Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 99

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nguyên nhân gây ra cuộc chiến 20 năm (1955-1975)
ở Nam Việt Nam
 
Đào Văn Tùng
http://viet-studies.info/kinhte/DaoVanTung_NguyenNhanCuocChien.htm 


NGÔ ĐÌNH DIỆM TẠI SAO ÔNG THẤT BẠI ?
 http://www.sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha4.php
                                     
                                     

Người bắn hạ hai anh em ông Ngô Đình Diệm nói gì trước khi chết?






Ai ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Ai cầm súng cầm dao hạ sát hai ông ấy? Từ trước đến nay dư luận đều đổ vào cho hai người đó là tướng Dương Văn Minh và Đại úy Nguyễn Văn Nhung.

Về tướng Dương Văn Minh có nhiều tài liệu đã viết. Còn chuyện đại úy quân đội VNCH Nguyễn Văn Nhung sống chết như thế nào chưa có nhiều người biết.
Ngô Đình Diệm (Phải) và Ngô Đình Nhu - Ảnh: TL
Ngô Đình Diệm (Phải) và Ngô Đình Nhu - Ảnh: TL
Đảo chánh lật đổ chế độ Diệm chưa đầy 100 ngày thì các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và đại tá Nguyễn Chánh Thi làm cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”. Để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn Khánh đã nói với bà Trần Trung Dung-cháu gọi ông Diệm bằng cậu), những người làm “chỉnh lý” bắt ngay thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. (Nguyễn Văn Nhung mới lên thiếu tá từ sau ngày đảo chánh 1.11.1963).
Ngày 17.2.1964, sĩ quan báo chí Bộ Quốc phòng của Nguyễn Khánh chính thức tiết lộ: “Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sỹ quan tổng quát và tùy viên của trung tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30-1 và giam tại Lữ đoàn Nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám, ông Nhung tự vận bằng dây giày”.
Là một trong những người lãnh đạo cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”, ông Nguyễn Chánh Thi đã kể lại chuyện nầy trong hồi ký của ông như sau:
Trời sáng rõ. Các cánh quân bắt đầu đem về Bộ chỉ huy đảo chánh (“chỉnh lý”) những người mà họ cho là không ít thì nhiều “có tội với đất nước” (Sau này ông Khánh đã đặt ra những tội “trung lập” và “thân cộng” gán cho họ). Trong số này tôi (Nguyễn Chánh Thi) thấy có thiếu tá Nhung, viên sĩ quan cận vệ của trung tướng Dương Văn Minh. Thiếu tá Nhung được lệnh phải làm một bản tường trình về việc “tại sao, và bằng cách nào, đã quyết định giết chết ông Nhu và ông Diệm. Thiếu tá Nhung khai hoàn toàn không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân nhân Cách mạng cả. Ông ta đã thuật lại việc giết hai ông Diệm, Nhu như sau:
Tờ khai của thiếu tá Nhung - người ám sát anh em Ngô Đình Diệm
Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát.
“Tôi (Nhung) được lệnh đi theo Đoàn Thiết giáp lên đón hai ông Diệm, Nhu, sau khi được tin hai ông này từ một nhà thờ ở Chợ Lớn gọi điện thoại xin đầu hàng. Đoàn Thiết giáp do trung tá Nghĩa chỉ huy. Có một số sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo, trong đó có thiếu tá ĐàyTrách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ này là thiếu tướng Thu (?).  
Đoàn Thiết giáp lên đến ngôi nhà thờ Chợ Lớn thì hai anh em ông Diệm ngoan ngoãn lên xe (xe M113 thiết giáp). Xe chạy về ngã Saigòn. Đi được chừng 500 thước thì từ phía Sài Gòn chạy ngược lên một đoàn mấy cái xe Jeep, trên đó có thiếu tướng Thu. Khi hai đoàn xe gặp nhau, đậu cách nhau chừng 30 thước, thiếu tướng Thu và đoàn tùy tùng xuống xe. Lúc đó bên đoàn thiết giáp có ý chờ đợi thiếu tướng Thu cho lệnh về việc xử trí với anh em ông Diệm như thế nào. Từ đằng xa họ thấy tướng Thu đưa lên một ngón tay trỏ. Bên đoàn xe thiết giáp dự đoán rằng ông ta ra lệnh giết một trong hai anh em ông Diệm. Họ còn đang ú ớ muốn hỏi lại cho rõ, xem phải giết người nào, thì đồng bào ùa đến xem quá đông. Bên đoàn xe thiết giáp bắt đầu lo ngại về an ninh của anh em ông Diệm cũng như về an ninh của chính họ (Họ nghĩ rằng dư đảng Cần Lao có thể trà trộn giải vây cho anh em ông Diệm, hoặc dân chúng phẫn uất có thể giết chết hai ông này). Họ muốn chạy băng qua để hỏi lệnh cho rõ, nhưng dân chúng vây chặt, không thể nào đi được.
Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực. Đồng thời đoàn xe thiết giáp được lệnh dẹp đường chạy về Bộ Tổng Tham mưu. Cùng lúc, tướng Thu cũng cho đoàn xe quay đầu chạy trước đoàn xe thiết giáp cùng hướng về Bộ Tổng Tham mưu. Trong lúc xe chạy thì thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý giá”.
Cuối tờ khai, Thiếu tá Nhung kết luận:
“Tôi chỉ vì hăng say theo lệnh cấp trên mà đã  làm như thế”. Nội trong đêm, sau khi làm tờ khai, Thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của mình thắt cổ tự sát. Tôi (Nguyễn Chánh Thi) được tin, không khỏi ngậm ngùi cho số kiếp của một sĩ quan trung thành với cấp trên, không lường được hậu quả to lớn của việc mình làm, không có ý thức chính trị hướng dẫn, đến khi một mình chịu tội một mình thác oan…” [1].
Đoạn trích trên đây có lời tự thuật của thiếu tá Nhung - người được xem là xạ thủ đã giết chết anh em ông Ngô Đình Diệm. Không rõ ông Thi ghi lại bản tự thuật đó có trung thực hay không, vì sau lần tự thuật đó thiếu tá Nhung không còn ở trên đời nên không thể kiểm chứng được. Giả như bản tự thuật đó trung thực thì ta thấy thiếu tá Nhung vào giờ phút nguy nan nhất vẫn rất bình tĩnh:
1. Nhận hết trách nhiệm về việc hạ sát anh em ông Ngô Đình Diệm;
2. Khẳng định “không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân nhân Cách mạng” để tránh những rắc rối đối với tướng Dương Văn Minh. Tất cả những người có liên quan đến vụ đi bắt và giết anh em ông Diệm đều được khai với những cái tên hoàn toàn không có trong thực tế, về cấp bậc và nhiệm vụ cũng sai để những người nầy khỏi phải bị nêu tên thật trong bất cứ hoàn cảnh nào:  Ví dụ Nhung khai:
-Trung tá Nghĩa chỉ huy đoàn thiết giáp (sự thực là đại úy Dương Hoà Hiệp)
-Thiếu tá Đày sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo (trong đoàn không có ai tên là Đày cả, chỉ có thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa (lúc đi bắt ông Diệm, Nghĩa mới đeo lon đại úy); theo Nhung thiếu tá Đày là người “lấy cái cặp của ông Diệm nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng”.
 -Thiếu tướng Thu trách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ nầy (sự thực  trong Hội đồng tướng lãnh tham gia đảo chánh không có ai tên là Thu cả mà là thiếu tướng Mai Hữu Xuân - người được tướng Dương Văn Minh cử đi theo dõi đoàn xe “rước anh em tổng thống Diệm”.
Sau ngày chỉnh lý 30.1.1964, có dư luận cho rằng đại tá Thi đã tham gia vào việc đánh đập tra tấn Nguyễn Văn Nhung đến chết. Trong hồi ký, Nguyễn Chánh Thi cho biết:“Sau khi làm tờ khai, thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của mình thắt cổ tự sát”. Và tướng Thi tỏ ra ngậm ngùi thương tiếc: “Tôi được tin, không khỏi ngậm ngùi cho số kiếp của một sĩ quan trung thành với cấp trên, không lường được hậu quả to lớn của việc mình làm, không có ý thức chính trị hướng dẫn, đến khi một mình chịu tội một mình thác oan”.
Và cái chết bí ẩn được cho là tự sát bằng dây giày
Tôi (NĐX) không nghĩ  tướng Thi cố ý viết đọan hồi ký nầy để đính chính dư luận nghi ngờ ông đã tham gia vào việc tra khảo Nguyễn Văn Nhung. Vì thế tôi đã tìm gặp bà Huỳnh Thi Nhi vợ góa của thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sống với gia đình ở quận 8 TP.Hồ Chí Minh. Bà quả phụ Huỳnh Thị Nhi cho biết: khi được báo tin chồng chết bà đến nhận xác chồng ở Bệnh viện Cộng Hòa, nhưng các bác sĩ pháp y không ai dám xác nhận chồng bà đã chết bằng cách gì. Ngay cả bác sĩ Nicola Võ Minh Kỵ làm giám đốc Bệnh viện Cộng Hòa có bà con với gia đình bà cũng đóng cửa phòng để tránh việc phải xác nhận về cách chết của Nguyễn Văn Nhung. Nếu ông Nhung tự tử bằng dây giày thì việc xác nhận có gì khó khăn đâu để những người có trách nhiệm trong pháp y sợ hãi phải từ chối né tránh đến vậy?
Bà Huỳnh Thị Nhi cho biết thêm khi khâm liệm ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím, có vết còn in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô. Có lẽ Nguyễn Văn Nhung bị trả thù bằng những đòn đấm đá của nhiều người nên các bác sĩ pháp y không dám xác nhận chăng? Bà Nhi khẳng định chồng bà bị tra khảo mà chết chứ không phải tự sát bằng dây giày như đại tá Thi đã viết. Theo báo Dân Ý xuất bản ở Sài Gòn, từ số 140 ngày 01.10.1970 đến số 160 thì thiếu tá Nhung đã “bị đá bể lá lách sau khi ông đã khai tất cả những bí mật trong vụ thanh toán anh em tổng thống Diệm. Lời khai của ông được thâu băng và trao cho tướng Khánh”.
Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm như thế nào báo Hồn Việt số ra mắt (tháng 7-2007) đã đề cập rõ và cái chết của Nguyễn Văn Nhung - người bị dư luận qui kết là thủ phạm đã gây ra hai cái chết trên chưa được bạch hóa. Nguyễn Văn Nhung bị “ép cung” đã phải viết ra bản “cung khai” nêu trên chứng tỏ dư luận qui kết cho Nhung là có cơ sở. Qua bản “cung khai” do kẻ thù của Nhung công bố giúp cho những người quan tâm lịch sử thấy được bản chất “anh hùng hảo hớn” của Nhung. Nguyễn Văn Nhung không phải là một người tầm thường. Người nói đúng được bản chất của Nguyễn Văn Nhung không ai khác là chính đại úy Đỗ Thọ - người đối đầu số 1 của Nguyễn Văn Nhung trước giờ anh em ông Ngô Đình Diệm bị bắt lên xe thiết giáp M113 trước Nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn.
Sau khi nghe Nguyễn Văn Nhung bị bắt và bị giết để trả thù cho anh em ông Ngô Đình Diệm, Đỗ Thọ viết trong nhật ký: “Đối với tôi thiếu tá Nhung nổ súng vào đầu tổng thống Ngô Đình Diệm phải vất vả lắm. Thiếu tá Nhung rất can đảm lắm mới dám bắn như thế…Thiếu tá Nhung còn là người “chịu cam số phận”. Đáng ra trong hồ sơ khẩu cung sau ngày chỉnh lý 30.1.64, thiếu tá Nhung phải khai thêm một sĩ quan đồng lõa tên Nghĩa nữa, nhưng không hiểu tại sao thiếu tá Nhung lại không tiết lộ. Phải chăng vị sĩ quan cận vệ của tướng Dương Văn Minh là một anh hùng vì bạn bè. Dù sao một sĩ quan trung thành như thế cũng đáng trọng vậy”  [2]
Chú  thích:
[1] Nguyễn Chánh Thi, VIỆT NAM - Một trời tâm sự, Nxb Anh Thư, California (USA) 1987, tr.230-1
[2] “Nhật ký Đỗ Thọ”, Nxb Đồng Nai, SG. 1970, tr.331. Nhân đây cũng xin nói thêm một chút về Đỗ Thọ. Đỗ Thọ nguyên là một phi công lái tàu bay vận tải của quân đội Sài Gòn, được chuyển qua làm sĩ quan tùy viên cho Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đỗ Thọ tuyệt đối trung thành và tận tụy với ông Diệm. Sau khi ông Diệm bị bắt và bị giết (2.11.1963), Đỗ Thọ trở lại nghiệp bay. Thọ rất thương tiếc cho cái chết của Tổng thống Diệm và đã thổ lộ tâm sự của mình trong cuốn hồi ký mang tên “Nhật ký Đỗ Thọ”. Ngày 14.2.1964, trong một chuyến bay đón “thủ tướng” Nguyễn Khánh tại Đà Nẵng, Đỗ Thọ đã tử nạn trên không phận Quảng Nam. Năm đó Thọ mới 29 tuổi, chưa có vợ con, chỉ để lại cho gia đình cuốn hồi ký “Nhật ký Đỗ Thọ”. Năm 1970, một người em đã “sưu tầm và xuất bản” tập hồi ký nầy. (Theo Đỗ Mậu, Sđd).
Là một sĩ quan tùy viên, Đỗ Thọ đem hết trí lực để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Diệm. Cho nên, hơn ai hết Đỗ Thọ hiểu được những khó khăn của sĩ quan tùy viên Nguyễn Văn Nhung trong cố gắng hòan thành lệnh của tướng Dương Văn Minh giao. Đỗ Thọ không thù ghét người đã giết chủ của mình mà ngược lại có lời khen đúng đắn đối với một đồng nghiệp. Bởi vì Nguyễn Văn Nhung không những là người rất can đảm trong nhiệm vụ khó khăn mà còn tỏ ra hào hiệp nhận hết trách nhiệm về mình để  tránh những hệ lụy cho người khác.
Theo Nguyễn Đắc Xuân
Một Thế Giới

Chuyện 3 lần ám sát hụt Ngô Đình Diệm và đường dây giao liên xuyên biên giới

  • 09:45 ngày 18/01/2016
Theo thông lệ liên tiếp 2 năm 1954 và 1955, cứ vào lúc 12 giờ đêm Noel 24-12, Ngô Đình Diệm đều đến Nhà thờ Đức Bà dự lễ mừng "Thiên Chúa giáng sinh".
Sinh thời, ông Huỳnh Việt Thắng (Tư Thắng, Mười Quỳ) – Nguyên phó Chánh án TAND Tối cao, Nguyên Ủy viên Ban An ninh miền Nam thường kể lại nhiều chuyện về những năm tháng hoạt động, chiến đấu của lực lượng An ninh từ thời kháng Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trong những câu chuyện có nhiều nhân chứng sống động, có người là cấp trên, là đồng đội của ông. Đến nay có nhiều người đã đi vào cõi vĩnh hằng như ông và vẫn còn những đồng đội, bạn bè ông đang sống và được hưởng chính thành quả mà họ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình.
1. Sau khi được tổ chức bố trí vượt ngục, Tư Thắng bắt liên lạc với cơ sở tại Sài Gòn và bố trí đưa lên xã An Tịnh, Trảng Bàng, Tây Ninh để ra căn cứ. Vừa chân ướt chân ráo đặt chân đến Trảng Bàng, Tư Thắng và đồng chí Ba Tý, cán bộ cơ sở gặp liên tiếp mấy vụ địch bố ráp, đi càn.
Hết núp dưới hầm bí mật, rồi lại chạy hụt hơi băng đồng để tránh địch, có lần suýt chạm trán địch, mất mạng như chơi. Nhờ người dân nơi đây đều là dân cách mạng nên luôn che chở, bảo vệ cán bộ rất an toàn, khôn khéo.
Tại đây, chủ nhà cho biết: Hôm rày, tụi lính nó lùng sục tìm ông Năm dữ lắm… Ông Năm, Công an Trảng Bàng, chú biết hông? Ông Năm mà chủ nhà vừa nói đến là đồng chí Lâm Kiếm Xếp (Năm Xếp) Trưởng Công an huyện Trảng Bàng.
Trước đây, anh Phan Đức - Bí thư Liên Tỉnh ủy đã có lần nói với Tư Thắng: Chúng ta không chủ trương lấy việc ám sát cá nhân làm thượng sách. Nhưng tình hình bấy giờ cho thấy, Ngô Đình Diệm đang điên cuồng đánh phá cách mạng, việc ám sát rất có lợi cho cách mạng, cho nhân dân.
Sau đó, Liên Tỉnh ủy cùng với Tỉnh ủy Tây Ninh lập kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm, giao cho Năm Xếp - Trưởng Công an Trảng Bàng tổ chức thực hiện.
Vào ngày 20-10-1956, tại căn cứ ấp Rỗng Tượng, Gò Dầu, Tây Ninh, đồng chí Lâm Kiếm Xếp - Trưởng ban Địch tình Tỉnh ủy Tây Ninh được giao nhiệm vụ tổ chức ám sát Ngô Đình Diệm khi lên thăm Tòa Thánh Tây Ninh để ký thỏa ước Bính Thân với giáo phái Cao Đài Tây Ninh.
Nhưng do thời gian quá gấp gáp, lại thiếu thông tin từ nội vụ Phủ Tổng thống nên không nắm cụ thể ngày giờ nơi đi, đến của Ngô Đình Diệm. Do đó, kế hoạch ám sát không thể thực hiện được.
Theo thông lệ liên tiếp 2 năm 1954 và 1955, cứ vào lúc 12 giờ đêm Noel 24-12, Ngô Đình Diệm đều đến Nhà thờ Đức Bà dự lễ mừng "Thiên Chúa giáng sinh".
Trong số điệp báo của Ban địch tình Tỉnh ủy Tây Ninh của Năm Xếp, có anh Lê Văn Cửu đã được cài vào làm phiên dịch trong Cơ quan Viện trợ Mỹ, tạo được mối quan hệ với nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn theo đạo Thiên Chúa. Anh Cửu được mời đi dự lễ Noel, làm cầu nối để làm thân với các cố vấn Mỹ.
Do đó, tháng 12-1956, Hà Minh Trí (Mười Thương) đề xuất với cấp trên kế hoạch diệt Ngô Đình Diệm tại Nhà thờ Đức Bà vào đêm Noel. Bố trí Lê Văn Cửu và Hà Minh Trí mỗi người một súng ngắn, có mặt tại Nhà thờ Đức Bà cùng với một số "quan chức" là bạn của anh Cửu.
Hà Minh Trí đã tiếp cận cách gia đình Diệm - Nhu khoảng 12m, cách 9 hàng ghế trong lúc hành lễ. Phía bên ngoài, hai chiến sĩ Phan Văn Phát và Nguyễn Văn Tám sẵn sàng tiếp ứng khi nghe súng nổ, sẽ lập tức cắt cầu dao điện, tung lựu đạn khói mù tạo hoảng loạn để Cửu và Trí thoát thân.
Nhưng khi đến giờ G, Tổng Giám mục Sài Gòn rung chuông, bắt đầu buổi lễ, quan sát không thấy Ngô Đình Diệm, vụ ám sát lần thứ hai bất thành.
Hôm sau, báo chí Sài Gòn loan tin "Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đến dự lễ cầu nguyện cùng với giáo dân miền Bắc di cư đang sống tại Khu trù mật Đức Huệ – Long An".
Ngày 22-2-1957, Ngô Đình Diệm dự lễ và cắt băng khánh thành Hội chợ Kinh tế Trung phần Cao nguyên tại Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk). Dịp may hiếm có, Năm Xếp liền mật báo bố trí cho đồng chí Hà Minh Trí trong vai một thương nhân từ Tây Ninh lên dự hội chợ.
Đúng 9 giờ sáng, khai mạc hội chợ, Ngô Đình Diệm dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiến vào lễ đài với sự bảo vệ dày đặc của lực lượng quân cảnh và mật thám. Khi tiếng hô chào cờ vang lên…
Hà Minh Trí đã nhanh chóng rút khẩu súng MAT-49 cưa nòng, nhắm Ngô Đình Diệm nhả đạn. Nhưng đạn không nổ… lập tức Hà Minh Trí bị bắt. Sau đó chúng giam Hà Minh Trí tại nhiều nhà lao và đày ra Côn Đảo.
Sau đó, anh em Diệm - Nhu bị giết trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11-1963. Do mang sắc lính Cao Đài đối lập, nên vào tháng 3-1965 Hà Minh Trí được trả tự do.
Ra tù, Hà Minh Trí lấy tên là Mười Thương, được tổ chức phân công về làm việc tại Ban tổ chức Đặc khu Sài Gòn – Gia Định. Đầu năm 1965, Hà Minh Trí về công tác tại Ban an ninh T4 với tên mới là Nguyễn Văn Điền.
Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông vẫn tiếp tục công tác trong lực lượng Công an, đến năm 1989 chuyển sang làm Phó ban Nội chính rồi Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh.
Năm 2005, ông Mười Thương được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Từ sau năm 1956, tình hình miền Nam có nhiều rối ren, bất lợi cho cách mạng. Tại căn cứ Bời Lời (Tây Ninh), tổ chức nhận thấy nhiều cán bộ nằm vùng hoạt động bí mật đã bị đấu tố, vây bắt bỏ tù và giết hại.
Nhiều đường dây giao liên cơ sở mật bị địch phá hoại, chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp miền Nam khiến cho đồng bào bị sát hại dã man.



chuyen-3-lan-am-sat-hut-ngo-dinh-diem-va-duong-day-giao-lien-xuyen-bien-gioi
Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng tặng thưởng huân chương cho ông Huỳnh Việt Thắng.
Bí thư Liên Tỉnh ủy Phan Đức trao đổi, giao nhiệm vụ cho Tư Thắng sang Campuchia tạm lánh và hoạt động, tổ chức đường giao liên mật từ Phnôm Pênh về Sài Gòn. Nhận lệnh lên đường, từ Vàm Trảng, Tư Thắng băng qua sông Vàm Cỏ Đông về hướng Đức Huệ (Long An) qua Mỹ Quý có trạm giao liên bố trí đón.
Tại đây, Tư Thắng gặp Năm Xếp - người chỉ huy tổ chức ám sát Ngô Đình Diệm 3 lần không thành công.
Đến khu chợ thị tứ Sóc Nóc, thuộc huyện Svay Tiệp, tỉnh Svay Riêng (Campuchia) Tư Thắng và Năm Xếp được tổ chức bố trí ở nhà anh Hai Ngầu, một Việt kiều trong Hội Việt kiều yêu nước.
Các anh gặp một số cán bộ Tỉnh ủy Chợ Lớn, Công an Ty Chợ Lớn đang sinh sống tại đây. Ít lâu sau, Tư Thắng và Năm Xếp chuyển sang sống tại nhà Xì Hoằng, một Hoa kiều làm nghề buôn bán tại chợ.
Những ngày sống bên nhau nơi đất khách quê người, Năm Xếp thường kể lại chuyện ám sát hụt Ngô Đình Diệm đầy tiếc rẻ.
Tư Thắng kể lại cho Năm Xếp nghe chuyện khi còn làm ở Ty Công an Chợ Lớn và huyện Trung Huyện. Khi lên kế hoạch diệt tên ác ôn Đội Đồng khét tiếng trong vùng Bến Lức, có nhiều nợ máu với nhân dân, Công an Trung Huyện bố trí 3 tổ công tác tạo thành thế trận rất an toàn, hiệu quả.
Một tổ trinh sát, theo dõi, ra ám hiệu cho tổ hành động và tổ bảo vệ yểm trợ cho tổ hành động rút lui, đánh trả giải vây đồng đội.
Chính đồng chí Đại tá, Anh hùng Đặng Công Hậu (Tư Nam, Bá Âm) - Nguyên Giám đốc Công an Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là người nổ súng bắn gục tên ác ôn Đội Đồng tại chợ giữa ban ngày và rút lui an toàn.
Một chiến công vang dội của Ty Công an Chợ Lớn và Công an huyện Trung Huyện được ghi vào sử sách.
Hai tuần lễ trôi qua, một buổi sáng Năm Xếp cầm trên tay tờ báo "Sống Chung" do Hội Việt kiều xuất bản tại Phnôm Pênh
Tờ báo đăng tin: Chính phủ Ngô Đình Diệm phản đối Chính phủ Hoàng gia Campuchia chứa chấp tên tội phạm đã tổ chức ám sát Diệm.
Phía Chính phủ Hoàng gia Campuchia đính chính là họ không chứa chấp, nếu tội phạm trốn tại Campuchia, bắt được sẽ giao cho Chính phủ Ngô Đình Diệm xử lý.
Sau khi đọc thông tin đó, Năm Xếp lo lắng, bồn chồn mất ăn mất ngủ. Anh nói với Tư Thắng: "Anh Tư à, anh cho tôi về miền Nam vô rừng ôm gò mối tránh né còn chắc ăn hơn.
Ở đây ai cũng tốt với mình, nhưng hằng ngày hai đứa nằm trong nhà, còn khu bên ngoài chợ, lính Khmer đi lễnh nghễnh. Sớm muộn gì chúng cũng biết tôi ở đây, bắt giao cho thằng Diệm thì toi đời, lại còn liên lụy đến anh và tổ chức".
Hiểu tâm trạng bất an của Năm Xếp, nhưng Tư Thắng suy nghĩ liệu về thì có an toàn hơn không?
Thời gian sau, Năm Xếp cũng được bố trí quay trở lại căn cứ Bời Lời, Tây Ninh chiến đấu cùng đồng đội. Đầu năm 1963, tại chiến trường Khu D, Năm Xếp bị lọt vào ổ phục kích của địch, chiến đấu oanh liệt và hy sinh.
Bọn địch đã chặt đầu anh mang về nộp cho Ngô Đình Diệm để lĩnh thưởng…
3. Tiếp tục những ngày hoạt động bên đất bạn, Tư Thắng xây dựng đường dây giao liên và tại chợ Chiphou, ông xin làm thợ phụ rửa ảnh cho ông chủ người Hoa tên Lưu Dực.
Thời kỳ hoạt động tại Sài Gòn, Tư Thắng đã từng làm việc tại tiệm Photo Trí trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi, quận 1) nên có kinh nghiệm.
Từ thợ phụ, chẳng bao lâu Tư Thắng trở thành thợ chụp ảnh được ông chủ rất quý mến, ông còn quảng cáo "có thợ ảnh từ Sài Gòn lên" với tất cả tự hào.
Sau đó, ông Dực còn sang lại toàn bộ tiệm hình cho Tư Thắng làm chủ để ông lui về lập vườn sinh sống điền viên.



chuyen-3-lan-am-sat-hut-ngo-dinh-diem-va-duong-day-giao-lien-xuyen-bien-gioi (1)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thời là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ với ông Huỳnh Việt Thắng tại nhà riêng.
Có chỗ ở, công việc làm ổn định, Tư Thắng tranh thủ vận động bà con Việt kiều yêu nước tham gia giúp đỡ cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở bí mật liên lạc, nơi đón tiếp khách công tác đặc biệt an toàn, tránh tai mắt quân địch và kẻ xấu.
Nhiều bà con Việt kiều có tinh thần yêu nước và trung thành với Tổ quốc đã tích cực vận động các Việt kiều khác tham gia, giúp đỡ nhiều việc thiết thực có ích cho cách mạng trong thời kỳ gian khó nhất.
Hệ thống đường giao liên từ Xứ ủy về Liên Tỉnh ủy miền Đông và Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn được Tư Thắng xây dựng thành hình hoàn chỉnh và quản lý hoạt động.
Nhánh công khai có nhiều hộp thư, nút thư… rải từ Phnôm Pênh về thị xã Svay Riêng, thị trấn Chiphou, tỏa xuống Bà Quách, Sóc Nóc qua Gò Dầu, vượt sông Vàm Cỏ Đông về Sài Gòn.
Một sự cố "suýt chết" xảy ra trong đường dây giao liên bí mật do Tư Thắng lập ra, đó là lần đưa đồng chí Trần Bạch Đằng dự họp Xứ ủy tại Phnôm Pênh về nước mang theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về chủ trương đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang của cách mạng miền Nam tiền Đồng Khởi.
Khi ghé Chiphou, Tư Thắng bố trí giao liên đưa đồng chí vượt biên qua Rạch Tràm, lên Vàm Trảng để về căn cứ Bời Lời. Ai dè xuồng qua mé sông gặp lính đang phong tỏa vớt cháu bé chết đuối, phát hiện xuồng quầy bỏ chạy chúng đuổi theo bắn xối xả.
Cậu lính giao liên hy sinh, đồng chí Sáu Xoài và Trần Bạch Đằng bỏ xuồng nhảy xuống sông bơi thoát thân. Nhưng chẳng may cặp tài liệu mật mang theo người của đồng chí Trần Bạch Đằng bị rơi mất dưới sông…
Cuộc chiến đấu của những cán bộ công an, an ninh miền Nam những ngày đầu chống Mỹ cứu nước có biết bao gian khổ, hy sinh và oanh liệt.
Một thế hệ vàng của Công an nhân dân Việt Nam đã góp phần làm nên trang sử vàng vẻ vang cho truyền thống Công an nhân dân Việt Nam anh hùng, vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?

Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Diệm
Hôm nay, ngày 02/11/2014. Cách đây vừa đúng 51 năm, vào ngày 02/11/1963, theo lệnh Mỹ, một số tướng lĩnh VNCH làm cuộc đảo chính, hạ sát cả hai anh em Ngô Đình Diệm- Tổng thống VNCH và Ngô Đình Nhu- Cố vấn cho Tổng thống.
Vây ông Ngô Đình Diệm là người thế nào mà ngày này năm ngoái những "nhà dân chủ" như LM Lê Ngọc Thanh, mẹ con Phương Uyên cùng bè bạn đến tận ngôi một để đặt hoa vái lạy xì xụp?
Theo đề nghị của Nhóm Biên tập Google.tienlang và bạn đọc, bác Người Đất Thép mới gửi cho chúng tôi bài viết "ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?". Xin chân thành cảm ơn bác Người Đất Thép và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
************************ 

 ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?
Tôi đứng trên lập trường của một người dân để xét về ông Ngô Đình Diệm một cách khách quan, thực tế đã xãy ra, không mang ác cảm hay thiên vị. Bài viết này chỉ nói được một phần chứ chưa có thì giờ đầu tư sâu hơn, mong bạn đọc thông cảm.

          Trước khi đi vào chuyện bản thân và gia đình ông Diệm, xin nhắc bối cảnh lịch sử nước ta trước thế kỷ 19, các nhà truyền giáo đã đi trước, để dọ đường giúp Pháp xâm lược vào năm 1858 (họ đánh vào Đà Nẵng không được, rút vào đánh Gia Định) sau đó. Lúc đó, nhiều sĩ phu yêu nước đã đứng lên chống Pháp, thì một số người chạy theo làm tay sai cho kẻ xâm lược. Gia đình ông Diệm thuộc loại thứ hai. 
 
 Ông Ngô Đình Khả, 5 người con trai Thục-Diệm-Nhu-Luyện-Cẩn và con dâu Trần Lệ Xuân.

          Dòng họ Ngô Đình Diệm là dòng họ có truyền thống làm quan, tay sai cho Pháp. Thân phụ ông Diệm là Ngô Đình Khả, làm quan tới chức Thượng thư dưới triều vua Thành Thái theo Nguyễn Thân dẫn quân đánh phá phong trào Văn Thân của cụ Phan Đình Phùng. Anh cả ông Diệm là Ngô Đình Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam, Ngô Đình Thục một thời làm Tổng Giám mục phục vụ cho đạo Gia Tô rất đắc lực, Ông Diệm còn mấy người em là Ngô Đình Nhu gắn bó với ông, Ngô Đình Cẩn ở Huế nuôi mẹ cho các ông anh làm chính trị. Khi Ngô Đình Diệm (sinh năm 1901) nắm quyền ở miền Nam thì ở miền Trung Ngô Đình Cẩn tác oai tác quái, người dân nói hắn là bạo chúa miền Trung. Ngô Đình Luyện được Ngô Đình Diệm bổ nhiệm là Đại sứ ở Vương Quốc Anh. Hai người con gái của ông Khả bà là Ngô Đình Thị Giáo, Ngô Đình Thị Hiệp - mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận, một người chống Cộng quyết liệt.

          Lúc thiếu thời, cha ông Ngô Đình Diệm tức Ngô Đình Khả học Nho sau vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang trường nhà dòng ở Penang, Malaysia làm tu sinh. Nhưng sau đó ông bỏ về làm quan triều Nguyễn.

          Ngô Đình Diệm năm 15 tuổi cùng anh là Ngô Đình Thục vào học trường dòng. Nhưng vài tháng ông bỏ học ở đấy, xin học trường Quốc học Huế. Ông Diệm được ông Nguyễn Hữu Bài là quan phụ chính trong triều dạy dỗ và thương như con đẻ, người anh của ông Diệm là Ngô Đình Khôi lấy được con gái của Nguyễn Hữu Bài. (Ông Bài với cha ông Diệm là bạn thân).

          Nói đến đây cho thấy ảnh hưởng tư tưởng của ông Diệm thế nào, ông thuộc con người đứng về phía nào, theo ai người đọc đã thấy rất rõ.

          Quá trình làm quan của ông Ngô Đình Diệm từ chức Tri huyện (năm 1921), hai năm sau nhảy lên Tri phủ, năm 1929 vọt lên chức Tuần vũ tỉnh Phan Thiết (Bình Thuận ngày nay)...Năm 1923, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại dưới triều Bảo Đại. Do bất đồng về cách cai trị của triều đình quá lệ thuộc Pháp nên ông từ chức.

          Tôi nhìn ra việc ông Diệm từ chức này chỉ là bất mãn lối quan điểm giải quyết việc cai trị như đã nói chứ không phải do "yêu nước". Ông chống Pháp không phải vì động cơ yêu nước như các sĩ phuTrương Định, Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng...

          Cách mạng tháng Tám 1945, ông Diệm và một số người thân trong gia đình bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa, Phú Yên. Ông Diệm được giải ra Hà Nội, gặp Bác Hồ và được ân xá, trả tự do.

          Ngô Đình Diệm qua Mỹ, phần lớn ở trong các trường dòng như Lakewood ở New Jersey và trường dòng Ossining ở New Jork. Ông được Hồng y Spellman làm trung gian tranh thủ tình cảm vài dân biểu như Walter H. Judd, Mike Mansfield và John F. Kennedy. Cũng nhờ Spellman và một vài nhân vật cấp cao CIA, Ngô Đình Diệm vào ở các chủng viện lớn nói trên. Khi sang Pháp rồi Bỉ ông Diệm cũng ở trong tu viện lớn.

          Năm 1954, khi Pháp gặp khó khăn tại Điện Biên Phủ, lúc này Pháp lệ thuộc Mỹ cả về vũ khí và tài chính phục vụ chiến tranh Đông Dương, Mỹ có ý đồ thay chân Pháp "ngăn chặn" Cộng sản tràn xuống Đông Nam Á tại Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam. Mỹ dùng con bài Ngô Đình Diệm nên gây sức ép với Bảo Đại phải đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng. Ngày 7-7-1954, (ngày này hồi đó ở miền Nam gọi ngày song thất) Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới với nội các gồm 18 người.

          Các nhân vật tay sai của Pháp như Nguyễn Văn Hinh, Lê Văn Viễn (Bảy Viễn, chỉ huy Bình Xuyên theo Việt Minh kháng chiến, nhưng bị tình báo Pháp mua chuộc chạy về Sài Gòn theo Pháp) chống đối Ngô Đình Diệm rất mạnh. Cả giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh nữa, làm cho Diệm muốn rời bỏ chức vụ. Mỹ đã chi tiền, cử CIA, cố vấn quân sự giúp Ngô Đình Diệm dẹp được các giáo phái. Ông Dương Văn Minh là một sĩ quan do Pháp đào tạo đã ngã theo ông Diệm chỉ huy quân đội đánh Bình Xuyên. Ông Nguyễn Ngọc Thơ, một địa chủ theo Pháp nay theo Mỹ làm Phó Tổng thống cho Ngô Đình Diệm lừa mị bắt tướng Ba Cụt rồi giết chết. Tướng Trịnh Minh Thế, chỉ huy quân đội Cao Đài cũng nghe theo chiêu dụ của CIA, đầu hàng Ngô Đình Diệm. Ông Thế bị bắn sau lưng khi đang chỉ huy đánh quân Bình Xuyên trên cầu Tân Thuận (đường từ quận 4 đi Nhà Bè bây giờ là ranh giới Q.4 và Q,7). 
 Tướng Trịnh Minh Thế
Con đường này hồi đó Sài Gòn đặt tên đường Trịnh Minh Thế, bây giờ là đường Nguyễn Tất Thành ví nó chạy qua trước bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ xuống tàu đi Pháp và các nước tìm đường cứu nước, ngày 5-6-1911.

          Nhờ có "kinh viện và quân viện" dồi dào và hậu thuẩn toàn diện của Mỹ nên Ngô Đình Diệm củng cố được quyền lực các năm đầu sau khi dẹp yên sự chống đối của quân đội các tôn giáo. Thời kỳ này, từ 1955 đến 1958, Đảng Cộng sản chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đòi Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam Bắc theo Hiệp định Genève. Ở miền Nam cán bộ còn ở lại chỉ lo trốn và bị giặc bắt, bị sát hại dã man mà không được chống lại bằng võ trang. Sử ghi thời kỳ này là cuộc chiến tranh đơn phương, chính quyền Ngô Đình Diệm mặc sức tung hoành, không bị đối phương chống lại.
 
 
Ngô Đình Cẩn cho tay chân từ miền Trung vào Sài Gòn tìm bắt cán bộ ta ngoài ấy chuyển vùng vào Nam đưa về giam giữ tra tấn vô cùng tàn ác ở địa ngục chín hầm tại Huế.  

          Ngô Đình Diệm không chấp nhận Tổng tuyển cử vì người Mỹ biết uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhân dân rất cao, đến 80% ủng hộ Chính phủ Hà Nội. Mặt khác, dân số miền Bắc đông hơn miền Nam đến hai triệu người, Tổng tuyển cử thua là cái chắc, nên cương quyết chống đối. Việc này, Mỹ đã tính nước cờ từ khi Hiệp định Genève, Mỹ và cả chính phủ Sài Gòn đều không ký. Chính phủ Sài Gòn lúc đó còn lệ thuộc Pháp, nhưng đã bắt tay với Mỹ.

          Ngô Đình Diệm xây dựng chính quyền ngày càng lún sâu vào thế gia đình trị và muốn tôn giáo trị theo ý của Ngô Đình Thục. Chuyện chính quyền cấm Phật tử treo cờ đạo Phật ở Huế hồi tháng 5 năm 1963, là theo "lệnh" của Ngô Đình Thục, đã gây ra phong trào phản đối chính quyền mạnh chưa từng thấy kể từ khi ông Diệm chấp chánh. 
 Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu
Đỉnh điểm là vụ Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở ngã tư đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng Tám), gần trước sứ quán Campuchia năm 1963, dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1.1.1963, hai anh em ông Diệm bị giết chết, năm sau 1964, ông Ngô Đình Cẩn cũng bị tử hình. 
  Cabot Lodge- Đại sứ Mỹ, người chỉ đạo vụ đảo chính lật đổ và sát hại Ngô Đình Diệm
Trớ trêu thay, những người từng được ông Diệm tin tưởng cất nhắc lại là những người cho hai anh em ông ấy xuống chầu Diêm vương. Ông Dương Văn Minh từng giúp củng cố quyền lực cho chế độ Ngô Đình Diệm, nay lại là người cầm đầu lật đổ Diệm.
 Dương Văn Minh tại thời điểm chỉ huy cuộc đảo chính
 Hôm 5.5.1964 Tướng Dương Văn Minh đã ký quyết định bác đơn xin ân xá của ông Cẩn và trở thành tên sát thủ ông Cẩn

          Ông Diệm từng thoát chết một lần vào ngày 11-11-1960. Lần ấy, đại tá quân dù Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông làm cuộc đảo chánh nhưng thất bại. Sở dĩ cuộc đảo chánh ấy không thành công là những người tổ chức đảo chánh kém về tổ chức và bị mắc lừa Ngô Đình Diệm. Hồi ấy, tôi còn ở Sài Gòn, có đi xem thấy lính dù đói mà không có ai tiếp tế lương thực cho họ có cái ăn khi đứng gác... Người Mỹ thì chưa ủng hộ đảo chính. Chỉ hai ngày, số sĩ quan đảo chánh chạy vô sân bay lấy máy bay sang tỵ nạn chính trị tại Campuchia. Số hoạt động chính trị sa lông như Phan Quang Đán, Nguyễn Tường Tam...bị Diệm bắt bỏ tù, Nguyễn Tường Tam về sau uống thuốc độc tự vận. Nhiều tờ báo chửi Diệm trong hai ngày đảo chánh, sau khi hoàn hồn, Diệm cho tay chân đập phá, bắt chủ bút và đóng cửa.

          Còn đảo chính năm 1963 thì Mỹ ra tay "thay ngựa giữa dòng", họ trợ sức, bật đèn xanh cho đám sĩ quan lật đổ ông Diệm. Người Mỹ trực tiếp chỉ đạo đảo chánh là đại sứ Henry Cabot Lodge. Ông Lodge là một chuyên gia về đảo chánh.

          Ông Hoàng Xuân Hãn nói vợ chồng ông Ngo Đình Nhu làm cho người ta ghét, làm sụp đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm. Tôi thì nhận định toàn diện hơn: Ông bà Nhu có làm cho người ta ghét chế độ. Ông Nhu giúp ông Diệm xây dựng cơ đồ, nhưng nếu không có Mỹ hậu thuẩn thì ông Nhu cũng không thể giúp ông Diệm cai trị được miền Nam từ 1955 đến 1963. Ông Nhu có góp phần làm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm về uy tín, đẩy nó nhanh sụp đổ chứ không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân quyết định là do Đảng Cộng sản chủ trương giải phóng miền Nam bằng vũ trang, có Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tập hợp lực lượng ngày càng đông càng mạnh làm cho chính quyền nhà Ngô suy yếu, nội bộ mâu thuẩn lục đuc, chống lại nhau ngày càng gay gắt. Chính sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng miền Nam làm cho chính quyền, quân đội của Sài Gòn không thể đứng vững nên Mỹ phải đổ quân trực tiếp chiến đấu với Việt Cộng. Nhưng rồi cũng thua, phải chấp nhận ký Hiệp định Paris cuốn cờ về nước. Hai năm sau, quân đội đệ nhị Cộng hòa trên một triệu người, nhưng phải bỏ trận địa chạy dài từ Cao Nguyên xuống đồng bằng, từ Quảng Trị Huế Đà Nẵng đến Phan Rang, Xuân Lộc, cuối cùng là Sài Gòn "thất thủ" về tay Cộng sản ngày 30-4-1975.

                    Ngày nay, ai còn tưởng nhớ ông Ngô Đình Diệm?

          Như phần mở đầu bài viết tôi nhắc đến những người tay sai cho Pháp, tiếp nối làm tay sai cho Mỹ, những người họ hàng, cùng tôn giáo, những người cùng chí hướng với ông Diệm - xưa còn sót lại (xin nhấn mạnh không phải tất cả mà một số thôi) và đám người vong bản, bất mãn hùa theo, tưởng nhớ, ca ngợi ông ấy là người yêu nước để kiếm dola thôi. Người có cái nhìn khách quan trung chính họ đánh giá ông Diệm không phải là người tài  có tầm một lãnh tụ - như cụ Hoàng Xuân Hãn đã trả lời phỏng vấn trong bài "Học giả Hoàng Xuân Hãn và gia đình Ngô Đình". Phần tôi nhận thấy ông Ngô Đình Diệm nếu có tinh thần yêu nước thì cũng chỉ vì quyền lợi của gia đình, tôn giáo ông theo và một số người phe phái nịnh bợ, kính trọng ông thôi chứ ông không vì quyền lợi của toàn dân tộc. Do vậy nên từ mâu thuẩn nọi bộ đã chuyển lên thành mâu thuẩn đối kháng với đám sĩ quan từng thân cận tin yêu của ông. Họ không còn con đường nào khác là làm thịt anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu để giải quyết mâu thuẩn. Điều này là thực tế trong chín năm chấp chánh của ông Ngô Đình Diệm chứ không phải tôi suy diễn.

Tháng 10/2014.

                                                                   Người Đất Thép 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét