Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 37

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!? 
-Như thế đã công bằng chưa? Định hướng XHCN là như thế à!?
-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém là sai lầm của thể chế!

 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân

tinh giản biên chế
Trong năm 2014, nhiều xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tận thu của nông dân, lập riêng một quỹ chuyên dùng để chi tiêu cho một số công tác ở địa phương. Mức huy động 350.000.000 - 1,7 tỷ đồng/xã, theo điều tra của báo Nông Nghiệp. Trong hình, một nông dân đang trộn phân urê và DAP bón cho lúa. (Ảnh: tintucnongnghiep.com)
Nếu tham nhũng đã trở thành virut dịch bệnh thì bộ máy quản lý không khác mấy một hệ thống đã suy giảm chức năng miễn dịch. Không chỉ tham nhũng, mà lạm quyền cũng sẽ nhanh chóng phát triển như các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Phần 1: Khi mối nguy đến từ lãnh đạo

Muốn tinh giản biên chế, trước hết phải tinh giản lãnh đạo
Trong 10 năm (2003-2013) tiến hành tinh giản, bộ máy hành chính không những không thu hẹp mà còn phình thêm 20%. Cũng trong 10 năm đó, “…tổng chi ngân sách tăng 4,9 lần, trong đó chi thường xuyên tăng 7 lần, chi đầu tư từ ngân sách tăng được 3 lần”, TS Lê Xuân Nghĩa cho hay.
Như vậy là chi thường xuyên tăng rất lớn, trong khi chi đầu tư tăng khiêm tốn và nếu như trừ đi lạm phát thì hầu như không còn”, ông cho biết trên báo Tuổi Trẻ.
Cuối tháng 12/2015, vấn đề tinh giản biên chế tiếp tục được nhắc lại. “Trong khi chúng ta kêu gọi tinh gin biên chế mà viên chc li tăng lên rt mnh. C nước có 55.851 đơn v s nghip, 2 triu viên chc. Bây giờ c Trung ương, c h thng chính tr có 300.000 người, chưa k công an, quân đi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành.
Tinh giản biên chế muốn đạt hiệu quả, trước hết hãy xét ở cấp lãnh đạo cấp trung ương, tức Chính phủ, Bộ, Sở.
Ở cấp Sở, xét trường hợp của Bộ NN&PTNT. Theo Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT, mỗi Sở NN&PTNT có số lượng Phó Giám đốc (PGĐ) quy định không quá 03 người.
Nhưng Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đang có tới 7 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An có 6 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình có 4 PGĐ.
Chánh văn phòng Sở Nội vụ Thanh Hóa thừa nhận việc Sở NN&PTNT Thanh Hóa có 7 PGĐ là sai, nhưng là cái sai do quyết định của các thế hệ Thường vụ Tỉnh ủy trước. Tỉnh cam kết sẽ không bổ nhiệm thêm (!).
PGĐ Sở Nội vụ Nghệ An cho biết, việc Sở NN&PTNT Nghệ An có 6 PGĐ là do trước sáp nhập nhiều sở với nhau. Hiện nay các sở đang sắp xếp lại (!).
Còn đối với tỉnh Hà Tĩnh, Chánh văn phòng Sở Nội vụ Bùi Khắc Phước cho hay: Bộ gửi về nên phải bổ nhiệm (!).
Vậy ở cấp Bộ thì sao? Theo Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, số Thứ trưởng ở mỗi bộ không vượt quá 4 người, nhưng nhiều bộ vẫn dư vượt cấp thứ. Bộ Quốc phòng có 10 thứ trưởng. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải có 7 thứ trưởng. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 6 thứ trưởng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, mỗi bộ có 5 thứ trưởng.
Ngay cả Bộ Nội vụ, bộ chịu trách nhiệm quản lý chính về nhân sự, hành chính, địa giới hành chính…, cũng “vượt rào” khi có tới 6 Thứ trưởng.
Mục 3, Điều 3 của Nghị định 36 viết: “Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 04 người. Đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 04 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định“.
Như vậy, việc các Bộ bị “lạm phát” cấp thứ thì trách nhiệm lại truy ngược về Chính phủ. Sự việc thành một vòng luẩn quẩn.
“Cỗ” bày trước mặt, sao lại không “lạm quyền”?
Theo báo Tầm Nhìn, báo Công Luận, Phó GĐ Sở NN&PTNT Thái Nguyên Bùi Tiến Chính vẫn giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên ngay cả khi đã được bổ nhiệm PGĐ. Một mình hai cương vị, ông Chính “vừa đá bóng vừa thổi còi”, một mặt ký các dự án xây dựng, gia cố đê điều… mặt khác ký các quyết định chọn nhà thầu, nghiệm thu…
Trong năm 2014, Chi Cục Thủy lợi Thái Nguyên đã đóng vai trò chủ đầu tư đối với hàng loạt dự án có tổng giá trị lên tới gần 50 tỷ đồng.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Phan Minh Nguyệt được bổ nhiệm từ năm 2014, tới 2015 mới phát hiện ra một loạt tội danh từ khi còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc một doanh nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp thành phố, theo Việt Nam Net. Từ 2011-2013, ông Nguyệt đã thu bất chính khoảng 25 tỷ đồng, đồng thời bỏ ngoài sổ sách 18 tỷ đồng.
Nói về quyết định bổ nhiệm năm 2014, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long giải thích: “Do chưa phát hiện được sai phạm nên vẫn bổ nhiệm […]“.
Tháng 8/2015, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên Lê Thanh Phương bị cách chức vì cố ý làm trái nguyên tắc tài chính gây thất thoát hơn 1 tỉ đồng, lãng phí hơn 320 triệu đồng. Trong đó, ông Phương đã thông đồng “rút ruột” dự án 268 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Phương chỉ đạo nhân viên cấp dưới lập khống, hợp thức hóa nhiều chứng từ để thanh toán sai thực tế hơn 240 triệu đồng; để một số nhân viên của Trung tâm Tích hợp dữ liệu Phú Yên tự ý nâng khống thanh toán, chiếm đoạt hơn 620 triệu đồng, theo báo Người Lao Động.
Trong vụ sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực, hai cá nhân nắm chức vụ cao nhất bị thanh tra TP quy trách nhiệm đều đã về hưu, gồm ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc Sở Xây dựng và bà Lê Thị Nhung – trưởng phòng Quản lý cấp phép, Sở xây dựng.
Không tinh giản, tinh giản không hiệu quả, thậm chí càng tinh giản càng phình to với tình trạng “lạm phát” lãnh đạo thì đó là cái nguy đối với hệ thống.
Bởi vì bộ máy nhân sự đó không chỉ dư thừa mà còn sách nhiễu, không chỉ chi tiêu tốn ngân sách mà còn lạm quyền. Hệ thống đó như những “vòi bạch tuộc”, một bên cắm vào ngân sách của tỉnh, của trung ương, một bên tiếp tục theo các cấp hành chính từ tỉnh, huyện, xã… găm vào từng đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất để rồi tiếp tục lũng đoạn tài nguyên qua đủ loại thuế, phí từ dân chúng, doanh nghiệp.
Báo Người Lao Động cho hay, trong một thống kê về tình hình tham nhũng nội bộ hồi năm 2005, Ban Nội chính TW đã dẫn một phát biểu của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: “Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người”.
Đón xem: Phần 2 – Sự tiếp tay của cơ chế
Phan A

Tinh giản biên chế và vấn nạn ‘con ông cháu cha’ hiện nay

Ảnh minh họa (nguoiduatin.vn)
Ảnh minh họa (nguoiduatin.vn)

Hiện nay bộ máy công chức tại Việt Nam quá cồng kềnh, kém hiệu quả, đặc biệt số tiền chi cho bộ máy này là rất lớn trong hoàn cảnh nợ công tăng cao chạm ngưỡng vượt trần. Vì thế mà tháng 11/2014 Chính phủ đã ra Nghị định 108/2014/NĐ-CP về việc tinh giản biên chế.

Thực tế thì trước đây dù đã có các ý kiến khác nhau về việc tinh giản biên chế, thế nhưng bộ máy hành chính Nhà nước ngày càng phình to hơn, nhưng hiệu quả làm việc thì lại giảm xuống hoặc không nâng lên được. Ông Nguyễn Ngọc Thắng – Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa bày tỏ trên trang VOV rằng: “Chúng ta nói nhiều đến giảm nhưng sau nhiều đợt tinh giản thì bộ máy lại phình ra, biên chế tăng lên. Tôi biết không phải 4 triệu công chức hưởng lương mà có tới 11 triệu người ăn lương, hưởng lương và mang tính chất lương. Con số này chiếm hơn 1/10 dân số thì gay go, Chính phủ muốn tăng lương thì tăng làm sao? Khó lắm, lấy nguồn đâu để tăng?”
Nhìn vào con số ông Thắng đưa ra là 11 triệu người khiến không ít người choáng váng vì con số ấy quá lớn (chiếm hơn 10% dân số).
Ngay cả đơn vị hành chính cấp thấp nhất là Phường hay Xã cũng có thể thấy ngay đội ngũ hưởng lương và chế độ phụ cấp “hùng hậu”, có nơi lên tới cả trăm người.

bien che
(Ảnh minh họa: soha.vn)

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ Tướng, phụ trách cải cách hành chính từng nói rằng có tới 30% công chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Còn người dân thì mỗi khi có việc phải đến “cửa quan” đều ngại ngần về sự phiền hà, nhũng nhiễu.
Nghị định mới được ban hành có đề cập đến 12 đối tượng tinh giản. Thực tế thì trước đây cũng đã có những nghị định tinh giản biên chế rồi. Những sau khi những Nghị định đó được đưa ra thì bộ máy viên chức Nhà nước lại càng phình to cồng kềnh hơn. Nguyên nhân là vì ‘nể nang’ nhau, cũng như tình trạng ‘con ông cháu cha’ và ‘cha truyền con nối’ mà xin vào, nếu điểm lại những viên chức Nhà nước thì sẽ thấy ngay hầu hết là loại này.
Những viên chức loại này sau khi được xem là vào được ‘Nhà nước’ rồi thì chỉ lo đục khoét làm khó dân. Những quan chức tham nhũng, chạy chức, chạy quyền đều từ cái gốc này mà ra.
Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội – trong cuộc trao đổi với Báo Dân trí về vấn đề công chức “sáng cắp ô đi tối cắp về” đã nói rằng “Có khi công chức nhàn rỗi lại chính là con cháu các cụ cả. Liệu lãnh đạo cơ quan có đủ dũng cảm giảm số này không hay chưa kịp giảm thì đã bị ‘giảm’ rồi?”

“Có khi công chức nhàn rỗi lại chính là con cháu các cụ cả. Liệu lãnh đạo cơ quan có đủ dũng cảm giảm số này không hay chưa kịp giảm thì đã bị ‘giảm’ rồi?”

Nói về nâng cao quản lý công chức Nhà nước thì hiện nay các vị lãnh đạo chỉ quan tâm kiểu như sáng có vào không, chiều mấy giờ về. Còn đến cơ quan thì chơi game, tán chuyện, lướt web cho hết ngày cũng chả ai quan tâm.
Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả công việc của các viên chức Nhà Nước đang được dư luận rộng rãi quan tâm. Người ta quan tâm không phải chỉ vì muốn nhìn thấy bộ máy hành chính gọn nhẹ, giảm chi phí cho ngân sách mà hết thảy đều còn muốn thấy những đổi mới thực sự trong công tác tổ chức của Chính phủ, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu người dân. Liệu tệ nạn xin cho, con ông cháu cha, chạy chức chạy quyền có còn tiếp diễn hay không?
Nhiều nghị định tinh giản biên chế rồi nhưng hiệu quả chỉ thấy ngược lại, nếu Nghị định 108 lần này, không giải quyết được vấn đề này thì việc ra Nghị định cũng chỉ để cho người dân thấy Chính phủ cũng quan tâm ra Nghị định giải quyết mà thôi, chứ thực chất thì đâu vẫn hoàn đấy.
Chớ để mỗi khi một chủ trương mới ra đời, là mỗi lần trở thành nỗi ngao ngán, thất vọng của dân./.
Ngọn Hải Đăng

Thủ tục hành chính rườm rà và tệ tham nhũng: “Cái sảy nảy cái ung”

Thủ tục hành chính rườm rà làm nảy sinh chi phí "bôi trơn" để đẩy nhanh thời gian làm thủ tục, bớt hạch sách quan liêu. Nền kinh tế, xã hội cứ theo đó mà bị "ì". (Hình minh họa/Internet)
Thủ tục hành chính rườm rà làm nảy sinh chi phí "bôi trơn" để đẩy nhanh thời gian làm thủ tục, bớt hạch sách quan liêu. Nền kinh tế, xã hội cứ theo đó mà bị "ì". (Hình minh họa/Internet)
Thủ tục rườm rà làm tăng cơ hội cho phí “bôi trơn” phát triển. Theo đó, ngân sách thất thoát trong khi nền kinh tế thì chậm chạp. Còn đời sống người dân cũng không ngừng bị nhũng nhiễu nhiều mặt bởi tệ quan liêu.
40% thời gian bị thất thoát
Đầu tháng 4, Bộ Nội vụ cho biết từ năm 2012 tới nay đã đơn giản hoá 167 thủ tục hành chính. Việc đơn giản hóa này tiết kiệm được 2,15 tỷ đồng, theo thông tin từ Vnexpress.
Trước đó cũng trên tờ Vnexpress, nói về Đề án 30 (đề án cải cách thủ tục hành chính theo quyết định 30), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng cho hay: Với việc cắt giảm 256 thủ tục mà Bộ này đã rà soát, sẽ giúp tiết kiệm được hơn 6.000 tỷ đồng. “Nếu chúng ta rà soát, hoàn thiện toàn bộ hơn 5.000 thủ tục hành chính thì số tiền còn lớn hơn rất nhiều”, ông Phúc nói.
Điều này gián tiếp chỉ ra sự cồng kềnh gây hao phí quá mức vì những quy định hành chính của Việt Nam. Chỉ riêng một Bộ Tài chính, sau khi dỡ bỏ thủ tục phiền hà, thời gian nộp thuế của các doanh nghiệp (DN) đã giảm từ 1.000 giờ xuống còn 600 giờ (thời điểm năm 2010).
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường thuế DN Việt Nam năm 2013, bình quân cho một DN FDI nhỏ lẻ tiêu tốn khoảng 827 giờ để thực thi các quy tắc về luật thuế thu nhập. Con số này cao hơn gấp 4 lần so với thời gian bình quân tại các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Xét riêng trong ngành xuất-nhập khẩu, ông Oliver Massmann – thành viên Ban lãnh đạo Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam cho biết trên Thời báo Tài chính Việt Nam:
Nhìn chung, quy trình xuất khẩu tại Việt Nam cần 4 ngày, trong khi thời gian bình quân trong khu vực chỉ cần 2 ngày và quy trình nhập khẩu cần 4 ngày, trong khi bình quân khu vực chỉ là 3 ngày. Với lượng thời gian tiêu tốn đó, các DN ở Việt Nam cần lượng thời gian dài nhất trong 12 nước châu Á, để quyết toán thuế trong 1 năm”.
Như thế, khi Việt Nam mất 4 ngày để xuất khẩu được một lô hàng, thì trong cùng khoảng thời gian, các nước khác đã xuất được 2 lô hàng. Về nhập khẩu, với quy trình giản gọn, nước bạn tiết kiệm dc 25% thời gian và nhân lực so với quy trình tại Việt Nam.
Xét trong bài toán kinh tế, đây là một khoảng hở lớn gây nhiều thiệt hại về uy tín thương mại và khả năng hợp tác. Ví dụ, rủi ro ‘mắc cạn’ vì thủ tục này có thể khiến hàng hóa bị biến chất (ví dụ, hàng hải sản, nông sản bị hư thối), hoặc khiến các mặt hàng (ví dụ, dòng điện thoại mới) bị chuyển tới chậm tại thời điểm sốt hàng; bạn hàng lựa chọn đơn vị gia công ở nước khác có thể chuyển hàng tới nhanh hơn..v.v…
Chi phí “đen”
Đó là xét về quy trình thủ tục. Xét về tính chất hành chính công, ông Phạm Thanh Bình – chuyên gia hải quan cho hay trên báo Tuổi Trẻ: thủ tục rất rườm rà là cơ hội cho sự vòi vĩnh, nhũng nhiễu.
Khảo sát do Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) thực hiện và công bố vào ngày 12/11 cho thấy 28% doanh nghiệp phải trả chi phí “đen” cho cán bộ hải quan, cũng theo thông tin từ Tuổi Trẻ.

(Hình minh họa/Internet)
Thủ tục rườm rà là cơ hội cho sự vòi vĩnh, nhũng nhiễu. (Hình minh họa/Internet)

Trong số những Cục Hải quan bị phản ánh có tỷ lệ chi trả chi phí “đen” cao, TP.HCM đứng thứ nhất với 53,35% (trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát), tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu: 52,36%, Bình Dương: 51,29%, Lạng Sơn: 51,16%…
Câu chuyện kiểm tra một mẫu son tốn hơn 2 triệu đồng đã từng được báo Pháp luật TPHCM nêu ra hồi tháng 8.
Theo quy định, trước khi nhập hàng phải kiểm tra chất lượng. “Tiền kiểm tra mẫu là 2,1 triệu đồng/mẫu bất kể mẫu lớn hay nhỏ. Cộng thêm 500.000 đồng nếu lấy mẫu tại DN (vì DN thường không biết cách cắt mẫu, lấy mẫu đúng chuẩn theo yêu cầu của bên xét nghiệm). Chi phí quá cao khiến không ít DN hàng nhập về nhưng đành “bỏ của chạy lấy người” vì chịu không nổi phí”, đại diện một công ty chuyển phát nhanh cho hay.
Quy định chồng chéo, chi phí quá lớn, thủ tục mất nhiều thời gian, thế nhưng cả lô hàng lại phụ thuộc vào kết quả kiểm tra mẫu. Do đó, “phải chạy thôi”, ông Nguyễn Thanh Nghĩa – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc cho hay.
Doanh nghiệp  bỏ một đống tiền nhập thép về, chẳng lẽ vì kết quả kiểm tra mẫu không đạt chuẩn mà bỏ cả lô hàng sao? Do vậy phải… chạy thôi! Lần này kiểm không đạt thì lần sau kiểm lại đạt! Không ai không chạy. Vậy là quy định tạo ra tiêu cực rồi!”, ông Nghĩa chỉ ra trên báo Pháp luật TPHCM.
Vì thế mà nảy sinh tới việc nhũng nhiễu để có phí ‘bôi trơn’, như việc ông Thái Bình Quốc (nhân viên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Bình Tân, nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Bình Tân) hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép xây nhà cho bà Phạm Ngọc Yến (ngụ Q.Tân Bình) với giá 5.000 USD và 50 triệu đồng, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Tại Cần Thơ, ông P.T.S. bị buộc phải chi 32 triệu đồng để được đo đạc địa chính và làm thủ tục cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho 4 bộ hồ sơ (20 triệu tiền ‘bồi dưỡng’, 12 triệu ‘tiền công’ làm hồ sơ) do viên chức đo đạc Phòng TN&MT quận Ninh Kiều, Cần Thơ cố tình kéo dài thời gian đo đạc, theo Báo Giao thông.
Làm thế nào để thay đổi?
Thủ tục rườm rà làm nối dài tệ tham nhũng trong hành chính công. Còn nhũng nhiễu khiến các công việc kinh doanh, dân sự bị đình trệ. Điều này khiến ngân sách thất thoát, kinh tế chậm chạp, đời sống người dân bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng cũng không giới hạn trong bất cứ lĩnh vực nào, từ kinh doanh, quản lý đô thị cho đến an sinh xã hội hay giáo dục.
GS Pierre Darriulat – nhà vật lý hạt cơ bản nổi tiếng thế giới, người đã sống ở Hà Nội 15 năm qua, đã từng gửi thư ngỏ tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với đề xuất ngành giáo dục cần “phải bỏ ngay những thủ tục ngớ ngẩn”, điều khiến nhiều nghiên cứu sinh người Việt nhận được bằng quốc tế nhưng lại không được công nhận tại Việt Nam.
Còn trong cái tệ quan liêu phổ biến, nảy sinh thêm việc nhiều người có năng lực, dư sức làm nhưng lại vừa làm vừa chơi. Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết, nếu có toàn quyền, ông có thể sa thải được 40% công chức ra khỏi bộ máy, theo thông tin từ Việt Nam Net.

(Hình minh họa/Internet)
(Hình minh họa/Internet)

Vậy thì cần phải thay đổi. Nhưng để một bộ hành chính vốn nặng nề có thể cựa mình để thay đổi chính nó, thì phải làm thế nào?
Câu trả lời bắt đầu bằng câu hỏi: Vì sao bộ máy hành chính “ì”? Vì sao các cửa hành chính có thể “ngâm” thủ tục tới vài tuần, vài tháng mà không sợ bất cứ định chế kiểm soát nào?
Là vì có một tư duy “công” tồn tại cố định tại đó. “Cha chung không ai khóc”, thủ tục có thể bị “ngâm” tới hàng tuần cũng không ảnh hưởng tới lương công chức của vị nhân viên.
Theo đó, cần một hệ thống kiểm soát độc lập để giám sát hoạt động của bộ máy hành chính công này. Cần những tiếng nói phản ánh từ người dân, kèm theo sự tự chủ để mỗi đơn vị tự hoạch định mình như một đơn vị cung cấp dịch vụ (có tuyển dụng, có sai thải, điều chỉnh lương theo năng lực, định biên lượng công việc theo vị trí…).
Có thể nhìn vào Singapore. Quốc gia này từng sở hữu một nền hành chính yếu kém và vô cảm với nhu cầu của dân chúng. Sau khi đạt chính quyền tự chủ vào năm 1959, ‘sư tử biển’ đã thực hiện những cuộc cải cách hành chính mạnh mẽ.
Trong số những biện pháp mà quốc gia này tiến hành, đáng chú ý là chủ trương cải cách hành chính theo hướng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao. Về tài chính, áp mức chi trần cho các bộ, cắt giảm ngân sách… dưới sự giám sát của Bộ Tài chính; cân bằng việc hợp tác công-tư. Về nhân sự, trọng dụng nhân tài, xếp hạng công chức theo thị trường để quyết định giữ lại hay đào thải. Trong đó, chống tham nhũng một trong những cải cách quan trọng nhất, được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu…, theo báo Sài Gòn Đầu Tư cho hay.
Phan A

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét