện nay là không bị đồng hoá và sau này thành lập ra nước Văn Lang (mà hiện nay là Việt Nam). Có giả thuyết cho rằng Âu Việt có lẽ là tổ tiên người Tày và người Nùng sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam; Điền Việt là tổ tiên người Thái (Gồm người Thái Lan và người Lào - chủ yếu tại Thái Lan và Lào) khi quân Mông Cổ xâm lược và chiếm đóng thành công đất tổ Vân Nam của họ khiến họ phải lưu vong, rút về phương Nam để tránh quân đội và chính quyền đô hộ từ ngoại bang phương Bắc; đó là giả thuyết một phần có lý nếu nghiên cứu thật kỹ. Nguyên cứu gần đây cho biết cùng sống trong một khu vực rộng lớn mà người Việt có tiếng nói riêng, nhưng bộ gen của quần thể người Kinh Việt Nam tương đồng với quần thể người Thái Lan, chứng tỏ có những quan hệ về di truyền. Phân tích sự khác biệt trong hệ gen cho thấy người Việt "nằm cạnh" một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.  
Vậy thì tổ tiên của người Việt chúng ta ở đâu? Theo PGS Lê Sỹ Vinh - chuyên gia phân tích hệ gen, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tổ tiên người Việt nằm trong nhóm người (hiện đại) đã di cư từ châu Phi từ 200.000 năm trước, khoảng 40.000 - 60.000 năm trước đã đến cư trú tại Đông Nam Á, trong đó có VN, sau đó tiếp tục di cư lên vùng đất phía Nam Trung Quốc và các nước Đông Á.  
 Biết đâu chừng người Hoa Hạ (người Hán) có tổ tiên là người Bách Việt và cộng đồng người từ phương bắc tràn xuống trong tối sử xa xôi nào đó? Đọc sách "Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn" của nhà văn Hà Văn Thùy có đoạn: “Muộn nhất, khoảng 5.000 năm TCN, có sự tiếp xúc hoà huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam”.

Sự xuất hiện phương thức kiếm ăn bằng trồng trọt - chăn nuôi và hạt lúa nước đã làm cho các bầy đàn người nguyên thủy quần tụ lại, chuyển sang lối sống định cư lâu dài. Từ đó mà hình thành nên những cộng đồng đông đúc dân cư trên một khu vực lãnh thổ rộng lớn tạo tiền đề cho những trung tâm văn hóa, văn minh ra đời. Điều kiện sống ngày càng được cải thiện tất yếu dẫn đến sự phát triển nhanh về dân số và do đó làm xuất hiện hiện tượng di cư lan tỏa đến những vùng đất mới (có thể là tương đối khắc nghiệt hơn về khí hậu, về thổ nhưỡng mà “trước đây” khó định cư được nhưng “bây giờ”, nhờ trình độ canh tác đã phát triển nên có thể định cư lâu dài được?). Sự tích tụ bầy đàn và phân tán cộng đồng đã là nguyên nhân chính làm hình thành nên những hình thái như bộ lạc, thị tộc, tộc người, dân tộc cũng như đất nước, lãnh thổ. Quá trình đó là lâu dài, lặp lại, đa tạp, đa chiều, thường xuyên, như chuyển hóa nội tại của một cơ thể sống động, mang đầy đủ những yếu tố như đổi mới, mất đi, xuất hiện…
Cũng như sự sống thực vật, sự sống động vật xuất hiện ở môi trường đại dương, và theo sự lan tỏa của sự sống thực vật, sự sống động vật cũng lên cạn, theo rừng “hành quân” ngày một sâu vào lục địa, lên đến tận những đỉnh núi cao; lúc đầu là lết, là bò, là đi, rồi sau là chạy, nhảy, leo trèo và...bay. Rồi cũng xuất hiện quá trình ngược lại do quá trình lan tỏa sinh cư vì mục đích sống còn, dần suất hiện các giống loài thích nghi với môi trường biển, quay về sống với biển cả, sống trong lòng đại dương. Tiến hóa là quá trình tất yếu nhằm thích nghi với sự luôn thay đổi của môi trường để sinh tồn. Không có hướng ưu tiên tiến hóa - thích nghi nói chung cho mọi giống loài. Sở dĩ có nhiều hướng tiến hóa, nhiều cách thức thích nghi là do tính đặc thù của môi trường và cũng có nguyên nhân từ sự kế thừa tính trạng đã định hình trước đó của từng giống loài. Nhưng nói chung, chiều hướng thích nghi là đi từ thụ động, tự phát lên chủ động, tự giác thích nghi. Quá trình đó làm nảy sinh sự suy nghĩ và sự suy nghĩ làm cho sự chủ động, tự giác thích nghi trở thành hiện thực. Trong số các giống loài thì có một loài hội đủ những điều kiện tiền đề để mau chóng vượt lên trước, thích nghi với môi trường bằng cách suy nghĩ, bằng tư duy trừu tượng, đó là loài người và loài người hiện ra từ đó. Có thể hình dung rằng sự xuất hiện con người là kết quả của sự phát triển số lượng thái quá của một loài đã quen với đời sống trên cây, làm cho sinh thái của môi trường chúng sống bị mất cân bằng nghiêm trọng, một bộ phận lớn phải “di cư” xuống, trở lại sống trên mặt đất để tìm thêm nguồn thức ăn mới, loại thức ăn mới (củ hạt thực vật, thịt động vật khác). Việc vừa phải kế thừa tính trạng, hình thức cơ thể có sẵn vừa phải thích nghi với điều kiện sống mới đã buộc chúng, không còn cách nào khác là phải bắt buộc suy nghĩ, phải tư duy trừu tượng để có được sự chủ động sáng tạo trong mưu sinh, phải “khôn” hơn những giống loài khác vừa to, vừa nhanh, vừa hoạt động thuần thục trên mặt đất hơn chúng nhiều, để có khả năng sống còn.
Có thể nói rằng quê hương thủy tổ của loài người là rừng rú. Nhưng điều kiện môi trường để tiến hóa thành người thực thụ phải là vùng duyên hải, vùng trung gian giữa rừng rú và đại dương. Khi con người đã có được những kỹ năng mới trong việc tìm kiếm thức ăn vừa trên cây vừa trên mặt đất trong rừng rú thì sẽ có sự phát triển lạm phát, nhanh đến mức "bão hòa" về số lượng trong việc tìm cái ăn, bảo tồn sự sống. Sự ngày càng đông đúc của bầy đàn lại dẫn đến mất cân đối giữa lượng thức ăn cần có và nguồn thức ăn ngày càng cạn kiệt đi, không đủ đáp ứng. Cuộc đấu tranh giành giật thức ăn trong thế giới sinh vật cũng như nội bộ loài là không tránh khỏi. Mạnh thì được còn yếu phải thua và đám “yếu phải thua” ấy phải ra đi tìm những khu tìm sống mới. Sự lang thang bầy đàn đầu tiên của loài người là cuộc trường chinh bất tận đi tìm rừng, dọc theo các trục là những dòng suối, dòng sông và dần dà ra tới biển cả. Chắc rằng quê hương thứ hai, nơi cải tạo loài vượn tối cổ thành loài người, là những vùng duyên hải cổ đại châu Phi mà ngày nay hầu như không còn dấu vết. Cuộc sống ở vùng ngập mặn, lầy lội, cây cỏ không cao, ít rừng để leo trèo,..., đã bắt con người phải "đứng thẳng làm người" và đi thuần thục bắng hai chân. 
Khí hậu ôn hòa của những vùng nhiệt đới ven biển cũng như nguồn thức ăn dồi dào của biển đã là những điều kiện thuận lợi cho con người tự lập sống “quanh quẩn” ở đó, “chờ” sự trồng trọt chăn nuôi trở nên chín muồi làm đột biến phương thức kiếm ăn và tàng trữ thực phẩm để định cư lâu dài, hình thành nên những cộng đồng dân cư mà trong đó có một cộng đồng phát triển vượt trội thành nền văn minh đầu tiên của loài người. Đó chính là Địa Đàng! 
Có thể nói loài người xuất xứ từ rừng rú nhưng văn minh loài người lại có xuất xứ từ biển, từ những vùng duyên hải, hay cụ thể là từ Địa Đàng mà ven biển Đông Phi, ven biển Đông Nam Á và ven biển Nam Mỹ là những “bàn đạp” của sự lan tỏa văn minh đầu tiên. Từ những vùng ven biển trù phú nhưng cũng chỉ có hạn độ, dưới áp lực của sự phát triển đôi khi là bùng nổ của số lượng cư dân (sự tăng trưởng lạm phát số lượng sinh cư trong điều kiện môi trường thuận lợi là một qui luật) mà xuất hiện quá trình di cư của từng bộ phận người, mang theo những kỹ thuật trồng trọt - chăn nuôi tiên tiến vào sâu trở lại lục địa, cũng chủ yếu là theo dọc các con sông, các nguồn nước tối cần thiết cho đời sống cũng như cho sản xuất nông nghiệp. Đó là quá trình có đi có về, có ngược có xuôi, giao lưu đa chiều, làm nên các cộng đồng người.
Như vậy, sự xuất hiện hay mất đi của một tộc người, một dân tộc, nếu loại trừ những yếu tố bên ngoài như thiên tai, đột biến gay gắt quá mức của môi trường sinh thái hoặc những yếu tố bên trong tạm gọi là nhân tạo như chiến tranh, diệt chủng, tự hủy hoại mình, thì còn lại là kết quả của các quá trình đan xen giữa tập trung và phân tán, giữa đồng hóa và dị hóa của các tập đoàn người. Phải cho rằng một dân tộc hay thậm chí là một con người vừa là sản phẩm chung của loài người, của thế giới, vừa là sản phẩm riêng của thời đại và có tính bản thổ.
Khảo cổ học đã ghi nhận sự có mặt của loài người nguyên thủy tại khu vực gồm ven biển và đảo biển phía Đông - Nam Châu Á là rất sớm và quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở đây là trực tiếp và liên tục. Điều đó cũng như nhiều di tích khảo cổ khác nữa đã giúp chúng ta hình dung được một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời xa xưa cổ đã từng được hình thành và tồn tại ở khu vực này. Nếu thực sự đã từng có một Địa Đàng và Địa Đàng đó đã bị tiêu diệt trong một thảm họa thiên nhiên thì nền văn hóa đó chính là tàn dư, là những gì còn lưu lại được của một nền văn minh trước đó - văn minh Địa Đàng. Trên nền tảng văn hóa này, chắc rằng đã xuất hiện tiếp một nền văn minh kế thừa, lan tỏa khắp khu vực để rồi xuất hiện một khu vực nổi trội, cực thịnh, với một cộng đồng người năng động và dũng mãnh. Khu vực đó có thể là vùng đông nam Trung Quốc, nơi hội tụ, giao lưu và đồng hóa các giống người di cư từ phương bắc, xa xôi trong lục địa xuống, từ phương nam, vùng Đông Dương lên và còn có thể là từ phía tây sang. Cộng đồng người đó trong quá trình định cư, sống đan xen nhau, giao hòa nhau và ở thời kỳ đầu phát triển đã là thủy tổ của một cộng đồng các tộc người mà sau này có tên gọi chung là Bách Việt.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH