Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

CHUYỆN ÍT BIẾT 8

(ĐC sưu tầm trên NET)


[Ảnh động] 8 lầm tưởng khoa học "chuẩn" nhưng cần phải "chỉnh"

Cẩm Mai |
[Ảnh động] 8 lầm tưởng khoa học "chuẩn" nhưng cần phải "chỉnh"
Vật chất xung quanh ta phải chẳng chỉ tồn tại ở 3 dạng: Rắn, lỏng, khí?

Con người chỉ có 5 giác quan, vật chất tồn tại ở 3 dạng rắn lỏng khí, vũ trụ không tồn tại trọng lực... là 3 trong những lầm tưởng khoa học cần phải "chỉnh".




Sau đây là 8 kiến thức khoa học “chuẩn” nhưng cần phải “chỉnh”:
Vật chất chỉ tồn tại ở 3 dạng: Rắn, lỏng, khí
Thức ăn của trẻ em cũng ở ba dạng vật chất: Rắn, lỏng, khí nên học sinh lầm tưởng chỉ có ba dạng vật chất.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thấy 4 dạng vật chất, thêm dạng plasma nữa (Mặt Trời tồn tại ở dạng trạng thái plasma).

Mặt Trời tồn tại ở dạng trạng thái plasma
Mặt Trời tồn tại ở dạng trạng thái plasma
Thực ra vẫn còn những dạng vật chất khác, không phải 4 dạng trên, trong đó có các dạng: Siêu lỏng, siêu rắn, tinh thể lỏng, vật chất sẫm màu và chất rắn vô định hình.
Các đồ vật trong nhà bạn cũng cho ra nhiều ví dụ về các dạng vật chất. Ví dụ: Kem cạo râu là dạng lỏng, gas là dạng khí, đồ vật cứng là dạng rắn. Có nhiều đồ vật khác không biết thuộc dạng gì.
Con người có 5 giác quan
Con người có 5 giác quan: Vị giác (lưỡi), xúc giác (da), thính giác (tai), thị giác (mắt) và khướu giác (mũi).
Chúng ta đều biết về 5 giác quan, thậm chí có giác quan thứ 6 nữa. Nhưng thực ra con người có 10 đến 20 giác quan.

Hình minh họa
Hình minh họa
Khái niệm “5 giác quan” đã trở nên lỗi thời vào kỷ Aristotle, năm 300 trước Công Nguyên.
Còn những giác quan khác chưa được kể ra, như: Giữ cân bằng, chịu đau, ý thức về cơ thể, thích nghi nhiệt độ và cảm nhận thời gian.
Vẫn còn những giác quan khác đang gây tranh cãi, như: Đói và khát. Bất cứ ai cũng có thể liệt kê thêm những giác quan khác.

Hình minh họa
Hình minh họa
Trong hàng loạt các giác quan đã được biết đến, có những giác quan bên trong và bên ngoài, giác quan tinh thần và thể xác, nhưng chưa có giác quan nào liên quan đến người chết.
Côn trùng không biết bay
Vào thập niên 30 thế kỷ trước, kỹ sư hàng không Antoine Magnan – người Pháp, đã viết cuốn sách “Cuộc chiến của côn trùng” cho rằng côn trùng không biết bay.
Vì thế ông áp dụng nguyên tắc hoạt động của cánh máy bay vào cánh côn trùng.
Rõ ràng là ông Antoine Magnan đã sai khi coi côn trùng không biết bay. Tuy nhiên, chúng ta không biết ong bay thế nào.
Nhờ thành tựu của kỹ thuật hiện đại và công sức của các nhà khoa học mà chúng ta đã biết rằng: Ong bay rất nhanh gây tiếng sột soạt đằng sau, tạo thành luồng xoáy không khí nâng ong lên.
Kim cương chỉ là than bị nén lại
Có nhiều người có thể hiểu rằng: Than và kim cương như nhau, đều bằng carbon.
Ai cũng biết mọi thứ đều do các thành phần hóa học khác nhau tạo thành, nhưng với than và kim cương lại đơn giản hơn: Than + áp suất nén = kim cương vĩnh viễn.
Thật tuyệt nếu như nghĩ rằng chỉ cần có cục than, nén áp suất là thành kim cương. Nhưng carbon trong kim cương khác với carbon trong than.
Không bao giờ tìm thấy than và kim cương ở cùng một chỗ. Than nằm gần mặt đất, còn kim cương nằm sâu trong vỏ Trái Đất, chỉ được đẩy lên gần mặt đất do núi lửa phun trào.
Mặc dù nhờ thành tựu khoa học hiện đại mà người ta đã tạo ra được kim cương trong phòng thí nghiệm, nhưng kim cương thật vẫn có giá trị gấp nhiều lần so với hàng túi than và hàng túi kim cương nhân tạo.
Tắc kè hoa biến đổi màu để ngụy trang
Thực ra, tắc kè hoa đổi màu không phải để ngụy trang. Các loại tắc kè hoa khác nhau đều có nhiều cấp độ đổi màu.
Một số loài tắc kè hoa còn có thể gây ra rung động dọc theo thân mình. Một số loài khác chỉ đổi được thành một vài màu hoặc vài sắc màu nâu.
Tắc kè hoa đổi màu vì nhiều lý do. Ví dụ, tắc kè hoa khi lạnh nó đổi màu thành sắc nâu để hấp thụ được nhiều hơi ấm mặt trời hơn. Khi nóng, nó sẽ làm cho da có màu sáng hơn để phản chiếu ảnh mặt trời nhiều hơn.
Tắc kè hoa còn đổi màu coi như cách để giao tiếp với nhau, phát tín hiệu giận dỗi bạn tình.
Ví dụ, tắc kè hoa cái sẽ đổi da màu nâu nhạt thành màu nâu sẫm có sọc màu cam khi nó mang thai để con đực biết nó không được quan tâm.
Đó là những lý do và cách tắc kè hoa đổi màu, không phải là để ngụy trang.
Lâu nay chúng ta vẫn lầm tưởng tắc kè hoa đổi màu bằng cách phát tán những chất màu khác nhau dưới da, nhưng thực ra quá trình này không phức tạp như thế.
Con người tiến hóa từ khỉ
Nhiều người thắc mắc rằng: “Nếu con người tiến hóa từ khỉ, vậy tại sao vẫn còn khỉ?”
Tuy nhiên, ý kiến cho rằng “con người tiến hóa từ khỉ không đuôi” cũng không đúng.
Con người và khỉ không đuôi có chung tổ tiên đầu tiên nhưng tiến hóa thành hai hướng khác nhau.
Tinh tinh và con người có chung tổ tiên cuối cùng. Tổ tiên đã tiến hóa thành hai hướng: Thành gen Homo là con người, và gen Pan vẫn là tinh tinh.
Sự tiến hóa phân chia diễn ra cách đây 13 tỷ năm, vào cuối kỷ Miocene và đầu kỷ Pliocene.
Như vậy, câu hỏi “nếu con người tiến hóa từ khỉ, vậy tại sao vẫn còn khỉ?” đã có lời giải đáp. Khi phân chia tiến hóa, có một hướng phát triển vẫn là khỉ.
Nếu bạn đặt ra câu hỏi: “Tại sao khỉ không đuôi không tiến hóa hết thành người” thì chúng cần chừng đó thời gian để tiến hóa đạt mức độ tương đương.
Có quan niệm rằng “con người tiến hóa hơn khỉ không đuôi” là không đúng. Chúng tiến hóa theo hướng khác thích hợp với nhu cầu của chúng (như: để sống sót trong thế giới hoang dã, ở trần trong rừng).
Có quan niệm sai lầm nữa rằng: Sự tiến hóa là quá trình từ thấp đến cao. Thực ra nó không có trình tự như thế. Sự biến đổi gen diễn ra liên tục nhưng chỉ thay đổi để trở thành một đặc điểm tiến hóa.
Hố đen sẽ hút và nghiền nát con người
Các hố đen được coi như cái máy hút bụi trên vũ trụ, nhưng điều đó không hẳn là đúng.
Các hố đen thực ra không hút bạn vào từ xa mà bạn phải đi ngang qua chân trời. Nó như lôi bạn xuống giếng hơn là hút bạn vào ống.
Các hố đen không nghiền nát bạn, mà ngược lại. Lực thủy triều và lực kéo vũ trụ quanh hố đen sẽ kéo bạn đến chết như vào sợi mì ống spaghetti.
Sự hỗn độn giữa nghiền nát và hút vào sợi mì ống spaghetti do hố đen là giai đoạn đầu tiên. Khi vì sao khổng lồ chết đi nó tự sụp xuống một điểm không gian nhỏ xíu nhưng sâu hun hút.
Chúng ta thực sự không biết trong hố đen thế nào. Chúng có màu đen vì ánh sáng không thoát ra được để chúng ta nhìn vào trong. Nó có thể là khoảng không gian đa chiều kỳ lạ, cũng có thể không phải.
Vũ trụ không có trọng lực
Trong vũ trụ không có trọng lực – nghe có vẻ là đúng vì con người trên vũ trụ đều bay lơ lửng như bóng bay.
Tuy nhiên, như thế không phải trên vũ trụ không có trọng lực.
Trọng lực tồn tại khắp nơi. Nó giữ cho Mặt Trăng di chuyển trong quỹ đạo của Trái Đất.
Trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời đều xoay quanh Mặt Trời.
Các nhà du hành vũ trụ trên trạm ISS vẫn bị ảnh hưởng của trọng lực. Vì thế họ thường bị rơi xuống chứ không bay ngang trôi nổi.
Bất cứ thứ gì trong quỹ đạo Trái Đất, kể cả trạm ISS, đều luôn có xu hướng rơi vào Trái Đất do trong lực.
theo Trí Thức Trẻ


Đây chính là lý do vì sao loài rắn không có chân

Hoa Hướng Dương |
Đây chính là lý do vì sao loài rắn không có chân

Các nhà khoa học đã giải mã bí ẩn lớn nhất từ trước đến nay của loài rắn chỉ từ một hóa thạch có niên đại trên 90 triệu năm.



Rắn có từ rất lâu trước khi con người xuất hiện và tồn tại tới tận ngày nay với sự thích nghi hoàn hảo. Điều đó khiến chúng xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên Trái đất (trừ Nam Cực).
Loài rắn cổ đại từng có chân
Loài rắn cổ đại từng có chân
Đối với các nhà khoa học, một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản: Tại sao loại rắn mất đi đôi chân vẫn là một bí ẩn cho tới gần đây.
Giả thuyết cũ về việc loài rắn mất đi đôi chân
Tại sao đôi chân này lại mất đi?
Tại sao đôi chân này lại mất đi?
Trước kia rắn cũng từng có chân như những loại động vật khác.
Theo báo cáo mới đây của Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia tại Paris, nghiên cứu chỉ ra loài rắn đã tiến hóa từ một dạng thằn lằn từng sống chui rúc trong hang trên đất liền (được đăng trên Journal of Vertebrate Paleontology).
Hóa thạch loài rắn Eupodophis descouensi được Alexandra Houssaye nghiên cứu và đưa ra kết luận
Hóa thạch loài rắn Eupodophis descouensi được Alexandra Houssaye nghiên cứu và đưa ra kết luận
Trưởng nhóm nghiên cứu Alexandra Houssaye và đồng sự còn cho rằng rắn mất đi đôi chân để phù hợp với cảnh chui rúc trong hang sâu hoặc bơi lội dưới đại dương.
Hình chụp sọ não hóa thạch loài rắn và bò sát ngày nay
Hình chụp sọ não hóa thạch loài rắn và bò sát ngày nay
Bằng chứng mới phá vỡ niềm tin cũ
Rắn từng có chân và tiến hóa từ một loài bò sát trên cạn
Rắn từng có chân và tiến hóa từ một loài bò sát trên cạn
Nhưng niềm tin đó đã bị phá vỡ gần đây khi nhà khoa học địa lý Hongyu Yi từ Đại học Edinburgh sau khi chụp cắt lớp hóa thạch còn sót lại của tai trong một hóa thạch của hậu duệ loài này: Loài Dinilysia patagonica.
Loài Dinilysia patagonica
Loài Dinilysia patagonica
Theo đó nghiên cứu chỉ ra rằng loài rắn đã mất đi đôi chân để thích nghi với cuộc sống rình mồi trong bụi rậm.
Hongyu Yi và các nhà nghiên cứu lịch sử tự nhiên từ viện bảo tàng Mỹ đã xây dựng một mô hình 3D nhằm so sánh tai trong của hóa thạch với loài rắn hiện đại và bò sát.
Kết quả chụp CT cho phép xây dựng một bức tranh lập thể về xương sọ loài này, họ phát hiện ra rằng chúng đều có cấu trúc tương đồng:
Chúng ta sẽ không thể biết được chỉ khi nhìn vào bên trong cấu trúc xương sọ” Edinburgh cho hay.
Cấu tạo tai trong cho phép các nhà khoa học biết được nguồn gốc loài rắn
Cấu tạo tai trong cho phép các nhà khoa học biết được nguồn gốc loài rắn
“Điều này thật ngạc nhiên nhưng nó trùng khớp giả thuyết về việc loài rắn thật sự khởi đầu như một kẻ đào bới.
Và chúng đã thích nghi tốt với kiểu sống đó, hay có lẽ còn săn bắt dưới lòng đất. Chúng có thể xác định vị trí và trốn chạy những kẻ đi săn hay phát hiện con mồi từ dưới mặt đất”. Edinburgh nói.
Rắn không mất đi đôi chân để bơi lội như giả thuyết ban đầu
Rắn không mất đi đôi chân để bơi lội như giả thuyết ban đầu
Một số loài rắn cổ xưa còn có chân để leo trèo thông qua các hóa thạch để lại. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu kết luận loài rắn đã tiến hóa từ một sinh vật trên cạn hơn là dưới biển.
Nghiên cứu này còn mở ra hướng nghiên cứu mới về việc tiến hóa của nhiều sinh vật khác với cùng phương pháp.
theo Trí Thức Trẻ


Phát hiện đặc biệt từ 60 cựu thành viên khủng bố [Vietsub]

Hoa Hướng Dương |
Phát hiện đặc biệt từ 60 cựu thành viên khủng bố [Vietsub]

Khủng bố đang gieo rắc nỗi kinh hoàng cho thế giới, nhưng tại sao nhiều người vẫn từng ngày vượt biên nhằm gia nhập các tổ chức như vậy?

Xác định điều gì khiến con người đi theo chủ nghĩa khủng bố quả là một việc không hề dễ dàng. Lý do?
- Chúng ta không thể trực tiếp nghiên cứu những kẻ khủng bố như với các nghiên cứu khác được. Và chúng cũng không có ý định để chúng ta nghiên cứu. Còn những nghiên cứu gián tiếp lại không cho kết quả chính xác.
- Mặt khác, khủng bố với một số người trong hoàn cảnh nhất định lại được nhìn nhận là "chiến binh tự do", việc hàng triệu người Ả Rập vẫn luôn ủng hộ những người Palestine đánh bom liều chết là một minh chứng.

Mặc dù chiếm thiểu số nhưng chúng còn đáng sợ hơn bất cứ thứ gì
Mặc dù chiếm thiểu số nhưng chúng còn đáng sợ hơn bất cứ thứ gì
Với những khó khăn trên, các nhà nghiên cứu thừa nhận, tâm lý học khủng bố được ghi nhận như những lý thuyết và ý kiến cá nhân nhiều hơn là một ngành khoa học chính xác.

Liệu có thể nhận dạng một người có thể trở thành khủng bố hay không?
Liệu có thể nhận dạng một người có thể trở thành khủng bố hay không?
Trong nhiều năm, các nhà tâm lý đã kiểm tra những đặc điểm cá nhân của các thành viên khủng bố, đào xới những manh mối giúp giải thích ý muốn bạo lực của họ.
Nhà tâm lý, TS John Horgan đang điều hành Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố Quốc tế thuộc ĐH Bang Pennsylvania. Thông qua phỏng vấn 60 cựu thành viên khủng bố, ông đã phát hiện và rút ra được nhiều hiểu biết rất quan trọng.
Từ đó, ông khái quát rằng những người dễ tham gia khủng bố và cực đoan thường có những đặc điểm sau:

Tâm lý của khủng bố là gì?
Tâm lý của khủng bố là gì?
- Cảm thấy giận dữ, bị xa lánh và tách biệt.
- Tin rằng phạm vi tham gia chính trị hiện tại của họ không cho phép họ có đủ năng lực để tạo ra thay đổi thật sự.
- Đồng hóa mình với những người mà họ cho là nạn nhân của bất công xã hội mà họ đang tranh đấu.
- Cảm thấy cần phải hành động thay vì chỉ ngồi thảo luận vấn đề.
- Tin rằng bạo lực chống lại nhà nước không phải là hành vi vi phạm đạo đức.
- Gia đình và bạn bè thông cảm với lý tưởng họ đi theo.

Khủng bố thường nhằm vào người dân vô tội
Khủng bố thường nhằm vào người dân vô tội
- Tin rằng tham gia phong trào sẽ đem lại những phần thưởng tâm lý và xã hội như cơ hội phiêu lưu, tình đồng chí và ý thức về căn tính được nâng cao.
- Bị cám dỗ bởi cuộc sống mơ ước mà các tổ chức hứa hẹn.
Nhưng các phần tử khủng bố cũng có thể "cải tà quy chánh".

Khủng bố có thể cải tà quy chánh.
Khủng bố có thể cải tà quy chánh.
Thật vậy, theo nhà tâm lý xã hội TS.Arie Kruglanski, đồng giám đốc Liên hiệp Quốc gia về Nghiên cứu Khủng bố và Đáp trả Khủng bố Mỹ (START) - một trong các Trung tâm Cơ sở Đại học Ưu tú được thành lập theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 2002.
Ông cho rằng khủng bố có thể được thuyết phục quay lưng với bạo lực nhờ đối thoại hòa bình và giang tay hỗ trợ.
Tuy nhiên số lượng những kẻ khủng bố quay đầu là rất ít, một phần vì khó có thể thoát khỏi nhóm hay tổ chức đó. Một phần là do chính phủ và xã hội sẽ khó chấp nhận những kẻ đào tẩu như vậy.
Cùng xem video để hiểu rõ thêm (Vietsub):

theo Trí Thức Trẻ


Lạnh gáy với những trường hợp Zombie sống ngoài đời thực

Hoa Hướng Dương |
Lạnh gáy với những trường hợp Zombie sống ngoài đời thực
 

Liệu Zombie chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng hay là các thây ma do các thầy phù thủy tạo ra? Hãy cùng tìm hiểu những trường hợp thây ma sống lại nổi tiếng sau.



Zombie bắt nguồn từ rất lâu từ nền văn hóa Haiti, với những câu chuyện về các thầy phù thủy đem sự sống cho những tử thi đã chết nhưng mất đi lý trí.

Zombie là các thi thể đội mồ sống lại
Zombie là các thi thể đội mồ sống lại
Sau đó Zombie trở thành đề tài khai thác của rất nhiều phim hay game kinh dị, vậy liệu đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng hay chúng có thật?
Những bằng chứng thực tế về sự tồn tại của Zombie :
1. Clairvius Narcisse
Ông Clairvius Narcisse được cho là đã chết đột nhiên sống lại.
Ông Clairvius Narcisse được cho là đã chết đột nhiên sống lại.
Năm 1980, một người đàn ông có tên Clairvius Narcisse đã chạy đến một khu làng nhỏ ở Haiti, nơi khởi nguồn của những câu chuyện thây ma sống.
Ông Clairvius Narcisse ngồi trên chính ngôi mộ của mình!
Ông Clairvius Narcisse ngồi trên chính ngôi mộ của mình!
Ông nói rằng mình đã được công nhận là chết vào 25/5/1962 tại bệnh viện Albert Schweitzer (Deschapelles, Haiti), ông chỉ còn nhớ cái ngày mà các bác sĩ phủ tấm khăn trắng lên mặt mình.
Nhưng ông nói rằng sau đó một thấy phù thủy bokor đã biến ông trở thành Zombie và bắt trở thành lao động tại một trang trại.

Cá phù thủy bokor là những người có khả năng tạo ra Zombie
Cá phù thủy bokor là những người có khả năng tạo ra Zombie
Khi điều tra, họ xác nhận ông chính là người đã được coi là chết trước đó, gia đình bạn bè cũng đồng ý với kết luận rằng ông đã bị biến thành Zombie sau khi chết.
Chính câu chuyện này khiến cho các nhà nghiên cứu đã lên kế hoạch khám phá bí ẩn về Zombie vào những năm 82-84 của thế kỷ trước, tiêu biểu là nhân chủng học và thực vật học Wade Davis đã đi khắp nơi để tìm hiểu những câu chuyện Zombie .

Giáo sư Wade Davis đã khám phá ra công thức tạo Zombie
Giáo sư Wade Davis đã khám phá ra công thức tạo Zombie
Ông tìm kiếm những mẫu thuốc hoặc những người đang trong trạng thái Zombie để nghiên cứu. Ông dường như đã khám phá ra công thức chế biến thuốc biến một người trở thành Zombie của các thầy phù thủy bokor.

Giáo sư Wade Davis đã nghiên cứu về Zombie một cách khoa học
Giáo sư Wade Davis đã nghiên cứu về Zombie một cách khoa học
Thành phần cơ bản của công thức này bao gồm: độc tố cá nóc, cóc mía, dịch của loài ếch Hyla, thằn lằn, nhện, một phần tóc, móng tay, máu người… trong đó quan trọng nhất là độc tố Tetrodotoxin chiết xuất từ cá nóc.

Ngày nay Zombie khá phổ biến trong phim ảnh và game kinh dị
Ngày nay Zombie khá phổ biến trong phim ảnh và game kinh dị
Thực tế đã có nhiều trường hợp ghi nhận bệnh nhân sau khi nhiễm Tetrodotoxin đã có dấu hiệu chết đi nhưng sau đó vẫn hồi phục và sống bình thường.
Sau khi đem “công thức Zombie” này về Mỹ thử nghiệm trên chuột và khỉ thì ông có kết quả tương tự: Sau khi chết đi một thời gian thì “sống” lại!
Những nghiên cứu này đã được xuất bản trong tập san tháng 4 năm 1988 của báo khoa học Science và tập san tháng 10 năm 1977 của báo the Lancet.
2. Câu chuyện về Felicia Felix-Mentor
Nhà nhân loại học Zora Neala Hurston (bên trái) đã đến Haiti để nghiên cứu trường hợp của Felicia Felix-Mentor (bên phải) năm 1937.
Nhà nhân loại học Zora Neala Hurston (bên trái) đã đến Haiti để nghiên cứu trường hợp của Felicia Felix-Mentor (bên phải) năm 1937.
Felicia Felix-Mentor được xác nhận là chết năm 1907 sau khi bị bệnh. Tuy nhiên đến năm 1936, cô bất ngờ xuất hiện trên đường phố và đi về một nông trại với bộ quần áo rách rưới.

Người ta tin rằng bà đã bị phù thủy bokor làm cho sống lại
Những người bản địa lâu năm đều xác nhận đây chính là Felicia Felix-Mentor, một người đã chết trước đó và “đội mồ” sống lại.
Một bác sĩ chăm sóc cho biết cô giống như một người điên khi thỉnh thoảng phá lên cười với những hành động kỳ lạ, không thể nhớ lại những chuyện quá khứ.
3. Các trường hợp khác

Bác sĩ Girard Jeanny với bức ảnh Rose Marie Thelusme, một trường Zombie từ Cape Haitien (Haiti).
Bác sĩ Girard Jeanny với bức ảnh Rose Marie Thelusme, một trường Zombie từ Cape Haitien (Haiti).

Wifred Doricent được xác nhận chết năm 1988 và sau đó xuất hiện năm 1989 tại một ngôi làng ở Haiti.
Wifred Doricent được xác nhận chết năm 1988 và sau đó xuất hiện năm 1989 tại một ngôi làng ở Haiti.
Liệu Zombie có thật?

Zombie có thật hay chỉ là sản phẩm tưởng tượng
Zombie có thật hay chỉ là sản phẩm tưởng tượng
Đây là câu hỏi khiến cả các nhà khoa học và tạp chí khoa học đang đi tìm câu trả lời, mặc dù có những kết quả nhất định như của giáo sư Ông Clairvius Narcisse nhưng nó vẫn là một điều bí ẩn.
Ngay cả Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát bệnh dịch (CDC) của Mỹ cũng đã nhảy vào đề tài zombie với một bài post trên website hồi tháng 5/2011 dưới tựa đề: " Hãy chuẩn bị tinh thần: Sự khải huyền của Zombie ”.
Cùng lúc, Viện Internet Oxford đã tái hiện một bản đồ Google Maps về việc phân bố các tài liệu liên quan đến Zombie trên toàn cầu như thế nào.

Bản đồ Zombie
Bản đồ Zombie
Trong thiên nhiên cũng tồn tại các hình thức giống với Zombie như một nghiên cứu tại rừng nhiệt đới Thái Lan cho thấy, một loại nấm ký sinh thuộc họ Ophiocordyceps đã xâm nhập vào đầu của kiến và điều khiển hành động của kiến tùy ý.
Những con kiến bị sai khiến đi lang thang trong trạng thái say xỉn, vượt qua tầng lá thấp và cắn lá ngấu nghiến bất cứ khi nào nấm ra lệnh.
Những con kiến bị sai khiến đi lang thang trong trạng thái say xỉn, vượt qua tầng lá thấp và cắn lá ngấu nghiến bất cứ khi nào nấm ra lệnh.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy sâu bướm thây ma do bị nhiễm phải một loại virus đặc biệt. Trong cơ thể virus này có một loại gene khiến cho sâu bướm biến thành các thây ma trèo cây.
Sau khi trèo lên đến ngọn cây, sâu bướm sẽ chết và cơ thể chúng hóa lỏng, rò rỉ những virus sát thủ lên các sâu bướm khác bên dưới.
Sau khi trèo lên đến ngọn cây, sâu bướm sẽ chết và cơ thể chúng hóa lỏng, rò rỉ những virus sát thủ lên các sâu bướm khác bên dưới.
Khi chưa có những kết luận khoa học chắc chắn về vấn đề này thì có lẽ Zombie cũng chỉ là một sản phẩm hư cấu như ma cà rồng hay ma sói,.. Nhưng dù sao điều này cũng khiến chúng ta an tâm hơn vì hiện chúng vẫn chưa xuất hiện.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét