Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

KIẾP GIANG HỐ 117

(ĐC sưu tầm trên NET)

‘Giọt máu đào’ trời đánh của ông trùm giang hồ Năm Cam

Cuộc đời của Hai Nhái – Trương Văn Hùng là một bi kịch của sự ghẻ lạnh. Đến độ bà Mai Thị Nguyệt, mẹ đẻ của hắn phải thốt lên ai oán... đúng là nghiệp chướng.
Không phải là Thái Tử, cũng chẳng phải là Phò Mã như những cái chức danh mĩ miều mà dân giang hồ thời bấy giờ đặt cho những đứa con của Năm Cam, người ta gọi hắn là Hai Nhái, mặc dù là hắn là con trai cả của ông trùm giang hồ khét tiếng đất Sài Gòn.
Cuộc đời của Hai Nhái – Trương Văn Hùng là một tấn bi kịch của sự ghẻ lạnh, nghiện nghập và bất trị, đến độ bà Mai Thị Nguyệt, mẹ đẻ của hắn phải thốt lên ai oán rằng: “Đây chính là nghiệp chướng”.
Giọt máu đào lạc lõng
Hắn là kết quả của một mối tình chóng vánh và đầy ngang trái của bà Mai Thị Nguyệt và Năm Cam. Sinh ra không được cha đẻ thừa nhận, dường như cuộc đời Trương Văn Hùng (Hai Nhái) đã định nghĩa hắn phải trở thành một người đàn ông bất hảo, không giáo dục và phải nhận lấy một kiếp sống giang hồ.
Câu chuyện tình của Năm Cam và bà Mai Thị Nguyệt cũng chỉ như một bước sẩy chân lầm lỡ mà cả cuộc đời người đàn bà bạc mệnh này phải gánh chịu. Bà Nguyệt quê gốc ở huyện Bình Đại, Bến Tre, vốn là cành vàng lá ngọc, tuổi thơ của bà Nguyệt là một tiểu thư xinh đẹp và sung sướng.

Mẹ đẻ của Trương Văn Hùng, bà Mai Thị Nguyệt
Mẹ đẻ của Trương Văn Hùng, bà Mai Thị Nguyệt
Nhưng cuộc đời chẳng ai nói trước được điều gì, cuộc đời Mai Thị Nguyệt bước ngoặt sang một hướng khác đắng cay và khổ cực khi gặp Năm Cam, lúc đó mới chỉ 15 tuổi. Hồi đó Năm Cam là một chàng trai ốm nhom ốm nhách, gia cảnh bần hàn nhưng được cái khéo ăn nói và lễ phép.
Được mai mối và cha mẹ bà Nguyệt ưng thuận, hai bên gia đình tổ chức lễ ăn hỏi, chờ hai người lớn thêm chút nữa thì tổ chức lễ thành hôn. Ai ngờ khi bà Nguyệt đang mang bầu, Năm Cam công khai bồ bịch một cách trắng trợn. Lời ước hẹn cưới gả từ đó cũng tan thành mây khói.

Trương Văn Hùng, đứa con lạc lõng của ông trùm Năm Cam
Trương Văn Hùng, đứa con lạc lõng của ông trùm Năm Cam
Đứa con của bà Nguyệt sinh ra đã thiếu hơi ấm tình thương của cả cha lẫn mẹ. Sinh năm 1962, Trương Văn Hùng được biết tới với tư cách là cháu ruột của Năm Cam khi được chị ruột của ông trùm này là bà chị Tư Sẩm nhận làm con nuôi. Từ đó, Trương Văn Hùng lớn lên như một kẻ “trời đánh” bất trị.
Cái thời mà Năm Cam còn là một gã nông dân nghèo mạt hạng, phải tích cóp tiền bạc để dành mua mấy sào ruộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) để trồng cây ăn quả, rồi bị lũ lụt cuốn hết cả tài sản phải về “núp váy” vợ là bà Trúc (Tức Trúc Mẫu Hậu), Trương Văn Hùng cũng theo cha về ở với dì ghẻ, rồi bị bà Trúc dằn mặt không thương tiếc.
Bà Trúc luôn coi Hùng là cái gai trong mắt, cần nhổ bỏ bởi sợ tình cha con của Hùng và Năm Cam được nối lại tốt đẹp sẽ khiến các con của bà bị bỏ rơi. Vì thế bà Trúc dựng lên những câu chuyện vô cớ rồi mắng chửi Hùng thậm tệ.
Đó là quãng thời gian Hùng cảm thấy tủi thân nhất trong cuộc đời, bởi không có kinh tế, tất cả cuộc sống của hai cha con Hùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào bà Trúc nên cả hai người không có tiếng nói, cũng không dám phản kháng.
Nhưng khi Năm Cam trở thành ông trùm giang hồ khét tiếng, tài sản nhiều vô kể, tiền như nước, Hùng cũng chẳng được thơm lây bởi hắn không phải là một quân cờ mà Năm Cam có thể sử dụng được.
Là con cả của ông trùm giang hồ Năm Cam, Hùng có khuôn mặt và vóc dáng giống hệt cha như đúc tượng. Hắn từng coi đó là “vũ khí ngầm” của mình để tồn tại trong giới giang hồ, khi mà hắn không hề có sự thương yêu hay nâng đỡ của người cha già “nổi tiếng cộm cán”.

Trương Văn Hùng có khuôn mặt giống hệt Năm Cam thời trẻ
Trương Văn Hùng có khuôn mặt giống hệt Năm Cam thời trẻ
Khác với những đứa con khác của ông trùm giang hồ Năm Cam, Hùng là một tay nghiện nghập ma túy hạng nặng, đồng thời sở hữu một lá gan “chuột nhắt”, khác với dòng giống nhà giang hồ. Đó cũng chính là điều mà Năm Cam ghét nhất, khiến Hùng bị ghẻ lạnh và bị coi là thừa thãi.
Trong khi những đứa con trai, con rể của Năm Cam được gọi là Thái tử, Phò Mã trong giới giang hồ đất Sài Thành lúc bấy giờ và được giao cho những trọng trách nhất định trong đường dây rửa tiền, kinh doanh làm ăn của ông trùm khét tiếng.
Thì người con trai cả giống như tạc tượng của Năm Cam là Hùng chỉ được đứng làm chân bảo vệ trong các quán bar, nhà hàng và phải tự ra đường kiếm tiền để thỏa mãn cơn nghiện ngập của mình.
Cha hổ báo, con thì “chuột nhắt”
Năm 2003, Năm Cam cùng đồng bọn giang hồ cộm cán của hắn sa lưới pháp luật. Tháng 6/2004, Năm Cam kết thúc cuộc đời của một kẻ đầu sỏ - ông trùm giang hồ khét tiếng nơi pháp trường thì cuộc đời Hùng cũng bị định đoạt. Tháng 11/2004, Trương Văn Hùng bị bắt vì tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và tàng trữ trái phép chất ma túy. Hắn bị tuyên án 9 năm tù.
Thời gian ở tù, khi đầu hai thứ tóc, hắn mới nhận ra nhiều bài học đắng cay của cuộc đời và quyết tâm hướng thiện, nương nhờ cửa Phật để giúp tâm hồn thanh thản, cũng là cầu mong linh hồn của cha hắn được siêu thoát vì những tội lỗi đã gây ra. Năm 2013, sau khi ra tù, Trương Văn Hùng về sống với bà Nguyệt trong một căn nhà nhỏ chật hẹp ở đường Tôn Đản (Quận 4, TP HCM).
Tại đây hắn ngày đêm ăn chay niệm phật, tụng kinh gõ mõ hướng thiện. Mẹ hắn mừng thầm vì những tưởng con trai mình đã hồi tâm chuyển ý, trở thành một con người chính nghĩa sau khi ra tù. Thế nhưng, sự quyến rũ của con ma trắng vẫn còn vẩn vương trong cuộc đời Hùng mà hắn chưa từng dứt bỏ được. Khi biết con trai mình nghiện ngập trở lại, bà Nguyệt đầy đau đớn đuổi thẳng Hùng ra khỏi nhà.

Ông trùm giang hồ Năm Cam và đồng bọn
Ông trùm giang hồ Năm Cam và đồng bọn
Từ đó Hùng đi cũng chẳng thèm đoái hoài tới người mẹ già ngày đêm vẫn mong ngóng đứa con trai duy nhất trở về. Bà Nguyệt từng đau đớn nói: “Nếu mai đây tấm thân già này chết đi, không biết ai sẽ chăm lo cho Hùng…”!
Cuộc đời Trương Văn Hùng là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả Năm Cam và bà Mai Thị Nguyệt. Bởi sinh ra trong một hoàn cảnh ngang trái, từ nhỏ đã không có được sự yêu thương, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ khiến hắn trở thành một con người bất trị, bị coi là “nghiệp chướng” của cuộc đời cha mẹ hắn.
Thế nhưng điều an ủi duy nhất của Hùng, có lẽ là tình thương trời biển của người mẹ hắn lúc về già. Đó cũng chính là đốm sáng duy nhất le lói trong cuộc đời đen tối của một gã giang hồ có lá gan chuột nhắt như hắn.

Mối hận tình khôn nguôi của tiểu thư phải cưới Năm Cam

  • 08:46 ngày 12/01/2016
Hơn 40 năm trước, người dân trên đường Tôn Đản (Q.4, TP.HCM) từng chứng kiến cuộc hôn nhân vội vàng của Trương Văn Cam và cô gái cùng tuổi - Mai Thị Nguyệt.
Năm Cam được biết đến là "bố già" trong giới tội phạm Sài Gòn và cũng là ông trùm nổi tiếng đa tình. Sinh thời, bên cạnh ông trùm này lúc nào cũng dập dìu những bóng hồng. Cho đến nay, với những người ruột thịt và đệ tử thân tín "thống kê" thì Năm Cam có 2 người vợ có hôn thú, 1 người vợ không có hôn thú, 4 tình nhân công khai sống với nhau kiểu "già nhân ngãi non vợ chồng" và hàng chục bồ nhí khác.
Và ở đâu có chuyện chồng chung thì ở đó chắc chắn có ghen tuông. Chỉ có điều là chuyện ghen tuông của những "bà trùm" có nhiều chuyện vượt trí tưởng tượng của người thường. Nhưng sau những tranh giành, kết quả cuối cùng mà những người phụ nữ đi qua cuộc đời ông trùm này đều là sự khổ đau.
Tiếc thay, hạnh phúc này chỉ kéo dài được gần hai năm thì tan vỡ. Và suốt những quãng đời còn lại, người con gái được coi là "mối tình đầu" của Năm Cam phải chấp nhận cuộc sống cô độc.
Đến tận khi bóng xế chiều tàn, mỗi khi nhắc lại cuộc tình vội vàng vì trót "trao thân" cho ông trùm giang hồ, bà Nguyệt lại ngậm ngùi, mắt rưng rưng tiếc nuối cho một thời trẻ dại.

Bà Nguyệt kể về những ngày trót trao thân cho ông trùm giang hồ. (Ảnh TG)
Bà Nguyệt kể về những ngày trót "trao thân" cho ông trùm giang hồ. (Ảnh TG)
Tình duyên trẻ dại
Sài Gòn những năm đầu thập kỷ 1950, trong ký ức đã bạc màu thời gian của nhiều người dân từng bám trụ nơi trục đường Tôn Đản (Q.4), là một vùng đất thưa người, hoang vắng.
Thuở ấy, con kênh chạy dài từ đầu Cầu Quay đến tận Chợ Lớn còn sạch lắm. Nước lên xuống theo thủy triều và đủ để cho lũ trẻ con ở truồng nhồng nhỗng lặn hụp suốt ngày chơi trò thủy chiến. Quận 4, nơi sinh ra và lớn lên của Trương Văn Cam – lúc ấy là mảnh ruộng đồng đầy ao vũng, sình lầy và lắm muỗi mòng. Còn nhớ, cho đến tận những năm đầu thế kỷ, nơi này còn có cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác - Cần Giờ tìm về gây họa.
Những khu xóm lụp xụp tối tăm, ban đêm được soi bằng những bóng đèn dầu hột vịt hoặc tệ hơn, bằng ánh trăng huyền hoặc. Năm Cam đã trưởng thành từ nơi khốn khó, sau này gã luôn nuôi một tham vọng đổi đời bất chấp mọi thủ đoạn để giành thắng lợi.
Để phụ giúp gia đình, Năm Cam theo bạn bè gia nhập đội ngũ những kẻ bán xà bông bột quanh chợ Bến Thành. Mỗi bịch xà bông bán chỉ được mười xu lãi nhưng nếu chịu khó đi cho đến cặp chân mỏi rũ rượi, Năm Cam cũng có thể mang về nhà được hơn chục đồng bạc.
Năm Cam thời đó tuy là một đứa trẻ con loắt choắt vì thiếu ăn và phải bươn chải nhưng gã đã thực sự trưởng thành theo cách nhìn của bọn giang hồ lưu manh từ năm 14 tuổi. Tầm tuổi đó, gã đã theo chân các ông anh trong xóm ổ chuột ở khu Cống Lấp (Q. 4) tìm đến vài điểm vui chơi tìm gái mại dâm. Sau những lần "tìm hiểu" đàn bà đầu tiên trong đời, Năm Cam trở nên dạn dĩ, sẵn sàng đi một mình khi thấy rủng rỉnh ít tiền trong túi.
Khi gặp Mai Thị Nguyệt - cô gái hơn hắn một tuổi, Năm Cam đã nuôi ý đồ đen tối. Nguyệt quê gốc ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), gia đình thuộc diện khá giả, buôn bán làm ăn ở Sài Gòn. Lúc nhỏ, cha mẹ cưng chiều cô như lá ngọc cành vàng. Năm 15 tuổi, qua vài người bạn, cô gặp gỡ Năm Cam.
Trong ký ức của Nguyệt, thời điểm đó Cam trông ốm nhách nhưng được cái nói năng lẻo mép. Qua những lần trò chuyện, lại được anh trai ruột - vốn là bạn thân với Năm Cam tác động, Nguyệt xiêu lòng trước gã lúc nào chẳng hay. Từ đó, Nguyệt luôn tranh thủ cơ hội để "bày trò" với Năm Cam.
Cuộc tình vụng dại mới diễn ra ít lâu thì Nguyệt có thai. Cô giấu biệt tác giả của cái thai với gia đình vì biết khó lòng thuyết phục được mọi người thân đồng ý với "cuộc tình" trái khoáy của cô với Năm Cam! Nhưng rồi "cái kim trong bọc lâu ngày lòi ra", gia đình đôi bên đều biết và người lớn vội vàng làm lễ ăn hỏi qua quýt ra mắt đôi trẻ với họ hàng lấy lệ.
Ngày ấy, Nguyệt vốn quen sống trong nhung lụa nên khi phải lẽo đẽo theo về ở với gia đình Năm Cam, cô cảm thấy vô cùng bức bí, ngột ngạt. "Đó là một sai lầm của thời tuổi trẻ. Do quá bồng bột, thiếu suy nghĩ nên tôi mới bị lừa tình. Dù có ân hận và căm tức kẻ lừa phỉnh, phụ bạc nhưng tôi cố nén nỗi đau lại để sống. Bao năm qua, tôi vẫn âm thầm một mình với nỗi đau thực tại của một thời lầm lỗi"- bà Nguyệt nói.
Đến năm 16 tuổi, Nguyệt sinh đứa con trai đầu tiên, đặt tên là Trương Văn Hùng. Cùng thời điểm này Năm Cam bị bắt đi tù vì tội giết người. Trước áp lực gia đình và một phần vì cô, vốn là một phụ nữ xinh đẹp, làm sao có thể chấp nhận lấy một người như Năm Cam nên cô không thể tiếp tục quan hệ chung sống, chờ đợi người chồng tù tội trở về. Sau khi bàn giao đứa bé cho gia đình nhà Năm Cam, Nguyệt ôm đồ đạc bỏ đi phiêu bạt, tập cuộc sống tự lập.
Nữ nhi phiêu bạt giang hồ
Cả tuổi trẻ sai lầm trong cuộc tình lạc lối khiến Nguyệt ôm hận không dám nhìn mặt người thân. Ngay khi vừa đặt chân rời khỏi gia đình Năm Cam, Nguyệt bỗng nhiên rơi vào cảnh "sảy nhà ra thất nghiệp" đúng nghĩa. Không nghề nghiệp, có chốn dung thân nhưng chẳng dám về, cô gái một thời sắc nước hương trời đành cắn răng bám dựa vào nghề "buôn thúng bán mẹt" với gánh hoa quả khắp các quận nội thành Sài Gòn.
Nghề bán dạo tuy thu nhập chẳng là bao nhưng cũng để Nguyệt trang trải các chi phí hàng ngày. Sài Gòn những năm 1960, thời cuộc còn loạn lạc, lính Mỹ - Ngụy xuất hiện lố nhố khắp các quận, huyện nội thành. Dĩ nhiên, "gái một con trông mòn con mắt" như Nguyệt đã thu hút được rất nhiều kẻ háo sắc buông lời tán tỉnh. Vậy nhưng, sau cuộc tình đầu tiên đổ vỡ, Nguyệt cảm thấy sợ đàn ông và cô luôn tìm mọi cách né tránh.
Vì thế, những người từng quen biết với cô đều nhận xét rằng, không hiểu vì sao, một cô gái xinh đẹp như vậy lại chỉ mải lao đầu vào công việc, chẳng thèm ngó ngàng đến lời ong tiếng ve của lũ đàn ông vây quanh.
Khi chúng tôi hỏi lại điều này, bà Nguyệt trải lòng: "Tôi khi đó như con chim sợ cành cong, một lần đau đớn đã khiến bản thân rất sợ phải mở lòng thêm với bất cứ ai. Cho đến bây giờ, dù ông ấy (Năm Cam- PV) đã mất nhưng tôi vẫn còn hận. Mối hận này cả đời này tôi vẫn không bao giờ nuốt trôi".
Theo lời kể của bà Nguyệt thì từ việc bỏ gia đình Năm Cam đến việc ruồng rẫy luôn đứa con ruột Trương Văn Hùng, bà coi đó như sự trốn chạy quá khứ. Có một thời gian dài, bà thậm chí còn căm hận tất cả đàn ông. Tuy nhiên, điều bà không thể lý giải được là vì sao, đối với Năm Cam - dù ngàn lần căm giận nhưng bà vẫn thỉnh thoảng hỏi thăm về cuộc đời của mối tình đầu này.
Trong căn nhà nằm sâu cuối một con hẻm trên trục đường Tôn Đản, ngồi trò chuyện cùng người viết, kể lại những tháng ngày bão tố cuộc đời, bà Nguyệt đôi lúc giọng trầm buồn.
Bà bảo: "Sau quãng thời gian sống bằng nghề buôn bán vặt, do va chạm nhiều với các đối tượng cộm cán, các tay anh chị từ giang hồ vặt vãnh đến những kẻ có số má, tôi bỗng dưng thích làm "đàn chị"". Giai đoạn này, bà chán đời nhất, tuyệt vọng nhất và cũng mất hết tất cả niềm tin vào cuộc sống nên quyết định gia nhập giới giang hồ và lãnh đạo một đội quân chuyên cướp giật trên đường phố Sài Gòn. Dưới trướng, bà từng quy tụ hàng chục đàn em có số má trong giới giang hồ Sài Gòn vùng Chợ Lớn. Thời điểm đó, bà vừa tròn 20 tuổi và chính thức đặt chân vào giới du đãng Sài Gòn những năm chế độ cũ.
Từ một cô gái xinh đẹp, con nhà gia giáo, Nguyệt trở thành một nữ quái đúng nghĩa. Một thời gian dài, người đàn bà này từng gây ra nỗi khiếp đảm cho người dân ở nội thành Sài Gòn.

Mối hận tình khôn nguôi của tiểu thư phải cưới Năm Cam

  • 08:46 ngày 12/01/2016
Hơn 40 năm trước, người dân trên đường Tôn Đản (Q.4, TP.HCM) từng chứng kiến cuộc hôn nhân vội vàng của Trương Văn Cam và cô gái cùng tuổi - Mai Thị Nguyệt.
Năm Cam được biết đến là "bố già" trong giới tội phạm Sài Gòn và cũng là ông trùm nổi tiếng đa tình. Sinh thời, bên cạnh ông trùm này lúc nào cũng dập dìu những bóng hồng. Cho đến nay, với những người ruột thịt và đệ tử thân tín "thống kê" thì Năm Cam có 2 người vợ có hôn thú, 1 người vợ không có hôn thú, 4 tình nhân công khai sống với nhau kiểu "già nhân ngãi non vợ chồng" và hàng chục bồ nhí khác.
Và ở đâu có chuyện chồng chung thì ở đó chắc chắn có ghen tuông. Chỉ có điều là chuyện ghen tuông của những "bà trùm" có nhiều chuyện vượt trí tưởng tượng của người thường. Nhưng sau những tranh giành, kết quả cuối cùng mà những người phụ nữ đi qua cuộc đời ông trùm này đều là sự khổ đau.
Tiếc thay, hạnh phúc này chỉ kéo dài được gần hai năm thì tan vỡ. Và suốt những quãng đời còn lại, người con gái được coi là "mối tình đầu" của Năm Cam phải chấp nhận cuộc sống cô độc.
Đến tận khi bóng xế chiều tàn, mỗi khi nhắc lại cuộc tình vội vàng vì trót "trao thân" cho ông trùm giang hồ, bà Nguyệt lại ngậm ngùi, mắt rưng rưng tiếc nuối cho một thời trẻ dại.

Bà Nguyệt kể về những ngày trót trao thân cho ông trùm giang hồ. (Ảnh TG)
Bà Nguyệt kể về những ngày trót "trao thân" cho ông trùm giang hồ. (Ảnh TG)
Tình duyên trẻ dại
Sài Gòn những năm đầu thập kỷ 1950, trong ký ức đã bạc màu thời gian của nhiều người dân từng bám trụ nơi trục đường Tôn Đản (Q.4), là một vùng đất thưa người, hoang vắng.
Thuở ấy, con kênh chạy dài từ đầu Cầu Quay đến tận Chợ Lớn còn sạch lắm. Nước lên xuống theo thủy triều và đủ để cho lũ trẻ con ở truồng nhồng nhỗng lặn hụp suốt ngày chơi trò thủy chiến. Quận 4, nơi sinh ra và lớn lên của Trương Văn Cam – lúc ấy là mảnh ruộng đồng đầy ao vũng, sình lầy và lắm muỗi mòng. Còn nhớ, cho đến tận những năm đầu thế kỷ, nơi này còn có cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác - Cần Giờ tìm về gây họa.
Những khu xóm lụp xụp tối tăm, ban đêm được soi bằng những bóng đèn dầu hột vịt hoặc tệ hơn, bằng ánh trăng huyền hoặc. Năm Cam đã trưởng thành từ nơi khốn khó, sau này gã luôn nuôi một tham vọng đổi đời bất chấp mọi thủ đoạn để giành thắng lợi.
Để phụ giúp gia đình, Năm Cam theo bạn bè gia nhập đội ngũ những kẻ bán xà bông bột quanh chợ Bến Thành. Mỗi bịch xà bông bán chỉ được mười xu lãi nhưng nếu chịu khó đi cho đến cặp chân mỏi rũ rượi, Năm Cam cũng có thể mang về nhà được hơn chục đồng bạc.
Năm Cam thời đó tuy là một đứa trẻ con loắt choắt vì thiếu ăn và phải bươn chải nhưng gã đã thực sự trưởng thành theo cách nhìn của bọn giang hồ lưu manh từ năm 14 tuổi. Tầm tuổi đó, gã đã theo chân các ông anh trong xóm ổ chuột ở khu Cống Lấp (Q. 4) tìm đến vài điểm vui chơi tìm gái mại dâm. Sau những lần "tìm hiểu" đàn bà đầu tiên trong đời, Năm Cam trở nên dạn dĩ, sẵn sàng đi một mình khi thấy rủng rỉnh ít tiền trong túi.
Khi gặp Mai Thị Nguyệt - cô gái hơn hắn một tuổi, Năm Cam đã nuôi ý đồ đen tối. Nguyệt quê gốc ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), gia đình thuộc diện khá giả, buôn bán làm ăn ở Sài Gòn. Lúc nhỏ, cha mẹ cưng chiều cô như lá ngọc cành vàng. Năm 15 tuổi, qua vài người bạn, cô gặp gỡ Năm Cam.
Trong ký ức của Nguyệt, thời điểm đó Cam trông ốm nhách nhưng được cái nói năng lẻo mép. Qua những lần trò chuyện, lại được anh trai ruột - vốn là bạn thân với Năm Cam tác động, Nguyệt xiêu lòng trước gã lúc nào chẳng hay. Từ đó, Nguyệt luôn tranh thủ cơ hội để "bày trò" với Năm Cam.
Cuộc tình vụng dại mới diễn ra ít lâu thì Nguyệt có thai. Cô giấu biệt tác giả của cái thai với gia đình vì biết khó lòng thuyết phục được mọi người thân đồng ý với "cuộc tình" trái khoáy của cô với Năm Cam! Nhưng rồi "cái kim trong bọc lâu ngày lòi ra", gia đình đôi bên đều biết và người lớn vội vàng làm lễ ăn hỏi qua quýt ra mắt đôi trẻ với họ hàng lấy lệ.
Ngày ấy, Nguyệt vốn quen sống trong nhung lụa nên khi phải lẽo đẽo theo về ở với gia đình Năm Cam, cô cảm thấy vô cùng bức bí, ngột ngạt. "Đó là một sai lầm của thời tuổi trẻ. Do quá bồng bột, thiếu suy nghĩ nên tôi mới bị lừa tình. Dù có ân hận và căm tức kẻ lừa phỉnh, phụ bạc nhưng tôi cố nén nỗi đau lại để sống. Bao năm qua, tôi vẫn âm thầm một mình với nỗi đau thực tại của một thời lầm lỗi"- bà Nguyệt nói.
Đến năm 16 tuổi, Nguyệt sinh đứa con trai đầu tiên, đặt tên là Trương Văn Hùng. Cùng thời điểm này Năm Cam bị bắt đi tù vì tội giết người. Trước áp lực gia đình và một phần vì cô, vốn là một phụ nữ xinh đẹp, làm sao có thể chấp nhận lấy một người như Năm Cam nên cô không thể tiếp tục quan hệ chung sống, chờ đợi người chồng tù tội trở về. Sau khi bàn giao đứa bé cho gia đình nhà Năm Cam, Nguyệt ôm đồ đạc bỏ đi phiêu bạt, tập cuộc sống tự lập.
Nữ nhi phiêu bạt giang hồ
Cả tuổi trẻ sai lầm trong cuộc tình lạc lối khiến Nguyệt ôm hận không dám nhìn mặt người thân. Ngay khi vừa đặt chân rời khỏi gia đình Năm Cam, Nguyệt bỗng nhiên rơi vào cảnh "sảy nhà ra thất nghiệp" đúng nghĩa. Không nghề nghiệp, có chốn dung thân nhưng chẳng dám về, cô gái một thời sắc nước hương trời đành cắn răng bám dựa vào nghề "buôn thúng bán mẹt" với gánh hoa quả khắp các quận nội thành Sài Gòn.
Nghề bán dạo tuy thu nhập chẳng là bao nhưng cũng để Nguyệt trang trải các chi phí hàng ngày. Sài Gòn những năm 1960, thời cuộc còn loạn lạc, lính Mỹ - Ngụy xuất hiện lố nhố khắp các quận, huyện nội thành. Dĩ nhiên, "gái một con trông mòn con mắt" như Nguyệt đã thu hút được rất nhiều kẻ háo sắc buông lời tán tỉnh. Vậy nhưng, sau cuộc tình đầu tiên đổ vỡ, Nguyệt cảm thấy sợ đàn ông và cô luôn tìm mọi cách né tránh.
Vì thế, những người từng quen biết với cô đều nhận xét rằng, không hiểu vì sao, một cô gái xinh đẹp như vậy lại chỉ mải lao đầu vào công việc, chẳng thèm ngó ngàng đến lời ong tiếng ve của lũ đàn ông vây quanh.
Khi chúng tôi hỏi lại điều này, bà Nguyệt trải lòng: "Tôi khi đó như con chim sợ cành cong, một lần đau đớn đã khiến bản thân rất sợ phải mở lòng thêm với bất cứ ai. Cho đến bây giờ, dù ông ấy (Năm Cam- PV) đã mất nhưng tôi vẫn còn hận. Mối hận này cả đời này tôi vẫn không bao giờ nuốt trôi".
Theo lời kể của bà Nguyệt thì từ việc bỏ gia đình Năm Cam đến việc ruồng rẫy luôn đứa con ruột Trương Văn Hùng, bà coi đó như sự trốn chạy quá khứ. Có một thời gian dài, bà thậm chí còn căm hận tất cả đàn ông. Tuy nhiên, điều bà không thể lý giải được là vì sao, đối với Năm Cam - dù ngàn lần căm giận nhưng bà vẫn thỉnh thoảng hỏi thăm về cuộc đời của mối tình đầu này.
Trong căn nhà nằm sâu cuối một con hẻm trên trục đường Tôn Đản, ngồi trò chuyện cùng người viết, kể lại những tháng ngày bão tố cuộc đời, bà Nguyệt đôi lúc giọng trầm buồn.
Bà bảo: "Sau quãng thời gian sống bằng nghề buôn bán vặt, do va chạm nhiều với các đối tượng cộm cán, các tay anh chị từ giang hồ vặt vãnh đến những kẻ có số má, tôi bỗng dưng thích làm "đàn chị"". Giai đoạn này, bà chán đời nhất, tuyệt vọng nhất và cũng mất hết tất cả niềm tin vào cuộc sống nên quyết định gia nhập giới giang hồ và lãnh đạo một đội quân chuyên cướp giật trên đường phố Sài Gòn. Dưới trướng, bà từng quy tụ hàng chục đàn em có số má trong giới giang hồ Sài Gòn vùng Chợ Lớn. Thời điểm đó, bà vừa tròn 20 tuổi và chính thức đặt chân vào giới du đãng Sài Gòn những năm chế độ cũ.
Từ một cô gái xinh đẹp, con nhà gia giáo, Nguyệt trở thành một nữ quái đúng nghĩa. Một thời gian dài, người đàn bà này từng gây ra nỗi khiếp đảm cho người dân ở nội thành Sài Gòn.


 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét