Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 36

 Thượng bất chính, hạ tắc loạn!

 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Cộng đồng mạng xôn xao trước tin “đỉnh Fansipan bị phá để xây chùa”

dinh fansipan bi pha de xay chua 2
Hình ảnh được cho là một ngôi chùa đang "mọc" lên trên đỉnh Fansipan. (Ảnh: Facebook Bằng Trần Hải Võ)
Mới đây, cộng đồng mạng đang xôn xao trước hình ảnh đỉnh Fansipan – Nóc nhà Đông Dương đang bị “phá nát” để xây chùa.
Facebooker Nguyễn Hạnh Hà My đã chia sẻ hình ảnh và dòng cảm xúc trên trang cá nhân:
Mình đã bật khóc khi nhìn thấy tấm ảnh này. Lúc đầu nhìn qua tưởng cảnh 1 cái chùa nào của Trung Quốc. Làm sao tin nổi đây lại là cảnh ở đỉnh FANSIPAN. Nghĩ trong đầu: Không thể! Không phải đâu!
Nhưng mình phải tin, vì nó đã quá rõ ràng rồi. Họ nổ mìn vài đoạn núi. Họ phá tan phá nát vài đoạn dốc gần đỉnh. Họ trưng cái bảng sắt thông báo: “Nguy hiểm, có vật rơi trên đầu!” Rồi họ mang vật liệu lên đây, bằng đôi vai của những anh tộc hoặc những cái cáp chở đồ đã từng lấy đi vài mạng người. Rồi họ dựng lên một cái chùa, sẽ đặt vài cái hòm công đức. Họ sẽ lại bê đâu vài cái tượng phật to đùng lên đặt ở đó. Họ sẽ rỉ tai nhau rằng ngôi chùa trên đỉnh Fanxipan thiêng lắm. Lên trển cầu tài cầu lộc cầu tiền ắt thành thật. Rồi đó, cứ để xem, hương khói nghi ngút, tiền lẻ xẻ đàn, người người nhộn nhịp. Các bà các mẹ các ông kinh doanh tha hồ “leo núi” để cầu tài lộc.
Mình bất ngờ quá khi nhìn vào tấm ảnh này. Chỉ mới cách đây 2 tháng thôi, ở những bước chân cuối cùng leo lên đỉnh. Khi trời còn chập choạng tối. Đi đến đoạn này, mình đã xúc động khi quay lưng lại và thấy mặt trời đang hửng cam phía sau, giữa những tầng mây bồng bềnh cuộn sóng. Mình bật khóc. Vì giây phút đc ngắm nhìn núi non và mây trời. Còn bây giờ, cũng chính khung cảnh này, mình lại phải bật khóc vì xót xa cho ngọn núi kiêu hãnh ấy. Fansipan, từng là niềm tin, niềm mơ ước suốt một thời tuổi thơ của mình. Giờ, sao cảm giác như nó đã gục ngã trước những cỗ máy, máy cẩu, máy xẻ đá, mìn nổ, và chính bàn tay con người?
Fansipan, gục ngã và bất lực. Nằm lặng lẽ với những vết thương sẽ chẳng thể lành lại.
Mình nhỏ bé quá. Mình không làm gì được. Mình cũng biết đau cho những điều mình trân quý đang thật sự bị tàn phá.
Hương khói làm tan mây trời. Người người chen nhau làm đau lòng núi.
Fansipan, rồi vài tháng nữa, khi cáp treo đi vào hoạt động, sẽ ra sao?”

Bạn
Bạn Nguyễn Hạnh Hà My bày tỏ cảm xúc khi đỉnh Fansipan đang bị con người “tàn phá”.

Sau khi bạn Hà My đăng tải thông tin, đã nhận được hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận của cư dân mạng. Hầu hết mọi người đều “bàng hoàng” khi thấy cảnh tượng đỉnh Fansipan huyền thoại đang bị “xẻ thịt” để xây dựng các công trình nhân tạo.
Rất nhiều người tỏ ra xót xa, tiếc nuối khi nhìn ngọn núi cao nhất Việt Nam đang bị tàn phá mỗi ngày, mất đi vẻ đẹp vốn có của tạo hóa ban tặng.
Một cư dân mạng bày tỏ cảm nghĩ: “Lòng trùng xuống khi thấy những hình ảnh này. Những tuổi trẻ đã từng vượt rừng, vượt núi sẽ hiểu và trân trọng nhường nào vẻ đẹp ấy của đất nước, nơi đỉnh Fansipan hùng vĩ, sừng sững giữa biển mây đẹp đến nao lòng. Chỉ một thời gian nữa thôi nó sẽ bị dòng người lũ lượt kéo lên đây… Buồn, một nỗi buồn không gọi thành tên”.
Bạn An Yên: Em sống ở Sapa chưa có được lâu. Mới chỉ gần 3 năm thôi. Thấy Sapa thay đổi nhiều quá, cá nhân em ko thích sự thay đổi này… Từ cửa sổ nhà em nhìn thẳng lên đỉnh Fansipan, thấy trên đó chả biết người ta đang xây cái gì, chỉ thấy lù lù nhô ra 1 đống giữa đại ngàn Hoàng Liên… Em cũng ước đc bằng đôi chân của mình leo lên đỉnh Fan, nhưng em bị tai nạn đầu gối bị chấn thương ko thể leo núi đc… Lúc đầu e cũng nghĩ có cáp treo thật là thích vì sẽ có ngày em lên đc tới đỉnh Fan. Nhưng giờ em ko thích nữa bởi vì Fansipan ko còn đc như trước nữa. Bạn en hồi mấy tháng trước leo Fan 1 lần cuối cùng nó bảo là muốn lưu giữ lại hình ảnh của Fan trước khi bị tàn phá…. Cái gì cũng có giá của nó. Nhưng Fansipan của mình phải trả cái giá thế này thì em thấy hơi xót….”
Bạn Nguyễn Kim Hoàng: “Cảnh thiên nhiên trên đỉnh Fanxipan, đích đến của người leo núi, thích thám hiểm, nay không còn nữa. Tiếc thay cho kiến thức! Chùa nầy xây xong, rồi cũng sẽ bị bỏ hoang, như chùa ngoài Trường Sa và Côn Đảo, không thầy nào dám đến. Dân lác đác mấy người…”
Bạn Luan PhuotThu: Nhiều người chỉ thấy cái lợi trước mắt, dân số Nepal >80% là phật giáo nhưng họ có xây cái chùa nào trên dãy Himalaya không, chứ đừng nói là Everest, họ hoàn toàn đủ khả năng để làm điều đó!”
Bạn Đức Quang Lương: “Em mới leo Fan tháng 11. Ngoài cái cảm giác chiến thắng leo đến đỉnh ra thì là cả một sự thất vọng tràn trề khi phải trèo qua những bức tường bê tông và gạch đá, giàn giáo, vôi vữa…”.
Bạn Lê Thị Bằng Giang: “Đọc xong hai bài bạn Nguyễn Hạnh Hà My và Người Sài Gòn dẫn nguồn thì tôi chỉ còn biết khóc ròng. Mặc dù có thể ko đủ sức leo Phan, nhưng tôi ko muốn đi cáp treo lên Phan, tôi ko muốn những gì đẹp đẽ thiêng liêng của thiên nhiên bị phá hỏng bởi sự can thiệp thô bạo, thực dụng của con người…”.
…. Cùng hàng trăm bình luận khác của cộng đồng mạng tỏ ra tiếc thương cho 1 Fansipan hùng vĩ giữa thiên nhiên đang ngày càng “được hiện đại hóa”.
Cũng có bạn cho rằng đây chỉ là nhà ga của cáp treo đang được xây trên đỉnh Fanxipan. Bạn Trần Khánh Hưng nói: Đây không phải là chùa, đây chắc chỉ là nhà ga của cáp treo thôi. Mình vừa gọi điện cho anh Nguyễn Đình Dũng Phó Giám đốc sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Lào Cai cùng chị Hoàng Thị Vượng, Trưởng phòng Quy hoạch & Phát triển Tài nguyên Du lịch Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lào Cai, cả hai người đều xác nhận là việc xây chùa là giai đoạn 2 mới làm, phải 2 – 3 năm nữa mới xây cơ. Còn bây giờ thì nhà ga cáp treo vẫn còn chưa xây xong….”
Tuy nhiên, sự thực như thế nào, mọi người đều đang mong đợi một câu trả lời thỏa đáng từ phía cơ quan chức năng.
Fansipan, hay Phan Si Phăng, Phan Xi Păng, cao 3.143m, là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam, nằm giáp 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là “Hủa Xi Pan”, có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, theo Wikipedia.

đỉnh Fansipan bị phá để xây chùa
Đỉnh Fansipan hùng vĩ – Nóc nhà Đông Dương nằm ở độ cao 3.143m. (Ảnh: uonggiatravel.com0
Bạch Liên tổng hợp

Bí ẩn vụ hàng loạt cây Muồng Đen loại I đã “không cánh mà bay”

Cây muồng đen xanh tốt được thay bằng cây Sưa trắng trơ trụi lá. (Ảnh: nguoiduatin)
Cây muồng đen xanh tốt được thay bằng cây Sưa trắng trơ trụi lá. (Ảnh: nguoiduatin)
Trên đoạn đường Giảng Võ, Hà Nội chỉ còn sót lại 2 cây Muồng Đen xòe tán rộng bên cạnh những cây Sưa trắng non trơ trụi lá khiến cho ai nấy cũng cảm thấy tiếc nuối.
Gần đây, người dân bỗng giật mình nhận thấy rằng, 16 cây Muồng Đen khỏe mạnh trước cửa Bộ Y Tế nằm trên đường Giảng Võ được trồng từ thời Pháp thuộc, có tuổi đời cả trăm năm nay đã “không cánh mà bay”.
Theo thông tin được biết, Muồng Đen là loại gỗ thuộc nhóm I, cao 15-20m, đường kính 50-60cm; tán rộng tròn, rậm, xanh mướt; thân hình trụ vặn xoắn, vỏ xám nâu, nứt nhỏ nông đều dặn, thỉnh thoảng tạo thành múi do thân vặn, tạo bóng râm tốt, lá gần như xanh quanh năm, chỉ thay lá dần dần từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.
Gỗ Muồng Đen cứng, nặng, vòng sinh trưởng rõ, có dác lõi phân biệt nên được xếp vào loại gỗ quý.

Các cây Muồng Đen này thuộc diện quản lý của Chính phủ và chỉ bị đốn hạ trong trường hợp bị sâu bệnh. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì chúng được thay thế một cách ngang nhiên bằng cây Sưa trong khi không hề có sâu bệnh. Điều đáng nói, sự việc trên diễn ra cách đây gần một tháng mà vẫn chưa có sự can thiệp nào từ các cơ quan chức năng.


Một cây muồng đen may mắn còn sót lại. (Ảnh: nguoiduatin)
Một cây Muồng Đen may mắn còn sót lại. (Ảnh: nguoiduatin)

Cảm nhận của người dân
Bác Nguyễn Thị Sen (64 tuổi, Khu tập thể Giảng Võ) cảm thấy vô cùng tiếc nuối khi mà hàng cây cổ thụ này bị chặt mất. Bác cho biết là hàng cây này được trồng trước cửa Bộ Y tế từ rất lâu rồi. Ngày nào bác cũng cùng vài người bạn già đi tập thể dục buổi chiều qua khu này, vào mùa hè dù nắng nóng nhưng ở đây mát mẻ lắm vì có hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm. Không hiểu vì lý do gì mà họ lại chặt đi những cây xanh tốt và thay vào mấy cây non trơ trụi lá. Bác cùng bà con ở đây thấy rất lãng phí, biết bao giờ mới lại có được hàng cây xanh tốt như vậy. Giờ muốn đi dạo qua đường này cũng ngại phần vì bụi, phần vì nắng nên bác và các bạn già đành phải quanh quẩn gần nhà.

Khung cảnh trống trải ttrước cửa Bộ Y tế. (Ảnh: nguoiduatin)
Khung cảnh trống trải trước cửa Bộ Y tế. (Ảnh: nguoiduatin)

“Ngay sau Tết Nguyên Đán chúng tôi đi làm thấy người ta đang rục rịch chặt hạ các cây ở đây rồi, trong khi chúng vẫn còn xanh tốt. Có cây to vừa ôm tay người thế nhưng cũng đều bị chặt hạ. Chúng tôi hàng ngày ở đây nên cũng tiếc lắm. Nhưng họ bảo đây là chỉ đạo từ bên trên nên chúng tôi cũng không có ý kiến gì. Giờ nhìn hàng cây mới trơ trụi lá, cây chết, cây sống mà nao lòng. Đến bao giờ mới có được hàng cây xanh mát như trước”, chú Nguyễn Hữu Trung (56 tuổi) – bảo vệ của Phòng khám mắt ngay cạnh Bộ Y tế cho biết.

Người dân đi đường ngơ ngác nhìn hàng cây trụi lá. (Ảnh: nguoiduatin)
Người dân đi đường ngơ ngác nhìn hàng cây trụi lá. (Ảnh: nguoiduatin)

Thương lái gỗ cho biết
Bác Nguyễn Văn Quân (61 tuổi, chủ xưởng buôn gỗ có tiếng tại làng Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ: “Gỗ Muồng Đen giờ hiếm lắm, cách đây khoảng 3 – 4 năm thì chúng tôi ở đây còn kiếm được về buôn. Chứ giờ ít ai mua được loại gỗ này”. Cũng theo bác Quân, trong khi các loại gỗ khác thường bấp bênh về giá thì giá của loại gỗ này thường dao động ở mức 7,5 – 9 triệu đồng/m3. Thêm nữa gỗ Muồng Đen thường rất được giá nhưng để mua được rất khó vì các cây này nằm trong danh mục bảo tồn của quốc gia, phải có mối quen mới mua được.
Một thương lái khác là anh Nguyễn Danh Thắng (34 tuổi, chủ buôn gỗ tại Đồng Kị, Từ Sơn, Bắc Ninh) chia sẻ là bên cạnh những loại gỗ quý như Đinh, Lim, Sến, Táu, Hương… thì thị trường hiện nay cũng rất ưa chuộng các sản phẩm làm từ Muồng Đen bởi gỗ rất chắc, bền và không lo mối mọt, đường kính cây càng lớn thì càng được giá.
Nhà sản xuất sản phẩm từ gỗ là Bác Đỗ Quang Hùng (chủ xưởng đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kị, Từ Sơn, Bắc Ninh) là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cho biết thêm, gỗ cây Muồng Đen có đường kính 40 – 60 cm có giá không dưới 7,5 triệu đồng/m3. Nhiều khi khan hiếm gỗ, thương lái ép giá đến trên 9,5 triệu đồng/m3. Gỗ Muồng Đen chắc, không mối mọt nên thường được sử dụng làm đồ mĩ nghệ cao cấp. Hiện nay khách hàng rất ưa chuộng loại gỗ này.
Ai là người chịu trách nhiệm?
Trước những phản ứng và khúc mắc khó giải của người dân và chuyên gia thì Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, đơn vị quản lý cây xanh Hà Nội lại im lặng không phản hồi gì. Sự im lặng này có thể khiến cho dư luận có thêm nhiều nghi vấn hơn về tính minh bạch trong vấn đề đốn hạ loại cây này.
Trước đó, tại thời điểm đưa tin, phóng viên đã nhiều lần đặt lịch trực tiếp cũng như liên hệ qua điện thoại để hỏi chi tiết vụ việc nhưng không thành.
Trước hàng chục cây Muồng Đen bị đốn hạ, ông Nguyễn Khánh Xuân – nguyên Viện phó Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho báo biết, những cây này được trồng từ thời Pháp thuộc, được xếp vào gỗ loại I và chính ông là người từng liệt kê nghiên cứu các loại cây trên địa bàn Hà Nội nên ông biết rất rõ. Các cây Muồng Đen thuộc diện quản lý của Chính phủ và chỉ bị đốn hạ trong trường hợp bị sâu bệnh.
“Những cây gỗ Muồng Đen và cây Sưa trắng có giá trị kinh tế chênh lệch nhau rất lớn nên việc chặt hạ các cây Muồng Đen có tuổi đời hàng trăm năm thay bằng các cây Sưa trắng non sẽ nảy sinh ra nhiều nghi vấn như: Ai là người ra quyết định chặt cây? Những cây bị chặt được tiêu thụ như thế nào, đơn vị nào quản lý?… Vậy nên, đừng cố tình chặt nhầm gỗ quý”, ông Xuân nhấn mạnh.
Hiện vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm về sự việc này.

Người dân nói gì trước dự án chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội?

Hình ảnh cây xanh bị đốn hạ ở Hà Nội (Ảnh: internet)
Hình ảnh cây xanh bị đốn hạ ở Hà Nội (Ảnh: internet)
Mấy ngày gần đây, không chỉ Hà Nội mà người dân trên cả nước nóng lòng trước tin chính quyền thông báo Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị thủ đô với kinh phí lên tới hơn 60 tỷ đồng.
Sau khi sàng lọc, Sở Xây dựng đã đề xuất chặt hạ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố thuộc 10 quận nội thành Hà Nội, trong đó có những cây xanh hơn 100 tuổi. Sau khi chặt hạ số cây này sẽ trồng bổ sung cây xanh vào những vị trí hè phố có mặt cắt ngang hơn 2m kết hợp đặt chậu hoa, cây cảnh, bó vỉa gốc cây, đánh số thứ tự để quản lý.
Theo UBND Hà Nội, hiện toàn thành phố có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát, với khoảng 70 loài được trồng trên gần 3.000 km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ. Qua khảo sát gần 200 tuyến phố trên 10 quận với hơn 29.600 cây xanh, các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc đã xuất hiện hiện tượng cong, vênh, sâu mục, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa mưa bão. Trên một số tuyến đường tồn tại cây lâm nghiệp không phải cây đô thị… Đây là lý do mà Sở Xây dựng đề xuất chặt hạ, thay thế 6.700 cây  xanh.
Việc thực hiện sẽ bắt đầu từ đường Nguyễn Chí Thanh với 381 cây bóng mát thuộc 15 loài, trong đó chiếm số nhiều là cây hoa sữa với 228 cây, cây keo có 81 cây, số còn lại thuộc 13 loài khác nhau. Sau đó sẽ thực hiện trên các tuyến khác như Láng Hạ, Giảng Võ, Trần Nhân Tông, Ngô Thì Nhậm, Trần Hưng Đạo…
Theo vietnamnet đưa tin, trao đổi bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy  Phan Đăng Long cho biết, việc chặt cây đã nhiều lần được nói tới, hiện nay có thể thấy cây xanh trồng trên đường phố cũng rất tạp, có rất nhiều cây đổ, gây tai nạn.
Khi được hỏi về vấn đề có cần phải hỏi ý kiến người dân trong việc chặt cây này không, ông Long trả lời:

“Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì…Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định….Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác.”
Trong khi đó, UBND Hà Nội cho biết, trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã thông báo và được hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ???
Hiện đang có rất nhiều dư luận trái chiều trong việc chặt hạ cây xanh đô thị. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc, phản đối trước dự án trên.
Đi trên các tuyến phố Hà Nội những ngày này, ai yêu Hà Nội cũng đều cảm thấy xót xa trước những thân cây muồng, cây xà cừ với đường kính thân cây cỡ lớn bị đốn hạ.
Trước tình hình đó, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã viết thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo, kiến nghị tạm dừng việc chặt hạ cây một thời gian để người dân tự kiểm tra.

Bức thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn. (Ảnh: facebook)

Trên các trang mạng xã hội như facebook, xuất hiện hàng loạt các bức ảnh cây xanh bị chặt trên đường phố Hà Nội với lời kêu than ai oán được người dân đưa lên. Thậm chí còn có người lập ra những fanpage để phản đối dự án trên.
 - 4

 - 5
Hình ảnh 1 fanpage kêu gọi người dân đứng lên phản đối dự án chặt cây ở Hà Nội. (Ảnh: facebook)
 - 6
 - 7
 - 8
Cả những bậc trí thức hàng đầu như Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã lên tiếng về vấn đề này.
Dưới dây là toàn văn bài chia sẻ của ông:
Lý do để chặt cây và các câu hỏi:1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão.  Câu hỏi:
1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?
1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng, khoẻ mạnh cũng bị chặt?
1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?
2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố.
Câu hỏi:
2a. Nhiều khu phố nhà Hà Nội xây cất thiêú quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo chồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?
2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?
3. Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu hỏi:
3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?
3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà Nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?
3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?

 - 2
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình về vấn đề chặt cây ở Hà Nội. (Ảnh: facebook)

Từ những phản ánh của truyền thông và dư luận, chủ tịch Hà Nội là ông Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố.
Bạch Liên tổng hợp

Hà Nội: Hàng cây xà cừ cổ thụ bị chém nham nhở

Gần như cây xà cừ nào trên đường Lê Duẩn, Hà Nội cũng bị chém nham nhở. (Ảnh: laodong)
Gần như cây xà cừ nào trên đường Lê Duẩn, Hà Nội cũng bị chém nham nhở. (Ảnh: laodong)
Trong khi dư luận cả nước vẫn còn đang xôn xao xung quanh dự án “chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội”, thì nay người dân trên đường Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội lại được một phen giật mình trước hình ảnh những cây xà cừ cổ thụ bị “kẻ lạ” gọt, chém nham nhở, khoét sâu vào thân cây.
Người dân ở đây cho biết, gần 1 tuần nay, có khoảng 10 cây xà cừ bị chém nham nhở, tróc từng mảng vỏ lớn, nhựa cây ứ ra. Nhưng việc này cũng không phải là mới xảy ra, một vài năm trước cũng đã có hiện tượng cây xà cừ bị gọt vỏ như thế này.
Nhiều người cho rằng, có khả năng là một số người dân đã cạo vỏ của cây xà cừ về làm thuốc chữa ghẻ cho trẻ con.
Nhận được thông tin, Công ty Cây xanh Hà Nội cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương để xác định nguyên nhân, nhưng theo đánh giá, những vết thương đó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng của cây xà cừ.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở đây vẫn bức xúc cho rằng, đây là hành động phá hoại của công, phá hoại cây xanh, cần phải lên án.

Vết chém ăn sâu vào lớp gỗ. (Ảnh: laodong)
HN: Can canh hang cay xa cu co thu ua nhua sau mot dem
Những gốc cây xà cừ cổ thụ, xù xì bị băm nhăm nhở. (Ảnh: danviet)
Có cây bị chém nhiều vết cùng lúc. (Ảnh: laodong)
Xôn xao những vết "chém lạ" tại hàng xà cừ phố Lê Duẩn - Ảnh 3
Nhựa cây ứ ra sau vết chém. (Ảnh: doisongphapluat)

Những cánh rừng thông Đà Lạt bị bức tử tàn độc, còn đâu thành phố ngàn thông?

Không chỉ là những chủ đầu tư lắm tiền, những người nông dân nghèo cũng “góp phần” vào việc làm xấu đi thành phố mộng mơ. Những đồi thông trước đây đã bị thay thế bằng những đồi café hoặc trà. (Hình chụp trên đường Khánh Lê-Lâm Đồng cửa ngõ từ hướng Nha Trang đi lên Đà Lạt. Nguồn: baotreonline)
Không chỉ là những chủ đầu tư lắm tiền, những người nông dân nghèo cũng “góp phần” vào việc làm xấu đi thành phố mộng mơ. Những đồi thông trước đây đã bị thay thế bằng những đồi café hoặc trà. (Hình chụp trên đường Khánh Lê-Lâm Đồng cửa ngõ từ hướng Nha Trang đi lên Đà Lạt. Nguồn: baotreonline)
Men theo Tỉnh lộ 723 nối liền hai thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt – Nha Trang, nhiều người không khỏi chạnh lòng trước những vạt rừng thông héo khô, chết đứng, bị chặt phá nham nhở.
Hàng trăm hecta rừng thông vốn tạo nên khí hậu ôn hòa, mát mẻ cho thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt đã bị triệt hạ để trồng cà phê, làm dự án và lấy gỗ…
Từ đầu năm 2015 đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng liên tục phát hiện và xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp xâm phạm rừng thông bằng nhiều hình thức. Điển hình như vụ Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim phát hiện hàng trăm cây thông bị đầu độc bằng hóa chất làm chết hàng loạt.
Bằng mọi thủ đoạn như ken cây (vạc dưới gốc cho nhựa rỉ ra rồi chết dần), dùng lửa đốt quanh gốc, tiêm hóa chất…, người ta có thể biến vạt rừng thông xanh rờn bỗng trở nên vàng úa, chết đứng. Dừng chân tại khu vực sân bóng xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương – nơi cách đây 2 năm là những cánh rừng thông bạt ngàn, người dân chỉ thấy những vườn cà phê tươi tốt, những khu nhà kính nông nghiệp công nghệ cao mọc lên.
Trong trung tâm của TP Đà Lạt, những ngôi nhà nào bị cây thông còn sót lại che khuất tầm nhìn là người ta tìm mọi cách để cây… nhanh chết bằng cách bơm cho chúng một chai thuốc sâu cực độc.
5 năm, mất 90.000 ha rừng
Năm 2014, sau khi kiểm kê rừng trên địa bàn theo dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016, nhiều người mới tá hỏa khi biết chưa đầy 5 năm, Lâm Đồng đã mất khoảng 90.000 ha rừng, trong đó có không ít rừng thông.

Đẽo vỏ cây, đốt lửa quanh gốc, khoan lỗ đổ thuốc sâu hay muối hột, cưa một phần cây rồi chờ gió xô đổ… Đó là những kiểu ra tay tàn độc bức tử những cánh rừng thông tại TP Đà Lạt và cả Lâm Đồng nói chung.


Những lỗ khoan trên thân cây thông bị bơm thuốc độc
Những lỗ khoan trên thân cây thông bị bơm thuốc độc. (Ảnh: nld.com.vn)

Còn đâu thành phố ngàn thông?
Nếu trước đây, cho dù đi từ bất cứ hướng nào, khi lên Đà Lạt, cái đầu tiên đập vào mắt du khách là những cánh rừng thông cao vút, ru lên những âm thanh huyền bí mỗi khi có cơn gió ùa về. Thì nay, dù rừng thông vẫn còn đó nhưng nó dần dần thay thế, bị bủa vây bởi những công trình nhà ở, các khu du lịch từ các trục đường chính hướng đến Đà Lạt. Không những vậy, những dãy nhà kính của nông dân được mọc lên hàng loạt trên những mảnh đất mà trước đây là đồi thông.

Đà Lạt ngày ấy… với những cánh rừng thông bạt ngàn, xanh tốt. (Ảnh: internet)
Không chỉ trên con đường từ Nha Trang lên Đà Lạt, mà trên tất cả cửa ngõ hướng về thành phố ngàn hoa đều xuất hiện hàng loạt những khu du lịch, biệt thự. Và tất nhiên, để xây dựng những công trình đó đòi hỏi phải đốn hạ hàng trăm, có khi là hàng ngàn cây thông.
Ngay tại hồ Tuyền Lâm vốn được biết đến với cánh rừng thông hùng vỹ, thì nay khi hàng loạt biệt thự, khu nhà nghỉ cao cấp mọc lên đã làm cho cánh rừng ở đây bị loang lổ nghiêm trọng. Theo ước tính, người ta phải chặt bỏ hơn 98 ngàn cây thông trong đó bao gồm cả cây tự nhiên và cây trồng.

alt
Những căn biệt thự đang được xây dựng trên khu rừng thông ở hồ Tuyền Lâm. (Ảnh: baotreonline)
Đạt Lạt ngày càng trở nên “xấu xí”
Đà Lạt phát triển, hiện đại, nhưng chỏi lỏi với những gì đang có. Họa sĩ Vi Quốc Hiệp – người yêu Đà Lạt đến từng ngọn cỏ, ngọn thông than rằng, Đà Lạt đang “đi” nhanh quá, không hợp với Đà Lạt chút nào. Đà Lạt thay cái áo màu xanh của rừng thông thành cái áo đủ màu bê tông sắt thép.

alt
Một góc Đà Lạt nhìn từ đồi cao. Những dãy nhà kính, chen lẫn là các nhà ở của người dân đã dần thay thế rừng thông ngày trước. (Ảnh: internet)
Trên con đường mới mở Khánh Lê-Lâm Đồng, càng đến gần thành phố Đà Lạt, rừng thông càng bị tàn phá nghiêm trọng. Từ trên đồi cao nhìn xuống dưới, cái ập vào mắt không phải là những thân cây cao mà là một màu trắng của những dãy nhà kính do người nông dân xây dựng để trồng rau, trồng hoa. Không những thế, khuất lẩn sau rặng thông là những ngôi biệt thự do những đại gia lắm tiền xây cất.

Đà Lạt vốn được mệnh danh là thành phố ngàn thông, nhưng có lẽ sẽ sớm trở thành huyền thoại nếu chính quyền không ngăn chặn việc chặt phá rừng.

Người Đà Lạt đã có những bài học trước mắt, mà đi hàng đầu phải là thác Cam Ly. Camly không còn là điểm đến của du khách. Nếu cách đây khoảng hơn 20 năm, thác Camly vẫn là điểm yêu thích với lũ lượt du khách đến thăm. Hàng loạt bài viết về chất thải được đổ ra từ dòng thác Cam Ly đã làm cho các công ty du lịch không còn dám đưa du khách của mình đến nơi này.

alt
Đầu nguồn thác Cam Ly với đầy rẫy rác thải của người dân. (Ảnh: internet)

Không chỉ riêng thác Cam Ly, mà còn những danh lam thắng cảnh vốn nổi tiếng trước kia không còn thu hút được sự chú ý của khách du lịch. Hồ Than Thở là một trong số đó. Nằm thơ mộng bên Đồi Thông Hai Mộ, nơi ghi dấu cho tình yêu sắt son của đôi trai gái. Hồ Than Thở được nhiều ưu ái của thiên nhiên và con người. Thế nhưng, ngày nay khi đi ngang qua nơi này chỉ còn thấy nét ảm đạm, xuống cấp và chẳng còn mấy du khách đến thăm viếng.
Khoảng từ năm 2007 đổ lại đây, người Đà Lạt ghi nhận những thay đổi xấu đi của thời tiết. Từ dịch bệnh, sâu bọ đến mưa đá.

Giờ đây, sương mù trở thành “hàng hiếm” ở thành phố mộng mơ này. Người Đà Lạt bây giờ cũng thèm sương, thèm chính cái mà họ không bao giờ thiếu.


Sương mù đã trở thành “hàng hiếm” ở thành phố mộng mơ này. (Ảnh: nld.com.vn)
“Đà Lạt rồi sẽ ra đi như một cuộc tình”
Rõ ràng Đà Lạt đang đi theo quy trình ngược, những chuyện rất lạ đã trở thành quen, còn những chuyện quen đã trở thành lạ. Sương mù và thông là hai thứ đặc trưng của Đà Lạt, vậy mà cũng sắp trở thành “hàng hiếm” vì sương mù lâu lâu mới có một đợt, còn thông ở trong nội ô thì cứ biến mất từng ngày, một phần vì bị đốn hạ, một phần “bỗng dưng” lăn ra chết!

Đà Lạt mất thông là mất đi một nửa hồn. Đà Lạt mất sương mù là mất đi nửa hồn còn lại. Liệu Đà Lạt sẽ ra sao khi chỉ còn là cái xác không hồn mà cũng không hoàn toàn lành lặn? Nói như ông thợ chụp ảnh Trần Ngọc Vinh: “Đà Lạt rồi sẽ ra đi như một cuộc tình”!

Bạch Liên tổng hợp
(Theo báo Người Lao Động)

'Cuộc tàn sát voi ở Việt Nam sắp xong'

The New York Times nhận định rằng số vụ giết voi ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động, bất chấp những nỗ lực bảo vệ của cả chính quyền lẫn giới bảo tồn, và có thể họa tuyệt chủng sẽ giáng xuống chúng trong tương lai gần.
> Sừng tê tại Việt Nam đắt như vàng
> Tê giác một sừng tuyệt chủng ở Việt Nam
Xác một con voi trưởng thành trong
Xác một con voi trưởng thành trong Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Người dân phát hiện xác voi vào ngày 25/8. Ảnh: nld.com.vn.
Hoạt động giết voi đang đến hồi cao trào ở Việt Nam. Cùng với những người dân sống gần rừng, những công ty khai thác gỗ, các công ty xây dựng và những quan chức địa phương biến chất, bọn săn trộm đã đẩy số lượng voi trong môi trường hoang dã xuống con số vài chục, The New York Times bình luận vời dòng tít chua chát rằng cuộc tàn sát voi ở Việt Nam sắp xong.
Voi trên khắp châu Á, đặc biệt là ở Thái Lan và Ấn Độ, đang đối mặt với vô số mối hiểm họa nghiêm trọng. Nhưng tình cảnh của chúng ở Việt Nam có thể được mô tả bằng hai từ “vô vọng”. Vì thế mà các tổ chức bảo tồn phải gấp rút ra tay trước khi kết cục tồi tệ nhất xảy ra.
Trung tâm Bảo tồn Voi, một cơ sở nhỏ bé và luôn vật lộn với tình trạng thiếu tiền, nằm trong một vườn quốc gia ở tỉnh Đắk Lắk. Người ta nuôi 29 con voi trong trung tâm này. Nhưng hai tuần trước, bọn săn trộm giết hai con trong rừng. Một trong hai con voi xấu số là cá thể đực duy nhất trong trung tâm. Đầu, vòi và ngà của nó đã bị cắt.
“Với sự biến mất của con đực, đàn voi sẽ không thể tồn tại lâu dài”, các quan chức kiểm lâm Việt Nam nhận định.
Giới chuyên gia dự đoán đàn voi gồm 15 con ở miền nam Việt Nam sẽ bị tiêu diệt trong tương lai gần. Hồi tháng 2, trong lúc di chuyển trong một khu rừng cấm ở tỉnh Đồng Nai trong trạng thái đói, đàn voi đã xông vào các ruộng ngô, khoai tây và mía. Khi thấy chúng, nông dân tháo chạy.
Không chỉ phá hoại hoa màu, voi còn tấn công người và phá nhà ở vùng nông thôn để tìm kiếm tro trong bếp. Tro bếp chứa muối, chất mà voi cần. Để đối phó, người dân đào những hào sâu để bẫy và giết voi. Họ cũng dùng súng tự chế và lửa để xua đuổi chúng.
Những nỗ lực bảo vệ voi ở Việt Nam dường như không thấm vào đâu so với những nguy cơ mà voi đối mặt. Vào năm 1993, một đàn voi gồm 13 con ở miền nam đã được chuyển tới khu vực khác, bởi khu rừng mà chúng sống được chuyển đổi thành các lâm trường. 12 trong số 13 con đã chết. Con sống sót được đưa tới vườn thú ở thành phố Hồ Chí Minh.
Vào năm 1999, Frank Momberg, một nhà quản lý chương trình của tổ chức bảo tồn Fauna and Flora International từng nhận xét rằng nhiều quan chức địa phương ở Việt Nam ban hành các quyết định về phát triển kinh tế mà không quan tâm tới môi trường và sinh thái.
“Voi ở Việt Nam sắp tuyệt chủng. Đó là một vấn đề liên quan tới niềm tự hào của quốc gia. Người dân Việt Nam không muốn thế giới phê phán họ vì để voi biến mất”, Momberg phát biểu.
Chính phủ Việt Nam từng xây dựng “kế hoạch hành động khẩn cấp” vào năm 2006 để bảo vệ voi. Nhưng giới chức chưa lập quỹ đất cũng như ngân sách cho kế hoạch.
Chỉ mới vài chục năm trước, hàng nghìn con voi còn tung hoành trong các rừng rậm trên cao nguyên của Việt Nam, dù hồi đó các khu rừng bị tàn phá bởi chiến tranh.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam dần mở cửa nền kinh tế. Người dân chặt cây trong rừng để lấy đất trồng lúa, cà phê và cao su. Các nhà máy lần lượt mọc lên. Số lượng đập thủy điện và các con đường tăng dần, còn những đô thị liên tục mở rộng. Những kẻ đốn gỗ bất hợp pháp say sưa chặt những cây cổ thụ trong rừng để đưa ra nước ngoài.
Trong lúc kinh tế phát triển, hoạt động giết voi cũng tăng và số lượng voi sống giảm dần.
Ngay cả những con voi nhà cũng không được tận hưởng cuộc sống an toàn. Vào tháng 4/2011, giới chức địa phương ở Đà Lạt bắt chủ của một con voi có tên Beckham vì người này âm mưu giết nó để lấy cặp ngà. Người ta tìm thấy xác của nó trong một khu rừng ở Đà Lạt vào ngày 29/4/2011. Con vật bị buộc vào một thân cây và những dây chằng ở hai chân sau đã bị cắt.
Cơ quan công an nói rằng người chủ của con voi cùng hai người khác đã cưa cặp ngà của Beckham trước khi giết nó.
Trên thế giới, khoảng 70% ngà voi ở châu Phi được đưa tới Trung Quốc. Sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc đang tạo ra một tầng lớp người giàu, những người muốn thể hiện “đẳng cấp” bằng cách dùng đũa, lược và những đồ vật nhỏ bằng ngà voi. Một chiếc ngà voi có khối lượng 450 g có thể được bán với giá lên tới 1.000 USD tại Bắc Kinh.
“Trung Quốc là trung tâm của nhu cầu đối với ngà voi. Nếu người Trung Quốc không thèm khát ngà voi, nhu cầu đối với những thứ đó sẽ giảm rất mạnh”, Robert Hormats, một quan chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, bình luận.
Minh Long

Tàn sát rừng nghiến ở Hà Giang (Kỳ 1)

ThienNhien.Net – Chưa bao giờ Hà Giang lại xảy ra tình trạng phá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn rầm rộ như ba năm trở lại đây. Hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cây gỗ nghiến, trai (nhóm IIA) cổ thụ có đường kính từ 0,8 – 1,5 m đã bị đốn hạ, cắt thớt trong sự bất lực của các cơ quan chức năng.
Một trong những điểm nóng về thực trạng phá rừng tại mảnh đất địa đầu tổ quốc hiện nay cần phải kể tới là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Quang thuộc 4 xã Minh Tân, Thanh Thủy, Thuận Hòa, Phong Quang (huyện Vị Xuyên) và một phần nhỏ của phường Quang Trung (TP Hà Giang).
Từ lâu Phong Quang đã được xem là vựa nghiến của Hà Giang nên việc “lâm tặc” hội tụ về vùng đất này không lấy gì làm mới lạ. Điều khiến không ít người băn khoăn là tới bao giờ, tài nguyên rừng nơi đây mới thôi ngừng bị tàn sát và liệu có biện pháp nào hạn chế bớt thực trạng đau lòng này, dù chỉ là tạm thời trước mắt.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Phong Quang vừa được ThienNhien.Net ghi nhận trong chuyến đi thực tế cuối tháng 2 vừa qua, xin chia sẻ cùng độc giả:

Hầu hết những cây gỗ lâu năm trong rừng đặc dụng Phong Quang đều là gỗ nghiến

Ít ai biết được những cây nghiến cổ thụ như thế này đã bị "lâm tặc" xén mất một phần gốc…

… hoặc cưa vát ngang thân hòng qua mắt lực lượng chức năng

Một trong số hàng trăm cây nghiến thuộc rừng đặc dụng Phong Quang bị "lâm tặc" cưa đổ tại xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên

Những cây nghiến hàng chục mét khối với tuổi đời hàng trăm năm luôn là mục tiêu số 1 của nhóm đối tượng này

Nhưng mỗi khi các cơ quan chức năng tới kiểm tra địa điểm thì "lâm tặc" đã kịp thời tẩu thoát

Hai trong số nhiều đối tượng bị bắt giữ tại rừng cùng tang vật

Phần lớn nghiến được xẻ thành thớt để dễ bề vận chuyển qua các cung đường mòn sang bên kia biên giới

Ngoài sức người, các đối tượng "lâm tặc" còn dùng cả ngựa và xe thồ để vận chuyển nghiến trái phép
Hoàng Nguyên – Nguyễn Việt
 

Tàn sát rừng nghiến ở Hà Giang (Kỳ 2)

Thiên Nhiên

Kỳ 2: Lâm tặc… làm chủ rừng
ThienNhien.Net – Chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2011 đến đầu 2012, hàng nghìn cây nghiến cổ thụ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Quang và các cánh rừng đặc dụng lân cận đã bị đốn hạ không thương tiếc. Do lợi nhuận từ khai thác gỗ nghiến lên tới vài triệu đồng/người/ngày nên các đối tượng “lâm tặc” bất chấp mọi thủ đoạn để tàn sát rừng .
Lâm tặc chính là người dân?
Rừng đặc dụng Phong Quang được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Thủ tướng Chính phủ và 12 năm sau, tức năm 1998, rừng tiếp tục được nâng lên thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Quang tại Quyết định số 59/QĐ-UB ngày 17/1/1998 của UBND tỉnh Hà Giang với tổng diện tích ban đầu 18.840 ha. Tuy nhiên, sau kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng vào năm 2008 của tỉnh, diện tích rừng bị cắt giảm xuống còn 8.335,6 ha.
Bao trọn khu rừng là các dải rừng núi đá vôi liên tiếp trải dọc từ biên giới Việt – Trung về đến thành phố Hà Giang với tổng chiều dài 20 km. Nơi đây được đánh giá là còn lưu giữ nhiều nguồn tài nguyên thực vật quý hiếm, đặc biệt là các loài cây như đinh, trai, nghiến, kim giao, lát… nhưng hiện một số đã bị khai thác cạn kiệt, chỉ còn nghiến là có trữ lượng tương đối lớn (phần nhiều những cây cổ thụ trong rừng đặc dụng Phong Quang hiện nay là nghiến).
Rậm rịch từ nhiều năm về trước nhưng nạn phá rừng tại Phong Quang chỉ thực sự nổi lên trong thời gian gần đây khi xuất hiện các đối tượng “cò” người nước ngoài thuộc thị trấn Malipho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sang lôi kéo, thuê người dân tại các xã vùng đệm Khu bảo tồn chặt gỗ nghiến rồi bán cho chúng với giá cao chót vót. Thậm chí, theo nhiều nguồn tin, nhóm đối tượng này còn sẵn sàng cung cấp cả cưa máy để việc phá rừng được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng.
Trước sức cám dỗ của đồng tiền, hàng trăm người dân tại các xã giáp ranh Khu bảo tồn bỗng dưng trở thành lâm tặc đi khai thác, vận chuyển nghiến thuê cho các đối tượng đầu nậu bên kia biên giới. Thông thường, gỗ nghiến được một nhóm đối tượng dùng cưa máy xẻ thành các khối tròn bán ngay tại rừng với giá 200.000 đồng, sau đó các mảnh thớt nghiến tiếp tục được một nhóm đối tượng khác (trong đó có cả phụ nữ và trẻ em) vận chuyển qua biên giới bán cho những đầu nậu chờ sẵn với giá 3000 nhân dân tệ, tương đương gần 1 triệu đồng tiền Việt Nam.
Trong số các xã nằm giáp ranh Khu bảo tồn Phong Quang, Minh Tân hiện đang là địa phương xảy ra tình trạng phá rừng nghiêm trọng nhất. Một cán bộ chủ chốt của xã cho biết, toàn xã có 1.169 hộ thì có đến cả nghìn chiếc cưa xăng. Những điểm phá rừng nóng nhất thuộc các thôn Mã Hoàng Phìn, Hoàng Lỳ Pả, Thượng Lâm, Tả Lèng, Tân Sơn. Tại đây, hàng trăm cây nghiến cổ thụ có đường kính từ 0,8 – 1,5 m đã bị cưa đổ, trong đó không ít cây bị tận dụng toàn bộ phần thân để xẻ thành thớt vận chuyển qua biên giới theo đường tiểu ngạch.
Hiện vẫn còn 3 thôn với 217 hộ nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn và 333 hộ sinh sống trong vùng giáp ranh, phần lớn là bà con người Mông, đời sống còn khó khăn, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp và dựa vào rừng. Vì thế, khi có điều kiện “đổi đời”, bà con không ngần ngại hạ sát hàng nghìn gốc nghiến.
Qua thực địa tại xã Minh Tân, chúng tôi còn phát hiện một thủ đoạn tinh vi của “lâm tặc” là chúng không cưa đổ nghiến ngay mà dùng cưa máy cắt “ngọt” một miếng/lát giữa thân cây để lấy gỗ đem bán và hòng qua mắt lực lượng chức năng.
Cuộc chiến chưa có hồi kết
Theo Chủ tịch UBND xã Minh Tân Nguyễn Xuân Thảo, mỗi thớt nghiến có đường kính khoảng 40 cm, dày 30 cm khi vận chuyển trót lọt qua biên giới sẽ thu lời gần 1 triệu đồng. Trung bình mỗi ngày một người dân có thể vận chuyển được 1 – 3 chuyến, tùy vào sức khỏe và tuổi tác. Như vậy, người nào yếu nhất dễ cũng kiếm được tiền triệu mỗi ngày, khỏe thì dăm ba triệu. Chính vì lẽ đó mà nghiến trong rừng đặc dụng Phong Quang ngày càng bị tỉa thưa và đứng trước nguy cơ cạn kiệt trong nay mai.
Cũng theo ông Thảo cho biết, bản thân một Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân vừa qua cũng đã bị kết án 9 tháng tù giam vì hành vi buôn bán, vận chuyển, khai thác gỗ nghiến trái phép. Điều này cho thấy sức hút mãnh liệt của gỗ nghiến lớn tới cỡ nào.
Có mặt tại một gốc nghiến đường kính 1,8 m, cao 40 m vừa bị cắt dở cùng bộ đội biên phòng, kiểm lâm và một số người dân thuộc xã Minh Tân, chúng tôi băn khoăn sẽ phải mất bao lâu để cây có thể sinh trưởng và phát triển đến vậy? Dù không chắc chắn nhưng ai cũng ngầm hiểu có lẽ phải mất tới nghìn năm. Nhưng khi hỏi về khoảng thời gian để có thể cưa đổ cây thì cả bộ đội biên phòng, kiểm lâm và người dân đều khẳng định chắc nịch chỉ mươi, mười lăm phút.
Đến thời điểm này, chưa ai biết chính xác đã có bao nhiêu cây nghiến bị cưa đổ (ngay cả biên phòng và kiểm lâm địa bàn) nhưng theo thông tin từ một số người dân thì Minh Tân hiện đang là địa phương “nóng” nhất trong số các điểm nóng phá rừng tại Phong Quang, trong đó tập trung chủ yếu ở khu làng người Mông thuộc thôn Tân Sơn, nơi có tới hàng trăm cây nghiến mới cũ đã bị cưa đổ.
Bản thân lực lượng biên phòng, kiểm lâm ở Hà Giang cũng không dám khẳng định là có thể ngăn chặn được tình trạng phá rừng tại đây hay không bởi theo lời một cán bộ Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, khi lợi nhuận vượt quá 50% thì có treo cổ, người dân vẫn cứ phá.
Mặt khác, khu rừng lại nằm giáp ranh ngay biên giới nên việc vận chuyển nghiến cho những đầu nậu diễn ra khá thuận tiện, thậm chí nhanh hơn rất nhiều so với việc cơ quan chức năng đi từ trung tâm các xã đến địa điểm kiểm tra. Theo tính toán, thời gian tuần rừng tại các điểm nóng cũng mất cả ngày đường nên lâm tặc có thừa cơ hội để tẩu tán tang vật và chạy trốn.
Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Phong Quang Nguyễn Việt Bách thừa nhận, hầu như lần nào tổ công tác đến được địa điểm phá rừng thì lâm tặc cũng đã kịp thời chạy trốn, tang vật cũng không thể mang về xuể vì quá nặng và đường quá xa. Vậy nhưng một khi lực lượng chức năng rút đi thì các đối tượng lại quay lại “gom” hàng như thường.
Qua trao đổi với một số cán bộ kiểm lâm Khu bảo tồn, Bộ đội biên phòng Thanh Thủy và người dân địa phương, chúng tôi được biết, hầu hết thớt nghiến sau khai thác đều được vận chuyển qua biên giới theo 3 tuyến chính: tuyến các đường tiểu ngạch (rừng Phong Quang có 5,6 km đường biên), tuyến dọc theo Quốc lộ 2 với tổng chiều dài 10 km từ xã Phương Tiến đến cửa khẩu Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên), và theo Quốc lộ 4C hướng Hà Giang – Quản Bạ từ km 7 – km17.

Tàn sát rừng nghiến ở Hà Giang (Kỳ 3)

Thiên Nhiên

Kỳ 3: Kiểm lâm có cũng như không
ThienNhien.Net - Rất nhiều biện pháp đã được các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng đặc dụng Phong Quang nhưng rút cục đều thất bại. Chưa biết tới khi nào nạn khai thác tài nguyên trái phép nơi đây mới được khống chế, song bằng cảm quan mà nói, với một lực lượng mỏng manh như hiện nay thì cả biên phòng và kiểm lâm Hà Giang cũng khó có thể làm gì trước đội quân phá rừng vừa đông đảo, vừa liều lĩnh.
“Nước xa không cứu được lửa gần”
Đầu tháng 3/2012, UBND huyện Vị Xuyên tiếp tục thành lập thêm 3 tổ công tác liên ngành nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ nghiến trái phép tại xã Minh Tân (trước đó đã có 2 tổ công tác liên ngành được thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả và đã giải thể).
Với lực lượng bao gồm công an, bộ đội biên phòng, kiểm lâm đóng trên địa bàn, dân quân tự vệ và cán bộ xã, các tổ công tác được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại 3 thôn “nóng” nhất của Minh Tân. Thời gian công tác kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ 1/3.
Mặc dù được gửi gắm rất nhiều kỳ vọng song phương án bổ sung nhân lực nêu trên vẫn chưa thu được kết quả như mong đợi. Lý giải về điều này, ông Nguyễn Việt Bách – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Phong Quang cho biết, do khu rừng có nhiều vị trí tiếp giáp biên giới nên hoạt động buôn bán, vận chuyển lâm sản diễn ra rất thuận lợi, “lâm tặc” có thể sử dụng mọi ngả đường, mọi hình thức vận chuyển mà không bị cơ quan chức năng phát hiện. Mặt khác, lợi nhuận từ khai thác gỗ quá lớn nên không chỉ những “lâm tặc” chính hiệu mà ngay cả người dân cũng sẵn sàng tham gia tiếp tay cho nhóm đối tượng này.
Ông Bách khẳng định, dù có bổ sung lực lượng biên phòng tham gia vào công tác bảo vệ rừng thì việc các đơn vị này đóng ở quá xa khu vực biên giới cũng không thể khiến mục tiêu kiểm soát tình hình khai thác, mua bán gỗ trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt là thực trạng nan giải đang diễn ra tại hai thôn Mã Hoàng Phìn và Hoàng Lỳ Pả thuộc xã Minh Tân.
Thêm một nhân tố “góp phần” làm giảm hiệu quả hoạt động kiểm soát của lực lượng chức năng cần phải kể tới chính là những thủ đoạn, mánh khóe tinh vi được các đối tượng “lâm tặc” sử dụng triệt để. Ở tất cả các ngả đường dẫn vào rừng, chúng đều bố trí người canh gác cẩn mật cùng các thiết bị liên lạc, vì thế mỗi khi cán bộ kiểm lâm, biên phòng ra khỏi nhà (chứ chưa nói đi đến cửa rừng) thì mọi thứ đã được chuẩn bị, thu xếp “chu đáo”. Một trong những phương án được bọn chúng sử dụng tương đối phổ biến là chọc thủng lốp xe hoặc hủy hoại phương tiện, thiết bị của lực lượng đi tuần.
Tâm sự với chúng tôi, cán bộ lái xe của Hạt kiểm lâm Phong Quang vẫn còn rùng mình khi nhớ lại mỗi lần vào kiểm tra tại các thôn thuộc xã Minh Tân bởi không lần nào chiếc xe u úat mà anh điều khiển không bị dính chông, xịt cả bốn lốp. Không chỉ sử dụng loại đinh thông thường, “lâm tặc” còn dùng cả đinh sắt 6 hình chứ L, chữ Z rải khắp dọc đường. Anh cho biết, bản thân một cán bộ kiểm lâm của Hạt trong một lần bắt gỗ lậu cũng bị các đối tượng ném đá đứt lìa ngón tay.
Lực lượng vừa thiếu vừa yếu
Bên cạnh rất nhiều nguyên nhân khách quan được đưa ra, một nguyên nhân chủ quan “muôn thuở” cũng được lực lượng kiểm lâm đề cập trong Báo cáo số 26/BC-KL về tình hình khai thác vận chuyển gỗ trong rừng đặc dụng Phong Quang do một lãnh đạo Hạt ký ngày 22/2/2012 – đó là quân số mỏng, trang thiết bị, phương tiện thiếu thốn, lạc hậu…
Ông Hoàng Văn Nình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang thừa nhận, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh hiện nay quá mỏng so với với quy định 1.000 ha/kiểm lâm và 500 ha/kiểm lâm đối với rừng đặc dụng. Theo thống kê, Hà Giang có 195 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 554.891,1 ha, trong đó đất có rừng chiếm 444.860,8 ha nhưng ngành kiểm lâm thì chỉ có 263 người. Trung bình, mỗi kiểm lâm phải phụ trách tới 2 – 3 xã với diện tích lên đến vài nghìn ha.
Lực lượng kiểm lâm vừa thiếu nhân lực, phương tiện hỗ trợ tác nghiệp, lại ở chỗ sáng, trong khi lâm tặc ở trong bóng tối và số lượng lên đến cả nghìn người, vì thế mọi hoạt động bảo vệ rừng ở Phong Quang đều trở nên không hiệu quả cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, cơ chế hỗ trợ cho cán bộ kiểm lâm cũng còn nhiều bất cập nên chưa thúc đẩy được hoạt động kiểm tra, bảo vệ rừng ở nơi đây.
Theo lời một cán bộ kiểm lâm Hạt Phong Quang, hiện nay tỉnh Hà Giang đã có chủ trương khoán công tác phí trên đầu người. Tuy nhiên, với những hạt có nhiều cán bộ trẻ, lương thấp thì còn có công tác phí hay thưởng dịp lễ, Tết nhưng với những hạt có nhiều cán bộ công tác lâu năm thì tất cả đều quy vào quỹ lương. “Có xe ô tô cũng chẳng ai dám đi vì không có tiền đổ xăng dầu, đi làm mà phải tự bỏ tiền túi thì thử hỏi làm sao công việc đến nơi đến chốn được (!?)” – anh cho biết.

Tàn sát rừng nghiến ở Hà Giang (Kỳ cuối)

Thiên Nhiên

Kỳ cuối: Ai vi phạm cũng xử lý nghiêm
ThienNhien.Net – Ngay sau loạt bài phản ánh về tình trạng người dân địa phương tham gia phá rừng nghiến cổ thụ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Quang cũng như những bất cập trong công tác kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay, ThienNhien.Net đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhằm làm rõ vấn đề này.
- Thưa ông, vừa qua, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức một cuộc họp khẩn nhằm tìm cách ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ nghiến thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Quang, là người trực tiếp chỉ đạo và đưa ra quyết định, ông đánh giá thế nào về vấn đề cấp bách này?
Ông Nguyễn Minh Tiến: Tại cuộc họp vừa qua, tỉnh đã làm việc trực tiếp với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND huyện Vị Xuyên và UBND xã Minh Tân để cùng đưa ra những giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Đầu tiên, tỉnh giao UBND huyện Vị Xuyên và UBND huyện Quản Bạ rà soát việc thành lập các điểm chốt chặn tại các đường mòn biên giới nhằm cắt đứt liên hệ giữa người dân và các đối tượng đầu nậu nước ngoài. Song song với đó, tỉnh chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Phong Quang triển khai các biện pháp xử lí vi phạm theo đúng quy định, giao lực lượng biên phòng tăng cường các biện pháp tuần tra biên giới.
Đặc biệt, tỉnh đã yêu cầu Sở Ngoại vụ, Sở Nông nghiệp chủ trì, phối hợp với UBND huyện Vị Xuyên, UBND Quản Bạ và thị trấn Malipho (Vân Nam, Trung Quốc) tổ chức hội đàm thống nhất giải tán các đường dây buôn bán lâm sản trái phép thông qua các biện pháp như thu giữ cưa xăng, ngăn chặn các đối tượng đứng ra thu mua xuyên biên giới. Nhiệm vụ này sẽ phải tiến hành ngay trong tháng 3.
Ngoài ra, địa phương cũng chủ trương tăng cường bổ sung cán bộ cho các hạt kiểm lâm trên địa bàn, riêng với các xã Minh Tân, Thanh Thủy (Vị Xuyên), Tả Ván (Quản Bạ) sẽ được tăng cường mỗi xã 2 cán bộ kiểm lâm trẻ, khỏe và có năng lực.
- Mặc dù bị khai thác ngày càng rầm rộ, song rừng đặc dụng Phong Quang hiện vẫn giữ được khá nhiều sản lượng gỗ tự nhiên quý hiếm (nhóm IIA), vậy trong thời gian tới, địa phương sẽ xác định áp dụng những biện pháp nào nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Tiến: Về vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng nghiến tại Phong Quang, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho ngành lâm nghiệp xây dựng dự án tổng thể về bảo tồn loài gỗ nghiến quý hiếm, trong đó xã Minh Tân sẽ là địa phương thực hiện trước tiên. Ngoài ra, tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện khẩn trương xây dựng các phương án sản xuất đối với các hộ dân sinh sống trong vùng lõi rừng đặc dụng Phong Quang nhằm đảm bảo người dân có thể sống trên mảnh hiện tại nhưng không gây ảnh hưởng đến rừng. Với nhiệm vụ truy quét các đầu nậu, chủ yếu là các đầu nậu đứng ra tổ chức thu gom gỗ trong dân, tỉnh đã giao cho lực lượng biên phòng triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng.
- Là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, xin ông cho biết, ngoài những khó khăn trong việc triển khai lực lượng công an, biên phòng, Hà Giang còn gặp khó khăn gì trong công tác quản lý và bảo vệ rừng hiện nay?
Ông Nguyễn Minh Tiến: Có thể nói, ngoài những khó khăn về việc triển khai lực lượng thì địa hình cũng là một trong những cản trở không nhỏ trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng của địa phương. Địa hình ở Phong Quang vốn phức tạp, từ thôn lên đến điểm khai thác gỗ nghiến trái phép phải mất ít nhất 2 – 3 giờ đồng hồ nên việc triển khai các hoạt động tuần tra, kiểm soát gần như không phát huy hiệu quả. Tỉnh đã cho thành lập các tổ chốt chặn, giao cắm chốt trong thời gian 6 tháng nhằm cắt đứt mọi nguồn cung gỗ lậu.
- Được biết, từ năm ngoái đến đầu năm nay, tình trạng khai thác lâm sản trái phép diễn ra đặc biệt rầm rộ tại một số điểm nóng trên địa bàn tỉnh. Ngoài lâm tặc đứng vai trò chính, không ít vụ còn có sự liên quan, móc nối với một số cán bộ thôn, xã, thậm chí cả kiểm lâm và công an. Ông có thể nói gì về điều này?
Ông Nguyễn Minh Tiến: Riêng về những vấn đề vừa được nêu thì tỉnh xử lý rất quyết liệt, bất kể là ai vi phạm cũng đều sẽ xử lý đến nơi đến chốn. Thậm chí, ý thức trước được điều này, tỉnh đã giao các ngành, các lực lượng liên quan chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, đặc biệt là với ngành kiểm lâm – từ tháng 1/2002, ngành này đã xây dựng phương án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thông qua các biện pháp tăng cường rà soát, luân chuyển xắp xếp, kiện toàn lực lượng kiểm lâm.

Bài 1: Nhức nhối nạn "cát tặc" lộng hành, "rút ruột" sông Sài Gòn

Nhóm PV (TTXVN/Vietnam+) Bản in

"Cát tặc” hút cát lậu trên sông Sài Gòn thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vào ban đêm. (Nguồn: TTXVN)

Một đội ghe “cát tặc” gồm 5-6 chiếc đã ngấm ngầm khai thác cát trái phép hàng đêm nhiều năm qua trên sông Sài Gòn (đoạn thuộc địa bàn phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và phía bờ bên kia huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chi Minh.

Việc khai thác cát diễn ra thời gian dài đã gây tác hại rõ rệt trên sông Sài Gòn, làm thay đổi dòng chảy, khiến đôi bờ bị sạt lở nghiêm trọng, làm mất đất, nứt toác nhà dân, các công trình của nhà nước và doanh nghiệp…tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Bài 1: “Cát tặc” lộng hành trên sông Sài Gòn

Gần 10 năm qua, đoạn sông Sài Gòn thuộc địa bàn phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và phía bờ bên kia của huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục bị “ cát tặc” khuấy động khai thác trái phép hàng đêm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn được tình trạng trên.

Khi mặt trời lặn, lợi dụng lúc thủy triều dâng, đội ghe “cát tặc” gồm 5-6 chiếc do nhóm người dân ở phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một bắt đầu đưa ghe ra sông Sài Gòn hút cát lậu.

Theo quan sát nhiều đêm trên sông Sài Gòn, cả khúc sông thuộc địa phận phường Tương Bình Hiệp và phía bờ bên kia huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục bị “cát tặc” ngang nhiên lộng hành. Ghe “cát tặc” nổ máy hút cát tạo ra tiếng động râm ran trên một đoạn sông về đêm. Tuy nhiên, công đoạn hút cát lậu diễn ra trong đêm tối, nên lực lượng chức năng rất khó để nhận diện “cát tặc” hành động.

Những người tham gia hút cát trên ghe là dân lao động làm thuê ở các lán trại trong rạch Bà Cô - phường Tương Bình Hiệp. Theo đó, mỗi ghe thường có khoảng 3-4 người tham gia hút cát. Sau khi hút cát đầy trên sông Sài Gòn, những chiếc ghe nhanh chóng chạy về bãi cát nằm trong rạch Bà Cô bơm lên bờ ở phường Tương Bình Hiệp, rồi quay đầu hút tiếp.

Nạn khai thác cát lậu trên sông Sài Gòn diễn ra trong thời gian dài, nhưng sau nhiều ngày theo dõi chúng tôi không thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.

Thuê người cảnh giới

Một “cát tặc” tên L.T thường xuyên đi làm mướn cho ghe hút cát lậu ở phường Tương Bình Hiệp tiết lộ: “Để không bị cơ quan chức năng bắt phạt chủ bãi đã bao thầu thuê người cảnh giới 6 triệu đồng/tháng. Đội ghe hút cát lậu xuất hành phải có người cảnh giới canh ở cầu Phú Cường bắt qua sông Sài Gòn (địa giới cách điểm khai thác cát lậu ở phường Tương Bình Hiệp khoảng 3km).”

Theo quan sát của chúng tôi, ở dưới chân cầu Phú Cường có một chiếc ghe có mui thường xuyên đậu ở đây câu cá. Trên ghe có một người đàn ông đầu đinh túc trực suốt đêm. Người này có nhiệm vụ không phải ngồi câu cá mà là cảnh giới cơ quan chức năng cho các ghe “cát tặc.”

Khi có biến (cơ quan chức năng đến) người cảnh giới điện báo để ghe cát chạy trốn hoặc né tránh. Ghe câu cá này đậu ở đây từ tối đến sáng mới rút về.

“Cát tặc” L.T cho biết " thường xuyên đi ghe hút cát lậu ở sông Sài Gòn, nhất là đi cho ghe ở cầu Ba Cô để kiếm tiền.”

Đa số những người làm mướn cho ghe “cát tặc” quê ở miền Tây lên đây. Bãi cát họ bao thầu hết, còn những người đi ghe cát làm công ăn lương khoán từng chuyến làm được. L.T cho biết mỗi đêm ra sông Sài Gòn lấy ít nhất là 3 chuyến, có đêm đi tận 4 chuyến.

Các ghe cát có sức chứa 30m3 cát, với giá thị trường như hiện nay thì mỗi ghe “ cát tặc” làm ra từ 30-35 triệu đồng/đêm. Tuy nhiên, chủ bãi bao thầu thu mua với giá 50.000 đến 70.000 đồng/m3 cát nên mỗi đêm một ghe kiếm được 5 đến 6 triệu đồng/đêm (chưa trừ xăng dầu); còn những người đi ghe làm mướn chỉ được nhận 500.000 đồng tiền công.

“Cát nằm dưới sông Sài Gòn là vàng, là bạc nên các ghe hút cát lậu lấy dữ dằn lắm. Sáu bảy năm nay đội ghe gần cả chục chiếc đánh ra sông Bình Dương cứ thế là lấy. Có ngày qua mé Củ Chi lấy. Toàn cát to đổ bê tông, loại này bán được giá hơn 300.000 đồng/m3. Chủ bãi cát toàn là tay "cỡ bự". Còn dân thường thì bị dẹp lâu rồi” - L.T chia sẻ.

Ngày càng hoạt động rầm rộ

Những tháng gần đây, tại bãi cát rạch cầu Bà Cô ở phường Tương Bình Hiệp hoạt động càng rầm rộ, tất cả cát lậu khai thác trái phép được bãi cát này bao thầu. Do cầu Bà Cô đang trong giai đoạn xây mới nên bãi cát phía trong cầu dời ra sông cái (bờ sông Sài Gòn) và có xu hướng mở rộng thêm.

Từ đầu tháng 8 đến nay, đội ghe “cát tặc” liên tiếp hút cát lậu ở sông Sài Gòn đưa về bãi cát Bà Cô bán cho chủ bãi. Tại dọc rạch Bà Cô thường xuyên có 3-4 chiếc ghe hút cát đậu túc trực tại đây. Vào ban ngày, những ghe hút cát này ẩn sâu trong con rạch được che chắn bởi cây cỏ rậm rạp, đợi đêm xuống cả đội ghe chạy ra sông khai thác cát.

Một số người dân sống gần khu vực này cho biết, nhiều năm nay bãi cát ở rạch cầu Bà Cô hoạt động bán cát xây dựng khắp thành phố Thủ Dầu Một và các vùng phụ cận nhưng chưa bao giờ thấy vơi.

Vì lợi nhuận cao nên các chủ cát và những “cát tặc” ở rạch Bà Cô ngấm ngầm khai thác cát trên sông Sài Gòn ngày càng giàu sụ.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là lực lượng chức năng đã gặp khó khăn trong việc ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép, bởi khi cơ quan chức năng xuất hiện, cát tặc nổ máy ghe chạy về địa bàn khác, thậm chí những tên “cát tặc” bỏ ghe lặn xuống sông tẩu thoát./.

Bài 2: Cát tặc lộng hành sông Sài Gòn: Những hệ lụy khó lường

Nhóm PV (TTXVN/Vietnam+) Bản in

Sạt lở bờ sông Sài Gòn trên đường Nguyễn Tri Phương, lực lượng chức năng thành phố Thủ Dầu Một phải tiến hành căng dây cảnh báo nguy hiểm. (Nguồn: TTXVN)

Thực trạng khai thác cát lậu diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến những hệ lụy đã và đang gây tác hại rõ rệt, làm thay đổi dòng chảy, khiến đôi bờ sông Sài Gòn xói mòn, sạt lở các công trình của nhà nước, doanh nghiệp, làm mất đất, nứt toác nhà dân tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đôi bờ sông Sài Gòn “kêu cứu”

Tình trạng sạt lở bờ sông Sài Gòn đang có chiều hướng ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến các công trình, nhà cửa của người dân. Một số hộ dân ở sát bờ sông Sài Gòn đành phải di dời nhà cửa bị sụt lún.

Ông Trần Hải Y, ở xóm Lò Lu, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, cho biết nhà cửa bị sụt lún do nạn hút cát ban đêm dưới sông Sài Gòn làm thay đổi dòng chảy. Ông Y còn cho biết, khoảng 7 giờ tối khi con nước lên to, ghe “cát tặc” đến hút đầy ghe thì đánh lên bờ rồi tiếp tục quay trở lại hút tiếp. Mỗi một đêm, họ hoạt động 3-4 lần như vậy. Mỗi đoàn trung bình 5 chiếc ghe đến lấy cát.

Ông Y cho biết tại khu vực mép sông Sài Gòn,các căn nhà liên tục gặp sụt lún, một ngày lún thêm một ít, nhưng gần đây tốc độ lún và sạt lở rất nhanh buộc người dân phải tháo dỡ, dời nhà đi chỗ khác.

Theo người dân sống trên đường Nguyễn Tri Phương thì họ đang sống trong thấp thỏm vì đối mặt với việc sông ăn dần ăn mòn vào nửa con đường nhựa, nhà cửa nứt toác trong khi công trình đóng kè chống sạt lở bờ sông đang thi công ì ạch.

Trong khi đó, tại khu phố Lò Lu ở mép sông Sài Gòn tại phường Tương Bình Hiệp - địa điểm liên tục bị “ cát tặc” lộng hành khiến bà con sống trong nơm nớp âu lo, bởi nước sông đã xâm thực ruộng vườn.

Mới đây nhất vào tháng 8/2015, công viên bến Bạch Đằng - địa điểm vui chơi, hóng mát quen thuộc của người dân Thủ Dầu Một đã xuất hiện nhiều đoạn bị lún sụt, một đoạn bờ kè 5 mét xây kiên cố bêtông, sắt thép, inox đã bất ngờ bị cuốn trôi xuống sông Sài Gòn.

Ông Trương Thanh Nhẫn, cựu chiến binh ở thành phố Thủ Dầu Một cho biết theo quan sát ông thấy nhiều hạng mục tại công viên Bạch Đằng xuống cấp do bị lún sụt, sạt lở ở phía bờ sông Sài Gòn, không đảm bảo được an toàn cho người dân, trẻ em đến đây vui chơi. Ông kiến nghị chính quyền, đơn vị có liên quan cần tìm biện pháp chấn chỉnh, đầu tư tạo điều kiện cho nhân dân trong thành phố có chỗ vui chơi an toàn.

Công trình kè trên bến Bạch Đằng tại địa bàn phường Phú Cường được gia cố hàng trăm cọc bêtông cốt thép nhưng tại đây đã hai lần xảy ra sạt lở.

Ông Trần Quanh Thành, ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một cho biết một công trình làm bờ kè chống sạt lở trên bến Bạch Đằng nhưng lại để sạt lở cuốn trôi hơn 60 chiếc cọc nhồi bê tông dài 21 mét (mỗi cọc có giá hơn 50 triệu đồng) xuống đáy sông Sài Gòn.

Khi thấy bờ sông đe dọa sạt lở, đơn vị chức năng đã nhanh chóng dùng cọc nhồi bê tông dài đến 25 mét cắm sâu xuống để chặn việc sạt lở, nhưng vẫn khiến nhà dân nứt toác.

Báo động sạt lở phía bờ Củ Chi

Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản giao trách nhiệm cụ thể cho nhiều sở, ngành và Ủy ban Nhân dân các quận, mà cụ thể là huyện Củ Chi khẩn trương thực hiện ba nội dung.

Theo đó, huyện tiếp tục kiểm tra việc khai thác cát trái phép; phối hợp với tỉnh Bình Dương xử lý việc xây dựng kè bên bờ tả sông Sài Gòn làm thay đổi dòng chảy; sạt lở bờ sông Sài Gòn …

Theo báo cáo mới nhất của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi thành phố Hồ Chí Minh, diễn biến sạt lở trên nhiều đoạn sông Sài Gòn ngày càng lan rộng.

Tại các vị trí mép đê bao cách sông Sài Gòn 40-50m nay đã sạt lở, chỉ còn 5-10m. Tại vị trí K0+700 (dự án Rạch Sơn - Cầu Đen, xã An Nhơn Tây, Củ Chi) sạt lở bờ sông dài 100m, rộng 30m.Vị trí rạch Cây Da (dự án Sông Lu-Láng The), sạt lở bờ sông dài 15m, rộng 10m.

Một số đoạn chưa triển khai thi công, công trình vẫn bị sạt lở nghiêm trọng và đang có dấu hiệu tiếp tục sạt lở tại nhiều vị trí trên bờ sông Sài Gòn./.

Ngăn chặn ngay tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép

21:00, 27/10/2015
(Chinhphu.vn) - Đây là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về kiểm điểm, phòng chống khai thác cát, sỏi trái phép trên sông và cửa biển hiện nay.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về kiểm điểm, phòng chống khai thác cát, sỏi trái phép trên sông và cửa biển. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép đang khiến xã hội rất bất bình. Một vài địa phương có dấu hiệu bao che cho người khai thác cát, sỏi trái phép.
Do vậy, tại cuộc họp này, các bộ, ngành, địa phương cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đề ra giải pháp, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể từ Trung ương đến địa phương, đồng thời tìm hiểu xem sự giám sát của nhân dân như thế nào? Làm điều này là để lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực khai thác cát, sỏi. Phải xác định rõ, “cát tặc” là một loại tội phạm, để có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại: Qua việc kiểm tra trực tiếp, bất ngờ tại huyện Thường Tín (Hà Nội), đoàn công tác thấy nhiều đống cát khai thác trái phép. Thành phố Hà Nội xử lý việc này ra sao, có hay không việc “bảo kê” cho vấn nạn này?
Phó Thủ tướng đề nghị các ngành, các cấp nghiêm túc thực hiện Luật Tài nguyên và khoáng sản, xử lý nghiêm những cán bộ có dấu hiệu vi phạm, bảo kê; kịp thời biểu dương những tấm gương trong công tác chống “cát tặc”; tuyên truyền mạnh mẽ hơn đến các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức và đấu tranh chống tình trạng khai thác lậu cát, sỏi. Đồng thời, xem xét dừng việc cấp mới khai thác cát nhiễm mặn.
Các bộ, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao cần vào cuộc quyết liệt, ráo riết, lập các đoàn kiểm tra tại các địa phương để chấn chỉnh công tác khai thác cát. Chẳng hạn, Bộ Công an cần vào cuộc điều tra, xử lý hình sự các vụ việc nổi cộm. Các địa phương xem xét lại việc cấp phép khai thác cát, sỏi. Phân rõ vùng giáp ranh giữa các tỉnh để làm rõ trách nhiệm cụ thể của địa phương, lực lượng chức năng khi có sai phạm xảy ra.
Ở đâu để xảy ra nạn khai thác trái phép, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Bí thư, chủ tịch, trưởng công an nơi đó phải bị xem xét đầu tiên.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, hằng tháng, hằng quý, các địa phương phải báo cáo kết quả xử lý việc khai thác cát, sỏi trái phép lên Thủ tướng Chính phủ, cũng như công bố đường dây nóng để nhân dân phản ánh tình trạng nêu trên kịp thời và hiệu quả.
Cũng tại hội nghị trực tuyến, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, phải đưa vào quản lý nề nếp các loại vật liệu xây dựng để sử dụng lâu dài, hiệu quả. Tình trạng khai thác cát trái phép phải xử lý nghiêm; lập kênh thông tin nóng từ cấp xã đến Trung ương để người dân phản ánh đến cơ quan chức năng vào cuộc xử lý kịp thời.
Việc nạo vét đường thủy nội địa cũng bị không ít đối tượng lợi dụng, dẫn đến phá hủy lòng sông, ảnh hưởng đến dòng chảy.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đề nghị dừng không cấp mới việc xuất khẩu cát nhiễm mặn, vì việc này sẽ dẫn đến sạt lở bờ sông, bờ biển. Các giấy phép đã cấp thì kiểm tra, lấy ý kiến của địa phương về tình hình này. Bộ Công an cần tăng cường, xử lý mạnh hơn tại một số địa phương còn khó khăn trong công tác xử lý tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép.
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Văn Hiếu chỉ ra một số luồng tuyến trọng điểm để xảy ra nạn khai thác cát trái phép như sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Trà Lý, sông Kinh Thầy, sông Lai Vu... ở miền Bắc; sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông Hiếu, sông Hương, sông Hàn, sông Thu Bồn... ở miền Trung; sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên... ở miền Nam.
Hầu hết các phương tiện vi phạm không có đăng ký, đăng kiểm; các đối tượng khai thác cát trái phép sử dụng các phương tiện lớn như sà lan tải trọng lớn, ghe sắt, ghe gỗ để khai thác cát trái phép.
Theo thống kê, cả nước có hơn 500 giấy phép bến bãi, kinh doanh, tập kết, trung chuyển cát do cơ quan chức năng cấp. Tuy nhiên, có hàng trăm bến bãi khác hoạt động không phép, nằm sát đê ảnh hưởng đến dòng chảy và an toàn đê điều trong mùa lũ.
Ảnh: VGP/Lê Sơn.
Theo Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu, hiện nay tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát trên sông và cửa biển rất phức tạp, chưa được xử lý triệt để, nhất là tại các địa bàn giáp ranh chưa được xác định địa giới hành chính trên sông, hoặc xác định chưa rõ ràng giữa các địa phương.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu nhấn mạnh: Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và phân cấp quản lý xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có cát sỏi trên sông và cửa biển.
Chỉ đạo các lực lượng nắm chắc diễn biến tình hình, phát hiện triệt phá, điều tra, xử lý nghiêm các băng, ổ nhóm hoạt động khai thác, kinh doanh, xuất khẩu trái phép cát, sỏi trên sông và cửa biển, các đối tượng cầm đầu, bảo kê, bao che, tàng trữ vũ khí, các phương tiện không đăng ký, đăng kiểm tham gia hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép. Đồng thời tập trung kiểm tra, xử lý triệt để tại một số địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự, gây bức xúc trong nhân dân.
Đề cập vấn đề khai thác cát, sỏi trái phép, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, tình hình tuy phức tạp nhưng nếu các địa phương vào cuộc quyết liệt chắc chắn sẽ có chuyển biến. Cũng theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, sự phối hợp liên ngành, liên tỉnh, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha, Thứ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị nghiên cứu đưa những hành vi này vào Bộ luật Hình sự sửa đổi nhằm xử lý nghiêm minh, hạn chế vấn nạn khai thác cát, sỏi trái phép hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo nhiều địa phương nêu lên thực trạng khó khăn trong công tác chống khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn.
Các địa phương đều cho rằng đã chỉ đạo xử lý kiên quyết việc thác cát, sỏi trái phép và tình trạng này đã có dấu hiệu lắng xuống. Tuy nhiên, không lãnh đạo địa phương nào đề cập đến việc có hay không tình trạng “bảo kê”, “bao che” cho tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết: Hà Nội đã ban hành các văn bản trong quản lý khai thác cát, sỏi trái phép. Đồng thời, tiến hành tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật đến nhân dân.
Hà Nội cũng kiểm điểm nghiêm túc về những tồn tại trong việc quản lý thác cát, sỏi; tuy nhiên, công tác này vẫn còn không ít hạn chế, khuyết điểm, nhất là vùng giáp ranh với Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Một số tỉnh đã cấp phép khai thác cát chồng lấn sang địa giới hành chính thuộc Hà Nội.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cho rằng, từ tháng 7/2013 đến nay, nạn khai thác cát trái phép trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực. Tình hình được khắc phục cơ bản với việc chỉ đạo các ngành vào cuộc ngăn chặn đã hạn chế tình trạng này.
Lê Sơn

Báo động nạn tận diệt thú rừng

Mấy năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các loài động vật rừng quý hiếm đang bị săn bắn ráo riết để làm mồi nhậu, nấu cao, làm cảnh… Nạn săn bắn động vật hoang dã đã đến mức báo động khi mỗi ngày có hàng trăm tay bẫy, tay súng lén lút vào rừng để tận diệt thú rừng.

Những cuộc săn đẫm máu

Sáng sớm, sương mù dày đặc, nhóm thợ săn ở Quỳ Hợp với súng Hăm-let, đèn pin đặc chủng, vô số bẫy bật, bẫy kẹp và 2 con chó săn dẫn đường bí mật luồn sâu vào cánh rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Nhóm này gồm 3 người, do Tường, một tay có thâm niên trong nghề săn thú rừng dẫn đầu. Vượt qua không biết bao nhiêu con suối và vách đá dựng đứng, nhóm thợ săn dừng chân trước khu rừng rậm trông rất hoang sơ và huyền bí. Tại đây, họ mò mẫm tìm những dấu chân thú rừng thường hay qua lại; phát hiện ra dấu vết, họ dừng lại đặt bẫy. Với những loại bẫy bật, kẹp đó, những con thú như hổ, báo, lợn rừng... đều không thể thoát.
Đặt hết số bẫy, Tường ra lệnh đi tiếp vào rừng sâu. Thấy người lạ, từng đoàn vượn chuyền cành chạy tán loạn trên cây. Ba gã thợ săn cầm súng lần theo dấu thú hoang bắt đầu cuộc thảm sát. Hơn 4 giờ đồng hồ truy sát, nhóm thợ săn đã bắn hạ được 6 con vượn và hơn 10 con gà rừng. Chiều buông, đám thợ săn lấy bánh chưng ra ăn rồi mắc võng trên cây nằm ngủ. Các thợ săn thỉnh thoảng lại giật mình bởi tiếng súng nổ của những phường săn khác. Tầm 22 giờ đêm, cả nhóm lại đội đèn pin lên đầu, khoác súng mò vào rừng.
Bên một bụi cây, một con mèo rừng quay đầu về hướng đèn pin tò mò. Một tiếng súng chát chúa vang lên. Con thú kêu lên thảm thiết, giãy giụa rồi nằm im. Tường bảo: “Đi săn ban đêm phải có kinh nghiệm, không thì dễ bắn phải nhau lắm. Từ trước đến nay, có cả chục vụ săn thú bắn nhầm người rồi”.
Tầm 5 giờ sáng, khi đã săn được kha khá “hàng”, đám thợ chia nhau buộc thú để cõng trên lưng đi về nơi đặt bẫy. Khi đến nơi, Tường reo lên: “Dính rồi”. Nơi cái bẫy được đặt đầu tiên, một con mang bị treo lủng lẳng nơi ngọn cây rừng. Cách đó một đoạn, 1 con chồn bị bẫy kẹp vào chân, máu chảy đỏ cả lùm cây, nó giãy giụa tìm đường thoát nhưng vô vọng…
Sau hơn một ngày đêm, nhóm của Tường săn được hơn 17 con thú các loại và 12 con gà rừng. Theo Tường thì 1kg cầy hương có giá 700.000 đồng, khỉ giá 500.000 đồng, mang, cheo giá 400.000 đồng, gà rừng 200.000 đồng. Như vậy, số động vật rừng đã săn được bán với giá bèo nhất cũng được gần 10 triệu đồng. Tường cho biết, mỗi ngày có hàng chục tốp thợ săn, thậm chí có cả người ở dưới xuôi lên trang bị các loại bẫy và súng để vào rừng cấm săn thú.

Hai con khỉ vừa săn được, nhóm thợ săn đem bán cho nhà hàng đặc sản.
Nhiều năm trở lại đây, không chỉ riêng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, Pù Mát mà ở tất cả các khu rừng trên địa bàn Nghệ An đều có người săn bắn và bẫy thú rừng.
Đường dây tiêu thụ thú rừng
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thú rừng săn được, các tay súng, tay bẫy đưa về nhập cho các nhà hàng đặc sản ở địa phương và bán cho các tay buôn “hàng con”... Đường dây tiêu thụ thú rừng này hoạt động như những chân rết, có mặt hầu khắp các địa phương.
Nam, một tay buôn “hàng con” có thâm niên ở Diễn Châu, cho biết, anh ta đã đặt các “cộng tác viên” (CTV) ở các bản làng. Những CTV này có nhiệm vụ thu gom thú rừng rồi điện thoại cho anh ta đến lấy. Nam đưa hàng về nhà, phân lô để đem nhập. Các loại động vật rừng như chồn, cheo, sơn dương, mang, cáo... bán cho các nhà hàng đặc sản ở các thành phố lớn. Các loại quý hiếm như báo gấm, chồn bạc má, khỉ mặt đỏ, rắn hổ chúa được mang lên Lạng Sơn nhập cho đại lý lớn để họ đưa  sang Trung Quốc. “Đây là “hàng” cấm, bị bắt là mất hết vốn và bị xử lý trước pháp luật nhưng vì nó mang lại siêu lợi nhuận nên nhiều người theo”, Nam cho biết.
Theo “chỉ điểm” của Nam, chúng tôi đã “đột nhập” một số nhà hàng ở Quỳ Hợp, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong,... Những nhà hàng này đều bán thịt thú rừng. Có nhà hàng là “vựa” thú rừng, chuyên cung cấp hàng cho các đầu nậu đưa về xuôi tiêu thụ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, có đến 95% nhóm đối tượng “thưởng thức” thịt rừng là chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên chức Nhà nước. Chính đối tượng tiêu thụ sản phẩm thú rừng này là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật hoang dã quý hiếm.
Ngoài thu mua hàng tươi sống để chế biến làm món ăn, ngâm rượu, động vật hoang dã đang được dân buôn tích cực tìm kiếm để “xẻ thịt, lóc xương” nấu cao. Trên địa bàn Nghệ An hiện có nhiều đại lý công khai bán nguyên liệu nấu cao như khỉ, voọc, trăn, mèo rừng.... bất chấp các quy định của pháp luật. Được biết, các đại lý nguyên liệu nấu cao này đều lấy “hàng” từ khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An. Điều lạ là, những đại lý này trưng biển hiệu “làm ăn” công khai mà cơ quan chức năng không hề kiểm tra, xử lý?
Hiện, động vật hoang dã ở rừng xứ Nghệ đang bị “thảm sát” đến mức đáng báo động. Các khu rừng cấm như Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống tưởng chừng là nơi ẩn náu cuối cùng của thú hoang, vậy mà từng ngày, từng giờ sự sống của chúng bị tước đoạt bởi nhu cầu kỳ quái của con người. Một cán bộ kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho hay: “Vẫn biết hành vi của bọn lâm tặc ngày càng tinh vi trong việc tàn sát động vật hoang dã, nhưng do lực lượng bảo vệ mỏng nên rất khó phát hiện và bắt giữ. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, số bẫy mà nhân viên bảo vệ rừng thu được lên đến hàng ngàn chiếc. Đấy là con số thống kê được, còn số bẫy thực tế được đặt trong rừng lớn hơn rất nhiều. Chúng đặt bẫy xong thì đều tản đi nơi khác, khi chúng tôi phát hiện cũng chỉ biết thu giữ và phá hủy, còn không thể bắt được đối tượng đặt bẫy”.
Nếu các ngành chức năng ở Nghệ An không có những biện pháp kiên quyết và mạnh tay hơn thì không lâu nữa, nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm sẽ chỉ còn trong sách vở.

Theo Kinhtenongthon.com.vn

Đăk Lăk: Động vật hoang dã bị tàn sát

Một con lợn rừng bị săn tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng.
Hiện nay, khắp các tuyến đường thành phố Buôn Ma Thuột đều có quán đặc sản thịt nai, chồn, nhím, lợn, kỳ đà, ba ba, rùa... thậm chí cả gấu. Dù Chính phủ đã có chỉ thị nghiêm cấm săn bắt và mua bán động vật hoang dã, nhưng ở đây người ta vẫn bán thịt rừng công khai.
Nổi danh nhất về đặc sản thịt rừng là quán T.N. ở đường Ngô Quyền. Chiều đến, quán đông nghịt khách, hầu hết là cán bộ nhà nước. Không chỉ trong nhà hàng mà ở chợ lớn Buôn Ma Thuột, Phan Chu Trinh, nhiều hôm thịt rừng như nai, heo, thỏ... được bày bán từ sáng đến chiều tối. Tại các điểm như Ngã Sáu, đường Nguyễn Tất Thành - Bà Triệu, các loại chim quý hiếm như yểng, hoạ mi, chích choè lửa, khướu bạc má, sáo trắng, thanh tước... được dồn vào những lồng lớn, mời gọi khách mua.
Trong 10 ngày qua, Đội Kiểm lâm cơ động (Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk) đã phát hiện 5 tụ điểm mua bán, tàng trữ động vật hoang dã với số lượng lớn. Điển hình là tụ điểm của Dương Hữu Tuấn ở thị trấn Ea K’nốp, huyện Ea Kar. Tuấn đã xây trong vườn nhà một hầm bê tông để chứa thú rừng. Ngày 9/8 khi kiểm tra căn hầm, kiểm lâm thu giữ hơn 200 kg chồn, kỳ đà, ba ba, rùa. Trước đó một tuần, tại nhà của Vũ Xuân Cảnh ở 219B Ngô Quyền, kiểm lâm cũng thu được 34 kg động vật hoang dã, trong đó có 6 bàn chân gấu...
Phòng Pháp chế - Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng này đã bắt giữ 3.000 kg và gần 1.000 động vật hoang dã, nhiều hơn số lượng của cả năm 2000. Theo nhiều người dân, con số trên chỉ bằng 1/10 số lượng thực tế. Hầu hết thú rừng được săn bắt từ các khu bảo tồn thiên nhiên như: Ea Sô, Nam Ka, Cư Yang Sin, Tà Đùng, Yôk Đôn... Với đà này, chẳng bao lâu nữa, rừng Đăk Lăk sẽ không còn động vật hoang dã.
(Theo Lao Động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét