Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

VÕ THUẬT TINH HOA 34

(ĐC sưu tầm trên NET)

Huyền thoại Võ Việt: Hồ Ngạch và hai lần đánh tướng cướp Dư Đành

Thứ Sáu, ngày 15/08/2014 00:05 AM (GMT+7)
Roi Thuận Truyền không rõ sáng tổ là ai nhưng từ trước đến nay vẫn tôn vinh tên tuổi của võ sư Hồ Ngạch. Hồ Ngạch tên thật là Hồ Nhu, ông sinh năm 1891, mất năm 1976, nguyên quán thôn Háo Ngãi, xã Bình An, sinh sống tại thôn Thuận Truyền, Bình Thuận.
Thông tin thể thao - Bóng đá cập nhật liên tục 247. Xem Video Clip Bóng Đá tại 24H, ngắm Người đẹp thể thao nóng bỏng.
Với những cao thủ bây giờ thì họ là những bậc tiền bối, công phu đã danh trấn thiên hạ bấy lâu. Sống dưới chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quãng thời gian mà tinh thần thượng võ bị triệt tiêu tới mức tối đa nhằm phòng ngừa phản kháng, họ đã là cầu nối, đã bôn ba khắp nơi để tầm sư, rèn võ, cứu rỗi cả nền võ thuật Việt Nam trong buổi suy tàn. Dù đến giờ, đa phần đã thành người thiên cổ nhưng tài đức của họ thì vẫn là tiếng thơm để hậu bối noi theo…
 Huyền thoại Võ Việt: Hồ Ngạch và hai lần đánh tướng cướp Dư Đành - 1
 Võ sư Hồ Nhu. Ảnh: GĐ&CS
Đệ nhất roi Hồ Ngạch và hai lần đánh tướng cướp Dư Đành
Luận về võ công, không thể không nhắc đến đất võ Bình Định, cụ thể hơn là những địa danh như Thuận Truyền, An Vinh, An Thái. Những địa danh trên đã đi vào ca dao, huyền thoại bởi là nơi phát tích, “nuôi nấng” những dòng võ cũng như những võ sư danh trấn thiên hạ.
Đến giờ, tại nơi nghĩa quân Tây Sơn dấy binh đánh đuổi quân thù ấy vẫn còn truyền tụng những câu tục ngữ nói về tinh thần thượng võ của những địa danh này. “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái” hay “Trai An Thái, gái An Vinh”… Thôn Thuận Truyền nằm ở xã Bình Thuận, thôn An Vinh thuộc xã Bình An (quận Bình Khê), An Thái thuộc xã Nhơn Phúc huyện An Nhơn, giờ vẫn tồn tại rất nhiều những lò võ nức tiếng xa gần.
Roi Thuận Truyền không rõ sáng tổ là ai nhưng từ trước đến nay vẫn tôn vinh tên tuổi của võ sư Hồ Ngạch. Hồ Ngạch tên thật là Hồ Nhu, ông sinh năm 1891, mất năm 1976, nguyên quán thôn Háo Ngãi, xã Bình An, sinh sống tại thôn Thuận Truyền, Bình Thuận. Cha ông là Đốc Năm (Hồ Đức Phổ)- một võ quan của triều đình Huế, mẹ ông bà Lê Thị Huỳnh Hà, cũng là một người nức tiếng giỏi võ trong vùng.
Bởi thế, ngay từ nhỏ, ông đã được cha mẹ truyền dạy võ công. Lớn lên, ông được gia đình gửi vào lò võ của võ sư Ba Đề, tiếp đến là Đội Sẻ, Hồ Khiêm… toàn những cao thủ nổi tiếng. Bởi thế, từ những đường roi của các cao nhân như Ba Đề, Hồ Khiêm kết hợp với nội công học được từ thầy Đội Sẻ đã tạo ra một Hồ Ngạch với những đường côn biến hoá, sâu hiểm khôn lường. Theo sự truyền tụng của giới võ lâm khi ấy, đường roi của Hồ Ngạch là tuyệt kĩ vô song. Sau hơn chục năm lăn lộn với côn, quyền tiếng tăm của Hồ Ngạch ngày một vang xa.
 Huyền thoại Võ Việt: Hồ Ngạch và hai lần đánh tướng cướp Dư Đành - 2
Võ lâm trời Nam và những huyền thoại về những thiên hạ đệ nhất cao thủ
Hồ Ngạch vốn trầm tĩnh, ít nói và đặc biệt, ông không bao giờ để lộ tài năng võ thuật của mình. Tuy thế, trong đời luyện võ của mình, ông đã để lại rất nhiều giai thoại, đó là những trận so tài với các cao thủ võ lâm có một không hai. Có lẽ, hữu xạ tự nhiên hương, bởi danh tiếng lẫy lừng, nên Hồ Ngạch thường được những người học võ tìm đến để thi thố tài nghệ.
Dân Bình Định đến giờ vẫn truyền tụng nhiều câu chuyện Hồ Ngạch bị các cao thủ khiêu chiến, thậm chí cả “đánh úp”. Các cao nhân thử tài với Hồ Ngạch thì nhiều lắm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là những trận thư hùng với lực sĩ Dư Đành.
Dư Đành là tướng cướp, về võ công thì đến cả quân lính triều đình hồi đó khi nghe thấy tên cũng đã hồn xiêu phách tán. Tung hoành khắp vùng không có đối thủ, nghe tiếng Hồ Ngạch, Dư Đành nhiều lần gửi lời khiêu chiến. Chối từ mãi không được, sau cùng Hồ Ngạch cũng phải nhận lời thách đấu.
Lần ấy, Dư Đành đem lũ lâu la về tận Thuận Truyền và hống hách đưa ra điều kiện: Nếu Hồ Ngạch đấu thua thì phải ra nhập đảng cướp của y. Vậy là, tại bãi vắng ngay sát thôn Thuận Truyền đêm ấy, một mình Hồ Ngạch đã đánh bại cả chục đệ tử của Dư Đành, vốn đều là những cao thủ võ lâm. Khi đám tay chân mỗi tên nằm một góc thì Dư Đành xuất hiện.
Phải nói thêm rằng, Dư Đành có sức mạnh chẳng ai sánh kịp. Đã có lần, để diễu võ dương oai, một tay y đã cắp cả một con nghé hệt như người ta nhẹ nhàng bồng trên tay đứa trẻ. Với thanh đao sáng loáng trên tay, vừa xuất hiện là Dư Đành tung đòn tới tấp. Thế nhưng, với đường roi thượng thừa của mình, Hồ Ngạch cũng chẳng hề nao núng.
Đánh mãi mà vẫn không tìm được kẽ hở để “ăn sống nuốt tươi” đối phương, Dư Đành thấy máu nóng dồn lên mặt. Và khi ấy, Hồ Ngạch đã ra đòn tuyệt kỹ. Tránh đòn đao truy hồn của đối phương, ông tung người đá văng thanh đao cắm xuống đất, đồng thời xoay người giở đòn đánh nghịch.
Biết đã vào thế hiểm, tiến thoái lưỡng nan, Dư Đành đành nhắm mắt chấp nhận đường roi sát thủ. Thế nhưng, sau khi tiếng roi vun vút cất lên, Dư Đành đã thở phào choàng tỉnh bởi đầu roi vừa chạm áo thì đối thủ đã thu về không nỡ xuống tay, thể hiện rõ tính thượng võ, quân tử.
Sau trận thư hùng ấy, dù đã nợ Hồ Ngạch một mạng nhưng Dư Đành vẫn không chịu phục. Y rắp tâm kiếm cơ hội trả thù. Bởi thế, một chiều, đang mải mê với những chiêu thức võ thuật thì Hồ Ngạch được mọi người báo tin không biết ai đã đến nương sắn nhà mình và nhổ hết sắn đóng vào những giỏ lớn. Điều lạ lùng là tất cả số sắn đó, kẻ trộm không lấy mang đi mà vẫn để nguyên trên rẫy.
Hồ Ngạch đâu biết rằng đó là một âm mưu của Dư Đành. Ra rẫy, thấy sắn bị nhổ, chẳng còn cách nào khác, võ sư Hồ Ngạch đành phải quẩy những sọt sắn trĩu nặng ấy về. Vừa đi được một đoạn thì từ bụi cây bên đường, Dư Đành vọt ra với chiếc bắp cày trên tay. Chẳng nói chẳng rằng, y tung luôn một chiêu sát thủ.
Nghe tiếng gió, Hồ Ngạch vội thụt xuống, đường cày vụt qua đầu, văng thẳng vào cây bồ lời làm thân cây gẫy gập. Lợi dụng luôn cú đánh hụt ấy, Hồ Ngạch tức tốc áp sát, nhanh như chớp, chụp luôn tay Dư Đành rồi sử dụng thế lạc côn, không những hoá giải mà còn biến sức đối phương thành lực của mình, hất thẳng Dư Đành xuống bụi tre gần đó. Mắc kẹt giữa đám tre gai góc, lúc ấy, Dư Đành mới khẩn khoản xin tha và hứa từ đó không bao giờ dám về làng Thuận Truyền quậy phá nữa.
Theo Chu Hồng Châu - Đào Tuệ (danviet.vn)

Huyền thoại võ lâm Việt Nam

Chưởng môn Thăng Long võ đạo

Võ sư Nguyễn Văn ThắngVõ sư Nguyễn Văn Thắng kể: suốt cả đời luyện võ nhưng chỉ có hai lần "cực chẳng đã" ông phải dùng công phu thượng thừa "giải quyết" chuyện đời. Đến giờ ông vẫn còn thấy day dứt.

Tập ngáp, tập nghiến răng, tập nhai... đá sỏi

Mỗi một bài quyền hay những môn công phu đặc dị đều là sự khổ luyện, giờ nghĩ lại, nhiều lúc võ sư Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo lừng danh, cũng thấy nổi da gà.
Thiết xa chưởng là một ví dụ. Cha ông đưa cho ông 12 cây đũa thẳng tắp, được ông tự vót từ thân tre già. Tháng đầu tiên, bằng tay không, một chưởng, ông phải cắm ngập chiếc đũa đó xuống nền đất cứng. Sợ hãi nhất là tháng đầu tiên. Nếu vận khí không tốt thì chiếc đũa không những không cắm xuống đất mà còn xuyên ngược vào tay mình.
Tháng thứ hai, vẫn một chưởng nhưng phải cắm liền lúc 2 chiếc đũa. Tháng thứ ba là 3 chiếc, đến tháng 12 thì cả 12 chiếc phải cắm được ngập thân trong lòng đất.
Thiết xa chưởng của võ sư Thắng bây giờ có lẽ chẳng ai bì kịp. Đã rất nhiều lần ông kê bàn tay của mình trên nền nhà để mọi người thẳng tay cầm vồ gỗ mà nện thoả sức chẳng khác nào đưa tay vào cối để giã, trong khi ông vẫn đang tươi cười nói chuyện.
Từ trước đến giờ, làng võ vẫn thừa nhận, khẩu lợi công của Thăng Long võ đạo là thiên hạ vô song. Võ sư Thắng bảo, chính bởi luyện môn công phu đặc dị này mà hàm răng trên của ông đã mòn vẹt, thành hình vòng cung trông rất khác người.
Theo võ sư Thắng, luyện khẩu lợi công đòi hỏi người tập luyện phải có lòng kiên nhẫn, và một quyết tâm bền bỉ, sắt đá. Ban đầu, người học chỉ tập mỗi động tác... ngáp. Một ngày cứ thế ngồi ngáp đến cả vạn lần. Sau tập ngáp là tập nghiến răng. Tư thế nào thì cũng chỉ chú tâm vào việc... day “bộ gặm nhấm” ấy.
Sau động tác đó, người luyện chuyển sang ngậm sỏi, nhá sỏi. Khi răng, hàm đã cứng, đã có lực thì chuyển sang nâng, nhấc, kéo những vật nặng. Ban đầu thì nhấc những túi cát nặng chừng 10 kg, sau đó tăng dần... thành chiếc cối đá nặng đến nửa tạ.

Trước đây, năm 1989, Liên hoan Võ thuật cổ truyền toàn quốc, võ sư Thắng khi đó nặng chỉ 52 kg nhưng đã dùng khẩu lợi công nhấc cả chiếc bàn với đỉnh đồng, nến, hạc, kiếm, ảnh Đạt Ma Sư tổ... nặng đến xấp xỉ 80 kg.
Sau mấy chục năm tu luyện, bây giờ, khẩu lợi công của võ sư Thắng đã đạt tới mức thượng thừa. Ông bảo, với hàm răng thép của mình, ông có thể nhai vỡ liền lúc mấy trăm chiếc cốc thuỷ tinh.

3 tạ - quá nhẹ !

Bởi là môn phái có những công phu dị thường nên rất nhiều lần Thăng Long võ đạo được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội mời đi biểu diễn giao lưu với các đơn vị khác.
Võ sư Thắng bảo, đến giờ ông vẫn còn ấn tượng với lần lên Hoà Bình biểu diễn khí công cho các công nhân của Nhà máy Thuỷ điện sông Đà xem. Sở dĩ ông nhớ lần trổ tài kinh hồn ấy là bởi, khi về, ông đã bị họ hàng mắng cho một trận te tua. Ai cũng bảo, ông học lắm rửng mỡ, đùa với chính mạng sống của mình.
Ông kể, lần ấy, bởi được báo hơi muộn, chưa kịp chuẩn bị tiết mục gì lạ nên ông đành chọn môn khí công chịu lực. Vật dụng để biểu diễn là khối bê tông nặng gần 3 tạ, ông mượn tạm từ bể nước của khu tập thể gần nhà mình.
Tại công trường, khi các công nhân đã quây quần đông đủ, sau khi phô diễn những bài quyền cước đẹp tựa phượng múa, rồng bay thì tiết mục khí công chịu lực mở màn. Vị võ sư thân thể gầy nhẳng như que củi vận khí nằm im trên nền gạch. Khối bê tông 3 tạ được cần trục đưa tới, từ từ đặt nên người ông. Mọi người nín thở sợ hãi. Khi khối bê tông đã yên vị thì hai lực sĩ hai bên, mím môi mím lợi dùng búa tạ, nhè khối bê tông mà quai thật lực. Quai sã cánh tay mà khối bê tông không chịu vỡ, người võ sĩ bên dưới vẫn cứ nằm im thin thít, chẳng chút chau mày.
Không tin vào mắt mình, hai chuyên gia Liên Xô lực lưỡng nhảy vào, giằng lấy búa, đập tiếp. Lại một thôi một hồi những tiếng búa chan chát vang lên, nhưng khối bê tông vẫn trơ trơ. Người nằm dưới thì vẫn nét mặt thản nhiên như đang ngẫm nghĩ điều gì mông lung lắm. Mỏi tay, hai chuyên gia đành buông búa, trầm trồ thán phục.
Khi khối bê tông được nhấc ra, mọi người đã ùa vào sờ sờ nắn nắn khắp người vị võ sư tài giỏi. Họ ngạc nhiên bởi không hiểu thân hình vị võ sư được “kết cấu” bằng gì!?
Xuất chiêu vì... chiếc săm xe đạp

Trong suốt cả đời luyện võ, chỉ có hai lần ông cực chẳng đã phải đại phá... “xã hội đen”.
Lần thứ nhất xảy ra cách đây đã hơn 20 năm. Chiều ấy, bởi vợ đang mang bầu, sắp sinh, ông đạp xe lên mạn hồ Hoàn Kiếm đón. Qua ngã tư Tràng Tiền, chẳng hiểu thế nào xe của vợ chồng ông bị xịt lốp. Thấy thế, toán sửa xe (toàn những tay thanh niên, mặt mày bặm trợn) ở gần đó đã lôi xềnh xệch xe của ông vào đòi sửa.
Thử săm, một gã bảo, bị thủng 3 lỗ lớn, phải vá thì mới đi được. Vá xong, trả tiền, ông giật mình khi gã đó phát giá bằng đúng nửa tháng lương bác sĩ của mình. Biết đã gặp bọn xấu bắt chẹt khách nhưng ông từ tốn xin chúng giảm giá, nhưng dù trình bày thế nào thì chúng cũng chẳng chịu nghe, thậm chí, còn hùng hổ đe dọa.
Cực chẳng đã ông đành bảo vợ ở lại, để mình chạy bộ về nhà lấy tiền. Rửa tay nhờ chậu nước thử săm xe, ông đã tá hoả khi phát hiện, trong chậu nước đục ngầu có một miếng cao su, được cắm những chiếc đinh nhọn hoắt. Thảo nào, khi nãy, xe của ông bị hết hơi rất chậm mà khi thử đã có đến ba nốt thủng.
Cầm miếng cao su cắm đinh ấy, ông quyết định vạch mặt quân gian trá. Bị lật mặt, đám thợ sửa xe sửng cồ, chúng đè ngửa xe ông ra, tháo lấy săm và cắt nát tươm. “Xử lý” song cái săm, thằng cầm búa, đứa cầm kéo đòi tính sổ “vợ chồng thằng nhiều chuyện”. Uất ức, ông quyết định dạy cho bọn chúng một bài học nhớ đời. Nói thầm với vợ tạm lánh sang bên kia đường, ông ra tay.
Lúc này, dân đi đường túm lại rất đông, ai cũng lo cho chàng thanh niên mảnh khảnh, nhưng sợ nên chẳng ai dám can ngăn. Thấy vợ đã ra khỏi “vùng nguy hiểm”, ông xuất chiêu luôn. Bốn năm tên đồng loạt lao vào nhưng chỉ trong chớp mắt, đứa thì ngã sõng xoài dưới cống, đứa thì lộn lên hè kêu la thảm thiết.
Thấy chiến hữu đều bị hạ đo ván một cách khó hiểu, có tên từ phía sau, chực vung búa lên đánh lén. Thấy mọi người chỉ, ông quay phắt lại. Gặp ánh mắt sắc lẹm của ông, tên này chân tay bủn rủn. Buông “vũ khí” trên tay, hắn co cẳng chạy. Thấy ông ra tay ngoạn mục, dân bên đường đồng loạt vỗ tay thán thưởng. Sau này, những người dân quanh đó nói bọn chúng đều là những phần tử “thương tích đầy mình”.

3 trận chiến - 1 kẻ thù

Lần ra tay thứ hai, ông bảo, đó là cuộc chiến dai dẳng, khó chịu. Mở lớp dạy võ tại nhà (phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), ông luôn bị đám đầu gấu ở quanh khu vực đó quấy nhiễu. Môn đệ của ông liên tục bị chặn đường xin đểu, lúc thì lại bị mất đồ xe máy.
Một hôm, có môn sinh báo mất cốp xe, bực mình ông liền đi gặp mấy tên lưu manh ấy để “làm cho ra nhẽ”. Gặp nhau ở quán nước, hỏi thì thằng nào thằng ấy đều chối đây đẩy. Biết có hỏi nữa cũng chẳng được gì, thất vọng, ông đứng dậy ra về. Để răn đe chúng, khi đứng dậy, tiện tay, ông đã vỗ luôn một chưởng vào bức tường rào gần ấy. Cú đòn răn đe ấy đã làm bức tường sụt một mảng lớn.
Sau đấy vài hôm, đám lưu manh bị công an bắt. Tại cơ quan công an, chúng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, trong đó có cả việc “nhảy đồ” ở lò võ của võ sư Thắng. Bị phạt tù, chúng uất ức cho rằng chính vị võ sư là người tố giác hành vi phạm tội của mình. Chúng nung nấu ý định trả thù.
Năm 1987, sau khi thụ án 2 năm, mấy tên trong băng nhóm đó mãn hạn. Về nhà, chúng tuyên bố, việc đầu tiên để “làm lại cuộc đời” là tìm “gã” võ sư đáng ghét để rửa hận. Võ sư Thắng kể, sáng ấy, đang ngồi ăn phở ở đầu phố thì thấy chúng chừng 7, 8 tên, lăm lăm trên tay “hàng lạnh”, hùng hổ kéo nhau vào quán.
Biết chúng kiếm mình gây sự, ông chuyển lại tư thế ngồi, quay lưng vào tường và vẫn đủng đỉnh ăn như không có chuyện gì. Liếc thấy có tên lao vào, ông đứng phắt dậy, tay trái gạt chiếc chai hắn đang nện tới, tay phải dùng đũa dứ ngay trước mặt. Có lẽ biết nếu ông xuống tay thì đôi mắt của mình coi như hỏng, tên này sợ hãi đẩy đồng bọn lùi ra. Ông cũng thủ thế từ từ bước ra ngoài. Biết không thể đánh trực diện ông, chúng cũng nháy nhau giải tán.
Đêm ấy, kéo thêm cả chục tên lưu manh nữa, chúng đến thẳng cửa nhà ông chửi bới om sòm. Không thể lảng tránh, một mình ông xách kiếm mở cửa bước ra. Thanh kiếm sáng loáng trên tay, ông cứ thế múa vun vút. Nhìn sắc mặt, nghĩ là ông không doạ nên chẳng đứa nào dám xông vào ẩu đả.
Công an ập đến, tất thảy được đưa về phường. Tưởng sau lần ấy, chúng thôi giở thói du côn, ỷ đông hiếp yếu, nào ngờ, chúng vẫn tuyên bố, gặp ông ở đâu là đánh chết luôn ở đó. Và, đã vài lần chúng dao búa phục ông ở cổng bệnh viện nhưng được mọi người báo, ông đều lánh mặt an toàn.
Thấy không đánh thì không yên nên một buổi đi làm về, ông quyết định ra đòn. Hôm ấy, biết chúng tụ tập phục mình ở cổng bệnh viện, ông gửi lại xe và chiếc cặp da trên tay, ông thủng thẳng rảo bộ về nhà. Thế nhưng, vừa ra đến cổng, đám lưu manh trên đã ập tới.
Chẳng nói thêm gì nữa, ông xuất đòn luôn. Như con thiêu thân, lần lượt cả 4 tên đều bị ông hạ đo ván. Sau trận ấy thì ông đã "bình yên vô sự". Sau này, gặp lại ông, chúng vẫn rối rít gọi ông là “đại ca”, còn cảm ơn vì hôm ấy, ông đã nương tay, ra đòn chưa hết sức!
Nội công bí kíp của Thăng Long võ đạo bây giờ đã nổi như cồn. Các võ sinh đến theo học ngày một đông. Võ sư Thắng bảo, bây giờ, môn phái ông đã có trên 2.000 môn sinh. Bởi là một bác sĩ, nên ông muốn dùng chính nội công lừng danh của môn phái vào việc cứu người. Khí công trị liệu, ấy là một sở trường của Thăng Long võ đạo, hiện đang được rất nhiều bệnh nhân ở Hà Nội theo học để tự cứu mình.

Chuyện về "sư huynh" của Lý Tiểu Long
(chuyện này có liên quan đến vịnh xuân quyền và vovinam)
Giadinh.net - Võ lâm giang hồ đồn rằng, ông luyện được tuyệt kỹ “Xúc cốt công” nên trong chốc lát có thể tự co rút xương, khiến cơ thể mềm oặt, có thể thu mình nằm gọn gàng trong... rổ bún.
>> Võ Việt Nam: Huyền thoại về những "thiên hạ đệ nhất cao thủ"
Bởi thế, suốt mấy chục năm trời, võ lâm đồng đạo gọi võ sư Phan Dương Bình, cao thủ môn phái Vịnh Xuân, bậc trưởng lão của Vovinam phía Bắc bằng cái tên thân mật Bình “bún”.
Ông cũng là một trong số ít các võ sư được giới võ thuật bầu chọn là danh nhân làng võ Việt Nam.
Cao nhân đến từ phương Bắc
Sự thật về danh hiệu “Bình bún”
Thông qua Báo GĐ&XH, lão võ sư Phan Dương Bình đính chính, lý giải nguồn gốc cái biệt hiệu Bình “bún” của mình.
Ông bảo, làng võ đặt cho ông cái tên đó không phải do ông luyện được “Xúc cốt công”, thu xương nhỏ lại nằm lọt trong rổ bún.
Ông có cái tên đó bởi một lần, trước võ lâm đồng đạo, ông biểu diễn quyền cước quá dẻo nên cố võ sư Đỗ Hoá (báo Thể thao Ngày nay) đã đặt cho ông cái tên Bình “bún”, ý chỉ sự mềm mại hiếm người sánh kịp.
Võ sư Phan Dương Bình sinh năm 1929, là người Việt gốc Hoa (bởi thế mọi người còn gọi ông bằng cái tên Trung Quốc là Xếnh Xáng).
Ông trông không giống người học võ bởi vóc thái thư sinh. Nếu không có sự giới thiệu của các võ sư thì khi gặp, tôi cứ ngỡ ông là một ông giáo nghỉ hưu, đang thảnh thơi an hưởng tuổi già.
Mê truyện kiếm hiệp từ nhỏ nên suốt thời niên thiếu, ông ước ao được hoá thân thành những nhân vật trượng nghĩa như trong truyện. May mắn lớn trong đời, ông đã được nhận làm đệ tử của một cao thủ đệ nhất: thầy Tế Công của môn Vịnh Xuân quyền.
Có lẽ, trong số các võ sư người Trung Quốc đến Việt Nam thì võ sư Tế Công là người nổi tiếng và có nhiều công lao nhất. Nhờ có ông mà các võ sinh người Việt biết đến một võ phái lừng danh, và cũng nhờ có ông mà Vịnh Xuân Việt Nam đã có những viên gạch vững chắc đầu tiên.
Cụ Tế Công tên đầy đủ là Nguyễn Tế Công, là sư huynh của danh sư Diệp Vấn - chưởng môn phái Vịnh Xuân ở Hồng Kông. Danh sư Diệp Vấn lại là tôn sư của võ sĩ, hiện tượng điện ảnh Lý Tiểu Long. Như vậy, xét về thức bậc trong môn phái Vịnh Xuân thì Tế Công là sư bá còn võ sư Phan Dương Bình là sư huynh của Lý Tiểu Long.
Với vị sư tổ của môn phái Vịnh Xuân Việt Nam này thì võ sư Phan Dương Bình có rất nhiều kỷ niệm dù người đã đi xa cả nửa thế kỷ rồi.
Năm 1907, võ sư Tế Công đến Việt Nam. Ban đầu, bởi muốn che giấu thân phận, vị võ sư tiếng nổi như cồn ở Trung Quốc ấy đã không truyền dạy võ nghệ cho ai.
Thế nhưng, ngặt nỗi gia sản của bậc cao nhân ấy ngày một sa sút. Ngày ấy, ở Hàng Buồm, cửa hàng thuốc của gia đình cụ Trần Thúc Tiển đang thời bán buôn gặp nhiều phát đạt nên của ăn của để dôi dư. Thấy cảnh ngộ cụ Tế Công bần hàn, cụ Tiển đem lòng thương xót. Cụ Tiển thường qua lại thăm hỏi và giúp đỡ luôn.
Cụ Tiển mắc chứng lao mãn tính, thuốc thang đã nhiều mà bệnh tình chẳng hề thuyên giảm. Chứng nan y ấy làm thân thể cụ héo mòn, đỉnh điểm trọng lượng cơ thể chỉ xấp xỉ 35 kg. Thấy người thật lòng hậu đãi mình vướng vào bạo bệnh, sau nhiều đêm đắn đo, cụ Tế Công đã quyết định dạy võ cho cụ Tiển, bởi từ khi ra đời, nội công của Vịnh Xuân đã chiến thắng nhiều căn bệnh nan y.
Và, thật diệu kỳ, chỉ sau một thời gian luyện tập, bạo bệnh vốn hành hạ cụ Tiển bao nhiêu năm đã bị đẩy lùi. Và, cũng từ khi dạy võ cho cụ Tiển thì cụ Tế Công mới bắt đầu nhận đệ tử để truyền thụ những tinh hoa võ học mà mình có được.
Buổi tiếp khách có một không hai
Vịnh Xuân thiên về nhu, lấy nhu chế cương và phân biệt rạch ròi giữa nội công và nội lực. Nội công là khả năng chịu đòn, nội lực là lực đánh ra. Cả hai thứ trên, trong làng võ hiếm môn phái nào sánh kịp. Theo học cụ Tế Công chỉ vỏn vẹn 2 năm nhưng những khả năng siêu phàm của sư phụ mình thì đến giờ lão võ sư Phan Dương Bình vẫn còn ấn tượng.
Ông kể, đã có lần, với nội lực kinh hoàng, chỉ một chưởng cụ Tế Công đã đánh bật một bao tải gạo nặng đến gần 2 tạ văng tuột cả bốn năm thước từ đầu bàn này sang đầu bàn kia.
Lần nữa, ở ngay nhà cụ Tế Công, ông đã được tận thấy sức mạnh kinh hoàng của sư phụ mình. Hôm ấy, nhác thấy hai người Tàu đang ngáo ngơ trên phố, cụ Tế đã vẫy ông và bảo: “Pha cho thầy ấm trà ngon, sắp có khách quý!”. Quả như lời thầy, khi chén trà nóng hôi hổi vừa được rót ra thì hai vị khách người Tàu đã đứng ngay trước mặt. Cầm chén nước trên tay, cụ Tế cung kính mời khách theo đúng nghi thức của người Trung Hoa.
Thế nhưng, đó chẳng phải là kiểu mời nước bình thường. Chủ tay nắm chặt chén nước, khách thì phùng mồm trợn mặt bóp chặt tay chủ phía ngoài. Chủ vẫn vẻ mặt điềm nhiên, nói nói cười cười tiến ra cửa và đẩy khách ra theo. Bị đẩy, người khách thứ hai vội vã nhảy vào tiếp sức nhưng cũng chẳng thấm tháp gì. Cả hai bị chủ dồn ra tận ngoài cửa, trong khi chén nước trên tay chủ vẫn không hề sóng sánh. Đến khi ấy thì hai vị khách phải nhượng bộ, nhảy dạt sang hai bên và chắp tay, nói những lời khâm phục.
Thì ra hai vị khách ấy 10 năm trước, trong cuộc tỉ thí đã bị sư phụ Tế Công đánh bại. Mười năm, họ đã dồn hết tâm trí, sức lực để luyện võ và lặn lội khắp nơi để tìm cụ Tế, những mong trả được mối hận năm nào. Thế nhưng, chỉ bằng động tác thử trên, họ đã biết, võ công của mình còn kém cụ Tế rất nhiều.
Nối gót sáng tổ Nguyễn Lộc phát dương Việt Võ đạo
Lão võ sư Phạm Dương Bình kể, cụ Tế Công có người bạn thân là Chung Cảnh Vân, cũng một cao thủ của đất võ Trung Hoa, thuộc phái Thiếu lâm Hồng gia.
Cụ Chung thích phiêu bạt giang hồ, bởi vậy, khi thấy bạn mình tới Việt Nam, ngay lập tức cụ Tế đã giới thiệu ông tới học để mở mang thêm kiến thức. Chung sư phụ là người có cá tính, nóng nảy. Tuy là chỗ thâm giao (rất nhiều lần Chung sư phụ đến tận nhà ông để uốn nắn võ nghệ) nhưng là người nghiêm khắc nên sư phụ ông vẫn giáo cậu học trò cưng của mình vô cùng khắt khe. Chỉ nguyên chuyện đứng tấn thôi mà đến giờ nghĩ lại ông vẫn còn... thấy hãi.
Bắt cậu học trò đứng như tượng gỗ ở một góc, Chung sư phụ cứ thế mải mê cuộc cờ, chén rượu. Ấy vậy mà nếu cậu học trò chân tay rã rời mà nhúc nhích là y rằng... ăn chưởng.
Truyền thụ vừa hết những công phu của mình cho cậu học trò ham học thì bởi lý do riêng, cụ Chung phải về Trung Quốc. Thầy trò chia tay nhau, nước mắt vắn dài.
Như cánh chim không biết mỏi trên bầu trời võ thuật, muốn hấp thụ thêm những tinh tuý võ công của các môn phái khác, ông quyết định bôn ba tiếp trên con đường tầm sư học đạo. Lúc này, ở Hà Nội, danh tiếng của võ sư Nguyễn Lộc, sáng tổ môn phái Vovinam - Việt võ đạo đang nổi như cồn.
Võ sư Nguyễn Lộc, sinh năm 1912 tại làng Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Tây. Dựa trên môn võ vật cùng các môn võ cổ truyền của Việt Nam, chắt lọc những tinh hoa của võ thuật trên thế giới, cụ đã phát triển một môn phái võ rất riêng lấy tên là Vovinam, ra đời năm 1938.
Lão võ sư Phan Dương Bình kể, tìm hiểu, thấy tinh thần vẻ vang của Vovinam và của võ sư Nguyễn Lộc rất phù hợp với mình, ngay lập tức ông khăn gói tìm đến võ đường đang là nơi sinh hoạt của rất nhiều thanh niên Hà thành ấy. Ngay buổi đầu tiếp xúc, võ sư sáng tổ của môn phái giờ đã nổi tiếng khắp năm châu đó đã vô cùng quý mến ông.
Thấy ông đã có căn bản, quyền cước thì vô cùng uyển chuyển, võ sư Nguyễn Lộc đã mời ông lưu lại ngay tại nhà mình để rèn dạy và phụ trách việc trợ giảng. Võ sư Nguyễn Lộc hơn ông 18 tuổi, tuy danh nghĩa là thầy trò nhưng chỉ ít bữa biết nhau, hai người đã tình thâm như ruột thịt.

Võ sư Phan Dương Bình (giữa) và các học trò tại CH Liên bang Đức
Cuộc thượng đài chấn động bất thành
Trước năm 1954, để đối phó với làn sóng đấu tranh sôi nổi của thanh niên Việt Nam, thực dân Pháp đã đứng ra thực hiện rất nhiều hoạt động thể thao, mục đích là ru ngủ phong trào quần chúng. Bởi thế, tại Hà Nội, các võ đài mọc lên ở khắp nơi và cũng thu hút rất nhiều cao thủ từ khắp mọi miền về tranh tài, thi thố.
Với chủ đích trên, khoảng đầu năm 1953, hai anh em võ sư nổi tiếng ở Hồng Kông là Vương Bang Phu, Vương Bang Dân cũng tìm về Hà Nội.
Trong hai anh em thì Vương Bang Phu sức khoẻ phi thường. Đại lực sĩ này có thể vật ngã cả con bò mộng, tay không bẻ cong nhíp ôtô, kê ván trên người để mấy chục khán giả trèo lên nhún nhảy mà mặt vẫn không hề biến sắc.
Người em Vương Bang Dân thì thân thủ nhanh nhẹn, quyền thuật biến ảo khôn lường. Tại Hồng Kông, suốt gần chục năm, hai anh em thượng đài mà vẫn chưa tìm ra đối thủ.
Bởi thế, đến Hà Nội, thách đấu đã vài ngày mà chưa tìm thấy ai nhận lời thách đấu, Phu, Dân đành dùng kế khích tướng và cũng là để lôi kéo khán giả đến xem những trận thượng đài của mình.
Hai anh em Vương đã loan tin rằng, họ vừa đánh gục thần tượng của thanh niên thủ đô - võ sư Nguyễn Lộc. Tin ấy truyền đi khắp mọi nơi khiến nhiều người, dù biết là tin vịt vẫn vô cùng phẫn nộ.
Tại võ đường của Vovinam, là người điềm đạm nên võ sư Nguyễn Lộc chẳng chút bận tâm tới sự hỗn hào của hai võ sĩ ngoại quốc. Tuy thế, các học trò của ông, đặc biệt là võ sư Phan Dương Bình thì hết sức bức xúc, nằng nặc đòi rửa nhục cho thầy, cho môn phái. Và, bí mật, võ sư Phan Dương Bình đã tìm hai anh em họ Vương để nhận lời thách đấu.
Thông tin ấy ngay lập tức thành đề tài nóng hổi của báo giới trong nước và nước ngoài. Dân tình sôi sục, chờ mong đến ngày hổ đấu, long tranh. Sự căng thẳng của trận đấu trên đã khiến nhà chức trách lo lắng và ngay lập tức phải nhảy vào can thiệp.
Ngay trước ngày thượng đài, võ sư Phan Dương Bình bị nhà cầm quyền bắt nhốt. Vậy là, trận đấu được rất nhiều người mong đợi trên đành phải huỷ bỏ.
Võ sư Phan Dương Bình kể, biết đã đụng chạm đến tinh thần thượng võ của người Việt nên ngay ngày ông bị bắt nhốt thì hai anh em Phu, Dân gửi lời xin lỗi chính thức đến ông, đến võ sư Nguyễn Lộc và toàn thể những người học võ ở Hà Nội. Lời xin lỗi đó được đăng tải trên khắp các mặt báo khiến dư luận được một phen hả hê, phấn khích.
Một ngày chịu hàng ngàn cú đấm
Sau sự nổi tiếng của hiện tượng Lý Tiểu Long vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Vịnh Xuân quyền đã được rất nhiều môn sinh theo học. Và, trên khắp thế giới, rất nhiều những võ đường của Vịnh Xuân đã được khai trương.
Thế nhưng, ngoài cái nôi là Trung Hoa, chỉ có hai nơi Vịnh Xuân thu gặt hái được nhiều thành công, hội tụ nhiều cao nhân nhất, đó là Hồng Kông và Việt Nam. Điều ấy đã được danh sư Tế Công thừa nhận khi ông rời Hà Nội vào Nam sinh sống.
Lúc chia tay, nhìn sự trưởng thành của đám học trò mình, buột miệng Tế Công bảo: “Vịnh Xuân đã sang Việt Nam mất rồi!”. Ở Hồng Kông, sư đệ của Tế Công là danh sư Diệp Vấn cũng đưa Vịnh Xuân phát dương quang đại với Vịnh Xuân Hồng Kông.
Tại chi phái này, ngoài Lý Tiểu Long, tôn sư Diệp Vấn còn có một đệ tử chân truyền, tiếng tăm lừng lẫy là Ngũ Sáng. Ngũ Sáng có Trưởng tràng là Trần Nghị Khiêm, một thần đồng võ thuật. Lão võ sư Phan Dương Bình kể, 15 năm trước, Trần Nghị Khiêm có đến Việt Nam. Và, người đầu tiên mà Trần sư phụ muốn gặp là ông.
Trần Nghị Khiêm là người cao lớn, quyền thuật nặng tính cương. Hai người đã vài lần thử sức, nhưng bất phân thắng bại. Sau những trận thử tài ấy, khâm phục về nội công của người đồng môn, Trần Sư phụ đã nhờ ông chỉ giáo.
Lão võ sư Phan Dương Bình giờ có nhiều học trò, không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Họ là những người ngưỡng mộ Vịnh Xuân nên tìm về Hà Nội, trong đó có cả những người đã thách đấu với ông.
Năm 1995, một câu lạc bộ võ thuật nổi tiếng ở Đức, sau khi cho thành viên của mình sang Việt Nam thăm dò, đã mời đích thân ông sang đó dạy võ. Cuộc “ly hương” này đến giờ nhiều người vẫn còn ấn tượng và được nhiều tờ báo lớn ở Đức đăng tải.
Tại đó, với nội công siêu phàm của mình, ông lão võ sư tuổi đã ở ngưỡng xưa nay hiếm ấy đã lên một lịch tập kinh hoàng. Từ 14 giờ đến 18 giờ mỗi ngày, các môn sinh lực lưỡng có thể thoải mái tung hàng ngàn cú đấm vào thân.
Kỹ năng “thần đả”
Bây giờ, tuổi đã gần 80 nhưng lão võ sư Phan Dương Bình vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Gặp ông tại căn gác yên tĩnh tại phố Hàng Bạc, ông bảo, chính nghiệp võ đã cho ông một sức khoẻ dồi dào.
Sáng nào cũng vậy, cứ như đồng hồ, 3 giờ sáng đã thấy ông ngồi dậy với bài khí công quen thuộc. Khí lực siêu phàm, như nhiều cao thủ Vịnh Xuân khác, tuổi ấy, ông vẫn có thể để mọi người thẳng tay nện hết sức vào người mà sắc mặt vẫn không hề suy chuyển.
Về quyền cước, hiện tại, ông cho biết, kỹ năng của ông đã đạt tới mức “thần đả”, đỉnh giới cao siêu của võ thuật. Đỉnh giới ấy là “tâm ứng thủ”, nghĩa là nghĩ ra đòn ở bộ phận nào thì lực đã có sẵn ở bộ phận đó, không cần vận đà nhiều. Luyện tới đỉnh giới đó thì người võ sư chỉ cần nghĩ ra động tác, chiêu thức thì ngay lập tức chân tay thực hiện chính xác, thành công chứ không cần qua tập luyện.
Tuổi cao, nhưng ông còn rất nhiều dự định với nghiệp võ của mình. Tâm sự, ông bảo, ông rất thần tượng Hoắc Nguyên Giáp, một võ sư nổi tiếng của Trung Quốc. Vị võ sư ấy bằng tài năng đã dựng lên Tinh võ quán oai danh một thuở và hội tụ nhiều võ sư tài nghệ cao thâm.

Đại võ sư Nam Anh sẽ biểu diễn tại Huế
Cập nhật lúc 15:38, Thứ Tư, 26/05/2004 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Vị võ sư Việt Nam từng nói chuyện về võ thuật và con đường kiềm chế bạo lực sau sự kiện 11/9 trước 25 triệu khán giả Đài truyền hình Montreal (Canada) sẽ cùng các môn đệ của phái võ Vĩnh Xuân ra mắt công chúng Việt Nam ngày 11/6 tới, tại Huế.



Đại võ sư Nam Anh

Đại võ sư Nam Anh sẽ hướng dẫn các môn đệ biểu diễn tại Lễ khai mạc Ngày hội tôn vinh hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm văn hoá Festival Huế 2004. Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng và Ban tổ chức Festival Huế là những đơn vị mời và tổ chức sự kiện này.

Đại sư Nam Anh là người đã viết và xuất bản hơn 10 quyển sách nghiên cứu võ học có giá trị như: Võ Đang chân truyền, Võ Đang bát bảo quyền, Võ Đang thôi tâm trưởng, Nội công bí pháp, Thiếu Lâm Kim Cang Nội Công, Điểm huyệt chân truyền đồ giải...

Có một thời gian Vĩnh Xuân quyền bị lấn lướt vì tinh hoa võ học truyền thống bị lược giản và cách tân, Nam Anh là một trong những người góp công lấy lại uy tín và sự kính trọng cho môn phái võ đỉnh cao này. Rất nhiều cao thủ của các võ phái khác đã tìm đến xin làm môn đồ Vĩnh Xuân trong đó có các VĐV Phạm Huy Phú - HCV taekwondo Đông Nam Á, Mai Trọng Hiếu - vô địch hạng nặng taekwondo toàn quốc, Trần Ngọc Xuyên - cao thủ Lam Sơn võ đạo và Võ Đang, Mai Văn Sáu - Tứ đẳng karatedo, sau này là Chủ tịch Hội karatedo TP.HCM... Dù đã thành công, trở thành “sư phụ của các sư phụ” và được nhiều người ngưỡng mộ, đại sư Nam Anh vẫn tiếp tục khổ luyện. Trong 4 năm (1982-1986) nắng cũng như mưa, ông vẫn đều đặn mỗi ngày 5 giờ đạp xe từ nhà ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) xuống chợ Bình Tây (Q.5) để học thêm phái Bạch Mi của đại sư lừng danh Lư Diệu Hằng để rồi sau đó được phong Hồng cửu đẳng - đẳng cấp cao nhất của võ phái này.

Điều đáng nể là trong nhiều năm ở quê người, đại sư Nam Anh vẫn mở được hai trung tâm: tư vấn luật và dạy Anh - Pháp ngữ miễn phí cho người Việt nhập cư nghèo tại Montreal. Hiện nay, ngoài chức danh Chủ tịch Liên đoàn quốc tế Vĩnh Xuân chính thống phái, đại sư Nam Anh còn là người sáng lập và giữ chức Chủ tịch Hội án ma nã (châm cứu, xoa bóp) y học phương Đông tỉnh Quebec, hỗ trợ trị bệnh phục vụ đồng bào người Việt tại xứ người. Những đóng góp của ông được Chính phủ Canada đánh giá cao. Bộ Nhập cư Canada đã ký quyết định trao Bằng tưởng lệ ông. Đảng cầm quyền của cựu Thủ tướng Canada Lucien Bouchard chính thức mời ông tham gia nhóm cố vấn cho Chính phủ nước này. Với tất cả niềm kiêu hãnh, vị đại sư người Việt đã cảm ơn và từ chối những vinh dự này. Ông nói: “Tôi là người Việt Nam, dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, trái tim tôi vẫn luôn hướng về đất Việt. Giúp đỡ đồng bào và làm rạng danh Tổ quốc đó là nghĩa vụ mà bất cứ ai cũng nên cố gắng làm, chứ không vì vinh quang”.

Nam Anh - Đại võ sư tài năng

Môn đệ phái võ Vĩnh Xuân đang tập luyện
Cậu bé Phan Bảo Thạch chào đời cách đây 62 năm (Nhâm Ngọ 1942) ở Thanh Hoá. Năm 1954, Bảo Thạch theo gia đình vào Sài Gòn học văn hoá và tìm thầy học võ Thiếu Lâm. Sau, có dịp gặp gỡ và làm quen với nhiều cao thủ trong Tinh Võ Hội - hội quán võ thuật lớn nhất của người Hoa vùng Chợ Lớn thời ấy. Ròng rã 10 năm (1959-1969), võ sư Quan Thế Minh và võ sư Trương Tòng Phú - hậu duệ đích tôn của tổ sư Võ Quang Thái Cực Trương Tam Phong đã dày công đào tạo Bảo Thạch những tuyệt kỹ thượng thừa của môn phái Võ Đang và đặt cho anh tên hiệu Nam Anh (tinh hoa của trời Nam).

Năm 1969, “cơ duyên” đã giúp Nam Anh gặp được một đại cao thủ Vĩnh Xuân quyền là Hồ Hải Long chọn làm nội đồ kế nghiệp. Võ học gom góp cả đời người của sư phụ đã nhanh chóng được Nam Anh tiếp nhận hoàn hảo sau 4 năm.

Cũng trong năm này (1973), Nam Anh lấy xong bằng cử nhân Luật khoa, trở thành phụ tá Ban cố vấn luật pháp của luật sư nổi tiếng kiêm thượng nghị sĩ Pháp Jean Lam-bert tại Đại sứ quán Pháp (Sài Gòn), đồng thời tiếp tục học lên tiến sĩ.

Là một trí thức của chế độ cũ, sau ngày giải phóng, Nam Anh phải học tập cải tạo một thời gian. Trong thời gian đó, Nam Anh được Ban giám thị trọng dụng năng lực võ công và cho phép dạy võ cho một số trại viên khác ngay trong trại. Những lúc Nam Anh đi quyền, đứng tấn mẫu cho võ sinh, có một ông già 96 tuổi thường chống gậy ra xem và vỗ tay khen: “Thân pháp nhịp nhàng, trụ tấn vững chắc... khá lắm!”.

Người có thể nhìn ra cao thủ ắt cũng phải là cao thủ, Nam Anh thần phục và bắt đầu chú ý đến lão dị nhân râu tóc trắng như cước kia. Điều “kỳ cục” là khi đục hộp sữa, ông lão không dùng dao, không dùng đồ mở hộp mà chỉ dùng... ngón tay. Tận mắt chứng kiến tuyệt kỹ “nhất dương chỉ” của tiền bối, Nam Anh không khỏi kinh ngạc và thần phục. Ngay ngày hôm sau, Nam Anh đã lễ phép xin được hầu chuyện ông lão. Nam Anh càng ngạc nhiên hơn khi ông lão xưng tên, bởi không ai khác, dị nhân gần 100 tuổi kia là Hạng Văn Giai, cao thủ huyền thoại trên giang hồ tưởng chừng đã biệt tích từ vài mươi năm trước.

Thụ giáo được hơn một năm, một hôm Hạng Văn Giai gọi Nam Anh đến bảo: “Tiên sinh có cặp lông mi hổ mãn, tất rạng danh trong võ nghiệp. Phần ta chỉ có thể đóng góp với tiên sinh được bấy nhiêu thôi. Nếu muốn cái thế về võ công, theo ta, tiên sinh nên đi gặp một người”... Người mà bậc lão sư ẩn danh muốn Nam Anh theo học là đại sư Nguyên Minh, sư thúc của võ sư Hồ Hải Long Vĩnh Xuân quyền.

Đại sư Nguyên Minh tên thật là Huỳnh Trường Phong, một nhà tư bản lớn trước năm 1975, đồng thời là một cao thủ có tiếng trong giới võ lâm đã mai danh ẩn tích. Vào thời điểm Nam Anh đi tìm (năm 1978), đại sư cũng đã 96 tuổi. Sau một thời gian thử thách đại sư Nguyên Minh đã đồng ý nhận Nam Anh làm đệ tử. 5 năm sau (1983), vị đại sư này tuyên bố: “Từ nay ta không còn gì dạy nữa. Muốn tốt hơn, anh phải dựa chính mình”. Nam Anh được thầy cho phép hạ sơn. Với đẳng cấp trác tuyệt đã đạt được, đại sư Nguyên Minh đã không ngần ngại phong ngay cho Nam Anh: Chu Sa đại cửu đẳng, chưởng môn đời thứ 6 môn phái Vĩnh Xuân quyền, với tên hiệu là Minh Bảo (theo thứ tự các đời là Giác - Viễn - Nguyên - Minh). Ngay sau đó, đẳng cấp này đã được chính võ lâm Phật Sơn (Trung Quốc) xuất xứ của Vĩnh Xuân quyền - thừa nhận, cho dù ngoài Nam Anh, trên thế giới không còn ai được mang đai cao đến mức này.

Để thử tài phái võ Vĩnh Xuân, trong 3 năm (1983-1986) cả trăm cao thủ trong và ngoài nước tìm đến đòi thách đấu. Kiên nhẫn chối từ nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Nhiều lần võ sư Nam Anh và các học trò đã đành lòng chấp nhận thi đấu và đã toàn thắng - chỉ phiền một nỗi mỗi lần như vậy, ông lại phải làm đơn trình báo với công an và chính quyền địa phương.

Năm 1986, đại sư Nam Anh sang Canada định cư để tiếp tục học lên tiến sĩ Luật khoa. Tại Đại học Montreal, sau nhiều thử thách khắt khe, ông được trường này tiếp nhận đồng lúc 3 chức danh giáo sư ở ba khoa: luật, thể dục thể thao và cận y khoa. Võ đường của Nam Anh nhanh chóng được hàng trăm sinh viên đa quốc gia ghi danh xin học, nhiều người đã đạt đến trình độ Hồng đai tứ đẳng Vĩnh Xuân, tiếp tục thay ông phát triển Vĩnh Xuân ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Pháp, Mỹ, Nga... Từ Ấn Độ, Pakistan và cả Trung Quốc, nhiều võ sư Vĩnh Xuân chân truyền cũng bái phục, xin theo học ông để được nâng cao trình độ.
Nhịp trống càng dồn dập, những tràng pháo tay càng nổ liên hồi thì ánh mắt sắc bén của ông càng đảo lẹ hơn, đòn thế xuất ra càng hăng hơn. Nhiều người nói rằng "nghiệp biểu diễn" về hầu quyền của Trần Cửu đến thời điểm này tính ra đã lên đến con số hàng ngàn cuộc như vậy, cộng với quá trình hơn năm mươi năm hóa thân thành hầu nhân, nên không có gì lạ khi ông được biết đến như một nhân vật huyền thoại.

[FONT=Arial]Võ sư Trần Cửu biểu diễn thế đánh của khỉ. Ảnh: Lữ Đắc Long[/FONT]

Chúng tôi gặp Trần Cửu nhiều lần nhưng phải "đi đường vòng" qua những người từng là học trò, bạn đồng môn và quan trọng là qua "sếp" của ông hiện nay tại Nhơn Nghĩa Đường - võ sư thầy thuốc Lưu Kiếm Xương, mới có được những thông tin về ông. Trong danh sách "quân số" tổng cộng 180 người tại Nhơn Nghĩa Đường hiện nay, nhỏ tuổi nhất là một em bé lên 7 còn cao niên nhất chỉ có Trần Cửu, người vừa bước qua tuổi 71.
Võ sư Lưu Kiếm Xương kể: "Ông Trần Cửu từ nhỏ đã theo ba tôi học nghề. Ba tôi trị bệnh cho ổng, đến khi ổng hết bệnh rồi thì ba tôi bắt phải tập luyện để cho có sức khỏe trở lại. Nhưng ổng có năng khiếu, tập rất giỏi, bây giờ đã là võ sư rồi".
Trong thực tế, nếu ai từng một lần được thưởng thức "trọn gói" những tinh hoa của đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường thì chắc chắn không thể nào quên được hình ảnh võ sư Trần Cửu. Một người chỉ cao đến 1,41m nhưng thân pháp lại cực kỳ lanh lẹ, thế võ biến hóa kỳ ảo khiến cho người xem như lạc vào một "ma trận của khỉ". Nhịp trống càng dồn dập, những tràng pháo tay càng nổ liên hồi thì ánh mắt sắc bén của ông càng đảo lẹ hơn, đòn thế xuất ra càng hăng hơn. Nhiều người nói rằng "nghiệp biểu diễn" về hầu quyền của Trần Cửu dưới màu áo Nhơn Nghĩa Đường đến thời điểm này tính ra đã lên đến con số hàng ngàn cuộc như vậy, cộng với quá trình hơn năm mươi năm hóa thân thành hầu nhân, nên không có gì lạ khi ông được biết đến như một nhân vật huyền thoại.
Trở lại với những chi tiết về cuộc đời Trần Cửu mà chúng tôi thu thập được, ngay từ lúc lên 3, ông đã được cha mình là Trần Lâm, một võ sư của Đại Thánh Đường lưu ý đến những năng khiếu bẩm sinh. Nhưng chưa được bao lâu thì một cơn bạo bệnh đã giáng xuống số phận cậu bé con nhà võ này. Sau một thời gian ngược xuôi tìm thầy thuốc giỏi chữa trị cho con nhưng không có kết quả, võ sư Trần Lâm quyết định mang con đến gõ cửa Nhơn Nghĩa Đường cầu cứu võ sư Lưu Hào Lương. Được giải thoát khỏi bàn tay tử thần nhưng cậu bé Trần Cửu từ đó phải chịu cảnh không nghe và không nói được.
Trần Cửu ở lại gia nhập Nhơn Nghĩa Đường từ năm 6 tuổi, đến năm 1971, sau khi thầy Lưu Hào Lương qua đời thì tiếp tục theo phò tá võ sư Lưu Kiếm Xương, người thay cha phát triển sự nghiệp "lân sư rồng" và chữa bệnh cứu nhân của Nhơn Nghĩa Đường cho đến hôm nay. Ở vào độ tuổi của ông, nếu không phải vì một "phép mầu" của võ thuật thì việc đi đứng, ăn uống cũng đã là khó khăn chứ nói chi đến một sức khỏe phi thường, tay chân chắc nịch, thân pháp nhẹ nhàng với những thế đánh mê hoặc người xem như thế. Tất nhiên phép mầu ấy chỉ có thể là kết tinh của quá trình dày công khổ luyện. Không chỉ là "ngón" võ hầu nhân được giới võ lâm đồn đại là "xuất quỷ nhập thần", Trần Cửu còn là người tinh thông hầu hết các bài quyền của bản môn Châu Gia như: Hổ Hạc Song Hình Quyền, Cung Tự Phục Hổ, La Hán Quyền... và cả thập bát ban binh khí của môn phái Thiếu lâm Châu Gia như: đao, côn, kiếm, xà, giáo mác...
Giới võ lâm còn nể mặt Trần Cửu bởi ông có đôi tay cứng như thép, là kết quả của quá trình luyện môn Thiết Kiều Thủ, bằng cách đánh trực diện với các mộc nhân bằng gỗ, có khi đánh cả tiếng đồng hồ, tay chân ê ẩm, rướm máu. Không ít đoàn lân thấy ông giỏi võ lại hiền lành, nhất là ngón nghề "hầu nhân" quá ăn khách nên đã tìm cách tiếp cận "trao vàng vào cổ" rước đi nhưng Trần Cửu vẫn trước sau như một với Nhơn Nghĩa Đường, chi tiết ấy khiến giới "võ lâm đồng đạo" càng thêm nể phục ông.
Trần Cửu dẻo dai ở tuổi 71 và phải tiễn mẹ già ra đi cách đây chưa đầy 3 năm. Những ngày mẹ ông lâm bệnh nặng, người ta thấy ông tất bật hơn trong việc chạy (đi bộ) ngược xuôi từ nhà đến võ đường. Mọi việc từ tắm rửa, ăn uống cho đến canh chừng thăm nom mẹ, đều do một tay ông đích thân chăm sóc. Nếu như ở tuổi 40, ông có thể kiếm thêm tiền từ việc vẽ các bảng quảng cáo, panô cho các rạp hát thì ngày nay, ngoài việc dạy võ cho các môn sinh nâng cao, ông khó tìm được một công việc nào khác mỗi khi đoàn lân sư rồng không có hợp đồng múa. Trong những ngày mẹ bệnh, ông phụ bán vịt quay ở đường Bùi Hữu Nghĩa (quận 5), hàng xóm ai nhờ việc gì ông cũng đều lao vào nhận, để mong có tiền trang trải thêm chứ nhất quyết không ngửa tay xin ai. Những lúc không đủ tiền, anh em trong Nhơn Nghĩa Đường đã thấy ông chảy nước mắt, mặt mày ủ ê, không còn sự hóm hỉnh, hay "liếng khỉ" như thường ngày. Biết chuyện, nhiều lần võ sư Lưu Kiếm Xương đứng ra quyên góp tiền của anh em để giúp ông vượt qua những cơn khó khăn.
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống nhưng có lẽ hiếm ai hiểu được tâm tư của Trần Cửu bằng võ sư Lưu Kiếm Xương. Nếu tính theo vai vế thì Lưu Kiếm Xương phải kêu Trần Cửu bằng sư huynh. Nhưng trong mỗi lần đi diễn, từ Nam ra Bắc, người ta thấy Trần Cửu luôn răm rắp theo hiệu lệnh của trưởng đoàn, động viên các môn sinh tăng cường luyện tập. Những tưởng cuộc đời ông ngoài việc luyện tập kung-fu, xa lánh rượu chè, thuốc lá, không vợ không con... thì cứ thanh thản, bình dị. Nhưng có một lần, cách đây đã nhiều năm, người ta thấy ông buồn vì nhà bên cạnh có tổ chức một tiệc sinh nhật. Lưu Kiếm Xương đã hỏi ông có thích sinh nhật không thì tự dưng ông la hét, gào lên ú ớ một cách bất thường rồi bứt tóc, đấm tay vào khoảng không ra dấu không thể nào có được sinh nhật như vậy vì ông không biết ngày sinh chính xác của mình. Thế là những ngày sau đó, Nhơn Nghĩa Đường phải tiến hành nhanh "công tác sưu tra lý lịch" Trần Cửu. Và ở tuổi 65, ông mới có một đêm sinh nhật đầu tiên "nhớ đời" do Nhơn Nghĩa Đường đứng ra tổ chức.
Môn đệ của Trần Cửu đến nay đã lên con số hàng ngàn người không chỉ những người trong nước mà còn có rất đông người nước ngoài, chủ yếu là đến từ Hồng Kông, Đài Loan... Vị võ sư này tất nhiên không thể có những bài lý thuyết để rót vào tai học trò nhưng bù lại, chính phương thức truyền đạt trực tiếp bằng tay chân của một người dẻo dai như ông đã giúp môn đệ "học đâu nhớ đó". Ông hào phóng đối đãi với học trò bằng cách không lấy tiền và "gặp đâu dạy đó". Lúc thì trong phòng tập tạ, lúc đang chạy bộ ở lề đường, lúc luyện công ở công viên... Ở đâu người ta đều thấy ông nhiệt tình dành thời gian "làm mẫu" liên tục khi có người nhờ chỉ giáo. Chỉ có điều, các thế hệ học trò cứ lần lượt đạt những bằng này cấp kia còn riêng thầy thì mãi đến ngày hôm nay vẫn chưa được ai cấp bằng. Có người lý giải rằng do Trần Cửu là một người câm!...

http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Vo-su-hanh-hiep-Bai-2-Nguoi-gia-khi/45183195/111

Theo: Vozforums

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét