Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ 118

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”

Nguyễn Nhung |
Bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”
 

Công cuộc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã thu được nhiều kết quả khả quan cho ngành khảo cổ song vẫn còn vô số bí ẩn liên quan đến nhân vật lịch sử này hiện chưa thể giải mã.


Uẩn khúc về cái chết
Tần Thủy Hoàng (259 - 210 TCN) là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần và cũng là vị vua đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất, sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu vào năm 221 TCN, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc.
Ông qua đời khi mới 49 tuổi và cho đến nay, cái chết của đại nhân vật lịch sử này vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Có hai luồng quan điểm xung quanh cái chết của Tần Vương Doanh Chính. Theo đó, một quan điểm cho rằng ông chết vì mắc bệnh tại Hành cung Sa Khâu (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) khi đang trên đường tuần du lần thứ năm nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử.
Đây chính là thông tin được ghi chép lại trong “Sử ký” - tài liệu lịch sử quan trọng của người Trung Quốc nhằm giải thích cho cái chết của ông vua sáng lập ra nhà Tần.
Tuy nhiên, một quan điểm khác suy đoán cái chết của Tần Thủy Hoàng có liên quan đến hoạn quan Triệu Cao. Quan điểm này cũng được các nhà sử học Trung Quốc đưa ra sau khi phân tích cặn kẽ các tài liệu và bối cảnh lịch sử.
Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, đoàn xe của ông vì những âm mưu chính trị đã không được phép đi đường tắt để về Lạc Dương một cách sớm nhất mà tiếp tục đi tuyến đường tuần du - đi đường vòng về Lạc Dương.
Thời điểm vua Tần qua đời là mùa hè. Trong điều kiện thời tiết nóng nực, thi thể ông đã bị thối rữa và bốc mùi trên đường về kinh đô. Điều này cũng được ghi chép trong “sử ký”.
Chính vì lẽ đó, nhiều người suy đoán hài cốt của Tần Thủy Hoàng không còn nguyên vẹn do không được bảo quản tốt.
Xung quanh vấn đề này, 1 kiến trúc sư nổi tiếng của Trung Quốc là Trần Cảnh Nguyên mới đây thậm chí còn bày tỏ những nghi ngờ của mình, rằng thi thể của Tần Thủy Hoàng khó có thể được đưa về đến núi Ly Sơn như những gì chúng ta được biết từ trước đến nay.

Chân dung Tần Thủy Hoàng.
Chân dung Tần Thủy Hoàng.
Tùy táng mỹ nữ?
Lúc sinh thời, mỹ nhân trong hậu cung của Tần Thủy Hoàng nhiều vô số. Vì người đẹp quá nhiều, Tần vương đã phải xây dựng một cung điện hoa lệ, rộng lớn để làm nơi ăn chốn ở cho họ và cũng là nơi hưởng lạc cho chính bản thân mình.
Tần Thủy Hoàng vừa qua đời, những phi tần này đều vô cùng thê thảm khi Hồ Hợi – ông vua thứ 2 của triều Tân tuyên bố: “Bất cứ phi tần nào trong hậu cung của vua cha nếu chưa có con đều phải tuẫn táng theo tiên đế”.
Rốt cuộc đã có bao nhiêu phụ nữ phải chết theo Tần Thủy Hoàng, “Sử ký” không nói rõ song Tư Mã Thiên đã dùng bút pháp xuân thu miêu tả rằng, số lượng người chết là vô cùng lớn.
Tuy nhiên, trong những lần khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong 4 thập kỷ qua, các nhà khảo cổ học chưa một lần phát hiện dấu hiệu nào cho thấy phi tần, mỹ nữ được tùy táng cùng Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn tin rằng, họ nằm đâu đó trong lăng.
Địa cung có thủy ngân thách thức những người có ý đồ khai quật mộ

Hình ảnh mô phỏng địa cung của Tần Thủy Hoàng với các dòng sông thủy ngân bên trong.
Hình ảnh mô phỏng địa cung của Tần Thủy Hoàng với các dòng sông thủy ngân bên trong.
Trong “Sử ký”, Tư Mã Thiên đã đề cập đến việc sử dụng thủy ngân làm sông suối, biển hồ trong địa cung của Tần Thủy Hoàng nhằm ngăn những tên trộm mộ đột nhập trộm xác vị hoàng đế này cũng như các bảo vật, châu báu, đồ tùy táng khác.
Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu để xác minh xem có thủy ngân tại địa cung của Tần Thủy Hoàng hay không.
Theo đó, các chuyên gia đã lấy những mẫu đất ở lăng Tần Thủy Hoàng và phát hiện dấu hiệu cao bất thường của thủy ngân.
Đây chính là một trong những lý do mà các nhà khảo cổ học ngại ngần chưa dám động đến phần trung tâm của lăng và buộc phải cân nhắc những thiệt hại có thể khi xâm nhập vào địa phận của hoàng đế cổ xưa.
Dù vậy, cho đến nay, chưa một ai có thể giải đáp câu hỏi nguồn thủy ngân khổng lồ đó được dẫn vào lăng từ đâu.
Số cửa trong địa cung của Tần Thủy Hoàng

Công trình kiến trúc bên trong địa cung Tần Thủy Hoàng.
Công trình kiến trúc bên trong địa cung Tần Thủy Hoàng.
Cuốn “Sử ký “ có ghi chép rằng, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, thi thể của ông được đặt trong lăng mộ. Sau đó, cửa giữa đóng lại, cửa ngoài hạ xuống.
Tất cả số thợ làm việc tại lăng mộ của vị hoàng đế này đều bị giết hết nhằm giữ bí mật về nơi an nghỉ của nhà vua.
Căn cứ vào đó, các chuyên gia suy đoán địa cung của Tần Thủy Hoàng có 3 cửa đều nằm trên một trục thẳng gồm: cửa ngoài, cửa giữa và cửa trong.
Trong số này, cửa giữa được đóng một cách tự động, là cửa chết mà kẻ trộm không thể công phá từ bên trong hay bên ngoài.
Dù vậy, đây cũng mới chỉ là những giả thiết được các nhà nghiên cứu đưa ra mà thôi.
theo Thế giới trẻ

Cái chết bí ẩn thách thức hậu thế của Tần Thủy Hoàng

Nguyễn Nhung |
Cái chết bí ẩn thách thức hậu thế của Tần Thủy Hoàng

Xung quanh cái chết của Tần Thủy Hoàng, hiện vẫn tồn tại 2 luồng quan điểm trái chiều. Và nếu như không chết vì bệnh, ông sẽ là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bị giết.

Là Hoàng đế nức tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng lâu nay vẫn được mệnh danh là “thiên cổ nhất đế”.
Nhân vật lịch sử này không chỉ được người đời chú ý, từ yếu tố con người, đời tư, công, tội mà ngay cả cái chết của ông với nhiều bí ẩn chưa được giải đáp cũng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ.
Cuốn “Sử ký” của Trung Quốc ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi du tuần, thị sát về phía Đông.
Tuy nhiên cho đến nay, giới sử gia của nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều xung quanh cái chết này. Theo đó, một luồng ý kiến cho rằng, Tần vương chết vì bệnh và luồng ý kiến còn lại nhận định, ông đã bị hại mà chết.
Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh
Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, về cái chết của Tần Thủy Hoàng, “Sử ký” đã ghi chép rất nhiều. Những thông tin này thậm chí có thể tìm kiếm tại các tài liệu lịch sử khác như “Tần Thủy Hoàng bản ký”, “Lý Tư liệt truyện” và “Mông Điềm liệt truyện”...
Theo đó, nguyên nhân cái chết của Tần vương rất rõ ràng, không có gì đáng nghi ngờ.
Năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đi tuần du phía đông bị hành thích, một chiếc xe đi sau bị thích khách dùng búa đật nát.
Sau đó lại phát hiện trên một tảng đá có khắc chữ là “Thủy Hoàng chết, đất phân chia”, lại thêm lời nói “Năm nay Tổ Long chết” từ một “tiên nhân”.
Tần Thủy Hoàng vốn là người mê tín, nên cảm thấy rất bất an trước những sự việc này.
Để phòng trừ vận nạn, tìm kiếm huốc trường sinh bất tử, Tần Thủy Hoàng nghe theo lời của một thầy bói có tiếng, chuẩn bị tuần du lần thứ năm.
Tuy nhiên do trên đường đi lao lực, Tần Thủy Hoàng tới bến Bình Nguyên (nay ở gần Bình Nguyên, Sơn Đông) thì ngã bệnh.
Triệu Cao phụng mệnh viết di chiếu, truyền mệnh cho Giám quân Hà Thao là Phù Tô (con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng) rằng: "Giao binh cho Mông Điềm, mau đến đưa ta về Hàm Dương chôn cất."
Tuy nhiên thư chưa kịp truyền đi, Tần Thủy Hoàng đã chết tại Hành cung Sa Khâu (Nay nằm ở gần Quảng Tông, Hà Bắc).
Theo ghi chép của Sử ký, Tần Thủy Hoàng từ nhỏ đã mắc bệnh, thể chất yếu đuối, lớn lên lại ương ngạnh bảo thủ, việc lớn hay nhỏ đều tự mình quyết định, mỗi ngày phê duyệt văn thư lên tới 60 cân, làm việc cực kỳ mệt nhọc.
Thêm nữa việc tuần du lại vào những ngày hè nóng nực. Tất cả các nhân tố bất lợi trên khiến cho Tần Thủy Hoàng mắc bệnh mà chết.

Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng.
Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng.
Về thắc mắc Tần vương mắc bệnh gì mà chết, có ý kiến cho rằng Tần Thủy Hoàng mắc bệnh động kinh.
Thông thường, chứng bệnh này thường phát tác vào tháng 4 với các dấu hiệu như chóng mặt, dạ dày khó chịu sau đó sẽ bị mất đi ý thức, cơ bắp bị co giật... sau đó cơ bắp toàn thân co rút, sùi bọt mép, ít nhất phải mười phút sau mới có thể tỉnh táo trở lại.
Cuốn “Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản kỷ” ghi chép rằng: “Tần vương mũi gẫy, mắt dài, lưng chim ó, tiếng như sói, ít tạo ân đức, tâm địa thâm độc”.
Phỏng đoán Tần Thủy Hoàng từ nhỏ mắc chứng xương mềm, thường phải chống chọi với việc khó thở, nên khi lớn lên ngực giống với chim ó, tiếng giống như sói.
Càng về sau do công việc triều chính nặng nề, nên đã xuất hiện thêm một số chứng bệnh như viêm màng não và động kinh.
Khi Tần Thủy Hoàng đi xuôi xuống Hoàng Hà, bệnh động kinh lại phát tác. Sọ não sau lại va vào đồ đựng đá, khiến cho căn bệnh viêm màng não càng thêm nghiêm trọng, người rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh.
Ngày thứ hai, khi xe đi tới Sa Khâu thì Triệu Cao và Lý Tư mới phát hiện ra được Tần Thủy Hoàng đã chết cách đó khá lâu.
Tần Thủy Hoàng bị hại mà chết
Tuy nhiên những người duy trì luồng quan điểm thứ 2 đã dựa trên một số tài liệu sử sách có liên quan tới cái chết của Tần Thủy Hoàng mà phát hiện ra một số điểm khả nghi.
Triệu Cao là một hoạn quan, bố mẹ đều là tội nhân của nước Tần. Phụ thân của người này phải chịu hình phạt của nước Tần trong khi mẹ ông ta là một nô tì làm trong phủ của một viên quan lại.
Anh em Triệu Cao được sinh ra ở trong Tần cung, sinh ra đã làm nô tì. Về sau Tần Thủy Hoàng nghe nói Triệu Cao thân thể cường tráng, lại am hiểu các điều luật về hình phạt trong ngục liền đề bạt làm Trung xa phủ lệnh.
Những biểu hiện của Triệu Cao khi Tần vương bị bệnh nặng và sau khi chết không thể không khiến người ta hoài nghi rằng cái chết của Tần vương có liên quan tới ông ta.
Trong lần du tuần thứ 5 của Tần Thủy Hoàng, Triệu Cao, Lý Tư, Hồ Hợi... là những người đi theo hộ giá. Thượng khanh Mông Nghị cũng đi theo đoàn tùy tùng này.
Mông Nghị là em trai của Mông Điềm, là thân tín của Phù Tô, nhưng khi Tần Thủy Hoàng bị bệnh nặng trên đường thì Mông Nghị lại bị sai quay trở về cửa ải nơi biên giới.
Từ việc điều phối nhân sự đột ngột trên có thể thấy, đây dường như chính là một âm mưu do nhóm người của Triệu Cao sắp đặt.

Nhân vật Triệu Cao trong phim truyền hình Trung Quốc.
Nhân vật Triệu Cao trong phim truyền hình Trung Quốc.
Vào thời điểm Tần vương đi tuần du, Mông Điềm đang dẫn hơn ba mươi vạn binh theo trưởng tử Phù Tô đóng ở Thượng Quận. Trong khi đó, Mông Nghị cũng bị đẩy đi. Đây chính là cách để Triệu Cao trừ khử tai mắt của trưởng tử họ Tần.
Thêm vào đó, Triệu Cao từng bị Mông Nghị trị tội tử hình nhưng sau đó được Tần Thủy Hoàng miễn tội, Triệu Cao mới được phục hồi quan tước.
Ôm mối hận đến tận xương tủy, viên thái giám từng thề sẽ tiêu diệt sạch họ Mông. Đẩy Mông Nghị đi chính là bước đầu trong kế hoạch “nhổ cái gai trong mắt” này.
Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao vừa dùng thủ đoạn dụ dỗ, thuyết phục Hồ Hợi, vừa uy hiếp Lý Tư. Ba người này sau khi bàn tính đã quyết định giả tạo di chiếu của Tần Thủy Hoàng để ban bố chiếu thư, giao ngôi vua lại cho Hồ Hợi.
Đồng thời, nhóm này còn mượn danh nghĩa của Tần Thủy Hoàng chỉ trích Phù Tô làm con mà bất hiếu, Mông Điềm làm thần tử mà bất trung, bắt hai người phải tự sát mà không được kháng lệnh.
Khi nắm được tin tức chính xác là Phù Tô đã tự sát, Hồ Hợi, Triệu Cao, Lý Tư mới lệnh cho đội xe ngày đêm trở về thành Hàm Dương.
Để tiếp tục qua mắt thần dân, đội xe không dám đi đường thẳng mà tiếp tục tuần du, đi đường vòng trở về thành.
Do thời tiết nóng nực, thi thể của Tần Thủy Hoàng đã bị phân hủy, bốc mùi. Để tránh tai mắt, Hồ Hợi sai người mua thật nhiều cá để chất lên xe.
Về tới Hàm Dương, Hồ Hợi kế vị, xưng là Tần Nhị Thế, Triệu Cao giữ chức Lang trung lệnh, Lý Tư vẫn giữ chức Thừa tướng như cũ, nhưng thực tế quyền hành cai tri đều nằm trong tay Triệu Cao.
Sau khi thực hiện thành công âm mưu của mình, viên thái giám này bắt đầu hạ độc thủ những người xung quanh mình. Trước tiên là Lý Tư. Sau khi phát giác âm mưu tàn độc của Triệu Cao, họ Lý đã dâng sớ lên vua.
Tuy nhiên, ông vua thứ hai của nhà Tần khi đó là Hồ Hợi đã không giáng tội họ Triệu mà đem Lý Tư đi xử tội chết. Một năm sau, vị Thừa tướng này bị xử tử hình ở Hàm Dương.
Triệu Cao sau đó lên giữ chức Tể tướng, đặc xưng “Trung Tể tướng”. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của viên hoạn quan này là làm Hoàng đế, trong khi bản thân ông ta không thể chi phối sự sống của Tần Thủy Hoàng.
Và lần tuần du thứ 5 là một cơ hội trời cho của họ Triệu. Chỉ khi Tần vương chết, ông ta mới có thể làm giả di chiếu, từng bước hiện thực hóa mưu thâm kế hiểm của mình.
Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh hay vì bị hãm hại, cho đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận chính xác cuối cùng. Tuy nhiên, hậu thế vẫn có niềm tin chắc chắn vào khả năng giải mã bí ẩn này.

Binh mã dũng được cho là sản phẩm tùy táng bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Binh mã dũng được cho là sản phẩm tùy táng bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo các kết quả khảo sát, lăng mộ Tần Thuy Hoàng chưa bị phá huy và di thể của ông vua đầu tiên thống nhất Trung Quốc có thể vẫn còn. Ngoài ra, một lượng lớn thủy ngân trong lăng mộ sẽ có tác dụng giúp cho thi thể Tần vương không bị thối rữa.
Hy vọng rằng, đến khi con người khai quật được phần mộ này, bí mật về cái chết của ông sẽ được giải mã một cách chuẩn xác nhất.
theo Thế giới trẻ

Tần Thủy Hoàng và "cú lừa" ê chề dẫn tới sự diệt vong của nhà Tần

Nguyễn Nhung |
Tần Thủy Hoàng và "cú lừa" ê chề dẫn tới sự diệt vong của nhà Tần

Đặt niềm tin quá lớn vào một kẻ bất tài đột lốt “đại sư”, Tần Thủy Hoàng đã “đốt sách chôn nho”, triều đại nhà Tần cũng vì đó mà diệt vong chỉ sau hơn hai thập kỷ.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, một trong những việc được Tần Thủy Hoàng quan tâm và thực hiện đầu tiên là đả kích các phần tử trí thức.
Vào năm 213 trước công nguyên, nghe theo lời Lý Tư, Tần Vương tiến hành đốt sách, thực hiện chính sách ngu dân.
Tiếp đó đến năm 212 trước công nguyên, vì bị các phương sĩ  lừa đảo đến mức lú lẫn, mụ mị, Tần Thủy Hoàng phẫn nộ quyết “chôn nho” và giết hết các phần tử trí thức.
Hình ảnh mô tả lại cảnh tượng hỗn loạn, đau đớn trong vụ đốt sách chôn nho để lại nhiều oán than dưới triều Tần.
Hình ảnh mô tả lại cảnh tượng hỗn loạn, đau đớn trong vụ "đốt sách chôn nho" để lại nhiều oán than dưới triều Tần.
Tần Vương “mụ mị” vì thuốc trường sinh bất lão
Nguyên nhân dẫn đế sự kiện Tần Vương “chôn nho” vào năm 212 trước công nguyên, vốn không liên quan đến các bậc nho sinh.
Trang tin jpgushi.com (Trung Quốc) dẫn các tài liệu lịch sử cho rằng, vì phẫn nộ với một phương sĩ có tên Lô Sinh, Tần Thủy Hoàng đã trút cơn thịnh nộ lên các nho sinh.
Những năm cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc, tại những nước nhỏ như Yên (nay là Hà Bắc), Tề (Sơn Đông) có một nhóm người gọi là phương sĩ.
Những người này tự nhận mình có một năng lực siêu nhiên, có thể nói chuyện với thần tiên, dự đoán tương lai, có thể xin thân tiên linh dược giúp con người trường sinh bất lão.
Tần Thủy Hoàng sau khi quy giang sơn về một mối, đã thống nhất đường xá, chữ viết, nhưng trong lòng vẫn chưa thỏa mãn. Điều khiến ông còn bận tâm, là tìm cho được phương thuốc trường sinh bất tử.
Để thực hiện tâm nguyện này, Tần Vương một mặt bình thiên hạ, thể hiện uy đức của mình với thần dân, một mặt vời phương sĩ khắp nơi, giúp mình có được loại thần dược này.
Năm 218 trước công nguyên, sau một chuyến phong thiền đến núi Thái Sơn, phương sĩ Từ Phúc đã trình lên quân vương, rằng “trên biển đông có ba ngọn núi thần có thần tiên sinh sống và có thần dược giúp trường sinh bất tử.
Tôi đã từng đến đó, thần tiên nói rằng phải hiến đồng nam đồng nữ và cả nhân công, mới có thể đổi được thuốc tiên.”
Tần Thủy Hoàng nghe vậy, liền cho Từ Thức cùng 3000 đồng nam đồng nữ, mang theo ngũ cốc lương thực và người làm công, tìm đường ra biển.
Tuy nhiên, sau chuyến đi này, bề tôi thân cận của Tần Vương “một đi không trở lại”. Sau này, có truyền thuyết cho rằng ông đã sang Nhật Bản.
Chân dung hoàng đế Tần Thủy Hoàng - người đã cho xây Vạn Lý Trường Thành, đốt sách chôn nho chỉ vì nghe lời nói bậy của Lô Sinh.
Chân dung hoàng đế Tần Thủy Hoàng - người đã cho xây Vạn Lý Trường Thành, "đốt sách chôn nho" chỉ vì nghe lời nói bậy của Lô Sinh.
Năm 215 trước Công nguyên, Hoàng đế nhà Tần lại tiếp tục “đông du” đến Kiệt Thạch (nay là Tần Hoàng Đảo), Tại đây, ông sai phương sĩ Lô Sinh tìm cách bái kiến thần tiên.
Tuy nhiên, sau khi từ biển trở về, Lô Sinh không đem theo được thuốc trường sinh bất lão, mà chỉ đem theo được một cuốn “sách tiên”, trong đó có viết: “Diệt Tần Giả, Hồ Dã”.
Lúc bấy giờ, tộc người Hung Nô được gọi là người Hồ. Tần Thủy Hoàng xem qua “tiên thư”, liền cho rằng tộc người này chính là mối đe dọa lớn nhất đối với nhà Tần.
Ngay lập tức, Tần Vương xuất 30 vạn đại quân, cử con trai trưởng trợ giúp Tô Vi thị giám quân sĩ, Bắc tiến chinh phạt quân Hung Nô, chấm dứt nguy cơ nhà Tần diệt vong. Trong khi đó, ở phía Nam, ông cũng cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để phòng người Hồ xâm nhập.
Tần Thủy Hoàng cho rằng từ đó về sau có thể vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên sau này, nhân tố khiến Tần diệt vong không phải người Hồ, mà là con nhỏ của ông Hồ Hợi.
Đại nhân Trịnh Huyền đời Đường cho rằng: “Hồ giả, Hồ Hợi, Tần nhị thế chi danh”,  “Hồ” trong “sách tiên” mà Lô Sinh mang về chính là Hồ Hợi, chứ không phải người Hung Nô.
… bị lừa dẫn đến “đốt sách chôn nho”
Năm 212 trước công nguyên, Lô Sinh tiếp tục lừa Tần Thủy Hoàng một lần nữa: “Thần nhiều lần bái thần tiên cầu xin thần dược nhưng không được, là do có một thứ đang cản trở.
Bây giờ, có một cách là người nên ẩn dật, giấu kín mọi hành động của mình, không được để ai biết để tránh ác quỷ, khi ác quỷ đi rồi, chân nhân sẽ xuất hiện.
Chân nhân đi xuống nước không ướt, đi vào lửa không cháy, có thể đi mây cưỡi gió, sống mãi cùng trời đất, hy vọng Hoàng đế sống thật “tĩnh”, nhất cử nhất động đều không được để ai biết, sẽ có được thuốc tiên.”
Tần Thủy Hoàng nghe xong, liền làm theo những cách Lô Sinh bày cho. Nếu có bất cứ ai nói ra nơi ở của Hoàng đế, ngay lập tức bị khép tội chết.
Lô Sinh sau khi lừa được nhà vua, liền bắt tay với một phương sĩ khác là Hầu Sinh. Hai người này sau đó mượn danh vua, tự cao tự đại, tham quyền đa dục.
Mọi việc trong thiên hạ từ lớn đến nhỏ, lúc này đều do mình Lô Sinh đứng ra quyết định, lấy hình phạt tử hình để củng cố uy quyền, không ai dám hé răng phản đối hay làm phật ý Lô.
Sau một thời gian, Lô Sinh nghiệm ra rằng, nếu để quá lâu mà phương thuật không ứng nghiệm, ắt sẽ bị Tần Vương xử tội chết, liền tìm đường bỏ trốn.
Biết mình bị lừa một vố đau, Tần Thủy Hoàng nổi trận lôi đình. Ông cho rằng mình đã nuôi ong tay áo, hậu đãi một lũ phương sĩ để tìm thần dược, cuối cùng lại bị phỉ báng, lừa lọc ê chề.
Ngay cả những nho sinh cũng bị Tần Vương cho là “nghị luận, bàn tán” về ông, dùng những lời lẽ ma quỷ để mê hoặc người khác.
Trong cơn thịnh nộ, Tần Vương ra lệnh bắt giữ và thẩm vấn các nho sinh, số người bị liên đới lên đến hơn 460 người. Tất cả đều bị khép tội chết, vì phỉ báng nhà vua.
Các nho sinh bị bắt vì tội phỉ báng Tần Vương.
Các nho sinh bị bắt vì tội phỉ báng Tần Vương.
Theo Trương Dũng, tác giả của bài viết “Đại sư giả mạo: Lô Sinh lừa Tần Thủy Hoàng dẫn đến việc đốn sách chôn nho”, đăng tải trên trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), Lô Sinh chính là nguyên nhân dẫn tới vụ việc “đốt sách chôn nho” ám ảnh suốt một thời kỳ lịch sử.
Hậu thế cũng cho rằng, triều Tần chỉ tồn tại vẻn vẹn hơn 2 thập kỷ, phần lớn nguyên nhân có liên quan đến “đại sư giả mạo” Lô Sinh và cuốn "sách tiên" mang về từ biển.
theo Trí Thức Trẻ

Rùng mình trước địa cung biết "ăn thịt người" của Tần Thủy Hoàng

Trần Quỳnh |
Rùng mình trước địa cung biết "ăn thịt người" của Tần Thủy Hoàng

Khi xâm nhập vào lăng tẩm, địa cung của vua chúa, nhiều kẻ trộm mộ chỉ nghĩ tới việc mình sắp chạm tay tới kho báu mà quên rằng những cái bẫy chết người đang chờ sẵn họ.

Hậu táng là một tập tục đã tồn tại lâu đời ở Trung Hoa.
Trải qua nhiều triều đại, có nhiều vị vua đã bỏ ra không ít nhân lực, tài lực để xây dựng lăm tẩm, địa cung cho mình. Để ngăn chặn những kẻ có dã tâm đối với những ngôi mộ cổ này, người xưa đã bố trí nhiều loại bẫy, ám khí trong huyệt mộ.
Hệ thống ám khí bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Từ hơn 2000 năm trước, cổ nhân đã bắt đầu bố trí các phương pháp bảo vệ trong mộ huyệt. Loại phương tiện này có thể bắn chết kẻ trộm mộ, cũng có mục đích giết một người răn trăm người để ngăn chặn những kẻ có ý đồ bất chính.
Nỏ xuất hiện từ thời Xuân Thu, có thiết kế tương đối linh hoạt để khống chế tầm bắn. Nguyên lý hoạt động của nỏ và cung tương đối giống nhau. Tuy nhiên dù mũi tên bắn từ cung có thể bay xa hơn, lực sát thương cũng mạnh, nhưng lại có nhược điểm là tiêu hao thể lực.

Mẫu thiết kế của một chiếc nỏ thời xưa.
Mẫu thiết kế của một chiếc nỏ thời xưa.
Sở hữu lực sát thương rất mạnh, nỏ cũng là loại ám khí được trang bị trong lăng mộ của Tần vương Doanh Chính để trừng trị những kẻ có ý đồ xâm nhập.
Mục “Tần Thủy Hoàng bản kỷ” trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên có ghi chép: “Khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai người đào núi Ly Sơn.
Đến khi thôn tính được thiên hạ, ông tiếp tục cho 70 vạn người đến xây lăng mộ, đào ba con suối, đưa đồng nung vào làm quách. Những đồ quý báu từ các cung điện và những món đồ được cống tặng, tất cả đều được đưa xuống địa cung cất giữ.
Sau đó, Tần vương lại sai thợ làm máy bắn tên, cứ có ai đào lên và đến gần là bắn.”
Việc bố trí bẫy nỏ trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cụ thể ra sao, cho tới ngày nay vẫn chưa có cách nào xác định.
Tuy nhiên thông qua khai quật đường hầm binh mã, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra loại nỏ làm từ chất liệu gỗ “Chá” (gỗ dâu) lấy từ Nam Sơn. Loại vũ khí này là "kình nỏ" (siêu nỏ), sở hữu tính năng và lực sát thương rất mạnh.

Mô hình tái hiện loại kình nỏ (siêu nỏ).
Mô hình tái hiện loại "kình nỏ" (siêu nỏ).
Theo ước tính của các học giả, loại nỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tầm bắn lớn hơn 800 mét, sức căng lên tới hơn 350kg và tự động vận hành.
Vì trong lăng Tần Thủy Hoàng có giấu một lượng lớn các loại trân kỳ dị bảo quý giá, nên ở ngay trên cánh cửa và lối vào đều bố trí nỏ. Nếu có kẻ xâm nhập mộ huyệt, khi tiến vào sẽ không tránh khỏi việc dẫm lên các nút khởi động nỏ, sau đó rơi vào tầm bắn xạ kích.
Cách làm này sau đó được các đời sau kế thừa, áp dụng trong việc xây dựng lăng mộ các thời Hán, Đường và được tiếp tục nghiên cứu, phát triển thành tua bin trong quan tài để phục kích đạo chích.
Các tua bin này được lắp đặt ở vách quan tài, vận hành giống như ròng rọc hiện đại.
Nắp quan tài có dây thừng gắn với ròng rọc. Các ròng rọc này lại liên kết với hệ thống cung có tên tẩm độc. Nếu có kẻ phá quan tài, dây thừng thông qua tua bin sẽ khởi động cung để bắn kẻ xâm nhập.
Những cạm bẫy tinh vi và thủ đoạn đối phó của “mộ tặc”
Mặc dù hệ thống bẫy được bố trí công phu, nhưng nếu kẻ trộm nắm được động cơ hoạt động sẽ có thể tìm cách phá giải và xâm nhập mộ huyệt. Xét thấy cung, nỏ khi bắn sẽ có một giới hạn nhất định, nên các triều đại sau đó đã phát minh ra kiểu bẫy liên hoàn.

Kết cấu của bẫy liên hoàn.
Kết cấu của bẫy liên hoàn.

Bẫy đao được bố trí trong lăng mộ của một vị tướng Trung Quốc thời cổ đại.
Bẫy đao được bố trí trong lăng mộ của một vị tướng Trung Quốc thời cổ đại.
Kiểu bẫy liên hoàn này dùng một cái hố sâu tầm 3 mét, độ rộng hẹp tùy vào quy mộ lăng mộ. Phía dưới hố có cắm các lưỡi dao dài chừng 10cm, bên trên có tấm ván gỗ, ở giữa có trục, mặt dưới còn treo một số vật nhỏ có cùng trọng lượng.
Bề mặt trên hố rất bằng phẳng, được che đậy cẩn thận.

Cơ chế hoạt động của bẫy liên hoàn.
Cơ chế hoạt động của bẫy liên hoàn.
Nếu kẻ trộm mộ bước lên ván gỗ, phiến gỗ sẽ nhanh chóng lật, làm kẻ đó rơi xuống hố đao phía dưới. Những lưỡi đao này sẽ xuyên qua lục phủ ngũ tạng, khiến kẻ này không còn khả năng sống sót.
Một loại bẫy có công năng tương tự như kiểu bẫy liên hoàn là kiểu bẫy dùng xích sắt treo đá.

Xích sắt dùng để treo đá.
Xích sắt dùng để treo đá.
Loại bẫy này sử dụng các ròng rọc kim loại được bố trí tại những vách tường kín đáo bên trong huyệt mộ. Hệ thống ròng rọc này được dùng để điều khiển các phiến đá lớn bên trong mộ.
Nền của mộ đạo được bố trí một số phiến gỗ liên kết với xích sắt, kết nối cùng động cơ ròng rọc ẩn trong vách tường. Khi có tác động của ngoại lực, hệ thống này sẽ khởi động khiến phiến đá khổng lồ kia rơi xuống.
Hình dáng của loại bẫy này được bố trí tùy theo quy mô của lăng mộ. Đá treo trên đỉnh hầm mộ có thể được bố trí tới ba lớp liên kết hoặc tách biệt với nhau. Những phiến đá khổng lồ này được gắn cùng với dây xích thông qua lỗ đục phía trên.
Dưới thời Dân quốc, nông dân vùng Thanh Châu (Sơn Đông) trong khi làm ruộng đã vô tình phát hiện ra một ngôi mộ cổ. Mộ huyệt phía trên có đá treo, phía dưới có hầm đao. Khi ấy, bên trong mộ ứ đọng rất nhiều nước.
Sau khi tháo nước, người dân mới bàng hoàng phát hiện ra bộ xương của hai kẻ trộm mộ trong hầm đao.
Tiến vào sâu hơn, những người này còn tìm thấy một số thang gỗ đã mục nát. Không khó để nhận ra rằng những kẻ trộm sau đó đã dùng thang gỗ để tránh khỏi các hệ thống ám khí được bố trí trong mộ.
Những công trình "bẫy người" công phu trên cho thấy, cuộc đấu trí giữa cổ nhân và những kẻ trộm mộ thực sự khiến hậu thế không khỏi rùng mình.
theo Trí Thức Trẻ

Hai ông hoàng "vong ơn bội nghĩa" khét tiếng lịch sử Trung Hoa

Nguyễn Nhung |
Hai ông hoàng "vong ơn bội nghĩa" khét tiếng lịch sử Trung Hoa

Trong lịch sử phong kiến hàng ngàn năm của Trung Quốc, Lưu Bang và Chu Nguyên Chương được đánh giá là hai ông hoàng khét tiếng bạo tay trong việc giết hại các khai quốc công thần



Lưu Bang giết đại công thần Hàn Tín
Năm 206 TCN, quân Hán của Lưu Bang và quân Sở của Hạng Vũ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài liên tiếp 5 năm ròng, sử cũ vẫn thường gọi là “Hán Sở tranh hùng”.
Lưu Bang khi ấy nhờ biết cách nhìn người, tin dùng Hàn Tín, quân thần trên dưới đồng lòng nên năm 202 TCN đã đánh bại Sở vương Hạng Vũ, sáng lập nên vương triều Đại Hán kéo dài hơn 400 năm sau đó.
Sau những chiến tích vang dội lẫy lừng, Hàn Tín được triều đình sắc phong làm Tề vương, sau lại được thăng làm Sở vương.
Còn về phía dân chúng, vào thời đó người ta còn gọi ông là “quốc sĩ vô song”, "công cao vô nhị, lượt bất thế xuất”.... nhưng cũng chính vì uy danh lừng lẫy ấy, nhân vật lịch sử này đã phải nhận kết cục vô cùng bi thảm.
Điều bất hạnh là Hàn Tín không chết vì tuổi già hay bệnh tật mà chết trong tay Lữ Hậu – Hoàng hậu đương triều. Đau đớn hơn, chính Lưu Bang lại ngầm cho phép cho vợ mình làm điều vong ân bội nghĩa đó.

Chân dung Hoàng đế khai quốc Lưu Bang của nhà Hán.
Chân dung Hoàng đế khai quốc Lưu Bang của nhà Hán.
Theo cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên: Vào năm 196 TCN, viên tướng Trần Hy làm phản. Lưu Bang vì nóng giận đã đích thân ra đem binh đi dẹp loạn, cử Lữ hậu và thái tử Lưu Doanh ở lại trấn thủ kinh thành.
Hàn Tín khi đó cáo bệnh không theo, còn cho người mang thư đến chỗ Trần Hy, hẹn sẽ làm nội ứng tại kinh thành. Tuy nhiên sự việc bại lộ, Lữ hậu cùng Tiêu Hà nhân cớ đó tìm cách trừ khử Hàn Tín.
Bà hoàng này đã phao tin biên ải đại thắng, Trần Hy bị diệt, mời quần thần vào cung mở tiệc ăn mừng. Hàn Tín vì chột dạ nên định cáo bệnh, nhưng Lã hậu một mực vời bằng được ông vào triều.
Quả nhiên khi Hàn Tín vừa vào cung đã bị mai phục bắt sống, sau đó bị xử tử ở cung Trường Lạc. Ba đời nhà họ Hàn cũng bị xử tội chu di.
Tuy nhiên, cái chết của Hàn Tín được các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc sau này kết luận rằng, đây là một sự sắp xếp có chủ ý của vợ chồng Lưu Bang – Lữ Trĩ và việc ông bị kết tội câu kết với phản thần Trần Hy làm nội gián thực ra chỉ là sự vu cáo.

Một đời anh hùng, phụng sự Lưu Bang, Hàn Tín khó có thể ngờ được rằng ông lại chết trong tay vợ chồng Hán Cao Tổ.
Một đời anh hùng, phụng sự Lưu Bang, Hàn Tín khó có thể ngờ được rằng ông lại chết trong tay vợ chồng Hán Cao Tổ.
Các sử gia cũng nhận định, cái chết oan khuất của Hàn Tín cũng như cái chết của nhiều công thần khai quốc nhà Hán khác như Bành Việt, Anh Bố, Tang Đồ, thậm chí là con rể Trương Ngao... .
Những cái chết này đều có sự khuất tất, do những mưu đồ vu cáo, hãm hại của chính vợ chồng Lưu Bang và các cận thần như Trần Bình, Trương Lương.
Công lao, tài năng của Hàn Tín quá lớn khiến cho Lưu Bang không bao giờ yên tâm và buộc phải tìm cách trừ khử.
Chu Nguyên Chương giết bạn vào sinh ra tử
Sau Lưu Bang, Chu Nguyên Chương cũng được đánh giá là một điển hình trong số những Hoàng đế khai quốc giết công thần, dù công trạng của ông đối với xã tắc Minh triều khi đó là không thể phủ nhận.

Hình vẽ chân dung Chu Nguyên Chương - Hoàng đế sáng lập Minh triều khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa.
Hình vẽ chân dung Chu Nguyên Chương - Hoàng đế sáng lập Minh triều khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa.
Trước khi truyền ngôi cho thái tử, Chu Nguyên Chương đã ra tay “dọn đường”, “tắm máu” công thần - những người anh em đã đồng cam cộng khổ với mình như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc...
Trong công cuộc trừ khử công thần này, Chu Nguyên Chương đã gây ra cái chết cho khoảng 45.000 người, từ quan lớn đến quan nhỏ và cả những người có liên lụy dù ít hay nhiều.
Từ hai trường hợp trừ khử công thần chấn động trong lịch sử Trung Hoa này, có thể dễ dàng nhận thấy, những người có công lao quá lớn, danh tiếng quá cao đa phần đều sẽ gặp nguy hiểm.

Hình vẽ mô tả cảnh quan quân bị bắt giữ trong cuộc đại thanh trừng công thần của Chu Nguyên Chương.
Hình vẽ mô tả cảnh quan quân bị bắt giữ trong cuộc đại thanh trừng công thần của Chu Nguyên Chương.
Khi Hoàng đế đăng cơ, thù trong giặc ngoài đều được dẹp yên cũng là lúc các ông hoàng tính đến chuyện đề phòng cảnh giác và mối họa sẽ được dịch chuyển sang những công thần có công lớn trong triều.
Họ đều lo sợ rằng một ngày nào đó chính các công thần này sẽ uy hiếp đến ngai vàng của họ hoặc con cháu họ. Để ổn định giang sơn xã tắc, bảo vệ ngôi báu cho bản thân và dòng tộc, các công thần tự nhiên trở thành cái gai trong mắt vua.
Có lẽ đây chính là lí do mà Lưu Bang đã giết Hàn Tín và Chu Nguyên Chương giết Hồ Duy Dung cùng vô số công thần khác.
theo Thế giới trẻ
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét