CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 339

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Nhưng Trò Gián Điệp Kỳ Quặc Của Cơ Quan Tình Báo Của MỸ "CIA" Nửa Thế Kỷ Trước

Xem mật vụ Nga bắt gọn gián điệp

Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ một binh sĩ cùng em trai người này, khi họ đang chuyển bí mật quốc gia cho nước ngoài.

Trong đoạn video được công bố hôm 6/10, các đặc vụ FSB chạy tới bắt giữ một binh sĩ, khi người này mang theo vali chứa tài liệu mật và chuẩn bị bước vào một tòa nhà ở thành phố Smolensk. Sau đó cùng ngày, em trai đối tượng trên bị bắt tại thành phố Pskov.

Xem mật vụ Nga bắt gọn gián điệp
Mật vụ FSB bắt giữ đối tượng ăn cắp bí mật quốc gia. Ảnh: RT

RT cho biết, nếu bị kết tội, hai đối tượng trên có thể sẽ chịu mức án từ 12-20 năm tù với tội danh ‘thu thập và chuyển giao các bí mật của quốc gia'.

Đây là vụ việc mới nhất trong loạt công tác phản gián do FSB thực hiện trong năm 2020. Hồi tháng 7, cố vấn cơ quan vũ trụ Nga Ivan Safronov bị kết tội chuyển giao bí mật cho một quốc gia Đông Âu. Hay tháng trước, một binh sĩ thuộc Hạm đội Biển Đen bị bắt với tội danh hợp tác với cơ quan tình báo Ukraina.

browser not support iframe.

Video: Mật vụ FSB bắt giữ đối tượng ăn cắp bí mật quốc gia. Nguồn: RT

Tuấn Trần


Vì sao tình báo Anh lại muốn làm hộ chiếu giả cho Adolf Hitler?

Thứ ba, ngày 06/10/2020 20:30 PM (GMT+7)
Aa Aa+
Trong số các tài liệu bí mật được chính phủ Anh công bố lần đầu tiên hôm thứ sáu (8/2) có một tấm hộ chiếu giả của Adolf Hitler. Dấu Vienna 1941.
Bình luận 0

Những tài liệu này thuộc về Cơ quan Phụ trách Hoạt động Đặc biệt (SOE) của Anh, chuyên tiến hành các hoạt động phá phát xít Đức thời chiến.

Hồ sơ giả còn bao gồm một tấm visa cho phép nhà độc tài định cư ở Palestine – khi đó là lãnh thổ của Anh. Ngoài ra, hơn 1.000 tài liệu khác cũng được đem ra trưng bày tại Văn phòng Tài liệu Công cộng ở Kew, London.

Vì sao tình báo Anh lại muốn làm hộ chiếu giả cho Adolf Hitler? - Ảnh 1.

Tấm hộ chiếu giả.

Các giấy tờ, trước thuộc loại tuyệt mật, cũng cho thấy SOE từng thảo luận về chiến dịch thủ tiêu các quan chức Gestapo và SS hồi tháng 10/1943. Nhưng kế hoạch cuối cùng đã bị huỷ bỏ, vì SOE lo ngại Đức Quốc xã sẽ tiến hành các hoạt động chống lại dân thường.

Vì sao tình báo Anh lại muốn làm hộ chiếu giả cho Adolf Hitler? - Ảnh 2.

Chữ J trên hộ chiếu.

Hiện người ta vẫn chưa tìm hiểu được tại sao cơ quan tình báo này lại làm hộ chiếu giả cho trùm Đức Quốc xã. Nó được đóng dấu “J” bên ngoài, biểu thị Hitler là người Do Thái (Jewish). Hồ sơ giả có đủ các chi tiết cá nhân như nơi sinh và ngày sinh của Hitler. Bên dưới đặc điểm nhận dạng kẻ độc tài, những người làm mạo hồ sơ đề một ghi chú nhỏ “để ria con kiến” bằng tiếng Đức.

Vì sao tình báo Anh lại muốn làm hộ chiếu giả cho Adolf Hitler? - Ảnh 3.

Trong số các tài liệu được công bố có các hồ sơ cá nhân giả mạo chất lượng cao.

SOE là cơ quan chuyên tạo hộ sơ cá nhân và giấy tờ đi lại giả. Một trong những nhiệm vụ chính của nó là gài điệp viên và những người chuyên phá hoại vào lãnh thổ do kẻ thù kiểm soát. Những tài liệu này (ám chỉ khả năng Hitler rời tổ quốc mình để trốn sang lãnh thổ của kẻ thù) có thể chỉ là một trò đùa. Cũng có khả năng, SOE muốn gây ảnh hưởng với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, những nước theo đường lối trung lập ở Bắc Phi, Trung Đông và Tây Phi, vì nó là một chuyên gia trong việc tung tin nhảm để đánh lạc hướng.

Tàu ngầm ai cũng lái được

Các tài liệu còn tiết lộ các nhân viên tình báo Anh đã phát triển một tàu ngầm 1 người lái nhằm vào hệ thống tàu bè của kẻ thù neo trong các cảng và vùng biển gần bờ.

Con tàu tí hon dài 6m có tên gọi Welman, được lắp đặt năm 1942. Điểm đặc biệt là bất cứ ai “có trí thông minh bình thường sau đợt đào tạo ngắn nhất” cũng có thể điều khiển tàu.

Nó có khả năng tấn công các con tàu khác, bằng chất nổ gài trên thân. Ngoài ra, người ta có thể dùng Welman để vận chuyển và thực hiện các hoạt động do thám. Những cuộc thử nghiệm cho thấy Welman đối phó tốt nhất là với các tàu buôn đậu dọc đường bờ biển Nauy. Nó từng được đưa vào sử dụng ở vùng biển Baltic.

Vài nét về SOE

- Được thành lập năm 1940 để tiến hành các hoạt động kháng chiến trong lòng nước Pháp, khi đó đang bị Đức xâm chiếm.

- Do London kiểm soát.

- Charlotte Gray, cuốn tiểu thuyết của Sebastian Faulk đã được dựng thành phim, lấy nhân viên của SOE là nhân vật chính.

- SOE bị giải tán năm 1946.

- Các cựu nhân viên của cơ quan này sau đó gia nhập MI6 và các cơ quan tình báo khác.

Minh Châu (theo BBC) (Theo VNExpress)

Cựu giám đốc tình báo Đức: TQ sắp thống trị thế giới, cần loại Huawei khỏi châu Âu

Thứ Ba, ngày 27/10/2020 06:00 AM (GMT+7)

Trung Quốc sắp “thống trị thế giới”, Đức và cả châu Âu phải cảnh giác với “mối nguy hiểm từ Bắc Kinh”, cựu giám đốc tình báo Đức nhận xét.

Cựu giám đốc tình báo Đức: TQ sắp thống trị thế giới, cần loại Huawei khỏi châu Âu - 1

Cựu giám đốc tình báo Đức lo ngại về “mối nguy hiểm” từ Trung Quốc (ảnh: Xinhua)

Gerhard Schindler – cựu Giám đốc cơ quan tình báo Đức – cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc đã “rất khéo léo” mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á và châu Phi.

Theo ông Schindler, công nghệ gián điệp của Trung Quốc ngày càng hiện đại và Đức có thể “không phát hiện những âm mưu thâm độc”.

“Phải loại Huawei khỏi mạng di động 5G của Đức và châu Âu để chúng ta bớt phụ thuộc và Trung Quốc. Những lo ngại của Mỹ về Huawei là hoàn toàn có cơ sở”, ông Schindler nói.

Trước sự kêu gọi của Mỹ, một số nước châu Âu như Anh đã hạn chế sự xuất hiện của Huawei trong mạng lưới viễn thông, công nghệ. Tuy nhiên, Đức chưa làm điều tương tự dù ngày càng tỏ ra khắt khe hơn với Bắc Kinh.

“Huawei có thể tạo ra lỗ hổng an ninh và chúng ta không thể biết họ có thể làm gì, đang xây dựng cái gì. Cứ tưởng tượng mà xem, nếu cho Huawei phát triển 5G cho Đức, một ngày nào đó Trung Quốc sẽ nói với chúng ta rằng: ‘Bạn có muốn tôi tắt mạng di động trên cả nước không hả?’”, ông Schindler nói.

Tập đoàn Huawei luôn bác bỏ mọi cáo buộc gián điệp từ Mỹ và một số nước đồng minh.

Châu Âu là một trong những khu vực có sự hiện diện đáng kể của Huawei. Deutsche Telekom - nhà cung cấp viễn thông lớn nhất châu Âu - đang sử dụng linh kiện của Huawei cho các hệ thống mạng mà hãng này đặt tại Áo, Croatia, Czech, Đức, Hà Lan và Ba Lan. 

Theo ông Schindler, trong mối quan hệ quốc tế hiện nay, việc Đức có phụ thuộc kinh tế ở mức nào đó với Trung Quốc là “không thể tránh khỏi”. Ngành công nghiệp ô tô Đức mỗi năm bán hơn 250.000 xe cho Trung Quốc.

Cựu giám đốc tình báo Đức: TQ sắp thống trị thế giới, cần loại Huawei khỏi châu Âu - 2

Ông Schindler cho rằng Trung Quốc có “âm mưu bá quyền” (ảnh: Daily Mail)

Năm ngoái, thương mại Đức – Trung đạt hơn 200 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức.

Tuy nhiên, ông Schindler cho rằng, Đức nên sớm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và đừng nên chỉ nhìn mọi thứ qua “lăng kính kinh tế”.

Đức hiện có 3 nhà mạng sử dụng công nghệ của Huawei và cho rằng, nếu phải tháo bỏ các thiết bị của Huawei, chi phí sẽ cực kỳ tốn kém.

Theo ông Schindler, những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là dấu hiệu cho thấy “mưu đồ bá quyền” của nước này. Ông Schindler cũng bày tỏ thất vọng khi Thủ tướng Merkel của Đức không cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề thương mại và Hong Kong.

Trong bài phát biểu mới nhất nhân kỷ niệm sự tham gia của quân tình nguyện Trung Quốc vào chiến tranh Triều Tiên, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay bành trướng.

“Mọi hành động bá quyền và bắt nạt sẽ không mang lại hiệu quả dù ở bất cứ đâu. Chúng chỉ dẫn đến ngõ cụt”, ông Tập nói.

Nguồn: http://danviet.vn/cuu-giam-doc-tinh-bao-duc-tq-sap-thong-tri-the-gioi-can-loai-huawei-khoi-chau-...

Làm cử tri ”vỡ mộng” về điều này, ông Trump sẽ phải trả giá đắt?

Bất chấp những lời hứa hẹn từ năm 2016, ông Trump đang khiến nhiều cử tri thất vọng và Tổng thống Mỹ có thể sẽ phải...

Theo Vương Nam – Daily Mail (Dân Việt) 

Tổ chức tình báo quân sự P-26 của Thụy Sỹ

Phan Bình |

Tổ chức tình báo quân sự P-26 của Thụy Sỹ

Projekt-26 còn được biết đến bằng tên gọi tắt P-26 chính thực ra là đội quân nằm vùng ở Thụy Sỹ gánh trọng trách phản công một khi đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược. Sự tồn tại của P-26 (cùng với P-27) như một trong các cơ quan tình báo tuyệt mật đã bị che đậy kỹ bởi cơ quan tình báo quân sự Thụy Sỹ (UNA), và nó bị tiết lộ vào tháng 11 năm 1990 bởi Ủy ban nghị viện PUK EMD (gọi tắt PUK EMD) được dẫn đầu bởi Thượng nghị sỹ Carlo Schmid.

Theo mục đích ban đầu thì PUK EMD được tạo ra nhằm điều tra sự hiện diện cáo buộc đối với những hồ sơ mật về công dân được chỉ định bởi Bộ Quốc phòng Thụy Sỹ (SMD) vào tháng 3 năm 1990 trong làn sóng của Fichenaffare tức Bê bối hồ sơ mật.

Vụ này bị khám phá bởi cảnh sát liên bang BUPO, đơn vị đã lưu trữ hồ sơ của 900.000 người (trong tổng dân số 7 triệu người của Thụy Sỹ).

Đội quân tuyệt mật

Ngày 21 tháng 11 năm 1990, giới chức Thụy Sỹ đã ra tuyên bố về việc giải tán P-26 lấy lý do tổ chức này đã hoạt động vượt khỏi tầm kiểm soát của quốc hội và cả chính phủ cũng bất lực, và nó trở thành một cấu trúc tự trị bí mật giấu ngay bên trong các dịch vụ quân sự mật.

Khi vương quốc Anh chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của Đức Quốc xã (ĐQX) trong thời kỳ Đại chiến tranh thế giới lần thứ II (ĐCTGII), dẫn đến việc ra đời của lực lượng Vệ quốc quân Anh và Các đơn vị phụ trợ nằm vùng, thì Thụy Sỹ cũng sửa soạn cho một sự kiện tương tự; và vì bản thân là quốc gia trung lập nên Thụy Sỹ không đủ khả năng để chống lại một cuộc tấn công quân sự của ĐQX hoặc phát xít Ý.

Vì lẽ đó mà Tướng Henri Guisan đã đưa ra "Khái niệm rút ngắn", theo đó quân đội sẽ rút lên những vùng non cao của rặng Alps và nhường đồng bằng cho quân xâm lược. Từ đó một cuộc chiến tranh du kích sẽ được phát động nhằm chống lại giặc ngoại xâm.

Nằm vùng trong dịch vụ lãnh thổ

Khi ĐCTGII kết thúc và chính thức bắt đầu thời kỳ chiến tranh Lạnh, các kế hoạch đã sẵn sàng cho một cuộc xâm lược của Liên Xô. Ủy ban PUK EMD được dẫn đầu bởi Carlo Schmid đã khám phá ra một nhánh nằm vùng đầu tiên nằm ngay trong lòng Thụy Sỹ, chính xác là ngay trong Dịch vụ lãnh thổ (Territorialdienst).

Theo đó, nhánh quân sự này được tạo ra nhưng không giữ vai trò chiến đấu trên tiền tuyến, mà chỉ tiến hành các hoạt động cảnh sát nội địa ngay trong dân chúng. Tuy nhiên, Ủy ban PUK EMD đã phải đối mặt với việc phá hủy nhiều tài liệu liên quan đến các tổ chức nằm vùng dạng này.

Hồ sơ tài liệu về nhánh quân sự nằm vùng đầu tiên khá rời rạc khi mà phần lớn tài liệu trong 3 thập niên 1950, 1960 và 1970 đã bị tiêu hủy trong năm 1980.

Tổ chức tình báo quân sự P-26 của Thụy Sỹ - Ảnh 2.

Efrem Cattelan, thủ lĩnh tổ chức quân sự P-26. Ảnh nguồn: Wikimedia Commons

Chỉ huy đầu tiên của đơn vị mật này Franz Wey (1896-1963), người mà sau này được thăng chức Chuẩn tướng và Trưởng phòng dịch vụ lãnh thổ. Khoảng tháng 12 năm 1956, sau khi xảy ra sự kiện Khủng hoảng kênh đào Suez và việc dập tắt cuộc nổi dậy Budapest, nhà báo kiêm chính trị gia Erwin Jaeckle đã hỏi quốc hội "cần phải chuẩn bị những gì trong các khâu tổ chức và huấn luyện nhằm tiếp nhận và đảm bảo cuộc kháng chiến quần chúng, nếu cần thiết cũng nằm ngoài khuôn khổ của quân đội".

Một năm sau đó vào tháng 9 năm 1957, Bộ trưởng Quốc phòng Paul Chaudet (người kế nhiệm Karl Kobelt, cả 2 ông là thành viên của Đảng dân chủ tự do, FDP) đã phúc đáp cho Erwin Jaekle rằng: "Sự kiện ở Hungary (nhìn từ khía cạnh quân sự) đã cho thấy cuộc chiến nếu chỉ một mình phong trào kháng chiến thì không thể thành công".

Bộ trưởng Paul Chaudet nhấn mạnh: "Trận chiến này đã đặt ra các vấn đề về bản chất chính trị và quân sự cũng như mối bận tâm pháp lý trong bối cảnh luật pháp quốc tế và các công ước mà chúng ta đã ký kết".

Cuối cùng, ông Chaudet tuyên bố rằng: "Mặc dù một số biện pháp đã được dự tính bởi Dịch vụ lãnh thổ, nhưng các khả năng trong lĩnh vực này xem ra còn rất hạn chế". Trong một tuyên bố từ năm 1990, một Tổng tham mưu trưởng quân đội Thụy Sỹ (người xin được giấu tên) đã lấy yêu cầu bị từ chối của nhà báo Erwin Jaeckle làm cơ sở pháp lý cho tổ chức quân đội nằm vùng.

Nằm vùng trong UNA

Năm 1967, tổ chức quân sự nằm vùng đã dời từ Dịch vụ lãnh thổ sang Cơ quan tình báo quân sự Thụy Sỹ (UNA) do Richard Ochsner làm giám đốc. Nó đổi tên mã thành "Dịch vụ đặc biệt" với sự hình thành từ 3 cấp bậc: cấp cao nhất là các thành viên quân đội chính quy; cấp thứ hai là "những người đáng tin cậy" là các nhà hoạt động được tuyển dụng; cấp thứ ba là các nhà hoạt động.

Theo Ủy ban PUK EMD: "những người đáng tin cậy" có thể tự họ tuyển lựa ra vài thành viên mới để cùng tham gia vào tổ chức kháng chiến, do đó mà số lượng thành viên chính xác của tổ chức này được ước tính là 1000 người được chia thành từ 30 đến 50 trung tâm.

Năm 1973, Hội đồng liên bang Thụy Sỹ (SFC) đã xây dựng chiến lược an ninh quốc gia, bao gồm cả nhu cầu kháng chiến trong lãnh thổ bị chiếm đóng. Theo chiến lược này thì ngay cả khi đất nước bị quân thù chiếm đóng cũng không có nghĩa là đã kết thúc mọi hoạt động kháng chiến.

Chiến lược an ninh quốc gia cũng nhấn mạnh rằng chiến tranh du kích và kháng chiến bất bạo động trong các khu vực bị chiếm đóng cũng được chuẩn bị trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế; và nếu cần thiết sẽ được tiến hành. Vào lúc ra đời chiến lược an ninh quốc gia thì đại tá Heinrich Amstutz đã nắm quyền chỉ huy đội quân nằm vùng.

Tổ chức tình báo quân sự P-26 của Thụy Sỹ - Ảnh 3.

Một trong những kho vũ khí của tổ chức P-26 ở Bern (Thụy Sỹ). Ảnh nguồn: Laststandonzombieisland.

Và tới năm 1967, ông được thay thế bởi đại tá Albert Bachmann. Năm 1968, Hans Senn trở thành Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Thụy Sỹ; tới ngày 5 tháng 9 năm 1979, Hans Senn đã thông báo về việc hợp nhất 7 ủy viên hội đồng liên bang Thụy Sỹ vào các hoạt động của UNA và các đơn vị nằm vùng.

Hans Senn loan báo chi phí để hoạt động đội quân nằm vùng là 1 triệu Franc Thụy Sỹ / năm và chu cấp trong vòng bí mật. Các ủy viên hội đồng im lặng lắng nghe Hans Senn đồng nghĩa họ đã chấp nhận ngầm nó.

Hoạt động của UNA bị phát giác trong bối cảnh của vụ bê bối gián điệp Bachmann-Schilling vào tháng 11 năm 1979, khi chỉ huy Đặc nhiệm Albert Bachmann đã phái 1 điệp viên của UNA là Kurt Schilling đến Áo để quan sát các cuộc diễn tập quân sự.

Nhưng tại Áo, Schilling đã bị tóm và bị phạt tù vì tội làm gián điệp, khi bị gửi trả lại Thụy Sỹ, Schilling lại bị phạt tù vì tội đã hé lộ thông tin tối mật.

Một ủy ban quốc hội đã được thành lập nhằm điều tra UNA, kết quả báo cáo vào năm 1981 rằng: theo cảnh sát an ninh của liên bang Thụy Sỹ thì đặc nhiệm có nhiệm vụ tạo ra các điều kiện thích hợp cho hoạt động kháng chiến ở Thụy Sỹ nhằm chống lại lực lượng chiếm đóng. Báo cáo kết luận rằng "nhiệm vụ là hợp pháp, dù việc kiểm soát nội bộ của 2 cơ quan là chưa đủ".

Báo cáo Cornu

Sau báo cáo tháng 11 năm 1990 của Ủy ban quốc hội, Đảng xã hội Thụy Sỹ và Đảng Xanh đã đề xuất nên có các cuộc điều tra xa hơn về các mối liên kết bị cáo buộc giữa P-26 và các tổ chức nằm vùng Gladio khác. Thẩm phán Pierre Cornu giữ quyền điều tra và đã chuyển giao báo cáo dày 100 trang gọi là "Báo cáo Cornu".

Ông Cornu đã tiến hành gặp gỡ các nghị sỹ Ý và Bỉ cũng như những thành viên P-26, nhưng phía London từ chối đưa ra bình luận (người Anh cũng không thừa nhận sự tồn tại của MI-6).

Báo cáo Cornu kết luận rằng "P-26 không có sự hợp pháp chính trị hoặc pháp lý", và mô tả sự hợp tác của tổ chức này với các cơ quan mật Anh là "căng thẳng". Chính phủ Thụy Sỹ không hề hay biết rằng giới chức Anh đã ký các thỏa thuận mật với P-26 nhằm cung cấp huấn luyện chiến đấu, thông tin liên lạc và phá hoại.

Thỏa thuận mới nhất được ký vào năm 1987… các cán bộ của P26 thường xuyên tham gia các khóa huấn luyện ở Anh… các cố vấn Anh (có lẽ là từ SAS, cơ sở huấn luyện đặc biệt của Anh nằm trên đất Thụy Sỹ).

Theo tường thuật của Richard Norton-Taylor từ hãng tin The Guardian (Anh) thì "các hoạt động của P-26 gồm các mã, và tên người đứng đầu tổ chức này là Efrem Cattelan đã được tình báo Anh biết tới, nhưng chính phủ Thụy Sỹ giữ nó trong bóng tối".

Bất chấp các yêu cầu của nghị sỹ Josef Lang đòi công bố trọn vẹn, không kiểm duyệt Báo cáo Cornu, thì thực tế là phần lớn báo cáo này vẫn bị phân loại và giữ nguyên trong vòng 30 năm tới. Bản tóm tắt về P-26 dài 17 trang đã được công bố vào ngày 19 tháng 9 năm 1991.

Trước câu hỏi chất vất của ông Paul Rechsteiner từ Đảng xã hội dân chủ vào ngày 30 tháng 9 năm 1991 rằng tại sao không công bố Báo cáo Cornu, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Kaspar Villiger đã ra tuyên bố:

"Báo cáo Cornu chứa một lượng lớn thông tin về các cơ quan mật vụ hải ngoại cùng các tổ chức kháng chiến, cũng như cấu trúc, phân cấp và các mối liên kết của họ... Báo cáo Cornu không được phát hành và công bố là bởi vì việc công khai tiết lộ các bí mật của các quốc gia hải ngoại không phải là việc của Hội đồng liên bang Thụy Sỹ".

P-26 và các liên lạc bị cáo buộc

Theo một nghiên cứu của ông Daniele Ganser từ Viện kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ (ETH Zurich) thì "P26 không liên quan trực tiếp đến mạng lưới các đội quân bí mật của NATO mà có mối quan hệ gần gũi với MI-6" (cơ quan tình báo Anh nắm vai trò huấn luyện các tổ chức bán quân sự Gladio ở Ý).

Trong lúc trả lời câu hỏi tại Quốc hội Thụy Sỹ về vụ ám sát Herbert Alboth (người liên quan đến việc tiết lộ ra P-26), ủy viên hội đồng quốc gia Remo Gysin đã mô tả các mối quan hệ giữa P-26, MI6 và NATO là "khét tiếng".

Giống như các tổ chức nằm vùng khác ở Âu Châu, P-26 có các kho vũ khí ở Thụy Sỹ, trong khi một số thành viên của tổ chức này thường tham gia các khóa huấn luyện chiến tranh du kích và bán quân sự với MI-6 tại Anh.

Huấn luyện viên quân sự người Thụy Sỹ, Alois Hürlimann, hé lộ rằng ông đã tham gia vào một khóa huấn luyện quân sự Mỹ ở Anh, bao gồm một kế hoạch tấn công thực sự vào kho vũ khí của quân đội cộng hòa Ireland (IRA) khiến ít nhất 2 thành viên IRA tử trận.

Thống chế Anh, Bernard Montgomery, phó tư lệnh chỉ huy tối cao các lực lượng NATO ở Châu Âu giai đoạn từ 1951 đến 1958, đã ở Bernese Oberland (bang Bern, Thụy Sỹ) mỗi tháng 2 từ năm 1946 đến năm 1962 cho các vấn đề quân sự.

Năm 1946, Montgomery đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sỹ, Karl Kobelt, bộ trưởng Ngoại giao Max Petipierre và Tổng tham mưu trưởng Louis de Montmollin nhằm thảo luận về sự trung lập và chiến lược thời hậu chiến của Thụy Sỹ.

Theo các nghiên cứu của sử gia Thụy Sỹ, Mauro Mantovani, thì Montgomery đã gặp lại Montmollin vào tháng 2 năm 1952 nhằm thảo luận rằng trong trường hợp xảy ra việc Liên Xô xâm lược, họ thống nhất rằng trong tình huống khẩn cấp, Thụy Sỹ sẽ cần sự giúp đỡ của NATO.

Xa hơn, P-26 đã sử dụng các hệ thống vô tuyến Harpoon (một hệ thống thông tin liên lạc được mã hóa mạnh) vốn được sử dụng bởi mạng lưới nằm vùng Bỉ và bí mật này đã bị phát giác bởi Ủy ban quốc hội Bỉ.

Hệ thống Harpoon được NATO mua lại từ công ty AEG Telefunken (Đức) vào đầu thập niên 1980, nó cho phép các thành viên nằm vùng gửi các thông điệp vô tuyến được mã hóa đi xa 6000 km giúp duy trì quan hệ tối đa. Thẩm phán Pierre Cornu phát hiện ra rằng vào năm 1987, P-26 đã liên kết với các trạm nước ngoài trong hệ thống Harpoon với chi phí lên tới 15 triệu franc Thụy Sỹ.

Sử gia Daniele Ganser khẳng định: "Việc mua thiết bị Harpoon liên đới với các trung tâm chỉ huy của NATO ở Brussels, CIA (Mỹ) và MI-6 (Anh) đã làm hé lộ sự tích hợp của tổ chức quân đội nằm vùng Thụy Sỹ trong mạng lưới nằm vùng Châu Âu ở cấp độ phần cứng".

Bên cạnh P-26, UNA cũng hỗ trợ việc giải tán P-27 (tổ chức chịu trách nhiệm giám sát nội địa). Theo tác giả Richard Norton-Taylor từ báo The Guardian:

"P-27 hỗ trợ cho P-26, một cơ quan tình báo hải ngoại tư nhân do chính phủ Thụy Sỹ tài trợ một phần ngân sách hoạt động, và là một đơn vị đặc biệt của tình báo quân sự Thụy Sỹ với tệp hồ sơ gần 8.000 "người bị tình nghi". Được biết người lãnh đạo P-26 nhận mức lương tới 100.000 bảng Anh/năm.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH