Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

CHUYỆN ÍT BIẾT 5

(ĐC sưu tầm trên NET)


Bất ngờ phát hiện cung điện hơn 2200 năm của Tần Thủy Hoàng

Thu Hằng |
Bất ngờ phát hiện cung điện hơn 2200 năm của Tần Thủy Hoàng

Cung điện được xây vào năm 221 – 207 TCN, khi Tần Thủy Hoàng thu phục thành công các nước nhỏ và lập nên một quốc gia thống nhất.

Mới đây, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ (Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc), Đại học Bắc Kinh và Bảo tàng Quốc gia đã phát hiện ở ngoài khơi huyện Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc các mỏm đá rất lớn.
Sau khi đo đạc và đem các mẫu vật về nghiên cứu, nhóm kết luận đây chính là cung điện của một vị vua nổi tiếng Trung Quốc: Tần Thủy Hoàng.
Các nhà khoa học xác định, cung điện được xây vào năm 221 – 207 TCN, khi Tần Thủy Hoàng thu phục thành công các nước nhỏ và lập nên một quốc gia thống nhất.
Cung điện mới được tìm thấy. (Ảnh: SCMP)
Cung điện mới được tìm thấy. (Ảnh: SCMP)
“Theo như kết quả nghiên cứu, cung điện có niên đại hơn 2.200 năm.
Bên trong có chứa nhiều bục cấu thành từ những khối đá lớn, bục lớn nhất dài lên tới 60m, dùng để thờ cúng và tổ chức các buổi lễ trang trọng”, một nhà khảo cổ cho biết với South China Morning Post.
Khi thủy triều xuống, cung điện hiện rõ hơn. (Ảnh: SCMP)
Khi thủy triều xuống, cung điện hiện rõ hơn. (Ảnh: SCMP)
Bên cạnh đó, nhóm còn phát hiện có một đường đá lớn chạy ngang qua. Người dân bản địa cho biết, họ thường nhặt được tiền hoặc các đồ gốm sứ cổ nơi đây.
Họ cũng tiết lộ rằng, các mỏm đá nhô lên mỗi khi thủy triều xuống nhưng không hề biết đây là cung điện của vua.
Được biết, cung điện này là một trong hơn 200 cung điện của các hoàng đế Trung Quốc được phát hiện từ trước đến nay.
Trước đó, các nhà khảo cổ học nước này cũng đã tìm thấy tàn tích Nhạc Dương - thủ đô nước Tần thời Chiến quốc - ở Diêm Lương, Thiểm Tây. Tại đây, họ cũng đã thu về nhiều hiện vật quý hiếm, là tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử của quốc gia này.
Lăng mộ của vua Tần Thủy Hoàng được ông ra lệnh xây dựng khi mới 13 tuổi. Khi đó, ông vừa lên ngôi vua nước Tần.
Công trình này phải huy động tới hơn 700.000 nhân công, xây dựng liên tục trong 38 năm. Phải vài năm sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, khu lăng mộ mới hoàn thành.
Ngoài cung điện, lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng là bí ẩn lớn. (Ảnh: Internet)
Ngoài cung điện, lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng là bí ẩn lớn. (Ảnh: Internet)
Ước tính, có tới 6000 – 8000 chiến binh đất nung được chôn cùng vua. Tuy nhiên, đây chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, bởi phần còn lại của khu vực này vẫn đang được khám phá.
Điều khiến các nhà khoa học “chùn chân” chính là trong lăng mộ có nhiều bẫy, dù hơn 2000 năm nhưng vẫn hoạt động rất tốt.
theo Thế giới trẻ

Bí ẩn những bức ảnh ẩn chứa câu chuyện lịch sử "hiếm có khó tìm"

Trang Ly |
Bí ẩn những bức ảnh ẩn chứa câu chuyện lịch sử "hiếm có khó tìm"
Hình ảnh mang tính chất minh họa

Những bức ảnh lưu giữ lịch sử dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn về một trong những sự kiện từng xảy ra trong quá khứ.


Những bức ảnh này ẩn chứa những câu chuyện lịch sử mà không phải ai cũng biết:

Trong hình là một cô gái trẻ tên Evelyn McHale 23 tuổi vừa nhảy từ tầng thứ 83 của tòa nhà Empire State và rơi xuống chiếc limousine năm 1947. Điều kỳ lạ là, cơ thể cô như còn nguyên vẹn và cô dường như chỉ đang ngủ.
Trong hình là một cô gái trẻ tên Evelyn McHale 23 tuổi vừa nhảy từ tầng thứ 83 của tòa nhà Empire State và rơi xuống chiếc limousine năm 1947. Điều kỳ lạ là, cơ thể cô như còn nguyên vẹn và cô dường như chỉ đang ngủ.

Một chú tinh tinh sung sướng chụp hình sau khi thực hiện chuyến bay vào không gian thành công năm 1961
Một chú tinh tinh "sung sướng" chụp hình sau khi thực hiện chuyến bay vào không gian thành công năm 1961

Bữa tiệc Giáng Sinh năm 1941 của các quan chức thuộc Đức quốc xã. Hitler làm chủ bữa tiệc này.
Bữa tiệc Giáng Sinh năm 1941 của các quan chức thuộc Đức quốc xã. Hitler làm chủ bữa tiệc này.

Một bà mẹ lấy tay che mặt vì rao bán 4 đứa con của mình. Bức ảnh chụp năm 1948 tại Chicago, Mỹ
Một bà mẹ lấy tay che mặt vì rao bán 4 đứa con của mình. Bức ảnh chụp năm 1948 tại Chicago, Mỹ

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một người chủ khách sạn đổ axit vào hồ bơi khi có những người da đen bơi ở đó. Ảnh chụp năm 1964
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một người chủ khách sạn đổ axit vào hồ bơi khi có những người da đen bơi ở đó. Ảnh chụp năm 1964

Martin Luther King cùng con trai đang dụi một thanh củi cháy trong khoảng sân trước nhà. Bức ảnh chụp năm 1960
Martin Luther King cùng con trai đang dụi một thanh củi cháy trong khoảng sân trước nhà. Bức ảnh chụp năm 1960

Walter Yeo, một trong những người đầu tiên trải qua một phẫu thuật thẩm mỹ tiên tiến và ghép da. Bức ảnh chụp năm 1917
Walter Yeo, một trong những người đầu tiên trải qua một phẫu thuật thẩm mỹ tiên tiến và ghép da. Bức ảnh chụp năm 1917

Bức tường Berlin đang trong quá trình thi công. Ảnh chụp năm 1961.
Bức tường Berlin đang trong quá trình thi công. Ảnh chụp năm 1961.

Bức ảnh chụp 1937 kể về em bé được đặt trong một lồng sắt để tắm ánh nắng Mặt trời
Bức ảnh chụp 1937 "kể" về em bé được đặt trong một lồng sắt để "tắm" ánh nắng Mặt trời

Hình ảnh một cụ bà 106 tuổi, người Armenia, ôm súng canh giữ cho ngôi nhà của mình. Ảnh chụp năm 1990
Hình ảnh một cụ bà 106 tuổi, người Armenia, ôm súng canh giữ cho ngôi nhà của mình. Ảnh chụp năm 1990


Annie Edison Taylor, người đầu tiên sống sót khi vượt dòng thác Niagara Falls trong một chiếc thùng. Ảnh chụp năm 1901
Annie Edison Taylor, người đầu tiên sống sót khi vượt dòng thác Niagara Falls trong một chiếc thùng. Ảnh chụp năm 1901

Xe kéo bằng hà mã. Ảnh chụp năm 1924
Xe kéo bằng hà mã. Ảnh chụp năm 1924

Bức ảnh chụp Vua hề Sác-lô (Charlie Chaplin) năm 27 tuổi. Ảnh chụp năm 1916
Bức ảnh chụp "Vua hề" Sác-lô (Charlie Chaplin) năm 27 tuổi. Ảnh chụp năm 1916

Thử nghiệm áo chống đạn năm 1923
Thử nghiệm áo chống đạn năm 1923
Năm 1956, động vật được đưa vào bệnh viện và trở thành liệu pháp điều trị hữu hiệu
Năm 1956, động vật được đưa vào bệnh viện và trở thành liệu pháp điều trị hữu hiệu

Phần đầu của bức tượng Nữ thần Tự do. Bức ảnh chụp năm 1885
Phần đầu của bức tượng Nữ thần Tự do. Bức ảnh chụp năm 1885
*Ảnh: BoredPanda

Đây là "cỗ quan tài" gây kinh hãi nhất với người châu Phi

Trang Ly |
Đây là "cỗ quan tài" gây kinh hãi nhất với người châu Phi
Rắn phì châu Phi đang trên đường săn mồi. Ảnh cắt từ video của BBC.

Là một trong những loài động vật gây ám ảnh lớn nhất đối với con người, rắn phì châu Phi được xem là "cỗ quan tài" đáng sợ, sở hữu tốc độ tấn công nhanh kinh hoàng.



Được xem là "vũ khí" gây nên nhiều ca tử vong ở người nhất trong các loại rắn ở châu Phi, "vượt mặt" cả rắn Mamba Đen, loài rắn phì châu Phi được mệnh danh là "cỗ quan tài" chết chóc của dân thường nơi đây.

Rắn phì châu Phi là loài cực kỳ hung dữ.
Rắn phì châu Phi là loài cực kỳ hung dữ.
Rắn phì châu Phi còn có các tên khác như: Bitis arietans, puff adder, African puff adder, và common puff adder.
Rắn phì châu Phi thuộc họ Rắn lục. Đây là một loài rắn độc, phổ biến nhất và phân bố rộng rãi nhất ở châu Phi.
Chúng sinh sống chủ yếu ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, kéo dài từ vùng Maroc tới Ả Rập và toàn bộ châu Phi (trừ vùng sa mạc Sahara và vùng rừng nhiệt đới).
Rắn phì có chiều dài trung bình cỡ một mét, thân thể rắn chắc với vòng bụng rộng. Tông màu của rắn (da rắn) tùy thuộc vào nơi chúng sống, với môi trường sống của chúng.

Màu da của rắn phì thay đổi theo môi trường sống.
Màu da của rắn phì thay đổi theo môi trường sống.
Thức ăn khoái khẩu của chúng là động vật có vú, chim, lưỡng cư và thằn lằn.
Tốc độ tấn công kinh hoàng của rắn phì châu Phi
Với hình dáng mập mạp cùng tập tính "nằm im bất động" để săn mồi, chúng thích phục kích con mồi tình cờ đi ngang qua.
Sau đó, dùng hết sức mình "táp" rồi dùng răng nanh bơm nọc độc khủng khiếp vào "nạn nhân xấu số". Mặc dù có cơ thể nặng nề nhưng rắn phì di chuyển và tấn công cực nhanh, đặc biệt là khi chúng bị khiêu khích, tấn công.
Với tốc độ tấn công nhanh chớp nhoáng, bằng một phần tư giây, rắn phì có thể tiêm nọc độc qua hai răng nanh cực dài và sắc bén vào cơ thể con mồi.

Cú táp của rắn phì có tốc độ là 0,25 giây. Hình ảnh quay chậm của rắn phì khi đớp một quả bóng nước.
Cú "táp" của rắn phì có tốc độ là 0,25 giây. Hình ảnh quay chậm của rắn phì khi đớp một quả bóng nước.
Ước tính, nọc độc của chúng đủ mạnh để giết một người trưởng thành với chỉ một cú cắn.
Nọc độc của rắn phì thuộc độc loại tố tế bào (hủy hoại các mô). Sau khi bị cắn, các "nạn nhân" của chúng nhanh chóng cảm thấy đau đớn, bỏng rát.
Nếu không được chữa trị kịp thời, vùng xung quanh vết cắn sẽ bị hoại tử, dần dần dẫn đến tử vong.
Mặc dù là loài rắn độc, gây nhiều ca tử vong cho con người nhưng rắn phì là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng nếu không được bảo vệ.
Xem video: Hành trình săn "tiễn" con mồi về tay thần chết của rắn phì châu Phi
Rắn phì châu Phi. Video: BBC.
*Bài viết tham khảo nhiều nguồn

Trinity: Bí danh của "cơn ác mộng" lớn nhất nhân loại

Trang Ly |
Trinity: Bí danh của "cơn ác mộng" lớn nhất nhân loại
Sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí mạnh nhất nhân loại

Cách đây hơn 7 thập kỷ, thế giới chính thức bước vào kỷ nguyên nguyên tử hạt nhân sau khi Mỹ vụ thử nghiệm thành công loại vũ khí mạnh nhất của loài người.



"Trinity" (tạm dịch: Chúa ba ngôi) là mật danh của vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện tại khu vực Alamogordo, bang New Mexico, vào ngày 16/7/1945. Đây được xem là ngày bắt đầu cho Kỷ nguyên nguyên tử.
Cuộc thử nghiệm Trinity là kết quả của "Dự án Manhattan" nhằm tạo ra thứ vũ khí khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.
Mặc dù phải tiêu phí hàng tỷ USD và một lượng vật liệu phân hạch lớn nhưng nhóm thực hiện "Dự án Manhattan" vẫn quyết định tiến hành vụ thử bom gây chấn động này.
Mục đích của cuộc thử nghiệm là nghiên cứu mức độ tác động và ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân tới các tàu của Hải quân Mỹ.

Các nhà vật lý tại một hội thảo do Dự án Manhattan tài trợ tổ chức tại Los Alamos.
Các nhà vật lý tại một hội thảo do "Dự án Manhattan" tài trợ tổ chức tại Los Alamos.
Những chuẩn bị cho vụ thử nghiệm vũ khí hủy diệt
Trước khi Thế chiến II bùng nổ, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra nguyên tử Uranium khi bị bắn phá mạnh có thể tăng khối lượng lên gần gấp rưỡi đồng thời giải phóng một nguồn năng lượng rất lớn.
Điều này đặt nền tảng cho ý tưởng chế tạo một loại bom mới có sức công phá lớn.
Trong thời điểm diễn ra Thế chiến II, nhiều nhà khoa học châu Âu chạy tị nạn chiến tranh sang Mỹ mà đứng đầu là Albert Einstein đã đề nghị Chính phủ Mỹ hỗ trợ nghiên cứu việc phân tách hạt nhân của nguyên tử Uranium.
Tổng thống Mỹ khi đó là Franklin Roosevelt đã chấp thuận đề nghị trên và cho thành lập một ủy ban chuyên môn, bắt đầu khởi động "Dự án Manhattan".
Nhà vật lý học lãnh đạo dự án này, đồng thời cũng được coi là cha đẻ của vũ khí hạt nhân Mỹ, chính là J. Robert Oppenheimer.

J. Robert Oppenheimer - Cha đẻ của vũ khí hạt nhân Mỹ
J. Robert Oppenheimer - "Cha đẻ" của vũ khí hạt nhân Mỹ
Quả bom nguyên tử đầu tiên có mật danh Trinity được chế tạo trong khu thử nghiệm bí mật tại một thị trấn nhỏ mang tên Los Alamos thuộc bang New Mexico.
Mặc dù mang mật danh Trinity, nhưng cái tên chính thức của quả bom nguyên tử này là The Gadget (Tiện ích).
Sở dĩ quả bom được đặt tên là The Gadget là vì trong giai đoạn "Dự án Manhattan" được triển khai, những từ liên quan đến bom đều được liệt vào hàng cấm kỵ, nghi ngại gián điệp thâm nhập.

Hình dáng của quả bom nguyên tử đầu tiên The Gadget
Hình dáng của quả bom nguyên tử đầu tiên The Gadget
Chương trình này đã tiêu tốn kinh phí khoảng gần 2 tỷ USD (một con số cực lớn so với thời giá lúc bấy giờ) cùng với sự tham gia của 520.000 người.
Tháng 3/1944, Kenneth Bainbridge, giáo sư vật lý ở Đại học Harvard (Mỹ), nhận nhiệm vụ lập kế hoạch thử nghiệm. Ông chọn bãi đất trống gần sân bay quân sự Alamogordo, bang New Mexico là nơi thử.
Theo tờ Business Insider, người ta xây một tòa tháp với chiều cao 30m và 3 đài quan sát an toàn cho các nhà nghiên cứu để phục vụ cho vụ thử nghiệm.

Tháp cao 30m, nơi đặt quả bom The Gadget. Ảnh: Rare History Photos.
Tháp cao 30m, nơi đặt quả bom The Gadget. Ảnh: Rare History Photos.
Sau đó, The Gadget được đưa lên một tháp cao 30m. Theo các chuyên gia thuộc "Dự án Manhattan", việc kích nổ trong không khí sẽ tăng tối đa năng lượng tác động trực tiếp lên mục tiêu và giảm bớt bụi phóng xạ.
Nhiều người lo ngại rằng quả bom có thể “đốt cháy” cả bầu khí quyển, thổi bay hết sự sống trên Trái Đất, mặc dù, mọi thứ đều nằm trong tính toán của ban nghiên cứu.
Dự kiến, sức công phá của quả bom sẽ tương đương từ 0 (trong trường hợp quả bom không nổ) đến 20.000 tấn thuốc nổ TNT.
Khoảnh khắc kinh hoàng của nhân loại
Đúng 5h30' ngày 16/7/1945 (giờ địa phương), quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại phát nổ.

Khoảnh khắc đánh dấu kỷ nguyên nguyên tử của nhân loại
Khoảnh khắc đánh dấu kỷ nguyên nguyên tử của nhân loại
Sau khi khai hỏa, quả bom The Gadget với sức công phá tương đương 20.000 tấn thuốc nổ TNT, đã hình thành quả cầu lửa khổng lồ và tạo ra hình cây nấm đạt độ cao hơn 10.000m.
Khi nổ quả bom phát ra một quầng sáng cực mạnh, trong bán kính 30km quầng sáng đó tương đương với những tia sáng của Mặt Trời vào buổi trưa.
Khu vực bom hạt nhân phát nổ hình thành một hố có bán kính rộng khoảng 500m, sâu hơn 2m.
Để xem tác động của The Gadget, Mỹ đã bố trí 71 tàu quanh khu vực thử nghiệm.
Kết quả, vụ nổ đã phá hủy 8 tàu mục tiêu, gồm tàu LSM-60, Saratoga, Nagato, Arkansas, các tàu ngầm Pilotfish, Apogon, tàu ARDC-13 và một xà lan YO-160.
Sức công phá kinh khủng của The Gadget
The Gadget có sức công phá bằng 18.000 tấn thuốc nổ TNT.

Bức ảnh màu chụp lại vụ nổ Trinity
Bức ảnh màu chụp lại vụ nổ Trinity
Vụ nổ khoét một lổ lớn trên khu vực thử nghiệm, sâu 3m, rộng 340m. Tiếng nổ của quả bom hạt nhân The Gadgetcó thể nghe rõ từ khoảng cách ngoài 160 km.
Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, khu vực xung quanh sáng rực lên như ban ngày trong khoảng 1-2 giây, sức nóng tương đương với lò nướng.
Màu sắc quan sát được chuyển từ màu tím sang màu xanh lá cây rồi vàng và cuối cùng là trắng hẳn.
Sóng xung kích có thể đo được ở cách vụ nổ 160km, và những đám mây hình nấm đạt độ cao đến 12,1km.
Tại Sliver City thuộc bang New Mexico, cách tâm nổ 290km, vẫn có cửa kính bị vỡ, âm thanh vụ nổ lan tới tận El Paso, Texas.
Để che mắt dư luận, những người đứng đầu dự án Manhattan đã loan tin rằng đó là một vụ nổ kho đạn gần sân bay Alamogordo.
Sau khi hay tin vụ thử nghiệm thành công, Tổng thống Mỹ Harry Truman sau đó đã nói với Joseph Stalin, lãnh đạo Liên Xô thời điểm đó, rằng Mỹ đang sở hữu một loại vũ khí mới, có khả năng hủy diệt bất thường.
Chỉ 1 tháng sau khi vụ thử nghiệm thành công, ngày 6/8/1945, Mỹ thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Vụ nổ khiến 80.000 người tử vong tại chỗ và san phẳng nơi đây.
Sau đó 3 ngày, Mỹ tiếp tục thả một quả bom khác xuống thành phố Nagasaki, khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng ngay lập tức và hàng chục nghìn người khác tử vong vì nhiễm độc phóng xạ.
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chính thức đầu hàng quân Đồng Minh, chấm dứt Thế chiến II.
Bắt đầu từ đây, nhân loại bước vào kỷ nguyên vũ khí mới: Kỷ nguyên Nguyên tử.
Hơn 70 năm sau cuộc thử nghiệm, nồng độ phóng xạ ở khu vực Alamogordo vẫn cao hơn khoảng 10 lần so với bức xạ nền của Trái Đất, song vẫn trong giới hạn an toàn.
Xem video: Vụ thử nghiệm bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại - The Gadget, mật danh Trinity
Thời điểm The Gadget khai hỏa
*Bài viết tham khảo nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ

So với vụ nổ này, bom H của Triều Tiên phải... chào thua

Trang Ly |
So với vụ nổ này, bom H của Triều Tiên phải... chào thua
Hình minh họa

Với năng lượng tương đương với 3 tỷ quả bom Sa Hoàng, vụ nổ tia gamma số hiệu GRB 080916C được xem là vụ nổ gamma lớn nhất từng được biết trong vũ trụ.



Nổ tia gamma - Bí ẩn gần 50 năm của giới khoa học
Những vụ nổ tia gamma (Gamma Ray Bursts - GRB) trong vũ trụ là sự xuất hiện trong một thời gian rất ngắn những tia gamma với siêu năng lượng cực lớn.
Trong vòng mười giây năng lượng này bằng cả năng lượng Mặt Trời trong Ngân Hà phát ra trong 10 tỷ năm tồn tại.
Hiện tượng này được xem là một bài toán vật lý lớn của thế kỷ và đã gần 50 năm chưa có lời giải
Hình minh họa
Hình minh họa
Sự phát hiện GRB cũng ly kỳ như bản thân hiện tượng đó. Các GRB được phát hiện tình cờ năm 1967 bởi những vệ tinh do thám của Mỹ đang thực hiện phi vụ ghi đo những thí nghiệm hạt nhân trong vũ trụ của Liên Xô.
Chỉ đến năm 1973 phía Mỹ mới công bố những tư liệu chung quanh GRB tại Hội thảo quốc tế về tia vũ trụ tại Denver (Mỹ).
Trong khoảng thời gian 5 thập kỷ qua, các nhà vật lý đã công bố hơn 2.000 bài báo và đưa ra khoảng 135 mô hình lý thuyết để giải thích GRB.
Những giả thuyết về GRB
GRB là một trong những vụ nổ mạnh và dữ dội nhất trong vũ trụ. Chúng được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960.
Nguyên nhân gây ra những vụ nổ này cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với giới khoa học.
Theo các nhà khoa học dự đoán, có hai giả thuyết chính gây ra các vụ nổ tia gamma:
Giả thuyết thứ nhất chính là một ngôi sao tự sụp đổ và cho ra đời lỗ đen vũ trụ. Khi các tinh cầu sống hết tuổi thọ của mình, các phản ứng hạt nhân trong tâm của chúng sẽ tự động ngừng lại.
Điều này khiến áp lực hạt nhân bên trong tâm ngôi sao - vốn giúp giữ chúng ở trạng thái căng phồng - biến mất, dẫn đến trung tâm của tinh cầu đổ sụp xuống từ bên trong và tạo thành lỗ đen.

Năng lượng bắn ra từ vụ nổ tia gamma là cực lớn. Hình minh họa
Năng lượng bắn ra từ vụ nổ tia gamma là cực lớn. Hình minh họa
Những gì là vật chất đều bị hút vào bên trong lỗ đen và bắt đầu quay tròn với vận tốc cực cao. Điều này làm phát sinh một lực cực mạnh, cuốn vật chất di chuyển gần đến vận tốc ánh sáng.
Lực trên truyền một bức xạ đến trái đất, được phát hiện và xác định là các vụ nổ tia gamma.
Giả thuyết thứ hai là vụ nổ trên có thể hình thành khi 2 tinh cầu neutron va vào nhau.
Tuy nhiên, vẫn còn một giả thuyết mở mà các chuyên gia nghĩ đến - có thể một hiện tượng mà cho đến nay vẫn chưa được tìm ra chính là nguyên nhân gây ra các vụ nổ trên.
Vụ nổ tia gamma số hiệu GRB 080916C: Khủng khiếp nhất từng được biết
GRB 080916C là vụ nổ tia gamma (số hiệu 080916C) lớn nhất trong vũ trụ được biết tới nay.
Vụ nổ xảy ra cách Trái Đất khoảng 12,2 tỷ năm ánh sáng, trong chòm sao Carina (Thuyền Để) và kéo dài khoảng 23 phút (gần gấp 700 lần so với mức trung bình của 2 giây cho một vụ nổ GRB năng lượng cao).
Để hiểu rõ hơn về khoảng cách và tuổi của những tia gamma này, các nhà khoa học nhấn mạnh vũ trụ trải qua 14 tỷ năm tuổi và Trái Đất đã tồn tại trong 4,5 tỷ năm.
Điều này có nghĩa các tia gamma có độ tuổi bằng nửa tuổi vũ trụ và sinh ra từ nửa bên kia của vũ trụ.
Trong 23 phút này, những vụ nổ tia gamma sinh ra một lượng năng lượng nhiều hơn lượng năng lượng sinh ra từ tất cả các dải sao trong Ngân Hà.
Theo ước tính, vụ nổ GRB 080916C sinh ra một khoảng năng lượng tương đương 3 tỷ quả bom Sa hoàng nổ liên tục mỗi giây trong 110 triệu năm.
Hay khoảng 7.000 lần lượng năng lượng Mặt Trời trong Ngân Hà sinh ra trong cả quá trình tồn tại của nó.
Ngay sau khi vừa phát nổ, các tia gamma đi với siêu vận tốc, khoảng 299.792.158 mét/giây.
Nếu như nguồn GRB nằm trong thiên hà của chúng ta và GRB hướng về Trái Đất thì mọi sự sống đã bị quét sạch khỏi hành tinh.

Vụ nổ này có thể quét sạch mọi sự sống trên Trái Đất. Hình minh họa
Vụ nổ này có thể quét sạch mọi sự sống trên Trái Đất. Hình minh họa
Nhiều nhà vật lý cũng cho rằng, những điều tương tự có thể đã xảy ra gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài trên Trái Đất.
Theo các nhà khoa học, nếu một vụ nổ tia gamma xuất phát từ trung tâm của dải Ngân Hà - nơi tồn tại Hệ Mặt Trời của chúng ta, cách đây 30.000 năm ánh sáng - thì nó vẫn là "đối thủ đáng gờm" của Mặt Trời về khả năng phát sáng.
So sánh sức hủy diệt của GRB 080916C và bom H Triều Tiên vừa thử nghiệm
Thế giới đang xôn xao khi Triều Tiên tuyên bố họ đã thử nghiệm thành công một quả bom khinh khí tại khu vực phía Bắc quốc gia này. Vụ thử nghiệm này đã gây ra một cơn địa chấn lên tới 5,1 độ Richter.
Hãy cùng so sánh sức mạnh của một bên là nguồn năng lượng tự nhiên, và một bên là nguồn năng lượng nhân tạo.
Đầu tiên, tổng năng lượng mà GRB 080916C phát ra bằng tương đương 3 tỷ quả bom Sa hoàng nổ liên tục mỗi giây trong 110 triệu năm. Một quả bom khinh khí Sa Hoàng có năng lượng bằng 50 megaton. (1 megaton = 1.000 kiliton).
Siêu năng lượng này có thể quét sạch mọi sự sống tồn tại trên Trái Đất.

Sức mạnh của các loại vũ khí hạt nhân từng được sử dụng. Infographic: Hanoimoi
Sức mạnh của các loại vũ khí hạt nhân từng được sử dụng. Infographic: Hanoimoi
Nếu, Triều Tiên có thể sản xuất một quả bom H thực sự, loại 1 megaton (bằng 1 phần 50 quả bom Sa Hoàng), nó vẫn có thể gây hủy diệt lớn rất nhiều cho con người và sinh vật.
Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km.
Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa.
Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.
Mặc dù, sự so sánh gữa siêu năng lượng từ vụ nổ tia gamma với năng lượng của quả bom H mà Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công ngày 6/1/2016 là khá khập khiễng giữa:
Một bên là khiến Trái Đất lụi tàn sự sống - Một bên là sức phá hủy trong bán kính vài km.
Tuy vậy, so sánh để biết, dù là tự nhiên hay nhân tạo, thì những "quả bom" với nguồn siêu năng lượng này luôn đe dọa sự sống của loài người.
Bom khinh khí còn gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch. Đây là một loại vũ khí sử dụng năng lượng hạt nhân để tạo ra sức công phá khủng khiếp.
Nhưng khác với "người anh em" bom nguyên tử của mình thì bom khinh khí dựa trên phản ứng tổng hợp hạch hạt nhân thay vì phản ứng phân hạch hạt nhân.
Một quả bom Hydro có sức công phá khổng lồ, gấp hàng ngàn lần một quả bom nguyên tử bình thường.
Các loại vũ khí hạt nhân dựa trên phản ứng phân hạch thường có sức công phá khoảng 10 kiloton, còn vũ khí hạt nhân dựa trên phản ứng hợp hạch có sức công phá lên tới hàng megaton (1 megaton = 1.000 kiloton).
Một quả bom khinh khí là một quả bom kép, trước tiên phải cho nổ bom nguyên tử để tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
Những quả bom khinh khí từng được chế tạo đều mang trong mình 1 sức mạnh khủng khiếp, nổi tiếng nhất là quả bom khinh khí AN602 với tên hiệu Tsar Bomba (bom Sa Hoàng) của Liên Xô được kích nổ vào năm 1961.
Với sức nổ 50 megaton (tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT), đây chính là vũ khí hạt nhân lớn nhất, mạnh nhất từng được cho nổ, và hiện vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất con người từng cho nổ trong lịch sử nhân loại.
*Bài viết tham khảo nhiều nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét